Jump to content

baochau

Thành viên
  • Số bài viết

    1.566
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi baochau


  1. Càng lớn tuổi thì càng dễ bị hơn. Ở tuổi 70 số người yếu sinh lý gấp đôi tuổi 40 Do yếu tố nội tiết: Testosteron là kích tố nam duy trì sự phát triển của dương vật, kích thích các trung tâm điều phối quá trình tình dục ở não. Khi tỷ lệ kích tố nam testosteron huyết tương giảm dưới 2mg/ml (trung bình 6mg/ml) sẽ làm giảm hưng phấn và giảm ham muốn tình dục.

    Yếu sinh lý là gì? Yếu sinh lý hay rối loạn cương dương (ED-Erectile Dysfunction): Là một tình trạng không có khả năng cương cứng dương vật, hoặc không duy trì được tình trạng đó để đưa nó vào âm đạo trong lúc giao hợp do đó không làm thoả mãn được bạn tình.

    - Day ấn huyệt thần khuyết: Dùng ngón tay cái hoặc gốc bàn tay day nhẹ huyệt thần khuyết trong 3 phút.

    - Day ấn huyệt khí hải: Dùng ngón giữa day huyệt khí hải trong 2 phút.

    - Day ấn huyệt quan nguyên: Dùng ngón giữa day huyệt quan nguyên trong 2 phút.

    - Xoa bụng dưới: Dùng bàn tay xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được.

    - Về dương vật và tinh hoàn: Dùng hai bàn tay lần lượt về dương vật vài phút, sau đó dùng ngón tay vê nhẹ mào tinh hoàn và tinh hoàn trong 3 - 5 phút, miễn sao không cảm thấy đau là được.

    - Xát đùi: Dùng bàn tay xát bên trong đùi theo hướng từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 20 - 30 lần.

    - Day huyệt hội âm: Dùng ngón giữa day huyệt hội âm trong 2 phút.

    - Day ấn huyệt túc tam lý: Dùng 2 ngón cái day hai huyệt cùng một lúc trong 2 phút.

    - Day ấn huyệt tam âm giao: Dùng hai ngón cái day ấn hai huyệt tam âm giao trong 2 phút.

    - Xát lưng và xương cùng cụt: Dùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo 2 khối cơ cạnh cột sống, xát từ trên xuống dưới và ngược lại trong 1 phút, sau đó tiếp tục dùng một bàn tay xay xát vùng xương cùng cụt trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được.

    - Điều cần lưu ý là người bệnh không nên quá phiền não, tinh thần phải được thư giãn và luôn luôn tin tưởng sẽ khôi phục lại được sự hứng khởi mạnh mẽ. Có thể dùng thuốc Đông y kết hợp theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi bệnh tình đã hồi phục thì rất cần sự tiết chế phòng sự một cách hợp lý.

    - Vị trí huyệt
    Thần khuyết: Ở chính giữa rốn.
    Khí hải: Dưới rốn 1,5 tấc.
    Quan nguyên: Dưới rốn 3 tấc hoặc trên bờ trên xương mu 2 tấc.
    Hội âm: Nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục.
    Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra một khấc (khoát) ngón tay là vị trí của huyệt. Ấn có cảm giác tê, tức lan xuống bàn chân.
    Tam âm giao: Ở trên mắt cá trong 3 tấc, ngay sau bờ trong xương chày.


    Yếu Sinh Lý - Tự Xoa Bóp Đề Phòng ThS. Hoàng Khánh Toàn
    Nguồn : Sâm Alipas

  2. Cha mẹ đừng 'sốc ngược' khi biết một số 'bí mật' dưới đây về bé sơ sinh nhé!

    Hầu hết trẻ sơ sinh đều ít tóc, mũm mĩm và chỉ nói được bi bô. Ngoài những biểu hiện dễ thương bên ngoài, các ông bố bà mẹ không thể nắm bắt tâm tư của con. Vậy điều gì diễn ra trong não bộ của trẻ?

    Dưới đây là 11 sự thật các bậc phụ huynh cần biết.

    1. Tất cả đều được sinh sớm

    Nếu không cấp phải hạn chế về giới hạn diện tích khung xương chậu của người mẹ, đứa trẻ sẽ tiếp tục giai đoạn phát triển trong dạ con trong thời gian lâu hơn bình thường – các chuyên gia sinh vật học khẳng định.

    Theo TS Lise Eliot, chuyên gia thần kinh học, đồng thời là tác giả của cuốn sách “What’s going on in there? How the brain and mind develop in the first five years of life” – công trình nghiên cứu tổng thể về não bộ trong 5 năm đầu đời, để có thể chui vừa âm đạo của người mẹ, não bộ của trẻ sơ sinh chỉ được phép có kích thước nhỏ bằng ¼ não bộ người trưởng thành.

    Nhiều chuyên gia hàng đầu về nhi khoa đã ví quãng thời gian 3 tháng đầu đời của trẻ như “quý thứ 4” của thời kỳ thai nghén để nhấn mạnh sự thiếu thốn, trống rỗng mọi kỹ năng xã hội. Nụ cười đầu tiên trong đời của bé thường không xuất hiện cho đến giai đoạn 10 đến 14 tuần tuổi và giai đoạn biết thể hiện tình cảm chỉ đến sau khi tròn 5 tháng tuổi.

    Các nhà sinh vật học tiến hóa lập luận, trẻ sơ sinh gần như ở trong tình trạng vô thức và dễ dàng khóc nhè do ảnh hưởng ngoại cảnh. Điều này lý giải tại sao các ông bố bà mẹ thật sự cảm thấy lo lắng, khi đứa trẻ mới chào đời không cất tiếng khóc. Thực tế, tiếng khóc mang lại năng lượng để sinh tồn.

    Hiếm có trường hợp nào kiềm chế được tiếng khóc trong giai đoạn đầu đời. Khoảng 4 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều ở trong tình trạng quấy khóc không ngừng. TS Melvin Konner, chuyên gia nhân chủng học – thần kinh cho rằng, tiếng khóc là biểu hiện sự phát triển về mặt thể chất, đồng thời như lời khẳng định về sự tồn tại của mình với thế giới.

    Biểu hiện dễ nhận thấy đối với những trường hợp sinh thiếu tháng – thời gian quấy khóc càng kéo dài, nhà khoa học Mỹ nói tiếp.

    2. Tác dụng tích cực nhờ tương tác với bố mẹ

    “Ở đâu có bé, ở đó có bố mẹ”– TS Michael Goldstein, nhà nghiên cứu phát triển ngôn ngữ (Đại học Cornell – Mỹ) nói vui. Bộ não trẻ hoạt động dựa trên cơ chế vận dụng cách thức phản ứng của người lớn với hành vi của mình để tự hoàn thiện.

    Trẻ sơ sinh gần như không thể kiểm soát khả năng hoạt động của khu vực vỏ não trước trán, bởi vậy, mọi nỗ lực rèn luyện hay những lo âu về tính cách ở giai đoạn đầu đời đều vô nghĩa. Thay vào đó, kiến thức trẻ thu được trong giai đoạn này chủ yếu là cảm giác đói, sự cô đơn, lo âu, mệt mỏi và cách thức xoa dịu cơn đau.

    Các bậc cha mẹ có thể tham gia tích cực vào quá trình học hỏi bằng cách phản ứng thật nhanh trước những yêu cầu của trẻ.

    3. Đùa vui với nét mặt và luyện phát âm đóng vai trò quan trọng

    Mỗi khi bắt chước lại hình thức biểu hiện khuôn mặt của người lớn, cảm xúc của trẻ nhờ thế dần phát triển – GS Alison Gopnik, tác giả cuốn sách Triết học trẻ nhỏ khẳng định. Với hành động tưởng chừng ngô nghê này, nền tảng của cảm xúc, khả năng giao tiếp dần dần hình thành.

    GS Gopnik đưa ra lời khuyên, các bậc phụ huynh nên tích cực biểu hiện tình cảm trên nét mặt – theo những cách thức dễ mô phỏng.

    Nhiều nghiên cứu mới đây chứng minh, tiếng nói bi bô – gần như thuộc về bản năng của trẻ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ. Bởi vậy, việc phát âm chuẩn, có ngữ điệu và điểm nhấn của người lớn sẽ giúp con nhỏ cảm nhận được ngôn ngữ.

    11-bi-mat-ve-tre-so-sinh.jpg

    4. Tốc độ phát triển thần kỳ của não bộ

    Não bộ con người khi mới sinh đơn giản hơn rất nhiều so với khi trưởng thành. Sau khi sinh, não bộ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, gần gấp đôi kích thước ban đầu và cho đến sinh nhật lần đầu, não bộ trẻ nhỏ đã đạt kích thước 60% não bộ người trưởng thành.

