Jump to content
NguoiDien

Tìm người

Recommended Posts

Chiêc xe bon bon trên con đường nhự phẳng lì. Hai bên đường, hàng xà cừ tỏa bóng làm dịu bớt cái nóng nực của buổi trưa hè. Đã lâu lắm rồi tôi mới về quê nên con đường dường như dài hơn, lạ lẫm hơn.

 

Đám trẻ trâu bên con mương phía xa đang đùa giỡn. Chúng hò hét ầm ĩ, náo động cả vẻ êm đềm, tĩnh lặng của làng quê thanh bình. Chúng làm tôi lại nhớ đến tuổi thơ ngây đầy ắp kỉ niệm của mình. Tôi đang miên man trong hồi ức bỗng:

 

- Tuýt…tuýt…tuýt…

 

Tôi giật bắn mình đạp phanh theo thói quen. Lạ thật ! giữa vùng quê thanh bình như thế này tôi chưa gặp cảnh sát giao thông bao giờ. Chắc quê mình bây giờ cũng nền nếp lắm đây, tôi nhủ thầm và dừng hẳn lại. Định thần nhìn kĩ, tôi thấy một người đàn ông cầm cái còi to tướng đang tiến lại gần. Quả thật tôi cũng là một người thường vi phạm luật giao thông, vì thế, tôi lật đật rút ví lấy giấy tờ xe và chuẩn bị những lời xin xỏ. Ai mà quen quá, tôi vỗ trán cố lục tìm lại những người quen nhưng vô hiệu. Người đàn ông đã ở ngay bên cạnh tôi. Bất ngờ, anh ta đưa tay từ phía sau ra, trên tay anh ta là cái kính lúp to tổ bố. Anh giơ cái kính sát mặt tôi rồi săm soi một hồi mà không nói không rằng. Một hồi, anh ta thả tay xuống, lùi ra xa một chút rồi thủng thẳng:

 

- Chú có vẻ gần được là một con người. Nhưng cũng chưa đạt lắm. Giọng nói trầm ấm có vẻ thân thiện gợi lại trong tôi. Khuôn mặt xương xẩu, mái tóc bù xù và đôi mắt tỏ vẻ tinh anh hấp háy liên tục.

 

Chợt nhớ ra, tôi reo lên:

 

- Anh Thường! Anh Thường phải không?

 

- Phải. Anh gật đầu xác nhận rồi quay người bước vào gốc bàng bên lề đường. Quái lạ! anh Thường trước học Sư Phạm, làm thầy giáo mãi tận Hà Giang sao giờ lại có mặt ở đây, lại đứng giữa đường dừng xe mọi người. Với những thắc mắc nảy sinh trong đầu, tôi lại gần anh:

 

- Anh mới chuyển ngành à?

 

Anh nhìn tôi với ánh mắt dò xét, trả lời cộc lốc:

 

- Không.

 

Tôi lại càng thắc mắc hơn:

 

- Thế anh đứng đây, thổi còi dừng xe người ta để làm gì?

 

- Tìm người – Anh trả lời rồi tiếp – chú hỏi nhiều qúa. Đi đi.

 

Đám trẻ trâu nãy giờ đã đến gần chúng tôi từ lúc nào. Chúng tò mò theo dõi cuộc nói chuyện. Thấy tôi ngẩn người vì câu nói của anh Thường, chúng nói với tôi:

 

- Chú ơi ! ông ấy bị điên đấy.

 

Anh Thường bị điên. Tôi không thể tin vào điều đó nếu lũ trẻ không nhắc lại một lần nữa mong giúp tôi khỏi mất thời gian với anh. Tôi quay ra xe, nổ máy, chiêc xe lại từ từ lăn bánh trên con đường trải nhựa, mang theo những suy nghĩ mông lung.

