Jump to content

besieunhan

Thành viên
  • Số bài viết

    1.246
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi besieunhan


  1. - Bây giờ sư huynh có về, thì xin nói chuyện đi đường cho nhà tôi được biết, còn tôi đây nếu trời còn cho sống, thì tất nhiên có ngày trả nghĩa sư huynh.

     

    Trí Thâm lại lấy ra mấy lạng bạc đưa cho Lâm Xung, và lại đưa cho đám công sai mấy lạng mà dặn rằng:

     

    - Lũ bay đáng lẽ ta chém cổ đi rồi, nhưng vì ta nể mặt anh em bạn mà tha cho đấy, vậy từ đây trở đi, chúng bay phải nên cẩn thận, đừng trở bụng chó má ấy ra nữa, mà nguy hiểm đến thân nghe chưa?

     

    Hai tên công sai giơ tay ra đỡ lấy tiền, và đáp rằng:

     

    - Bẩm ngài, đó là quan Thái Úy bắt như vậy, chứ chúng tôi đây có bao giờ đem lòng tàn nhẫn mà cư xử với ai!

     

    Nói đoạn vừa mới toan chia tiền với nhau, thì Lỗ Trí Thâm lại trừng mắt nhìn hai tên công sai, rồi lại trông sang gốc cây thông gần đó mà hỏi rằng:

     

    - Đầu chúng bay có rắn bằng cây gỗ thông này không?

     

    - Bẩm ngài, đầu chúng con là thịt da cha mẹ sinh thành, có đâu mà rắn như thế được.

     

    Lỗ Trí Thâm phăm phăm vác cây thuyền trượng đánh vào gốc thông một cái thật mạnh, sâu vào đến hai ba tấc gãy răng rắc xuống một lượt, rồi quay ra thét bảo hai tên công sai rằng:

     

    - Bay trông đó, nếu mà mang tâm phản trắc, thì ta cho đầu chúng bay cũng như cây thông ấy.

     

    Lũ công sai thấy vậy, thì hoa mặt choáng người, mà không dám thở nữa.

     

    Đoạn rồi Trí Thâm đeo đao vác trượng, từ biệt Lâm Xung mà quay trở về. Lâm Xung thấy Trí Thâm quay về rồi, liền bảo đám công sai rằng:

     

    - Bây giờ chúng ta đi đi thôi.

     

    Bấy giờ hai tên công sai vừa tỉnh hồn, định mắt lại mà hỏi Lâm Xung rằng:

     

    - Gớm, nhà sư ấy sao mà khỏe đến thế, đánh gãy hẳn cây thông dễ như bỡn vậy.

     

    - Thế đã thấm vào đâu, đến như cây liễu ở chùa Tướng Quốc ông ấy còn nhổ được cả gốc lẫn rễ lên nữa.

     

    Đổng Siêu, Tiết Bá nghe nói lại trông nhau, lắc đầu lên lưỡi mà kinh sợ vô cùng.Đoạn ba người cùng kéo nhau đi.

     

    Trưa hôm ấy đến một tửu điếm ở gần bên cạnh đường cái quan, Lâm Xung bèn mời Đổng Siêu, Tiết Bá vào nghỉ. Khi vào tới nơi, thấy hai ba tên tửu bảo rót rượu mang thịt, đưa hến nơi này đến nơi khác, mà chỗ Lâm Xung ngồi, thì không ai nhìn đến. Lâm Xung đợi mãi một hồi lâu, cũng không thấy gì cả, lấy làm sốt ruột, liền đập tay xuống bàn mà hỏi rằng:


  2. - Bẩm sư phụ, người trụ trì ở chùa nào, chúng con chưa được biết?

     

    Lỗ Trí Thâm cười mà đáp rằng:

     

    - Các anh hỏi ta làm gì, định về tâu nộp với Cao Cầu phải chăng? Ta nói thiệt, ai sợ hắn, chứ ta đây không sợ gì đâu? Nếu ta có gặp hắn, thì ta cũng đãi hắn mấy trăm cái thuyền trượng này đã.

     

    - Hai tên công sai nghe vậy thì câm như miệng hến, không dám nói năng gì nữa. Được một lát cơm rượu xong rồi, liền cùng tính trả tiền hàng, mà cùng nhau trở ra, Lâm Xung hỏi Lỗ Trí Thâm rằng:

     

    - Sư huynh định đi đâu bây giờ?

     

    Trí Thâm đáp rằng:

     

    - Giết người phải lấy máu, cứu người thì phải tới nơi, vậy tất nhiên tôi phải đưa bác sang đến tận Thương Châu, chứ không đành lòng mà để bác đi một mình được.

     

    Hai tên công sai nghe thấy vậy, thì cay đắng trong lòng, chắc rằng mưu kế của mình không thi hành được nữa, nhưng cũng đành chịu vậy thôi. Từ đó các cụ nhất nhất theo ở Trí Thâm, bảo đi thì đi, bảo đứng thì đứng, tử tế ra thì mắng nhiếc, láo xấc ra thì roi vọt, không anh nào dám ho he gì cả. Cách ít lâu thuê được cỗ xe, Trí Thâm để cho Lâm Xung ngồi trên xe mà mình đi đất với hai tên công sai.

     

    Trong khi đi đường, Lỗ Trí Thâm thường mua các thứ rượu thịt cho Lâm Xung ăn, và cả hai tên công sai được ăn ké vào đó. Duy mỗi khi đến hàng quán để nghỉ, thì Trí Thâm lại bắt hai tên công sai phải thổi cơm, hầu hạ luôn cạnh không anh nào dám cưỡng.

     

    Thỉnh thoảng hai anh lại bàn thầm với nhau rằng:

     

    - Việc này, khi ta trở về đến Đông Kinh, mà Cao Thái Úy hỏi đến, thì ta biết nói làm sao cho được?

     

    Tiết Bá bàn định một kế rằng:

     

    - Mới đây nghe nói ở vườn rau Giải Vũ thuộc chùa Tướng Quốc, có một lão sư mới đến, tên gọi Lỗ Trí Thâm, có lẽ chính là anh này đây hẳn. Nếu quả vậy thì khi ta trở về, ta cứ nói thực với Thái Úy rằng:

     

    - "Chúng tôi định giết Lâm Xung ở rừng Dã Trư, nhưng chẳng may bị lão sư ấy nó ngăn cản, mà nó lại đưa sang đến tận Thương Châu, cho nên không sao mà hạ thủ được". Đoạn rồi hai ta trả lại 10 lạng bạc cho Lục Khiêm cũng được chứ gì.

     

    Hai anh bàn định cẩn thận với nhau, rồi lại chăm chăm theo Lỗ Trí Thâm, mà không hề có một điều gì cưỡng trái.

     

    Khi đi được 17, 18 ngày đường, Lỗ Trí Thâm dò biết là ở đó cách Thương Châu còn có dăm bảy dặm nữa, mà lại toàn là nơi đông đúc sầm uất, chứ không vắng vẻ như trước, thì trong bụng đã hơi yên vững, liền tìm vào một chỗ ngồi nghỉ và bảo với Lâm Xung rằng:

     

    - Từ đây đến Thương Châu đường xá đã đông vui, mà cũng không còn xa mấy nữa, vậy tôi xin từ biệt bác, để rồi khi khác sẽ gặp nhau.

     

    Lâm Xung bồi hồi cảm tạ mà nói rằng:


  3. Hồi Thứ Tám

    Mở cánh cổng Sài Tiến đón tân khách;

    Thử ngón gậy Lâm Xung hạ Giáo Đầu.

     

     

    Khi đó Tiết Bá giơ gậy nhằm giữa đầu Lâm Xung để đánh, thì bỗng dưng thấy một người thét như sấm ở đằng sau, rồi thấy thanh thuyền trượng đánh vút một cái bắn phăng ngay gậy của Tiết Bá đi lăng lắc đâu mất, đoạn rồi có một vị hòa thượng ở đâu hiện thân đến mà quát rằng:

     

    - Tao ở rừng này, nghe hai chúng bay nói đã lâu.

     

    Nói đoạn múa thuyền trượng giơ giới đao, toan đánh hai công sai.

     

    Bấy giờ Lâm Xung mở bầng mắt ra trông thấy vị hòa thượng mình mặc áo trắng, một tay cầm giới đao, một tay cầm thuyền trượng, thì nhận ra ngay là Lỗ Trí Thâm, liền kêu lên rằng:

     

    - Sư huynh hãy khoan tay đừng đánh vội, để tôi nói câu này đã.

     

    Trí Thâm nghe nói, dừng tay đao trượng, rồi trừng hai con mắt nhìn Đổng Siêu, Tiết Bá bằng một cách nghiêm khắc đáng kinh. Hai anh ấy thấy vậy thì đứng nhũn người ra, không còn cựa quậy được nữa.

