Jump to content
quachthuthao

LAN MAN VỀ TRANH LUẬN

Recommended Posts

Nói về sự chỉn chu hoàn mỹ giữa văn chương mạng và văn chương giấy viết có một sự khác biệt khó đồng hoá được , đó là lỗi chính tả .

 

Ngồi trước trang giấy hay trước cái máy chữ ( typewrite ) là tác giả nắm quyền hành tuỵệt đối và cũng chịu trách nhiêm tuỵêt đối về những sai đúng câu chữ của mình trên mặt trận " chính tả " . Nhưng khi ngồi trước bàn phím và màn hình computer , tác giả dường như bị trói tay đến bốn năm phần .

 

Những lỗi word , lỗi win , những hiệu ứng code khó trị hoặc không đồng dạng của hàng trăm cấp hiệu softwore tác đông lên hàng triệu hàng tỷ cái máy tính khác nhau khiến cho " chính tả " không còn được là cái yếu tố quyết định chất lượng bài viết ở văn chương mạng nữa .

 

Cô bạn nguyetthao của tôi ngày đầu gia nhập diễn đàn này đả phải đăng ký đến cái thứ nick thứ năm mới suông sẻ - chỉ bởi cái lỗi viết hoa và bỏ dấu trong cai comp của cô khác người - ( tất nhiên cô nàng cũng " giỏi " vi tính có hạng ") đó cũng là nguyên nhân bây giờ nguyetthao thường xuyên sai chính tả - nhất là lỗi viết hoa - rồi đến việc dùng những cái gạch ( xiên ) / không / chẳng giống ai , nhiều người khuyên bỏ cô chỉ cười hi : " dùng nó cho gọn rất đa năng , thay phết phẩy (; , ) thay chấm (.) , thay chấm than (!) thay xuống hàng được tuốt , sau nó , viết hoa hay không không viết hoa cũng được chẳng sao " . Nhận chân được cái khuyết rất ẩu tả của mình nên trong tranh luận văn chương chữ nghĩa nguyetthao dường như luôn tránh né hai từ chính tả .

 

*

 

Dù được tổ chức ở Vietnam thì ngôn ngữ chính trong cái hội nghị APEC ( hay những hội nghị quốc tế khác cũng vậy ) cũng không là ngôn ngữ tiếng Việt . Người ta bắt buộc phải chọn thứ ngôn ngữ nào thông dụng nhất .

Ở trong tác phẩm của mình , vì tính chất đặc thù , hoặc vì giá trị khu biệt của từng mỗi tác phẩm , người sáng tạo có quyền ( ăn thua là biết nên hay không ) sử dụng những từ - chữ mang diện tính phương ngữ , thổ âm . . . ( Bài dự thi thơ " Thổ Âm " rất hay , đang tạo dư luận )

Nhưng khi là những bài viết đăng đàn công luận ( đối tượng là đại chúng ) thì việc xuất hiện những " phương ngữ " là có nên hay không ? .

( . . . Mở ngoặc một tý từ Biến Chất - nghĩa là rất ít người Việt dùng, một là không đúng chuẩn tiếng việt, hai là có thể do phương ngữ, thổ âm làm biến chất. Anh dùng từ "chiễm chệ" - với từ này nếu search trên Google thì có 3.510, trong khi đó "chễm chệ" thì tới 20.800 người sử dụng. Phố Đêm thấy ngạc nhiên cũng mở từ điển ra thì thấy "chễm chệ" mà không thấy "chiễm chệ". Có thể do sách của Ph.Đ bị cũ. Ngoài ra, còn từ "Lăng tăng"...có 4.730 trong khi đó từ "lăng xăng" có 43.100 người sử dụng. . . . . trích Phố Đêm ) .

