Jump to content

admin

Thành viên
  • Số bài viết

    31
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi admin


  1. Diễn đàn Văn học Trẻ đã tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt theo 3 kiểu gõ phổ biến hiện nay là: VNI, TELEX VIQR. Tuy nhiên, BQT khuyến khích các bạn thành viên không gõ theo kiểu VIQR vì kiểu gõ này kém thẩm mỹ, chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng.

     

    Cách thức sử dung bộ gõ trên Diễn đàn:

     

    Khi post bài, các bạn để thanh Status Bar có hiển thị thông tin như sau:

    status.gif

     

    Đó chính là bộ gõ của diễn đàn. Mặc định, bộ gõ được đặt ở kiểu VNI, bạn có thể ấn phím F9 để thay đổi kiểu gõ phù hợp.

     

    Nếu bạn chưa biết cách gõ Tiếng Việt, hãy tham khảo 2 kiểu gõ phổ biến hiện nay:

     

    1. Kiểu gõ VNI

    Kiểu gõ VNI sử dụng các phím số để gõ chữ tiếng Việt.

    VNI.gif

     

    Ví dụ: Tho7 Tre3 = Thơ Trẻ

     

    2. Kiểu gõ TELEX

    Telex.gif

     

    Ví dụ: Thow Trer = Thơ Trẻ

     

    Nội dung cũng như tiêu đề của các bài viết không được dùng toàn chữ IN HOA hay chữ viết không có dấu tiếng Việt. Những bài viết vi phạm có thể bị nhắc nhở bởi BQT và nếu thành viên cố tình viết sai chuẩn nhiều lần thì mod của diễn đàn có thể sửa hoặc xoá bài viết của thành viên tuỳ theo mức độ. Để rõ hơn về vấn đề này, xin vui lòng tham khảo Quy định chung của Diễn đàn.

     

    Bài viết của bạn cần được trình bày sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc. Bạn có thể dùng các thẻ BBCode để định dạng nội dung bài viết. Nếu chưa rõ cách sử dụng, bạn có thể tham khảo tại đây.

     

    Nếu có điều gì chưa rõ, bạn có thể gửi những thắc mắc của mình phía dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

     

    Xin cám ơn tất cả các bạn,

     

    Ban Quản Trị


  2. Diễn đàn Văn học Trẻ là một bộ phận của website Thơ Trẻ - Không gian thơ trên NET. Diễn đàn là nơi giao lưu, gặp gỡ và trao đổi các vấn đề về văn học. Diễn đàn hoạt động theo luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam và tuân thủ mọi quy định của pháp luật VN.

     

    A. Những quy định chung:

    Tất cả người sử dụng internet trên toàn thế giới đều có thể tham gia Diễn đàn này tuy nhiên để DĐ tồn tại một cách hữu ích và lành mạnh, BQT đưa ra một số quy định như sau:

     

    1/ Quy định về thành viên:

     

    Tất cả mọi người đều có thể vào xem các bài viết trên Diễn đàn nhưng chỉ có thành viên của Diễn đàn Văn học Trẻ mới có quyền tham gia viết bài trên diễn đàn. Điều này có nghĩa là chỉ sau khi Đăng ký làm thành viên của Diễn đàn Văn học Trẻ bạn mới có quyền gởi bài viết mới cũng như tham gia trao đổi ý kiến trên diễn đàn. Ngoài ra, thành viên của diễn đàn còn được cung cấp các dịch vụ tiện ích khác của diễn đàn như: Tạo blog, album ảnh cá nhân, gửi thiệp, tham gia các buổi offline, gửi/nhận email, tin nhắn cá nhân,…

     

    2/ Quy định về Nội dung và hình ảnh gửi lên diễn đàn:

     

    - Tất cả các thành viên của Diễn đàn Văn học Trẻ đều được tự do gửi bài lên diễn đàn. Nội dung và hình ảnh trong bài viết do các thành viên gửi lên và thành viên đó sẽ chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình. Tuy nhiên, BQT Diễn đàn vẫn sẽ có quyền can thiệp (sửa, xoá, di chuyển…) cũng như xử lý các bài viết không phù hợp với tiêu chí hoạt động và quy định của mình.

     

    - Diễn đàn Văn học Trẻ là một Diễn đàn PHI CHÍNH TRỊ, PHI TÔN GIÁO, bất cứ bài viết nào bàn đến nội dung CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO và những bài viết KHÔNG PHÙ HỢP VỚI THUẦN PHONG MỸ TỤC VIỆT NAM sẽ bị xóa mà không cần thông báo. Nếu thành viên viên phạm nhiều lần có thể bị treo tài khoản hoặc xóa tài khoản vĩnh viễn.

     

    - Khi đưa thông tin, bài viết từ sách báo, website, diễn đàn khác, cần phải nêu rõ tên tác giả và nguồn gốc của bài viết, hình ảnh đó. Ngược lại, bất kỳ khách truy cập nào có nhu cầu trích dẫn bài viết, hình ảnh trên Diễn đàn Văn học Trẻ cũng phải ghi rõ “Nguồn: Thơ Trẻ”. Trong trường hợp không xác định tên tác giả thì ghi nguồn gốc hoặc sưu tầm. Một số thông tin được gửi lên có thể được thành viên lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu bạn phát hiện một thông tin nào được gửi trên diễn đàn là có bản quyền của bạn và bạn không muốn được đăng tải trên Thơ Trẻ, xin hãy thông báo cho BQT Diễn đàn để có cách giải quyết thích hợp. Đối với những thông tin, đời sống cá nhân thì phải liên hệ trực tiếp với thành viên đó trước khi lấy thông tin. Riêng các tác phẩm văn học trên Diễn đàn, nếu có cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào muốn sử dụng lại đều phải liên hệ xin phép tác giả trước. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra khiếu kiện về tác quyền.

     

    - Thành viên không được phép gửi 1 bài viết với cùng một nội dung, lên 2 chủ đề hoặc 2 box khác nhau, nhằm tránh làm loãng diễn đàn. Bài viết trùng lắp sẽ bị xóa và thành viên sẽ được nhắc nhở, nếu tiếp tục vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

     

    - Nội dung cũng như tiêu đề của các bài viết không được dùng toàn chữ IN HOA hay chữ viết không có dấu tiếng Việt. Những bài viết vi phạm có thể bị nhắc nhở bởi BQT và nếu thành viên cố tình viết sai chuẩn nhiều lần thì mod của diễn đàn có thể sửa hoặc xoá bài viết của thành viên tuỳ theo mức độ. Diễn đàn Văn học Trẻ đã tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt theo 3 kiểu gõ phổ biến hiện nay là: VNI, TELEX và VIQR. Nếu chưa rõ về cách gõ tiếng Việt, bạn có thể tham khảo tại đây. Bài viết của bạn cần được trình bày sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc. Bạn có thể dùng các thẻ BBCode để định dạng nội dung bài viết. Nếu chưa rõ cách sử dụng, bạn có thể tham khảo tại đây.

     

    - Bài viết của thành viên cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Bài viết có quá nhiều lỗi nêu trên sẽ được sửa bởi BQT, nếu do cố tình, bài viết sẽ bị xóa và tác giả bài viết sẽ bị cảnh cáo công khai trên diễn đàn. Việc sử dụng các từ nói lái, nói chệch, tiếng lóng, tiếng địa phương trong bài viết có thể tạo sự hài hước nhẹ nhàng, tuy nhiên cần tránh lạm dụng cách dùng từ nói trên trong suốt toàn bộ bài viết làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt. Diễn đàn của chúng ta là một diễn đàn văn học, nơi gặp gỡ của những người viết và độc giả, vì vậy rất mong các bạn chú ý đến vấn đề này. Thành viên cũng không nên dùng cách xưng hô, lời lẽ xuồng sã thái quá trong bài viết.

     

    - Trong khi thảo luận mỗi người có thể có ý kiến, quan điểm riêng. Thành viên tham gia thảo luận cần tôn trọng những người cùng tham gia và tôn trọng người quản trị, tránh sa vào đả kích cá nhân, lăng mạ xúc phạm người khác, nỏng nẩy, quá khích trên diễn đàn. Với những trường hợp quá khích, người quản trị có thể khoá tài khoản hoặc bài viết từ 1 ngày đến 1 tuần, như là một biện pháp để giúp thành viên bình tĩnh lại. Người quản trị có thể xem xét các bài viết có thái độ không tốt, dùng những biến thể của các từ tục tĩu, xúc phạm thành viên khác để có biện pháp xử lý.

     

    - Bài viết khi đã được gửi lên Diễn đàn Văn học Trẻ sẽ trở thành tài sản chung của diễn đàn, các thành viên có quyền trích dẫn bất cứ bài nào. BQT có toàn quyền trong việc sử dụng bài viết của thành viên cho những mục đích chung, trừ những trường hợp đặc biệt sẽ có sự trao đổi riêng với tác giả.

     

    - Khi gặp các bài có nội dung xấu vi phạm quy định của diễn đàn, thành viên hãy tích cực gửi tin nhắn đến BQT nhằm thông báo cho người quản trị biết để giải quyết kịp thời.

     

    - Chủ đề được tạo phải có nội dung phù hợp một cách tương đối với diễn đàn mà thành viên gửi vào. Quyền chuyển bài từ diễn đàn này sang diễn đàn khác thuộc về nhận định của người quản trị. Người quản trị có quyền chuyển bài của thành viên nếu thấy nó không phù hợp với diễn đàn mình đang quản lý.

     

    - Không nên tạo các chủ đề có nội dung trùng với những chủ đề đã có sẵn (vì điều này sẽ làm loãng diễn đàn), chỉ nên tạo thêm chủ đề mới khi các chủ đề có cùng nội dung đã trở nên quá cũ, hoặc việc thảo luận trong đó đã lệch xa khỏi nội dung ban đầu.

     

    - Chủ đề được gửi lên, mọi thành viên đều có quyền gửi bài vào đó. Nếu một chủ đề được tác giả tạo ra và là người gửi bài chủ yếu vào đó, và nó vẫn còn tiếp tục được duy trì, thì tác giả có quyền yêu cầu xoá những bài gây loãng hoặc có ý định phá hoại.

     

    - Các thành viên không được phép gửi lên DĐ các bài viết hoặc hình ảnh có nội dung:

     

    • Vi phạm thuần phong mỹ tục, gây phản cảm (đả kích, bêu xấu, chửi rủa, đồi trụỵ, từ ngữ - hình ảnh thô tục, tuyên truyền mê tín dị đoan…)

     

    • Thông tin ảnh hưởng xấu đối với văn hoá xã hội: xuyên tạc lịch sử, xúc phạm uy tín các tổ chức đoàn thể, tung tin đồn nhảm, lừa đảo…

     

    • Thông tin ảnh hưởng đến đời tư của công dân, ảnh hưởng đến an ninh, danh dự của cá nhân như vu khống, xúc phạm nhân phẩm…

     

    • Các thông tin ảnh hưởng đến tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

     

    • Các thông tin mang tính quảng cáo cho 1 đối tượng kinh doanh cụ thể, ngoại trừ những thông tin mang tính từ thiện, giúp đỡ khó khăn,… Cấm quảng cáo trong hồ sơ cá nhân lẫn chữ ký dưới mọi hình thức.

     

    • Các bài viết không có giá trị về mặt thông tin, mang tính cá nhân, lạc chủ đề đang thảo luận…

     

    Các bài viết vi phạm điều này sẽ bị xoá mà không thông báo trước. Tuỳ theo mức độ vi phạm tác giả bài viết sẽ bị cảnh cáo, khóa hoặc xóa tài khoản vĩnh viễn.

     

    3/ Những hành vi phá hoại, gây tổn hại đến hệ thống trang Web, làm ảnh hưởng đến bộ mặt, uy tín của Diễn đàn, gây gián đoạn hoặc quá tải hệ thống (gửi thư, gửi dữ liệu… ), làm ảnh hưởng đến đến người sử dụng khác, sử dụng trái phép hệ thống mạng Thơ Trẻ vào các mục đích phá hoại, quấy rối… vi phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam khi bị phát hiện sẽ lập tức bị xử lý, truất quyền thành viên, bị truy tố ra toà theo đúng pháp luật.

     

    4/ Quy định về chữ ký và avatar:

    - Không được đưa nội dung quảng cáo.

    - Không được sử dụng hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục để làm avatar.

     

    5/ Quy định về bảo mật thông tin cá nhân:

    Mọi thông tin cá nhân của thành viên đều được Thơ Trẻ tuyệt đối bảo mật trong điều kiện cho phép. Các thành viên cũng không được lộ thông tin cá nhân của thành viên khác trong các bài viết của mình, nếu có cần phải hỏi ý kiến của thành viên đó trước.

     

    6/ Quy định về sử dụng Cookies:

    Để sử dụng đầy đủ chức năng Diễn đàn cần sử dụng Cookies để lưu trữ các thông tin như: lần cuối cùng bạn truy cập diễn đàn, tên bạn, mã nhận dạng khi login, những việc bạn đã làm trong phiên truy cập.... Cookies này được lưu trữ trong trình duyệt web của bạn do đó bạn cần cho hiệu lực cookies để các thông tin trên không bị sai lạc, giúp bạn làm việc thuận lợi và nhanh chóng hơn.

     

    B. Hình thức xử lý:

     

    Tài khoản của mỗi thành viên là uy tín và danh dự của thành viên đó trên diễn đàn; vì vậy, các thành viên đều phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ uy tín của mình bằng cách tham gia diễn đàn với thái độ đúng mực, không vi phạm các quy định về việc gởi bài lên diễn đàn. Tùy theo mức độ vi phạm mà thành viên sẽ được nhắc nhở, cảnh cáo, khoá tài khoản tạm thời hoặc vĩnh viễn, thậm chí bị truy tố trước pháp luật.

     

    - Tất cả các các bài viết vi phạm quy định trên của Thơ Trẻ sẽ bị xoá mà không cần thông báo (có thể là xoá một phần hay xoá toàn bộ bài viết, tuỳ theo mức độ vi phạm).

     

    - Những chủ đề không đúng với chuyên mục sẽ được chuyển sang chuyên mục phù hợp. Trong trường hợp một chủ đề đưa ra có thể phù hợp với nhiều chuyên mục, việc giữ nguyên chủ đề, chuyển hoặc xoá bớt là tuỳ thuộc vào Mod của chuyên mục đó.

     

    - Những chủ đề gửi lên bị lỗi, chủ đề trùng lặp, bài viết trùng lặp do ấn nút gửi đi nhiều lần, bài viết mang tính spam… sẽ bị khóa hoặc xoá.

     

    - Thành viên có những hành vi cố tình phá hoại (cố tình vi phạm lỗi sau khi đã được nhắc nhở, đưa thông tin độc hại, gây chia rẽ hoặc hận thù…) sẽ bị khoá tài khoản một thời gian tuỳ theo mức độ vi phạm. Nếu sau đó thành viên tiếp tục vi phạm lỗi tương tự, sẽ bị khoá tài khoản vĩnh viễn.

     

    - Với các lỗi thông thường: Mod sẽ gửi tin nhắn/email nhắc nhở và thực hiện các bước sửa/xoá bài cần thiết nếu là lần vi phạm đầu tiên.

     

    - Việc xác định bài post vi phạm nội quy… để xử lý vi phạm là do Ban Quản Trị DD chịu trách nhiệm. Thành viên có quyền thắc mắc và khiếu nại bằng cách gởi bài vào mục Góp ý - Thắc mắc - Hỗ trợ (nếu chưa bị khoá tài khoản), hoặc gửi email trực tiếp đến admin@thotre.com. Nếu khiếu nại hợp lý, ban quản lý Diễn đàn sẽ có biện pháp xử lý người quản trị vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, từ cảnh cáo, treo quyền quản trị hoặc truất quyền quản trị. Mọi xử lý sẽ được thông báo công khai.