    Tùy vào từng đối tượng, não bộ có tốc độ phát triển đa dạng, nhưng không ngừng nghỉ cho đến 26 tuổi. TS Eliot nhận xét: “Bộ não phát triển không ngừng, theo chiều hướng tích cực hoặc tồi tệ”.

    5. Yếu kém về khả năng tập trung

    Não bộ trẻ nhỏ có nhiều kết nối thần kinh hơn người trưởng thành, tuy nhiên, có rất ít chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Chính vì lý do này, khả năng nhận thức đối với một vấn đề sẽ bị khuếch tán.

    Điều này lý giải tạo sao trẻ thường tỏ ra lơ đễnh và không có khả năng đánh giá tính chất quan trọng của vấn đề. GS Gopnik ví nhận thức của trẻ như ánh đèn sáng lan tỏa khắp căn phòng, trong khi người trưởng thành biết cách nắm bắt vấn đề cốt lõi – như ánh đèn flash của máy chụp hình – chỉ tập trung vào chi tiết đặc biệt và bỏ qua ngoại cảnh.

    Cùng với thời gian, khi trẻ chín chắn hơn, bằng những trải nghiệm thu được, bộ não sẽ bước vào giai đoạn “sắp xếp lại” và mạng lưới noron thần kinh sẽ được kiện toàn và hoàn thiện một cách tinh vi. Đây mới là thời điểm để trẻ có thể cất tiếng nói đầu đời.

    6. Tiếng nói bi bô – tín hiệu của nhu cầu học hỏi

    Ngoại trừ trở ngại về sự khuếch tán nhận thức, trẻ sơ sinh thường hướng sự tập trung ngay tức thì mọi thay đổi. Mỗi khi để tâm đến vấn đề gì, trẻ thường cất tiếng bi bô để biểu lộ sự quan tâm. Đặc biệt, phát âm của trẻ, dù vô nghĩa cũng là hình thức biểu hiện ban đầu của việc động não suy nghĩ.

    Theo tiến sĩ Goldstein, bằng cách này, trẻ muốn thổ lộ với người lớn về sự sẵn sàng để tiếp thu kiến thức. Một số bậc phụ huynh luôn cố gắng để giải nghĩa những câu từ của con nhỏ.

    Vì thế, con bạn sẽ thông minh hơn, mọi người trò chuyện vui vẻ với chúng. Cuộc đối thoại đạt hiệu quả tối ưu, khi bố mẹ tiếp lời – ngay sau mỗi lần, trẻ ngừng phát âm – TS Eliot nhấn mạnh.

    Trong tiếng Anh, từ “baby” ám chỉ em bé có nguồn gốc từ tiếng bi bô của trẻ “ba-ba-ba”.

    7. Tương tác từ phía bố mẹ cần có chừng mực

    Khi đứa trẻ nhận sự đáp lại tuyệt đối từ phía bố mẹ, chúng sẽ tỏ ra chán nản và không còn giữ được sự tập trung. “Khả năng học hỏi của trẻ là rất mong manh” – TS Goldstein giải thích.

    Theo kết quả thí nghiệm do TS Goldstein chủ trì mới được công bố khẳng định, dưới sự trợ giúp của nhiều phương pháp tiếp cận khoa học, bố mẹ có thể đáp lại tối đa 80% yêu cầu của trẻ sơ sinh. Khi đạt cột mốc này, khả năng ngôn ngữ có thể phát triển vượt bậc, tuy nhiên, khả năng tập trung và ghi nhớ suy giảm đáng kể.

    TS Goldstein đưa ra lời khuyên, nên hạn chế dần việc lặp lại những từ trẻ thốt ra hoàn toàn vô nghĩa, đồng thời tích cực nhắc lại những phát âm cận kề hình thành nên từ hoàn chỉnh (ví dụ “ma-ma”). Theo cách thức này, trẻ sẽ bắt đầu lắp ghép những thông tin thu thập được và tạo thành ngôn ngữ riêng của mình.

    8. Tác dụng thực sự của việc giáo dục qua băng đĩa

    Các nghiên cứu mới đây khẳng định, tương tác với xã hội bên ngoài đóng vai trò cốt lõi trong việc tiếp thu ngôn ngữ một cách hoàn chỉnh của trẻ. TS Goldstein cho hay: “Trẻ em có khả năng lựa chọn giữa những kiến thức thu được thông qua tương tác 2 chiều và những vật vô tri. Bởi vậy, không có hy vọng giáo dục thông qua đồ vật không có tính năng nghe và đối đáp”.

    Tất cả những loại băng đĩa hình được quảng cáo có khả năng giáo dục trẻ nhỏ đều không phát huy hiệu quả - do tất cả đều không thể dõi theo tâm tư và những tín hiệu của trẻ.

    Nếu bạn muốn con nhỏ thông minh, hãy bỏ qua những băng đĩa hình, đồng thời cố gắng dành thời gian vui đùa với chúng – TS Eliot khuyến cáo.

    9. Nguy cơ quá tải

    Nhu cầu tương tác của trẻ đòi hỏi né tránh tình trạng đối tác bị kích thích thái quá và vô nghĩa. Sự tập trung của trẻ nằm trong giới hạn và rất dễ bị quá tải – TS Eliot giải thích. Đôi lúc, sư tương tác đòi hỏi phải điều hòa hợp lý.

    Cách thức điều chỉnh rất đơn giản. bạn có thể bồng bế đu đưa trên tay, tắt đèn hoặc quấn tã quanh người để bé lúng túng trong việc kiểm soát tình hình. Cách thức tối ưu nhằm xoa dịu ham muốn đó là đưa bé chìm vào giấc ngủ.

    Nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí chuyên ngành nhi khoa “Child Development” khẳng định, ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể giúp trẻ phát triển toàn diện mọi kỹ năng.

    10. Kỹ năng nghe, hiểu chưa phát triển

    Trẻ sơ sinh luôn rất vất vả trong nỗ lực nghe, hiểu. Điều này giải thích tại sao tiếng quấy khóc làm tất cả mọi người trong gia đình cảm thấy khó chịu – trừ chính bản thân trẻ. Trẻ nhỏ không thể phân biệt giọng hát và nhạc nền như người lớn.

    Lối mòn này lý giải cho khả năng ngủ ngon lành giữa đám đông ồn ào, hoặc ngay bên cạnh chiếc máy hút bụi hoạt động phát ra âm thanh chát chúa. Cũng vì lý do này, trẻ không thể tiếp thu được kiến thức trên băng đĩa vì không thể lượm lặt ngôn ngữ giữa hàng tá thể loại nhạc nền.

    Tuy nhiên, trẻ em vẫn dành sự quan tâm nhất định đến âm nhạc. Theo TS Eliot: “Trẻ luôn hướng sự chú ý cho thể loại nhạc có điểm nhấn tinh tế như nhạc giao hưởng”.

    11. Cần nhiều hơn ngoài bố và mẹ

    Trong khi nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái, những dự án nghiên cứu lớn gần đây chỉ ra rằng, để giúp trẻ phát triển toàn diện cần có môi trường tập thể tương đương với một ngôi làng.

    Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành “Monographs of the Society for Research in Child Development”, trẻ học hỏi được nhiều nhất khi ở bên cạnh mình luôn thường trực ít nhất 3 người lớn.

    Dành thời gian bên ông bà, cô giáo, bạn bè của bố mẹ, cô bác giúp trẻ cải thiện khả năng nắm bắt tâm trạng thông qua biểu hiện khuôn mặt trẻ. Trẻ nhỏ có khả năng vận dụng biểu hiện bên ngoài của người lớn để giải mã tâm tư, tình cảm – TS Sarah Hrdy, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Mothers and Others” lý giải.

    ThoTre.Com (Theo Kienthuc)

  3. Con em được gần 1 tuổi mà chỉ mọc 1 cái răng. Cả tuần nay bé không chịu ăn, cứ đút cháo là bé khóc và không chịu bú sữa công thức nữa. Cho em hỏi bé có bị sao và có thiếu chất gì không? Cảm ơn bác sĩ! - (Tran Thi Thanh)
    be-1-tuoi-chi-moc-1-cai-rang-co-sao-khon

    Giai đoạn mọc răng là lúc trẻ hay quấy khóc, biếng ăn. Ảnh minh họa: missingeliana

    Trả lời:

    Chào chị,

    Đa phần mọc răng không phải thiếu chất, mà là do mầm răng lên không đều. Thông thường cháu 1 tuổi sẽ có khoảng từ 4 đến 6 răng.