 

Sử dụng đã không được tuyệt đối đúng lắm - chiễm chệ # chễm chệ - lăng tăng # lăng xăng or lăn tăn - chính chắn # chín chắn - mạnh dạng # mạnh dạn - tôn xùng # tôn sùng ( chưa hẳn là sai ) nhưng luôn luôn và lúc nào cũng đem hai chữ "chính tả" ra để ( nghĩ rằng ) tạo được ưu thế trong tranh luận thì rõ là suy nghĩ không thông minh lắm . ( Tất nhiên , nếu chủ đề tranh luận chuyên biêt về lỗi chính tả lại là chuyện khác )

 

**

 

Kỹ sư kinh tế - kỹ sư tin học - kỹ sư điện toán -kỹ sư hoá chất - kỹ sư cầu đường - kỹ sư nông nghiệp - kỹ sư thuỷ lợi v. v. và v. v. nói chung là một cách gọi , một cách viết có thể không còn thích hợp . nhưng vẫn còn đủ tính diễn đạt và bất kỳ một người đọc nào cũng hiểu được cụm từ đó ý nghĩa như thế nào . Riêng về cách vận dụng từ hớ hênh thì t/g của nó đủ chứng tỏ khả năng " linh động ngôn ngữ " thế nào rồi ai đọc qua với chút ít thông minh cũng thưa hiểu .

 

Cuối cùng của bài viết này nói về hình thức tranh luận . Chỉ riêng hình thức đã bộc lộ ra khả năng của người tranh luận thuộc mức độ nào rồi ( chưa nói về đúng sai ). Rõ ràng ở mức vạch nào đó thì binhthuong ( và cả cô nguyetthao nữa ) chưa cao tay gì lắm đâu trong tranh luận bởi cả hai luôn luôn phải dựa vào những mũi tên trích dẫn chỉ đường ( nói theo Trân Lê Phương Linh là tranh luân theo quote ) buông ra là lạc đề ngay . Trần Lê Phuong Linh cứng tay hơn - không cần dẫn nhập vẫn theo sát chủ đề - Riêng còn ai khác nữa ở đây thì tôi không ý kiến . Nhưng có một xác quiyết rằng những bài viết của người này hoàn toàn không phải là những bài viết tranh luận . Riêng cái khái niệm gọi là quote không thôi cũng chưa tron vẹn nữa là .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Heavens!!! Oh my God! a new nickname.I Checked and knew.... Hehhe... Very Lucky! Chuot Rain is conversant about this forum like who know oneself. Ah, Chuot Rain is very exited, all right! U being written at that topic, then write this topic. But ur entry is so old. Oh oh...

I think u should honestly with urself. Dont create many another versions urself. Why do u vileness? Do You need to self control . All ur ridiculous, i knew. This is a ridiculous speech. I think so.

Heaven forbid that have many new nickname again. Hix... Ver tired!

Let listen in respectful silence, Chuot Rain know u so much. Yeh!

to keep someone at a respecful distance, u must behave culturally !

That is what I want to speak to you.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hi. Chào bạn Thuthao.

 

Linh có tình cờ ghé qua topic của bạn, thấy bạn đưa ra " một chút lan man về thảo luận". Linh lại nghĩ đến cái đề tài mà Linh đã từng đăng trên một diễn đàn về thảo luận. Có thể , nó còn có tác dụng giúp ích cho các bạn, Linh xin mạn phép đăng lại 3 trong số gần 100 bài viết mà Linh đã phát biểu trong topic này coi như ý kiến của Linh về " văn minh trong thảo luận". Trong thảo luận ta phải nắm rõ ta đang thảo luận cái gì và suy nghĩ về cái gì. Do vậy nếu ta nắm rõ, chẳng cần quote lại bài ta vẫn viết như thường để biểu đạt ý của mình. Chỉ cần biết một điều ta tôn trọng người đọc, tôn trọng đối tượng thảo luận thì dù có căng thẳng đến đâu, chân lý luôn hiện ra. Mỗi người một quan niệm sống, một suy nghĩ khác nhau. Nhưng nếu ta có cùng chung một ý nghĩ" tôn trọng" thì ta sẽ tìm ra được điểm chung.

 

Trân trọng.

 

T.L.P.Linh

 

--------------

 

Trích đăng

 

Ngày 5/1/2007

 

" Tôi cũng tham gia nhiều topic trong diễn đàn này, nhưng cái nhìn chung là có nhiều bài viết mang ko nội dung chính của topic và lạc đề quá nhiều. Nhiều bài viết thì quá thoải mái trong cách hành văn, lý luận thì không thể hiểu nổi là họ muốn nói gì.

Vậy theo các bạn thế nào là văn minh trong thảo luận của một diễn đàn.