     

    Trên đây là những Quy định chung của Diễn đàn Văn học Trẻ có hiệu lực từ 15/06/2006 và áp dụng cho mọi thành viên của diễn đàn. Chúng tôi đã tham khảo quy định của các diễn đàn TTVNOL và WTT trước khi xây dựng quy định này. Quy định này có thể được thay đổi bởi BQT mà không có sự thông báo trước. Đề nghị các thành viên thường xuyên theo dõi và nắm rõ những quy định của Diễn đàn nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.


  3. Đan Áo Cho Chồng

    Tác giả: TTKH

     

    "Chị ơi ! Nếu chị đã yêu.

    Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,

    Đã xa hẳn quãng đường hương,

    Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

     

    Biết chăng chị ? Mỗi mùa đông,

    Đáng thương những kẻ có chồng như em,

    Vẫn còn thấy lạnh trong tim,

    Đan đi đan lại áo len cho chồng.

     

    Như con chim hót trong lồng,

    Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.

    Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,

    Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan...

     

    oo0oo

     

    Tháng ngày miễn cưỡng em đan,

    Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.

    Như con chim nhốt trong lồng,

    Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao!

     

    Ngoài trời mưa gió xôn xao,

    Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm?

    Ai đem lễ giáo giam em?

    Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...

     

    Lòng em khổ lắm chị ơi!

    Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.

    Quang cảnh lạ, tháng năm dài,

    Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình!"

     

     

    Bài Thơ Thứ Nhất

    Tác giả: TTKH

     

    Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,

    Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...

    Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,

    Êm ái trao tôi một vết thương.

     

    Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,

    Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,

    Thổi tan âm điệu du dương trước

    Và tiễn Người đi bến cát xa.

     

    Ở lại vườn Thanh có một mình,

    Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;

    Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,

    Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

     

    Và một ngày kia tôi phải yêu

    Cả chồng tôi nữa lúc đi theo

    Những cô áo đỏ sang nhà khác,

    -- Gió hỡi! Làm sao lạnh rất nhiều ?

     

    Từ đấy không mong, không dám hẹn

    Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,

    Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,

    Người ấy ghi lòng : "Vẫn nhớ em!"

     

    Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,

    Bỗng ai mang lại cánh hoa tim

    Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

    Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?

     

    Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ

    Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!

    Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...

    Thì ai trông ngóng, chả nên chờ!

     

    Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá

    Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :

    -- "Cố quên đi nhé, câm mà nín

    Đừng thở than bằng những giọng thơ!"

     

    Tôi run sợ viết; lặng im nghe

    Tiếng lá thu khô siết mặt hè

    Như tiếng chân người len lén đến.

    Song đời nào dám gặp ai về!

     

    Tuy thế, tôi tin vẫn có người

    Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi

    Biết đâu... tôi: một tâm hồn héo,

    Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!


  4. Vấn đề mà anh Đoàn vừa đề cập cũng là vấn đề BQT rất băn khoăn. Việc lập box như thế này đến một lúc nào đó nó sẽ trở nên quá nhiều mà lại không có chất lượng. Không khéo khi vào mục Sáng tác của thành viên chỉ thấy toàn Box cá nhân.

    Có lẽ diễn đàn sẽ phát triển dạng Blog cá nhân thay vì Box. Việc tạo blog vẫn trong thời gian thử nghiệm. BQT đang rất băn khoăn trong việc có nên tạo blog và cho thành viên đăng ký tự do không???

    Ngay cả việc "quy họach" các box hiện nay cũng còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Rất mong anh Đoàn cũng như các bạn góp ý cho chúng tôi nên thêm bớt những mục nào??? Những chức năng nào diễn đàn nên phát triển và hạn chế? Thành viên chưa đăng ký có quyền đọc và trả lời bài viết trên diễn đàn không? v.v...

    Rất mong ý kiến từ những cái đầu... "bùm bùm" ý tưởng của các bạn! :D

     

    Bạn nào quan tâm đến blog có thể tham khảo blog của tớ đang thử nghiệm tại đây


  5. 1144059312~DorisKearnsGoodwin.jpg

    Doris Kearns Goodwin - tác giả từng đoạt giải Pulitzer vào năm 1965 với "No Ordinary Time" - cuốn tiểu sử về Franklin và Eleanor Roosevelt trong thế chiến thứ hai - vừa đoạt thêm một giải thưởng văn học ở tuổi 63 với tác phẩm "Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln".

     

    Goodwin, đã trở thành người chiến thắng đầu tiên của giải thưởng dành cho sách về lịch sử Hoa Kỳ, với trị giá giải thưởng là 50.000 USD.

     

    Những nghiên cứu của Goodwin về cựu tổng thống Lincoln và những cựu thù chính trị mà về sau trở thành những thành viên sát cánh cùng ông trong nội các cũng từng đoạt giải Lincoln - giải thưởng dành cho một tác phẩm xuất sắc viết về tổng thống và (hoặc) về cuộc nội chiến ở Mỹ.

     

    Tác phẩm này cũng đã được hãng DreamWorks mua bản quyền và cuộc đời thật của cựu tổng thống huyền thoại Abraham Lincoln sẽ được mang lên màn bạc qua bản dựng của đạo diễn kì cựu Steven Spielberg.

     

    Theo Tuổi Trẻ


  6. Cảm ơn anh Ngô Hữu Đoàn đã tham gia và có những góp ý đối với BQT diễn đàn.

     

    Rất đồng ý với anh vấn đề đặt giới thiệu đề mục là cực kỳ cần thiết nhưng do diễn đàn mới được thành lập nên chúng tôi chưa có thời gian soạn ra phần giới thiệu chung. Chắn chắn diễn đàn sẽ sớm có những phần mà anh đề nghị trong thời gian sắp tới.

     

    Còn “Mở miệng” và “Ngựa trời” là hai nhóm thơ trẻ đang gây nhiều tranh cải thời gian gần đây. Tiêu chí của Thơ Trẻ là: giới thiệu các cây bút mới, các sáng tác mới, các trào lưu văn học mới. Quan điểm của chúng tôi là sẽ giới thiệu tất cả những sáng tác đó để mọi người cùng tranh luận chứ không ủng hộ hay bài xích bất kỳ một quan điểm hay một trào lưu nào. Vì thế việc xuất hiện của Box về 2 nhóm này trên Thơ Trẻ là điều dễ hiễu. Anh có thể tìm thông tin về 2 nhóm này trên mạng và nếu có hứng thú mời anh cùng góp ý kiến về quan điểm sáng tác của những nhóm thơ này.

     

    Cảm ơn anh và chúc anh vui khỏe,


  7. Bạn muốn được gặp gỡ, giao lưu với những bạn trẻ yêu Văn học trong một không gian thơ ca trên Net? Bạn muốn chia sẻ với mọi người sáng tác của mình và cùng đọc, cùng chia sẻ sáng tác của những thành viên khác? Bạn có nhiều thông tin hay, nhiều tư liệu quý muốn chi sẻ với mọi người? Hay đơn giản bạn muốn tìm một nơi để thư giãn, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng.

    Tại sao bạn không ghé Diễn đàn Văn học Trẻ của chúng tôi nhỉ?

     

    Sau thời gian thử nghiệm, hôm nay, 19/03/2006, Diễn đàn Văn học Trẻ được khai sinh tại địa chỉ http://diendan.thotre.com. Đây là diễn đàn chính thức của website Thơ Trẻ :: Www.ThoTre.Com :: Không gian Thơ trên NET

     

    Song song với với Diễn đàn Văn học Trẻ, Thơ Trẻ Phố Rùm tại đỉa chỉ [/u] - tiền thân của Thơ Trẻ hiện nay vẫn song song hoạt động như diễn đàn thứ 2, ngôi nhà chung thứ 2 của chúng tôi.

     

    Lưu ý: Tài khoản bạn đã đăng ký tại Thơ Trẻ Phố Rùm trước đây không thể truy cập vào Diễn đàn Văn học Trẻ mới. Điều đó nghĩa là bạn phải đăng ký lại tại diễn đàn để là thành viên chính thức của chúng tôi. Hãy yên tâm, chỉ mất khoảng 2 phút để đăng ký hoàn toàn miễn phí bạn đã có một tài khoản tại Diễn đàn Văn học Trẻ để nối kết với những bạn trẻ yêu văn học trong nước và tại hải ngoại. Nếu bạn không muốn đăng ký, bạn vẫn có thể đọc được các bài viết tại diễn đàn nhưng không thể gửi bài tham gia và bị hạn chế một số chức năng dành cho thành viên.

     

    Mọi ý kiến đóng góp cũng như những ý tưởng phát triển diễn đàn bạn có thể post trực tiếp tại diễn đàn của chúng tôi hoặc gửi email về địa chỉ: admin@thotre.com, YIM: tronghia02.

     

    Nào, hãy click http://diendan.thotre.com để kết nối vào Không gian THƠ trên Net ngay hôm nay bạn nhé!

     

    BQT Thơ Trẻ

    • Like 1

  8. Như ngôi sao mượn ánh sáng

    Tôi mượn từ đời sống những ký ức để lớn lên.

     

    1. Thụy khúc khắc ho, ấp mu bàn tay lên trán, thấy hâm hấp sốt. Chiều đã đổ ánh cuối ngày vàng vọt ngoài kia, mấy con chim hoang dại nào cất cánh xao xác lên trong tàn cây khế sai trĩu trịt. Khế chín muỗm rụng đầy mặt sân, cùng với lá khô bốc lên mùi ngái nồng dậy men.

     

    Anh vừa về. Ngay khi cái dáng cao gầy đượm buồn của anh rẽ khuất phía bên kia mép tường đổ của căn nhà giải tỏa nửa chừng, Thụy kéo lê chiếc ghế dựa ra mép hiên, nằm ngả lưng xuống đó và bắt đầu ho một cách chậm rãi, khoan khoái. Vì chẳng còn anh ngồi đó câu thúc đủ chuyện, nhìn Thụy đầy lo lắng, trách móc đến độ mỗi lần muốn ho, Thụy phải hơi ngửa cổ về phía trước, nín thở, mặc cho mặt đỏ ửng lên và nước mắt chỉ chực trào ra. Bây giờ, Thụy nằm duỗi mình, nhìn lên trên những thanh sắt giàn đan ô, cây hoa tỏi mọc lan trên đó tím ngát. Thụy bất chợt nghĩ, cuộc sống lắm lúc như một giấc mơ dài, về cuối, người ta mới mơ màng nhận ra muôn đời muôn kiếp người chồng chéo lên nhau như tơ giăng. Ôi, giấc hoàng lương. Và anh, e dè nói với Thụy:

    - Em có làm sao không? Ánh mắt của em lạ lắm, có vẻ sáng hơn bình thường?

    - Hay là vì em đang yêu?

    Thụy cười rầu. Anh lặng im.

    - Yêu thì không đi kèm với ho và suy nhược. Nhìn em bây giờ giống cái bóng của bà nội anh.

    - Tệ đến thế sao? Bà anh bảy tám chục tuổi rồi mà. Em thì mới hai mươi.

    - Ừ, vậy mà mỗi lần hơi thấy mệt, bà lại giục chở đi khám bệnh ngay. Không như em, quá lì lợm và ỷ lại.

     

    Thụy mỉm cười nhẹ tênh. Nếu mà cứ mãi mãi được ỷ lại vào một điều gì đó trong đời, chẳng phải tuyệt sao? Như bức tường có thể dựa vào bất cứ lúc nào, như chiếc giường có thể ngả lưng bất cứ lúc nào? Người lì lợm, đôi khi, lại là những người cố ảo tưởng một điều gì đó để dựa dẫm phía sau lưng.

     

    Nhưng khi anh về rồi, Thụy cảm nhận rõ hơn cơ thể mình đang bất ổn. Ánh mắt Thụy về chiều đúng là thi thoảng có sáng long lanh khác lạ, thi thoảng ho gió, sốt nhẹ. Thời gian dài vừa qua, Thụy sút cân, không thiết ăn uống gì, thậm chí trở nên hiền lành rụt rè vì ngại không muốn va chạm với ai. Hơn cả, Thụy luôn thấy bất an, lo lắng, bồn chồn mỗi khi ngày đổ dần về đêm, đến độ một tiếng động lao xao ngoài bóng tối khu vườn cũng khiến Thụy giật mình. Tất cả những triệu chứng giản dị ấy khiến Thụy nghĩ đến lao - một kiểu lao nào đó mà tùy lứa tuổi mắc phải, phần nhiều vì tâm tưởng, chứ không phải vì chế độ ăn uống hay nhọc mệt lao động.

     

    Có nỗi buồn nào cứ lớn dần mãi trong Thụy chẳng thể hiểu nổi nguyên cớ. Thụy chẳng có gánh nặng nào phải gánh, chẳng có bi kịch nào phải chịu, sẽ rất đáng bị ăn một cái cốc đầu nếu than thở với ai đó rằng Thụy đang buồn. Vì lẽ gì? Thụy đâm ngại giao tiếp, thói quen tâm sự với mẹ cũng trở nên lơ đễnh. Thụy ra sức kiếm đủ mọi cách để bỏ bữa, vì không muốn ăn uống. Đêm về, Thụy ôm lì lấy máy vi tính mà vào mạng hay viết lách, có khi đến hai ba giờ sáng, đành phải dùng lý trí mà lấn át cơn ngái ngủ. Bố mẹ đã quá sốt ruột khi nhìn con gái đi đi về về như bóng, ra sức nài ép, dậm dọa Thụy đi khám bệnh hay cắt thuốc bắc. Thụy chỉ cười trừ.

     

    2. Khi Thụy bước vào phòng khám, sau một đợt dài bệnh nhân lấy số từ tờ mờ sáng, nữ bác sĩ độ ngoài ba mươi, người đậm với khuôn mặt quá tròn, đẩy nhẹ gọng kính lên cho khớp sống mũi:

    - Xét nghiệm à? Có thấy triệu chứng gì không?

    Thụy lặng lặng kể lại. Bác sĩ lắc đầu dòm chừng, và quay lưng nói gì đó với cô y tá, rồi đẩy cửa ngách sang phòng bên. Cô y tá hỏi Thụy có ăn sáng chưa, tỏ thái độ hài lòng khi biết Thụy vẫn chưa ăn gì, yêu cầu Thụy khạc đờm thật mạnh vào một khay nhỏ tròn dẹt bằng thủy tinh, sau đó đậy nắp lại và hí hoáy dán nhãn.

     

    Công đoạn tiếp theo sau thật sự hấp dẫn với Thụy. Cô y tá, bằng cử chỉ rất thành thạo, tiêm vào tay Thụy, đoạn giữa cùi chỏ và cổ tay. Vết tiêm ngay lập tức tròn nhọn lên nho nhỏ như hạt đậu xanh, rồi cô ta rút từ túi áo bờ-lu ra cây viết bi xanh, vạch một vòng tròn đường kính độ chừng một phân quanh hạt đậu ấy.

    - Rồi, cô cầm giấy này về đi. Đúng hẹn lại đến để biết kết quả.

    Bước ra bãi giữ xe, nắng đã lên gay gắt, Thụy theo phản xạ khẽ nheo mắt lại tránh sáng, trong người dấy lên cảm giác nhẹ nhõm như trút được gánh khỏi vai. Ai cần biết kết quả chứ? Thụy bật cười. Ai mà thèm chứ? Chỉ cần đến được đây khạc khạc nhổ nhổ, yên chí người ta sẽ soi xét cẩn thận thứ chất dịch từ người mình; rồi được tiêm mấy thứ vớ vẩn gì đó, có lẽ vô hại. Thụy định quẳng hết mọi lo lắng đằng sau, quay trở lại với cuộc sống rộn rịp nhỏ bé đang đợi cô.

     

    Thụy ở vùi trên thư viện đến xế chiều, bắt đầu thấy húng hắng ho lại, và ngây ngất sốt. Trở về nhà, điều đầu tiên Thụy bắt gặp là ánh mắt trách móc pha lẫn hoài nghi của mẹ:

    - Con có ăn trưa không đấy?

    - Dạ...

    - Thế cái dấu gì ở trên tay đấy? Thôi chết!

