Phan Minh Quyết
Nó lang thang đạp xe một mình từ sáng đến trưa đi xin việc làm mà chưa tìm được. Nó khát nước lắm nhưng không dám ghé uống một ly trà đá vì bây giờ trong túi Nó chỉ còn có đúng hai nghìn đồng. Đang chạy xe bỗng một tiếng “xịt” bánh xe bị thủng không còn một miếng hơi.
Nó đang ở giữa khu công nghiệp không có chỗ để bơm vá xe nên phải dẫn bộ ra ngoài tận đường mới có chỗ để bơm vá. Đối diện cổng trước khu công nghiệp có chỗ vá xe Nó thấy vui và mừng vì dẫn bộ từ nảy giờ mình Nó đã đổ cả mồ hôi. Nó lấy tay quẹt mồ hôi trên trán dẫn bộ chiếc xe qua đường, Nó biết bánh xe bị như thế này chỉ có cách vá mơi có thể đi được nhưng vá xe bây giờ phải mất tới ba nghìn đồng mà trong túi Nó chỉ còn có hai nghìn mà thôi. Nên đành… “ Anh ơi bơm dùm em bánh xe”. Người vá xe đang nằm đọc báo vì không có khách nên anh ta còn chần chừ như muốn đọc cho hết đoạn báo rồi mới từ từ cầm vòi bơm bước ra tháo vòi xe bơm vào mà anh ta. Bơm xong anh ta chỉ buông một câu nói: “ năm trăm đồng” thì Nó móc túi lấy tờ giấy hai nghìn ra mà thật mỉa may sao ngay cả tờ giấy tiền cũng đã nói lên được Nó là người như thế nào vì tờ giấy tiền nhăn nheo đã ngã màu vàng vàng. Anh ta lấy tờ tiền và thói lại cho Nó một nghìn rưỡi. Nó lên xe đạp đi nhưng chưa được mười mét thì xe lại lảo đảo, lịt xịt nghĩa là Nó không còn một miếng hơi nữa rồi. Nó đành dẫn bộ ngược trở lại để nhờ vá thôi nhưng Nó không biết phải sử sự làm sao bây giờ vì chỉ còn một nghìn rưỡi mà vá bánh xe phải mất ba nghìn nhưng cũng thôi đành!... “Anh làm ơn vá dùm em bánh xe có lẽ nó bị thủng nặng rồi nên mới vừa bơm đã hết hơi”. Anh ta cũng vẫn không nói một câu nào chỉ tháo lấy ruột xe và bơm hơi vào kiểm tra. Thật đen đủi thế nào ruột xe bị thủng đến hai lổ lớn, Nó biết phải làm sao nên hỏi thẳng:
- Anh ơi vá hai lổ xe là bao nhiêu tiền vậy anh?
- Sáu nghìn
- Dạ nói thật với anh em chỉ còn có một nghìn rưỡi thôi, vừa rồi còn hai nghìn nhưng bơm bánh xe em đã trả anh năm trăm rồi. Anh có thể giúp dùm em được không?
Người vá xe thay đổi sắc mặt nhìn thấy rất sợ, anh ta đứng dậy nắm ngay cổ áo Nó ghì thật mạnh và đánh Nó một bạt tay thật đau điếng.
- …. Má.. không có tiền thì nói trước để tao khỏi phải mắc công tháo ra, tháo rồi bây giờ mày nói vậy. Mày định giỡn mặt với tao đó hả?
- Tại sao anh dám đánh tôi? Nếu anh không chịu vá thì thôi, anh ráp lại cho tôi!
- Mày nói sao, ráp lại cho mày hả? Mày đang nằm mơ đó hả, công tao tháo ra bây giờ tao lấy hai nghìn mày còn nghìn rưỡi đưa đây.
- Xe như thế này sao tôi dẫn được.
- Được hay không kệ mày, bây giờ mày trả tiền không hay muốn tao đánh nữa.