    Như vậy con chị mọc răng hơi chậm và có thể bé đang mọc răng nên hay khóc và ít bú. Chị nên mua vòng mềm an toàn để cháu cắn cho răng mau lên hơn.

    Chúc chị thành công!

    Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Thanh Sơn
    Khoa Khám Trẻ em lành mạnh, BV Nhi đồng 2

    ThoTre.Com (Theo VNE)

  4. Con gái em năm nay gần 3 tuổi và bé hay bị ngạt mũi, khó thở, nhất là khi thời tiết thay đổi. Xin cho em biết cách làm thế nào để phòng tránh ngạt mũi cho bé? Em cảm ơn - hoangbich...@...


    cach-phong-tranh-ngat-mui-cho-be.jpg

    Trả lời:


    Sổ mũi, ngạt mũi là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em, trẻ nhỏ lỗ mũi càng hẹp, một chút kích thích nóng lạnh, hoặc thay đổi sinh lý nào đó, cũng có thể gây sổ mũi, ngạt mũi, trẻ tự nhiên khó thở không ho không sốt, bú khó, quấy khóc...

    Để phòng tránh ngạt mũi cho bé, các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn:

    1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ

    Mua một gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.

    2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ

    Với trẻ bị ngạt mũi, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào giường, chăn, gối, quần áo… tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì quá nhiều tinh dầu bạc hà dễ khiến trẻ bị bỏng.

    3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ

    Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu để gối của trẻ thấp, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, hãy kê gối ngủ của trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho trẻ sẽ dễ thở hơn.

    Ngoài ra, để ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi, trước khi trẻ bị khò khè khó chịu và viêm mũi, hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Tránh dể trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.

    ThoTre.Com
    (Theo Eva)

  5. em mới có máy nên lọ mọ vài bức post lên đây cho vui ạ
    do kiếm trên diễn đàn không thấy chỗ nào cho động vật nên post đại vào đây, có gì mod thứ lỗi

    -1-
    8315386198_ff640f63b2_z.jpg

    -2-
    8315387532_7acdc3ccb4_z.jpg

    -3-
    8315389980_1c7a146308_z.jpg

    -4-
    8314340469_82ce16f48c_z.jpg

    -5-
    8315388710_a2af5dbc19_z.jpg


    -6-
    8314341601_2dd6b167a2_z.jpg

    -7-
    8315393650_d08445a255_z.jpg

    -8-
    8314344107_c15c09435a_z.jpg

    p/s: mấy tấm này em chụp nó mờ mờ là do thành hồ bị dơ nha các bác, không liên quan gì đến thiết bị đâu, mong các bác góp ý ạ

  6. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các cặp vợ chồng biết điều chỉnh cảm xúc, biết cách nói chuyện… sẽ duy trì được cuộc sống hôn nhân lâu dài và vui vẻ hơn.

    Nếu đã dành thời gian và năng lượng cho đám cưới, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần để đảm bảo cuộc hôn nhân của mình thành công. Bạn hãy nhớ, đám cưới chỉ là một thời khắc, nhưng hôn nhân (hy vọng) sẽ là mãi mãi. Bạn càng chuẩn bị tốt bao nhiêu thì khả năng thành công của bạn càng lớn bấy nhiêu.

    1. Tự điều chỉnh cảm xúc

    Trẻ nhỏ thường nổi điên, khóc lóc, ăn vạ, ném đồ đạc và thậm chí đánh các anh chị của mình. Ngược lại, người lớn có xu hướng sống trong điềm tĩnh. Những người quá giàu cảm xúc, dễ bị kích động, đặc biệt là tức giận có thể học cách để vượt qua sự tức giận. Hiện nay đã có rất nhiều lớp học tâm lý dạy cách kiềm chế cảm xúc. Nếu bạn nhận thấy rằng giọng nói của bạn ngày càng gay gắt hơn và bạn thường xuyên nổi điên hơn một lần mỗi tháng trong thời gian gần đây, hoặc bạn bực tức đến mức nói và làm những điều gây tổn thương người khác, bạn nên học cách kiềm chế.

    nhung-ky-nang-can-hoc-truoc-khi-cuoi.jpg

    2. Nói chuyện

    Nói một cách khéo léo (đặc biệt với những vấn đề mà bạn không thích) và lắng nghe một cách hợp tác là những yếu tố quan trọng để duy trì bất kỳ cuộc hôn nhân nào. Phàn nàn, chỉ trích hoặc nói những lời gây tổn thương người khác sẽ khiến cuộc hôn nhân của bạn gặp rắc rối. Bác bỏ những gì người bạn đời nói hoặc phủ nhận những gì bạn nghe thấy bằng từ “nhưng”, phớt lờ những gì bạn đã nghe... chắc chắn sẽ gây tai họa cho cuộc hôn nhân của bạn.

    3. Giải quyết xung đột

    Các cặp vợ chồng đều không giống nhau nhưng những đôi thành công đã biết cách kết hợp giữa những điều khác nhau đó ở một điểm chung mà cả hai thấy hài lòng nhất. Dù đó chỉ đơn giản là xem gameshow hay bóng đá cuối tuần, hay những vấn đề lớn như nơi sinh sống, cách quản lý tiền bạc và đam mê trong đời sống tình dục.

    4. Thái độ tích cực

    Mỗi khi bạn mỉm cười, vui vẻ với câu bông đùa của người bạn đời, đồng ý với nhận xét của vợ/chồng, thể hiện sự trân trọng lẫn nhau, cảm ơn những gì mà cô ấy/anh ấy đã làm cho mình… tức là bạn đã có thái độ tích cực. Càng có thái độ tích cực với hôn nhân của mình, hai bạn càng hạnh phúc.

    ThoTre.Com
    (Theo VNE)

  7. Sau hôn nhân, cuộc sống tình dục của các cặp vợ chồng thường thay đổi, chủ yếu là vì con nhỏ. Các bậc phụ huynh dành hết sức lực và tâm trí cho con, thậm chí nhiều cặp còn không có cả thời gian cho sex.

    Chăm sóc trẻ sơ sinh rất vất vả. Thường thì khi đứa con thứ hai ra đời, đứa đầu đã đủ lớn để có thể giúp đỡ bố mẹ. Tuy nhiên, việc có con khi đứa đầu vẫn còn nhỏ là điều kinh khủng, và làm tăng lượng công việc lên gấp nhiều lần, chứ không chỉ là gấp đôi.

    Một nghiên cứu tìm thấy trung bình các bậc cha mẹ có con chỉ dành 20 phút mỗi tuần để âu yếm nhau. Vì thế, cả bố và mẹ đều cần tìm kiếm cơ hội để có thể tăng cường tình cảm.

    Dưới đây là lời khuyên để các cặp có con làm mới lại đời sống chăn gối của mình:

    cach-lam-moi-lai-doi-song-chan-goi-sau-k

    Ảnh: healthylifecarenews.

    1. Định nghĩa lại sex

    Với các cặp đã có con, sex không chỉ đơn thuần là tình dục. Sex có thể chỉ là một nụ hôn nhẹ vào buổi sáng. Với người chồng, có thể vuốt tóc vợ vài phút. Vì thế, sự thân mật giữa vợ chồng vẫn được duy trì.

    2. Nói chuyện không liên quan đến trẻ con

    Đừng suốt ngày nói về bọn trẻ. Mặc dù điều này là khó, song thỉnh thoảng các cặp vợ chồng nên làm thử điều đó. Cố gắng nói chuyện về vấn đề khác mà hai bạn từng thảo luận cùng nhau. Hãy để cho những câu truyện về thời trẻ trở lại cuộc sống.

    3. Sáng tạo

    Người trông trẻ có thể giúp đưa bé đi bộ quanh nhà. Lúc đó, vợ chồng bạn sẽ có đủ thời gian bên nhau. Một số cặp còn sáng tạo đến mức gợi lại thời trẻ của mình. Hãy làm chuyện ấy trên xe hơi, hoặc ra vườn trong một tiếng…

    4. Bộc phát

    Sex bộc phát luôn thú vị. “Ăn cắp” thời gian khi trẻ đang mải chơi chẳng hạn… Không cần chần chừ hoặc chọn chỗ ở đâu cả. Điều quan trọng là bạn được riêng tư và vẫn ở trong nhà.

    5. Thực tế

    Áp lực công việc và chăm sóc trẻ hiển nhiên lấy mất nhiều năng lượng. Không cần thiết bạn phải quan hệ với bạn đời nếu không đủ sức lực. Nhận ra rằng cần phải giảm stress cũng là một bước tiến bộ mà vợ và chồng có thể hiểu nhau tốt hơn.