    Không sao hết. Thụy cố gắng an ủi và gạt nhẹ tay mẹ ra khi mẹ giằng lấy cánh tay Thụy. Chỉ là một vết kiến cắn, và đứa bạn nghịch ngợm đã vẽ lên đó vòng tròn bằng bút bi xanh thôi. Mẹ tránh sang một bên cho Thụy vào trong, bất lực vọng theo:

    - Con làm gì thì làm. Đến bữa xuống ăn cơm nhé!

    - Dạ.

    Mặc dù thế, Thụy nằm xuống giường và thiếp đi cho đến khi mẹ đẩy cửa phòng vào, tay bưng khay cơm canh. Rồi ngồi đó đợi nhìn Thụy ăn.

    - Mẹ làm gì thế? Sao phải bưng lên đây? Con không sao mà.

    - Mẹ chỉ tin những gì mẹ nhìn thấy thôi. Con có chuyện gì không? Chuyện ở trường hay ở chỗ làm thêm? Hay là chuyện tình cảm?

    - Không. Mẹ à. Con bình thường.

    - Vậy thì ăn đi. Ăn nhiều vào.

    Thụy lùa một mạch hai chén cơm. Nhiều lúc tưởng chừng nghẹn đến nơi, Thụy lại hớp một hụm canh, dồn cơm xuống. Mẹ nhìn theo kỹ càng không bỏ sót bất cứ chi tiết nào, nghi ngại. Mẹ khép lại cánh cửa rồi, nghe được tiếng dép quẹt nhẹ trên cầu thang xa dần, Thụy vào nhà tắm, móc họng, ói ngược ra.

     

    Đồ mất dạy. Thụy tự nhủ. Mày là đồ mất dạy. Chỉ có hạng không ra gì mới làm trò đó. À, ###### bưng cơm lên tận phòng dỗ mày ăn, và mày lại ói ra, trong khi thân thể mày đang lành lặn, khi mày mới hai mươi tuổi đầu, khi mà mấy đồng lương làm thêm của mày chỉ đủ chi trả vớ vẩn và mẹ thì suốt ngày dỗ nghỉ làm ở nhà để mẹ cho tiền dư dả mà tiêu. Thụy giơ tay lên định tát cho mình một cái, chợt chựng lại, đập vào mắt Thụy, chỗ hạt đậu được khoanh tròn trên cánh tay đã ửng đỏ, hơi lan ra xung quanh.

     

    3. Cầm trong tay tờ giấy ghi kết quả xét nghiệm BK+, Thụy tự trách mình. Nếu như không quay lại, có lẽ Thụy đã tránh được những lo lắng không cần thiết. Thực tế, việc mỗi buổi sáng phải ghé trạm xá uống một vốc thuốc trước mắt y tá khiến Thụy thấy phiền kinh khủng. Điều an ủi buồn cười là Thụy sẽ được khám chữa phát thuốc hoàn toàn miễn phí, chỉ phải đóng tiền thế chân một trăm nghìn đồng, đến lúc khỏi lại được hoàn trả. A, ra là nhiễm căn bệnh tầm cỡ quốc gia như bệnh lao cũng có ưu đãi khác thường. Thụy nhìn xuống cánh tay, vết đỏ đã lan ra bên ngoài vòng tròn bút bi.

     

    Sáng nào Thụy cũng dậy sớm tập chạy bộ thể dục, lúc về tạt ngang trạm xá uống thuốc, rồi lại chạy về nhà. Mấy ngày đầu choáng thuốc, váng đầu không chịu nổi, nhưng sang tuần lễ thứ hai, Thụy đã thấy trong người dễ chịu hơn và bắt đầu ăn lại được. Gia đình hoàn toàn tin tưởng vào điều kỳ diệu mà thể dục thể thao đem lại, đến độ bố mẹ và thằng em trai nằng nặc đòi đi chạy bộ chung. Thụy lắc đầu. Cô muốn chạy một mình. Tất nhiên.

    Những tứ truyện ngắn cứ ào ào tuôn chảy khi đêm về, Thụy tảng lờ chúng đi như kẻ làm ngơ thịt giữa mùa chay. Nằm trên giường, Thụy ép tay dưới gối và hít thở sâu, tưởng tượng về cái củ lao sậm màu dưới xương đòn bên phải đang nhỏ dần, mờ dần. Nếu nó lớn lên cũng chịu, Thụy làm động tác lè lưỡi trong bóng tối. Kệ mày. Tao không quan tâm nữa.

     

    Điều quan tâm lớn nhất của Thụy lúc này là việc dành nhiều thời gian và tâm trí để lo lắng chăm chút cho chính bản thân mình, tập lắng nghe tiếng nói từ cơ thể còn-đang-phát-triển, lẫn trong những âm thanh xao động của cảm xúc. Một câu chuyện buồn đã trôi qua trong Thụy. Chưa bao giờ cô nghĩ đến lúc nào đó, mình đủ dũng cảm ngồi trước màn hình vi tính và lóc cóc gõ lại nó, chưa nói gì đến chuyện phơi nó lên mặt báo để mọi người nhìn vào. Thụy luôn cố quên và tự trấn an mình vô sự. Điều giả dối với chính bản thân, xem ra, còn nguy hại hơn sự lừa dối người khác. Một dạng của ẩn ức lớn dần lên trong Thụy, hiện nguyên hình là một củ lao sẫm màu. Những cô gái khác ở tuổi Thụy có như thế này hay không, Thụy không biết nữa. Thực sự, Thụy không tin lắm một đứa luôn dụng công lý trí hóa cuộc sống như mình, lại có lúc vướng bệnh vì một chuyện phiền lòng. "Cuộc sống là con đường dài, trên đó, người ta nghe và thấy những chuyện mà bản thân cứ ngỡ là chẳng gặp bao giờ. Anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ mến thương một cô bé thất thường như em!". Anh đã nói thế với Thụy, sau khi Thụy từ chối lời tỏ tình từ anh. Vì Thụy vẫn còn đau. "Cho em thêm thời gian. Để cho em kịp lớn nhé! Vì em chỉ mới hai mươi". Anh xách chổi ra mé vườn quét lá và khế. "Ừ, anh chờ."

     

    4. Thụy nguyện rằng nếu anh có rời bỏ Thụy mà tan biến vào đời sống ngoài kia, Thụy vẫn sẽ đi đến tận cùng kỳ chữa trị kéo dài chín tháng, diệt cho đến hết những ô sậm trên bản phim chụp phổi của mình. Bản thân Thụy đã không còn ý nghĩa gì nữa trước sự lo lắng và tình yêu thương của gia đình. Thụy đâu chỉ vì mình Thụy được để mà thức đến hai ba giờ sáng viết hàng trăm điều lang thang vơ vẩn, trong đó không có lấy một dòng một chữ đá động đến điều Thụy đang thực sự nghĩ, và cũng chẳng gì gợi nhắc đến kỷ niệm buồn bã cố tránh né. Lâu lâu, trong yên ắng của ngày, Thụy tự mắng mình là con bé hèn nhát.

     

    Con bé hèn nhát mua cho mình một cái chén, một đôi đũa, một cái muỗng, một cái ly sứ xinh đẹp và giải thích rằng không có đủ tiền sắm cho cả nhà. Mẹ Thụy cười thông cảm, bẹo má con gái cưng. Thụy cứ thế quây riêng các thứ đồ dùng của mình. Cái khăn tay màu hồng nhạt viền hoa được lôi ra, Thụy cầm nó theo suốt ngày và điệu đàng che miệng mỗi khi ho hay nói chuyện. Bố Thụy cũng cười, chẳng hiểu gì. Chỉ duy có một vật bí mật được cất kín trong nhà tắm ở phòng riêng là cái lon sữa bò rỗng, xạm đen vì lửa. Thụy cẩn thận khạc nhổ vào đó khi cần, và đốt cháy nó.

     

    "Anh sẽ chờ!". Và Thụy cũng chờ đợi bình thản. Sau chín tháng, đến kỳ hạn cuối cùng Thụy lận vào bóp một trăm ngàn đồng thế chân, cảm giác trống trải lạ kỳ. Như là chấm dứt một thói quen, hay là chia tay một người bạn thân.

     

    Nắng đã lên lao xao, ngoài phố đông người. Thụy mơ hồ thấy những buổi sáng chạy bộ cùng với gia đình, những buổi chiều giữ thang cho anh vạt lá hái khế. Và, khi đêm về, biết đâu Thụy lại mở máy vi tính bắt đầu lóc cóc gõ lên bàn phím vết đau của mình, cho dù nó chưa lên da non.

     

    Đ.T.V

    Theo Thanh Niên


  9. Trong trang trại có 10 con gà mái, một con gà trống già và "tân binh" gà trống tơ. Đây là lần thứ 4 ông chủ mua về một con trống tơ để thay thế lão trống già. Gà cũ gạ gẫm cậu lính mới chia đôi số gà mái, nhưng chú ta từ chối phắt. Thế là hắn lại phải diễn vở kịch quen thuộc:

     

    - Chú trông thế mà chưa chắc đã khoẻ hơn tôi đâu! Hay ta chạy thi?

     

    - OK, được ăn cả, ngã về... hưu.

     

    - Chú chấp tôi nửa vòng sân chứ?

     

    - Chơi luôn, bắt đầu đi!

     

    Vừa là đạo diễn, vừa đóng vai chính, gà già vừa chạy trước vừa hét ầm ĩ. Nghe thấy tiếng ồn, ông chủ liền ra xem và lại nhìn thấy cảnh cũ: Gà trống mới mua đang đuổi theo đòi "đạp" gà trống cũ. Sau một phát súng, ông chủ xách kẻ "ngựa non háu đá" vào bếp, vừa đi vừa lầm bầm:

     

    - Chợ dạo này toàn bán... gà pêđê! :lol::D


  10. Tại Louisiane, một nữ công dân Mỹ đã tình cờ phát hiện một bộ 17 quyển “Nhũng người khốn khổ” bên trong có một bức thư tình và những ghi chép cá nhân do chính tay Victor Hugo viết.

     

    Theo lời ông Jerry Laiche, chủ hiệu sách Philosopher’s Stone ở Covington (Louisiane), cô Margaret Cranwell đã tìm thấy 17 quyển sách trong một đống rác trên đường phố Thibodaux, một thành phố nằm ở tây nam Nouvelle Orléans.

     

    Margaret Cranwell giải thích rằng cô tìm thấy những quyển sách này vào mùa hè vừa qua khi đang đi xe đạp và để ý đến một chồng sách cũ mốc meo nằm chễm chệ giữa đống rác. Sau khi lấy đi một quyển sách nhạc mà cô cho là bạn trai mình sẽ thích nó, cô quay về nhà để ăn điểm tâm và làm lễ cầu nguyện buổi sáng. “Rồi tôi có cảm giác rất rõ rằng chúa Jésus yêu cầu tôi đi tìm những quyển sách còn lại”.

     

    Ông Jerry Laiche đã cất công điều tra tính xác thực của những quyển sách và cả chữ ký của Victor Hugo bên trong. Ông cũng gửi nhiều tấm ảnh kỹ thuật số đến các nhà đấu giá Swann và Christie’s cũng như cho dịch bức thư tình và những ghi chép cá nhân trong bộ sách. Hiện tại, ông vẫn giữ bí mật về tên người được Victor Hugo gửi thư cũng như nội dung những ghi chép cá nhân của tác giả “Nhũng người khốn khổ”.

     

    Bà Christie Von der Linn, làm việc cho nhà Swann, cho biết bà đang chờ nhận những quyển sách trước khi bật đèn xanh cho một cuộc đấu giá sẽ mở vào tháng 5 năm nay.

     

    Được biết, với tư cách là thành viên của tổ chức Filles de Saint-Joseph, cô Margaret Cranwell đã quyết định xây dựng một tu viện tại thành phố Thibodaux nhờ tiền thu được từ cuộc bán đấu giá sắp tới.

     

    Theo AP và Tuổi Trẻ


  11. 1127584381~saigon-nutre.jpg

     

    Điều dễ thấy khi đọc Thơ trẻ là sự quyết liệt cách tân về cả hình thức lẫn nội dung. Có bạn Thơ trẻ còn quả quyết: “Thà làm thơ mới mà dở còn hơn làm thơ theo lối cũ” - một cách bày tỏ táo tợn! Thơ trẻ chịu cơn khủng hoảng tâm thức như là khởi điểm mới để lên đường. Những khuôn mẫu quen thuộc trở nên sáo mòn, không thể chịu đựng nổi, không tải được tâm thế của lớp trẻ năng động ở thành phố công nghiệp.

     

    Thôi thúc muốn làm cái gì mới, cái gì khác cho dòng Thơ trẻ, họ không tránh khỏi dấu hiệu lúng túng, vướng víu khi tìm lối đi “độc sáng” trong sáng tạo thi ca. Từ chối thể thể Đường luật, lục bát, thơ 4 - 5 - 6 - 7 - 8 chữ, họ vặn vẹo thơ tự do, thơ văn xuôi, pha trộn dòng và câu, làm nẩy sinh loại thơ bắc cầu, mà tiêu biểu nhất là bài thơ “Tập qua hàng” của nhà thơ Chế Lan Viên:

     

    Chỉ một ngày nữa thôi, em sẽ

    trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây

    cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm

    cũng thêm màu trên cánh đang bay

     

    Hiện nay họ dùng thủ pháp phân lập câu, lạ hóa một số từ, ngắt nhịp, khai thác yếu tố tạo hình trên trang giấy. Nhạc điệu chỏi của ngôn ngữ đời thường, âm hưởng khúc khuỷu, chông chênh được khai thác triệt để. Khác hẳn lối ví von thông thường họ thích dùng ẩn dụ dầy đặc khiến câu thơ vốn hàm súc bị rối rắm hẳn lên. Thêm vào cấu trúc tuyến tính thông thường (linearity) là cấu trúc đồng hiện (simultaneity), cấu trúc phân mảnh (fragmentation), cấu trúc lắp ghép (collage) nhờ liên từ dẫn dắt khiến câu thơ ngỗn ngang mà người đọc phải huy động trí tưởng tượng mới liên kết mạch thơ lại. Cũng từ những xuất phát này bạn đọc phải có dịp làm quen khá lâu với các loại cấu trúc, thông hiểu “cách chơi” này thì mới hi vọng xâm nhập và đồng cảm với các tác giả Thơ trẻ.

     

    Một dấu ấn khác không thể chối từ là những ảnh hưởng của xã hội điện toán hóa cuốn theo lối sống, cách đọc và sáng tác họ mạnh mẽ. Từ khi kinh tế thị trường mở cửa, những trào lưu được thử nghiệm hàng chục năm trước ở phương Tây có dịp tràn vào làm họ chói mắt, phân vân khi lựa chọn hướng đi cho mình. Cái nào hợp “tạng”, có thể du nhập để làm mới dòng chảy Thơ trẻ, nào là thơ cụ thể (concrete poetry), thơ tạo hình (visual poetry), thơ trên internet (cyber poetry), thơ trình diễn (performance poetry)… là họ “ứng dụng”, “chế biến” một cách quyết liệt.

     

    Chúng ta thử điểm qua những dòng chảy chính của Thơ trẻ thành phố với những thể nghiệm và bất cập trong toan tính làm mới thi ca.

