Jump to content
Minh Mit

Thơ của ông và cháu

Recommended Posts

Nhà em có truyền thống học tập từ lâu đời. Ông ngoại em làm thầy giáo dậy cấp 2 từ lâu lắm rồi, ông nội em là thợ may nhưng nổi tiếng trong làng vì người có chữ. Em ảnh hưởng rất nhiều từ ông nội, cách suy nghi, cách tư duy và cả cách hành văn hài hựớc. ông em làm được 3 quyển thơ. với em quyển nào cũng hay cả. em chỉ mơ ước mình có tiền để xuất bản những tập thơ của ông trước khi ông nhắm mắt. Qua 1 người bạn , em biết tới diendan này, em hy vọng qua dien dan co the chuyen den moi nguoi văn thơ của 2 ông cháu em. cảm ơn mọi nguoi rat nhieu!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

ời nói đầu

Người ta ở đời mỗi người có một sở trường người thích cây cảnh núi non xếp bể cá người thích đánh cờ, người thích tổ tôm, người thích sắm sửa tiện nghi trang trí nội thất, người thích văn thơ, người thích tranh ảnh.

 

Tôi ưa thích đọc thơ ca và các truyện cổ bằng văn vần và ưa khoa học.Tất cả đều là có “văn hóa”, để giải trí. Mỗi khi giải trí nó đạt được sở thích của mình là thoải mái tư tưởng tinh thần minh mẫn, có câu: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Như sở thích của tôi, thích nghe ca hát, ưa đọc thơ ca, ham muốn viết thơ. Thơ không hay, nhưng hay làm thơ. Về trình độ khả năng, không được học chữ Hán, quốc ngữ văn hóa nô dịch lớp Sơ đẳng thời Pháp thuộc, thi đỗ bằng Ê lê măng tê, là Tiểu học. Không được học các luật làm thơ như Đường luật, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, song thất lục bát, ...

 

Vì sở thích nên đọc các truyện cổ như Truyện Kiều, Tần cung oán, Cung oán ngâm khúc, Hoàng Trừu, Lưu Bình-Dương Lễ, Ngọc Hoa, các bài thơ của Nguyễn Khuyến, bà huyện Thanh Quan. Học trường đời, tự học, nếu xét về luật thơ chắc thiếu xót nhiều mong bạn đọc thông cảm

 

Chê thơ phải biết sức thơ, chê mà không sửa bao giờ thơ hay. Sửa từ phải giữ ý nội dung của tác giả

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 1 :

Nỗi đoạn trường

Thoạt mới sinh ra sao mà khóc thế

Đời có vui sao chẳng cười khì

Tháng ba Ất Dậu xót xa

Nông dân chết đói, tôi ra Thanh Hà

Ở nhà cơm, rặt ngô bung

Tưởng rằng đến thế là cùng khổ thôi

Bước chân ra tới đất người

Cháo ngô cả hạt, ăn thời chẳng no.

Tháng năm về gặt lúa nhà

Sốt rét ngã nước bềnh òa bốc lên

Ngày mùa công việc liên miên

Mà tôi lại chỉ nằm rên trong nhà

Họa vô đơn chí đó mà

Đứa con năm rưỡi quay ra ốm liền

Con ốm một tháng liên miên

Thuốc thang chẳng khỏi nó liền tếch ngay.

Thế là thêm nỗi đắng cay

Con thì đã mất bệnh ngày một tăng

Nào là cúng lễ lăng nhăng

Thuốc tây, thuốc bắc bệnh tăng dáng thường

Hữu bệnh thì vái tứ phương

Mách đâu tìm đấy đủ đường thiếu chi

Sốt cơn, cách nhật định kỳ

Sốt thì chẳng khỏi, lở thì phá ra

Nằm ghé mấy tháng trôi qua

Trời hanh gió bấc thật là khổ ghê

Trôn quần những mủ máu khê

Ngồi xổm chẳng được môt bề đứng thôi

Đại tiện ắt hẳn phải ngồi

Mông căng lở loét máu thời tuôn ra.

