Jump to content
Nguyễn Châu Tú

Lối Mòn part 2

Recommended Posts

#2

 

"Hột vịt thịt kho" hay "trứng thịt kho" là tên một món ăn mà chúng ta thường quen miệng gọi, lâu ngày nó cũng trở thành một cái tên. Dẫu sao cũng chỉ là một món ăn, gọi thế nào chẳng được, miễn sao khi gọi tên đó, đầu óc chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh và mùi vị của món ăn đó thì chẳng có vấn đề gì nữa rồi. Nhưng thú thật, để gọi một cách hoàn toàn chính xác, thì phải là "Thịt kho trứng" hoặc "Thịt kho hột vịt" tùy theo cách gọi của từng miền, nhưng nếu gọi là "Trứng kho thịt" hay "Hột vịt kho thịt" thì lại trật hoàn toàn.

 

Sài Gòn mười năm về trước, khi những quán cơm sinh viên bình dân còn mọc nhan nhản đâu đó khắp các con đường, chén canh được cho thêm (gọi là khuyến mãi) vẫn chỉ là vài cọng rau cải và nước sôi nhưng luôn được nêm nếm đậm đà và vừa miệng. Đô thị phát triển, ngành dịch vụ ăn uống được đầu tư và chăm chút, các quán ăn còn nấu thêm những món canh ăn kèm như canh chua cá lóc, canh khổ qua dồn thịt (một tô tính tiền 10-20 nghìn tùy chỗ). Cái được là người ta quan tâm đến vệ sinh ăn uống hơn, chăm chút cho chất lượng món ăn và cung cách phục vụ hơn, còn cái mất thì ít chứ không phải là không có. Món canh khổ qua dồn thịt, ngày xưa khổ qua được nấu chỉ vừa chín tới là ngừng, ăn vẫn giòn và chỉ dồn một chút thịt cho có vị, còn vị canh chủ yếu là từ những con tôm khô mang lại vị thanh thanh ngọt ngọt, bây giờ rất ít chỗ còn nấu với tôm khô (có lẽ nó quá mắc) nên chỉ dồn thịt vào khổ qua và nấu khổ qua nhừ nát, ngậm vào miệng cũng có thể tan ngay, nước canh thì đầy mỡ cả về vị lẫn hình ảnh, thấm vào cổ cứ nghe ran rát và có chút mất mát. Cái vị thanh thanh ngọt ngọt ngày xưa chắc không còn. Còn chén canh khuyến mãi bây giờ, ăn vào y chang là ăn rau luộc uống với nước sôi để nguội, đói thì cũng có thể ăn cho qua bữa, vị chăng ăn chỉ để sống chứ không phải sống để ăn, nhưng tinh thần trong những món ăn xuống cấp đến như thế này thì thua rồi. Không quá quan trọng chuyện ăn uống, nhưng cũng chẳng thể xem thường những món ăn mỗi ngày. Như trái khổ qua kia, ngoài công dụng lọc máu - gan - thận còn có tác dụng giảm stress và giải những cơn đau đầu nhẹ, còn tên gọi cũng như cái vị của nó cũng có thể trở thành một trong những triết lý sống tích cực "qua những phong ba bĩ cực sẽ trôi đến dòng suối mát trong lành, thanh tao, nhẹ nhàng". Ăn uống mà bèo nhèo quá, tinh thần làm sao có thể tốt mà làm việc và yêu đương.

 

..................................

 

   Ngày mẹ dẫn 2 anh em nó về ngoại, cách 1 tuần nữa là nó vào lớp 4. Đổi nhà, đổi trường, đổi bạn, nó phải làm quen với một cuộc sống hoàn toàn mới, mọi thứ đều mới, và một thằng bé vốn tự ti, nhút nhát như nó bắt buộc phải học cách thích nghi với môi trường mới. Dẫu vậy, vẫn cần qua thời gian đầu bỡ ngỡ và thu mình vào trong vỏ óc để nó có thể tự mở lòng mình ra, đón nhận cuộc sống thêm một lần.