     

    Lâm Xung nói:

     

    - Việc này là tại Cao Thái Úy bảo Lục Ngu Hầu sai họ giết tôi, chứ không phải tội tự họ đâu? Nếu sư huynh giết họ thì oan cho họ lắm!

     

    Trí Thâm liền quay sang cắt thừng trói ra, mà dắt Lâm Xung dậy rồi kể chuyện rằng:

     

    - Từ khi tương biệt ở chỗ mua bảo đao rồi, sau nghe bác bị Cao Cầu ức hiếp, bắt đi đày ở Thương Châu, tôi liền đến phủ Khai Phong để tìm mà không gặp. Đến lúc biết tin bị giam ở phòng Sứ Thần, thì tôi đã toan đến đấy, song lại thấy có một tên tửu bảo, đi tìm hai đứa công sai này, để đến bàn thì thầm, to nhỏ với một người nữa tôi liền có bụng ngờ, chắc là nó toan hại bác, cho nên phải cố đi theo. Tối hôm qua vào hàng cơm, thấy hai thằng ăn mày này nó làm trời làm đất, dúng chân bác vào chậu nước sôi, tôi cũng biết cả, đã tính giết ngay lúc bấy giờ, nhưng lại sợ hàng quán đông người không tiện, cho nên phải thôi. Sáng hôm nay lúc đầu trống canh năm, bác sắp ra đi tôi đã đến đây trước, đoán chắc đến đây tất nhiên quân này nó hại bác, thì tôi sẽ giết đi, ai ngờ quả nhiên thế thực. Giá tôi không sớm ở đây, thì tính mạng bác còn đâu với nó được nữa! Bác cứ yên lặng để tôi giết phăng chúng nó là xong.

     

    - Thôi bây giờ sư huynh đã cứu được tôi rồi, còn giết người ta làm gì nữa.

     

    Trí Thâm quát bảo hai tên công sai rằng:

     

    - Nếu ta không nể anh em bạn, thì ta xé xác chúng bay ra làm mắm đấy.

     

    Nói xong bỏ giới đao vào bao và ra lệnh rằng:

     

    - Hai thằng ăn mày này phải dắt bạn ta đi theo ta mới được.

     

    Hai tên công sai nghe nói cúi đầu cúi cổ nhặt lấy khăn gói cho Lâm Xung rồi hai người lại cùng đỡ Lâm Xung, để đi theo Lỗ Trí Thâm.

     

    Khi ra khỏi rừng được ba bốn dặm đường, thấy có một hàng rượu con con ở đó, Trí Thâm liền dẫn bầy người vào nghỉ. Đoạn gọi tửu bảo lấy bánh và rượu thịt lên để cùng nhau ăn uống.

     

    Bấy giờ hai tên công sai mới khép nép mà hỏi rằng:


  4. Nói đoạn ba người cùng vất khăn gói hành lý xuống gốc cây, rồi mằm vật xuống để nghỉ. Vừa đi nằm chợp được một tí, thì bỗng thấy hai tên công sai kêu to lên một tiếng, mà nhảy choàng dậy, Lâm Xung thấy vậy, thì hỏi:

     

    - Các ông làm sao thế?

     

    Tiết Bá, Đổng Siêu bảo Lâm Xung rằng:

     

    - Chúng tôi đương chợp mắt toan nghỉ một tý, nhưng lại sợ không có khóa xích gì, lỡ bác trốn mất thì sao?

     

    - Tôi là thằng hảo hán ở đời, đã bị thế này, thì chịu vậy chứ có khi nào thèm chạy trốn mà chi!

     

    Tiết Bá nói:

     

    - Đành vậy, nhưng chúng tôi không yên tâm, muốn rằng trói bác vào đây thì mới tiện.

     

    - Tùy ý các ông, muốn trói thì trói, chứ tôi có nói gì đâu?

     

    Tiết Bá liền lấy thừng trói Lâm Xung vào gốc cây cẩn thận, rồi cùng với Đổng Siêu vớ lấy gậy, cầm ở tay giơ thẳng cánh lên nhắm ở giữa ót Lâm Xung để đánh. Hỡi ơi!

     

     

    Hóa nhi thực có nỡ lòng,

    Đang tay vùi dập anh hùng mà chơi!

    Lấy ai xoay đất chuyển trời,

    Trăm năm càng thấy chuyện đời càng đau!

    Cây xanh lá biếc một màu,

    Hỏi hồn nghĩa hiệp về đâu bây giờ?

     

    Lời bàn của Thánh Thán:

     

    Hồi này gồm hai đoạn văn tự, tả Lâm giáo sư với sự hưu thư, và tả Dã Trư Lâm với sự roi vọt, một đoạn thấy rõ nhi nữ tình thâm, và một đoạn thấy rõ anh hùng khí đỏan, hãy xem tác giả tả văn, những chỗ khác nhau.


  5. - Chỗ lữ thứ này cần gì, để tôi rửa đỡ cho.

     

    Lâm Xung tin thực, thò chân cho Tiết Bá rửa hộ, Tiết Bá cầm chân Lâm Xung dúng vào một cái trong chậu nước sôi. Lâm Xung giật mình kéo cẳng lên, thì đã bỏng hai bàn chân, liền rên rỉ mà kêu rằng:

     

    - Như thế thì sống sao được?

     

    Tiết Bá làm bộ nói rằng:

     

    - Xưa nay người có tội phải hầu công sai chứ, công sai phải hầu người có tội bao giờ? Bây giờ người ta đã có lòng tốt rửa chân cho tử tế, lại còn ỏe họe nước nóng nước lạnh, thực là làm phúc phải tội là thế.

     

    Nói đoạn lại lẩm nhẩm mắng nhiếc suốt đêm, Lâm Xung không dám mở miệng nói câu gì cả. Sáng hôm sau Tiết Bá dậy sớm giục nhà hàng làm cơm ăn, Lâm Xung thì đau đớn nằm vật ra đấy, mà không ăn được, khi hai người ăn cơm xong, thấy Lâm Xung không đi được, thì Đổng Siêu đưa cho một đôi giầy đay để đi, Lâm Xung bất đắc dĩ phải xỏ chân vào giầy, rồi tính tiền tả tiền hàng, mà theo hai người lên đường.

     

    Bấy giờ vào khoảng trống canh năm, Lâm Xung mới đi được chừng vài ba dặm đường, thì hai bên chân đi đôi giầy mới sát vào toạc hẳn cả ra, rồi máu chảy đầm đìa, đành chỉ kêu gọi ầm ĩ mà không sao đi được nữa.

     

    Tiết Bá quay lại mắng rằng:

     

    - Có đi thì đi mau, mà không thì gậy đánh vào đít bây giờ đấy.

     

    Lâm Xung kêu vang rằng:

     

    - Khốn nạn! Tôi dám lười đâu! Vì hai chân đau quá, không sao đi được nữa, xin các ông xét cho.

     

    Đổng Siêu nói:

     

    - Nếu vậy để tôi dắt cho mà đi.

     

    Nói xong đến dắt Lâm Xung đi, khi đi được độ 4, 5 dặm đường, thì xem chừng Lâm Xung lại mỏi mệt quá, không sao mà bước đi được nữa. Bấy giờ trông đằng trước đằng sau đã có mấy khu rừng lớn cây cối um tùm, khói mây mờ mịt, tục gọi tên là Dã Trư Lâm, là một nơi rất hiểm ác quạnh hiu, xưa nay những kẻ vô lương, thường đút tiền cho đám không sai để kết quả tính mệnh biết bao tay hảo hán ở đó.

     

    Khi ấy hai tên công sai cố dìu dắt cho Lâm Xung đi đến khu rừng ấy rồi Đổng Siêu thở dài mà nói rằng:

     

    - Đi suốt cả ngày không được mươi dặm đường, thì bao giờ cho đến Thương Châu?

     

    Tiết Bá nói:

     

    - Tôi cũng mệt lắm không sao đi được nữa, hãy ngồi đây nghỉ một lát vậy.


