Jump to content

hongcong

Thành viên
  • Số bài viết

    41
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về hongcong

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. Công bố hai tác phẩm chưa in của Bùi Giáng Bùi Giáng - Ảnh: Đào Trung Phụng Kỷ niệm 10 năm ngày thi sĩ Bùi Giáng đi vào cõi "ngàn thu rớt hột" (17.8 Mậu Dần - 17.8 Mậu Tý), gia đình thi sĩ đã cho xuất bản tập di cảo thứ 6 của ông. Đó là tập thơ Rớt hột phiêu bồng được in lần đầu bởi NXB Văn Nghệ, phát hành chính thức vào hôm nay (thứ sáu 12.9). Tập thơ gồm 100 bài Bùi Giáng viết vào những năm cuối đời, báo trước ngày đi khỏi "mộng trường" dằng dặc, đúng kiểu của ông: "Anh sẽ chết như chưa bao giờ chết/Anh sẽ về thăm viếng các em ôi/Em khốn khổ như ngàn thu mỏi mệt/Anh chào em, anh chết suốt thiên thâu/Là chết giỡn cho vui chơi tuế nguyệt...". Quả thật, thi sĩ coi chuyện chết là "chết giỡn" chứ không phải "chết thật". Nên trong các bài thơ cuối cùng, viết về tuổi đời chồng chất như "non cao" và suối vàng thì đang trút nước, ông vẫn thản nhiên "mừng rỡ với lá cây" mà bước tới bên rừng. Rồi ông lại ngó qua phần số của người khác, lại thấy những người "em gái nhỏ" mai kia cũng sẽ phai tàn như hoa, nên ông viết bài Các em ôi, nói rằng các em "sẽ chết như anh" nhưng đừng lo, khi chết các em nằm cũng đẹp: "Một mai em sẽ lìa đời... Em đi em đứng em nằm/Toàn nhiên em đẹp nguyệt rằm thiên thu...". Đọc mấy bài trong di cảo Rớt hột phiêu bồng, có thể thấy Bùi Giáng đã "chết giỡn", rất hợp với tinh thần "thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm" của Bát Nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh. Theo tinh thần đó, các chư pháp ở quanh ta như gió thổi, mây bay, núi cao, sông rộng đều là "không tướng" và con người thật ra cũng "không sanh không chết" như Bùi Giáng viết về sinh mệnh, về phong thái lộng lẫy của một "giọt sương đời": "Ông chúc phúc ngàn thu con rất đẹp/Rất vui buồn với tình mộng chia xa .../Con sẽ đứng sẽ đi sẽ vùng vẫy/Sẽ huy hoàng như một giọt sương sa...". Một giọt sương cũng huy hoàng nếu hiểu lẽ vô sanh. Nhưng một bầu trời xuân cũng sẽ âm u nếu con người cứ "trụ" vào cái ngã của mình mà đòi bất tử! Theo Bùi Giáng, con người như vậy thật đáng tiếc: "Anh tiếc lắm, tiếc cho em, em hỡi/Tiếc tận cùng từ sa mạc thiên thu/Anh gục đầu nhắm mắt khóc hu hu/Rồi can lệ ngẩng đầu mắt ráo hoảnh...". Rớt hột phiêu bồng và Trường học đờn bà Vì sao vừa khóc "hu hu" xong, Bùi Giáng lại ngẩng lên "mắt ráo hoảnh"? Có lẽ với ông, khóc là khóc theo phàm tình, thương cảm, còn "ráo hoảnh" vì thấy sanh tử, mất còn, được thua, vinh nhục... chẳng có gì đáng cười đáng khóc. Phải chăng vì thế, Bùi Giáng đã im lặng, một mình sống trong đất địa của chơn tâm vào một ngày xuân của tỉnh giác: "Mùa xuân tao ngộ bất ngờ/Ngồi im lặng viết bài thơ một mình". Cái tứ "vô sanh" ấy bàng bạc suốt trong Rớt hột phiêu bồng. Cũng trong dịp này, lần đầu tiên tác phẩm nổi tiếng L'école des femmes của André Gide do Bùi Giáng dịch dưới nhan đề Trường học đờn bà sẽ ra mắt độc giả cả nước. Dịch phẩm gần 350 trang này nằm trong di cảo Bùi Giáng, do NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành lần thứ nhất, với phong cách dịch "ngẫu nhĩ trùng lai" tuyệt chiêu của Bùi Giáng. Giao Hưởng (theo báo THANH NIÊN) Cứ đọc ông là thấy hay, cái hiện đại nằm ở đó chứ đâu xa.
