Jump to content
duonghoanghuu

BÁO VĂN NGHỆ TỔ CHỨC "ĐOÁN GIẢI" TRUYỆN NGẮN

Recommended Posts

small_1352816860.nv.jpg

Nhà văn Sương Nguyệt Minh (đứng) tại buổi tọa đàm. Ảnh: Gia Miên.

Tọa đàm về truyện ngắn dự thi Báo Văn Nghệ diễn ra hôm 8/11. Người tham dự đưa ra nhiều dự đoán, nhưng một tác phẩm toàn bích xứng đáng giải cao nhất vẫn chưa xuất hiện.

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nói: "Nếu được chọn 5 tác giả, tôi sẽ chọn Uông Triều vào top 5". Tác giả Mai Tiến Nghị dõng dạc:"Tôi bỏ phiếu cho Chu Thùy Anh và Phùng Hi". Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương lại "kết" Võ Diệu Thanh bởi sự vững vàng và chất văn đặc trưng của miền Tây sông nước… Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ đang tiến dần đến hồi kết với cuộc đua cho giải thưởng cao nhất.

Một số nhà văn, nhà lý luận phê bình tỏ ra lạc quan về cuộc thi, ngược lại số khác có cái nhìn ngả theo hướng bi quan không chỉ trong khuôn khổ cuộc thi mà còn về thể loại truyện ngắn nói chung.

 

"Phe lạc quan" gồm các nhà văn Khuất Quang Thụy, Sương Nguyệt Minh, Mai Tiến Nghị; các nhà phê bình Lê Thành Nghị, Bùi Việt Thắng… Các ý kiến này cho rằng cuộc thi đã có một cái nền tương đối cao rộng. Nhà văn Khuất Quang Thụy cho rằng, nhìn vào chất lượng các truyện ngắn dự thi ông thấy yên tâm bởi mặt bằng khá cao. Với hơn 1.000 bản thảo của khoảng 700 tác giả, với hơn 400 truyện ngắn đã được in, Khuất Quang Thụy khẳng định truyện ngắn vẫn có tương lai, có sức hút, có sức mời gọi người viết, người đọc. Nhà phê bình Lê Thành Nghị cho rằng, cuộc thi đã tạo ra được "một mặt bằng của văn chương đích thực", và ông nhận xét các tác giả viết có nghề, để lại ấn tượng, nhiều chuyện về thế sự hôm nay viết "đáo để".

 

Nhà văn Sương Nguyệt Minh, Trưởng ban sơ khảo, đánh giá cao những gương mặt mới đến với cuộc thi lần này. Anh cho rằng, tác giả trẻ viết tươi xanh, lạc quan, phong phú hơn, dám viết đến tận cùng.

 

Đại diện cho "phe bi quan" tiêu biểu nhất là nhà văn Nguyễn Khắc Trường với ý kiến phát biểu gần như cuối cùng. Cùng với đó là các nhà văn Y Ban, nhà văn Lã Thanh Tùng. Nhà phê bình Cao Việt Dũng cũng cùng chung niềm lo lắng này.

 

Nhà văn Khắc Trường tỏ ra hài hước, "đến bây giờ mà người ta vẫn còn viết văn thì thật là… kinh khủng". Không chỉ trong khuôn khổ cuộc thi, ông cho rằng văn chương nói chung có "chiêu trò" gì đều đã bày ra hết, gần như đã làm xong cả rồi, có vẻ như không còn gì để nói nữa. Với các tác phẩm dự thi, Nguyễn Khắc Trường nhận xét còn thiếu hơi thở và chất liệu sinh động từ cuộc sống, ngay các truyện mảng đề tài về nông thôn và miền núi vốn được nhiều người khen ngợi, tác giả "Mảnh đất lắm người nhiều ma" cũng cho là viết chưa tới. Mảng đề tài lịch sử cũng bị ông nhận xét chưa hay, chưa đắc địa, mới chỉ "phiên từ chính sử", chưa thâm hậu. "Đọc thì cũng được nhưng trao giải nhất thì tôi chưa chịu đâu", Nguyễn Khắc Trường xác quyết.