Và việc nghiêm túc trong thảo luận có phải là mục tiêu của diễn đàn thảo luận hay không, hay chỉ là nơi ba hoa bốc phét cho vui."

 

Vấn đề là nhiều người lý luận ngang, ko ngang thì nói suồng sã, bới móc người khác. Có người thì chỉ coi như topic là nơi spam cái gì đó. Đây là Diễn đàn thảo luận cơ mà.

Ai cũng có quyền nói lên quan điểm của mình, mà đã là quan điểm thì trình bày nó mạch lạc rõ ràng, thu hút người khác. Lập luận cũng nên sắc một chút. Chứ có phải là nơi hô khẩu hiệu tuyên truyền đâu.

.......

Nhiều bài sau khi tranh luận ko xong quay sang bới móc và nói nọ nói kia các thành viên khác. Vậy có hay ko sự cần thiết của văn minh trong thảo luận ở diễn đàn chúng ta.

 

Ngày 8/1/2007

 

Cám ơn mọi người rất nhiều khi tham gia topic này. Vâng, có lẽ nói là văn minh thì có gì đó xa xỉ. Nhưng thật sự, cái mà tôi mong muốn là trong thảo luận ta nên biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Ko phải tất cả các ý kiến của mình đã hoàn toàn đúng và ko phải ý kiến trái với mình hoàn toàn đã sai. Chỉ mong ràng ta nên chấp nhân nếu ta thấy ta sai mà thôi. Ko phải ta hoàn toàn sai mà ở một góc nhìn hay cảm nhận nào đó ta sai và ta chấp nhận điều này. Nếu ta nghĩ ta ko sai, nhưng thật ra vẫn chỉ là ta và nên chấp nhận rằng trên đời này vẫn còn ai đó nghĩ rằng hành động của ta là sai và ta cõng nền có một giây phút nào đó nghĩ về chuyện này phải ko các bạn.

 

Còn văn minh, có bạn nghĩ rằng tôi ảo tưởng, nhưng tôn trọng người đối thoại, tôn trọng mình là văn minh rồi các bạn ạ.

.....

Mình lấy ví dụ : Bill Clinton là ông chủ nhà trắng đầy quyền lực. về mặt tình cảm hoàn toàn có thể thông cảm ông ta khi quan hệ với Monica vì có lẽ đã có lúc ông ta quá cô đơn, về là người đàn ông cũng hoàn toàn thông cảm vì có lẽ người đàn ông nào cũng có phút yếu lòng, về là người chủ thì cả thế giới ông ta còn có thể nắm được thì cứ gì một người phụ nữ và vân vân nhiều lý do có thể bênh vực. Nhưng Ông ta vẫn sai vì là người chồng thì ko chung thuỷ, là một chính khách thì ko đứng đắn và là người chủ nhà trắng thì cần có đạo đức mà trên phương diện đạo đức thì Tổng thống làm như thế là ko được phép. Vậy đấy, văn minh là biết nhìn nhận vấn đế, biết mình sai thế nào và đúng thế nào. biết chịu trách nhiệm về cái gì mình đã nói, đã làm dù chỉ là trên thế giới ảo này.

Ko phải tất cả, nhưng trong tranh luận thì cũng cũng nên ít nhất là tôn trọng nhau, theo mình có lẽ thế là dủ.

 

Một lần nữa cám ơn rất nhiều các bạn đã tham gia thảo luận, mình rất mình là biết thêm nhiều ý kiến góp ý. Có lẽ, mình sẽ rút kinh nghiệm từ chính mình nhằm tạo cho mọi người những phút thoải mái dù chỉ là trên thế giới ảo.

 

Ngày 9/1/2007

 

Không phải là thiếu thực tế hay ấu trĩ. đúng như các bạn đã nói không thể trên thế gian này 100% người đều là người tốt và là người có hiểu biết, cái gọi là hiểu biết chứ ko phải là có học thức. Vì một cử nhân khi ra trường về học thức có thể anh ta hơn nhiều người nhưng sự hiểu biết về xã hội nhiều khi còn kém hơn cả một anh công nhân lành nghề. Một người học hành đàng hoàng vẫn "vô học" như thường khi chính cái học hành đó ko giúp nổi anh ta có được một lối sống và suy nghĩ tốt đẹp.