     

    Các cây bút thơ nữ phơi mở, phô trương cái tôi mạnh mẽ, không còn phân vân khi xé toang những bức màn cấm kỵ truyền thống, định kiến xã hội. Bắt đầu thử nghe một giọng thơ trong sáng, hiền hòa của Trần Lê Sơn Ý:

    Thức dậy đi hỡi chú ngựa non của cánh đồng ngực trẻ

    Thức dậy và tung bờm cất vó

    Phóng như điên

    Chỉ cơn điên mới cứu khỏi nỗi sợ hãi

    Thức dậy để uống sương mai

    Đón mặt trời mỗi sớm

    Thức dậy đi ơi chú ngựa

    Đã ngủ sâu trong đáy tim nhiều năm tháng

    (Bài ca ngựa non)

     

    Và người phụ nữ của Ly Hoàng Ly không cam chịu, đầy trăn trở:

    Người phụ nữ tự trói mình

    Người phụ nữ bảo mọi người này anh này chi ơi hãy trói tôi lại

    (Performance II)

     

    Cùng thế hệ Tú Trinh, Ngô Thị Hạnh, Ngọc Anh, Nhật Quỳnh… còn ít nhiều nét trữ tình, lãng mạn thời hậu đổi mới thì đến Nguyệt Phạm, Lynh Bacardi, Liêu Quốc Minh, Thanh Xuân, Nguyễn Thúy Hằng… táo bạo hơn, “đập phá” khuôn khổ nếp sống gò bó khuôn phép, để bay vào khung trời tự do thênh thang.

     

    Cũng tán tỉnh, yêu đương nhưng tỉnh táo, bình đẳng giữa anh và em, trong thời đại mất đi sự ngây thơ hương đồng gió nội, Nguyễn Thúy Hằng sòng phẳng nói:

     

    gặp nhau (và rồi chúng ta mồi chài nhau bằng im lặng)

    cứ cái đà liên tưởng, hình ảnh, tôi đã ăn bạn và nhấm nháp từng mẩu

    nhỏ trong buổi sáng lượn lờ sài gòn, và quả thật cái đầu bạn cứng lắm,

    toàn những ký tự sắt trong đó, xin lỗi vì ăn mà không báo trước, và sau

    đó cũng không thèm cám ơn, tục tĩu quá đi mất)

    thôi nhé, chấm dứt buổi tối nhỏ

    tôi sẽ ra đi với nỗi bất an mới

    (Beckett’s, tôi và Khuyên)

     

    Liêu Phúc Minh thì “điều ước mơ của tôi thật đơn giản: có được chiếc áo của riêng mình ?!”, muốn khiêu vũ trên tấm thảm đời:

    Mùa thu vội vã giẫm đạp lên mùa hè

    mùa xuân bước qua mùa đông bằng những chuyến tàu siêu tốc

    tôi vẫn nhảy phăng te

    qua những định kiến

    những buồn vui

    trôi nổi cuộc đời

     

    Không bắt đầu

    Không kết thúc

    (Vũ điệu riêng tôi)

     

    Hãy nghe Thanh Xuân trả lời về thơ tình trên mạng tienve.org: “Tôi đang độ tuổi thanh niên mà tôi chẳng thích đọc thơ tình nữa. Nhìn lại những người đi trước tôi thấy ai cũng hay, nhưng lại không có người hay nhất… Chất liệu gì bây giờ? Có mâu thuẫn quá không, khi một mặt muốn thơ thuần khiết, một mặt lại muốn thay đổi nó? Nếu đưa một chất liệu nào khác thơ tình sẽ trở thành thơ khác”. Không thích đọc thơ tình, thế mà vẫn làm thơ tình, ở đây nói lên sự nhàm chán, giằng co của người làm thơ muốn vượt khỏi chính mình hay sự bất lực của sự tự đổi mới?

     

    Chúng ta thấy trong dòng thơ nữ trẻ gần như thiếu vắng những chuyện đại tự sự, các vấn nạn cuộc sống như sóng thần, thảm kịch chiến tranh, cháy rừng, nạn nhân chất độc màu da cam…Họ mạnh dạn phát ngôn về giới tính, cái tôi đầy tự do, bứt phá khỏi những lề thói lạc hậu như lột bỏ cái áo quá chật, lỗi thời thế nhưng chọn cho mình sắc diện mới thì còn mờ nhạt, thời thượng.

     

    Thơ trẻ nữ thành phố như làn hương mới thổi vào làng văn nghệ thành phố, làm nên một tín hiệu sự chuyển động ngầm: táo bạo, mạnh, bề bộn, rát và gắt. Còn gì nữa? Có lẽ không nên nôn nóng, phải chờ đợi thôi. Vì tách riêng từng gương mặt ra thì chưa đủ nét, chưa đậm đà phong cách riêng, vả lại những thử nghiệm thì chịu rất nhiều rủi ro, dễ chìm vào quên lãng. Vẫn còn khoảng trắng chờ đợi đón họ phía trước…

     

    Theo Người Viễn Xứ


  12. Tôi còn nhớ mãi chiếc xe mơ ước của tôi, một chiếc xe Trans Am đời 76, đen đậm cùng một kiểu xe mà Burt Reynolds đã lái trong phim " Smoky and the Bandit". Tôi làm thêm cật lực suốt trung học mới mua được nó.

     

    Rồi khi đã rong ruổi hàng ngàn dặm trên chiếc xe này, tôi lại mơ ước mua được một căn hộ tươm tất với ít đồ đạc căn bản. Vừa phải vật lộn để kết thúc được năm thứ nhất đại học, tôi vừa liều mình đặt vấn đề với cô gái trong mộng của tôi. Nàng đã đồng ý.

     

    Thế là thực tế hiện ra lù lù, tôi phải nếm trải cái mà người lớn kinh hãi gọi đó là "trách nhiệm". Một vài tuần sau, khi đang lái xe đi đón vợ chưa cưới, một ý tưởng loé lên từ đâu đó trong xó xỉnh đầu óc. Ðó là xuất bản một tờ báo toàn quảng cáo của các cửa hiệu buôn bán trong vùng cho sinh viên. Tôi tạm gọi tờ này là "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Chắc chắn rồi sao lại không làm chứ? Chẳng phải ngày trước có một ông thầy làm báo đã nhận xét rằng tôi là người bán hàng giỏi nhất mà ông từng gặp sao? Thì bây giờ tôi làm việc ấy đây!

     

    Tôi ký hợp đồng với một tờ báo địa phương đứng ra in báo cho tôi và thuê về một máy xếp chữ. Buổi tối đó tôi trình bày quảng cáo trên cái bàn dã chiến. Suốt cả ngày, giữa chừng các lớp học, tôi xuống khu vực trung tâm thành phố để rao bán mục quảng cáo cho các chủ tiệm. Tôi rất hào hứng với kế hoạch của mình và gần như không ngủ. Tôi biết những khu phố trung tâm này có lẽ không phải là trọng tâm của mình, nhưng tôi cho đó chính là một nơi thích hợp để bắt đầu việc này. Tôi có thể thực tập việc buôn bán của mình và hoàn thiện nó tại đây, trước khi theo đuổi những địa chỉ chủ bài - những nơi tôi biết sinh viên thường lui tới.

     

    Mặc dù một vài ông bà chủ tiệm trên phố chính từ chối, lại còn nói:" Tôi có con trai bằng tuổi cậu. Nó đi cắt cỏ kiếm thêm. Sao phải làm như thế này cho cực thế hả nhóc?". Tôi vẫn kiên trì và mọi việc đâu vào đấy. Tôi phải bù thêm tiền để có một thiết kế mỹ thuật, in bốn màu rực rỡ, phủ bìa trước sau. Tình thế bấy giờ đúng là treo trên sợi chỉ mành. Và mọi việc đã sẵn sàng.

     

    Ngày phát hành báo đã đến. Tôi thuê một góc hội quán sinh viên để làm nơi đăng ký báo. Vợ chưa cưới và tôi phải tiếp hàng đợt sinh viên. Giờ này qua giờ khác khi ngẫng đầu lên thì mới hay ngày đã hết. Công việc cũng đã xong.

     

    Khi ra về, một chuyện kinh hoàng đập vào mắt chúng tôi: "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" rải đầy từ đầu đến cuối sân trường, và không còn tờ nào nguyên vẹn. 5000 bản chúng tôi phát hôm đó thì 4999 bản tan tành. Cả đêm hôm đó, hai đứa tôi lo dọn dẹp sân trường và gặm nhấm vết thương.

     

    Mơ ước làm kinh doanh của tôi tan tành. Sự nghiệp làm ăn ngắn ngủi chấm dứt. Vài tháng sau tiền nong cũng hết sạch. Khỏi phải nói các cửa tiệm không muốn quảng cáo nữa. Thêm vài tháng nữa tôi lấy vợ. Chúng tôi xoay sở cũng thuê được một chỗ nho nhỏ để ở, ngoài ra chúng tôi cũng mua được một ít đồ đạc, không nhiều. Tôi cần phải làm để nuôi gia đình. Tôi đến xin làm chân quảng cáo trong cho một đài phát thanh địa phương. Ban đêm tôi chạy bàn. Nhưng tôi muốn có nhiều hơn thế. Tôi biết rằng nếu mình thử lần nữa, có thể ý tưởng sẽ thành. Tôi cũng muốn học xong đại học, lấy cho được cái bằng. Những lời nói buồn bã của một trong những thầy dạy tôi còn ám ảnh tôi mãi:"Em nên nhớ, một nền giáo dục đại học thực sự là dạy người ta biết kết thúc việc đã bắt đầu."

     

    Vợ tôi và tôi làm việc cật lực và tiết kiệm. Ðến mùa hè năm sau, chúng tôi đã có đủ tiền để trang trải chi phí số thứ hai của "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Tôi quyết tâm rút kinh nghiệm lần truớc. Lần này tôi đến những cơ sở bán những thứ sinh viên cần, và đến trước hết là những nơi mà sinh viên thích. Tôi la cà mọi tiệm pizza, những quán hamburger, mỗi quầy rượu trong thành phố. Tôi không xuống những cửa hiệu sang trọng ở trung tâm nữa. Tất cả được tuyên bố ở trang bìa:" Với phiếu mua hàng và giảm giá, trị giá hơn 589USD, có giá trị trong suốt một học kỳ".

     

    "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" số 2 đã được đón nhận nồng nhiệt. Công ty của tôi bắt đầu từ đó và lớn dần. Tôi đã đi học trở lại. Năm 1996, vào năm học cuối, Hội Doanh nhân Ðại học đã trao giải thưởng:"Doanh nhân - sinh viên nổi bật nhất trong năm". 15 năm sau khi ra đời, "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" tiếp tục thống trị thị trường và chưa có học kỳ nào mà không tăng lên về doanh thu và lợi nhuận so với kỳ trước. Những viên đá nền cho toà nhà kinh doanh của tôi đã được đặt như vậy.

     

    Từ đó tôi đã lập thêm hàng chục công ty khác ở các ngành nghề khác nhau, hầu hết là thành công, nhưng cũng có cái đã thất bại. Tôi đi vòng quanh thế giới giảng cho sinh viên về kinh doanh. Tôi dạy họ điều tôi đã học được: tin vào chính mình, khó khăn chỉ là tạm thời, theo đuổi giấc mơ, và không bao giờ bỏ cuộc.

     

    Nguồn: Hoathuytinh.com


  13. BiaThoVatNang.jpg

    (Vạt nắng - thơ Trương Đình Tuấn - NXB Văn nghệ Tp.HCM)

     

    Có những tiếng kêu lọt thỏm vào vùng kí ức, lại có những tiếng kêu dội phả vào từng ngõ hẻm của tâm hồn, vọng ra âm ba đặc quánh tàng niệm. Ở đây, ngay tại chỗ này, Trương Đình Tuấn cũng có một tiếng kêu: Tiếng kêu biệt vọng nghiêng mùa trở trăn.

     

    Một block những âm thanh núp mình trong câu chữ, cuồn cuộn hẩy lên mặt giấy những tiếng nấc, phàm phu xin được tục trần gọi tên* là: THƠ.

     

    Thơ tìm về sự dịu ngọt của những tiếng kêu đặc quánh ấy, đơn độc trên hành trình bản ngã. Cấu trúc thơ bị phá vỡ để xây dựng lại trên một bản thiết kế mới, ở đó, mọi trình tự sắp đặt không theo một công thức nào hết, nhưng vẫn ngơ ngác trên trục mòn lầy ngôn ngữ. Trương Đình Tuấn mang trong mình cái ngơ ngác ấy, để từng câu thơ của mình chèo con thuyền mây trắng, phủ dụ những sợi tóc đang bay ngang chiều tuế nguyệt, khiến mùa xuân trong thơ ông đôi lúc cũng bị tròng trành.

     

    Ở đâu đó, trong lúc bạn đang đọc tập thơ này, thơ đang xê dịch từ khái niệm này sang khái niệm khác, trong sự vần lệch khuôn xúc và từ tốn dò lần, chuyển đi trên khung trục thời gian. Nhưng trong tay bạn đang cầm, là một block những phút giây, block những khúc thơ chùng lại bên bờ cảm xúc: Tư duy thơ mòn cũ, âm điệu thơ mòn cũ, bố cục thơ mòn cũ, hình thức thơ mòn cũ…Chỉ duy nhất có một điều rất mới: Thơ không thơ.

     

    Trải khắp các bài thơ là một vệt buồn dài, vệt buồn ấy bồi tầng tầng lớp lớp lên câu chữ, vệt này đẩy vệt kia, xô nén nhau, ứ đọng lại thành những miệt vùng kí ức. Nỗi buồn hóa vào trầm tích của cái gọi là hoài cổ. Nỗi buồn ngất ngưởng say trong niềm đau miên viễn, mà chủ thể của nỗi buồn ấy dựng-bia-tim chắn lại tất cả. Người đọc cứ bị trôi về những vùng miền bất tận xa xăm, nơi có dòng Hương xõa tóc chờ mây đáp trên viền núi Ngự, nơi có Thiên Ấn dõi nhìn dòng Trà Khúc thổn thức hát ca dao. Bởi nơi ấy chẳng phải là nơi nào khác, mà chính là nơi Trương Đình Tuấn nợ quê trăn trở cả luống cày, trăn trở cả vòm lông mày cong của các cung tần chính sử. Người đọc thấy một dung nhan nép mình sau những câu thơ của Trương Đình Tuấn, dung nhan ấy nguyên sơ mộng trong chàng trai vác cuốc cày lăn xả vào văn chương, lật xới những đường cong hoài niệm.

     

    Nhưng, có một cái gì đó hồ tựa một nỗi đau, chếnh choáng một men nồng ứ nghẹn. Hình như, đó là cái tình quê buông bắt, cứ lẫn lộn trong tình yêu, lẫn lộn với tình người, để kết tủa trong tình đời vô cùng vô tận.

     

    Dẫu thưa thốt mấy vạn ngữ ngôn đi nữa, cũng chẳng bằng một hành nhiệm khiêm cung: Cúi đầu trước mộng xênh xang, lạy đa tạ giữa thiên đàng trần gian…**

     

    TRỊNH TUẤN

    K.8 - Trường Viết văn Nguyễn Du

    Nguồn: Thơ Trẻ

     

    (*), (**): thơ Trương Đình Tuấn.


  14. 1142301064~PhamThiNgocLien.jpg

     

    Với tập thơ thứ tư, "Thức đến sáng và mơ", nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên đã nhận tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004. Trong cuộc trò chuyện dưới đây, chị bộc lộ những quan niệm về thơ của mình, như một tác giả và như một người phụ nữ...

     

    * Chị đã được biết tới như một nhà thơ chuyên làm thơ tình, vậy chị đã viết bài thơ đầu tiên như thế nào?

    - Tôi "bị" gọi là nhà thơ tình vì những bài thơ trình làng đầu tiên là thơ tình. Thật ra, tôi làm thơ từ lúc còn rất nhỏ. Bố mẹ choán hết tâm trí tôi lúc đó. Bài thơ đầu tiên của tôi là bài Đi chợ Tết với mẹ.

     

    * Trong suy nghĩ của mình, chị thấy thơ tình có dễ làm?

     

    - Tôi không nghĩ thơ tình là loại dễ làm. Tình yêu là một thứ chung nhất và lớn lao đối với cả đời người. Vì thế, viết về nó không dễ dàng. Bạn phải ngụp lặn trong cảm xúc, nhiều khi tưởng chết mới lột tả được cảm xúc đó.

    * Những bài thơ tình hay nhất có được lúc người ta hạnh phúc nhất hay đau khổ nhất?

