vanthanhdat
Thành viên-
Số bài viết
17 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi vanthanhdat
-
------------ Thế thì theo bạn, tầm thường ở chỗ nào? Theo bạn nhé! Vtd (H.Tay)
-
Thơ hỏi em
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Đọc nhan đề “Thơ hỏi em”, Vtd chỉ nghĩ rằng: chính là “anh (tôi, ta…) hỏi em” thôi. Thật như vậy, còn gì khác. Nếu thơ buồn, em có đọc cho vui? Nếu thơ say, em có mặc tôi nghiêng ngả? Lửa thơ nồng, em có nghe hồn tan giá? Như tôi? Em thì có trả lời, những câu trả lời thật mơ hồ, ẩn nấp trong bài mặc dầu không xuất hiện ở hình thức ngôn ngữ. Nhưng những kết hợp để hỏi giữa “chủ thể thơ” và vấn đề đề dặt ra câu hỏi thì khong hợp lý. Thử xem “Nếu thơ buồn, em có đọc cho vui?” “đọc” chắc chắn là đọc thơ rồi. mà “thơ buồn” làm sao mà “đọc cho vui”?. “Nếu thơ say, em có mặc tôi nghiêng ngả?” còn câu này thì theo vtd thấy dư từ “tôi”. Vtd (H.Tay) -
Trở lại đời sống
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Có thể xem bài này là thơ văn xuôi, bởi hình thức và chất văn có trong thơ (và thơ là chính). Vtd thường bắt gặp tính tự sự thiên về lối tản mác khi đọc các bài thơ ở thể này. Tín hiệu bài này cũng dễ dàng nắm bắt, mặc dù tg cố tình tạo ra những lắt léo và khoảng cách giữa thực và ảo thì lại gần với ảo hơn. Đó là đặc trưng của thơ (thực quá sẽ dung tục, mất đi tính tư duy của thơ); chủ quan vtd thì thế này, giữa hai bờ ảo-thực ấy, người viết phải thận trọng và chắc tay, nghĩa là phải giữ được khoảng cách thật hợp lý, không khéo cấu tứ bài thơ sẽ bị phá vỡ bởi cái “quá ảo hoặc quá thực”. Và cái được của bài thơ này là những chi tiết tưởng chừng là thực nhưng lại ảo. Còn ngược lại thì chưa phải mặt mạnh của tg... Vtd (H.Tay) -
Về bài thơ này vtd đã có đọc kỹ và voite hôm trước rồi. Thành thật, bài thơ này cũng không phải là khó hiểu, khi đọc tựa đề"thổ âm" thì phần nào vtd cũng hiểu thổ âm là gì. Cái hay của bài thơ này là cách thể hiện mới, có tìm tòi sáng tạo nhưng không làm mất cảm xúc của bài thơ,nói được khá vấn đề đó.CònTừ ngữ, khi đọc kỹ thì chả thấy gì là địa phương. Có từ "bậu"lúc đầu còn ngợ, sau mở từ điển ra thì cũng đã rõ rồi. Chúc tg có thêm những bài thơ hay. VTD (H.Tay)
-
------------ Vui là có người đồng tình, đồng cảm nhận với vtd. Bạn ạ! Thành thật, vtd cảm nhận như thế nào thì phát biểu như thế ấy, đó là chủ quan rồi, tuy nhiên ở nhiều nhiều cấp độ tiếp nhận, thì mỗi người mỡi khác. Dù có khác gì đi đi nữa, nó vẫn có quỹ đạo chung của nó, đóvai trò, thiên chức của tác phẩm. Đọc lại bài này, vtd còn thêm phát hiện cái ý tứ mới đó. Hẹn sẽ trao đổi thêm cùng bạn cho vui nhé! Chúc bạn có ngày nghỉ cuối tuần thật vui. VTD (H.Tay)
-
Trơ gan Tuế nguyệt bên đường Lặng im Tim đá Còn in giấu giày. Khổ thơ này đã vỡ vạc cho cấu tứ "Hỏi đá". Khi đã tạo khoảng trống thích hợp trong một trường nghĩa thì không có gì thú bằng khi đọc được một bài thơ kiểu như vậy. Công bằng mà nói "Hỏi đá" là bài thơ thuộc loại có gửi gắm, nhưng không mới. Có chú ý đến kỹ thuật khi thể hiện cảm xúc, nhưng biên độ, hay nói đúng hơn nội lực thơ chưa đạt đến ngưỡng cần thết khi chạm đến đề tài này. Đó là theo ý chủ quan của vtd. VTD (H.Tay)
-
Cà phê không đường