  2. NHẬT CHIÊU: THỂ NGHIỆM VĂN CHƯƠNG KHỞI ĐẦU TỪ NGÔN TỪ Thứ bảy, 06/09/2008, 23:03 (GMT+7) Ảnh: LƯU PHƯƠNG Nhà văn, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học Nhật Chiêu (ảnh) là một cái tên quen thuộc đối với những người mê văn học, nhất là văn học và văn hóa Nhật Bản. Gần đây, Nhật Chiêu đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực sáng tác với các tác phẩm như Mưa mặt nạ, Người ăn gió và quả chuông bay đi… Ông đưa ra nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tác. * PV: Sau một loạt truyện ngắn, gần đây nhà văn bắt đầu sáng tác tiểu thuyết, ông có thể cho biết đề tài nào sẽ đưa vào tiểu thuyết mới nhất của mình. * NHẬT CHIÊU: Cuốn tiểu thuyết mới nhất của tôi có đề tài xoay quanh hình ảnh hoa sen. Tuy nhiên, hoa sen đây không phải là hình ảnh của Phật giáo mà chủ ý của tôi sẽ giải bày tính đa nghĩa của hoa sen. Hoa sen vừa có ý nghĩa linh thiêng lại vừa có ý nghĩa thế tục, gần gũi. Ngoài ra, nhiều người hay quen với ý nghĩa hoa sen đối lập với bùn hôi tanh mà quên mất rằng thực chất hoa sen sinh ra và sống được là nhờ bùn. Như vậy, bùn hôi tanh không phải là mặt xấu mà là một mặt tất yếu của cuộc sống, gồm cả sự cao đẹp lẫn sự xấu xa. Chính vì cả hai điều này đã tạo nên cái gọi là cuộc sống thực tế, có cái này thì đồng thời phải có cái kia. Rất nhiều lần trong cuộc sống tôi chứng kiến sự phủ nhận những giá trị tạo nên một cá nhân như kiểu phủ nhận một vùng quê nghèo khó đã sinh ra mình. Mượn hình ảnh hoa sen để nói về cuộc sống thể nghiệm cái bóng tối luôn luôn có phía sau ánh sáng. Hy vọng thể nghiệm này sẽ nói về cuộc sống như một nhất thể đầy ý nghĩa. * Ông có ý kiến gì về thực trạng văn học trẻ hiện nay vốn được xem là có nhiều thể nghiệm mới. * Theo tôi, hiện nay cái gọi là thể nghiệm, hướng ngòi bút vào những vấn đề táo bạo, ít ai viết vẫn còn hiếm hoi. Không nên lầm viết những vấn đề nhạy cảm là thể nghiệm. Viết những đề tài như tình dục, đồng tính… không phải là thể nghiệm, là mới, mà thực chất nó còn là cũ nhất trong các nội dung được nhắc đến trong văn học. Chẳng qua là trước đây, do một số nguyên nhân các nhà văn trong nước ít đụng đến đề tài này, nay lĩnh vực xuất bản thoáng hơn nên loại sách này có điều kiện xuất hiện. Nhiều bạn trẻ cho rằng viết những vấn đề như vậy sẽ là mới mẻ, mang chất thể nghiệm và phá cách. Họ còn được khích lệ thêm bởi một số loại sách nổi tiếng thế giới cũng có liên quan