     

    - Với tôi, những bài thơ tình hay nhất được viết ra khi tôi đã "đi qua" hạnh phúc lẫn khổ đau, chìm lỉm trong cảm xúc yêu. Dù hạnh phúc hay đau khổ, chỉ sau phút giây chìm lỉm đó, tôi mới "hét" lên được. Tiếng hét đó là thơ tôi.

     

    * Theo chị, phẩm chất giúp có được thơ tình hay là gì? Say đắm, si tình, ghen tuông, bạo liệt...? Kiến thức hay kinh nghiệm sống có vai trò nào không?

     

    - Cả bốn thứ say đắm, si tình, ghen tuông, bạo liệt..., theo tôi chỉ là những gương mặt của tình yêu. Tôi nghĩ, để có một bài thơ tình hay, mang lại sự đồng cảm cho nhiều người thì người làm thơ phải "hiểu rõ" tình yêu là gì. Tình yêu có thể đến với nhà thơ dưới muôn ngàn góc cạnh, nhưng nhà thơ phải luôn thấy tình yêu như hơi thở, máu thịt mình.

     

    Tôi không hiểu kiến thức và kinh nghiệm sống ở đây có ý nghĩa gì? Yêu nhiều chăng? Theo tôi, một người dù có kinh nghiệm yêu đương đến đâu, hoặc nghiên cứu về tình yêu nhiều cỡ nào, cũng chưa chắc "hiểu rõ" tình yêu. Để viết nên một bài thơ tình thật truyền cảm, đôi khi chỉ cần "một tích tắc yêu" cũng đủ, miễn là tích tắc đó đào được cảm xúc yêu của bạn sâu đến tận chân tơ, kẽ tóc.

     

    * Đối với chị, thơ là cứu cánh hay phương tiện?

     

    - Vừa là cứu cánh, vừa là phương tiện. Trước kia, tôi co cụm trong cảm xúc của mình, thơ là cứu cánh để giải thoát. Sau đó, nhiều lúc tôi mượn thơ làm phương tiện chuyển tải những bức bối của bản thân. Nhưng hiện nay, thơ không còn là cứu cánh hay phương tiện mà là bạn đồng hành của tôi.

     

    * Sau 15 năm đến với nghiệp viết, chị có thay đổi nào trong cách nhìn nhận văn chương và người cầm bút?

     

    - Đối với tôi, dù 20 năm hay 50 năm trong nghiệp viết, tôi vẫn không thay đổi cách nhìn về văn chương. Tôi không quá hoang tưởng để bảo rằng mình cầm bút với nhiệm vụ dùng câu chữ để thay đổi thế giới, thay đổi xã hội như ai đó. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng mình cầm bút là một định mệnh, là một cái "nghiệp".

     

    * Tại sao chị lại viết truyện? Có phải vì thấy rằng chỉ thơ là không đủ?

     

    - Theo tôi, thơ là để dành cho những cảm xúc thăng hoa, bay bổng. Dù nỗi buồn có lớn đến cỡ nào thì những câu thơ viết ra cũng phải đẹp. Dùng thơ để chuyển tải bức xúc xã hội thì khó lòng đầy đủ, khó lòng lột tả. Văn xuôi có thể làm điều đó dễ dàng hơn. Khi viết truyện, tôi tỉnh táo và khá khắc nghiệt khi nhìn nhận sự việc. Nếu thơ tôi tràn ngập cảm xúc thì truyện của tôi cũng tràn ngập cảm xúc như thế. Có điều câu chữ rạch ròi hơn. Khuynh hướng viết của tôi, cho đến nay nặng tính phân tích tâm lý. Đã phân tích thì không bay bổng được và tôi cũng không có ý định bay bổng trong lúc viết truyện.

     

    * Điều gì khiến thơ chị thời gian sau này mở rộng hơn so với ban đầu?

     

    - Tôi được "phát hiện" và "chấp nhận" sau một loạt thơ tình. Mấy tập thơ của tôi cũng là thơ tình. Thật ra tôi làm thơ về nhiều điều, về con người, về cuộc sống, cả thiền nữa. Thời điểm của một Ngọc Liên "giang tay giữa trời mà hét" đã qua rồi. Nói như thế không phải tình yêu trong tôi đã ít đi. Ngược lại, nó lớn hơn, rộng hơn và làm tôi "dịu dàng" hơn. Tôi thấy mình nên bộc lộ những góc cạnh từ trước đến giờ ít hoặc chưa bộc lộ.

     

    * Cái nhìn của chị về người đàn ông trong đời thực có khác so với những nhân vật trong tác phẩm của chị?

     

    - Những nhân vật nam trong tác phẩm của tôi đều ít nhiều mang dáng dấp của những người đàn ông ngoài xã hội. Có lần tôi được phỏng vấn rằng trong đời thực, tôi đã trải qua kinh nghiệm bản thân thế nào mà ghét đàn ông đến thế, chỉ toàn viết về đàn ông xấu xa. Tôi đã trả lời rằng, đàn ông tốt thì có gì để viết? Những bi kịch trong cuộc sống, hầu hết đều bắt nguồn từ những người đàn ông xấu xa. Khi tôi "kể tội" đàn ông xấu, cũng chính là muốn gửi gắm sự khao khát "được tốt đẹp hơn" của nhiều phụ nữ đối với người đàn ông của mình.

     

    Tuy nhiên, các nhân vật nam của tôi không hoàn toàn xấu mà chỉ bị tác động bởi hoàn cảnh gia đình, xã hội. Họ cũng có những mặt tốt, cũng có sự giằng xé, dày vò, nhưng chưa đến nơi đến chốn, hoặc buông xuôi vì hèn nhát, vì tham vọng. Chính vì thế mà bi kịch xảy ra.

     

    * Chị có tin vào tình yêu?

     

    - Tôi luôn tâm niệm câu nói của Tagore: "Hãy tin vào tình yêu, dù tình yêu có đem lại khổ đau". Sự yêu thương giúp người ta hoàn thiện phần "người" trong con người, tôi nghĩ vậy. Nếu không có tình yêu, thế gian này sẽ lạnh lẽo và nghiệt ngã biết bao.

     

    * Chị có tin vào con người?

     

    - Đương nhiên là tôi tin vào con người. Tôi nghĩ, thám hiểm mặt trăng hay lên sao Hỏa chỉ để khẳng định rằng con người hết sức thông minh. Những sáng tạo về khoa học kỹ thuật giúp cuộc sống con người tiện nghi hơn, nhưng không đủ để biến con người trở thành máy móc như nhiều người lo nghĩ.

     

    Tính nhân bản trong con người giúp chúng ta nhìn nhận sự việc và biết cách thay đổi nếu gặp sự cố. Song song với việc nghiên cứu, chế tạo bom hạt nhân, người ta vẫn kêu gọi cứu lấy môi trường sinh thái đó thôi.

     

    * Chị có tin vào những giá trị tâm linh, tôn giáo?

     

    - Tôi theo đạo Phật và tin vào thuyết nhân quả của nhà Phật. Tôi cũng thích đọc các sách về thiền. Theo tôi, tín ngưỡng nào cũng nói lên lòng tin của con người về điều Thiện, tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành, lánh dữ. Dù xã hội có tân tiến thế nào, khoa học kỹ thuật hiện đại đến đâu thì giá trị tâm linh vẫn được con người tôn trọng và gìn giữ.

     

    * Chị đang sống như thế nào và đang mong ước điều gì?

     

    - Tôi không bạn bè kiểu "gặp đâu, xâu đó". Tôi chỉ có ít bạn, nhưng đó là những người "bạn thật sự", ý hợp tâm đầu để có thể khuyên lơn, chê trách hoặc ủng hộ, khuyến khích tôi nhiều điều. Tôi vui vì con cái học hành tử tế, có công việc ổn định, có những mối quan hệ đàng hoàng. Chuyện tình cảm của tôi cũng thế. Êm đềm và hạnh phúc. Tôi không ao ước gì quá tầm tay và tin vào số mệnh. Tôi chỉ mong rằng trong cuộc sống có thêm nhiều tấm lòng rộng mở để giúp đỡ người cùng khổ.

     

    * Chị có tin rằng một ngày nào đó văn học VN cũng sẽ có được những tác phẩm lớn ngang tầm với thế giới?

     

    - Tôi nghĩ, nhà văn Việt Nam mình thật "tội nghiệp". Chúng ta thiếu rất nhiều thứ, từ vốn sống, kiến thức đến kinh tế. Thiếu vốn sống thì chỉ viết quanh quẩn những gì mình biết. Thiếu kiến thức thì không dám phóng bút để viết những câu chuyện mang tính khoa học. Thiếu kinh tế thì không thể thoải mái ngồi sáng tác trong khi cơm ăn, áo mặc kêu gào. Thiếu nhiều như thế mà đòi viết những tác phẩm lớn ngang tầm thế giới ư? Theo tôi là hoang tưởng.

     

    Để có những tác phẩm văn học giá trị, các nhà văn, nhà thơ cần được tôn trọng, tác phẩm cần được đánh giá cao hơn. Khi giá trị một cuộc thi văn học còn kém hẳn cuộc thi về sắc đẹp hay trò chơi truyền hình, tôi nghĩ những người cầm bút lo "chạy chợ" bằng những tác phẩm nhỏ hoặc vừa vừa cũng là khá lắm rồi.

     

    Bao giờ một cuốn sách in ra, đem lại cho nhà văn cuộc sống thoải mái trong nhiều năm liền, nhà văn thảnh thơi đi đây đó học hỏi, nghiên cứu mà không lo chuyện cơm áo gạo tiền, lúc ấy may ra mới có được tác phẩm lớn đúng nghĩa!

     

    NGÔ THỊ KIM CÚC thực hiện (Báo Thanh niên)


  15. 1. Thường xuyên trong những buổi chiều ngoại ô đầy gió, Min bị nỗi đe dọa xâm chiếm bởi những tiếng sấm mơ hồ dội lên từ cuối chân trời. Nơi cội nhãn già nua chưa bao giờ ra hoa kết trái, Min mắc cái võng dù tòng teng chẳng mấy khi nằm. Từng đám mây bay qua bầu trời thảng hoặc để lại những hình thù ngộ nghĩnh tùy theo trí tưởng tượng của Min. Trong vùng hồi ức xa xăm bỗng mọc lên một đám mây hình nấm trôi đi dưới ánh nắng quái gở của chiều tà - một cảnh tượng kỳ vĩ và ngoạn mục mà có lần trên chuyến bay về H. Min tình cờ thấy được. Qua ô cửa kính đọng đầy hơi nước, tấm thảm mây dày cộm chập chùng dường như bất động, khiến Min nghĩ rằng nếu mình lỡ rơi xuống đó, hẳn sẽ được giữ lại trong cảm giác mềm mại an toàn và vĩnh viễn không thể nào chạm đất.

    Giờ đây, trong căn phòng cáu bẩn đầy nghẹt đất sét, màu bột và giấy vụn, Min bó gối nhìn những bức tranh treo xộc xệch trên tường, cố nặn óc nghĩ ra một việc gì đó để làm, cốt xua đi cảm giác bị đe dọa bởi những tiếng sấm mơ hồ. Từ ngày thi rớt đại học, Min đâm ra thờ thẫn và uể oải, cậu hay khép hờ cửa sổ rồi đứng ngó mông lung ra ngoài qua khe cửa hẹp, quan sát thế giới xung quanh thay đổi chậm chạp từng ngày. Bấy giờ là cuối thu đầu đông, những chiếc lá trong vườn bắt đầu cong lên rồi ngả sang màu vàng sậm. Không gian nồng đượm mùi dầu chuối tỏa ra từ xưởng bánh kẹo nhà bên cùng tiếng máy dệt rào lên không ngớt nơi những xưởng dệt thủ công của vài gia đình gốc Quảng còn sót lại trong vùng.

    Căn nhà vắng lặng nằm im lìm trong khu vườn nhỏ chỉ bật ra tiếng người vào buổi tối. Bà mẹ độc lập và giàu có dường như cố hữu một nguyên tắc là chỉ trao đổi với cậu con trai những câu chuyện thật sự cần thiết trong bữa ăn, hiếm khi khóe môi bà nở nụ cười. Người hầu gái học được cách tiết chế cảm xúc từ bà chủ quyền lực, cũng như keo kiệt lời nói nhưng lại hào phóng những cái ngáp vặt vô tội vạ. Cô ta chăm chỉ hoàn thành tốt mọi việc trong nhà rồi lên phòng bật tivi, hồn nhiên lau nước mắt sau mỗi trường đoạn sướt mướt của những bộ phim nhiều tập dành cho giới bình dân.

    Thỉnh thoảng Min phóng xe máy đi vòng vèo ra các quán xá trong vùng. Mãi cũng chán! Đành khép chặt cửa ở lì trong phòng, ngủ vùi rồi nguệch ngoạc vẽ những bức tranh ngày một khó hiểu. Thời đi học Min cũng lặng lẽ như thế, cả lớp không ai phát hiện ra tài năng của cậu, nên những tờ báo tường của lớp thường xuyên phải thuê người lớp khác sang trang trí. Cho đến ngày lớp trưởng phát hiện ra cậu đang say mê trong một khóa luyện thi của hội mỹ thuật, thì lúc đó mọi người cũng sắp ra trường.

    Trong bữa ăn tối lạnh nhạt của ngày biết tin thi rớt, Min thông báo với mẹ bằng một câu nói nhát gừng:

    - Con sẽ luyện thi cho năm sau, mẹ ạ!

    Bà mẹ nhướng cặp mày thanh tú, tia nhìn tỏa ra một vệt màu tối lặng lẽ, cố trấn an:

    - Đừng lo lắng quá, con trai! Mẹ sẽ thuê riêng một họa sĩ về làm gia sư cho con.

    - Không cần thế đâu, mẹ! - Đứa con cúi mặt vào tô súp - Con sẽ đến lò luyện như mọi lần...

    Bà mẹ lắc mái đầu uốn tỉa khá công phu, mặt nhăn lại khiến những vết rạn ở hai cánh mũi được dịp hằn rõ, cố nén tiếng thở dài:

    - Sự dạy dỗ không bao giờ là chu đáo ở những môi trường quá đông đúc.

    - Nhưng ở đó con có bạn...

    Min lẩm bẩm tỏ thái độ bất bình rồi xoay người mở cửa tủ lạnh lấy ra đĩa trái cây. Cậu tần ngần một lúc lâu rồi quyết định cầm quả lê rời nhà ăn lên lầu. Trong căn phòng nhỏ, nơi thế giới riêng đầy ắp trăm thứ hầm bà lằng nhưng bất khả xâm phạm, cậu nhặt nỗi lòng của mình đang vương vãi trên sàn nhà, rồi đem dán nó nơi cánh cửa sổ đã hờ khép. Cậu vịn tay vào đó và giương mắt nhìn ra. Ngoài kia, đêm tối sẩm. Những tàn cây mệt nhọc đang thiếp ngủ, ánh lên những vệt sáng hắt ra từ các ô cửa của nhà hàng xóm. Mơ hồ một tiếng kêu khắc khoải của loài chim lạ ăn đêm.

    Phía dưới nhà, mẹ Min đang trao đổi với ai đó qua điện thoại về một câu chuyện làm ăn dang dở. Người hầu gái bình thản dọn dẹp bàn ăn, nhẩm đếm số chén bát bất di bất dịch được dọn ra vào mỗi tối, tận hưởng niềm sung sướng của một Ô-sin nhàn nhã. Thật may mắn cho cô, ít khi khách đến chơi nhà, nên cô chưa bao giờ bị nhấn chìm trong sự bận rộn và đau đớn vì những tiếng quát tháo của gia chủ. Cô nhớ có lần, hình như đã rất lâu rồi, có một người đàn ông trung niên dáng dấp to cao vâm váp ghé ngang rồi ngủ lại. Đêm ấy cậu chủ nhỏ không về. Hình như Min đang kẹt chuyến dã ngoại xa cùng với lớp. Cô hầu gái bê chai rượu Whisky lên cho bà chủ, thấy hai người lặng câm ngồi đối diện nhau, môi ai cũng dính chặt điếu thuốc tỏa khói mờ mịt. Cô rút lui xuống nhà, sợ hãi đến nỗi chỉ dám bật tivi xem hình nhưng khóa tiếng.