 

  Nó được mẹ mua cho những cuốn sách mới và những cuốn tập mới ( tất nhiên là không thể dùng lại sách cũ hồi lớp 3, và có lẽ mẹ nó cũng tránh mượn sách lớp 4, thường thì không còn mới tinh vẫn luôn được trưng bày trong thư viện trường). Nó mặc lại bộ đồng phục cũ hồi lớp 3, do cơ thể nó không phát triển bao nhiêu nên có vẻ mọi chuyện cũng ổn. Trường mới gần nhà ngoại nên nó phải tự đi bộ đến trường và về nhà mỗi ngày. Thoạt đầu, nó thấy tủi thân khi trước kia đã quen được ba me đưa rước, nhưng mẹ nó giải thích rằng thằng An ( thằng em họ nó ở dưới quê) mỗi ngày cũng phải tự đi bộ đến trường, nhưng quãng đường còn xa hơn gấp mấy lần nó, nên rồi nó cũng chấp nhận và dần quen.

 

  Từ ngày về nhà ngoại, mẹ nó đi làm ăn xa và chỉ về nhà mỗi tuần một, hai lần. Mỗi khi mẹ nó về nhà, đêm nằm ôm mẹ, nó thủ thỉ rằng nó nhớ bà, van nài bà đừng bỏ nó đi nữa. Mẹ nó dằn lòng rồi giải thích, bà phải đi làm ăn xa để có tiền lo cho nó ăn uống, sắm sửa quần áo và đóng tiền cho nó đi học, đến bao giờ nó có thể kiếm tiền tự lo được những nhu cầu ấy cho bản thân nó và nuôi bà được, bà sẽ ở nhà với nó và không đi đâu nữa. Lúc ấy, thằng bé 9 tuổi miệng còn hôi sữa không thể làm gì khác hơn là cam chịu và chấp nhận, nhưng nó thầm nhủ trong lòng, nó sẽ mau lớn, sẽ mau kiếm tiền để nuôi nó và nuôi bà, để được bên cạnh bà mỗi ngày cùng vui chơi với nó như những ngày bé thơ trước kia.

 

   Nó biết rằng không thể bỗng một ngày, từ một thằng bé 9 tuổi trong phút chốc có thể biến thành người lớn, đồng thời nó cũng biết, không nhất thiết phải lớn thì nó mới có thể kiếm được tiền.

 

  Một ngày như mọi ngày, sáng nó chơi những trò chơi con nít cùng lũ trẻ hàng xóm, đến trưa thì tắm rửa, ăn cơm rồi đi học. Sáng hôm đó, ngoại nó bảo nếu nó dùng xe đạp của dì nó chở ngoại đi chợ, ngoại sẽ cho nó 3 nghìn đồng xài vặt. Mọi hôm thì ngoại vẫn thường đi chợ bằng xích lô, giá cũng 3 nghìn đồng, cả đi và về tổng cộng là 6 nghìn. Sau vài phút suy nghĩ, tính toán 2 bên, nó gạt qua nỗi tiếc nuối với cuộc chơi cùng lũ bạn, lặng lẽ dắt xe đạp của dì ra chở ngoại đi chợ, đến nơi thì ngoại đưa cho nó 3 nghìn rồi vào chợ, nó nhét 3 nghìn vào túi rồi vội vàng đạp xe về nhà chơi tiếp cùng lũ bạn, trong lòng rất là hả hê và mãn nguyện. Mỗi ngày như thế nó được 3 nghìn tiền công chở ngoại đi chợ + 3 nghìn ngoại cho xài vặt mỗi ngày là 6 nghìn, nó mua quà vặt 1 nghìn, để dành 5 nghìn cất vào tủ quần áo riêng của nó. Cuối tuần, mẹ nó về thăm nhà, trên căn gác nhỏ, sau khi mẹ nó hỏi han chuyện học hành và cuộc sống mỗi ngày của nó trong một tuần vừa qua, cũng đến lúc nó móc trong túi ra 35 nghìn ( thời ấy một chỉ vàng khoảng 200~300 nghìn) nhét vào tay mẹ nó rồi bảo, đây là tiền nó kiếm được bằng mồ hôi chân chính, không phải là tiền ăn cắp của ai khác, mẹ có thể yên tâm mà xài, và hỏi rằng bà đã có thể ở nhà với nó được chưa. Sau khi hỏi đi hỏi lại nhiều lần và biết chắc rằng đó là tiền ngoại cho nó chở ngoại đi chợ, giọng bà nghèn nghẹn bảo nó giữ lấy mà ăn vặt chứ bà nhất quyết không nhận, lý do là số tiền ít quá không đủ để bà trang trải mọi chi phí cho cuộc sống của 3 mẹ con. Ép mãi không được, nó đành nhét lại số tiền ấy vào trong túi rồi nhắm mắt ngủ, bụng thầm có những tính toán mới cho cuộc gặp cuối tuần sau, khi bà lại về thăm nhà.