đến vấn đề này được dịch và thành công trong nước tiêu biểu như tác phẩm của Murakami Haruki chẳng hạn. Tuy nhiên, như vậy là một sự hiểu lầm nghiêm trọng. Murakami thành công không phải vì ông ta viết về tình dục hay sự nổi loạn của giới trẻ hoặc đồng tính, mà ông thành công vì có một cách thể hiện, biểu đạt đầy mới mẻ thông qua ngôn từ, các thủ pháp hành văn như tự sự - song hành như đa thanh… Bắt chước Murakami mà chỉ học viết thuần về tình dục thì sẽ chỉ dẫn đến què cụt và đương nhiên không thể có được một tác phẩm hay. Theo tôi, đó cũng là những gì mà nhiều nhà văn hiện nay, không chỉ là giới trẻ đang bị sa vào. * Theo nhà văn, làm thế nào để có những tác phẩm hay, mang tính đột phá? * Có nhiều yếu tố để tạo nên một tác phẩm hay. Chẳng hạn như cách nhìn. Không phải cứ thấy sao viết vậy là hay, là hiện thực mà còn cần cả con mắt nhìn nghệ sĩ để biến cái hiện thực thành đặc trưng nghệ thuật. Hiện nay, tôi thấy có nhiều nhà văn cứ lấy nguyên mẫu ngoài đời để biến thành tác phẩm, chỉ sửa chút cái tên, địa danh. Đây là một sự xúc phạm đối với văn học bởi như thế thì đâu còn là tác phẩm văn chương, nó sẽ trở thành một dạng khác. Thậm chí, có lúc còn là đánh lừa bạn đọc. Nhưng có cái nhìn nghệ sĩ không thôi chưa đủ, còn cần cả khả năng thể hiện, biểu đạt nội dung nhà văn muốn chuyển tải. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng hiện nay vì có rất nhiều nhà văn trẻ có đề tài hay, nội dung đặc sắc nhưng lại không thể biểu đạt hấp dẫn, thu hút bạn đọc qua cách viết, cách thể hiện bằng ngôn từ, dẫn đến tác phẩm nhanh chóng bị quên lãng bất chấp tác phẩm có cả tính thể nghiệm nào đó. Đây quả là một điều đáng tiếc. Ngược lại, có trường hợp đề tài cũ, nội dung không có gì đặc sắc nhưng nhờ khả năng ngôn từ mạnh mà vẫn thu hút bạn đọc. Theo tôi, muốn thể nghiệm trong văn học đòi hỏi sự cao tay về ngôn từ. Và để có thể cao tay trong ngôn từ, trong “cái biểu đạt” không chỉ một hai ngày mà cần cả một thời gian dài rèn luyện. Đó cũng là cái thiếu nhất và đáng tiếc nhất của nhiều người cầm bút hiện nay. TƯỜNG VY (theo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG).
  3. hongcong

    lỗi

    Chắc tui phải ghi vào sổ của tui một phong cách rất mới, rất hay của bài thơ này
  4. hongcong

    Mẹ

    Chào bạn NGUYÊN HẢI , gánh tơ sướng lạnh hay gánh tơ sương lạnh, chữ "nằm" ở cuối câu còn thêm chữ "g" nữa, mẹ mà đọc được bài này chắc mẹ buồn đó.!