    Sáng hôm sau, khi cô hầu gái trở dậy thì người khách lạ đã biến mất tự khi nào. Bà chủ lún sâu trong mớ chăn nệm thoảng lên mùi nước hoa xa lạ, mở to đôi mắt trống rỗng nhìn như xuyên thủng trần nhà. Sáng ấy bà chủ không đi làm, bà cứ đi lên đi xuống cầu thang rồi đột ngột phá tung cửa phòng riêng của Min lục soát thứ gì đó. Chốc sau bà gọi người hầu gái tới và dặn dò:

    - Cô đã gọi thợ tới sửa cánh cửa sổ trên phòng cậu Min, nó gần sứt bản lề ra rồi. Thật nguy hiểm nếu đêm nào đó mưa bão quét qua. Và thay luôn tủ kính đã bị rạn. Không hiểu Min đã va đập thứ gì vào kính nên nó mới thế. Chiều nay thợ đến, cháu nhớ quan sát họ và trông nom nhà cửa cẩn thận giúp cô nhé!

    Chiều muộn Min về, vứt ba lô ra sàn và hét lên những tràng dài vô nghĩa, khiến cô hầu co rúm người như thể sai lầm ấy là do cô dựng ra. Đúng như dự đoán, Min mắt ngầu đỏ chạy vội xuống cầu thang, gọi người hầu giật giọng:

    - Chị Gái! Chị Gái đâu rồi? Tôi đã bảo là không ai được phép xâm phạm căn phòng của tôi kia mà. Ai?

    - Nhưng đấy là mẹ cậu... - Cô hầu tên Gái ấp úng, thở không ra hơi.

    Min giận dữ bỏ lên lầu và từ chối luôn bữa tối. Rất khuya, bà chủ về tới nhà, không tỏ thái độ gì hoang mang khi nghe thuật lại câu chuyện của Min. Không biết bà lên phòng dàn xếp câu chuyện ra sao mà căn nhà vẫn im bặt, không phát ra một tiếng động nào như mọi khi. Và Min, trong những ngày hôm sau, vẫn giữ thói quen tắt hết đèn trong phòng rồi nhìn ra bên ngoài qua khe cửa sổ mở hé. Mắt cậu mênh mang ngập đầy những tia nắng sót lại trong chiều tà.

    *

    * *

    2. Đêm nối đêm ngày nối ngày, căn phòng nhỏ của Min vẫn lặng câm và phủ trùm bóng tối. Thường sau những giờ luyện vẽ ở trường về, Min đánh trần nằm vật ra sàn ngó mông lung lên trần nhà. Cậu nhìn thấy những đám mây hình nấm trôi đi dật dờ. Không gian dường như giãn nở trong suốt. Cậu vẽ nhiều hơn trước, những bức tranh chập chờn màu sắc ngày một khó hiểu vì không để lại hình thù gì cụ thể, chỉ có những nhát cọ thao túng mặt giấy lúc uể oải lúc cuồng nhiệt. Màu lục sẫm cứ choáng hết mặt tranh. Dưới sàn, vô số những bức tượng què cụt bằng đất sét, có cái đã nứt rạn sứt mẻ một vài chi tiết nên biến dạng thành những vật thể méo mó. Trên tường, chi chít những chiếc mặt nạ tróc lở và các tờ báo cũ dán chồng chéo lên nhau thành các mảng lập thể đầy ám ảnh... Người hầu Gái có lần tò mò đã phá kỷ cương lén nhìn trộm vào phòng trong một buổi trưa oi bức, thấy cậu chủ đang khỏa thân đứng bất động trước tấm gương soi mới thay đã lại xuất hiện những vết rạn mới, đôi mắt mở to nhìn trừng trừng vào chính cậu mà có vẻ như không nhìn thấy một cái gì...

    Trong một nỗi hốt hoảng tột độ, người hầu Gái lập cập vịn lan can lần dò xuống tầng trệt và ngã lăn ra bất tỉnh một lúc lâu mới có thể ngồi trở dậy. Chiều ấy cô ta thu xếp quần áo định bụng chờ bà chủ về rồi kết thúc hợp đồng. Thế nhưng khi chạm phải ánh nhìn trống rỗng và khóe môi lạnh lẽo của bà chủ, cô không dám cất lời.

    Bà chủ hỏi:

    - Tại sao?

    Cô không thể thuật lại câu chuyện ban trưa, một phần vì ngượng và một phần vì sự vô lý của nó.

    - Cháu đang sợ hãi điều gì ư? - mắt bà chủ vẫn nhìn xoáy vào cô hầu Gái.

    “Cái đầu ấy thông minh biết bao!” - cô hầu nghĩ, không dám ngẩng mặt lên, mặt cô nhòe nước và cô thổn thức:

    - Cháu sợ...

    - Cháu sợ điều gì? - giọng đối diện ân cần mà nghiêm khắc.

    - Cháu sợ... Không, cháu buồn! Cháu cảm thấy rất buồn...

    Vừa lúc Min đi xuống, cắt đứt giọng sũng nước đang lắp ba lắp bắp. Đôi vai người hầu run lên không thể kiểm soát. Rất may, Min chỉ lướt qua và không dừng lại. Cậu ta dắt xe ra khỏi nhà chuẩn bị đi đâu đó.

    Bà chủ vỗ về cô hầu, giọng gần như ra lệnh:

    - Cháu phải ở lại! Cháu nên ở lại! Nhà cô chỉ có hai mẹ con, có muốn không buồn cũng chẳng được. Cô thì đi suốt ngày. Min thì lầm lì ít nói, tính nó xưa nay là thế mà... Cháu không nên câu nệ... Mức lương và sự đối xử của cô thế này chẳng lẽ không tốt sao?

    - Vâng, là rất tốt... Thế nên...

    Bà chủ thông minh cướp lời:

    - Thế nên cháu cần ở lại! Cháu phải ở lại! Nào, đưa cái túi xách cho cô. Một công việc lao động phổ thông nhàn nhã trong thời buổi này không nhiều đâu, cô gái trẻ ạ.

    Dứt câu, bà xách cái túi lên phòng cô hầu, trả nó về đúng vị trí cũ.

    *

    * *

    3. Không gian vẫn mênh mang ở căn nhà quá rộng và ba chiếc ghế cứ chông chênh trong những bữa ăn tối lặng lẽ. Bà chủ vẫn quan tâm tới con trai bằng những câu hỏi vừa đủ lượng thông tin nhưng thiếu hẳn kịch tính. Min vẫn phát đi phát lại những câu trả lời nhát gừng. Cô hầu vẫn dọn dẹp bàn ăn với chừng ấy chén bát xoong nồi đũa muỗng. Và căn nhà vẫn chưa có vị khách quan trọng nào ghé qua.

    Nhưng Min thì hơi khác trước. Cậu ta ra khỏi nhà nhiều hơn vào ban ngày. Đêm, cậu thường tắt đèn sớm. Sau lần bắt gặp cậu chủ khỏa thân đứng bất động trước gương như một kẻ tâm thần, cô hầu Gái không dám bén mảng đến cánh cửa bí ẩn ấy nữa. Cô sợ chạm mắt vào những hình thù quái gở giăng mắc khắp phòng của Min. Bởi mỗi khi cô lén nhìn vào những gương mặt méo mó dị dạng ấy là y như rằng chúng cũng phóng tia nhìn chằm chặp lại cô. Cô sợ chúng ám ảnh vào giấc ngủ rồi sinh ra những cơn ác mộng.

    Vậy mà Min đã sống một cách an toàn giữa chúng. Đơn giản vì đó là thế giới do chính Min tạo ra. Dạo sau này Min đã sáng tạo được một trò chơi mới. Cậu tha về những miếng simili có chức năng hấp thụ nhiệt và phản quang, cắt ra thành muôn vàn những mảnh vụn có hình ngôi sao, sau đó tỉ mẩn bắc ghế đính từng ngôi sao tí hon ấy lên trần nhà. Công việc thủ công này tưởng đơn giản nhưng hóa ra rất tốn thời giờ. Nguy hiểm nhất là việc phải sử dụng hai ba chiếc ghế chồng lên nhau mới đủ chiều cao cho Min với tay đụng trần. Min cặm cụi tiến hành công việc trong nhiều ngày mà vẫn không thỏa mãn. Đêm xuống, cậu khoái trá tắt hết đèn. Với sự hấp thụ nhiệt rồi phát ra ánh sáng được một thời gian ngắn, thế là trong vùng tối đen đặc, hiện ra một bầu trời sao lung linh hết sức kỳ thú. Rồi cậu đếm sao. Rồi cậu mơ tưởng viễn vông. Cậu thấy mình bay lên, bay lên... Người cậu nhẹ tênh, cậu chạm vào được những tia sáng lấp lánh ấy. Thế giới nở ra đến vô cùng... Cậu đứng dậy nhảy múa, với tay khua khoắng lên bầu trời sao vĩ đại của riêng cậu. Và cậu cười sằng sặc trong đêm...

    Ngày nối ngày đêm nối đêm, Min không ngừng bắc ghế đính sao lên trần để khi tắt đèn vũ trụ sẽ hiện ra rồi khoái trá thưởng thức. Và trong những buổi chiều, không gian vẫn dày đặc nỗi đe dọa xâm chiếm bởi những tiếng sấm mơ hồ dội lên từ cuối chân trời. Cho đến ngày kia, bà mẹ không thấy con trai xuất hiện trong bữa ăn tối bèn sai người hầu Gái lên đập cửa phòng, sau nhiều lần hô toáng lên mà không tiếng đáp trả. Khi cánh cửa bật mở, trong vùng tối đen đặc, cô hầu lần tay bật công tắc điện. Trên cao, bầu trời sao vụt tắt ngúm. Chợt cô hét lên những tràng ú ớ khi phát hiện ra Min đang vật vã trên sàn nhà bừa bộn giấy bút như vừa bị trượt chân ngã từ những chiếc ghế chồng lên cao, tuy nhiên, định thần nhìn kỹ thì thấy nơi khóe miệng của Min đang sùi lên từng dòng nước bọt chảy ngoằng.

    *

    * *

    4. Nhưng Min đã không chết. “Ma túy, chị hiểu không? Con chị đã bị sốc thuốc, may mà...” - vị bác sĩ nghiêm mặt kết luận. Còn người mẹ đau khổ lảo đảo vịn tay ghế, nhắm mắt nuốt cơn cảm xúc vào trong như thói quen lạnh lùng thường nhật. Tuy nhiên, lần này bà đã không thể. Bà ngẩng mặt lên cay đắng hỏi: “Ma túy ư? Vì sao?...”.

    Dù Min tỉnh lại Min cũng không thể trả lời hay nói đúng hơn là Min không muốn trả lời. Vì một lẽ cậu cho rằng mẹ cậu hẳn phải hiểu rõ điều này hơn ai hết. Nỗi buồn, sự cô đơn, chứng trầm cảm..., chúng đã bao vây cuộc sống của con, trùm phủ khắp căn nhà này. Chẳng lẽ mẹ không hiểu sao, hở mẹ?

    Thấy con đã qua cơn nguy kịch, bà mẹ móc di động run rẩy bấm số định gọi cho một ai đó. Rồi bỗng dưng bà dừng lại đột ngột. Không! Bà không muốn ông ấy lại đay nghiến bà. Bao nhiêu năm nay bà đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình, bằng vẻ mặt bình tĩnh đông cứng trong mọi trường hợp, bằng một sự nghiệp ổn định và phát triển. Không! Bà chưa hề vấp ngã, chưa hề suy sụp. Bà không thể để cho ông thấy bà đang thất bại trong vai trò người mẹ như thế này.

    Chỉ có cô hầu Gái là không hề biết gì về những bí ẩn trong ngôi nhà mà cô đang phục vụ. Cũng phải thôi. Cô chỉ mới đến đây làm việc có hai năm. Cô làm sao biết được từ rất nhiều năm trước, khi cậu chủ Min còn bé tí và còn rất đỗi hồn nhiên tinh nghịch, cha mẹ cậu đã chia tay vì một vụ ngoại tình diễn ra từ phía người chồng. Bằng tất cả sự kiêu hãnh của người phụ nữ quá đỗi xinh đẹp, người vợ trừng phạt chồng bằng cách chối bỏ hai chữ “thứ tha”, dù người chồng ra sức van nài. Trải qua nhiều năm, lòng kiêu hãnh đóng băng rồi biến thành nỗi đớn đau câm lặng. Đứa con đành gánh vác hậu quả này. Mà ngay cả nó, dù có cố gắng vẽ ra bao nhiêu bức tranh khó hiểu đi nữa, dù tạo ra bao nhiêu bầu trời sao đi nữa, nó cũng không thể mường tượng được rằng hàng năm, mẹ nó chỉ cho phép hai người gặp nhau đúng một lần vào dịp kỷ niệm ngày cưới, cũng chính là ngày hai người chối bỏ nhau.

    Dĩ nhiên, cái ngày ấy cô hầu Gái không thể nào biết được. Nhưng hình như người cha tội nghiệp của Min thì cô hầu đã gặp một lần rồi. Ấy là vị khách hiếm hoi có cái dáng to cao vâm váp đã ghé ngang ngôi nhà một đêm nào đó vắng Min. Rất tiếc, mối quan hệ sâu xa này cô cũng không biết nốt, bởi vì ngay cả tên ông ta cô còn chẳng nhớ nữa là...

     

    VŨ ĐÌNH GIANG

    Nguồn: Thơ Trẻ


  16. Trời mờ mờ, lảng vảng những đám mây đen. Có thể trời sẽ tiếp tục mưa lớn nữa. Ba đứa chúng tôi lấy cơm vắt ra ăn, lo trời mưa, lo đoạn đường sắp tới. Ban chiều hỏi thăm mấy người khách đi ngược lại, chúng tôi đoán được phần nào những khó khăn đang ở phía trước.

    Ái là người biết lo, tính toán rất kỹ, ghé vào tai tôi:

    - Mình đã qua quãng đường có bom nổ chậm, còn đoạn đường có pháo và trực thăng biệt kích. Năm tiếng đồng hồ nữa mình tới trạm.

    Dũng hồn nhiên chẳng lo nghĩ gì. Khi nãy trùm vải mủ đánh một giấc no nê rồi, giờ đang nằm ngửa trên đống ba lô, đập muỗi xoành xoạch, ngâm nga: “Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Đông ơi! Nước chảy xuôi dòng…”

    - Lo buộc lại dây bòng cho kỹ để chút nữa chạy pháo tuột văng hết đồ đạc, ở đó mà Vàm Cỏ Đông!

    Dũng cười, vẫn tiếp tục hát. Tôi và Ái lui cui coi lại đồ đạc.

    Tai họa đã đến với chúng tôi thật bất ngờ.

    - Đoàn đồng chí Châu có đó không?

    Một giọng phụ nữ trẻ, không quen, nghe đanh và chắc bỗng vang lên ở cạnh tôi. Tôi giật nẩy mình:

    - Có.

    Ánh đèn pin mờ vì mặt kính bị bọc trong vuông vải, xoẹt lên. Giao liên. Nếu không có cái giọng trong và cao thì thật khó đoán ra đó là một cô gái. Kiểu ăn mặc thật kỳ dị. Quần ni-lông đen dài ống hẹp, kêu loạt soạt. Áo rộng thùng thình, thắt bên trong túi đạn AK ôm ngực rách bờm xờm. Khuôn mặt nhỏ sâu hút giữa mảnh khăn rằn trùm kín gáy, cổ và mái tóc. Chiếc nón rộng vành to chụp trên đầu. Khẩu AK đeo trước ngực chĩa họng súng đen ngòm về phía chúng tôi.