  6. Em chấp nhận lời nói dối

    Thơ Đoàn Thị Lam Luyến

     

    Anh như kẻ bán hàng đang đắt chợ

    Như người nghèo thắng bạc đêm qua

    Em ước muốn nhưng làm sao có thể

    Anh cao sang ngự đỉnh tháp ngà

     

    Em đành lòng ươm cây chờ bóng mát

    Chờ chiều hôm tan chợ khách ra về

    Chờ đồng bạc cuối cùng anh tiêu hết

    Chờ một ngày tạnh ráo mọi đam mê

     

    Em đã đợi, thời gian đâu có đợi

    Không gian như đóng lại cả ba chiều

    Lời hẹn ước dùng dằng đêm tiễn biệt

    Mái tóc thề lốm đốm những lời yêu

     

    Chẳng thể đồng hành hai nỗi cô đơn

    Chẳng có được bình yên với hai người chiến bại

    Anh kiêu hãnh, anh đâu cần thương hại

    Như lúc này, em chẳng thể cầu xin

     

    Có những lời nói thật chẳng ai tin

    Câu nói dối lên ngôi mà vĩ đại

    Anh là đấng trong em mãi mãi

    Kẻ muộn màng sám hối, chính là em!

     

    Trích từ tập thơ Gửi tình yêu - NXB Hội nhà văn - 2003


  7. - Hễ khi các ông làm xong, thì mang cái kim ấn ở mặt Lâm Xung về đây, để cho tôi biết làm tin. Gọi là có mấy lạng bạc đấy, các ông đừng chê ít mà cố sức cho, tôi xin đợi ở nhà đó.

     

    Đoạn ba người lại uống một lúc nữa, bấy giờ Lục Khiêm mới trả tiền hàng, mà cùng nhau từ giả chia đường.

     

    Khi đó Đổng Siêu, Tiết Bá đem tiền về giao để ở nhà, rồi khoác khăn gói hành lý, mỗi người vác một thanh gậy đến phòng Sứ Thần đem Lâm Xung giải đi.

     

    Đời nhà Tống có lệ, phàm những quân lính giải tù, đi đến đâu ngủ trọ đều không phải trả tiền. Hôm ấy hai người đi hơn 30 dặm đường thì trời sắp tối, liền tìm vào một hàng cơm để trọ, rồi sáng hôm sau lại ăn uống mà đi thực sớm.

     

    Bấy giờ đương độ tháng 6, tiết trời nóng bức lạ thường, mấy hôm trước Lâm Xung mới bị đòn, còn chưa việc gì, tới nay mới được vài hôm, bị khí trời nung nóng, làm cho các chỗ bị đánh đều sưng tất cả lên, đau đớn quá đỗi không làm soa đi được.

     

    Tiết Bá thấy Lâm Xung đi chậm thì mắng rằng:

     

    - Từ đây tới Thương Châu những 2000 dặm đường, mà đi như thế, thì bao giờ cho tới nơi được!

     

    Lâm Xung phàn nàn rằng:

     

    - Tôi chỉ vì bị mấy chục trượng, bây giờ trời nóng phát lên, cho nên không thể nào mà đi nhanh được, xin các ông thứ cho.

     

    Đổng Siêu thấy vậy thì bảo rằng:

     

    - Thôi thong thả vậy, không nói làm gì nữa.

     

    Tiết Bá thì vừa đi vừa chưởi rủa, lảm nhảm xuốt cả ngày không thôi, khi trời đã sắp tối, vào một cái hàng kia, Lâm Xung biết thân phải giở khăn gói lấy ra ít tiền, bảo nhà hàng dọn rượu, để mời hai anh kia cùng uống. Bấy giờ hai anh đổ rượu cho Lâm Xung uống thật say, nằm vật xuống một xó, rồi Tiết Bá đi đun một nồi nước sôi, đổ ra cái chậu rửa chân, đem đến gọi Lâm Xung dậy mà bảo rằng:

     

    - Giáo Đầu hãy dậy rửa chân đã rồi hãy ngủ.

     

    Lâm Xung nghe nói toan dậy, song bị cai gông làm vướng không sao mà co mình dậy được, Tiết Bá liền bảo rằng:

     

    - Để tôi rửa chân hộ cho vậy.

     

    Lâm Xung vội gạt mà rằng:

     

    - Có đâu dám thế!

     

    Tiết Bá nói:


  8. - Chúng tôi xin hỏi khí không phải, quý hiệu ngài là chi xin cho biết.

     

    - Xin ông hãy ngồi xơi rượu với tôi rồi sẽ biết.

     

    Nói đoạn sai tửu bảo rót rượu ba người cùng uống. Một lát người ấy móc túi ra lấy 10 lạng bạc, để ra bàn mà nói rằng:

     

    - Món tiền này xin hai bác nhận cho, tôi có câu chuyện muốn phiền hai ông đây.

     

    Đổng Siêu, Tiết Bá thấy vậy đều ngạc nhiên, không hiểu mà nói rằng:

     

    - Chúng tôi không có được biết ngài, đau mà dám nhận tiền của ngài?

     

    - Có phải hai ông sắp đi Thương Châu nay mai đó không?

     

    - Vâng, chúng tôi vâng lời quan sắp giải Lâm Xung đến đấy.

     

    - Bởi vậy tôi muốn phiền hai ông một chút, tôi là Lục Ngu Hầu người nhà quan Cao Thái Úy đây.

     

    - Chết nỗi! Nếu vậy sao chúng tôi dám ngồi uống rượu với ngài?

     

    - Không hề chi, các ông có hiểu việc Lâm Xung đối với quan Thái Úy thế nào không? Bây giờ ngài sai tôi đưa món tiền này để biếu các ông, các ông cứ nhận mà hết sức giúp cho; Cứ đến chỗ nào vắng vẻ, thì các ông giết phăng tên Lâm Xung ấy đi, rồi sau đi phủ Khai Phong, nếu có việc gì, thì quan Thái Úy sẽ đảm nhận cho, không ngại chi cả.

     

    Đổng Siêu nghe nói liền đáp rằng:

     

    - Việc ấy chỉ sợ không làm được! Vì trong công văn của phủ, chỉ nói là giải sang Thương Châu, chứ không nói gì đến sự giết hắn cả. Vả chăng ông ta còn đương khỏe mạnh, có thể nào hạ thủ ngay được, ngộ vạn nhất có xảy ra thế nào thì không tiện lắm.

     

    Tiết Bá nói:

     

    - Lão Đổng ơi! Lão vớ vẫn quá! Quan Thái Úy bảo thế nào mà ta không phải theo? Huống chi ngài đã ủy Ngu Hầu ra bảo mình, và lại cho tiền ở đây, thì anh còn từ nan thế nào được. Thôi anh em ta cứ chia lấy mà nhận lời thì hơn.

     

    Nói đoạn hai người chia nhau lấy mười lạng bạc, rồi bảo Lục Khiêm rằng:

     

    - Được, xin ngài cứ an tâm, chỉ trong mấy độ đường, là chúng tôi liệu ngay thôi.

     

    Lục Khiêm cả mừng nói rằng:


  9. - Có một vị quan nhân người ở hàng tôi, bảo mời ông đến chơi nói chuyện.

     

    Đổng Siêu hỏi:

     

    - Ai thế?

     

    - Bẩm không biết là ai, ông ấy bảo cứ mời ông đến chơi thì biết.

     

    Đổng Siêu nghe nói, liền theo tên tửu bảo, đi đến tửu điếm xem ai. Khi tới một gian gác ở tửu điếm ấy, thì thấy người kia ra vái chào Đổng Siêu mà nói rằng:

     

    - Xin mời ông vào ngồi chơi.

     

    Đổng Siêu thấy lạ mặt liền hỏi:

     

    - Tôi trông ngài hình như chưa được quen biết bao giờ? Chẳng hay ngài có việc chi mà cho gọi đến đây?

     

    Người kia cười mà đáp rằng:

     

    - Xin ông cứ ngồi chơi, rồi một lát sẽ biết.

     

    Nói xong kéo Đổng Siêu ngồi xuống một bên, sai tửu bảo gọi rượu và thức nhắm lên, rồi lại nói luôn rằng:

     

    - Không biết rằng ø nhà ông Tiết Bá ở đâu?

     

    Đổng Siêu đáp:

     

    - Ở ngay ngõ trước kia.

     

    Người kia nghe nói, liền sai tửu bảo chạy ba chân bốn cẳng đi mời Tiết Bá đến. Khi Tiết Bá đến nơi,Đổng Siêu liền quay ra bảo rằng:

     

    - Vị quan nhân này mời chúng ta đến đây, không biết rằng nói chuyện gì?

     

    Người kia nghe nói biết ngay rằng Tiết Bá, liền đứng lên mời ngồi.

     

    Tiết Bá hỏi:


  10. Trương Giáo Đầu nghe nói, không biết trả lời ra sao, liền bảo Lâm Xung rằng:

     

    - Nếu vậy tùy ý hiền tế, muốn viết sao cứ viết, nhưng tôi đây không gả chồng cho con gái tôi thì thôi.