  5. Một bài thơ vận theo kiểu Tân hình Thức,bạn khám phá thể loại này được đó. Nhưng bài này tôi chỉ cho 2 sao thôi.
  6. Gởi bạn thieule, Bạn nói vậy thì tôi chịu thua , thực ra thì lý luân trong văn chương rất khó, không cứ hể cái này được thì cái kia cũng được, nó không phải theo cách chúng ta cảm nhận, mà bác bỏ đi tính biện luận của ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn ở chung quanh ta, nó không phải là thứ gì xa vời lắm, thực sự nếu một bài thơ vừa mới đọc lên mà nó không có cảm xúc gì thì rõ ràng đó không phải là một bài thơ hay , cho dù nó có được luận lý thế nào đi nữa, vì sao vậy , vì ngôn ngữ thực không quá khó hiểu đối với chúng ta. Một người chế biến máy móc thì họ phải đi từ những chi tiết rồi sau đó mới sản xuất ra ( sản phẩm), còn một người làm nghệ thuật thì khác hẵn, họ phải có cuộc sống trải nghiệm, và nhờ đó vốn sống đã để lại trong tiềm thức, cho nên khi sáng tác họ không đi từ chi tiết , mà họ có thể sáng tác ngay ra một tác phẩm, rồi sau đó mới kiểm chứng lại, cho nên trong văn chương mà sáng tác như cách xếp chữ thì liệu rằng nó có giống như chế tạo một cái máy không, chúng ta cầm bút để phê bình thơ hay nói một cách đơn giản hơn là tìm hiểu một bài thơ, thì cũng có nghĩa là ta đi ngược lại từ sản phẩm để đi luận tìm những chi tiết của nó, nói như vậy thì cũng có nghĩa là một bài thơ hay luôn rất dễ cảm nhận, nó không phải là những thứ khó hiểu để rồi nghiền ngẩm mà tự dưng cho nó hay, Một bài thơ không tạo ra nhiều cảm xúc thì tất nhiên những chi tiết cuả nó cũng y hệt như vậy, ở trong bài thơ này, chữ hương rạ nó đã diễn tả đúng cảm xúc của người nông thôn chưa, thường thì chữ hương phải mang trong nó một cảm giác dễ chịu , chẳng hạn như hương rừng, thì rừng bản thân của nó đã có mùi thơm của những loài hoa, và cộng với mùi thanh khiết của rừng, Hương Thầm tựa đề một bài thơ của Phan thị Thanh Nhàn, trong đó nó chất chứa hương bưởi, còn hương rạ nó đã tích đủ những điều kiện mà ta cảm nhận hay chưa, hay nó chỉ là một cách ghép chữ, rồi sau đó chúng ta cứ nói cái này nó giống cái kia, ừ thì cũng được, có hương đất hương rừng , hương đồng nội thì đây có hương rạ, thực là chúng ta chỉ biết xem trên ngôn ngữ rồi thấy ra vậy, chứ chúng ta thử về vùng quê ta nói chữ hương rạ người vùng quê họ có nghe cho không, mà có khi họ cho là văn vẻ trưởng giả, chữ nghĩa thì nó nằm quanh ta , nhưng đã luận lý thì nó không đơn giản, ta cứ bảo nó như thế này ,nó phải như thế kia, lấy cái gì để chứng minh, lý luận thì nó phải có logic, chứ không thể à cái này được thì cái kia được, một bài thơ khi nó lọt vào trong cảm xúc của ta rồi thì sau đó ta mới nghiền ngẫm, ngay chính tác giả của nó cũng phải vậy thôi , nó là một quá trình đi ngược so với một quá trình để chế tạo ra một chiếc máy. Bạn thấy đó, bạn nói bạn hôn lên mái rạ , bạn đã thật bụng chưa, nó khó lắm , nó không gieo vào người đọc một cảm xúc thật, còn như bạn legiang có nhắc tới việc hôn lên bàn chân ,thì hôn lên bàn chân là một cảm xúc có thật,trong bài này thí dụ bạn nói hôn lên cánh đồng rạ thì tôi chịu ,nó là cài hôn trừu tượng, không cụ thể, đằng này bài viết là hôn lên mái rạ là một cái hôn cụ thể, thì nó khó vẻ nên một cảm xúc thật, có cái cụ thể(mái rạ) lại khó thực hiện được một cái cụ thể ( là cái hôn), thì nó là một mệnh đề sai, giống như phương pháp "qui nạp" vậy đó. Cứ nói loanh quanh , nhưng bài này ngay lúc đầu đã không cho tôi một cảm xúc gì, thường tôi đọc thơ tôi thấy hay liền rồi sau đó tôi mới phân tích , chứ thơ mà khó hiểu quá thì e rằng chỉ có người làm thơ hiểu với nhau thôi, và ai cũng phải nghiệm ra điều này, khi một mặt hàng bị khách hàng quay lưng thì chính là lúc những chủ hàng tự trao đổi với nhau , không riêng gì trong văn học, mà có thể thấy tất cả những thứ khác trong đời sống cũng đều theo chung một qui luật, chẳng hạn một ngày nào đó người ta không ưa chuộng bóng đá nữa thì chỉ có những người đá bóng coi với nhau thôi, vậy câu hỏi này có đặt ra cho các nhà làm thơ bây giờ không,!!...Nhưng có một điều thơ ca lại là một sản phẩm văn hóa, nó không phải là một món hàng giải trí thuần túy,cho nên nó phải tạo một sức hút hơn nữa để đi lên . HC.