    Dũng vẫn không ngồi dậy cười cười:

    - Ái chà! Xạ thủ AK số một nghen!

    - Giỡn hớt cái gì vậy, đồng chí?

    Dũng trố mắt, toan đáp lại, song tôi đã chặn bằng một cái đẩy tay.

    - Các đồng chí có giấy thông hành không? - Vẫn cái giọng xẵng sớm ấy.

    - Có. Nhưng giấy của chúng tôi trạm bên kia giữ, tưởng đưa cho các đồng chí rồi chớ?

    Cái đầu nhỏ lúc lắc:

    - Chỉ có giấy giới thiệu của trạm chớ có giấy thông hành đâu.

    Tôi chợt nhớ ra. Chúng tôi từ đơn vị đi công tác, đáng lẽ trạm vừa rồi phải cấp giấy, song không hiểu sao lại đùn cho trạm tới cấp.

    - Các đồng chí chịu khó trở lại lấy giấy thông hành - Cô gái nói - Chuyến sau đi vậy. Trạm chúng tôi không nhận khách đi đường không có giấy.

    - Chị Oanh ơi!

    Một thằng bé từ phía sau len đám khách đi tới, cũng khăn trùm bịt mặt, nón vải, chỉ khác trên cái lưng ngắn ngủn tha một cái bòng to tướng.

    Chúng tôi gặp Oanh “hắc” rồi đây. Vừa đi đến đầu đoạn đường dây này, chúng tôi đã nghe tiếng Oanh “hắc”, cô giao liên rất “nguyên tắc”. Chắc những giai thoại chúng tôi được nghe có thêm thắt ít nhiều, song giờ đây rõ ràng cô ta đang gây khó khăn rất lớn cho chúng tôi. Chúng tôi năn nỉ, các bác khách đi đường và đồng chí giao liên trạm kia cũng xúm vào nói giúp chúng tôi. Ai cũng nóng ruột, sắp tới giờ pháo bắn rồi. Dũng ức lắm song bị tôi ém ngồi nín khe, nói nhỏ chỉ tôi nghe: “Thây kệ, không cho đi cũng đi theo. Đi sau năm bảy thước cô ta làm gì được mình.”

    Cuối cùng rồi cũng giải quyết được ổn thỏa. Oanh “hắc” nhận chúng tôi sau một hồi quần cho chúng tôi một trận mướt mồ hôi về nguyên tắc giấy tờ khi đi đường. Đồng chí giao liên đưa chúng tôi đi bắt tay từ giã, nói nhỏ vào tai tôi: “May cho mấy anh, mọi khi tụi tui đành chịu dẫn khách lộn về”.

    Tôi cười thở phào nhẹ nhõm. Bây giờ mà phải lộn lại thì thà nằm đây chịu ăn pháo còn hơn. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi lại được Oanh “hắc” chiếu cố đến như vậy?

    Mọi người vây thành vòng tròn để nghe phổ biến các tín hiệu. Oanh “hắc” và chú bé đứng giữa, to ngang, đầu xù xù. Oanh dặn đi dặn lại chuyện buộc chặt đồ đạc, chuyện qua bãi pháo, phải vượt hết sức nhanh và khi gặp trực trăng hay biệt kích phải bình tĩnh nghe theo lời hướng dẫn:

    - Các đồng chí bám sát nhau. Đường tối dễ lạc. Nghe bom chậm phải lập tức nằm ngay xuống. Nếu có tình huống biệt kích bộ hay trực thăng soi phải lập tức nghe lệnh tôi.

    - Làm như ông tướng! - Dũng ấm ức ra mặt. Tôi cũng lo. Tình hình đoạn đường rất căng thẳng, vậy mà dẫn đường lại là một cô gái và một chú bé. Khách không biết đường sá gì cả, lại không có súng, lực lượng chiến đấu chỉ có một khẩu AK của đường dây.

    - Thôi ta đi! - Oanh ra lệnh và tạt qua bên. Chúng tôi đi sau cùng.

    - Trong các anh, có ai cần giúp gì không? - Cô gái hỏi. Sự săn sóc thật bất ngờ. Song Dũng đáp lại lạnh lùng:

    - Cám ơn! Tụi tôi còn đủ sức…

    Con kinh nhỏ nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, phơi mình trên cánh đồng lầy lội rộng mênh mông. Mùa này lòng kinh chỉ có ít nước. Có lẽ cách đây không lâu, ven kinh có nhà cửa dân cư đông đúc, thấy còn sót lại dấu vết những cọc, mảnh vỡ, nền nhà nham nhở, vườn tược xơ xác. Những lỗ pháo chằng chịt khắp đó đây, lỗ cũ, lỗ mới chồng chất, tạo cho mặt đất những hình thù kì lạ. Hàng tràm thẳng tắp ven bờ, gãy nát. Thỉnh thoảng, lại có một người ngã chúi vì vấp phải gốc tràm gãy.

    - Đi mau lên chút nữa các đồng chí ơi. Chỗ này tụi nó bắn pháo dữ lắm đấy!

    Oanh đi sau cùng đoàn khách lên tiếng thúc. Cô ta quen đường, vậy mà nhiều khi cũng vấp té chúi nhủi.

    Không gian bỗng yên lặng một cách kỳ lạ. Trong chiến đấu, những giờ phút đó xuất hiện trong đầu óc của chiến sĩ là giờ phút căng thẳng nhất. Mọi sự nghe ngóng đang được căng ra đến độ để chờ đón một sự biến đổi đột ngột. Tiếng bước chân đi nhanh. Tiếng gạt lá rột rẹt. Tiếng ho bị ém lại.

    Chúng tôi đang đi dưới tầm của đạn pháo. Chúng tôi không muốn song vẫn phải hồi hộp mong chờ những giờ phút bị pháo bắn tới.

    - Mình đã đi qua được hơn nửa chặng đường pháo rồi - Oanh động viên chúng tôi - Mọi khi, giờ này tụi nó bắn rồi. Không bắn đây thì cũng bắn cặp con kinh bên kia.

    Tôi nhìn theo hướng Oanh chỉ, chưa kịp nhìn thấy gì bỗng nghe tiếng hú kinh hồn.

    - Rầm! Rầm!

    Tôi ngã chúi xuống.

    - Chạy! - Oanh hét lên.

    Mọi người quàng lên nhau chạy tuôn ào ào trong tràm.

    - Ráng chạy ra khỏi khúc này. Nó còn bắn lẻ, còn xa lắm. Nhưng sắp mở đầu rồi đó!

    Dũng vướng bòng vào một nhánh tràm gãy. Ái nắm giựt mạnh. Rẹt, rách một góc. Quai bòng đứt.

    Chạy qua được quãng đường nguy hiểm mất mười lăm phút, mệt tưởng đứt hơi. Oanh cho lệnh nghỉ. Mọi người nằm ngửa ra cỏ thở hào hển. Cách đó không xa lắm, trên đoạn đường mà chúng tôi vừa vượt qua, đạn pháo tiếp tục trút xuống ào ào, mặt đất không ngừng rung chuyển. Tiếng Oanh:

    - Các chú, các anh tranh thủ nghỉ lấy sức. Qua được một chỗ găng rồi. Hút thuốc nhớ bụm kỹ, đồng trống lắm.

    Trời mờ mờ. Oanh và thằng bé ngồi hơi xa một chút, lấy cơm ra ăn thì thầm nói chuyện. Ái nằm gối đầu lên bòng cằn nhằn Dũng về chuyện khi nãy. Tôi thiu thiu ngủ lúc nào không biết.

    - Dậy! Dậy!

    Xung quanh mọi người lao xao chuẩn bị lên đường đi tiếp. Trước đây chỉ mấy phút, góc đồng hoang vắng này còn im ắng, giờ náo nhiệt vì những bước chân lạo xạo đi lại. Dũng buộc lại dây bòng cẩn thận hơn.

    Từng người ngụy trang kỹ bằng cỏ tranh, nhánh tràm, đi cách xa nhau, theo con đường mòn lượn quanh co giữa cánh đồng, bỏ lại sau lưng con kinh nhỏ không tên kỷ niệm về trận pháo vừa rồi. Xa xa sông Vàm Cỏ Đông với những chùm hỏa châu treo lơ lửng làm ửng sáng từng chập bước chân đi.

    Lại cũng thằng nhỏ è ạch cái bòng đi trước. Oanh “hắc” với khẩu tiểu liên khoác trước ngực, đầu xù xụ khăn nón đứng bên đường đếm từng người khách đi qua, lá cỏ ngụy trang làm hình thù cô ta càng kỳ dị hơn, như một con cá rô xòe vây. Dũng vốn đã ác cảm đặt luôn Oanh “cá rô”.

    - Thằng nhỏ mang bòng nặng muốn chết, cô ta lớn xác lại đi không. Cá rô thấy ghét quá! - Dũng lầm bầm.

    Đã quá ba giờ. Đêm tàn khuya giữa cánh đồng vắng thật quả là êm ả. Cảnh vật cũng mòn mỏi: sao thưa đi, nhạt hơn trên bầu trời tím phớt, tiếng gió thổi nhẹ nhàng hơn, tiếng bước chân đi, tiếng ri rỉ của dế kêu trong cỏ cũng lặng trầm hơn. Sương xuống ướt đất. Sương như từ dưới lòng đất đâm lên, quyện thành những cuộn khói trắng chấp chới như những bóng ma bay lượn. Những vạt tràm tươi phủ kín trắng toát dựng cặp đường đi như những bức tường khổng lồ sừng sững. Bóng của những người đi trước, đi sau chập chờn.

    - Trực thăng!

    Có tiếng ai kêu thét, trong chớp mắt cả đoàn đứng sựng lại lắng tai nghe, vẫn chưa phân biệt được tiếng máy bay với tiếng cây cỏ rì rào.

    - Nghe kỹ lại coi, in như tiếng gió - Tiếng một bác già, thận trọng.

    - Trực thăng đó, hướng Kiến Tường - Oanh nói.

    Đã thấy ánh đèn đỏ lừ của hai chiếc trực thăng chấp chới từ phía Đông Nam, nơi có vừng ánh lớn dạ lên nền trời của thị xã.

    - Nó lên phía mình đó!

    - Cứ đi! Đi nhanh! Nếu nó bắn, chú ý đừng tạt vô các cụm tràm.

    - Chạy mau đi!

    Đám trực thăng đảo một vòng trên đầu, động cơ nổ rầm rầm choáng óc. Đoàn khách tản mác nằm rạp xuống, cố tìm cách lánh xa các cụm tràm.

    - Chạy mau ra khỏi chỗ này, Châu ơi! - Ái và Dũng cùng hô lên một lượt.

    Tranh thủ lúc trực thăng chưa bật đèn soi, đoàn khách vụt đứng dậy cố chạy tạt ra khỏi vòng. Chúng bắt đầu bắn. Những dây đạn lửa dày đặc, to, đỏ lòm, ngòng ngoèo tung ra từ hai bên họng súng sáng rực. Hỏa tiễn phóng ào ào như giông bão. Tràm gãy rôm rốp, đạn bay líu nhíu dày đặc. Chiếc trực thăng chỉ huy bỗng vọt lên cao bật đèn pha, tôi chạy được mươi thước vội nằm bẹp xuống. Dưới ánh sáng đèn, Dũng nằm cách tôi không xa, cái bòng trăng trắng lòi một góc ra ngoài mí lá ngụy trang. Ái chạy lạc đâu mất. Ánh đèn pha sáng như ban ngày, quơ đi quơ lại tìm kiếm.

    Một loạt AK nổ ngay ở sát tôi và tiếng Oanh “hắc” la lớn:

    - Bé! Dẫn mấy chú chạy đi!

    AK lại nổ mạnh hơn vào đội hình máy bay, bắt chúng bay cao hơn, xa hơn, nhưng chúng cũng đã phát hiện được điểm súng bắn trả, cả ba chiếc lồng lộn châu lại bắn và phóng hỏa tiễn dồn dập.

    AK lại nổ từng chập chỗ này chỗ kia khác nhau như để chọc tức đám trực thăng, chúng lồng lộn phát điên lên gầm thét đuổi theo. Trận chiến không cân sức kéo dài…

    *

    * *

    Trạm giao liên nằm nép dưới những gò đất có cảm giác như bị bỏ quên trên đoạn đường đầy nguy hiểm và hiu quạnh này. Mỗi gò đất là một ổ chiến đấu, đầy đủ công sự, hàm ếch vững chắc. Những bụi cây sim, cây mua rậm rạp che phủ lên mái chòi dựng vội vàng che ánh nắng gay gắt của thảo nguyên.

    Tôi tỉnh dậy, đầu nóng ran. Nắng trải vàng chiếm gần hết căn lều. Đồ đạc trong lều bừa bộn: bòng quần áo, xen-tuya Mỹ, dép râu đầy sình đất, nón, ca muỗng vứt lộn trong mớ đưng ẩm ướt lót nằm. Bếp dã chiến đào trước cửa lều, lõng chõng nước mưa đêm qua với mớ cỏ khô ướt nhẹp, cháy sém. Ái, Dũng ôm nhau ngáy khò khò ở góc lều, quần áo rách toạc, những vết xước máu đã khô lại.

    Chân Dũng bị một vết thương khá nặng. Đêm qua trên đường về trạm, Dũng phải dựa vào vai tôi, nhảy lò cò rất khó nhọc. Không rõ bị cây xóc hay đạp phải miểng bom pháo. Vết thương cần phải rửa, băng lại, chiều nay mới có thể đi được. Trạm không giữ khách ở lại vì địa hình lúc nào cũng có thể bị đánh cóc bất ngờ. Tối nay là sẽ có người đến đón. Trạm trưởng, một bác già giọng nhẹ nhàng thông báo cho chúng tôi mọi chuyện trước lúc phân tán về các lều nghỉ.

    Một người chỉ cho chúng tôi lều quân y, mái đưng còn mới đỏ ló ra sau vạt cây xanh của một gò mối khá lớn ở cách chúng tôi không xa. Những quần áo nhiều màu, những khăn có tua tỉ mỉ treo ở một dây phơi bên ngoài. Lều trông gọn ghẽ. Mái lều được cắn xén kỹ, có vách vừng bằng cỏ ghép. Qua các lỗ vuông thoáng hơi chúng tôi nhìn thấy một cô gái tóc đen và ngắn. Cô gái tiếp chúng tôi cởi mở. Tôi đỡ Dũng ngồi nghiêng trên chiếc giường độc nhất của căn lều. Thằng nhỏ dẫn chúng tôi đi đêm qua đang ngủ say sưa trên nệm cỏ ở gốc trong cùng của lều. Tiếng ngáy của nó nghe đều đều rộn rã.

    Cô cứu thương lần tay mở những lớp băng quấn quanh vết đứt của Dũng, tôi ngồi ngó quanh. Mọi vật dụng trong lều được xếp đặt ngăn nắp chứng tỏ chủ nhân của nó là người sống có nề nếp. Trên chiếc bàn con đặt ở sát đầu trên của chiếc giường, một chồng các quyển sổ và một đống thư, báo gói đang tháo dở. Đây cũng là nơi phát hành của trạm, có lẽ cũng là trách nhiệm thứ hai của cô gái cứu thương này. Cô gái còn trẻ lắm. Mặt trái xoan, gò má bầu tròn màu nước da rám nắng. Cằm hơi nhọn, mắt lim dim mơ màng. Chân mày nhỏ, mảnh dẻ, hai hàng mi thưa và cong. Mái tóc ngắn, đen nhánh, sợi nhỏ và dịu dưới chiếc khăn sọc màu trứng sáo chảy trên hai bờ vai tròn, chiếc áo bà ba tím, đôi bàn tay ngắn với những ngón nhỏ mềm mại, nhẹ nhàng. Dưới lớp áo bó sát, lồng ngực nở căng của cô phập phồng theo nhịp thở. Đôi lúc chân mày cô hơi cau lại, đôi môi tròn chúm chím xuất hiện những nét trẻ con nũng nịu toát ra vẻ trong trắng trẻ trung. Một cô gái xứ đồng đơn giản, khỏe mạnh, không trang sức, gọn gàng trong bộ trang phục xoàng xĩnh song gây được ấn tượng tươi mát giữa đồng cỏ bao la.

