Jump to content

Recommended Posts

Con phố dài tấp nập từng dòng xe nối nhau đi về những khuôn hình đã định. Nhìn bao khuôn mặt người, trông lạnh như đồng tiền giữa trời đông, lẻ loi và vô hồn. Cơn gió thổi viu vít theo những hạt mưa chảy dài trên mặt đời nóng bỏng. Hình như nó có màu của dòng kênh thành phố, cái mùi vị lạ lẫm lắm đối với tâm hồn trong trẻo mới lần đầu tiên bắt gặp. Nhưng chẳng lạ gì đâu đối với người đã quen nó, cuộc sống buộc họ phải quen với nó đấy thôi! Và tôi cố tìm ra một tính từ hay một dạng từ nào đó, nói chung là không xấu để mô tả, để thấy được sự sống hiển hiện ngay trên khuôn mặt họ. Chao ôi, giá như tôi không thấy được thì hay biết mấy, nhưng không thể, công việc đó giống như bắt cái miệng của tôi từ bỏ thức ăn hay đại loại như là nước uống vậy. Miệt mài, đấy là tính từ dùng cho loài kiến. Còn đây sự miệt mài trên con phố căng phồng cơn mưa, trên đấy cái tình của sự sống,… một chút suy tư cho sự chiêm nghiệm. Họ là “con người”, cũng may trong thâm tâm tôi lại buột miệng nói ra được cái danh từ cao quý ấy. Họ bận bịu gì ấy nhỉ? Câu hỏi có vẻ lạc lõng giữa cái phố phường, thành thị này.Tôi ngơ ngác đi tìm câu trả lời, trong khi đó lại không có câu hỏi. Cuộc sống không thẳng hàng, nó xiêng xẹo, nó méo mó,… nó đủ các kiểu mà tôi thấy, tôi biết, và tôi cảm.

 

10646749_345735805594436_886756033607498

 

Mẹ con chị Sáu miệt mài với gánh ve chai, bác Hai Rầu vẫn ngày ngày với xe hủ tiếu… họ rong ruổi khắp những con hẻm, chẳng phải việc gì lớn lao nhưng lớn nhất trong đời họ là: “Mưu sinh”.

- Con bé Nhiên không biết chữ, nó chưa được đi học lấy gì mà biết. -Con bé ngoan lắm chú hai ạ! Ông Ba Nhị bảo tôi, rồi ông nói một mạch- Nó làm quần quật cả ngày, lúc thì theo mẹ đi gánh ve chai, lúc thì đi bán vé số… Mười tuổi rồi mà người gầy đét như thanh củi khô vậy. Vất vả là thế vậy mà tối đến lại chạy sang chỗ tui đòi học kéo nhị. Tính nó ham học lắm, khổ nỗi nhà lại nghèo.Nó là chị hai phải đi làm thôi, dưới còn có ba đứa em nó nữa. Nhà đã khổ lại càng thêm khổ. Bố mất khi mẹ con nhỏ sinh thằng út . Mấy đứa nhỏ đó cũng được đi học đâu, đi làm cả đấy chứ. -Tui thương chúng nó lắm chú hai ạ, nhất là con Hai Nhiên. Ông Ba Nhị chép miệng.-Thôi cụng ly cái đã chú hai.

Chúng tôi thi công cây cầu bắt qua con kênh trước cái xóm trại nghèo này. Lán của anh em công nhân gần cái xóm này lắm. Ban chỉ huy thi công còn gần hơn nữa, chỉ cách nhà ông ba Nhị có vườn chuối còi cọc nằm xiên vẹo về phía con kênh.Vì vậy mà tôi hay sang chỗ ông chơi lúc rảnh rỗi, đôi khi có mang theo rượu và mồi nhắm. Hai bác cháu ngồi lai rai, tôi ngồi thưởng thức những ngón đàn tuyệt diệu của bác ba mỗi khi cao hứng. Đàn xong bác hay kể về những chuyện quanh xóm. Những con người đầy số phận, vật lộn nhọc nhằn với cuộc sống mà vẫn nghèo khổ.Tôi ngồi nói chuyện với bác ba Nhị hay bắt gặp đứa bé đứng ngoài cửa, không dám vô. Bác Ba gọi nó mới vào, lại ngồi nép vào lưng bác Ba trông bẽn lẽn nhưng rắn rỏi phải biết. Đứa bé đến được một lúc thì tôi lại phải ra về vì trời đã khuya. Nhưng hôm nay lạ lắm, tôi cố tình đến chỗ bác trước vậy mà đã thấy con bé ở đấy rồi.Tôi bắt gặp trong ánh mắt nó sáng lên một niềm hi vọng, thay thế cho cái vẻ buồn thường ngày…

- Em hôm nay không đi làm hay sao mà đến chỗ bác Ba Nhị sớm vậy?

Tôi hỏi. Nó ấp úng không trả lời.Bác ba ra đỡ lời tôi ngay.

- Ấy chết chú hai, tôi đang mong chú. Chú vào trong này chúng ta nói chuyện đã nào!

- Chú hai ạ, Bác bắt đầu nói. Nếu chú không sang thì tui cũng phải qua gọi chú. Vừa nói bác vừa rót đầy hai li rượu.

- Chuyện gì mà bác tìm cháu vậy ạ! Bác cứ để cháu chạy qua là được mà!

- Ậy sao lại phiền chú thế được. Con bé Nhiên đâu, vào trong bác bảo.

Nó đứng nép vào cạnh bác Ba.