  7. Gửi bạn Legiang. Thỉnh thoảng tôi lại ghé diễn đàn, hôm qua lại được đọc bài của chị, thật cám ơn. Đáng lẽ là tôi cũng không viết nhiều cho bài viết này vì lẽ cái tính nhân văn như tôi đã viết trong một bài trước là cái bài này có một chi tiết làm tôi không thỏa mãn, chị hãy xem lại. Nhân đây tôi lại bàn thêm về chữ hương trong tiếng Việt, tại sao người ta không nói hương đường hương muối, mà phải là mùi đường mùi muối, ta không gọi là hương sắt , hương kẽm mà ta chỉ nói là mùi sắt , mùi kẽm; nhưng ta lại có các hương xoài hương ổi, hương cam, hương sen v.v , ấy thế là do bởi tiếng Việt, tiếng Việt người ngoại thường kêu lên là thứ tiếng phức tạp, vâng nói cho đúng hơn nó là thứ ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhưng đa dạng không có nghĩa là nói như thế này thì phải hiểu như thế khác, tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng "thơ viết ra như thế này, ai muốn hiểu sao thì hiểu", đó chỉ là cách nói cho văn vẻ thôi,sáng tác thơ thì phải có một chủ đích nhất định; trở lại với vấn đề chữ hương, đã nói là hương cũng có nghĩa là nó mang một mùi mà mùi của nó phải dễ chịu, hương xoài tại sao lại gọi hương xoài tại vì nó có mùi thơm của trái xoài, hoặc xa hơn nó còn có mùi của bông xoài, tất cả những tính chất đó nó gợi ra được cái hương, nên ta gọi hương xoài, chứ nếu không ,có một trái xoài thối thì tôi gọi là hương xoài thối được không, đó như vậy đó thì tất những thứ hương khác nó cũng được hình thành như vậy. cho nên không thể gọi là hương đường , hương muối được!!! đúng là tiếng Việt diễn đạt rất chuẩn xác, ngôn ngữ đa dạng đa nghĩa thì nó cũng nằm trong cái logic đa dạng đa nghĩa của nó chứ không thể khác được. Tôi là dân ở quê, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai nói là hương rạ, người ta có nhớ quê thì người ta nói nhớ hương lúa , bởi vì lúa nó thơm nên nó mới có chữ hương ghép vào, hoặc là ta nhớ trong tâm tưởng cái mùi rơm rạ, và nếu người ta cách điệu lên một chút thì gọi là nhớ hương rạ, nhưng từ mùi rạ để lên hương rạ rồi hôn lên rạ hãy còn xa lắm. Nếu ai bảo với tôi , "vậy thì cậu cho rằng hương đất , hương rừng thì sao...", à câu này thì khó , nhưng bạn biết đấy, hương đất là nó biểu hiện bao trùm của nhiều thứ hương, trong đó có cả hương tình yêu, hương quê, hương xứ sở nó là đại diện cho một "tập" chỗ này phải thêm một chữ tiếng Pháp chua nghĩa như các cụ thì mới hay. Thế thì hương rạ đã đạt được cái biểu hiện cho một tập chưa, có lẽ là chưa, bởi vì vẫn còn hongkong tui chưa cuối đầu chui vô cái " tập " hương rạ đó, thân ái chào chị. HC.