     

    Nói đoạn sai tửu bảo lấy bút và mượn người đến viết hộ. Trong thư viết như sau:

     

    - Tôi là Lâm Xung làm chức Giáo Đầu ở Đông Kinh, nhưng vì mắc tội phải đi đày ở Thương Châu, sau này sống chết thế nào chưa biết! Vậy nhân lập hưu thư tình nguyện cho vợ là Trương Thị trở về xuất giá, từ nay không can thiệp điều chi? Việc này tự ý định làm, không ai bức bách, sợ sau không tiện, nên viết để làm tin...

     

    Ngày...tháng...năm...Lâm Xung ký tên và in tay ở dưới.

     

    Vừa khi Lâm Xung ký xong, toan đưa cho Trương Giáo Đầu, thì thấy người vợ vừa gào vừa khóc, ở đâu đi đến lại có cả con trẻ cắp gói quần áo đi theo sau nữa. Lâm Xung trông thấy, liền quay ra bảo vợ rằng:

     

    - Nàng ơi! Tôi có một câu chuyện, đã thưa với trượng nhân rồi, hiện nay tôi bị vận nạn thế này, chưa biết về sau còn sống chết hay không, vậy nàng còn đương xuân xanh tuổi trẻ, phải nên sớm liệu mà kiếm chỗ để nương thân, tôi đã viết bức hưu thư ở đây, nàng giữ lấy làm tin, không nên vì tôi để lỡ độ xuân xanh mới được.

     

    Trương Thị nghe nói lại khóc nức nở mà rằng:

     

    - Trời ơi! Tôi có điều chi thậm tệ, mà phu quân nỡ bỏ tôi như thế?

     

    Lâm Xung an ủi rằng:

     

    - Đó là lòng tốt của tôi, không muốn để cho bó buộc làm lỡ cả nhau, chuyện nên mới viết bức thư này, xin nàng cứ an tâm, đừng nghĩ nữa thêm phiền.

     

    Trương Giáo Đầu quay lại bảo với con gái rằng:

     

    - Thôi, con cứ lặng yên, để cho chồng con viết, sau đây ta không gả chồng cho con nữa thì thôi, mà vạn nhất chồng con nó không về đây nữa, thì sau này ta sẽ kiếm kế sinh nhai, cho con yên ấm một đời mà yên lòng thủ tiết, thế là cũng được chứ sao?

     

    Trương Thị nghe nói đã cay đắng trong lòng, lại trông thấy phong thư ở đó, thì khóc lên một tiếng mà ngã ngất ra đây. Than ơi!

     

     

    Vì đâu mưa gió bất bình

    Để ai chia rẽ gánh tình vì ai?

    Ngán thay là kiếp ở đời,

    Anh hùng khi cũng thua trời mới căm!

     

    Trương Giáo Đầu cùng Lâm Xung thấy vậy, thì đổ xô vào kêu gọi, hồi lâu mới tỉnh, đoạn rồi những đàn bà hàng xóm, cùng túm vào khuyên giải, mà dìu dắt Trương Thị ra về.

     

    Bấy giờ Trương Giáo Đầu lại bảo Lâm Xung rằng:

     

    - Hiền tế đi chuyến này, phải bảo trọng lấy thân, nếu có cơ hội gì, thì phải về đây mới được, còn vợ con ở nhà, thì tôi sẽ đem về cùng ở với tôi, để chớ khi tái hợp, hiền tế chớ nên phiền nghĩ làm chi. Nếu có ai đi về thì hiền tế năng gửi thư luôn cho tôi được biết.

     

    Nói đoạn thì Lâm Xung lạy từ nhạc phụ Trương Giáo Đầu cùng lân bang, rồi khoác khăn gói, theo hai tên công sai ra đi. Hai tên công sai dẫn Lâm Xung về tới phòng Sứ Thần ký giam ở đó, rồi cùng nhau về nhà để sửa soạn hành lý. Khi đó hai tên công sai là Đổng Siêu và Tiết Bá đều người nào trở về nhà ấy, để sắp sửa đồ hành trang, có một tên tửu bảo ở tửu điếm gần đó, chạy đến nhà Đổng Siêu mà nói rằng:


  11. Dâng tặng

    Thơ Diệp Minh Tuyền

     

    Anh chẳng có ngai vàng để tặng em

    Chẳng có đất đai, đền đài, dinh thự

    Chẳng tiền tài và danh vọng hão

    Chỉ có tấm thân gầy và tim đập cuồng si

     

    Anh đã gieo trồng cật lực năm mươi năm

    Và hôm nay đến ngày ra quả

    Dẫu quả chua nhiều hơn quả ngọt

    Quả vẫn là quả của lòng anh

     

    Dẫu có lần tặng em những quả xanh

    Lòng tiếc nuối quả sao lâu chín

    Mong một rạng đông hồng thức dậy

    Ngọt ngào mùi hương trái ngọt trĩu cành

     

    Giờ lang thang đi giữa đời thường

    Làm " thằng ngốc" nghêu ngao anh hát

    Chỉ có cây đàn đứt dây và bài thơ tình nhàu nát

    Nếu chẳng bị chối từ anh sẽ dâng tặng đời em.

     

    7/12/1992


  12. - Bẩm ngài, nếu vậy thì phủ Khai Phong đây, đã thuộc về nha tư của quan Thái Úy họ Cao, chứ không phải thuộc về triều đình nữa hay sao?

     

    - Nói lạ!

     

    - Xưa nay ai không biết rằng Cao Thái Úy đã ỷ quyền ỷ thế, làm lắm điều xằng, thế mà phủ Khai Phong lại hùa vào làm đảng nữa, thôi thì bảo giết là giết, bảo mổ là mổ, như vậy há không phải phủ nha riêng của Thái Úy sao?

     

    - Đành vậy, nhưng việc này biết làm thế nào cho được?

     

    - Cứ ý chúng tôi xem ra thì Lâm Xung vô tội, nhưng chỉ có một điều là bây giờ không bắt đâu được hai tên lính dẫn hắn vào Bạch Hổ Đường thì cũng hơi khó lòng một chút, vậy chỉ nên khép tội cho hắn là cầm đao đi lầm vào Bạch Hổ Đường, thì phạt 20 trượng, và bắt đi xung quân ở một nơi xa, thế là đủ rồi.

     

    Phủ Doãn nghe nói có lẽ, liền đem việc ấy vào bẩm cho Cao Thái Úy biết. Cao Thái Úy nghe lời Tri Phủ nói, cũng biết là việc mình làm xằng hụt lý, và cũng hơi e lòng Tri Phủ, nên ưng lời mà phê phó ngay.

     

    Hôm đó Tri Phủ trở về Phủ, cho đòi Lâm Xung lên tháo các đồ gông ra, đánh phạt 20 trượng, rồi gọi thợ thích chữ vào mặt, rồi lại gông vào cẩn thận, mà viết công văn trao cho hai tên công sai giải tù, sang đài ở Thương Châu. Hai tên công sai là Đổng Siêu và Tiết Bá, vâng lĩnh giấy má rồi đem Lâm Xung ra khỏi phủ Khai Phong. Bấy giờ hàng xóm láng giềng, cùng bố vợ Lâm Xung là Trương Giáo Đầu, cùng đến cửa phủ, để đón tiếp, rồi đưa cả nhau vào một cái hiệu ở bên cầu để nói chuyện.

     

    Lâm Xung phàn nàn với Trương Giáo Đầu, rồi lại nói rằng:

     

    - May nhờ Tôn Phật Nhi có lòng che chở giúp đỡ, cho nên đòn cũng đỡ đau, chứ không thì có lẽ không đi được nữa.

     

    Trương Giáo Đầu nghe nói nửa cảm nửa thương, liền gọi tửu bảo lấy rượu ra đãi hai người giải tù cùng uống cho vui. Rượu được vài tuần, thì Trương Giáo đầu lấy ra mấy lạng bạc đưa cho tên công sai, rồi dặn dò để trông nom giúp đỡ.

     

    Bấy giờ Lâm Xung đứng dậy chấp tay nói với trượng nhân rằng:

     

    - Con chẳng may gặp ngày xung tháng hạn, bỗng dưng nên nổi nước này, vậy con có mấy lời tâm sự xin trượng nhân thương đến, từ khi vợ chồng con sum họp với nhau, đến nay đã được ba năm, tuy rằng trời chưa cho con một chút con nào, song sự ăn ở với nhau, thực chưa hề có điều gì là trái ý, tới nay con phải đi đày ải xa khơi, sau này mất còn chả biết, nếu mà để vợ con ở góa một mình, thì thực trong lòng không ổn! Vả chăng vợ chồng con cũng còn đương trạc thanh xuân, e khi ở lại trong nhà, lỡ bị Cao Nha Nội lại đem lòng ức hiếp, thì bấy giờ sẽ xử ra sao? Việc ấy quyết nhiên không nên vì con mà để mất con đường thân thế, vậy tiện đây đông đủ xóm giềng, con xin viết tờ giấy hưu thư, để cho vợ con tùy tiện lấy chồng, như thế thì con mới yên lòng đi được.