    Không ngớt lo nghĩ về số phận của Oanh, tôi thầm so sánh hai người. Cô gái này là một nhà chuyên môn, một bàn tay dịu hiền. Còn Oanh là một nữ tướng. Không còn ai có thể chê Oanh trong vai trò người hướng dẫn vượt qua đoạn đường nguy hiểm. Oanh đã làm được và làm xuất sắc nữa.

    Cô gái đã thu dọn xong dụng cụ để vào một góc chúng tôi vẫn ngồi nán lại, một phần vì muốn hỏi thăm về Oanh, một phần vì cảm tình đột nhiên qua giây phút ngắn ngủi với cô. Đoán được phần nào tâm trạng đó, cô gái hơi e thẹn, sửa lại dáng ngồi trên nệm cỏ, vuốt lại mí tóc xõa trên trán, đôi mắt đen của cô nhìn tôi với vẻ quen thuộc. Rồi bỗng hỏi:

    - Hai anh hồi hôm về lúc mấy giờ?

    - Năm giờ.

    - Về sớm đó. Có nhiều đoàn khi qua được sông là trời đã hửng nắng.

    Dũng cười:

    - Chạy vắt giò lên cổ mà hỏng mau sao được. Đi đường như vầy thì qua chừng mười trạm, tụi tui cũng trở thành dũng sĩ chạy đua cấp ưu tú chớ chẳng phải chơi!

    - Còn tụi tui thì ngày nào cũng chạy. Vậy chắc đã thành dũng sĩ hết rồi? - Cô gái cũng cười. Cô đăm đăm nhìn Dũng, rồi đột nhiên hỏi:

    - Anh là anh Dũng phải không?

    Câu hỏi bất ngờ làm Dũng ngớ người chưa hết ngạc nhiên thì cô ta đã quay sang tôi:

    - Và anh là anh Châu chớ gì? Còn một anh nữa đâu?

    Tôi trả lời như một cái máy:

    - Còn ngủ đằng nhà khách. Mà sao cô lại biết chúng tôi? - Tôi băn khoăn hỏi, chợt thoáng thấy trong giọng nói và cử chỉ của cô có những nét quen quen. Dường như tôi đã gặp cô một lần ở đâu, không lâu lắm. Không, tôi chưa hề gặp cô lần nào cả. Con người ấy mà đã gặp thì chắc khó quên một cách dễ dàng như vậy.

    Đến lượt cô gái sửng sốt. Vẻ ngạc nhiên của cô không giấu giếm nên càng lộ ra ở đôi mắt đen láy mở to và khuôn mặt xịu xuống của cô. Cô trách chúng tôi một cách chân thật:

    - Đúng các anh là khách, có nhớ ai đâu? Phải biết vậy em hỏng thèm nhìn hai anh.

    Lời trách móc của cô gái làm chúng tôi càng thêm ngạc nhiên:

    - Xin lỗi chị…

    - Xin lỗi cái gì? Dẫn mấy anh đi suốt đêm chẳng anh nào thèm nhớ phải không? Hay anh Châu, anh Dũng còn giận chuyện khi hôm em làm khó không nhận mấy anh?

    - Trời đất ơi!

    Hai đứa tôi ngạc nhiên như té nhào từ trên cây xuống. Oanh! Té ra là Oanh… Oanh “hắc”, Oanh “cá rô”, Oanh nữ tướng cũng lại là Oanh cô gái cứu thương dịu dàng dễ thương. Tại sao lại có sự thay đổi kỳ lạ vậy?

    - Cô là cô Oanh hả? Đúng thiệt không?

    - Mấy anh chạy theo thằng bé em về trước, em lừa trực thăng rượt ra đồng trống mất dấu rồi về sau mấy anh nửa giờ, chưa được ngủ vì còn quần với những cái này đây.

    Cô chỉ đống đồ phát hành và chiếc túi cứu thương, có cả khẩu AK nòng súng còn dính đất nhô ra sau đống bao bòng, cả cái khăn trùm đầu màu tối, chiếc mũ vải bèo nhèo vứt cạnh khẩu súng và bao đạn rách.

    - Mấy anh tin chưa? Mấy anh tìm coi trạm này có thêm con nhỏ nào nữa không? - Trong một phút Oanh lại trở lại với cái vẻ “hắc” đêm hôm, song một nụ cười rạng rỡ đã làm cho khuôn mặt cô ta đổi khác ngay.

    - Anh Châu, anh Dũng đừng giận em nhé! Nói giỡn chơi một chút vậy thôi mà.

    Dũng lắc đầu:

    - Không đâu. Từ sáng tới giờ, tụi tui băn khoăn cứ ngóng tin hoài, sợ có chuyện gì xảy ra cho Oanh. Có điều không nhớ là vì khi đêm nhìn Oanh không rõ lắm.

    - Trùm bít bùng, các anh có nhìn cũng không thấy được! Em cố ý làm như vậy đó!

    Câu nói vô tình của Oanh làm tôi chú ý. Cô gái nói tiếp:

    - Em được phân công đi con đường đó gần như thường bữa. Nhà em trước đó ở kinh mới, chỗ mình chờ trực và chạy pháo đó. Xóm đó đông vui lắm, kinh thông hai đầu ra sông Vàm Cỏ, xuồng ghe qua lại nhiều. Cả cánh đồng ta đi qua chỗ nào em cũng biết rành. Hồi nhỏ, ba má dẫn em đi đốt tràm, đào chuột, bắt cá. Mấy anh lo cho em, em cám ơn chứ tụi trực thăng làm gì được em! - Oanh cười nói một cách hồn nhiên

    Chiều hôm đó trời sụp tối chúng tôi lên đường. Người trưởng trạm già đến tận lều khách trao giấy tờ giới thiệu chúng tôi với anh liên lạc của cơ quan ra đón, trao cho tôi một chiếc phong bì nói:

    - Oanh nhờ chuyển giúp lá thư này cho hòm thư các đồng chí sẽ tới. Hồi chiều cô ấy tới các đồng chí ngủ nên không gặp, trạm có chuyến đột xuất Oanh phải đi rồi.

    Tôi cầm phong thư đút vào túi áo, cảm thấy như bóng dáng của cô gái kỳ lạ ấy còn phảng phất ở đâu đây. Dũng đứng cách tôi mấy bước, mặt xịu xuống thất vọng. Tôi cũng biết Dũng có ý muốn nói một câu gì đó tha thiết trước lúc chia tay với Oanh. Ái cũng tỏ vẻ buồn. Chúng tôi hình dung Oanh đang đi giữa cánh đồng hiu quạnh mênh mông tối sẫm, cùng thằng bé rảo bước trên con đường mòn nhỏ ngược lại với những vết chân lộn xộn đêm qua của chúng tôi, đi về phía những tên biệt kích, những chiếc trực thăng, qua vùng đất loang lổ dưới những nòng pháo đen ngòm nằm lì đang sẵn sàng nhả đạn. Cũng vẫn với bộ đồ chật bó, chiếc khăn tối màu và chiếc mũ vải to xù trên đầu, khẩu AK, bao đạn rách bươm nặng nề trước ngực. Trong một phút chúng tôi cùng đứng lặng đi. Mãi mãi không bao giờ có thể quên được hình bóng cô giao liên dũng cảm, trạm nhỏ nằm chơi vơi giữa lòng thảo nguyên xa xôi đã đưa chúng tôi đi trên những chặng đường…

     

    NGUYỄN XUÂN AN

    Nguồn: Thơ Trẻ


  17. 1142216278~DongHo.jpg

     

    Sau khi Đông Hồ mất, có người viết về ông đã chê Đông Hồ viết toàn chuyện trời, mây, trăng, nước mà không bao giờ đả động tới cảnh điêu linh tang tóc của dân tộc. Lâu nay, tôi - và có lẽ nhiều người nữa - cũng nghĩ như thế.

     

    Mãi đến khi đọc bài ký sự Đốt sách của Mộng Tuyết, mới hay chàng trai trẻ Trác Chi những năm 30 cũng đã say mê đọc nhiều sách báo tiến bộ, yêu nước và đã có lần khăn gói đi tuyên truyền “quốc sự”. Ông cũng tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian, nhưng vì lý do sức khỏe nên phải về sống ở Sài Gòn. Báo Nhân loại do ông phụ trách những năm 50 cũng là một tờ báo tiến bộ lúc bấy giờ .

     

    Có thế chứ! Lẽ nào một người yêu đến tha thiết tiếng mẹ đẻ; một người luôn tìm tòi, gìn giữ một cách trân trọng từng di sản của cha ông lại thờ ơ với sự tồn vong của dân tộc cho được. Nhưng có lẽ nên nói như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam: “Đông Hồ “ vốn tính hiền lành, không đủ táo bạo”, nên ông đã đi theo một con đường khác, đã yêu đất nước bằng một cách khác và đã đeo đuổi chí hướng đó từ thưở đôi mươi cho đến lúc nhắm mắt.

     

    Đó là việc vun đắp, xây dựng tương lai cho tiếng Việt. Hoài Thanh đã ghi nhận: “Hoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm, nâng niu như tiếng Nam... Nhưng yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít”.

     

    Từ lúc làm giáo viên lớp sơ đẳng ở Hà Tiên, Đông Hồ đã bất mãn với việc học sinh không được học tiếng Việt mà phải học tiếng Pháp, phải tụng câu “Tổ tiên chúng ta là người Gaulois”. Cho nên tuy phải dạy theo chương trình, ông vẫn chú trọng đến tiếng Việt và khuyến khích học sinh trau dồi quốc văn.

     

    Tình yêu tiếng mẹ còn được ông thể hiện qua nghệ thuật thư pháp tiếng Việt. Có người cho Đông Hồ chính là người đã khai sinh ra nghệ thuật này. Mỗi lần Tết đến, ông đều tự tay làm những chiếc thiệp xinh xắn với những bài thơ xuân do chính tay ông viết. Những bức trướng tiếng Việt, những tấm thiệp Tết với một nét chữ hoặc rất chân phương, hoặc rất bay bướm để viếng người mất, để tặng bạn bè bây giờ đã trở thành những kỷ niệm vô giá của người thân, của học trò ông.

     

    Chưa bằng lòng với mình, nên vào năm 1926, lúc mới tròn hai mươi tuổi, ông đã mở Trí Đức học xá bên bờ Đông Hồ dạy toàn quốc ngữ, qua đó muốn học tập Tagore khi mở nhà Santiniketan để dạy cho thanh niên Ấn Độ cái đạo giải phóng tinh thần, sống gần thiên nhiên và học tiếng mẹ đẻ để vỡ trí khôn ra. Trường còn mở cả hệ hàm thụ để học sinh ở xa có thể luyện tập được tiếng Việt.

     

    Giữa lúc tiếng Việt đang bị rẻ rúng, hành động của nhà giáo trẻ Lâm Tấn Phác quả là rất dũng cảm. Nhiều bài làm văn của học trò Trí Đức học xá đã được Đông Hồ biên tập và gửi đăng trên báo Nam Phong, trong đó có bài của người học trò xuất sắc nhất là nữ sĩ Mộng Tuyết, sau này trở thành người bạn đời của ông.

     

    Bên cạnh việc dạy tại chỗ, Trí Đức học xá còn mở cả hệ hàm thụ để học sinh ở xa có thể luyện tập được tiếng Việt. Với sự nỗ lực của thầy trò, Trí Đức học xá đã gây được một tiếng vang đáng kể. Nhưng do bị thực dân Pháp dòm ngó, nghi kỵ nên năm 1934 trường phải đóng cửa sau sáu năm tồn tại.

     

    Sự nghiệp dạy học dang dở, năm 1935 Đông Hồ bỏ lên Sài Gòn làm báo Sống, một tờ báo đầu tiên ở Nam Bộ in đúng chính tả, nhất là dấu hỏi ngã, một tiến bộ trong nghề làm báo ở Nam Bộ lúc đó như nhận định của Nguyễn Hiến Lê. Trong báo có mục Trong vườn Trí Đức làm công việc bình văn và giới thiệu các bài văn hay. Nhà văn Bùi Hiển quê tận Nghệ Tĩnh cũng đã có lần gửi bài đến nhờ thầy Đông Hồ “coi giúp”. Cộng tác có các nhà văn yêu nước, tiến bộ như Tản Đà, Thiếu Sơn, Huỳnh Văn Nghệ …

     

    Báo Sống được chăm sóc công phu như thế nhưng cũng chỉ ra được 30 số. Ông về Hà Tiên ẩn cư gần 10 năm, đến năm 1945 lại lên Sài Gòn. Năm 1950, ông sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yiễm Yiễm thư trang, năm 1953 làm giám đốc tập san Nhân loại.

     

    Dù làm báo hay xuất bản sách, ông đều hết lòng với tiếng mẹ, với văn học Việt Nam. Với bút hiệu Đồ Mọt Sách, ông đã đưa ra nhiều nhận xét lý thú về tiếng Việt trên mục Chữ và Nghĩa của Nhân loại. Không chỉ bỏ công giới thiệu nhóm Chiêu Anh Các của Hà Tiên quê cũ hay lần tìm dấu vết Bạch Mai thi xã của Sài Gòn - Gia Định xưa, ông còn nhẫn nại, mày mò thử viết lại từng câu thơ đã bị rơi rụng bởi thời gian của Đặng Đức Siêu, của Ông Ích Khiêm..., cái công việc mà ông tự nhận là “vá chiếc áo nàng thơ”.

     

    Cũng vì lòng yêu tiếng mẹ, nên ba mươi năm sau ngày Trí Đức học xá đóng cửa, Đông Hồ đã nhận lời giảng dạy phần Văn học miền Nam cho Đại học Văn Khoa, mặc dù tuổi đã gần sáu mươi và sức khỏe cũng đã kém. Việc trở lại dạy học chính là để nối lại “tình duyên lỡ làng” với Trí Đức học xá ngày nào, để đề cao “giọng Hàn Thuyên” và kêu gọi “hồn Đại Việt”.

     

    Những năm ở Văn Khoa là những năm ông hạnh phúc hơn cả vì đã tìm thấy trong việc dạy học niềm vui mà Mạnh Tử bảo là còn quí hơn cái vui làm vua trong thiên hạ. Trong hồi ức của các sinh viên Văn Khoa thời đó, giờ học của ông có không khí đặc biệt bởi phong thái nghiêm cẩn của một nhà Nho bên cạnh phong độ của một thi sĩ tài hoa và sự đồng điệu sâu sắc giữa thầy trò.

     

    Vào ngày 25-3-1969 (tức ngày mồng 8 tháng 2 năm Kỷ Dậu), trên một giảng đường ở lầu hai lộng gió của Đại học Văn Khoa (bây giờ là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh), Đông Hồ đã bất ngờ ngã xuống lúc đang bình bài thơ Trưng nữ vương của Ngân Giang. Bài thơ nói về nỗi cô đơn, lạnh lẽo của người nữ anh hùng chạnh nhớ tới chồng sau chiến thắng, một tứ thơ rất độc đáo, rất nữ tính mà Đông Hồ đã tinh tế chỉ ra. Được các học trò đưa vào bệnh viện, ông mất ngay ngày hôm đó.

     

    Ngày nay, mỗi lần đi ngang qua chỗ Đông Hồ đã ngã xuống, tôi lại hay nghĩ lẩn thẩn: sao chúng ta không đặt nơi đây một tấm biển nhỏ ghi mấy dòng này chẳng hạn: “Nơi đây, thầy Đông Hồ, một người yêu tiếng Việt, đã ngã xuống”. Điều đó chắc sẽ góp phần làm cho sinh viên yêu thêm ngôi trường của mình và yêu thêm tiếng mẹ thân thương của chúng ta hơn.

     

    Theo Tuổi Trẻ

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...