Jump to content
duonghoanghuu

"Đi qua thương nhớ" - Cơn sốt nhất thời?

Recommended Posts

Thế thì, nói vui thôi nhé, nếu ĐTV tập hợp thơ của mình lại, đem in ấn và phát hành, liệu sẽ bán được bao nhiêu bản nè?

bác so sánh thế thì thừa biết câu trả lời. Chỉ có Hàn Mặc Tử, nguyễn bính, bùi giáng sống lại viết độ trăm bài rồi in chung may ra bán đc ngần ấy. Phạm thiên thư, nguyễn đức sơn, hạc thành hoa bạn Đ.C.Đ và rất nhiều tên tuổi khác hãy còn sống mà chẳng phải gần hết đã lùi vào dĩ vãng đó sao. Nhưng sốt thì chóng hết thôi nếu mà cứ sốt mãi chẳng phải là ốm chết mất. Đám "mở miệng" "ngựa trời" hay cô bé "du Nguyên" cũng vậy sốt nhẹ thôi mà jờ bệnh rồi cũng nên.

"nguyễn đức vân" con trai ng.đức sơn gần nhà cháu hồi trước còn sốt hơn Ng.phong việt nhưng giờ "cắt cơn" rồi. Tất cả đều là nhất thời, rất ít giá trị bền vững.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

bác so sánh thế thì thừa biết câu trả lời. Chỉ có Hàn Mặc Tử, nguyễn bính, bùi giáng sống lại viết độ trăm bài rồi in chung may ra bán đc ngần ấy. Phạm thiên thư, nguyễn đức sơn, hạc thành hoa bạn Đ.C.Đ và rất nhiều tên tuổi khác hãy còn sống mà chẳng phải gần hết đã lùi vào dĩ vãng đó sao. Nhưng sốt thì chóng hết thôi nếu mà cứ sốt mãi chẳng phải là ốm chết mất. Đám "mở miệng" "ngựa trời" hay cô bé "du Nguyên" cũng vậy sốt nhẹ thôi mà jờ bệnh rồi cũng nên.

"nguyễn đức vân" con trai ng.đức sơn gần nhà cháu hồi trước còn sốt hơn Ng.phong việt nhưng giờ "cắt cơn" rồi. Tất cả đều là nhất thời, rất ít giá trị bền vững.

Cơn sốt hay cơn rét gì đó, tui không biết. Nhưng thấy một bạn trẻ như NPV dám thoát ra, có tiếng nói riêng của mình, không sa vào cái tự làm mới một cách hối hả bằng lối viết rối nhăng rối tung, hoặc tự làm cũ bằng những khóc lóc rên rỉ giả tạo, là tui thấy đáng quý rồi. Và, đáng trân trọng hơn nữa, một số bạn trẻ đã chấp nhận nét mới đó - loại thơ phải đọc ít nhất hai lần, phải biết chiêm nghiệm để cảm nhận, để sống, để yêu chầm chậm lại, nhằm điều hòa cái lối sống quá hộc tốc, xốc nổi hiện nay, mà cái hệ lụy đã rành rành trước mắt. Bằng như xem NPV cũng chỉ là một hiện tượng, một cơn sốt, thì cũng có thể. Nhưng bạn ấy, ít ra, cũng đã đóng góp vào dòng thơ Việt hiện đại một tiếng nói. Còn tui, tự xem mình là một kẻ lang thang với thơ, ai muốn xếp vào xó bếp hay ném vào thùng rác, cũng được. Nhưng xin thưa, cái bàn tay ' trẻ trung' để thực hiện thao tác ấy phải là một bàn tay có lực, như NPV, chẳng hạn. Vạn an. 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mong là thơ nguyễn phong việt sẽ thực sự mang lại sự thay đổi lớn trong tình yêu, tâm sinh lý giới trẻ. Dù sao vẫn k phục, câu nói rất công tâm mặc dù lòng đầy đố kị.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mong là thơ nguyễn phong việt sẽ thực sự mang lại sự thay đổi lớn trong tình yêu, tâm sinh lý giới trẻ. Dù sao vẫn k phục, câu nói rất công tâm mặc dù lòng đầy đố kị.