o 0 o

Mừng thầm quả rung nở hoa

Đứa con gái thứ lại ra chào đời

Năm ngày hồn tếch lên trời

Một năm hai đứa ốm thời hai năm

Thóc đầy hai cót đi tăm

Triệt được sốt rét tháng, năm khỏe dần

Tưởng rằng đã hết nợ trần

Chiến tranh chống Pháp nhiều lần tưởng nguy

o 0 o

Hòa bình lập lại năm tư (1954)

Con tria lên sáu quý như con vàng

Đau gan căn bệnh da vàng

Thuốc nhà chẳng khỏi lên đàng viện Bo

Chẳng đèn, chẳng điện, tối mò

Nửa đêm bệnh nặng khò khò tắt hơi

Một con một bố kêu trời

Khóc than ầm ỹ mọi người khuyên can

Chẳng ai quen thuộc mà bàn

Một mình lo liệu biết làm sao đây

Mong cho trời sáng ban ngày

Tiền đâu mua gỗ? Để đây? Mang về?

Ruột gan bối rối mọi bề

Nghĩ trả lại thuốc chịu kề lỗ đi

Lấy tiền trang trải chi chi

Ở nhà mẹ nó đang đi trên đường

Trên này bao nỗi xót thương

Để con nằm đó, quyết đường về ngay

Gặp mẹ nó báo tin này

Bàn cùng mẹ nó nên quay về nhà

Thuê xe, thẻ mất, không ra

Đi tìm cháu Tuất, để mà làm tin

Đạp xe về quãng dưới Kìm

Là gặp mẹ nó báo tin đau buồn

Bờ đường quỵ xuống khóc luôn

Thế là mình cũng lệ tuôn khóc thầm

An ủi mẹ nó nguôi dần

Lựa lời bàn bạc phân trần xuôi tai

Bây giờ chỉ có một bài

Mình về tớ lại thi hài của con

Báo nhà chuẩn bị quang đòn

Chiều lên thu xếp đưa con về nhà

Than ôi!!! Bao cảnh xót xa

Ba lần đứt ruột ba lần khổ nhiêu

o 0 o

Mấy năm vui vẻ sớm chiều

Tháng Chạp năm tám (1958), ba điều xảy ra

Thằng cu mới đẻ lại sa

Hai con lợn tháu lăn ra chết liền

Họa đâu lại đến tự nhiên

Gái Thuy ba tuổi bỗng liện ốm ngay

Con ốm chỉ có ba ngày

Hai bảy tháng Chạp hồn bay thiên đàng.

Than ôi!!! Cái kiếp đoạn tràng

Khổ thân dồn dập đây hàng thứ năm

Mọi nhà ăn Tết đầu năm

Nhà mình ăn Tết khóc thầm mâm cơm

Đêm nằm mà nghĩ nguồn cơn

Hai trai, ba gái ai hơn, nhất mình.

o 0 o

Đứa con gái út bình sinh

Cái Beo ngoặt ngoẹo như hình môi rơm

Nhìn con bố mẹ xót thương

Suốt ngày chỉ đặt nằm giường mà thôi

Tinh thần chẳng có tính người

Mẹ về, mẹ gọi con thời quay ra

Nó chỉ mừng rỡ qua loa

Xò tay bế nó ngoảnh ra phía ngoài

Thế là mẹ nó thở dài

Khối sầu hận quả dễ ai khôn lường

Thôi thì gạt bỏ tình thương

Thuốc thang chạy chữa đủ phương tận tình

Phận nó chẳng ở với mình

Họp bàn, cho Đạo giáng sinh họ cầu

Kế này thoát khỏi nỗi sầu

Một trai hai gái về sau nương nhờ

o 0 o

Kinh tế hoàn cảnh bấy giờ

Hai bữa cơm độn, bây giờ thì không

Mẹ nó mang kiếp má hồng

Cùng chung số phận long đong khổ nhiều.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 2: Giảm tô, cải cách 1954 – 1955

Cuối 1954 tìm địch đánh địch trong dân, địch là kẻ thù của giai cấp. Trung bần cố nông địa chủ, phong kiến, cường hào.