     

    Trương Giáo Đầu gạt đi rằng:

     

    - Chết nỗi! Sao hiền tế lại nói như vậy. Bây giờ chẳng may gặp phải cơn đang vận túng, đành hãy đến Thương Châu mà lánh nạn ít lâu, rồi sau này tất nhiên trời kia thương lại, cũng còn vợ chồng sum họp với nhau, chứ có điều chi mà ngại! Nhà lão đây nghèo cũng còn kiếm được để nuôi hai thầy trò nó, trong năm ba năm mà đợi khi sắc cầm tái hợp về sau. Còn như Cao Nha Nội có ý lôi thôi, thì ta sẽ cấm con gái ta ở nhà, còn gặp ở đâu mà sinh sự được nữa. Việc ấy hiền tế cứ an tâm, đi sang Thương Châu ở đó, rồi thỉnh thoảng viết giấy về cho ta, quần áo ta đây sẽ chu cấp gửi sang, chớ nghĩ quanh quẩn, làm cho thêm khổ?

     

    - Đành vậy, con xin cảm tạ trượng nhân song không thể nào yên tâm để cho vợ con lỡ làng như thế được! Nếu trượng nhân có lòng thương tôi, mà nhận lấy lời cho, thì tôi chết đi mới được yên hồn nơi chín suối, xin với trựơng nhân biết cho.

     

    Trương Giáo Đầu nghe vậy lại càng cảm động, nhất định không ưng lời, đoạn rồi xóm làng túm vào mà khuyên can, không nên như thế.

     

    Lâm Xung quả quyết đáp rằng:

     

    - Nếu trượng nhân không nghe lời tôi, thì sau này có được về đây, tôi quyết không đoàn tụ với nhau được nữa!


  13. 20086302543_IMG_1396.jpg

    "Niềm hy vọng" qua sự thể hiện của Thu Phượng. Có thể nói thí sinh mang số báo danh 07 đã không thể hiện được thành công ca khúc này. Bên cạnh đó, phần trang phục của cô được đánh giá là kém hấp dẫn nhất so với những bạn thí sinh nữ khác. Cùng với kiểu tóc không biết từ thập niên nào... Thu Phượng trong đêm diễn đầu tiên không để lại được nhiều ấn tượng.

     

    20086302551_IMG_1431.jpg

    Nguyễn Duy Khoa trong ca khúc do mình sáng tác - "Khi ta thuộc về nhau". Tuy cũng không thực sự nổi bật, nhưng thí sinh này tạo được dấu ấn bởi sự thể hiện nhẹ nhàng và một ngoại hình ưa nhìn.

     

    200863011932_IMG_14551.jpg

    Hà Linh và "Sương giăng câu hát" của Lê Minh Sơn. Cách biểu diễn quằn quại của Hà Linh luôn luôn là một ... vấn đề.

     

    200863012537_IMG_1464.jpg

    Ngọc Minh và một ca khúc khác của Đức Trí - "Yêu thương mong manh". Với ca khúc đã quá quen thuộc và một cách thể hiện cũng không đặc biệt, dấu ấn của Ngọc Minh trong đêm diễn đầu tiên là khá nhạt.

     

    2008630272_IMG_1508.jpg

    Dương Hoàng Yến đã không thành công khi thể hiện lại ca khúc "Làm sao nói yêu anh" - một ca khúc của Võ Thiện Thanh mà Hà Anh Tuấn đã thể hiện rất ấn tượng trong album "Cà phê sáng".

     

    2008630278_IMG_1535.jpg

    Hải Yến đã làm bùng nổ sân khấu với ca khúc "Hát" của Trọng Vũ. Cô là một trong những thí sinh nhận được nhiều thiện cảm của không chỉ khán giả mà cả các thành viên của Hội đồng.

     

    200863012428_a1.jpg

    Các thí sinh chào khán giả

     

    Nguồn: VTV


  14. Một đêm diễn thực sự sôi động với nhiều ca khúc trẻ trung, tuy nhiên, không thực sự là một đêm đáp ứng được sự trông đợi của khán giả. Hãy cũng một lần nữa xem lại những hình ảnh của đêm diễn đầu tiên của Sao Mai Điểm hẹn 2008 - đêm diễn tự chọn.

     

    200863011958_HNGHIEP.jpg

     

    Trần Hoàng Nghiệp (ảnh trên) với ca khúc "Để tình yêu lên ngôi" của Đặng Đình Phúc. Nghiệp có phong cách biểu diễn trẻ trung, làm chủ sân khấu, tuy nhiên, ca khúc thí sinh này chọn lại được coi là hơi quá thị trường.

     

    2008630251_IMG_1249.jpg

    Là người mở màn, tuy nhiên, ca khúc "Vượt qua" của Mạnh Quân đã không phô diễn được hết chất giọng cũng như khả năng. Ấn tượng của một Mạnh Quân ở vòng loại sâu sắc bao nhiêu thì trong đêm diễn đầu tiên có phần mờ nhạt đi rất nhiều.

     

    2008630257_IMG_1282.jpg

    Với ca khúc "Cho tình yêu bay lên bồng bềnh" của Nguyễn Cường, phần thể hiện của Thu Hường nhận được sự đánh giá cao. Hường là người vừa có phần thể hiện tốt và phần trang phục cũng tạo được ấn tượng đẹp.

     

    20086302512_IMG_1325.jpg

    Nhật Thu Trong "Giấc mơ mang tên mình" của Văn Phong. Trong đêm diễn này, Nhật Thu đã không thể hiện được nhiều điều như những gì cô đã làm được ở vòng loại khu vực phía Bắc.

     

    20086302520_IMG_1347.jpg

    Khắc Hiếu và "Phố chiều" của Thành Vương - một phần thể hiện nhận được nhiều khen ngợi của các thành viên Hội đồng. Tuy nhiên, về phần phục trang, trang phục của Khắc Hiếu được đánh giá một trong những bộ trang phục không đẹp nhất của đêm diễn.

     

    20086302536_IMG_1381.jpg

    Đinh Phương Thuỷ và "Nắng hãy còn xuân" của Đức Trí. Tuy phần biểu diễn của cô chưa thực sự tròn vành như mong muốn nhưng cũng là một phần biểu diễn nhận được nhiều thiện cảm. Bộ trang phục Phương Thuỷ mặc đã nhận được sự khen ngợi của nhạc sĩ Ngọc Châu.


  15. Trong đêm thi đầu tiên, việc các ca sĩ bị “lạc” khỏi màn biểu diễn của mình là điều không tránh khỏi, mặc dù khó ai có thể phủ nhận khả năng của họ. Hy vọng rằng trong những đêm thi tiếp theo, các thí sinh sẽ chứng tỏ được bản lĩnh của các Sao mai.

     

    _MG_1254.jpg

    5.jpg

    Khắc Hiếu

    4.jpg

    Nhật Thu

    11.jpg

    Hoàng Yến

    10.jpg

    Ngọc Minh

    8a.jpg

    Duy Khoa

    7.jpg

    Thu Phượng

    6.jpg

    Đinh Phương Thủy

    3.jpg

    Hoàng Nghiệp

    Nguồn: Kênh 14


  16. Tối qua (29/6), Sao Mai Điểm Hẹn 2008 đã chính thức khởi động số đầu tiên với phần thi tự chọn. Tuy nhiên, nhìn chung các phần thi đều không có bất ngờ, không tạo được sức hút đối với khán giả.

     

    Mở đầu cho đêm khai mạc là bài hát “Hãy hát cho âm nhạc” được các Sao mai cũ và mới trình bày như: Kasim Hoàng Vũ, Ngọc Khuê, Hoàng Hải, Phương Anh, Hà Anh Tuấn, Anh Khoa, Kasim Hoàng Vũ, Ngọc Anh, Phương Linh…

     

    _MG_1093.jpg

    Phạm Anh Khoa

    _MG_1076.jpg

    Mai Trang

    _MG_1072.jpg

    Ngọc Anh

    _MG_1088.jpg

    Phương Linh - Hà Anh Tuấn

    _MG_1047.jpg

    Kasim Hoàng Vũ và Phương Anh

    _MG_1064.jpg

    Hoàng Hải

    2 MC quen thuộc đảm nhận phần dẫn chương trình là Anh Tuấn và Mỹ Lan. Thành phần Hội đồng giám khảo mới tòan bộ gồm có nhạc sĩ Ngọc Châu, NSƯT Thanh Lam và nhạc sĩ Giáng Son.