 

   Đến tầm xế trưa, nó tắm rửa và thay đồng phục đi học sẵn, dẹp hẳn cuộc chơi với lũ bạn, nó chở ngoại đi chợ rồi ở lại đợi ngoại 30~45 phút khi bà đi chợ ra rồi chở ngoại về, vậy là nó được thêm 3 nghìn mỗi ngày công chở ngoại về. Chở ngoại về tới nhà thì chỉ kịp ăn cơm xong là sát giờ đi học. Ban đầu, ngoại không đồng ý trả nó 6 nghìn cho 2 lượt đi và về, mắng nó tính toán với ngoại, và chỉ đồng ý cho nó thêm 1 nghìn, cùng lắm 2 nghìn là quá. Nó gân cổ lên phân tích với ngoại, giọng vẫn còn ngọng ngịu nhưng phân tích đâu ra đó, rằng nó phải bỏ cuộc chơi với lũ bạn như thế nào, nó đứng đợi ngoại trong thời gian bao lâu, dưới trời nắng gay nắng gắt như thế, cho đến khi nó dùng đến tuyệt chiêu cuối, rằng chỉ xin thêm ngoại chứ không dám tính toán tiền công bằng với giá ngoại đi xích lô, thì ngoại mới xiêu lòng. Vậy là một tuần nó có thêm 21 nghìn, tổng cộng tất cả là 56 nghìn/ tuần, sau khi nó đã trừ ra mỗi ngày 1 nghìn ăn quà vặt cùng lũ bạn, nó lại xin thêm ngoại 4 nghìn cho tròn 60, và lần này thì mẹ nó nhận, sau khi bà vẫn từ chối và nó dọa rằng nó sẽ nghỉ học nếu bà không lấy.

 

  Những ngày tháng ây cứ êm đềm trôi qua, mặc cho những ngày nắng gắt cháy da hay mưa dầm lụt cả con phố nhỏ. Những người lớn trong xóm bàn nhau trải con đường tráng nhựa. Một số cây dừa, cây chùm ruột, mận, bàng bị chặt đi để phóng quang cho thoáng mát, chỉ chừa lại 2-3 cây như chừa lại chút kỉ niệm ấu thơ mà có lẽ những người lớn ngày ấy không nỡ đành đứt tuyệt. Cuối năm thi chuyển cấp, nó đậu vào trường hệ A với số điểm đạt tuyệt đối, học phí ở trường hệ A ngày ấy rất ít, chỉ bằng 1/10 so với trường hệ B, thế nên đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của thằng bé, và cũng là niềm an ủi duy nhất của bà sau khi bà quyết định rời xa chồng bà để sống một cuộc sống hoàn toàn mới, dẫu không hoàn toàn là hạnh phúc, nhưng không còn lệ thuộc và khổ đau.

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...