 

Anh Thường là người cùng làng với tôi. Hơn nữa, toi với anh còn có họ xa, nghe đâu bà nội của anh với ông ngoại tôi là chị em con chú con bác. Anh hơn tôi bốn tuổi, ngày còn nhỏ, chúng tôi vẫn thường đánh khăng, đánh đáo với nhau. Hồi ấy, anh học giỏi lắm, luôn đứng đầu trong trường, trong huyện. Có lẽ cả cái tỉnh Hà Nam Ninh lúc ấy, anh có thua cũng chỉ thua vài người. Rồi anh vào đại học. Anh học xong bốn năm Sư Phạm thì xung phong đi miền núi. Thời đó, ở quê tôi người ta bảo anh bị hâm, về huyện thé nào người ta chả nhận với cái bảng vàng thành tích của anh. Thế mà anh quyết một câu, chào bố mẹ một tiếng rồi khoác ba lô đi liền. Khi tôi nối gót anh bước vào cổng trường Sư Phạm thì anh đã là ông thầy giáo ở Hà Giang rồi. Anh đi biền biệt, một năm vài lá thư về gia đình và bè bạn. Chẳng lá thư nào anh kể khổ, kể chán ở cái nơi heo hút, rừng thiêng nước độc mà chỉ thấy anh kể về những điều thơ mộng, lãng mạn của rừng núi, của mây ngàn, cây cỏ.

 

Ra trường. Tôi không có máu anh hùng như anh nhưng cũng chẳng về quê. Tôi ở lại Hà Nội, cạy cục đi làm thuê rồi xin dạy hợp đồng cho một trường dân lập. Cuộc sống vội vã của hà thành cuốn tôi theo guồng máy vốn có của nó. Thời gian không được dư dả nên tôi cũng ít về quê, dù quê tôi với Hà Nội có vài giờ chạy xe. Tôi đã quên bẵng anh cho tới hôm nay.

 

Bữa cơm gia đình ấm cúng với những câu chuyện về làng quê, về phố phường. Thằng em tôi pha một ấm chè thật đặc rồi mời bố tôi và tôi cùng uống nước. Bố tôi định đứng dậy, tôi với vội ấm chè rót từng chén:

 

- Con mời bố !

 

Ông cụ có vẻ hài lòng, gật gù với chén nước xanh ngát, nghi ngút khói. Bố con tôi ngồi tâm sự chuyện đời, chuyện làm ăn của anh em chúng tôi rồi ông phán một câu:

 

- Anh đi đâu thì đi. Làm gì thì làm. Nhưng nhớ một điều là cuộc sống không còn như trước. Đừng có ham tiền quá mà chết, nhưng cũng đừng lý tưởng quá mà khổ. Nhìn anh Thường con bác Hạnh đấy.

 

Nghe ông cụ nhắc đến anh Thường, tôi hỏi ông:

 

- Hồi sáng, con về tới đầu làng gặp anh Thường, anh ấy có vẻ khang khác. Tụi trẻ nói anh ấy bị điên. Bố biết chuyện ấy ra làm sao?

 

Bố tôi đằng hắng một tiếng, ông cầm chén nước lên nhấp một miếng rồi hạ giọng:

 

- Điên. Thằng Thường điên thật. Nhưng nó còn tỉnh bằng vạn người. Có điều…nghĩ đến nó mà thương…

 

- Cụ thể như thế nào hả bố? – tôi hỏi tiếp – con không hiểu lắm. Ông cụ thủng thẳng:

 

- Tao biết hết. Từ cái ngày nó chưa bị điên, mỗi lần nó viết thư về cho bác Hạnh, nó đều có thư riêng cho tao. Nó kể cuộc sống thực ở đấy. Rồi nó hỏi ý kiến tao. Gì thì gì, tao cũng là chú của nó, với lại, cả họ nhà mình, có mỗi tao được đi đây đi đó, va chạm xã hội nhiều…

 

Sốt ruột vì sự dài dòng của cụ, tôi cắt ngang:

 

- Thôi, bố kể luôn đi xem nào.