     

    _MG_1112.jpg

    MC Mỹ Lan và Anh Tuấn

    _MG_1034.jpg

    Hội đồng giám khảo, nhạc sĩ Ngọc Châu và NSƯT Thanh Lam

    Nhìn chung, trong đêm thi đầu tiên của Sao Mai Điểm Hẹn, các thí sinh chưa thể hiện được nhiều. Một vài người bị “khớp” nhưng cả 12 thí sinh đều chứng tỏ được ít nhiều bản lĩnh sân khấu của mình.

     

    Chưa nổi bật

     

    Trong số 12 thí sinh, có đến ¾ màn trình diễn không tạo được ấn tượng đối với khán giả. Mạnh Quân – một trong những thí sinh được đánh giá cao trong cuộc thi này mở màn không tốt. Bằng sáng tác mới“Vượt qua”, Quân chưa thể hiện được hết khả năng vốn có của mình.

     

    1_.jpg

    Mạnh Quân

    Ngọc Minh – một trong những giọng ca hứa hẹn của VN Idol cũng không thành công như kỳ vọng của nhiều người. Chọn “Yêu thương mong manh” để trình diễn trong đêm thi đầu tiên nhưng Ngọc Minh chưa tạo được điểm nhấn cho bài hát, không gây được sức hút đối với người nghe.

     

    “Nắng có còn xuân” của Đinh Phương Thủy cũng không phô bày được hết những ưu điểm của Sao Mai này, còn phần trình diễn của Duy Khoa, Hoàng Yến đều bị mờ nhạt. Phần thi của Hoàng Nghiệp bị lạc khỏi cuộc thi, trong khi Nhật Thu không hoàn thành hết màn trình diễn “Giấc mơ mang tên mình”.

     

    Điểm nhấn của chương trình

    2.jpg

    Thu Hường

    9a.jpg

    Hà Linh

    12.jpg

    Hải Yến

    Trong đêm thi đầu tiên, Thu Hường, Hà Linh và Hải Yến vượt lên hẳn so với các thí sinh khác. Với “Cho tình yêu bay lên bềnh bồng” (Nguyễn Cường), Thu Hường đã hoàn thành phần thi của mình một cách ấn tượng. Hà Linh thể hiện bản lĩnh của một ngôi sao với “Sương giăng câu hát” của Lê Minh Sơn, còn Hải Yến cá tính trong “Hát” (Trọng Vũ).

     

    Mặc dù, phần thi của 3 thí sinh này chưa thật sự hoàn hảo nhưng ít nhiều cũng chiếm được thiện cảm đối với khán giả.


  17. Hồi Thứ Bảy

    Đất Thương Châu Lâm Giáo Đầu chịu nhục;

    Rừng Dã Trư Hoa Hòa Thượng xung gan.

     

     

    Bấy giờ lũ kia đổ xô vào trói Lâm Xung, rồi Cao Thái Úy thét quân lính dàn hàng, để đem Lâm Xung ra chém.

     

    Lâm Xung kinh sợ kêu là oan uổng, thì Cao Thái Úy lại quát lên rằng:

     

    - Oan gì? Ngươi tự tiện đi vào Bạch Hổ Đường có việc chi? Bây giờ trong tay vẫn cầm đao đấy, không phải là ngươi định hại ta hay sao?

     

    - Bẩm Thái Úy không cho đòi, thì khi nào tôi dám vào? Hiện có hai tên dẫn tôi vào đây lúc nãy.

     

    - Trong phủ ta có lính nào ta chả biết, ta sai đi hay không, ta lại không biết à? Tả hữu đâu? Hãy đem nó ra phủ Khai Phong, bảo quan Phủ tra xét việc này thế nào rồi sẽ xử quyết cho nó.

     

    Nói xong sai một người thân mật lấy thanh đao của Lâm Xung phong vào cẩn thận, rồi giải ra phủ Khai Phong. Tên người nhà giải Lâm Xung và thanh đao ra phủ Khai Phong, lại đem lời Thái Úy bẩm cho quan Phủ biết.

     

    Quan Phủ nghe nói liền hỏi Lâm Xung rằng:

     

    - Lâm Xung làm chức Giáo Đầu, sao không biết pháp luật, mà cầm đao đi vào Bạch Hổ Đường như thế? Tội có đáng chết hay không?

     

    Lâm Xung chấp tay kêu rằng:

     

    - Xin ân tướng xét cho, việc này thực là oan ức, chúng tôi dốt nát thô lỗ, song cũng biết đôi chút pháp luật có đâu dám thiện tiện vào Bạch Hổ Đường như thế? Việc này chẳng qua vì một lẽ riêng, chúng tôi có thể đoán ra rằng, xin ân tướng xét kỹ cho.

     

    - Vì lẽ chi ngươi cứ nói?

     

    Lâm Xung bèn thuật đầu đuôi từ khi Cao Nha Nội gặp vợ mình ở Nhạc Miếu, cho đến khi lập kế ở nhà Ngu Hầu, lại đến lúc mua thanh đao, và hai tên lính gọi vào trong phủ Thái Úy, rồi vì sao mà đến thế này, nhất nhất phải kể cho Phủ Doãn nghe.

     

    Phủ Doãn nghe xong, nhất diện viết công văn về trình Thái Úy, rồi nhất diện hãy cho gông cổ Lâm Xung, mà giam vào ngục.

     

     

    Vì đâu nên nỗi nước này!

    Anh hùng trái vận đắng cay chăng trời?

     

    Bên kia bố vợ Lâm Xung là Trương Giáo Đầu, biết tin con rể mắc nạn liền kiếm tiền của đến nói với người tra án, để châm chước giúp cho. Người này họ Tôn tên Định, vốn tính hiếu thiện, xưa nay hay che chở giúp đỡ cho người, nhân thế người ta thường gọi là Tôn Phật Nhi.

     

    Tôn Định biết đầu đuôi là Lâm Xung oan khuất, liền kêu với quan Phủ rằng:

     

    - Việc này xét ra Lâm Xung thực là oan khuất, xin quan lớn che chở cho hắn thì hơn.

     

    Quan Phủ lắc đầu mà phán rằng:

     

    - Tội này là hắn làm ra, quan Thái Úy đã phê chấp vào tội "vô cố cầm đao tới Bạch Hổ Đường định sát hại quan trên"như thế, còn che chở sao được?


  18. - Có ai sai bảo gì, mà vào Bạch Hồ Đường như thế? Ngươi có biết pháp luật gì không mà cầm đao vào đây? Hay là định mưu hại ta chăng? Có người nói với ta rằng: Mấy hôm nay ngươi vẫn vác đao, đến chực chõm ở trước phủ. Chắc là có bụng phản trắc chi đây?

     

    Lâm Xung cúi mình bẩm rằng:

     

    - Bẩm ân tướng, vừa rồi có hai tên lính, truyền gọi Lâm Xung đem đao vào để ân tướng đọ xem, cho nên hạ nhân mới dám tới đây.

     

    - Lính nào? Đâu?

     

    - Bẩm hai tên đi vào nhà trong rồi?

     

    - Nói lạ! Lính nào dám vào phủ đường ta? Tả hữu đâu trói tên này lại cho ta.

     

    Nói chưa dứt lời, thì thấy mấy mươi tên lính ở đâu đổ ra bắt Lâm Xung mà trói lại.

     

    Cho hay:

     

    Mấy người trí dũng xưa nay,

    Trời làm chi đến nỗi này thì thôi;

    Lạ cho là giống ở đời;

    Đỉnh chung sao để những nòi bất nhân?

    Bắc thang lên hỏi hồng quân.

    Xưa nay tay Tạo cầm cân thế nào?

    Xây chi những cuộc ba đào?

    Nước non luống để anh hào biết gan?

     

    Lời bàn của Thánh Thán:

     

     

    Hồi này dụng bút viết ra rất khó, vì sau trước khác nhau, nếu trước sau tả xuôi một việc, thì có dư bút mà lây sang một việc kia, cũng nhân việc này mà nảy ra việc khác. Nay hồi này tả Lâm Xung mới nhận được Lỗ Đạt, thân nhiệt khác ra, liên tiếp một việc Nha Nội, đấu khí khác ra, nay chỉ tả Lỗ Đạt, thì tạm gác một bên câu chuyện Nha Nội, mà tả Nha Nội, thì tạm gác một bên câu chuyện Lỗ Đạt, thực là thấy trong sự diễn tả, cũng đôi đường tiến thoái lưỡng nan. Huống chi trong sự tả Nha Nội, lại cốt chia hai lần, một lần chép ở nhà họ Lâm (mua đao), một lần ở phủ họ Cao, tả Cao Phủ thì nhằm vào họ Lâm, mà tả họ Lâm nhằm vào Cao Phủ, trong lúc tả lắm chuyện như thế, lại thêm một anh chàng vườn rau, luôn luôn lui tới, nếu anh chàng vườn rau như mọi người thì khác hẳn, đàng này lại là một tay hảo hán, lúc nào cũng sẵn sàng can thiệp những chuyện bất bằng, ngay gữa đường đi, đã từng đánh ba quyền chết Trấn Quan Tây ở nơi Châu Vị, nếu tả Lỗ Đạt biết đến chuyện ở nhà Ngu Hầu, thì tác giả tả làm sao cho hết câu chuyện mưu toan thâm ác của đám quân phiệt, như Cao Cầu vốn bất chính lại nuông con làm trắng trợn hơn? Đọc tới đây không phục tài tác giả, thì chưa xem nổi văn chương diễn tả của người xưa, khéo léo dùng bút.