Chúng phát động nhằm vào kỳ hào, có bác Quýnh làm Lý trưởng, bác Năng làm phó Lý. Nhưng hai bác thuộc lớp trung nông không đủ tiêu chuẩn quy địa chủ, chúng vu tội cường hào

Chuyện thế này:

Khoảng chiều hôm đó tụi chúng thui bò ở nhà Ruần, than đem đổ vào chuồng lợn, có rạ bén, vào lúc trời hanh khô, cháy to. Kêu ầm ĩ, luc đó chẳng may bác Năng đi trả nợ cụ Vần xóm II tới ngõ cháy gặp vợ Cần (tức vợ Hải con dâu ông Hờm) là cốt cán, tới họp nó nêu tìm địch, nó cho là địch đốt vì nhà Ruần là trụ sở của cán bộ phát động giảm tô.

Chúng nêu mọi hình thức phát hiện địch. Vợ Cần được mớm lời giáo cung rồi lập công: Khi đó gặp Năng trong ngõ Ruần ra (cụ thể là bác Năng đi ngoài đường cái có gặp vợ Cần, bác không vào chỗ cháy. Vì mình nó đang để ý. Vợ Cần điêu là gặp Năng trong ngõ Ruần ra. Ta xác định, nếu đốt thì về khỏi nơi xa lửa mới cháy, ra ngõ mà đã cháy to kêu làng là vô lý)

Chúng lập tức bắt bác Năng đến tra khảo buộc tội, vợ Cần là bà cốt cán lên vạch tội cường hào bác Năng thời kỳ làm phó Lý, nay chống lại nhân dân phá phong trào.

Bài 3:

Bác Năng bị vu oan, truy giam ba tháng, đủ mọi cực hình, sau sửa sai được tha bổng. Chúng bắt anh Châu là con về giam truy nốt.

Vậy có thơ rằng:

Hồi cải cách bước đầu đợt một

Đội ngờ cho Năng đốt nhà Ruần

Ai ơi vụ cháy nhà Ruần

Bác Năng trà nợ ông Vần xóm trong

Thui bò lửa tắt vừa xong

Vợ Ruần đem đổ than trong lợn chuồng

Gặp hôm gió bấc trời hanh

Than hồng bén rạ cháy nhanh như diều

Đội Hương vợ Thứ cũng điêu

Hai đứa buộc tội nói liều bộc pha

Ruần cùng Mai trước điêu là

Than thời đem đổ mãi ra lò ngồi

Du kích thì khám lò hôi

Chứng rằng trên cứt lò ngồi có than

Hải, Cần trong lũ điêu man

Thèo lèo phải cứt buộc oan Năng mà

Điêu rằng năng ngõ Ruần ra

Không nhận tam tộc thì bà chu di

Đội dỗ Năng cứ nhận đi

Đổ cho thằng Lễ mày thì được tha

Nếu mày không nhận đốt nhà

Thì mày còn khổ gấp ba bốn lần

Điêu, oan, con tạo xoay vần

Sửa sai chúgn lại là quân gian tà

Năng oan đựoc đội thẩm tra

Vô tội tha bổng, thực là nông dân

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 4:

Bố oan con cũng bị oan

Dầy mặt năm, sáu tháng trời

Mo đeo cả đến những người thân nhân

Ai ơi mưa Sở gió Tần

Nên tay bị trói, nên chân bị cùm

Dậu đang ngay thẳng um tùm

Ai làm dậu ngã để bìm nó leo

Bìm leo cứt lơn leo theo

Giống cỏ thèo lèo gặp cứt leo hăng

Nó leo lít nhít lăng nhăng

Cái cành xa tít leo phăng ngay vào

Ai gây lên cảnh ba đào

Cũng vì ngờ bố buộc vào cho con

Kìa ai đổ mực vào son

Bịa ra lắm sự méo tròn dở hay

Cũng đành ngậm đắng nuốt cay

Lòng son tin Đảng chờ ngày sáng soi

Sửa sai, Đảng, Bác xét soi

Cứu oan tha bổng đời đời nhớ ơn

Mỗi khi nghĩ đến nguồn cơn

Rằng đến cải cách, căm hờn lũ điêu.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 5:

