Jump to content
Thợ Làm Vườn

Bùng nổ Litblogs

Recommended Posts

Sự bùng nổ của Internet đã mở ra một thời đại mới với những cuốn nhật ký điện tử - Blog, trong đó truyền tải văn xuôi và thơ (litblogs)...

 

1143631574~blog.gif

Ảnh: Một trang nhật ký điện tử

Thường thì độc giả phải chờ khá lâu mới đến lúc tác giả công bố cuốn nhật ký mà vì lý do nào đó được coi là quan trọng: tính văn học cao, sự nổi tiếng hay số phận đặc biệt của tác giả.

 

Sự bùng nổ của Internet đã mở ra một thời đại mới với những cuốn nhật ký điện tử - blog trong đó truyền tải văn xuôi và thơ (litblogs).

 

Nội dung và chủ đề của các blog khá đa dạng. Có blog thiên về chính trị hoặc kinh tế và một số đã tung lên thơ và văn của chính mình.

 

Cộng đồng web gọi các loại nhật ký trực tuyến này là Litblogs (viết tắt của từ Literature’s Blogs). Các chuyên gia cho rằng litblogs chủ yếu phát triển tại các quốc gia kinh tế mạnh với nền văn hóa đọc cao.

 

Các tác giả post truyện ngắn, thơ, tự truyện cũng như những bài bình luận mang tính thời sự. Trên trang “modeste.twoday.net”, bạn sẽ tìm được những câu chuyện kỳ thú về cuộc sống hiện đại ở Berlin, Athens, Paris...

 

Về cuộc sống sau 12h... Blog “itaipu.twoday. net” có những bài thơ mà kẻ bình thường như người viết bài này không hiểu nổi quá 3 chữ. Các quy định về ngữ pháp và văn phạm bị vứt bỏ không thương tiếc.

 

Blog “textspeier.blog.de” là nơi sinh ra những truyện ngắn hài hước hiện đại. Một số trang công bố tác phẩm văn xuôi dài hơi.

 

Trong bối cảnh phải xin xỏ chờ đợi để được xuất bản tác phẩm ở nhà in hoặc trên trang văn mới của những tạp chí văn học (ở quốc gia nào cũng vậy chứ không chỉ Việt Nam), và việc bỏ tiền túi ra in, phát hành khiến ít ai chịu được về mặt tài chính, thì blog như một phao cứu sinh hữu hiệu.

 

Bạn có thể post sáng tác của mình lên mạng mà chỉ mất số tiền rất nhỏ. Cộng đồng đọc là vô tận. Nếu thông qua blogs, bạn được đánh giá tốt, số người truy cập tăng nhanh thì việc các NXB đến gõ cửa xin in thành sách chỉ là thời gian. Mấu chốt là hãy đưa đến cho người đọc cái mà họ thích và tiếp cận số lượng càng đông càng tốt.

 

Một trong những người đi đầu trào lưu Blog ở châu Âu - mà thời cuối những năm 1990 còn chưa có cái tên đó - chính là nhà văn Đức Rainald Goetz.

 

Năm 1998, anh tung nhật ký lên Internet. Một năm sau, nhận hợp đồng in cuốn Rác cho tất cả dày 860 trang. Theo đánh giá của các chuyên gia thì cuốn nhật ký này những cái đáng đọc chỉ chấm phá còn thì chẳng có gì đặc biệt.

 

Tuy nhiên, ở đây lại là sự tò mò. Độc giả lần đầu được mở toang cánh cửa sổ đời tư của một người. Ăn. Uống. Đi ngủ. Thậm chí đánh răng…

 

Đây là một ví dụ cho thấy ranh giới mong manh giữa nhật ký và những bài luận và văn học. Michael De Mol, cây bút văn học Hà Lan, nhận xét: “Nếu ta coi Litblogs là một nhánh trong văn học hiện đại thì cùng lắm chỉ là sự nỗ lực của tác giả cho có chất văn hoặc giá trị văn học trong câu chữ. Còn lại là khả năng tiếp cận rộng rãi khiến giá trị một tác phẩm được nâng cao.

 

Một trong những Blogger tiên phong, cây bút quen thuộc ở châu Âu Rainer Meyer, tung tác phẩm văn học Don Alphonso từ năm 2001 lên mạng. Meyer bình luận: “Đối với nhà văn, việc công bố một tác phẩm thông qua Blog rất đơn giản. Thêm nữa, mối quan hệ trực tiếp với người đọc qua các bài phản hồi thực sự mới mẻ”.

 

Nghiên cứu mới đây của Đại học Bamberg - CHLB Đức cho thấy 1/3 số Blogger không nhận được nhiều phản hồi. Tuy nhiên về nguyên tắc, những người phát hành Blog - cho dù bất cứ nội dung nào - đều không hẳn đòi hỏi bình luận, hay chờ đợi được chuyển thành sách, mà chỉ vì nhu cầu nội tâm, hay thỏa chí viết lách.

 

Trong số các blogger, thông thường tỷ lệ nữ dao động từ 50-55% ở mọi lứa tuổi. Còn ở tuổi dưới 20, là 70%. Thời đại mà đám trẻ mới lớn giấu kín nhật ký đã qua. Phụ nữ thường kể chuyện hấp dẫn hơn. Cùng một nội dung, đàn ông sẽ đi thẳng vào vấn đề. Ngắn gọn.

 

Cánh nhà văn - nhà thơ thực thụ và cộng đồng không ưa blogger, coi những kẻ này là đám thất bại, không đủ sức đối mặt với thực tại nên làm bạn với chiếc máy tính vô tâm.

 

Tuy nhiên, trong cơn lốc blog, nhiều tác giả trực tuyến được ưa chuộng ở London, Berlin, Amsterdam, Paris..., đã tổ chức các buổi đọc “sách” trực tiếp trước khán giả như nhà văn thông thường. Rainer Meyer bình luận: “Rõ ràng Litblogs là một sân chơi mới đối với văn đàn, và thêm sự cạnh tranh”.

 

---

Số liệu tham khảo:

Theo hãng dịch vụ thống kê trực tuyến Technorati (Mỹ), hiện có ít nhất 30 triệu trang blog trên toàn thế giới, gấp 60 lần so với cách đây 3 năm.

Mỹ dẫn đầu với 15 đến 20 triệu blog và nhiều trào lưu mới: Định dạng mp3 (Podcast) hay video (Vblog).

Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog ra đời. Cứ 5,5 tháng, số lượng tăng gấp đôi.

 

Nguồn: Tiền phong

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...