    ThoTre.Com (Theo VNE)

  8. Con tôi 24 tháng tuổi nhưng cháu chưa nói được từ nào trong khi những đứa trẻ bằng tuổi đã có thể nói bắt chước người lớn từng từ.

    Con tôi 24 tháng tuổi nhưng cháu chưa nói được từ nào trong khi những đứa trẻ bằng tuổi đã có thể nói bắt chước người lớn từng từ. Xin hỏi có phải con tôi bị chậm nói hay mắc bệnh gì khác? Tôi có nên đưa bé đi khám không? - (Care H. - TP.HCM)

    vi-sao-be-24-thang-tuoi-van-chua-biet-no

    Chào em,

    Theo sự phát triển bình thường về ngôn ngữ và lời nói của trẻ thì khi được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể nói khoảng 20 và 50 từ hoặc hơn thế nữa khi được 2 tuổi. Tuy nhiên, thời điểm trẻ học nói không giống nhau. Có trẻ bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ. Song thường trẻ bắt đầu học nói ở tháng thứ 18. Nếu con bạn lên 2 tuổi mà vẫn chưa nói được thì coi như chậm nói.

    Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể do khả năng vận động của miệng như khó khăn trong việc sử dụng lưỡi, răng và hàm để tạo âm thanh. Vấn đề về thính giác đôi khi cũng là nguyên nhân gây chậm nói. Nếu thính giác kém, trẻ sẽ gặp vấn đề về hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

    Bạn nên tiếp tục theo dõi và khuyến khích trẻ phát âm bằng cách nói chuyện với cháu nhiều hơn, thường xuyên đọc truyện, hát cho cháu nghe và khuyến khích trẻ bắt chước ngôn ngữ của mình, giải thích cho trẻ bạn đang làm gì khi nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa, nói cho trẻ biết tên những thực phẩm: rau, củ, quả hay đồ dùng, đồ uống, đồ chơi…

    Bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc kiểm tra ở Khoa Thính học để phát hiện nguyên nhân gây chậm nói.

    BS Châu Thị Kiều Oanh


    ThoTre.Com (Theo Alobacsi)

  9. Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, mắt có ghèn hay chất nhầy… đó là do là do hệ thống lệ đạo bị tắc...

    Bé nhà tôi được 6 tháng, gần đây mắt bé hay chảy nước mắt nhưng bé không hề khóc và mắt còn bị ra nghèn. Như vậy có phải bé bị đau mắt hay không? Tôi cần xử trí như thế nào?

    hien-tuong-tre-khong-khoc-nhung-van-chay

    Bé không khóc nhưng vẫn có nước mắt chảy, mắt có ghèn hay chất nhầy… đó là do là do hệ thống lệ đạo bị tắc (tắc tuyến lệ), bệnh này khá phổ biến.

    Khi bị tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy luôn luôn có là chảy nước mắt. Khi mắc bệnh, trẻ thường có hiện tượng chảy nước ở một hoặc 2 mắt, chảy thường xuyên hoặc từng lúc, kèm theo ghèn.

    Mắt bé vẫn trắng, không đỏ. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, làm cho túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt.

    Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa trẻ đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glocom bẩm sinh, viêm trong mắt. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị tắc lệ đạo sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên.

    Để xử trí căn bệnh này các phụ huynh nên mát-xa góc trong mí 2-3 lần/ngày, dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi trẻ (gần mắt) giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả. Nhưng cần phải kiên trì vì không phải bất cứ trẻ nào day khoé mắt trong vòng vài ngày, vài tuần cũng sẽ hết ngay.

    Day, mát - xa mắt là phương pháp trị liệu lâu dài, cần có thời gian lâu dài và tùy vào trường hợp nặng nhẹ của trẻ. Có trẻ sẽ hết trong vòng 1, 2 tuần, có trẻ kéo dài 5, 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau vài tuần vẫn không giảm triệu chứng hoặc bệnh nặng hơn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám, nếu không đỡ các bác sĩ sẽ chỉ định thông lệ đạo.

    ThoTre.Com (Theo Đẹp online)

  10. Gửi bác sĩ ,

    Con em 22 tháng tuổi nặng 10.5kg ( bị hơi còi), bé ăn 3 hoặc 4 bữa cháo nhỏ 1 ngày, uống hơn 500ml sữa + sữa chua và ít hoa quả, thỉnh thoảng mua men tiêu hoá để bé hấp thu tốt hơn nhưng ko ăn thua. Buổi tối thường 10h30 mới đi ngủ, và trằn trọc mãi mới ngủ được, trước khi đi ngủ em cho uống 1 bình sữa . Bình thường bé hay uống thêm 1 bình vào giữa đêm ,nhưng gần đây bé hay tỉnh dậy đi tè và đòi uống sữa mới ngủ lại được , mỗi đêm tỉnh 3-4 lần , trằn trọc mới ngủ lại được. Như vậy bé nhà em có thiếu chất gì ko ? ( vitamin D, canxi , hay kẽm , magie ?) . Bé không ngủ được nên quấy đêm . Mong bac si tư vấn giúp em . Em cám ơn nhiều

  11. Hôn nhân sẽ gặp rắc rối nếu bạn coi thường bố mẹ chồng/vợ? Phân chia việc nhà sẽ tăng nguy cơ ly dị? Tất cả được tờ WomansDay.com tập hợp thành nghiên cứu gây sốc năm 2012.

    1. Do dự trước đám cưới có thể dự đoán ly dị

    Thái độ bồn chồn, lo lắng trước đám cưới khá phổ biến trong các cặp đôi. Trong một nghiên cứu ở khu vực Los Angeles, có ít nhất một vợ hoặc chồng trong 2/3 số người được hỏi trả lời có lo lắng trước hôn nhân.

    Nhưng cũng nghiên cứu đó - công bố vào tháng 9 - trên tờ Journal of Family Psychology chỉ ra rằng cả đàn ông và phụ nữ do dự trước đám cưới sẽ có tỷ lệ ly hôn cao hơn. Cho đến mốc 4 năm ngày cưới, 12% số cặp đôi mà có một người lo lắng trước hôn nhân đề nghị chia tay nhau. Nếu người vợ do dự trước cưới thì tỷ lệ chia tay còn cao hơn nữa - 19% trong số họ đã đệ đơn ly hôn khi chưa được 4 năm chung sống, cao gấp 2 lần so với những cô dâu không lo lắng.

    Có thể kết lại rằng lo lắng không phải là cảm giác hoàn toàn bình thường. Hỡi những cô gái, hãy lắng nghe trái tim mình.

    2. Hôn nhân có thể giúp bệnh nhân phẫu thuật tim sống lâu hơn

    Hôn nhân kỳ diệu với những người bị bệnh tim nhiều hơn chúng ta nghĩ. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y tế và hành vi xã hội cho thấy, người đã kết hôn phải mổ động mạch vành có khả năng sống được 3 tháng sau phẫu thuật cao gấp 3 lần người độc thân, và sống được 5 năm sau phẫu thuật cao gấp 2,5 lần người độc thân.

    Với phụ nữ, hôn nhân càng hạnh phúc, bền chặt, cơ hội sống sót sau phẫu thuật càng lớn (trong khi đàn ông không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân). Các nhà nghiên cứu cho rằng, một người bạn đời hỗ trợ cuộc sống lành mạnh có tính quyết định đến sự hồi phục của bệnh nhân tim.

    nhung-phat-hien-gay-soc-cua-hon-nhan.jpg

    Ảnh: dreamstime.com.

    3. Đàn ông nên là người nói lời cầu hôn

    Từng có tin đồn rằng Zsa Gabor, Britney Spears và Elizabeth Taylor cầu hôn người đàn ông của họ. Nhưng các nhà nghiên cứu ở đại học California không khuyên phụ nữ nên làm theo cách này. Không có sinh viên độc thân nào trong nghiên cứu của họ nghĩ rằng phụ nữ nên cầu hôn đàn ông. Ngoài ra, 2/3 nhóm nghiên cứu đồng ý đàn ông nên là người chủ động. Thậm chí ngay cả ở môi trường cởi mở như đại học - nơi nghiên cứu được tiến hành - cũng cho cho thấy truyền thống dường rất khó bị phá vỡ, ít nhất với hôn nhân.