Nó là thằng con trai đã chịu biết bao tủi nhục mà lâu lắm rồi Nó chưa được khóc dù rất muốn khóc cho nhẹ lòng. Hai khóe mắt Nó rưng rưng lẳng lặng lấy một nghìn rưỡi còn lại đưa cho người vá xe. Bánh xe lòng thòng cả ruột không thể dắt được nên Nó đành lấy một tay đỡ bánh sau lên, một tay cầm cổ xe dẫn đi về phòng trọ. Mà từ chỗ này về đến phòng trọ của Nó còn hơn hai cây số nữa, thật mỉa may cho một kiếp người – Nó thầm trách chửi rủa cuộc đời – do uất ức vừa ăn một tát tay của người xa lạ phải chi là Mẹ đánh thì Nó đâu cảm thấy đau mà còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Nó dẫn bộ được một đoạn và thấy tấm thiếc bên đường nên lấy lên cắt luôn ruột xe để dẫn cho đỡ mệt. Hình như ngay cả ông trời cũng không ưa Nó nên mới đổ mưa trút lên người Nó. Nó có tội tình gì đâu có chăng cũng chỉ là tại cái tội quá nghèo mà thôi nhưng Nó đâu có muốn thế bao giờ. Trời mưa lớn, những giọt mưa rơi xuống thấm ướt mình Nó hay ông trời cũng cảm động khóc thương dùm cho Nó. Nó dẫn xe về đến phòng trọ mà trời vẫn còn mưa rất lớn, vừa đói, vừa khát, vừa lãnh một tát tay nhục nhã và lãnh cả cơn mưa nặng hạt.
Nó mở cửa phòng trọ bước vào là cả mùi ẩm thấp, khăng khẳng của căn phòng bốc lên. Nó rót một ly nước đầy uống cho đã khát, Nó thay đồ xong dở nắp nồi cơm ra lại một mùi chua thiu bốc lên thôi đành phải nhịn đói nữa rồi.
Nó bổng cảm thấy nhớ Mẹ vô cùng vì Nó luôn sống từ nhỏ bên sự dìu dắt chở che của Mẹ, sự thương yêu chăm lo của Mẹ không có gì sánh bằng cho được. Bao kỉ niệm chợt ùa về trong trí nhớ như hiển hiện ngay trước mắt, Nó đã khóc thật sự nỗi niềm của một thằng con trai mới lớn của một con chim sẻ mới tập bay xa rời tổ ấm. Ba Nó mất sớm khi Nó mới vừa lên năm tuổi thì mẹ phải tảo tần vất vả làm thuê làm mướn để lo cho Nó ăn học khôn lớn đến ngày hôm nay. Nó rất thương Mẹ nhưng không biết làm cách nào chia sẽ vì Mẹ muốn cho Nó ăn học để có cái chữ mà nuôi lấy thân nên chỉ cho Nó ăn học không làm lụng bất cứ một việc gì. Mỗi khi trái gió trỡ trời mẹ không dám đi khám bệnh mà chỉ mua vài ba gói thuốc tàu “ ông nằm bà ngồi” uống qua loa. Mẹ nói: “ Tao quen rồi ba cái thứ bệnh vặt vảnh này sao giật nỗi mẹ, chỉ uống một hai gói và hái và ba lá khuynh diệp, lá giác nấu nồi xông là hết liền”. Nỗi đau là thế, sự hi sinh chịu đựng là thế mẹ không lo nghĩ cho bản thân mình một chút nào. Cứ mỗi năm học mới là Mẹ phải lo toan làm thuê đi cắt lúa mướn, đi cấy, làm cỏ cho người ta để lo tiền học phí sách vỡ cho con. Cứ mỗi năm học mới là Nó thấy mẹ như già them vài tuổi và gầy đi rất nhiều nhưng Mẹ vẫn vui cười “ mẹ mừng vì con mẹ học giỏi năm nào cũng có giấy khen và được lên lớp”. Mỗi khi nhà Dì Năm ở gần có đồ cũ bỏ đi thì mẹ lại xin về, mẹ bảo: “ chị cho tôi về tôi mặc đi ruộng