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Đọc câu mở đầu thật sự cuốn hút, câu thứ hai vẫn như thế: “Tôi đếm được chín mươi chín giọt cà phê rơi xuống đáy ly Thời gian dường như ngừng thở” Theo mình, café rơi mà ngồi đếm là một nỗi niềm đang dâng tràn. Mình nhớ có lần mình hư hỏng, bị Bố “lên lớp” cho một trận, đang dị, đang sợ đòn, thế mà đếm được 151 (vâng số 151, hơn 4 năm rồi vẫn nhớ đinh ninh) cái nan tre cắm làm hàng rào vạt rau trước sân vườn. Nhờ vậy mà mình hình dung được “chín mươi chín giọt cà phê rơi”. Kẻ “Ngồi nhấm nháp cà phê”, khốn thay, trót… em- “cà phê không đường” Nhưng thành tâm mà nói, hướng đi của thơ chưa thật sự ấn tượng, đọc kỹ mình thấy gượng bởi các chi tiết hơi vụn vặt, chưa vỡ vạc và mâu thuẫn, cụ thể nhé: “Thời gian dường như ngừng thở”, rồi:“Đốt cháy mình vẫn chưa hết niềm thương” sao lại “Chiều đi qua tôi nhẹ nhàng hơn những giọt cà phê vỡ”. Rồi: “Cà phê không đường vẫn đắng trên môi!”; theo mình loại có đường mà vẫn đắng kia mới gọi là vấn đề, còn loại không đường thì có gì để ấm ức. VTD (H.Tay) -
Bóng hoa
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Xa xao lắm mà gũi gần vô hạn “xa xao” mình chưa đề cập đến, vtd nghĩ rằng cũng có thể là do biến thể từ “xa xôi” hoặc do sai lỗi mô-rát… nhưng khi đọc đến “gũi gần” thì mình dừng lại, đọc lại và xem xét có phải là tác giả dùng nó một cách đích thực? Xét về thanh điệu hay nói một cách nghệ thuật hơn là giai điệu của câu thơ thì nó đích thực được dùng trong câu thơ này rồi. Thế thì sao đây? “gũi gần” có phải hoán vị từ “gần gũi”? kiểu như “rủi may-may rủi”, “áo quần-quần áo”… Vậy trường hợp này có ổn không nhỉ? Xét về trật tự các từ tố trong từ ghép đẳng lập thì thật khó đọc, ko có tính phổ biến rộng rãi. Hơn nữa, ý nghĩa của từ ghép ứng với ý nghĩa của từ tố rõ nghĩa nhất, trọng tâm trong các từ tố có mặt trong “gũi gần” thì chỉ có “gần” Vậy nó nên đứng sau “gũi”. Có khi nào dùng “núc bếp” từ chỗ hoán vị “bếp núc”?... Sở dĩ vtd thử bàn đây, chính là thật sự thích không khí bài thơ, ví như câu thơ này: “Nhoẻn miệng cười thâm thấp khói rêu rong!”; hơn thế nữa là luôn theo quan niệm: “thơ là nghệ thuật ngôn từ”. Và quả vậy “khói rêu rong!” đã khiến vtd có cảm giác về không khí gọi là lạ của bài thơ. Tuy nhiên, khá nhiều từ dùng trong bài thơ này đã làm “chênh”, “át” cấu tứ Bóng hoa. VTD (H.Tay) -
Bài thơ viết dở
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Năm học cuối cấp THPT, tình cờ mình có đọc được 1 bài thơ, bài có tựa đề Thêm một nửa” trên tạp chí Văn Nghệ QĐ, bài thơ ám ảnh mình bởi cái “viết dở” ấy, cái viết dở thật cảm động và thiêng liêng; đại khái thế này, có một người lính nọ, biết làm thơ, và thơ anh được đồng đội rất yêu thích. Hôm anh viết mới được có 1 nửa câu thơ, thì đơn vị anh nhận lệnh xuất kích. Trong đêm, cuộc giao chiến khốc liệt, anh mở đường máu cứu đồng đội và rồi anh dũng hy sinh. Thế là nửa câu thơ làm dở của anh được mỗi đồng đội trân trọng mang theo cho đến ngày hòa bình và mãi tận hôm nay. Và trong đời mỗi người cố tìm một nửa còn lại, 1 nửa ấy bằng nhiều cách thể hiện trong cuộc sống của họ… Tất nhiên, bài thơ viết dở trong trường hợp này là khác, bài thơ nói về nỗi lòng người đang yêu, nhân vật em trong bài thơ viết dở: Là đợi là chờ, nhớ thương… đong đầy tình em! Bài thơ đang viết nửa chừng. Vâng, “đang viết nửa chừng” nghĩa là còn phải viết... Bỗng nửa chừng đó “Gió chiều thổi mạnh đứt từng câu thơ”. “Gió” là nguyên nhân chính, là khởi sự cho việc “viết dở”, đúng hơn khiến cho : “Bài thơ viết dở”, nghĩa là không được trọn vẹn, mà chính cái không được trọn vẹn nên: “đong đầy tình em!”. Như vậy, trách “Gió chiều thổi mạnh”, trách “anh tìm kiếm…” gi gì đó… điều muốn nói phải chăng là ở đây? Mời các TV cùng trao đổi thế nào chỗ này nhé, vtd sẽ nói tiếp bài này qua cảm nhận của mình vào lần sau. (VTD-HT) -
