Jump to content

Mitruc

Thành viên
  • Content Count

    2
  • Joined

  • Last visited

Community Reputation

0 Neutral

About Mitruc

  • Rank
    Cấp bậc:

Profile Information

  • Giới tính
    Nam
  1. Là một đứa con sinh đôi, người bạn láng giềng của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi những người làm Khoa học Nhân văn phải hiểu nhau và liên kết với nhau về tri thức để cùng phát triển. Chúng tôi đã làm được những điều tốt đẹp hơn nửa thế kỉ qua. Nhưng mấy năm gần đây, xem ra vấn đề giáo dục và đào tạo môn văn Việt Nam hiện đại Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội đã gây nhiều quan ngại: Thứ nhất về chương trình đào tạo đã lạc hướng từ tổ chức chương trình đến quản lí đào tạo, từng bước thay thế cái “ngoại biên” vào văn học chính thống, với cái vỏ bên ngoài “đổi mới”. Có đề tài dùng đào tạo Cao học, tưởng như “mới lạ”, “độc đáo”, nhưng kì thực lại biểu dương rác rưởi, những cái lố lăng đối lập với quan niệm thẩm mĩ dân tộc, thiếu đạo đức, phản giáo dục, đồng lõa với cái xấu, cuối cùng là xúc phạm đến “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Không chỉ bộc lộ ở một luận văn Cao học mà còn nhiều sản phẩm “dơ rác”của bộ môn này trong kho sách chưa phát lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ các sinh viên cung cấp mà chúng tôi biết được ? Việc xuất hiện hơn 30 bài báo phê phán một luận văn, tất cả sự khen chê mới chỉ ở vòng ngoài và chưa trúng người trúng tội, thậm chí có nhà văn cao tuổi, giáo sư già, tiến sĩ học ở nước ngoài cũng vì cái “danh dự cũ” mà cố “chìa tay cứu vớt”, nhưng sự thực vẫn là sự thực. Đừng ai đổ lỗi cho luận văn của học viên khi một đơn vị giáo dục có kẻ chủ tâm lật ngược về văn hóa nhờ sự “chi viện” cho việc “đảo hướng” ở bên ngoài ? Trước khi đi vào thực chất của vấn đề đào tạo. Chúng tôi xin hỏi những người tán thưởng luận văn của Đỗ Thị Thoan do bà Nguyễn Thị Bình hướng dẫn: - Nhà văn Nguyên Ngọc: Ông đã đọc được bao nhiêu luận văn Cao học trong mấy năm qua của tổ văn học Việt Nam hiện đại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội? Là một nhà văn ông có tôn vinh cái bẩn, cái xấu cái ác hay không? - Giáo sư Trần Đình Sử, tại sao ông lại chọn thơ “Mở miệng” hướng dẫn trong luận văn Tiến sĩ từ lí thuyết trò chơi của phương Tây? Cái xấu xa, rác rưởi có phải do sự khác nhau về thế hệ hay không? Sao ông lại cố đánh đồng sự cố “Nhân văn giai phẩm” vào việc đào tạo luận văn Cao học có nội dung xấu ở Trường Đại học ? - Tiến sĩ Từ Huy, bà đã đọc được bao nhiêu luận văn của tổ văn học Việt Nam hiện đại về “thơ dơ thơ rác thơ nghĩa địa”, “văn học hải ngoại” và chủ đích “giải thiêng” của trưởng môn văn học Việt Nam hiện đại này? Bà đã có những hiểu biết gì về những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam? Những luận văn kiểu Nguyễn Thị Bình hướng dẫn vừa qua giúp gì cho văn hóa và giáo dục Việt Nam? Bà cho biết: Những cuốn sách nào về “thơ dơ, thơ rác” ở phương Tây được họ dùng trong nhà trường làm nội dung giáo dục văn hóa đạo đức cho thế hệ trẻ? - Ông Phạm Xuân Nguyên: Ông có suy nghĩ gì về những luận văn có tư tưởng chống đối, bài xích những giá trị thiêng liêng của cha ông ta trong lịch sử? Nếu con cháu ông phải học tập chương trình “thơ dơ thơ rác” ông sẽ nghĩ sao? Các ông bà trên đừng “quá lời” hãy giải thích thực chất nội dung đào tạo môn văn học Việt Nam hiện đại do Nguyễn Thị Bình phụ trách? Tất cả những ai tôn vinh “thơ dơ thơ rác”hãy đối thoại với nhân dân! Thực chất việc đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại mấy năm qua của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là chạy theo số lượng “ào ào”, không ai kiểm soát. Giảng viên ngày càng yếu, kém rèn luyện chuyên môn, tri thức văn học cạn kiệt dần. Người phụ trách bộ môn kiến thức sơ sài, hiếu kì ngông ngạo, đi ngược với truyền thống nhân ái của cha ông. Tự coi mình là độc đáo, trọng điểm, mượn danh “đổi mới” và “dân chủ” để phá hoại từ cái nôi đào tạo dẫn tới hành động phản giáo dục, phản văn hóa, phản đạo đức, phản dân tộc, kích động vô chính phủ… Những sản phẩm luận văn luận án về “thơ dơ thơ rác”, văn học chống đối từ hải ngoại sẽ giúp ích gì cho thế hệ hôm nay và mai sau? “Một con sâu bỏ dầu nồi canh”, các cơ quan hành pháp nghĩ sao? Khi có kẻ nhân danh khoa học, kém nhân cách và tri thức vẫn đứng trên bục giảng “truyền giáo” và “hướng dẫn khoa học” để tiếp tục đưa rác rưởi vào giảng đường một trường Đại học sư phạm lớn trong cả nước? Các cơ quan an ninh văn hóa và tổ chức nghề nghiệp có nên vào cuộc và thực thi pháp luật như đề nghị của Giáo sư Phong Lê nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam hay không? Chúng tôi cũng xin đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia văn học có uy tín trong nước kiểm tra lại nội dung đào tạo của tổ Văn học Việt Nam hiện đại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, để khoa học xã hội Nhân văn trở về với những giá trị chân chính trong sự nghiệp trồng người! Hà Nội, Ngày 12 tháng 9 năm 2013 Thanh Tâm Đại học Quốc gia Hà Nội Dẫn nguồn: http://my.opera.com/mitruc/blog/2013/10/05/nhan-danh-nghien-cuu-khoa-hoc-de-pha-hoai-nen-giao-duc-nhan-van

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...