– Chuyện là thế này chú hai. Như chú biết rồi đấy,đây là con bé Nhiên mà tui hay kể cho chú nghe.Tui tính… Bác ngừng nói, cầm li rượu uống cái ực.- Chú tính cả cuộc đời tui chưa được đi học, chữ nghĩa không biết. Mấy ngón đàn ngày xưa lang thang theo một ông thầy học ngót nghét cũng kéo được mấy bài làm kế sinh nhai.Cuộc sống trôi qua, vợ con không có, sống thui thủi quanh xóm Ấp. May có bà con làng xóm giúp đỡ nên không phải chết đói. Chuyện tui muốn phiền chú hai, chẳng qua cũng là vì con bé này. Ngày xưa vì nghèo tui không được học, bây giờ vì nghèo mà con bé nó cũng không biết chữ thì cũng buồn lắm chú Hai ạ! Chính vì vậy mà tui muốn nhờ chú dạy cho nó biết cái chữ, để cuộc đời nó đỡ khổ như tui. Chú nhận lời chứ chú Hai?

 

10678710_348718798629470_161533500072207

Nghe bác Ba nói , tôi không ngạc nhiên lắm. Cái suy nghĩ ấy đã hình thành trong đầu tôi từ trước đó rồi. Lại nghe những lời tâm huyết như thế sao lại không đồng ý được cơ chứ.Tôi vội nhận lời ngay.

- Cháu không phản đối gì cả, chuyện này cháu cũng định bàn với bác. Qua cả nhà em Nhiên nữa, thuyết phục mẹ em thử xem. Tôi ngừng nói một lát. Thấy tôi ngập ngừng. Bác Ba hỏi ngay.

- Chú có điều gì khó khăn à! Mẹ con bé thì để tui lo, chú không phải bận tâm đâu.

- Không phải chuyện đó đâu bác .Cháu không băn khoăn điều gì cả. Chỉ là… Cháu muốn mời chị Sáu vô chỗ cháu làm việc, công việc của chị hiện giờ vất vả quá mà vẫn không đủ ăn, mấy đứa lại không được đi học.

Tôi chưa kịp nói hết câu, bác Ba vỗ đùi đánh đét:

- Trời, tuyệt quá chú hai, chú tính được như thế thì tui mừng thay cho chúng nó.

-Nhưng cháu sợ chị Sáu không đồng ý nên hơi ngần ngại

- Nó mà không nhận coi như phụ mất tấm chân tình của chú rồi còn gì. À mà chú định giao cho con Sáu làm việc gì vậy?

- Chỉ là nấu ăn cho đội thôi bác ạ! Chị Tâm vẫn làm, bây giờ đã chuyển về công ty rồi! Chị Sáu làm chỗ cháu sẽ có đồng lương ổn định, có thời gian chăm sóc mấy đứa nhỏ. Ngoài ra công việc dọn dẹp cháu cũng sẽ giao cho chị, kiếm thêm ít tiền. Rồi mấy đứa sẽ được đi học.

- Chú tính thế thì còn gì bằng. Nào làm hớp rượu chứ! -Con Nhiên lại chào thầy giáo đi nào!

 


Trong giọng nói của một người đàn ông đã đi trọn gần hết cuộc đời, tôi thấy có một cái gì đó, không phải là kinh nghiệm sống mà là niềm vui tràn ngập, trong đôi mắt sáng hẳn ra, làm cho khuôn mặt nắng gió của bác trẻ thêm đến chục tuổi. Niềm vui của con trẻ xen lẫn trong ly rượu bác rót cho tôi. Tay bác run hẳn lên, làm tràn cả ly. Sự xúc động giờ đã xâm chiếm toàn bộ tâm hồn bác. Dường như tâm hồn người ta trở nên thánh thiện đến lạ kì, khi cái ước muốn về một hạnh phúc cho những con người ta yêu quý trở thành sự thực. Hạnh phúc đến với họ như chính nó đến với ta, ta lại có phần hơn cả họ, bởi cả cuộc đời ta giành trọn suy nghĩ cho nó rồi!

Tôi nhìn vội ra dòng kênh đen kịch mà chúng tôi đang bắt những nhịp cầu qua đó. Giữa cái khổ ải, chạy vạy lo từng bữa ăn mà tâm hồn họ vẫn chưa bị đổi màu như dòng nước ngoài kia.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

thich

 

 

 

 

? ? (¯`*•.¸ ? .•° *°•.¸.• . ??? . •.¸.•°* °•. ? .¸.•°*`¯) ? ?
? ? (¯`*•.¸ ? .•° *°•.¸.• . ??? . •.¸.•°* °•. ? .¸.•°*`¯) ? ?
——————————————
v2.JPGv2.JPGv.JPGv2.JPGv2.JPG
 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Cuộc sống là gì?

 

Là vô số những chuyện vụn vặt gộp lại. Bao gồm chuyện tương cà mắm muối, bao gồm chuyện ngày mai uống sữa bò hay uống sữa đậu nành, bữa tối ăn cá hay ăn thịt, nếu ăn cá thì chọn cá biển hay cá nước ngọt, phải mua loại thuốc nào để diệt gián trong nhà, quần áo nên mang đến tiệm giặt là hay là tự giặt tay, tất bẩn phải giặt hàng ngày hay vài ngày giặt một lần, tủ lạnh đã vệ sinh hay chưa, mỗi tháng phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mới đủ tiền trả tiền điện nước...

 

Hôn nhân là gì?

 


Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...