 

Ông cụ vẫn không phật ý, tiếp tục:

 

- Cái ngày nó xung phong đi miền núi ấy, ai cũng bảo nó hâm. Nó sang hỏi tao, tao bèn khuyên nó sống theo lý tưởng. Tao cũng vì sống theo lý tưởng mới có được ngày hôm nay nên tao mới khuyên nó thế. Thế là nó quyết. Lên trên ấy, nó được nhận vào dạy ở một trường cấp hai. Với cái tài của nó, dáng ra nó được dạy chính thì lại bị xếp ngồi làm sổ sách giấy tờ chỉ vì một câu nói. Cái thằng đến là dại, anh có biết nó nói thế nào không? Nó bảo rằng hệ thống giáo dục ở nước ta dạy cái gì cũng hay, nhưng chả làm cái gì cho nên hồn cả. Đấy ! anh bảo nó nói thế có mất quan điểm không cơ chứ?. Thanh niên, xốc vác, xung phong vào cái nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi, đi nửa ngày đường mới thấy một bóng người ấy, dám nói, dám làm như thế. Dần dần nó cũng được đứng lớp, nó bảo học trò trên ấy không thích học lắm, vì học không làm cho bọn trẻ no bụng ngay được, chung quy cũng chỉ tại cái nghèo, cái đói. Thế nên nó mày mò nghiên cứu, tìm ra một phương pháp dạy và quản lí học sinh cho phù hợp môi trường thực tế. Nhưng khi nó tìm ra được rồi, đem vào áp dụng thì người ta không cho. Cấp trên của nó bảo nó là thằng rỗi hơi, bày đặt làm chuyện không đâu. Nó thất vọng, nhưng cố gắng cũng chẳng làm được gì, nó đành phó mặc để yên thân.

 

Hết hạn hai năm, nó đã chán. Nó xin chuyển về quê thì người ta giữ nó lại với một lý do rất đơn giản. Họ bảo nó phải ở đấy, dạy hay không dạy cũng được, nhưng phải ở đấy làm tấm gương cho những thế hệ trẻ hơn tiếp tục xung phong lên miền núi. Quả có thế thật, thanh niên bây giờ mấy đứa dám đầu quân cho miền núi. Nó bỗng khùng lên, chửi tất. Nó chửi từ trưởng phòng giáo dục, nó chửi cả đến hiệu trưởng, hiệu phó, kể cả tổ trưởng bộ môn nó cũng không tha. Mày thấy nó có điên không? Nó chửi bất cứ ai đụng đến ng việc của nó. Nó lại không thèm ý tứ, nó chửi thẳng vào mặt những người mà nó cho rằng không đáng làm thầy ấy. Thói đời, đã bị chửi là tức. Họ tìm cách dồn nó vào chân tường. Với lí do thần kinh không ổn định, họ gửi nó đến bệnh viện tâm thần để khám. Kết quả là nó có triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Họ bèn gửi nó vào bệnh viện chữa trị.

 

Nó ở đấy được hơn một năm. Bệnh viện trả về vì bệnh của nó ngày càng nặng. Đương nhiên là nó đã điên thật. Hằn trong não của nó chỉ còn lại mỗi một điều, nó cần phải tìm cho ra một con người trong hàng ngàn hàng vạn kẻ đang mang hình hài con người kia.

 

Đã sáu tháng nay, nhà trường cho người đưa nó về gia đình để gia đình chạy chữa và chăm sóc. Vả lại, để nó ở đấy, nó cứ vác cái kính lúp đi khắp trường, gặp ai cũng săm soi tìm người thì bố ai chịu nổi.

 

Từ ngày nó về, ngày nào nó cũng ra gốc bàng đầu làng và chặn người ta. Ai hỏi nó làm thế để làm gì nó cũng chỉ trả lời một câu: “Tìm Người”. Chỉ thương bà hạnh, đẻ được đứa con thông minh, học giỏi tưởng đã yên phận, nào ngờ giờ lại phải lo cho đứa con dở điên dở dại như thế…

 

Ông cụ vừa kể đến đây thì chú Nha bên hàng xóm sang chơi. Nghe nhắc đến anh Thường, chú cười ha hả nói luôn, chẳng đợi tôi rót nước mời:

 

- Thằng Thường ấy à?. Điên. Điên tợn. Mới chiều nay nó bị thằng cha phó chủ tịch huyện cho một đấm giữa mặt vì soi kính vào mặt lão mà tìm người đấy…

=========

NguoiDien

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...