Làm gì mà có chuyện dao to búa lớn thế. Thơ của NPV chẳng thể nào có một sức tác động ghê gớm như là  thay đổi 'tâm sinh lý' giới trẻ đâu. Đây là việc làm của toàn xã hội, của nhiều thế hệ - sau một thời gian dài giáo dục con em mình khước từ các giá trị tâm linh, như tôn giáo chẳng hạn, để hô hào quá trớn về đất nước, trung thành với chỉ một tập thể nào đó, hoặc chăm chăm sùng bái một cá nhân nào đó. Và sau lại tiếp tục dạy dỗ cho chúng cách sống hời hợt, gạt bỏ đi các quan niệm đạo đức cơ bản, mà chỉ rèn luyện chúng các kỹ năng kiếm sống, làm giàu. Chỉ cần một tín hiệu nhỏ thôi, như việc chục nghìn bạn trẻ chịu khó đọc những bài thơ có 'chiều sâu', 'không hời hợt' thế là điều đáng lạc quan. Một con én không làm nên mùa xuân, nhưng lại là báo hiệu của mùa xuân.

Mà này, sống ở đời được vài nghìn người thích, chỉ đôi ba kẻ ghét bỏ thì cũng là chuyện thường tình thôi nhỉ?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Không, không! Được vài người thích đa số chê bai mới là thường tình. Thơ ng.phong việt cháu từng xem qua rất nhiều, hiểu nhưng k thích, phần vì nó lảm nhảm, phần vì nó giống mấy nhật ký tuổi tin. Lại lấy châm ngôn, danh ngôn vào quá trời.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Không, không! Được vài người thích đa số chê bai mới là thường tình. Thơ ng.phong việt cháu từng xem qua rất nhiều, hiểu nhưng k thích, phần vì nó lảm nhảm, phần vì nó giống mấy nhật ký tuổi tin. Lại lấy châm ngôn, danh ngôn vào quá trời.

Chết bà! Ta thích mấy bài thơ của NPV, hóa ra ta đang tuổi teen, và đang lảm nhảm mấy câu châm ngôn. Điệu này phải quay về đọc TTKH, TTNV, SH ... may ra bớt mụ người. Bởi vì ta cứ ngỡ rằng NPV chịu ảnh hưởng của nhà thơ Kahlil Gibran người Mỹ gốc Liban chớ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Ý bác là như ttkh hay sh sến quá ạ? Theo cháu đó mới là những giá trị cơ bản đầy tính bền vững, là cơ sở làm nên mấy thứ thi ca "sốt tạm thời" hiện nay. Cháu nể nhất ở các tác giả cũ như ttkh, hay chị Nguyệt thảo là ở tính chân thật trong thơ, khi đọc thơ cộng thêm tìm hiểu cuộc đời họ mới thấy không chỉ là viết chân thật mà chuyện tình chuyện đời họ là một "bài thơ sống". Có gì thì viết nấy, cháu ghét ngất mấy bài thơ suy diễn, nặn thành hình vô cùng. Cái đó như tô mì tôm giải quyết nhu cầu tạm thời cho công nhân, còn tối về vẫn phải ăn cơm mẹ nấu đều đều! Haha.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Ý bác là như ttkh hay sh sến quá ạ? Theo cháu đó mới là những giá trị cơ bản đầy tính bền vững, là cơ sở làm nên mấy thứ thi ca "sốt tạm thời" hiện nay. Cháu nể nhất ở các tác giả cũ như ttkh, hay chị Nguyệt thảo là ở tính chân thật trong thơ, khi đọc thơ cộng thêm tìm hiểu cuộc đời họ mới thấy không chỉ là viết chân thật mà chuyện tình chuyện đời họ là một "bài thơ sống". Có gì thì viết nấy, cháu ghét ngất mấy bài thơ suy diễn, nặn thành hình vô cùng. Cái đó như tô mì tôm giải quyết nhu cầu tạm thời cho công nhân, còn tối về vẫn phải ăn cơm mẹ nấu đều đều! Haha.

