nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đối với những người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, việc kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt vô cùng quan trọng trong việc cải thiện bệnh hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Vậy nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng niêm mạc hậu môn xuất hiện viêm loét khiến vùng nếp gấp hậu môn bị nứt khoảng 0.5 đến 1cm. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức, chảy máu ở hậu môn khi đại tiện, gây phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt hang ngày.
Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu do: Chế độ ăn uống không khoa học, táo bón lâu ngày, đại tiện khó, quan hệ tình dục bằng hậu môn, viêm nhiễm đường ruột,… Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? Ngoài việc tuân thủ những chỉ định cảu các bác sỹ về việc sử dụng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh:
-
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm mềm phân, giúp các chất cặn bã trong cơ thể dễ dàng ra ngoài. Do đó, chất xơ có thể chống táo bón rất tốt, tránh gây tổn thương đến ống hậu môn. Chất xơ thường có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi như: Súp lơ xanh, đậu hà lan, rau chân vịt, cà rốt, bí đỏ, bơ, chuối, táo,…
-
Thực phẩm nhuận tràng
Nguyên nhân chính gây ra nứt kẽ hậu môn là táo bón. Do đó, để điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, không tái phát trước tiên, người bệnh cần khắc phục tình trạng này. Bạn nên ăn những thực phẩm nhuận tràng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt để ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Một số thực phẩm nhuận tràng cần bổ sung trong bữa ăn: Khoai lang, khoai tây, bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền, quả đu đủ, mè đen,…
-
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường có triệu chứng đại tiện ra máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng gây đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, ngất xỉu,... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều sắt để bổ máu.
Một số thực phẩm chứa nhiều sắt: Thịt bò, gan, trứng, hải sản, bí ngô, khoai tây, bông cỉa xanh, đỗ, nho, mía,...
-
Uống đủ 2 lít nước
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dễ tiêu, phân mềm, tránh táo bón. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước ép hoa quả kềm theo như: Nước cam, bơ, mơ, hạn nhân,... Nước ép hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể và kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.
0 Bình luận
Recommended Comments
There are no comments to display.