     

    Hồi này nhiều bút pháp lạ lùng, như vợ Lâm Xung chịu nhục, ắt phải làm cho Lâm Xung tức khí, rồi người khác khuyên thôi, xẩy đâu Lỗ Đạt hùng hùng hổ hổ, lại đến Lâm Xung khuyên thôi, đó là một chuyện; Đến chuyện bán đao ở phường Duyệt Võ, anh chàng cứ khích khí cho người ta, mua đao, Lâm Xung, Lỗ Đạt chỉ nói chuyện phiến, cang làm cho kẻ bán đao thở ra những giọng tiếc cho đao, mà Lâm, Lỗ vẫn đưa ra câu chuyện phiến coi thường, càng thấy kẻ kia coi thường, lại càng than tiếc, khác nào hai ngọn núi đối nhau, thế rồi đi đến gặp nhau, đó là hai chuyện; Khi trả tiền đao, xong việc thì thôi, lại tả Lâm Xung quý mến bảo đao, thế rồi hỏi đến căn đoạn của kẻ có đao, chàng bán đao sẽ nói là ai? ? ? Nên Lâm Xung hỏi đến, khéo tả thoái thác, rằng nói đến tổ phụ với bảo đao này thêm nhục, câu đó làm cho độc giả đoán ra văn tứ lâm ly đến thấy đó là ba chuyện vậy; Bạch Hổ Tiết Đường, không nên tới vậy, nay Lâm Xung vào lầm, đó là xuất kỳ bất ý, bị dỗ dẫn vào, rồi dừng gót, lần tới bình phong hậu đường, lại dừng gót nữa, thế rồi lần lượt đưa đến Tiết Đường (Bạch Hổ) đó là bốn chuyện vậy, kỳ văn đến thế, thì dù Tư Mã Thiên viết sử phục sinh, cũng không hơn thế được.


  19. Lâm Xung nghe nói, thì lẩm nhẩm trong bụng rằng:

     

    - Thằng ranh nào lại bợm thế! Nó đã mỏng môi tâu nộp được ngay rồi.

     

    Nghĩ đoạn mặc áo đội khăn vác thanh đao đi theo hai tên lính.

     

    Khi đi đường Lâm Xung hỏi hai tên lính rằng:

     

    - Các ngươi có ở trong phủ, mà sao ta chưa biết mặt bao giờ?

     

    Hai tên lính nói:

     

    - Chúng tôi hầu ở nhà trong, cho nên ông ít khi gặp.

     

    Vừa nói dứt câu chuyện, thì đã đi tới nhà công đường phủ Thái Úy, Lâm Xung liền đứng dừng lại đấy.

     

    Hai tên lính nói:

     

    - Quan Thái Úy ngồi đợi ở nhà trong, mời ông đi vào.

     

    Lâm Xung đi thẳng vào nhà trong, không thấy quan Thái Úy, lại đứng dừng lại. Hai tên lính lại giục:

     

    - Ở nhà trong nữa, mời ông cứ đi vào đi.

     

    Lâm Xung lại theo hai tên lính được quanh co mấy lần cửa, đến một chỗ xung quanh toàn thị lan can tím. Hai tên lính đưa Lâm Xung đến ở thềm mà rằng:

     

    - Ông đứng đợi ở đây, để tôi vào bẩm Thái Úy ra đây.

     

    Hai tên lính nói xong liền quay trở vào, Lâm Xung đứng đợi mấy phút đồng hồ, không thấy ai đến, trong bụng hơi nghi, liền ngó cổ vào trong rèm nom thấy cái biển viết ba chữ: "Bạch Hổ Đường"xanh xanh, thì giật nẩy mình nghĩ ra rằng:

     

    - Đây là chổ thương nghị quân cơ đại sự, mà sao nó tự nhiên vô cố, nó lại dắt ta vào đây? Chết nỗi! Có phép đâu được thế!

     

    Chàng nghĩ như vậy, vừa toan quay bước trở ra, thì đã thấy tiếng giày lẹt xẹt ở ngoài đi vào, liền ngẩng cổ lên nom, thì chính là Cao Thái Úy đến đó. Lâm Xung thấy Cao Thái Úy vào, thì mải mốt cắp thanh đao, rồi chắp tay vái chào Thái Úy.

     

    Thái Úy làm bộ ngạc nhiên quát lên mà hỏi dồn luôn rằng:


  20. Người kia thở dài đáp rằng:

     

    - Thôi cần tiền đành bán rẻ vậy, nhưng phải trả đủ tiền mới được.

     

    - Đi, anh theo tôi về nhà lấy tiền.

     

    Lâm Xung nói xong, quay lại bảo Lỗ Trí Thâm rằng:

     

    - Quan bác hãy đến Xái Phòng đợi tôi, rồi chốc tôi xin đến.

     

    Trí Thâm nói:

     

    - Thôi để tôi về, sáng mai ta lại gặp.

     

    Đoạn hai người chào nhau, Lâm Xung đưa người bán đao về nhà lấy tiền.

     

    Khi trả tiền xong, Lâm Xung lại hỏi người bán đao rằng:

     

    - Thanh đao này anh làm gì mà có?

     

    - Nguyên của ông cha tôi để lại cho, nhưng đến nay túng kiết, mới phải bán đi.

     

    - Ô�ng cha anh người trước thế nào?

     

    - Thưa ngài, tôi nói ra bây giờ lại thêm tủi thân lắm thôi.

     

    Lâm Xung nghe nói vậy, thì để mặc hắn đi, mà không hỏi nữa. Bấy giờ lại cầm thanh đao ngắm nghía luôn tay, mà khen ngợi một mình rằng:

     

    - Cái đao này tốt thực, trong phủ Thái Úy cũng có một thanh đao báu, xưa nay vẫn làm bộ không cho ai xem đến, để rồi ta thử đem đọ xem sao?

     

    Chàng khen lấy khen để, rồi xem đi xem lại mãi đến đêm mới treo lên vách mà đi nghỉ. Sáng hôm sau lại đến trông ngắm thanh đao mà khen mãi không thôi.

     

    Trưa hôm ấy chợt thấy hai tên lính, chạy đến bảo với Lâm Xung rằng:

     

    - Quan Thái Úy nghe nói Giáo Đầu mới mua được thanh đao tốt, ngài truyền chúng tôi ra bảo ông đem vào để đọ xem. Thái Úy hiện đang đợi ở trong phủ đó.


  21. - Đã như thế, thì ngày mai các ngươi phải làm ngay đi mới được.

     

    Lũ kia vâng dạ, mà xin ra để thi hành.

     

    Lâm Xung từ khi có Lỗ Trí Thâm, cứ ngày ngày chè rượu làm vui, thì trong lòng khuây khỏa phó mặc chuyện ngoài không nghĩ, chợt một hôm hai người đương đi ở trên phố Duyệt Võ, thì thấy một người to lớn, đầu đội khăn mỏ rìu, mình mặc áo chiến bào cũ, tay cầm cây đao có bao lưỡi cẩn thận, đương đứng ở trên phố mà nói lảm nhảm một mình rằng:

     

    - Uổng phí cả thanh bảo đao của mình, không có một ai biết cả!

     

    Lâm Xung nghe thấy vậy, cứ điềm nhiên, chỉ cúi đầu cúi cổ, cùng với Trí Thâm vừa chuyện vừa đi, mà không nhìn thèm đến. Người kia cứ đi theo đằng sau, mà nói luôn miệng nói rằng:

     

    - Thanh bảo đao tốt như thế này, mà không biết đến, đáng tiếc chưa?

     

    Lâm Xung lại mặc kệ đi ngoắt vào trong ngõ; người kia cũng lại theo sau, mà cứ nói một mình rằng:

     

    - Quái lạ! Cả một chỗ kinh đô rộng lớn như thế này, mà không có ai biết đến đồ dùng binh hay sao?

