Jump to content
duonghoanghuu

Truyện cực ngắn: đọc nhanh, thấm lâu

Recommended Posts

 

"Truyện cực ngắn có nhiều tên gọi: truyện chớp (flash fiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện mỏng (skinny fiction), truyện nhanh (fast fiction), vi truyện (micro fiction)... Không có một quy chuẩn cụ thể nào cho thể loại truyện cực ngắn, nhưng để được gọi là truyện cực ngắn thì dung lượng chỉ khoảng vài trang sách, vài trăm chữ, ngắn đến mức không thể rút gọn. Và truyện cực ngắn không phải là một truyện rút gọn mà được cấu trúc nén, thậm chí một câu, một chữ cũng được gọi là một truyện."

 

Truyện cực ngắn không phải là một thể loại xa lạ. Trên thế giới, Luis Borges (Argentina), Yasunari Kawabata (Nhật Bản), Ernest Hemingway (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)... được xem là những cây bút tài năng, mang lại sự tuyệt thú cho người đọc từ truyện cực ngắn.

 

Như một thách đố

 

Ở VN, lâu nay có không ít nhà văn thể nghiệm với thể loại này, thậm chí trên tờ Kiến Thức Ngày Nay từng có cuộc thi và trang mục truyện ngắn 100 chữ. Nhưng ý thức viết thành vệt, in sách chỉ toàn truyện cực ngắn thì gần đây xuất hiện khá nhiều. Cho ra sách truyện cực ngắn có Nhật Chiêu, Y Ban, Nguyễn Thị Hậu, Nhã Thuyên, Hoàng Long... Còn đang “thâm canh” ở thể loại cực ngắn thì có: Nguyễn Nguyên Phước, Phạm Vũ Văn Khoa, Tăng Song Nam, Nguyễn Thị Hải...

 

Vì sao là cực ngắn? Nhã Thuyên - tác giả Ngón tay út (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn) - bộc bạch: “Ban đầu tôi đến với cực ngắn vì... lười đọc văn xuôi, ngại viết cái gì dài dài, rồi dần dà cực ngắn là một sự rèn luyện, một ý thức viết”. “Vì nó như một thách đố: càng ngắn gọn, càng chính xác thì càng đạt đến sự giản dị. Viết truyện cực ngắn cũng rất thú vị vì thường mang lại bất ngờ: định viết thế này mà khi hoàn chỉnh lại ra một truyện hoàn toàn khác hẳn” - tác giả Nguyễn Thị Hậu, đồng tác giả tập sách Ngắn và rất ngắn (Phương Nam Book & NXB Thanh Niên), lý giải.

 

Còn nhà văn, dịch giả Hoàng Long - tác giả Những tàn dư mưa (Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây - NXB Lao Ðộng) - cho rằng: “Tôi thấy thể loại này có nhiều cái hay. Thứ nhất là kiệm lời, thứ hai là đòi hỏi tác giả phải nỗ lực chiêm nghiệm tìm kiếm. Truyện cực ngắn còn dạy tôi biết chọn lọc ngôn từ và suy tư một cách nghiêm chỉnh, bởi nếu như không có một điều gì để nói, truyện cực ngắn không thể nào được hình thành”.

 

Ðiểm thú vị ở truyện cực ngắn là giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian cho cả người viết và người đọc (tất nhiên vấn đề này được hiểu theo nghĩa tương đối, vì có khi phải mất thời gian rất lâu mới hoàn tất một truyện cực ngắn, phải bỏ ra rất nhiều ngày mới “giải mã” được một truyện chỉ một câu).

 

Truyện “tuyệt ngắn”

 

Nhà văn Nhật Chiêu, trong tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn), gọi truyện cực ngắn của mình bằng tên gọi là “truyện tuyệt ngắn”. Tiến sĩ Nguyễn Nam (bút danh Hoàng Lương) đề xuất một cách đọc Nhật Chiêu: “Hãy thử đọc như một hành trình khảo cổ tri thức, bóc tách và tạo đa nghĩa cho tập truyện, cũng như suy nghiệm trong không gian đa chiều, đa nghĩa của văn chương”...

 

Quả vậy, truyện “tuyệt ngắn” của Nhật Chiêu như những đoản ngôn trải ra vẻ đẹp của tâm hồn và sự sắc sảo của tư duy. Trong trang phục mới, nhà vua diễu hành. Lệnh cho dân chúng hôm ấy không ai được mặc quần áo, phải hoàn toàn trần truồng. Một đứa bé (tồng ngồng) reo lên: “A ha! Quần áo đẹp quá! Quần áo đang đi. Quần áo không vua!”. Mọi người (tồng ngồng) ồ lên: “Vua đâu rồi?”. “Vuua đââu rôồi”. Ðấy là truyện (tuyệt ngắn) Quần áo không vua của Nhật Chiêu. Và đây là truyện ngắn (một câu) cũng của Nhật Chiêu: Từ sau lưng, Tương lai đuổi theo kẻ tội phạm và tống y vào tù để y ngồi đó mà đón đợi Quá khứ (truyện Thời gian).

 

Với hai truyện ngắn vừa dẫn của Nhật Chiêu, có thể thấy sự thú vị của thể loại truyện cực ngắn là đọc nhanh, nhớ nhanh nhưng thấm rất lâu. Với một số ít câu chữ thì phép ẩn dụ là một chọn lựa khả thi. Tuy nhiên, truyện cực ngắn hoàn toàn có thể làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách sắc sảo, hay đề cập những vấn đề thời sự xã hội một cách kịp thời. Nếu như người viết “nén” tâm trạng, thông điệp trong truyện, thì người đọc “giải nén” bằng những chìa khóa riêng của mình.

 

Hãy thử đọc một truyện cực ngắn của Nguyễn Thị Hậu: Tháng bảy mùa xá tội vong nhân. Những ngôi chùa lớn nhỏ đông người lui tới đèn nhang. Tháng bảy mưa ngâu... Sài Gòn áp thấp nhiệt đới, phố xá khuất trong mưa, nhà cửa mờ sau màn nước. Từ trong ngôi chùa lớn một chiếc xe hơi sang trọng chạy ra. Qua vũng nước đọng ở cửa chùa làm nước bắn tung tóe lên người ông già bán vé số đứng nép dưới mái hiên. “Mô Phật” - ông già khẽ nói”. “Mô Phật”, giọng trầm bổng mấy Thầy ngồi trên xe hơi cũng nói (truyện Xá tội vong nhân).

 

Như vậy, truyện cực ngắn khi được các nhà văn ý thức sáng tạo, với tâm thế đồng hành cùng cuộc sống thì sẽ sản sinh những tác phẩm hay. Còn với bạn đọc, việc có trên tay một cuốn sách bỏ túi (pocket book) hay một tập truyện cực ngắn đơn giản trước hết là một sự lựa chọn tiêu dùng trong cuộc sống hối hả hôm nay.

 

 

Theo Tuổi Trẻ

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...