Ai là tôi
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
lâu nay vẫn thường nghe: Tôi là ai, hay trò chơi “Ai Là Ai?” trên VTV3, chứ chưa lần được nghe “Ai Là Tôi”. Đọc bài này mình nghĩ chẳng qua là tìm cách nói lạ, thật ra “Ai” đó cũng có chính là “Tôi” đó, với cách nói này có phải ý tưởng bắt nguồn từ trò chơi Ai Là Ai? nhưng ngẫm kỹ thì thật thú vị. Còn hình thức thể hiện thì không có gì mới, tuy nhiên phải thừa nhận bài này thuộc loại chắc tay, nhiều câu rất thơ và ngôn ngữ rất hiện đại, nhưng không thể hiểu ngay được: Sân thềm cũ phơi những làn giông chết. Ai là tôi tắm bóng mưa ma/Ai là tôi mặc tình căng toan bạc. Mặc tình phù dung rực nhát cọ câm. Hay: Mơ cỏ ngát nằm khỏa truồng cơn ức. Tẩm táp hơi hương hơ hớ nắng dậy mùa… VTD(H.T) -
Hương rạ
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Vâng! Tôi chân thành cảm ơn sự nghiêm túc của bạn. Nếu VTD là tác giả thì có khả năng theo "hướng đi" của bạn. Nhưng thú thật, bản chất của tô0i vẫn còn cái hạn chế là ...khuôn mẫu quá; từ bài thơ này, tôi nghĩ tg này cũng không thuộc loại... vừa. VTD hứa sẽ nghiên cứu thêm và trao đổi cùng bạn sau nhé! Chúc bạn vui.VTD (H.T) -
Hương rạ
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
vanthanhdat có xem và đọc rất nhiều lần câu cuối của bài Hương rạ mà theo bạn là: "Ngái hương nồng mẹ nhóm lửa ngày qua", chứng tỏ bạn có nghiên cứu thật kỹ bài thơ này, tuy nhiên, lúc đầu có thấy "nhập" thật, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mình thấy tg có dụng ý để đưa chi tiết "ngày đông" vào. Theo mình, bếp lửa được ấm áp nồng nàn hơn, gợi nhớ hơn... thì "mùa đông" trong bài thơ được xem như sự phụ trợ vô cùng đắc lực. Bên cạnh, hình ảnh của bếp chiều mùa đông nó thật gợi... Chắc cũng có cái lý để tg đưa "ngày đông" vào?! Bạn thấy thế nào? vanthanhdat nghiem túc mơi bạn trao đôi thêm chõ này cùng mình nhé! chúc bạn vui. -
Nghĩ về ngày mai khi em là thiếu nữ
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Toi cho 4 hoặc 5 chỉ vì sự cố gắng của tôi đang tìm cái hay của nó đấy! -
Hương rạ
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
------- cái hay của bài thơ này là ở tính chân mộc của nó! -
Khúc trăng
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
Toi thì cho rằng" TG đã nói một cách nghệ thuật rồi. Thử xem khổ điển hình này" Đêm đêm ôm giấc mơ rằm tìm cơn khuyết chén buồn - vui làm cuộc hẹn mắt chảy ròng ánh trăng. VANTHANHDAT (H.Tay) -
Những con vụ
chủ đề trả lời vanthanhdat trong Thợ Làm Vườn ở Lưu trữ: Cuộc thi thơ online trên thotre.com
----------- bai tho am anh toi roi! doc ky mới thấy cái thú của nó! mượn hình ảnh con vụ mà nói đến cái tôi - chủ thể."xảo thuật vẽ lòng vòng chóng mặt tin yêu nhạt nhoà vành môi khoé mắt xoay theo chiều bão giông.." VANTHANHDAT (H.Tay)
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.