Lũ cốt cán dựa vào quyền thế làm liều

Tiên trách kỷ hậu trách nhân

Chớ nên vội trách người dân nói láo

Nếu ta đừng bắt rói ngạo

Chẳng dân nào nói láo được đâu

Ao mà sáng chắng cửa khâu

Hôm guồng nước đụcxẻ rầu cuối ao

Cá kia còn ở thế nào

Cá thời đi hết ta sao nỡ làm

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 6:

Cốt cán quy địa chủ phú nông không dựa tiêu chuẩn chính

Đội và cốt cán tưởng dân ngu

Làm nào được vậy tử hay tù

Có máu mặt quy ngay địa phú

Tiêu chuẩn chính đâu chính họ ngu

Bà nhà ta là mẹ bác Năng em ông chánh Đắc, nên chúng ghép là thành phần boc lột khác. Chính sách không có tiêu chuẩn nào là thành phần khác. Vậy là chúng nó ngu

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 7:

Nói hay dở đều ở cái lưỡi, ví như ngòi bút

Quản bút than thân

Thân em bé nhỏ ngón tay

Dở hay mọi sự ngòi này mà ra

Ghét ai em viết ra tà

Yêu ai em viết rõ là thật hay

Đời em nghĩ cũng đăng cay

Khổ thân em quá nhiều ngày thở than

Người ngay bắt viết ra gian

Lương tâm đâu dám buộc oan cho người

Em sinh ra ở trên đời

Dở hay là ở lòng người chỉ huy

Người chủ bụng dạ gian phi

Bắt em cũng phải tức thì viết gian

Ước gì em gặp người oan

Để em than thở nỗi oan cùng người

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bài 8:

Năm 1966 tổ chức Hợp tác máy khâu. Lúc đầu ở chỗ máy xát chuyển đi, máy xát bụi bặm mò mát ũm thũm. Sau chuyển năm nơi, xây nhà làm một thời gian sau đập đi chuyển sang nơi khác, thậm chí vào nơi một dãy lò hôi gần đó. Vậy có bài “Nông nỗi nghành may”

Nông nỗi nghành may

Năm sáu sáu (1966) máy khâu hợp tác

Nơi tập trung máy xát rời đi

Trấu bay, bụi mổi chi chi

Con mò , con mát đen rì dọc ngang

Thè thè ũm thũm bên đàng

Ván thôi cánh cửa với hàng song tre

Trời mưa nền đất lề mề

Mưa dầm gió bấc chẳng hề vắng coi

Gắp cơn bão bốn đi đời

Bấy giờ tổ trưởng mớ ngơi về nhà

Hôm sau rỡ mái hiên ra

Lấy máy cùng vải về nhà cất đi

Chỗ làm chưa có nơi chi

Làm nhờ anh Tiến trong khi đợi chờ

Khó khăn trong lúc bấy giờ

Chuyển vào ngồi tạm nhà thờ họ Ngô

Đằng sau hố xí, lò chồ

Khi gió Tây Bắc thổi đưa vào nhà

Bao lần đề nghị chuyển ra

Lại đục quán chợ để tra cửa vào

Đặt máy chưa được là bao

Lại đục mọi cửa ào ào chở đi

Vữa bay gạch vụn tứ vi

Trống như quán chợ đêm thì vẫn coi

Lại chuyển kho thóc Đội mười

Quán chợ thứ bốn Đội mười thứ năm

Lần này chẳng biết lâu chăng

Cửa trong không cúi thì văng đầu vào

Nền ngoài thấp nền trong cao

Bởi chưng kho thóc thế nào cũng xong

Tu hú chớ có đèo bòng

Nay xây mai đập ở trong điểm mà

Mấy câu chuyện kể nôm na

Để cho vui miệng để mà vui tai.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Trên đây la 8 bài thơ của ông em. Không biết mọi người sao chứ đọc thơ của ông em, em thấy cả 1 thời kỳ được miêu tả lại sinh động trước mắt. Hơn thế nữa có rất nhiều từ cổ mà hiện nay rất ít người dùng. điều đó như có tác dụng lưu trữ cho tiếng Việt khi mà tiếng Việt đang có xu hướng nghèo đi!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...