Thôi. Tới đây dừng được rồi nhé. Cù nhưa hoài, mất hay. Ai thích ăn gì thì cứ ăn. Các nước khác như Hàn Quốc, Indonesia, thậm chí cả Thái Lan người ta viết loại thơ 'suy diễn' đó mà được đề cử giải Nobel đó. Cứ về mà đóng cửa than khóc cho sưng mắt đi. Thui. không nói thêm nữa. 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bác biết nhà thơ nào tựa như rasul gamatov nữa k? Chỉ cháu với. Đọc mấy bài thơ đó giống như một bài giảng về một quan điểm, mà quan điểm đó là do tác giả tự nghĩ ra chứ k vay mượn. Cái tứ tuyệt vời! Sáng nay dậy mở nhạc nhầm bài phạm duy >bực cả mình.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Ý bác là như ttkh hay sh sến quá ạ? Theo cháu đó mới là những giá trị cơ bản đầy tính bền vững, là cơ sở làm nên mấy thứ thi ca "sốt tạm thời" hiện nay. Cháu nể nhất ở các tác giả cũ như ttkh, hay chị Nguyệt thảo là ở tính chân thật trong thơ, khi đọc thơ cộng thêm tìm hiểu cuộc đời họ mới thấy không chỉ là viết chân thật mà chuyện tình chuyện đời họ là một "bài thơ sống". Có gì thì viết nấy, cháu ghét ngất mấy bài thơ suy diễn, nặn thành hình vô cùng. Cái đó như tô mì tôm giải quyết nhu cầu tạm thời cho công nhân, còn tối về vẫn phải ăn cơm mẹ nấu đều đều! Haha.

Theo lẽ Vũ tôi cũng chẳng chọt miệng vào, bởi lẽ biết đâu lại làm chuyện quảng cáo không công cho những đối tượng không đáng. Chẳng qua dòm thấy hai cái từ 'cơm mẹ' trong bụng mắc cười quá, nên có đôi ý:

 

1. Muốn có 'cơm' chắc 'mẹ' phải cày sâu cuốc bẩm để làm ra hạt gạo mà nuôi đám con khờ. Có đâu suốt ngày chỉ biết ôm sầu nuốt hận vì những tình ái đâu đâu, thậm chí có chồng rồi mà vẫn còn tơ tưởng lung tung người yêu cũ. Và trong 'cơm của mẹ' lại có chuyện ấm ức sinh lý, có cả tinh trùng, kinh nguyệt, có kiếm sĩ tàu Dương Qúa cùng hiệp nữ Cô Long ... đủ thứ cắc cái. 

2. Tính chân thật trong thơ? Vậy thì những bài thơ đề cập đến nỗi cực nhọc của những phận người thấp hèn ngoài kia, chuyện những hy sinh mất mát, nói đến chuyện bất công xã, việc những yếu kém trong quản lý của nhà nước, chuyện tha hóa, sa đọa của một bộ phận không nhỏ của giới cơm no rửng mỡ, chuyện hư hỏng của thanh thiếu niên ... là thiếu 'chân thật' sao? 

3. Nói về tác giả trẻ Nguyễn Phong Việt, trước đây tôi cũng chưa đọc. Nhưng một đứa cháu gái mua tặng một bản, tôi tò mò đọc thử, và đọc suốt luôn một mạch hết cả tập thơ. Sau đó tôi lên mạng và chép được tổng cộng 62 bài ở các diễn đàn khác nhau. Những bài thơ này đã được lưu giữ và đọc hơn bốn năm năm rồi, mì ăn liền mà thế hả? Thêm nữa, đa số những người đọc thơ, ái mộ anh lại là sinh viên học sinh, nghĩa là những người cũng có 'chữ nghĩa' ít nhiều gì đó. Thơ NPV không chỉ giới hạn ở tuổi teen, mà nó còn khơi gợi đến sự quan tâm lẫn nhau, biết bao dung, trân trọng tình cảm của những người quanh mình, biết thương yêu đất nước, môi trường sống ... nghĩa là những vấn đề hết sức người lớn (nếu bạn mình thắc mắc, Vũ tôi sẽ trích dẫn chứng minh)

4. Về nguoibuongio, tôi biết anh không muốn đôi co với ĐTV bởi vẫn còn có chút cảm tình ở mức độ nào đó. Tôi đã được làm quen với anh, uống với anh vài chung rượu, nên hiểu anh đôi phần. Anh chỉ thích biện giải để cùng nhau học tập, chia sẻ. Bằng như thấy đối tượng có vẻ lừng khừng mô tê là anh chẳng buồn phí lời nữa. Vậy thôi. Hôm nay Vũ tôi rảnh rang chút chút, sẵn sàng thỉnh giáo bạn mình.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...