  8. Gửi Nguyệt Thảo. Thiệt là bạn bình kiểu này tui chịu không nỗi, chắc mai mốt tui phải về quê khám nghiêm lại lần nữa mấy cái hương bưởi , hương trầu, hương xe bò, mà đặc biệt là phải ấn tượng cho được cái mùi mái rạ, mới biết thêm cái chữ quê quơ, cái chữ này chữ mới, mới biết lần đầu. à, cũng như cái zdụ bữa trước, "đất níu trời đè" tui cũng về quê khám phá rồi mà không được, làm tui cứ nhớ anh Bình Thường trong diễn đàn này hoài. Hình như tới đây tui nghiệm ra một điều, mà cái điều này trước đây tui đã có nghe một giáo sư giảng văn nói, ông nói trong một câu chuyện văn mà cuối cùng ông đưa ra một câu kết khôi hài- á hậu có khi đẹp hơn hoa hậu-, à ông muốn nhắc tới là trong một cuộc thi về nghệ thuật, khéo vì khi chấm người ta dễ làm mất đi cái cảm xúc bình thường, giống như khi ta nếm món ăn ta nếm quá nhiều lần ta sẽ khó phân biệt cái ngon đích thực của nó. Tui cứ tự hỏi liệu những bài thơ mà ta chấm là hay nó có tồn tại trong trí não ta độ khoảng chừng vài ba tháng không, hay ta chỉ nhớ tới những cuộc tranh luận gay gắt mà thôi. Hình như những cái tinh túy người trước đã khám phá ra hết, tôi thật khôi hài khi nghĩ tới những cái mới xuất hiện, nhưng thôi nói thì vậy, nhưng tôi cũng cố công đi tìm nó, và tôi hình dung nếu chính nó là mới, chắc chắn nó phải tuyệt dịệu không thể nào sánh nỗi. HC. .
  9. Bạn , em Khánh Trang thân mến! Bạn gương cung lên béng, mà tui chỉ né thâu, bạn thấy bạn đã hao tổn công lực rồi, đến khi tui béng lại lòm sao bạn đỡ kịp, à mà tui không nỡ béng bông hồng, tui chỉ hun lên đó một cái thôi ngen. HC.
  10. Gửi Nguyệt Thảo. Hương rạ ban có thể nghe, nghe thoang thoảng, chứ bạn nói hít, hoặc ngửi thì nghe nó không hợp, trước hết là về ngữ nghĩa bình dân của tiếng Việt, bạn nhớ cho văn chương bình dân thì nó phải xuất phát từ trong cuộc sống bình dân, bạn nói ngửi xoài ,ngửi mít, ngửi ổi thì nghe được chứ ngửi rạ, hít rạ thì thô thiển rồi đó, nếu mà tui gặp anh nông dân đó là tui chỉnh lại ảnh đó nghe. Hôn lên mộ phần thì đã có rồi, hít lên hơi đất thì có rồi, vậy thì từ đó mà hôn lên nắm đất thì không xa lắm, đấy tính ước lệ nó nằm chỗ đấy, còn bạn nói hôn lên mái rạ, từ dưới đất mà phóng lên mái mà hôn à, dẫu cho mái rạ là một kiểu mái nhà lợp hơi thấp xuống hơn so với mái tranh thì cũng không thể nào ôm lên mà hôn được, đâu tính ước lệ của nó đâu, cái tính ước lệ càng kém thì cái cảm xúc càng thấp.Có cảm xúc mà không diễn được bằng văn thì bị rớt điểm vậy thôi. Bạn hãy đọc kỹ bài viết vừa rồi của tôi chút nữa ngen, tôi đã mô tả từ đâu để có đươc cái hôn lên nắm đất , nó phải đi từ sự trải nghiêm và chiêm nghiệm như thế nào, còn hôn lên gốc xoài gốc mít, ? trời ơi, tui là dân rơm rạ mà tui nghe không lọt tai đó bạn, tự cổ chí kim trong văn học tui chưa thấy câu thơ nào mà hôn mít hết, Hồ xuân Hương thích cây mít thì cũng chỉ muốn đóng cọc thôi;còn người khác thì nói," Mít ơi làn nước trắng xinh, khi nào ta nhớ ra tìm bến sông…" đó vậy đó chớ hông có hun, ( trich thơ của một bạn trong diễn đàn thotre chấm com).Bạn đã nghe tui nói thế nào là lạ , thế nào là mới trong Bí mật của anh và biển, nay lại gài tui nói kỹ hơn về cái tính ước lệ trong văn chương, tui không phải là tay phê bình gì hết ráo, chỉ ba hoa cho qua tháng ngày, nhưng nếu bạn nghe trót lọt thì sắp tới tui sẽ tặng cho bạn một "Hương bưởi". Em Khánh Trang mấy bửa nay cũng im lặng , ừ mà sao đi đâu tui cũng gặp chị em ta , cố lên bàn luận sôi nỗi nhé. HC.