    4. Thiết lập mối quan hệ với bố mẹ chồng/vợ có thể thay đổi tỷ lệ ly hôn

    Trong một nghiên cứu kéo dài 26 năm của tiến sĩ Terri Orbuch, công bố vào tháng 11, đã chỉ ra rằng những người chồng có quan hệ tốt với cha mẹ vợ sẽ giảm thiểu nguy cơ ly dị lên tới gần 20%. Nhưng người vợ thân thiện với cha mẹ chồng sẽ có tỷ lệ ly hôn nhiều hơn 20%. Tại sao lại như vậy? Tiến sĩ Terri Orbuch giải thích rằng người vợ có thể nghĩ gia đình chồng chọc ngoáy vào đời sống của mình, trong khi các ông chồng có xu hướng không quan trọng việc này. Vì thế, nên xây dựng ranh giới với gia đình chồng và không nhượng bộ có thể giúp cho hôn nhân của bạn.

    5. Không có những điều như tuần trăng mật

    Có thật lúc mới cưới sẽ hạnh phúc? Không hẳn vậy.. Theo một nghiên cứu công bố tháng 11 của Trung tâm chất lượng cuộc sống Australia thì các cặp vợ chồng mới cưới không hạnh phúc như ta thường nghĩ. Khi được yêu cầu đánh giá hạnh phúc hôn nhân của mình từ 1 đến 100 thì các cặp đôi mới kết hôn trong một năm đánh giá trung bình là 73,9. Trong khi cặp kết hôn được 40 năm hoặc hơn đánh giá là 79,8. Tiến sĩ nghiên cứu Melissa Weinberg giải thích, người mới cưới phải trải qua giai đoạn "tàn dư đám cưới ", phải đối mặt với các quyết định khó khăn và bước sang giai đoạn chuyển tiếp là vợ là chồng. Điều đó khiến mức độ hạnh phúc thấp hơn.

    6. Phụ nữ gần ly hôn làm việc nhiều hơn

    Nếu hôn nhân của bạn đang khó khăn, bạn có nghĩ là nên ở cơ quan nhiều hơn. Và đúng như vậy, theo một nghiên cứu trên một ẩn phẩm của Tạp chí Kinh tế Châu Âu, tháng 11/2012, cho thấy cứ tăng 1% nguy cơ ly dị thì phụ nữ sẽ làm thêm 12 phút mỗi tuần.

    Tiến sĩ Berkay Ozcan - trưởng nhóm nghiên cứu giải thích, khi mà xuất hiện bóng ma ly hôn, người phụ nữ làm việc nhiều hơn không phải để thoát khỏi chuyện đó mà là một "hình thức bảo hiểm". Tức, họ muốn kiếm nhiều tiền hơn hoặc củng cố vị trí công việc, phòng trường hợp khi ly dị sẽ mất đi khoản thu nhập từ chồng mang lại.

    7. Người có gia đình nhiều khả năng được tuyển dụng

    Bạn đang cần một công việc? Cưới vợ có thể giúp bạn. Trong báo cáo tháng 10 của Viện thống kê quốc gia ở Pháp cho thấy, người lập gia đình trong độ tuổi 30 - 54 tuổi đang làm việc chiếm ngần 95%. Người độc thân cùng độ tuổi đang có việc lần lượt là 77% với nam và 78% với nữ. Mặc dù có nhiều yếu tố gây nên tình trạng thất nghiệp nhưng sự hỗ trợ từ gia đình cũng là một động lực mạnh mẽ để đảm bảo cho một công việc.

    8. Vợ chồng chia sẻ việc nhà nhiều khả năng ly dị

    Thật là đáng buồn nhưng có thể là sự thật. Theo một nghiên cứu của Nauy vào tháng 8, việc chia nhỏ việc nhà hoặc giao việc nhà cho chồng có thể làm tăng nguy cơ chia tay. Theo đó, những cặp vợ chồng phân chia việc nhà có khả năng ly hôn cao hơn 50% so với các cặp mà vợ làm phần lớn việc nhà. Thậm chí tỷ lệ này còn tăng lên khi đàn ông làm nhiều việc nhà.

    Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các cặp vợ chồng không nên phân chia việc nhà như nhau. Nó đơn giản chỉ ngụ ý rằng các cặp vợ chồng hiện đại - những cặp không coi việc nhà chỉ là của phụ nữ - cũng là những người không xem trọng hôn nhân truyền thống và ít sợ ly hôn.

    ThoTre.Com (Theo VNExpress)

  12. Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh do còn tồn tại một ống thông nhỏ từ ổ bụng xuống vùng bẹn bìu khiến ruột chạy xuống gây nên khối phồng ở vùng này.

    Con trai tôi năm nay ba tuổi, đi khám bệnh được bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị bẹn trái. Bác sĩ khuyên phải mổ nhưng có người quen lại nói không nên vì bé còn nhỏ mổ sẽ nguy hiểm, khi lớn lên cơ thể bé sẽ hoàn thiện, tự khỏi bệnh. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị mà không cần mổ không, trẻ mới ba tuổi mổ có là quá sớm? - Bích Loan (TP.HCM)

    tre-bi-thoat-vi-ben-co-nen-mo.jpg

    BS.CK1 Trương Anh Mậu, khoa ngoại BV Nhi Đồng 2, TP.HCM:

    Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh do còn tồn tại một ống thông nhỏ từ ổ bụng xuống vùng bẹn bìu khiến ruột hay dịch ổ bụng chạy xuống gây nên khối phồng ở vùng này.

    Đây là tình trạng bệnh lý không thể tự khỏi mà phải phẫu thuật. Khuynh hướng hiện nay là mổ sớm nhất có thể cho bé nhằm tránh biến chứng nghẹt (do ruột sa xuống và không trở lại ổ bụng được). Tuy nhiên, khi phẫu thuật cũng cần cân nhắc các yếu tố đi kèm như bé có sinh non, có bệnh lý gì đặc biệt hay không... mà thời gian mổ có thể sớm hay muộn. Con chị năm nay đã ba tuổi thì hoàn toàn có thể phẫu thuật được. Bệnh này có thể mổ và về trong ngày.

    ThoTre.Com (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

  13. Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây kéo dài hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

    1. Bụng nhô cao:

    Hầu hết bụng của những đứa bé sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi ăn no, tuy nhiên nó thường mềm. Trong trường hợp bụng trẻ có dấu hiệu sưng phồng, cứng và tình trạng không đi cầu kéo dài lâu hơn một đến hai ngày hoặc bị nôn ói, hãy đưa trẻ tới các bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Sở dĩ vấn đề này xảy ra hầu hết là do trẻ bị đầy hơi, táo bón, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó trong đường ruột.

    2. Bị tổn thương trong lúc sinh:

    Nhiều đứa trẻ có thể bị tổn thương trong quá trình sinh nở, đặc biệt đối với các ca sinh kéo dài và khó, hoặc do đứa bé có thể hình quá lớn. Trong khi một số đứa bé bình phục rất nhanh, những đứa khác có thể bị tổn thương lâu dài. Những tổn thương thông thường ở trẻ sơ sinh là gãy xương đòn, tình trạng này sẽ lành lại nhanh chóng nếu cánh tay bên phần xương đòn bị gãy được giữ yên, không cử động. Và sau một vài tuần, bạn có thể thấy một khối sưng nhỏ xuất hiện ngay chỗ xương bị gãy, đừng hoảng hốt, đó là biểu hiện tốt do xương của trẻ đang phát triển để tự lành.

    nhung-dau-hieu-nen-canh-giac-o-tre-so-si

    3. Yếu cơ:

    Yếu cơ là một tổn thương thông thường nữa ở trẻ sơ sinh, gây ra bởi tình trạng ép hoặc duỗi các dây thần kinh nối với các cơ trong suốt quá trình sinh nở. Những cơ yếu này thường nằm ở phía một bên mặt, hoặc một bên vai hay cánh tay của trẻ. Thông thường, tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ nhi khoa về cách chăm sóc, giúp cho trẻ mau hồi phục.

    4. Da xanh:

    Tay và chân của bé sơ sinh có thể có màu hơi xanh, điều này không phải là vấn đề đáng lo. Nếu hai bàn tay và hai bàn chân trẻ có màu xanh do bị lạnh, chúng sẽ hồng trở lại ngay sau khi được giữ ấm. Thỉnh thoảng, mặt, lưỡi và môi của trẻ trở nên hơi xanh khi khóc ngặt, nhưng khi bé nín, màu sắc của các bộ phận này sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng da xanh tím tồn tại lâu, đặc biệt kèm theo tình trạng trẻ thở khó và ăn uống khó, đó có thể là dấu hiệu báo động tim và phổi của trẻ có vấn đề, dẫn đến đứa bé không nhận đủ oxy trong máu. Trong trường hợp này, bạn cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

    5. Ho:

    Trong trường hợp đứa bé uống nước nhanh khi bắt đầu tập uống nước vào những lần đầu tiên, bé có thể bị ho và phun phì phì một lát. Tình trạng này sẽ ngừng ngay sau khi bé đã điều chỉnh để quen với việc ăn uống hàng ngày. Họăc đôi khi nguyên nhân của hiện tượng ho cũng có thể liên quan đến dòng sữa mẹ tiết ra quá mạnh và nhanh khi trẻ bú. Trong trường hợp bé ho kéo dài và thường há miệng trong lúc ăn, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Vì tình trạng này có thể chỉ ra một vấn đề nào đó ở phổi và đường tiêu hóa của bé.