Biết cách sống, biết cáh suy nghĩ. Bác Hồ từng nói" Trồng người" con người cũng như nhiều sinh vật khác đều phải bồi dưỡng, học tập. Chẳng ai có thể ko có sai lầm và cũng chẳng có ai có thể biết hết mọi thứ. Nhưng biết mình sai cũng là thành công đấy các bạn. Biết mình biết người mà các bạn. Quan điểm của mình giống như bạn gì trên đây, ko có cái gì là tuyệt đối và còn nhiều phương án hay sự việc mà ta ko thể lường được.

 

Còn chuyện cợt nhả hay ko hay là đùa cợt rẻ tiền thì rõ ràng chính họ đã tự hạ thấp phẩm giá của mình. Có lẽ đối với những người đó thì lòng tự trọng, phẩm giá, tư cách làm người ko quan trọng. Nhưng đối với ta nó là quan trọng. Tôi, bạn và mọi người cùng hãy cùng xây dựng nó là được, có thể họ ko cần nhưng chúng ta cần. Vậy ai cần thì chúng ta cùng sát cánh để có được một diễn đàn văn minh hơn. "Lời nói không mất tiền mua, nói sao thì nói cho vừa lòng nhau" ông cha ta đã từng đúc kết như vậy đấy. Nhiều người nói người khác là đồ nọ, đồ kia...v.v nhưng họ đâu biết rằng chính họ trong mắt người khác họ cũng chỉ là loại người kém học thức. Vì chỉ người kém học thức mới xử sự như vậy. Vậy thì sao ta không làm bạn với nhau. Được ko các bạn.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Đã đọc và tin rằng qtt hiểu được phần nào ý tứ của Phương Linh . Thú thật qtt rất thích tranh luân , tất nhiên là trên tinh thần tôn trong nhau . Hiện nay thì còn bận bịu nhưng chúng ta có thể trao đổi học hỏi nhau . Có chủ đề nào nóng hổi hấp dẫn Phương Linh thử nêu ra xem thử mổ xẻ .

Khi không có những xúc cảm để viết thành thơ văn . Thì được suy nghĩ đễ viết một bài thảo luận cũng là cách đễ cho trí não mình hoạt động đúng không bạn .

Cảm ơn đả có quan tâm đến bài viềt của mình .

Chào Phương Linh .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tranh luận cách Tranh Luận cũng dc mà anh, chả lẽ viết đến đây là kết thúc rồi sao ? :)

Phố Đêm mạo muội đưa ra cái văn hoa tranh luận của người Phương Đông như thế này, bữa Ph.Đ có viết về văn hoá tranh luận - cách riêng 2 chữ Tranh Luận.

 

Bên Phương Đông ta, cụ thể như ở Nhật - một công ty lớn, mọi quyền quyết địnhđều nằm ở phía giám đốc,để tránh có những phiền hà và ý kiến khác nhau. Người Nhật khi giải quyết các mâu thuẫn thường dùng cách tránh mặt nhau hay đừng gây ra những hoàn cảnh khác ý kiến. Chuyện xong rồi thì bỏ qua - "Quá giã vãn nhi bất thuyết". Nhưng ở phương Tây thì khác,họ rất chú trọng đến tự do ý tưởng, họ luôn tranh luận để tìm dc cái sáng của một sự việc, chứ ko như Phương Đông ta luôn tránh - ko tranh luận để khỏi gặp phiền hà,rắc rối. Bên Tây người ta tranh luận là có lý lẽ, lập luận cụ thể - còn bên ta thì lại thiên về cảm tính, thường do mặc cảm tự tôn, tự ti - tự tôn vì tự ti. Tại sao ??

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào các bạn.

 

Thấy Thuthao muốn tranh luận về đề tài này nhiều. Thế nào là thảo luận và thế nào là thảo luận có văn hoá. Linh xin lấy lại đề tài cũ của Linh ngày xưa: Văn minh trong thảo luận để làm đề tài cho chúng ta.

 

Đây là 1 topic cũng khá là hay và nếu như chúng ta thống nhất được 1 số quy tắc nhất định sau khi thảo luận thì sẽ mang lại hiệu quả cho chính chúng ta khi cần nêu ra 1 vấn đề nào đó.