cũng được chứ bỏ uổng phí lắm”. Mẹ lại mang quần áo cũ về lựa ra cái nào còn mới mới thì Mẹ để dành mặc đi chợ hay đi đây đó, cái nào rách thì Mẹ may vá lại mặc đi ruộng. Dì Năm như biết được điều đó nên nhiều lần trong đồ cũ Dì cho cũng có cái còn mới lắm vì Dì biết Mẹ lo cho con mà không dám mua một cái áo cái quần. Từ ngày Ba mất cũng có một vài người mai mối, dòm ngó có ý định với Mẹ nhưng Mẹ không đồng ý một ai vì Mẹ thường nói sợ cảnh “ cha ghẻ rồi con sẽ khổ”. Nhìn những chiếc áo đi ruộng của Mẹ ngã màu vàng khè của phèn chua thấm sâu vào từng sợi vải như đời mẹ dầu dãi nắng mưa tủi cực thật Nó rất đau lòng. Nó nhớ có lần Mẹ đi làm Nó ở nhà lén mẹ giặt đồ - đó là công việc mà Mẹ không bao giờ cho Nó làm ngay cả đồ Nó mặc mẹ cũng không cho giặt. Nó phát hiện cái túi vải mẹ may rất cản thận bên trong là những bông gòn khô để Mẹ sử dụng thay thế băng vệ sinh. Mẹ đã tiết kiệm đến mức độ đó vì sợ tốn tiền không dám mua một thứ gì cho mẹ ngay cả những cái cần thiết nhất Mẹ cũng không nghĩ đến. Lần đó về mẹ đã mắng Nó một trận và Nó nói những gì Nó thấy Nó thương Mẹ lắm rồi hai mẹ con cùng khóc. Nhiều đêm Nó tự trách Ba “ sao Ba mất sớm để cho Mẹ con phải đau khổ như thế này!”.
Mỗi buổi sáng đi học là Nó luôn điểm tâm bằng món đặc sản không gì thay thế được là “ cơm nguội” vì Mẹ lúc nào cũng nấu cơm chiều hôm trước nhiều hơn để sáng hôm sau hai mẹ con cùng ăn : con ăn đi học, mẹ ăn đi làm. Khi thì có cá có rau, lúc thì canh rau dại cũng xong một buổi sáng ngon lành cho hai mẹ con. Ở trường thì Nó là đứa lúc nào cũng trầm cảm ít nói vì Nó không giống như các bạn nhiều lúc Nó cũng muốn vui vẻ như mọi người nhưng sao Nó không tài nào làm được. Nó cũng thèm những món ăn vặt lắm chứ như thèm một ly đá me, ly siro…nhưng Nó không dám thưởng thức những thứ đó mặc dù thỉnh thoảng Mẹ cũng cho tiền Nó ăn vặt nhưng Nó không dùng vào những việc đó. Nó để tiền Mẹ cho mua vở, viết hay đóng tiền quỉ lớp cho Mẹ đỡ đi phần nào vì Nó biết những đồng tiền Mẹ cho là tiền đi làm thuê làm mướn cho người ta mà có, biết bao cực khổ nắng mưa mới có được đồng tiền.
Nhà Nó có thể nói rằng nghèo ở cái xóm này thì không ai dám sánh bằng: chỉ nhà tranh vách lá tạm bợ nếu trời mưa thì dột trước dột sau. Nó thù ghét nhất là trời mưa vào ban đêm vì mỗi lần trời mưa đêm phải thức dậy phụ mẹ tìm chổ dột để hứng nước mưa nêu không thì nền nhà đất sẽ trơn trợt ẩm ướt rất là lâu khô. Nhà không có người đàn ông lớn trong nhà là thế phải lâu lắm bốn, năm năm mới lợp nhà được một lần. Mỗi khi chuẩn bị lợp sừa nhà là Mẹ phải đi xin lá dừa nước nhiều người để mang về chằm nhiều lúc sáng đêm mà nhiều ngày như thế mới lợp được mái nhà. Lợp nhà mỗi lần là Mẹ phải đi mượn người này người kia nên rất ngại làm phiền người khác.