    6. Khóc quá độ:

    Tất cả các trẻ sơ sinh khóc thường không rõ lý do. Trong trường hợp bạn bảo đảm trẻ đã được ăn no, đã ợ hơi sau khi ăn, được giữ ấm và mặc tã khô ráo mà vẫn khóc, cách tốt nhất là hãy ôm bé vào lòng và nói chuyện hoặc hát ru cho bé nghe cho tới khi ngừng khóc. Bạn không nên làm hư bé ở tuổi này bằng cách chăm sóc, lo lắng đến bé một cách thái quá. Nếu sau đó bé vẫn khóc, hãy bao bọc và giữ ấm cho bé bằng một tấm chăn.
    Có một điều lưu lý là bạn cần nhận biết được tình trạng khóc bình thường của bé. Trong trường hợp trẻ khóc một cách bất thường, ví dụ trẻ la hét, có biểu hiện bị đau và kéo dài lâu hơn bình thường, điều đó có thể bé đã bị một vấn đề nào đó về sức khỏe. Hãy đưa bé tới kiểm tra tại các bệnh viện nhi khoa.

    7. Ngủ lịm:

    Mọi đứa bé sơ sinh đều trải qua hầu hết thời gian để ngủ. Và ngay mỗi khi thức dậy sau vài giờ ngủ, bé thường ăn ngon, sảng khoái và lạnh lợi, tình trạng này là hoàn toàn bình thường, bạn cứ để cho bé ngủ vào các thời điểm sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kém linh hoạt, không tự thức dậy đòi ăn, hoặc có vẻ mệt mỏi và không thèm ăn như bình thường, bạn cần đưa bé tới bác sĩ ngay. Vì trạng thái này có thể do trẻ bị chứng ngủ lịm, đặc biệt nếu đây là sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ của trẻ, đó có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm.

    8. Thở mệt:

    Trẻ phải mất một vài giờ đề hình thành thói quen hô hấp sau khi sinh, nhưng sau đó trẻ không gặp khó khăn gì trong việc hít thở. Trong trường hợp trẻ có vẻ thở khó, thông thường là do đường mũi của trẻ bị nghẹt. Bạn hãy nhỏ vài giọt dung dịch nước muối loãng vào mũi trẻ, để giúp trẻ thông mũi và quá trình hô hấp trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có bất cứ những dấu hiệu cảnh báo nào sau đây hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa kiểm tra ngay lập tức: Thở nhanh (nhiều hơn 60 lần/một phút. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng trẻ thường thở nhanh hơn người lớn). Da trẻ xanh tái kéo dài. Có tiếng khò khè trong khi hô hấp…

    ThoTre.Com
    (Theo Phụ Nữ Online)

  14. Ung thư thận hiếm gặp ở trẻ nhưng vẫn có thể xảy ra với con bạn. Nếu các triệu chứng được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi hoàn toàn là rất lớn.

    Khác với người lớn, ung thư thận ở trẻ chỉ ảnh hưởng đến một quả thận. Các chuyên gia tin rằng nó bắt đầu từ lúc bé còn ở trong tử cung. Sự tăng sinh của khối u có thể do mẹ tiếp xúc với phóng xạ trong quá trình mang thai.

    Theo onlymyhealth, bạn cần cảnh giác nếu trẻ bắt đầu phát triển một loạt các dấu hiệu và triệu chứng sau:

    1. Sưng và đau vùng bụng

    Hai triệu chứng này là những triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh ung thư thận ở trẻ. Nói chung, khối u sẽ không gây đau nếu kích cỡ còn nhỏ. Điều này thường gây khó khăn trong phát hiện sớm. Khi khối u to ra và bắt đầu giãn nở, sẽ gây đau bụng cho trẻ. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé phải tăng cỡ tã mới mặc vừa.

    Đôi khi chảy máu cũng có thể xuất hiện ở khối u, và gây ra những cơn đau dữ đội, khi đó trẻ có thể khóc.

    dau-hieu-tre-bi-ung-thu-than.jpg

    2. Máu trong nước tiểu

    Nếu nước tiểu của bé có màu hồng hoặc hơi đỏ, có thể là do sự xuất hiện của máu. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của bệnh, khi đó khối u đã xâm nhiễm các tế bào thận. Máu cho thấy sự nhiễm trùng trong quá trình bài tiết. Nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa.

    3. Các triệu chứng giống cúm

    Trẻ mắc ung thư thận thường có các triệu chứng giống cúm như ói mửa, sốt, buồn nôn, và rùng mình. Trẻ bị các khối u Wilms cũng mất cảm giác thèm ăn và kéo theo là giảm cân nhanh chóng.

    Nếu bệnh tiến triển lan đến các nội tạng thuộc hệ hô hấp như phổi, các triệu chứng ho, thở nông cũng có thể xảy ra. Do các triệu chứng này tương tự như bệnh cúm, nên các bậc cha mẹ thường chỉ chữa cúm mà không đưa bé đi bác sĩ kiểm tra.

    4. Sốt không rõ nguyên nhân

    Trẻ mắc ung thư thận thường bị sốt lặp đi lặp lại mà không có nguyên nhân rõ ràng. Sốt sẽ thường tự khỏi, sau đó trẻ vã mồ hôi rất nhiều và mệt mỏi nghiêm trọng.

    ThoTre.Com
    (Theo VNE)

  15. Kể công khi làm chút việc nhà, bĩu môi khi vợ kỳ công nấu nướng... là những hành động của các ông chồng khiến các bà vợ muốn nổi điên.


    Bạn thử kiểm tra xem mình có hay làm điều gì trong danh sách những điều không nên làm với vợ dưới đây của WomansDay không nhé:

    Ngụ ý việc cơ quan của mình vất vả hơn việc nhà

    Sau một ngày làm việc, có thể các anh thật sự thấy mệt và muốn được nghỉ ngơi. Nhưng những việc gia đình như đi chợ, lau nhà, nấu ăn, tắm táp cho con cái... cũng vất vả không kém và khiến người làm kiệt sức. Vì thế, đừng so bì và cho phép mình có quyền được rung đùi, mặc kệ vợ làm "việc vặt".


    nhung-dieu-chong-khong-nen-lam-voi-vo.jp

    Ảnh minh họa: Blogs.babble.com

    Mua vật dụng gia đình làm quà cho vợ

    Một chiếc máy giặt mới, bộ nồi, bếp ga... không phải là quà tặng cho vợ. Mua sắm các đồ gia dụng là trách nhiệm, để cả nhà dùng và đừng nên coi là món quà cho riêng bạn đời.

    Mua nước hoa rẻ tiền cho vợ

    Nếu tài chính eo hẹp, chỉ cần một lời dịu dàng, một cái nắm tay, một cử chỉ giúp đỡ thiện chí... là đủ. Đừng mua cho người đầu ấp tay gối một lọ nước hoa chỉ để cho có.

    Khoe khoang về tài lái xe của mình

    Điều này cũng ám chỉ khả năng này của vợ quá kém cỏi. Rõ ràng, khả năng điều khiển phương tiện giao thông của nhiều phụ nữ không tốt bằng nam giới, nhưng cũng đừng mang đề tài này ra chế giễu bạn đời.

    Bĩu môi khi vợ cố công nấu một bữa ăn nhiều món cầu kỳ

    Không cần biết món đó có ngon hay không hoặc có lỗi gì, vợ bạn đã gửi gắm bao điều tốt đẹp và mong muốn mang đến cho gia đình những phút vui vẻ, hạnh phúc. Nếu kết quả không được như ý, hãy nói điều gì đó dễ nghe, hơn là bĩu môi chê bai.

    Mua đồ cho mình mà không thử

    Dù biết với nam giới, việc vào các phòng thử đồ - nhất là thử lại nhiều lần, chẳng mấy dễ chịu nhưng nên cố gắng dành 5 phút mặc đồ định mua hơn là sắm về và chẳng bao giờ đụng tới.

    Tỏ ra ta là người biết tuốt, đặc biệt là ở nơi công cộng

    Những lúc ấy, các bà xã sẽ toát mồ hôi hột vì biết mọi người xung quanh đang cố giấu nụ cười ruồi.

