Jump to content

Recommended Posts

442241-h%E1%BB%8Da%20ch%C3%A0m.jpg

khaly Chàm (Tây Ninh )

 

Để mở đầu bài viết phân tích và nhận định bài thơ: Thiên hạ của tác giả Lê Trí Viễn (LTV) trang 19-tập san định kỳ Câu Lạc Bộ thơ huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh (Tập san in tặng bạn thơ). Một khi tôi dám phô diễn ra đây với tư cách khách quan: tôi là một người biết đọc chữ, hiểu nghĩa và nghiền ngẫm văn chương dù trình độ còn bị hạn chế.

Đã qua rồi kỷ nguyên 20. Hiện tại kỷ nguyên 21 này, con người đã và đang sống cùng hít thở không khí chung một bầu trời… Nhưng con người luôn có một linh giác tuyệt vời, nên đã phát hiện được sự bất ổn tác động từ mọi phía về mặt đời sống. Để phát hiện ra đó là một hiện tượng “Tâm trạng hoang mang” lúc nào cũng luôn đeo bám con người!

h%E1%BB%8Da%20vi%E1%BB%85n%201.jpg

Như vậy, ai đã phát hiện để rồi khẳng định được tâm lý khốn khổ của con người trong bối cảnh bi tráng ngày hôm qua và mãi đến ngày hôm nay. Có thể đó chính là những nhà văn (?) Tôi xin phép được lùi lại quá khứ. Vào những năm1920 đã được Baudelaire diễn tả từ thế kỷ thứ 19, hai mươi năm trước khi Gide nổi danh, ông đã có linh cảm về việc đặt lại vấn đề luân lý xã hội ; từ năm 1927 Bernanor và Mauriac đã làm tái xuất hiện vấn đề (một nền Thiên chúa Giáo đặt nền tảng trên đời sống tinh thần và quan niệm bi thảm…). Như Kafka cũng đã báo trước ý thức về nỗi cô đơn và khắc khoải siêu hình; Pirendello đã đề cập đến sự tan rã những tâm tình tương hảo trong mối tương hệ gia đình, xã hội, luân lý và tôn giáo, ông đã cố gắng phân tích để tìm hiểu sự tan rã ấy…

Trở lại với bài thơ Thiên hạ. của  tác giả Lê Trí Viễn(CLB Thơ Tân Châu-TN )

Thiên hạ có mấy người?

Khóc cũng giả

Cười cũng giả

Khen hay chê đều giả

Chỉ có khoe khoang là thật!

 

Thiên hạ có bao người?

Con có thật

Vợ có thật

Quê có thật

Của cải, bạc tiền có thật

Chỉ có nhân cách là giả!

( Thơ Lê Trí Viễn- Tân Châu, Tây Ninh )

Trước khi đi vào bài viết, tôi xin được hỏi Tg LTV: “Tg có khi nào bước băng qua những thảm kịch tiềm ẩn của cuộc đời Tg chưa?” Vậy thì, Tg hãy thử đọc lái lại hai chữ Thiên hạ, tôi tin rằng Tg sẽ biết được thiên hạ có mấy người, trong đó cũng có Tg là một trong hàng triệu ông, bà trời con đi bằng hai chân trên bề mặt quả cầu đất này, nó là một trong những hành tinh quay theo hệ mặt trời rực lửa. Theo cách nghĩ riêng tôi, rõ ràng là Tg LTV đã bị bế tắc, hay nói đúng hơn: “chủ thể tính” trong con/người Tg LTV từ lâu rồi quen “đánh đu” trên sợi dây thừng được căng qua hai bờ vực “nhận thức luận” và Tg quên rằng; thời gian luôn “im lặng” chính là nguyên nhân tất yếu làm huỷ hoại sợi “dây” mà tư tưởng của Tg LTV đang nắm thật chặt và đánh đu bằng sợi dây đó. Khóc cũng giả/ Cười cũng giả/ Khen chê đều giả/ Chỉ có khoe khoang là thật. Nội dung bốn câu văn chính là sự kết hợp đồng nhất trên bức tranh sơn mài thực tế, để rồi nó đang bị thời gian mài mòn theo tháng năm. Tg LTV hỏi để làm gì?  “Mọi tri thức của mỗi con người đều phải căn cứ trên cái biết về bản ngã của chính mình?!”  Chỉ có khoe khoang là thật! !. Câu văn thật trào phúng đặc trưng, đã khiến ý thức hệ bóp nghẹt mọi tinh thần sáng tạo về phạm trù học thuật.

h%E1%BB%8Da%20vi%E1%BB%85n%202.jpg

Tác giả Lê Trí Vễn

Thiên hạ có bao người?/ Con có thật/ Vợ có thật/ Quê có thật/ Của cải, bạc tiền có thật/ Chỉ có nhân cách là giả! Tôi tin rằng Tg LTV là người biết đọc&viết chữ không nên có “luận điệu” nước đôi… Khi ý tưởng đã được phơi bày, Tg đang phô diễn ý thức hệ cá nhânmuốn cho người khác thấy: “ta như một con rồng ẩn mình trên mây” (Lão Tử qua cách nhìn và nhận xét của Khổng Tử - Đạo Đức Kinh quyển thượng Tg Nguyễn Duy Cần). Chỉ có nhân cách là giả! Câu văn này Tg LTV viết quá ư “hồ đồ” Nhân cách giả là gì? Nhà tâm lý học người Mỹ đã thấy được nhược điểm của việc đánh giá nhân cách con người theo chuẩn mực xã hội và việc xây dựng nhân cách ấy theo kiểu “download” từ bên ngoài vào. Ông cho rằng con người ta có nhu cầu được yêu thương và tôn trọng…