Đây chỉ là 1 vài điểm đáng lưu ý trong khi thảo luận:

1- Câu hỏi khi nêu ra thảo luận phải có chủ đề rõ ràng và có mục đích. Mục đích ở đây là của người nêu ra chủ đề muốn mọi người bàn luận ra sao và như thế nào, chỉ đơn thuần là bày tỏ ý kiến cá nhân hay tranh luận đúng sai hay yêu cầu mọi người cho biện pháp giải quyết đối với câu hỏi của mình.

2- Người tham gia thảo luận cần hiểu rõ mục đích của câu hỏi trước khi trả lời, hạn chế mở rộng câu hỏi mà chỉ nên tập trung vào mục đích chính của câu hỏi.

Mở rộng câu hỏi ở đây có nghĩa là đưa chủ đề hoặc mục đích của câu hỏi sang 1 hướng khác.

-Tôn trọng những ý kiến khác biệt và không đả kích cá nhân.

Đây là ý kiến cá nhân, thực ra tôi thấy ở rất nhiều diễn đàn họ qui định cái này chặt chẽ lắm.

 

Cái văn minh là biết mình ở đâu và mọi người ở đâu. Tôn trọng người khác ko có nghĩa là ta hơn họ hay họ hơn ta. Vâng tôi tôn trọng anh trong thảo luận và ngược lại anh tôn trọng tôi. Thảo luận cơ mà, Chỉ có người kém hiểu biết và kém nhận thức lý luận mới có kiểu cãi không lại thì chửi, nếu anh nghiêm túc (nghiêm túc là anh bàn thảo đúng vấn đề mà topic đưa ra và có tinh thần xây dựng, cầu thị) thì rõ ràng mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Vì ko thể ai cũng biết hết mọi việc, vậy cái mà anh cho rằng ta hiểu biết hơn người khác chắc gì đã phải là như thế, chắc gì trong lĩnh vực đó anh đã hơn họ.

Một topic mở ra cần có người tham gia thì nó mới tồn tại, nhưng nếu ko có tinh thần thảo luận nghiêm túc thì nó cũng sẽ chết yểu. Và nếu như là bạn, topic của bạn mở ra mà họ toàn nói đâu đâu hay chửi bới nhau thì liệu bạn có nghĩ rằng topic của mình tạo ra là tốt hay không.

 

Vâng có lẽ, lời nói vẫn chỉ là lời nói. Lời nói đi đôi với hành động mới là cái quan trọng. Có thể trong một xã hội mà ta coi là văn minh vẫn tồn tại nhiều điều chướng tai, gai mắt và hủ lậu nhưng giảm chừng nào hay chừng đó. Văn minh chừng nào tốt chừng đó. Tại sao họ có thể nói " Làm ơn " khi nói chuyện và " cám ơn" đã trở thành thường tình được thì sao ta ko làm được việc đó. Dân Việt nam ta vốn có cả ngàn năm văn hiến, vậy từ " Cám ơn" nó khó đến thế sao, vứt rác vào nơi quy định cũng khó thế sao, nói tục chửi bậy thay cho lời nói lịch sự, nhiều người còn coi việc chửi bậy bằng tiếng Anh là sự văn minh mà họ đâu biết rằng chửi bậy thì dùng tiếng gì cũng vậy thôi.

 

Có người còn nói rằng tôi học ở nước ngoài đấy, tôi có mấy bằng tiến sĩ đấy, tôi du học như đi chợ nhé..... nhưng họ biết đâu cái văn minh nhân loại đó được úp vào cái đầu của một kẻ mà suy nghĩ thiển cận không vượt quá nổi cái cây đa đầu làng mà họ sinh sống.

 

Có lẽ sẽ có người phản ứng ngay, cô chắc hơn gì tôi, cô khéo còn thiển cận hơn tôi, cô nói mà cô không hiểu gì hay đại loại như thế, hay đại loại như cái loại đầu óc toàn rau và thịt lợn như cô thì biết gì....vân vân.... Vâng, có thể lắm chứ vì tôi đâu phải là nhà triết học hay giáo sư mà chỉ là người bình thường, nhưng tôi biết chấp nhận cái mình có và biết đón nhận cái mà tôi không có, tôi cũng không bao giờ nói ai là đầu óc thịt lơn hay rau cải, tôi cũng không văng tục chửi bậy, tôi không vi phạm pháp luật, tôi cũng không phải đút lót hay hối lộ ai để khoả lấp cái sai của mình, tôi làm những điều mà tôi cho là đúng.