    Chỉ trích kiểu tóc mới của vợ

    Kiểu tóc mới không phải lúc nào cũng đẹp. Nhiều khi chị em cắt tóc chỉ vì muốn làm mới mình đôi chút. Vì thế, đừng chê bai hay chỉ trích quá nhiều.

    Mong đợi được thưởng "huy chương" vì làm chút xíu việc nhà

    Đây là nhà của cả chồng và vợ, đúng không? Vậy thì chẳng có lý do gì bạn lại đòi hỏi được ghi công khi lau nhà hay rửa bát và coi những việc "không tên" là của bà xã.


    ThoTre.Com (Theo VNE)

  16. Chuyện sẽ chẳng có gì ầm ĩ vì Thi và người đàn ông kia mới chỉ gặp gỡ, trò chuyện. Nhưng không biết mơ gì mà chị lại gọi tên người ấy khi nằm bên chồng.

    Sau khi sinh con đầu lòng, chị Thi nghỉ việc chăm con. Chồng thường xuyên đi công tác xa, thiếu vắng tình cảm cộng với những mệt mỏi về thể xác khiến chị luôn mơ hồ nghĩ về một bờ vai êm ái và những lời ngọt ngào. Một lần, chị tình cờ quen một người đàn ông ở siêu thị. Chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, hai người vừa gặp nhau đã bị "hút".

    Những buổi cà phê, đi dạo, đi ăn chung giữa họ nhiều dần lên. Chuyện sẽ chẳng có gì ầm ĩ bởi giữa hai người cũng chỉ dừng lại ở những cuộc gặp gỡ, trò chuyện. Nhưng hôm nọ, không biết Thi nằm mơ thấy gì mà gọi rõ ràng tên người ấy. Khi chồng gặng hỏi, chị sợ quá nên đã khai báo những cảm xúc thật về người đàn ông mình quen.

    Dù cố giải thích hai người chưa bao giờ vượt quá giới hạn vì ai cũng có cuộc sống riêng nhưng chồng chị vẫn không thể chấp nhận. Anh một mực đòi ly hôn, bất chấp những lời xin lỗi, giãi bày của vợ và sự can ngăn, hòa giải của hai bên gia đình.

    moi-nguy-cua-ngoai-tinh-tu-tuong.jpg

    Ảnh minh họa: Thebump.com

    Chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy (Phòng Tham vấn TÌnh yêu - Hôn nhân - Gia đình, Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM) cho biết, có hai dạng ngoại tình tư tưởng. Một là hai người trong cuộc vẫn gặp gỡ, hẹn hò, đi chơi, có những cử chỉ âu yếm nhưng không vượt quá giới hạn. Hai là, ngoại tình chỉ diễn ra trong đầu, yêu trong tư tưởng, hai người thường xuyên nghĩ, suy tư về nhau nhưng không gặp gỡ.

    Câu chuyện của chị Thi thuộc dạng thứ nhất và đó chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mà người ta sống cùng nhà, rất gần nhau nhưng có lúc trong lòng đang nghĩ về người khác.

    Có thể thấy cuộc sống vợ chồng so với thời gian yêu nhau dù muốn hay không cũng đã mất đi phần nào lãng mạn, ngọt ngào. Những cử chỉ, hành vi, lời nói của người bạn đời dần thiếu mới mẻ, tệ hơn còn khiến người còn lại thất vọng. Đời sống hôn nhân vì thế cũng khiến nhiều người có cảm giác nhàm chán và họ mơ tưởng đến một điều gì xa hơn, một ai đó khác và mới hơn.

    Với một số người, điều này như một thứ "gia vị" bởi họ vẫn coi hạnh phúc gia đình là mục tiêu theo đuổi suốt đời. Nhưng với những người thiếu cân nhắc, cộng với sự tác động của hoàn cảnh như chồng/vợ đi công tác xa, đang buồn phiền thì việc thường xuyên nghĩ về "người tình trong mộng tưởng" sẽ trở thành nỗi ám ảnh, chi phối tư tưởng. Sớm hay muộn, những cử chỉ, lời nói, tình cảm của họ đối với gia đình cũng sẽ ít nhiều thay đổi.

    Có thể ban đầu người còn lại không nhận ra nhưng dần dần họ sẽ "bắt sóng" sự thờ ơ, lạnh nhạt của người kia rất nhanh... và hậu quả thì khôn lường.

    Bà Phạm Thị Thúy cho rằng, với ngoại tình tư tưởng, khi mọi thứ chỉ diễn ra trong đầu bạn, không có ai tháo gỡ được trừ bản thân bạn. Người trong cuộc cần tự ý thức mình muốn gì: Chóng vánh được ở bên cạnh người kia hay muốn có một gia đình hạnh phúc lâu bền với chồng (vợ) con? Nghĩ đến hậu quả, con cái, gia đình hai bên, chồng/vợ bạn sẽ phản ứng thế nào khi biết mình ngoại tình như thế? Cân nhắc giữa cái được, mất sẽ cho bạn cảm giác sợ, không dễ dãi với chính mình và cũng không dám vượt qua những ranh giới.

    "Nguy hiểm nhất là khi người trong cuộc đã nghĩ đến hậu quả nhưng lại không có cảm giác sợ, không bị mặc cảm tội lỗi vì đã lừa dối bạn đời của mình. Đó chắc chắn sẽ là bước đi đầu tiên kéo họ đến với những cú trượt ngã dài hơn", chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy nhấn mạnh.

    Nên tự thú hay im lặng khi ngoại tình tư tưởng

    Nhiều người khi lỡ ngoại tình tư tưởng, sau những cảm giác thoáng qua, họ bỗng cảm thấy xấu hổ, dằn vặt, có lỗi với bạn đời nên muốn tự thú để lòng thanh thản. Theo chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, việc này là… "5 ăn 5 thua".

    Khi tự thú, bạn sẽ làm người còn lại cảm thấy tổn thương. Họ có thể sẽ tưởng tượng mọi chuyện "nặng" hơn gấp nhiều lần so với những gì bạn đã kể - dù rằng đó đã là sự thật 100%. Nỗi ám ảnh về những điều vợ hoặc chồng tự thú có thể trở thành mũi kim thuốc độc giết chết hạnh phúc gia đình.

    Đặc biệt với phụ nữ, cần cân nhắc kỹ bởi lẽ đàn ông thường rất sĩ diện, sự tự ái của họ cũng rất cao nên khó lòng chấp nhận và bỏ qua chuyện này.

    Sự trung thực chỉ thật sự khôn ngoan khi có lợi cho cả 2 bên. Giữ kín trong trường hợp này không phải là lừa dối mà để bảo vệ gia đình. Tất nhiên, khi đó người trong cuộc phải biết nhìn nhận lại đâu là hạnh phúc thực sự mà mình sẽ tiếp tục theo đuổi, để tự biết giữ giới hạn trong mối quan hệ tình cảm với "người mới", không để mình tiếp tục phản bội người bạn đời dù là trong... tư tưởng!

    Dấu hiệu cảnh báo

    Nhà tâm lý cho rằng, nếu có những biểu hiện dưới đây, người trong cuộc cần phải cảnh tỉnh chính mình ngay:

    - Thường xuyên giấu chồng/vợ lén lút gặp gỡ người khác với mật độ ngày càng tăng.

    - Hay so sánh (trong đầu) người bạn đời với người tình trong mộng.

    - Có cảm giác nhớ nhung, suy nghĩ, mong chờ được gặp gỡ với người kia.

    - Luôn tìm cơ hội được gần gũi người đó.

    - Ở bên chồng/ vợ nhưng lại... tơ tưởng đến người trong mộng.

    - Có ham muốn "chuyện ấy" với người kia dù... thật sự chưa dám.

    - Rất mong chồng/ vợ đi vắng để có thể yên tâm qua lại với đối phương.

    ThoTre.Com (Theo Thế giới gia đình)

  17. Cháu cũng rất hay cáu giận, hay trêu chọc các bạn cùng tuổi và lớn hơn mình nhưng lại rất có ý thức nhường các em bé, và tự lập trong mọi việc.

    Bé nhà tôi 4 tuổi nói rất nhiều và nghịch lắm. Cháu cũng rất hay cáu giận, hay trêu chọc các bạn cùng tuổi và lớn hơn mình nhưng lại rất có ý thức nhường các em bé, và tự lập trong mọi việc.

    Tôi cần đến đâu để kiểm tra thực sự con tôi có vấn đề gì về tâm lý không? - (Bich Thuy)

    tre-noi-qua-nhieu-co-nguy-hiem.jpg

    Bạn à, việc trẻ trai hiếu động có thể là bình thường hoặc bất thường. Nếu như những hành động nghịch ngợm của cháu là có ý thức, khi cha mẹ góp ý mà cháu biết thay đổi thì việc đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu các hành động nghịch ngợm thái quá hoặc không chủ đích thì mọi việc có thể trở nên bất thường.