 

 Nếu phải diễn thuyết về nhân cách thì khái niệm để lý luận nhân cách sẽ làm cho người đọc hoặc lắng nghe rất mệt mỏi. Nói tóm lại: Khái niệm nhân cách (được hiểu theo nghĩa giáo dục) bao gồm các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong con người. Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã hội đánh giá tạo nên giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xả xã hội mà các đặc điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác nhau của họ. Sẵn dịp viết bài nhận định này, tôi chợt nhớ lại bài viết của nhà thơ kiêm nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo. Nội dung không ngoài sự ngợi ca, hay nói đúng hơn là tâng bốc bạn mình (Elever, donner plus de prix) nhà văn Nguyễn Đức Thiện hiện đang ngụ cư tại huyện Dương Minh Châu TN. Sau đó ông Nguyễn Đức Thiện viết hồi đáp lại (phongdiep.net) Xin trích ra đây:

(Bàn về thơ/ vanchuongviet.org) THƠ Ư ? TÔI  XIN CÓ Ý KIẾN

Nhà thơ nguyễn Trọng Tạo, nhắn tin cho tôi, thông báo có một bài của ông bàn về thơ trên mạng lâu nay được bạn bè dẫn dụ, tôi có một chút ham mê với văn học mạng. Những mạng văn chương được ưu tiên và một sớn mai khi thức dậy. Ở đó, tôi tìm được đủ thứ: Thơ, văn, truyện ngắn, chuyện dài, tiểu luận, phê bình. Vì thế mà chẳng khó khăn gì tôi đọc được bài THƠ VÀ CÚ ĐẤM VÀO VÀO BỨC TƯỜNG NGÔN NGỮ. Nguyễn Đức Thiện. Tôi người viết bài này, viết bài phản hồi lại: ĐÃ ĐẤM HAY LÀ CHUẨN BỊ. (phongdiep.net).

Đã đấm hay là chuẩn bị để đấm vào sự “bi thảm” văn chương? Có phải chăng đó tình trạng hỗn loạn (sinh lý và mê sảng) bởi những mặt trái của xã hội (?) Có bao giờ ông NTT và NĐT nghĩ rằng có những  văn nghệ sĩ: “họ chỉ còn cách diễn tả cái trống rỗng khốn cùng một cách vô vọng?” Như vậy, chúng ta có dám gọi đó chính là sự bi quan? Bi quan của một thế hệ “duy thực nghiệm!” (vấn đề này cần phải xem xét lại).

Qua cách phân tích và nhận định bài thơ Thiên hạ của Tg LTV, tôi thẳng thắn mà nói: Đây là những câu văn viết ra để những người hát tuồng sử dụng trên sân khấu. Nó không phải là thơ. Có thể Tg LTV cũng là hạng người thích dùng nắm đấm để thể hiện sức mạnh từ tư tưởng “ngơ ngác” của chính mình?

Sau đây tôi gửi đến Tg LTV một đoản văn được trích từ tác phẩm Linh Sơn của Cao Hành Kiện (TQ). Tg LTV hãy đọc và suy gẫm…Ta không biết là bạn đã bao giờ nghĩ cái điều lạ lùng này chưa, điều ấy là cái tôi. Ta càng quan sát nó, nó càng thay đổi, như khi nằm trong cỏ, bạn nhìn đăm đăm vào mây trên trời.Thoạt đầu nó giống như một con lạc đà, rồi một người đàn bà, cuối cùng hóa thành một cụ già râu dài. Nhưng không cái gì là cố định cả, vì trong nháy mắt chúng đã thay hình đổi dạng.

Nó giống như khi bạn vào nhà vệ sinh của một căn nhà cũ kỹ và bạn quan sát các bức tường bị vung vãi bẩn. bạn đến đó hàng ngày, nhưng các dấu vết tuy đã lâu vẫn cứ mỗi một lần lại thay đổi. Lần đầu, bạn thấy giống như một mặt người, rồi một con chó chết, lòng ruột xổ ra. Lần sau, chúng trở thành một cái cây có đứa bé gái cưỡi một con ngựa gầy gò ở bên dưới. Mười hay mười lăm ngày sau, có thể nhiều tháng, một sáng nọ bạn bất ngờ phát hiện ra thấy những vệt nước lại mang hình một mặt người…“bộ mặt đó là ai?”.

Tây Ninh không ngày tháng măm

K.L.C

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

GT thiển nghĩ, văn chương hãy hướng con người ta tới những điều tốt đẹp, hãy yeu thương tất cả thì sẽ thấy đc ve dep cua tam hon mình!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

GT thiển nghĩ, văn chương hãy hướng con người ta tới những điều tốt đẹp, hãy yeu thương tất cả thì sẽ thấy đc ve dep cua tam hon mình!

Mình đồng cảm với bài viết và cảm ơn giangthanhbp chia sẻ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Một tâm hồn không có trí tưởng tượng cũng như một nhà quan sát không có kính thiên văn.

Cám ơn bạn thăm nhà. Chúc vui.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...