  11. Mấy nay tui không vào diễn đàn, không biết mô tê ra làm sao, nay ghé lại đọc bài của bạn tui thấy thiệt thú vị, bạn xuất chiêu hay đó. Tui cũng tranh thủ gõ một vài miếng để đáp lại. Bạn so sánh hôn đất với hôn rơm như thể hôn rơm là một lập trình đúng. Nhưng thú thiệt , tui đọc đi đọc lại hoài cái câu này:"Được hôn lên mái rạ Dưới bếp chiều mẹ nhóm lửa ngày đông." mà tui thấy nó không thấm được, tất nhiên theo tui câu này chưa đạt đến một cảm xúc "mặn". Ta cứ tưởng hôn đất thì hôn rơm nó chẳng khác nhau là mấy. Nhưng thưở đời, nguời ta hay nói hôn lên "nấm đất", hôn đất , hôn lên nấm mồ; người ta khóc thương nguời thân nằm trong mộ, nguới ta không biết phải đặt cái dấu hôn đó ở đâu, chỉ còn một cách là hôn lên đất, hôn lên nấm mộ. Trong đời ta còn chứng kiến nhiều điều như thế này- khi một nguời bị té, hay bị tai nạn bất thần nằm trên đất , nguời ta cứ bảo để nó nằm yên trên đó cho nó lấy hơi đất mà sống lại. Tôi còn nhớ một câu chuyện khôi hài như thế này. Khi tôi cùng đoàn du lịch đi du lịch qua campuchia, nhưng vừa tới cửa khẩu Mộc Bài , lính biên phòng họ không cho qua (vì trục trặc một số giấy tờ), có đứa em bé nó thưa với mẹ nó , cho con lại chỗ cổng chào(Barrier), con đặt cái chân qua đất campuchia một tí !, đó bạn thấy không, cái cảm xúc về đất nó nằm ở chỗ đó,nó luôn luôn hiện diện trong con nguời. Một vị lãnh tụ nặng lòng vì dân vì nước mà hôn lên đất thì có gì sai, mà đó còn là cái hôn hiền triết đấy. Tất nhiên muốn làm một câu thơ hôn lên đất, thì trước hết phải trải nghiệm với đất, để nó thấm dần vào máu thịt, rồi sau đó là chiêm nghiệm để đi vào nghệ thuật. Ở đây bạn dùng từ "hôn lên mái rạ", bạn chỉ ra cho tôi xem thử cái tính chiêm nghiệm nó nằm chỗ nào?. Nghệ thuật nó phải bắt nguồn từ một sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, nếu không nó sẽ đi ra khỏi đời sống của con nguời. Nếu bạn nói hôn rơm được như vậy, thì không khéo rồi một ngày kia có người bắt chước viết như thế này:"Ở trên thành phố khói bụi chen chúc quá, mình mong một ngày về quê để được hôn lên gốc xoài gốc mít, hôn lên cái cột nhà cho đỡ nhớ " thì bạn có chịu không, rõ ràng nghệ thuật không thể đi ra khỏi cái tính "ước lệ" của nó. Nếu sự ước lệ không tạo ra được cảm xúc cho câu thơ, không tạo ra sự xuất sắc của văn học, thì đấy chỉ là sự gán ghép, hay nói đúng hơn là sự bắt chước, vậy đó. Thứ bảy tui nói dài dòng , ngày mai bạn có cái đọc chơi ngen. HC.