    Theo như những gì bạn viết ở đây, cháu khá hiểu biết và ý thức được về bạn bè và tuổi tác. Đồng thời bé lại rất tự lập. Như vậy có thể kết luận, bé không phải là hiếu động bất thường.

    Tuy nhiên, rất nhiều các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sự hiếu động của bé. Ví dụ, nếu như bạn cho bé uống quá nhiều sữa, ăn quá nhiều đồ ngọt, khoai tây, cà rốt, cà chua.... bé sẽ hiếu động hơn khả năng bình thường của bé. Hoặc nếu bé được xem tivi quá nhiều, hoặc chơi các trò chơi điện tử quá nhiều, bé cũng sẽ hiếu động hơn bình thường.

    Với các bé 4 tuổi, thời gian xem tivi 1 ngày chỉ được phép là ít hơn 15 phút. Các bé cũng không nên ở gần các màn hình và các thiết bị điện tử. Ngoài ra, các bé cần phải được tham gia học một môn thể thao nào đó để phát triển toàn diện hơn và bớt hiếu động.

    Bạn hãy sắp xếp lại thời gian biểu làm việc của cháu nhé. Chúc bạn và bé có những trải nghiệm mới vui vẻ.

    ThoTre.Com (Theo VnExpress)

  18. Bé trai nhà tôi 3 kg, hoàn toàn khoẻ mạnh. Nhưng mấy hôm nay dù đã đi hết phân su mà một ngày cháu vẫn đi ngoài 4-5 lần.

    Tôi rất lo lắng vì đây là lần đầu chăm con. Tôi nghe nói trẻ đi ngoài nhiều, dễ mất nước, không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Xin hỏi bác sĩ, cháu đi ngoài như vậy thì có bị tiêu chảy không? Như thế nào thì coi là bình thường? (Thanh Nga)

    Trả lời:


    Cha mẹ cần nhớ một điều là trẻ nhỏ không phải là người lớn thu nhỏ, không thể từ những biểu hiện bệnh của người lớn mà suy ra cho trẻ. Người trưởng thành, trẻ lớn bình thường ngày đi ngoài một lần và được gọi là bị tiêu chảy nếu đi từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì định nghĩa này không đúng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, đang bú mẹ thì lại càng không đúng.

    Với trẻ đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác mà một ngày đi 5-7 lần, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cải..., mà trẻ không sốt, bú bình thường, phân không thối thì không sao cả, vẫn bình thường. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần đưa con đi khám, xét nghiệm hay uống men tiêu hóa. Khi trẻ lớn, đường tiêu hóa sẽ tự điều chỉnh.

    Nếu cứ nghĩ chỉ phân mà biết trẻ bị tiêu chảy là sai lầm. Ngoài khám triệu chứng, cần xem tình trạng có nặng hay không, trẻ ăn uống gì... để từ đó quyết định trẻ có bị bệnh hay không. Cha mẹ có thể đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc linh tinh. Uống nhiều loại thuốc chỉ tổ hại người, không những thế còn làm loạn khuẩn đường ruột.

    Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng
    Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
    nguồn vnexpress.net
    ThoTre.Com

  19. Con gái em được 7,5 tháng, chỉ nặng 7,5 kg thôi. Cháu bú sữa theo công thức khoảng 900ml/ngày nhưng không chịu ăn bột, 6 tháng em mới tập ăn nhưng đưa vào là bé lè ra hết, khóc thét lên, giãy giụa không chịu ăn.

    Cháu chưa mọc răng nào hết. Em phải làm sao đây bác sĩ. Em sợ cháu sụt cân quá.

    (Ngô Linh Chi)

    tre-bieng-an-jpg-1356077981_500x0.jpg
    Ảnh minh họa: babyfood.vn

    Trả lời:

    Chào chị,

    Con chị có cân nặng ở mức trung bình, nhưng chế độ ăn chưa cân đối nên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.

    Ở tuổi này bé có xu hướng sợ cái mới nên khi tập ăn cần kiên nhẫn, cứ để bé đói hẳn mới tập cho bé ăn, và nên ngồi chung bữa với gia đình để bé thấy vui và bắt chước. Có thể phải mất hơn 10 lần bé mới ăn được, chị đừng nản.

    Khi bé ăn, bé tập nhai thì mới kích thích mọc răng. Ngoài ra, chị nên phơi nắng cho bé để bé tạo được đủ vitamin D, như vậy phần canxi trong sữa mới được hấp thu và sử dụng tốt.

    Nếu có gì trục trặc, chị cho cháu khám dinh dưỡng thêm để điều chỉnh kịp thời.

    Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu
    (Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, BV Nhi đồng 2)
    nguồn vnepress.net
    ThoTre.Com

  20. Con gái tôi 8 tháng tuổi, nặng 6,8 kg, cao 70 cm. Chế độ ăn của cháu như sau: ngày 4 bữa bột, cách nhau 4 tiếng. Cháu đang bú mẹ, ngoài ra rất lười uống sữa công thức.

    Xin bác sĩ tư vấn thêm chế độ ăn uống để bé tăng trưởng đều đặn? (Dinh Thi Thao)

    Trả lời:

    Hiện con bạn đang thiếu 1 kg so với chuẩn, còn chiều cao thì bình thường. Về số lượng bữa bột bạn cho con ăn như vậy là hơi nhiều, vì tuổi này bé chỉ cần 3 bữa bột. Nhưng nếu mỗi bữa chỉ ăn được lưng bát con thì ăn 4 bữa cũng được.

    Điều quan trọng là lượng chất dinh dưỡng trong 1 bữa bột thế nào? Một bát bột phải đủ 20-25g thịt (cá, tôm), 5g dầu mỡ và 20g rau xanh.

    Muốn trẻ tăng cân nhanh hơn bạn có thể trộn thêm sữa bột vào các bữa bột mặn. Có thể tăng thêm dầu mỡ nếu cháu không bị rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, bạn nên cho ăn thêm sữa chua, váng sữa mỗi thứ 1 hộp/ngày.

    Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải
    Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia
    nguồn vnepress.net
    ThoTre.Com

  21. Thưa bác sĩ, viêm màng não ở trẻ con có biểu hiện như thế nào, chăm sóc và phòng bệnh ra sao? Khi cháu điều trị khỏi thì sau này có thể nhiễm bệnh lại không?

    Trả lời:

    Biểu hiện của bệnh viêm màng não mủ bao gồm: Sốt, đau đầu, co giật, thóp phồng ở trẻ nhỏ, cổ cứng, nếu bệnh nặng hơn sẽ có biểu hiện liệt chi, hôn mê.

    Trẻ viêm màng não mủ phải được điều trị tại bệnh viện. Khi nghi ngờ trẻ bệnh, phải cho bé đi khám ở bác sĩ chuyên khoa và nếu đúng sẽ phải nhập viện điều trị. Bệnh có thể tái đi tái lại nhưng rất hiếm khi, chỉ xảy ra ở trẻ có khiếm khuyết miễn dịch hay xương sọ, hoặc có bệnh tai mũi họng mạn tính. Khi tái phát, triệu chứng cũng tương tự như lần đầu.

    Sau khi khỏi bệnh đa số trẻ có sinh hoạt bình thường, chỉ cần theo dõi các dấu hiệu tái phát. Nếu trẻ có hôn mê lúc bệnh thì cần theo dõi di chứng như động kinh, chậm phát triển.

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh
    Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
    nguồn vnexpress.net
    ThoTre.Com

  22. Con trai tôi 5 tuổi, mỗi lần đi tiểu, tia tiểu bắn rất xa, có khi bé đứng từ cửa nhà vệ sinh tiểu vào. Xin hỏi bé có bị bệnh hẹp lỗ tiểu hay bệnh gì khác không? (Xuân)

    Trả lời:

    Chào bạn! Bạn không nên lo lắng bởi nước tiểu phun xa chứng tỏ cơ bàng quang bóp khỏe và đường tiểu thông thoáng. Thông thường bé trai tiểu được vòi càng xa thì càng mừng vì mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.

    Tuy nhiên nếu quá lo lắng do nghi có bất thường, bạn có thể đưa bé đến phòng khám nam khoa hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Nhi, chuyên khoa Tiết niệu hoặc khoa Nam học để được khám, được tư vấn chi tiết và chính xác hơn.

    Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thanh Như
    Chuyên khoa Ngoại - Sản - Tiết niệu - Nam học
    ThoTre.Com

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...