Có thể, tôi vẫn còn nhiều cái sai, nhiều cái ko đúng và tương lai sẽ còn sai nữa, nhưng tôi biết nhìn nhận cái sai và chấp nhận là mình sai và biết sửa sai. Theo tôi văn minh nó là như vậy.

 

Ở ta rất nhiều người lầm tưởng giữa có học nọ học kia với có"Văn hoá". Văn hoá đây là văn hoá ứng xử mà những người có học thì thường nhận ra và học hỏi điều naỳ nhanh hơn người khác. Tuy nhiên, tôi thấy khối anh chị giang hồ còn ứng xử có văn hoá hơn 1 người có học vị Tiến sĩ đàng hoàng. Nói không phải bôi bác nhưng khối nếp sống kiểu làng xã, nông dân đã ngấm vào máu của khối anh mang mác trí thức ở ta mà không thể sửa được.

Chính cái tri thức mà họ ngộ nhận lại càng kéo họ thấp xuống chứ ko hề nâng họ lên. Họ nghĩ ta có kiến thức thì những cái ta nghĩ ta làm là văn hoá. Nhưng hoá ra lại không thế.

 

Có bạn nói văn hoá là caí gì đó to tát, nhưng thực ra nó ẩn chưá trong từng hành vi, lời nói dù là nhỏ nhất. Từ câu chào, cám ơn đến công nhận ai đó là đúng, mình là sai đều ẩn chưá tính nhân văn của nó.

 

Ví dụ như Một anh nông dân sau buổi cầy ngồi hút điếu thuốc với cả hai chân đặt lên ghế. Vâng ở quê họ coi đó là bình thường nhưng không thiếu anh đã là ông này bà kia mà không thể bỏ cái thói quen đó. Họ cho chân lên ghế ở cả hội nghị, nói cười oang oang như thể họ đang ở bờ ruộng hay triền đê vậy.

Cái đó không xấu nhưng với văn minh thì nó không đẹp mắt và không văn hoá. Linh cho rằng, đừng hiểu theo nghĩa đen mà nên hiểu theo ý nghĩa nhân văn. Có thể không xấu trong mắt tôi, mắt anh nhưng xấu với người ngoài, khác quốc tế chẳng hạn. Đồng ý ta giữa gìn bản sắc d6an tộc nhưng những cái cổ hủ ta cần dần loại bỏ, mà những người trí thức là người tiên phong. Chứ không phải ăn học nhiều mà chẳng biết đựơc bao nhiêu về văn hoá (khác tri thức) thì cũng đáng buồn phải không.

 

Linh thì hiểu thế này: mình là người có học, có tri thức, đã sống ở nước ngoài cũng có, giao tiếp với biết bao người. Vậy cái đúng là thế nào, chưa bao giờ mình suy nghĩ rằng mình biết hết mọi điều và những người khác là kém mình, biết đâu mình là người kém nhất thì sao. Cuộc đời là thế, Cao nhân ắt hữu cao nhân trị, không lẽ thừa nhận mình sai nó khó đến thế sao?. Thảo luận trên đây đâu phải hơn thua gì nhau câu nói mà chính ta học được nhiều điều mà ta không biết.

Nhưng có lẽ, có một số người lại không hiểu ra điều này. Họ nghĩ cái sự học và hiểu biết của họ là cao quá. Người khác chỉ là một lũ ngu si dốt nát, không đáng 1 xu. Nhưng người trí thức phải luôn hiểu rằng. Phê và tự phê thường đi đôi với nhau. Đúng và biết công nhận cái sai của mình cũng quan trọng không kém gì nhau. Nhiều khi anh biết chấp nhận cái sai lại được đánh giá cao hơn.

Ai cũng hiểu, sống trên đời này cái gì cũng chỉ là tương đối, chẳng có cái gì sai tuyệt đối và cái gì đúng tuyệt đối mà nó chỉ mang tính tương đối mà thôi. Anh đúng chưa chắc là hoàn toàn đúng, tôi sai chưa chắc hoàn toàn sai. Tuy nhiên biết sai để học cái đúng của người khác tức là ta đã hoàn thiện mình.