  12. Lại một bài thơ về mùa thu, nhưng nghe đựoc và cảm xúc rất thật, có lẻ ngừoi làm thơ này chỉ thích cách dùng chữ giản dị. HC.
  13. Một bài thơ rất dễ thương, rất sâu lắng, rất đời thường, nhưng rất lý lẻ; dùng từ cũng rất mượt, thí dụ câu:"Người ta không tin lắm chiếc lá lại có thể ghi tràn tiếng chim", lại dùng chữ tràn rất có duyên, nhẹ nhàng mà hàm ý. và những câu hình tượng như:"Ta cúi nhặt tiếng chim tung vào trời xanh hình chiếc lá". Và những câu rất lý lẻ, rất đời thường như:"Tiếng chim và ngọn gió không có gì ghê gớm người ta thường coi thường nó khi chẳng có điều gì" Tóm lại, bài thơ có một hương vị dễ chịu. HC.
  14. Có lẽ bạn hỏi cho vui, chứ có khi bạn đã biết hết rồi, những dẫu sao , một bài thơ hay mà không nói cho vài lời thì cũng uổng. Đáng lẽ bạn ấy(t/g) viết ; đu đưa xoắn xuýt tiếng mèo trên máng xối , thì bạn sẽ dễ hiểu hơn, nếu bạn sống ở vùng quê thì bạn sẽ dễ hiểu hơn, ở vùng quê người ta thường gọi máng xối , là cái máng hứng nứoc mưa từ trên mái tranh( nếu là nhà tranh), trên mái ngói (nếu là nhà mái ngói), tức là cái máng này là cái hứng nước tập trung lại để dẫn đi nơi khác, máng thừong làm bằng thiếc, mấy chú mèo phục kích chuột thừong hay rình mò ở trên , nên khi đi qua máng , hoặc vờn cái gì ở trên đó nó sẽ phát ra tiếng kêu, mà tác giả vừa định danh" mèo máng xối"; khó có một cuộc ghi âm nào để cho bạn có` thể hình dung đựoc chỉ có bạn sống ở vùng quê mới nghiệm ra thôi; bạn đọc trong bài này , bạn thấy không gian tĩnh lặng lắm, lặng như cô gái đứng trông chờ người tình, hay chồng xa, v.v , và trong giây phút im lặng đó, tác giả đã mô tả sự khuấy động sự rạo rực trong lòng cô gái bằng hình tượng rèm xoắn xuýt,mèo máng xối, và cũng có nghĩa là khi tình yêu lên cao trào nó cũng xoắn xuýt , ngằn ngặt vòng nhau như vậy, đây là khúc lộng rất độc đáo gây hứng cảm cho ngừoi đọc , đưa tiếng mèo máng xối vào còn giúp cho cảnh vật động hẵn lên, không buồn lắm , mà đẹp mà rạo rực.Riêng trong câu này ta còn nhìn ra một khía cạnh khác đó là người con gái chợt nhận ra: à ! con mèo trên máng xối nó đã nhìn thấy sự thầm kín của ta hết rồi .Đấy cái sâu sắc của bài thơ nầy theo tôi nó nằm ở chỗ đó. Tác giả còn cố gắng lắp ghép những cảm xúc đi liền mạch , đan lồng vào nhau, thí dụ nguyên câu : "những chiếc rèm đu đưa xoắn xuýt tiếng mèo máng xối ngằn ngặt vòng nhau" thì trong đó, đầu tiên chiếc rèm xoắn xuýt, rồi sau đó con mèo ngằn ngặt vòng nhau, những hình ảnh này nó đan vào nhau và chồng lên nhau, tạo sự liên hệ rất chặt chẽ rất gợi , rất hình tựong và tất nhiên để lại ấn tựong. thân chào. HC.
  15. Ôi bạn, bạn bình thiệt hay, khâm phục , khâm phục. Và tôi kết thêm cho bài thơ này; một bài thơ gợi cảm một cách rất ý nhị, dùng chữ rất nhuyễn, xin chúc mừng. HC.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...