 

Nhà văn Lã Thanh Tùng đi sâu hơn khi mổ xẻ nguyên nhân. Ông cho rằng hình như các tác giả thường chọn cách "nói cho tròn". "Mỗi tác giả đang tự biên tập mình quá kỹ lưỡng, vì thế để tìm một tác phẩm, một ý tưởng vạm vỡ là không có", Lã Thanh Tùng nói. Nếu như Lê Thành Nghị và nhiều ý kiến khác dành cho các tác giả nữ những khen ngợi về sự tinh tế trong đề tài cũng như cách thể hiện thì Lã Thanh Tùng lại nhận xét các truyện ngắn dự thi "thừa tinh tế, thiếu can đảm", né tránh nhiều vấn đề nóng bỏng. Ý kiến này cũng có sự đồng cảm từ nhà phê bình Đỗ Hải Ninh, chị mong muốn các tác giả viết trực diện hơn về các vấn đề của cuộc sống đương đại. Nhà văn Y Ban, người tham gia Ban sơ khảo cuộc thi, cũng nói rằng, phải đọc như "bò nhai rơm để loại", khi chọn được, dưới bản thảo chị cũng chỉ dám đề "có thể dùng được" chứ không có những truyện để dùng những lời khen xa xỉ hơn.

 

Ở dòng "khắt khe" còn có ý kiến của dịch giả Cao Việt Dũng khi anh cho rằng truyện ngắn đang mất dần sức hút trong cuộc sống. Dịch giả đến từ Viện Văn học cho rằng nền của cuộc thi không cao, anh dẫn ra một số truyện ngắn dù yếu vẫn được đăng tải dự thi. Cao Việt Dũng phân truyện ngắn dự thi thành hai dạng: dạng ôm những tham vọng rộng lớn trong một dung lượng nhỏ và dạng những lát cắt. Anh cho rằng, sự đối lập giữa hai dạng này sẽ làm khó cho Ban Giám khảo bởi tiêu chí để đánh giá sẽ khác nhau.

 

Dù được xếp vào "phe lạc quan", nhà văn Khuất Quang Thụy cũng tỏ ra băn khoăn bởi các tác phẩm được đánh giá cao tại cuộc thi sức lan tỏa không lớn, độ ảnh hưởng trong xã hội không rộng, không tạo thành hiện tượng. Một số ý kiến cho rằng, nên dành cho họ (tác giả ứng viên của giải) những lời khen, ví như một trường hợp được giải cao ở một cuộc thi do Văn nghệ Quân đội tổ chức trước đây, khi được nhà văn Lê Lựu "khen cho một câu" thì cả nước biết đến. Thế nhưng, sáng kiến này không hẳn đã nhận được sự đồng tình, bởi với một số tác giả trẻ tham dự cuộc thi lần này và đã được ưu ái dành cho những lời khen "đến nơi đến chốn" từ những tên tuổi uy tín thì theo nhà văn Y Ban, chất lượng truyện chỉ dừng ở mức… "tác phẩm tuổi xanh".

 

Giải thích về hiện tượng "đọc gì cũng thấy chán", thấy không hay hoặc tiếc rẻ chi tiết này, cách kết nọ, nhà văn Sương Nguyệt Minh cho rằng, "là vì chúng ta đọc quá nhiều tác phẩm hay". "Trước đây chúng ta chỉ đọc của nhau, giờ rất nhiều viên ngọc văn chương thế giới tràn vào, mà nhà văn thì thường chọn những tác phẩm hay để đọc, để rồi dẫn đến tình trạng thấy những thứ khác là kém cỏi", tác giả "Dị hương" phân tích.

 

Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ phát động từ tháng 1/2011, hạn cuối nhận bài vào tháng 1/2013. Dự kiến tổng kết trao giải vào tháng 4 năm 2013.

 

 

D.T.T (Theo phongdiep.net)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...