Ngay như Linh, nhiều khi nói ra những câu mà mình còn thấy ngượng mồm thử hỏi ai nghe được, biết mà sửa cũng là văn hoá. Linh cũng chỉ một người đàn bà như bao người đàn bà khác, cũng có cái nhỏ nhen, cái tính toán, cái kiêu hãnh và vị kỷ. Tại sao Linh hay viết bài trên này, có phải Linh không còn việc làm không, hay rảnh quá. Không vì diễn đàn này nó giống như một thế giới thu nhỏ mà ở đó Linh có thêm nhiều người bạn, cùng trao đổi.

 

Cái văn minh mà Linh muốn nhắc đến là cái biết tôn trọng nhau và chấp nhận khi mình sai. Không phải biết sai nhưng do thằng đó, con đó nó nói khó nghe quá thì tao chửi cho bõ ghét. Vậy nếu như sau câu chửi đó, bạn xin lỗi họ thì câu chuyện đi đến đâu. Nó sẽ lại như chưa hề có chuyện gì.

Thật sự, khi viết bài Linh đều đầu tư suy nghĩ và chưa hề coi các box mà Linh tham gia là cái nơi xả tress vì Linh luôn suy nghĩ rằng làm cái gì cũng nên đến nơi đến chốn. Dù là lời khuyên nhỏ hay thảo luận vấn đề to tát thì cũng nên có tâm huyết và đầu tư suy nghĩ một cách nghiêm túc.

 

Hôm qua, Linh có đọc một bolg của một cô bé tên khá đẹp Y. Cô bé mới 16 tuổi mà thôi, vậy mà trong blog đó là cả niềm thù hận tràn đầy, sự vô văn hoá đến cùng cực. Đọc xong mà Linh không thể tin rằng trên đời lại có một người như vậy. Nhưng nếu chỉ để chửi mắng , miệt thị hay là nói như cách thành viên ở đây buông chỉ một câu: Đồ vô văn hoá và cười ngạo nghễ rằng ta đây là cái gì đó trên đời, loại như chúng mày không đáng để tao chửi nữa cơ thì quá dễ. Nhưng Linh cảm thấy buồn vì cuộc đời cô bé đó sẽ đi về đâu. Trách nhiệm gia đình, nhà trường, bạn bè nó thế nào. Linh không hề trách cô bé mà chỉ trách Gia đình và những ai đã đẩy cô bé vào hoàn cảnh hiện nay, với cái kiến thức đầy sự tục tĩu, cách nhìn đời hằn học và thù hận Xã hội ta sẽ đón nhận được ai đây. Rồi cứ cho sau đó do này nọ, cô bé cũng học xong, cũng tốt nghiệp ĐH không chừng, rồi lấy chồng sinh con nhưng với cái tri thức ĐH mà đang đầy rẫy ra hiện nay liệu chừng có thể tẩy hết cái nhơ nhớp trong đầu cô bé hay không.

Có người thường lấy tình cảm để thanh minh cho việc làm của mình, nào là tôi tức quá, nó chửi tôi nên tôi chửi nó. Nhưng ta nên hiểu rằng như chúa đã nói: nếu họ tát vào má phải, hãy đưa má trái cho họ. Ta không phải là bậc thánh nhân nhưng cũng có suy nghĩ của 1 con người. Cứ thử đặt mình vào vị trí người bị ta miệt thị liệu ta thế nào.

Có thể trên cái diễn đàn nho nhỏ này thì chưa có ai, nhưng ở một số diễn đàn mà Linh đã tham gia thiếu gì người nói Linh rằng là đồ bẩn thỉu, đồ đĩ thõa, đàng điếm, là đồ ngu dốt là chỉ biết nói năng linh tinh, vô văn hoá. Nhưng đến nay, Linh chỉ thấy rằng Linh chưa phải hổ thẹn với lương tâm của mình, những người thầy đã dậy mình kiến thức, những người anh đã tạo ra cái diễn đàn này và chính với cái chủ đề mà Linh tạo ra: "Văn Minh trong thảo luận".

 

Cám ơn.

 

T.L.P.Linh

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...