Mọi thứ như thế cứa tiếp diễn và qua đi như cuộc đời của Mẹ mỗi lúc một thêm gánh nặng. Cứ mỗi năm học mới là mẹ phải chạy đi hỏi chổ này chổ kia có mướn gì để Mẹ làm cốt lo học phí sách vở cho con được như bạn như bè. Năm nào cũng vậy khi Nó nhập học là Mẹ ngã bệnh do làm quá sức kiếm tiền lo cho con học nhìn Mẹ mà Nó đau thắt nhiều lần Nó đòi nghỉ học nhưng Mẹ đâu có cho Mẹ lại mắng cho một trận. Cuối cùng Nó cũng tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng Nó không đăng kí thi vào một trường đại học, cao đẳng nào cả mặc dù Nó luôn ao ước được làm thầy giáo đứng trên bục giảng nhưng đành giấu lại ước mơ đểlo phụ với mẹ. Mẹ không thể sống hoài lo cho Nó bây giờ Nó đã lớn khôn rồi đã đủ mười tám tuổi rối thì Nó phải biết đi làm để lo cho Mẹ rồi thủng thẳng hãy học sau cũng được. Nó đã xin Mẹ cho Nó được đi làm với các anh chị cùng xóm ở xa xuôi nhưng bù lại có thể kiếm được tiền phụ giúp Mẹ cho Mẹ khỏi phải đi làm thuê làm mướn hoài vì Mẹ đã yếu đi rất nhiều. Nó thuyết phục rồi Mẹ cũng đồng ý cho Nó đi làm xa mặc dù từ nhỏ đến giờ Nó chưa một lần xa Mẹ xa làng quê thân yêu của minh một lần nào.
Ngày Nó đi mẹ đã bán chiếc nhẫn năm phân vàng mà mẹ đã tích góp được bấy lâu nay gom góp đưa cho Nó. Nó cầm tiền mà rưng rưng nước mắt vì Mẹ hiểu đi xa phải có tiền và thời gian chờ việc nhưng Nó có hiểu đó là cả tài sản những gì Mẹ dành cho Nó. Khoảng cách hơn hai trăm cây số sẽ lâu lắm Nó mới về thăm Mẹ một lần, ngày đi Nó đã hứa và dặn lòng sẽ quyết tâm làm việc để lo cho Mẹ để Mẹ khỏi phải đi làm thuê làm mướn nữa nhưng hiện giờ ngay cả việc làm để lo cho cái thân Nó còn không nỗi huống chi lo cho mẹ. Nó cũng tự an ủi mình “ nghịch cảnh không phải là tất cả” phải có ý chí quyết tâm và luôn nghĩ về Mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh đó là nghị lực để vượt qua. Mọi trỡ ngại hãy xem là thử thách mọi thử thách nào cũng có cái giá của nó nếu không vượt qua được những cản ngại đầu đời làm sao lớn khôn lên được. Hãy dẹp bỏ tính thù hằn nhỏ hẹp hãy tha thứ cho người vá xe kia, hãy xem như anh ta đang tiếp them sức mạnh để cho Nó tiếp bước vào đời vững chảy ở ngày mai. Nó đi rửa nồi cơm đây để nấu vì đói lắm rồi và không biết phải ăn cơm với gì ngay cả một đồng cũng không còn trong túi. Hãy cười hì..hì.. cho tất cả sẽ qua hãy xem như là một thử thách để tiếp bước vào đời../..
( Hết phần 1)
- Read more...
- 0 bình luận
- 308 views