     

    Lâm Xung nghe nói đến câu ấy, thì phải quay đầu nom lại xem. Anh kia biết ý liền tuốt thanh đao sáng nhoáng ra cầm ở tay.

     

    Lâm Xung trông thấy choáng mắt, liền bảo người ấy rằng:

     

    - Đem lại đây tôi xem.

     

    Người kia cầm đao đưa đến, Lâm Xung cầm lấy, cùng với Trí Thâm xem ngắm hồi lâu, bất giác buột miệng khen rằng:

     

    - Thanh đao tốt thực anh định bán bao nhiêu?

     

    Người kia nói:

     

    - Đao này đáng giá 3000 quan, nhưng thực ra 2000 quan tôi mới bán.

     

    - Phải, đáng giá 2000 quan, nhưng mấy ai đã biết được? Nếu anh có chịu bán 1000 quan thì tôi mua cho?

     

    - Tôi bây giờ đương cần tiền tiêu, vậy nếu ông định mua, thì xin ông bớt đi 500 quan, còn ông phải trả 1500 quan mới được.

     

    - Chỉ có 1000 quan, có bán thì tôi cố mua vậy.


  22. - Bây giờ ta muốn cho Nha Nội được khỏi bệnh, thì tất nhiên phải làm sao tán hót với Thái Úy kết quả anh Lâm Xung đi, rồi đem vợ hắn về cho Nha Nội, thế là diệu hơn. Bằng không thì tính mạng Nha Nội tất là không toàn được nữa.

     

    Lão Đô Quản nghe nói liền đáp lại rằng:

     

    - Việc gì, chứ việc ấy thì dễ lắm, để chiều hôm nay lão sẽ bẩm với Thái Úy là được.

     

    - Chúng tôi đã định kế sẵn rồi, nếu bác kêu với Thái Úy được, thì tôi sẽ nói. Lão Đô Quản nhận lời mà lui ra.

     

    Chiều hôm ấy lão Đô Quản lên so vai rụt cổ tâu với Thái Úy rằng:

     

    - Bẩm ngài, bệnh của Nha Nội, có vì cớ gì đâu, chỉ vì người vợ Lâm Xung đó thôi.

     

    Cao Cầu đã biết nết đứa con nuôi liền hỏi:

     

    - Nó gặp vợ Lâm Xung từ bao giờ?

     

    - Bẩm Nha Nội được gặp ở Nhạc Miếu hôm 28 tháng trước, đến nay đã được hơn một tháng rồi.

     

    Nói đoạn liền đem chuyện Nha Nội lập kế đến nhà Ngu Khiêm, rồi bị một trận kinh hoàng, kể hết cho Thái Úy nghe.

     

    Thái Úy nghe xong nhăn nhó mặt, ra vẻ nghĩ ngợi mà bảo rằng:

     

    - Như thế thì làm thế nào được, nếu tiếc một thằng Lâm Xung, thì tính mệnh con ta tất là nguy mất? Nghĩ sao cho tiện đây?

     

    - Bẩm, Lục Khiêm và An Phú đã có kế thi hành, vậy ngài thử đòi hỏi xem sao?

     

    Thái Úy gật đầu bảo Đô Quản đi gọi Phú An và Lục Khiêm đến.

     

    Khi hai tên ấy đến, Cao Thái Úy liền trỏ bảo rằng:

     

    - Nha Nội đương bị bệnh như thế, các ngươi có kế gì khiến Nha Nội khỏi được bệnh ngay, thì ta sẽ cất nhắc lên cho.

     

    Lục Khiêm so vai rụt cổ bẩm rằng:

     

    - Việc ấy trừ phi như thế...như thế...thì không có thể được.


  23. Khi đưa về đến nhà rồi, Lâm Xung lại vác đao, đi thốc đến Phàn Lâu, tìm Ngu Hầu, nhưng Ngu Hầu đã trốn đi đâu mất, chàng lại đến tận cổng để đón đánh, mà suốt ngày hôm ấy cũng không thấy đâu cả.

     

    Lúc về nhà Lâm Xung vẫn còn căm tức, nhưng vợ gạt đi mà can rằng:

     

    - Tôi tuy mắc lừa, song cũng chưa đứa nào dám phạm đến, thì còn sinh sự làm chi?

     

    Lâm Xung cứ khẳng khái mà rằng:

     

    - Quân súc sinh mồm thì xoen xoét nào anh nào tôi, ai ngờ nó lại đánh lừa như thế? Tất nhiên ta phải trị ngay nó mới được!

    Vợ Lâm Xung thấy chồng mình hăng hái, thì cố sức can ngăn mà giữ riết ở trong nhà, không cho đi đâu, còn Ngu Hầu thì cũng trốn ở trong phủ Thái Úy, mà không dám về đến nhà nữa.

     

    Cách ba bốn hôm sau, Lỗ Trí Thâm đến chơi nhà Lâm Xung mà hỏi rằng:

     

    - Chẳng hay mấy hôm nay vì cớ gì, mà không thấy quan anh đến chơi vậy?

     

    Lâm Xung nói:

     

    - Tiểu đệ vì bận chút việc riêng, cho nên không đến chơi với sư huynh được, nay sư huynh quá bộ đến đây, giá mời ngài ở chơi xơi chén rượu thì phải, nhưng ngặt vì trong nhà không được sẵn sàng, vậy xin đón sư huynh ra chơi ngoài phố, rồi ta tìm cái hàng nào uống mấy chén rượu cho vui, sư huynh nghĩ sao?

     

    Lỗ Trí Thâm cười mà đáp lại rằng:

     

    - Cũng được.

     

    Nói đoạn hai người cùng đi ra phố, tìm vào hàng rượu với nhau, rồi lại hẹn hò đến mấy hôm sau tương hội. Từ đó ngày nào Lâm Xung cũng đi chén với Trí Thâm, dần dần khuây khỏa nỗi lòng, mà không nghĩ đến gì nữa.

     

    Nói về Cao Nha Nội khi còn ở nhà Ngu Hầu, bị một phen kinh sợ, phải nhảy qua tường mới thoát được nạn, về tới nhà không dám nói với Cao Thái Úy, rồi cứ tấm tức trong lòng, mà ngơ ngẩn thành bệnh.

     

    Lục Khiêm và Phú An thấy vậy liền hỏi Cao Nha Nội rằng:

     

    - Chẳng hay Nha Nội vì sao mà tinh thần bỗng kém đi làm vậy?

     

    Không giấu gì các ngươi, chỉ vì hai lần không được gặp giai nhân, lại bị một phen kinh sợ, cho nên đau đớn trong lòng mà sinh bệnh đó thôi.

     

    - Việc ấy xin Nha Nội cứ an tâm, thế nào chúng tôi cũng có thể làm cho kỳ được, chỉ trừ ra có tự tử mất thì thôi.

     

    Đương khi nói chuyện, thì có tên Đô Quản già, cùng vào thăm Nha Nội ở đó. Đô Quản hỏi thăm bệnh thế qua loa rồi, vừa quay ra thì thấy Lục Khiêm, Phú An dắt đến chỗ vắnh vẻ mà bảo nhau rằng:


  24. Lâm Xung liền đem chuyện Cao Nha Nội ở Nhạc Miếu hôm trước, nói cho Ngu Hầu nghe, Ngu Hầu nghe nói, liền gạt đi rằng:

     

    - Tưởng chuyện chi, cứ như việc ấy chắc là Cao Nha Nội không biết, cho nên mới lỡ ra thế thôi, có việc gì mà bác lo nghĩ cho phiền! Ta cứ phó mặc tự nhiên mà uống rượu có hơn không?

     

    Lâm Xung uống xong mười chén rượu, rồi đứng dậy bảo Ngu Hầu rằng:

     

    - Bác hãy xơi rượu, để tôi vào rửa mặt, rồi lại xin ra tiếp ngay.

     

    Nói xong toan chạy đi phía ngõ bên đông.

     

    Vừa khi Lâm Xung bước tới đầu ngõ, thì thấy đứa trẻ ở nhà, chạy hất hải bảo rằng:

     

    - Quan Nhân ơi! Sao ngài lại ở đây, làm cho tôi tìm mãi?

     

    Lâm Xung lấy làm ngạc nhiên, hỏi vội lên rằng:

     

    - Việc gì?

     

    - Vừa rồi ngài đi với Ngu Hầu được một lúc, thì có một anh chạy lật đật đến bảo với bà tôi rằng: "Ngài uống rượu ở nhà Ngu Hầu, không biết vì cớ gì mà bỗng dưng ngã vật xuống, bà phải sang ngay xe sao mới được". Bà nghe vậy, vội vàng gửi nhà Vương Bà coi giúp, rồi cùng tôi được đến thẳng nhà Ngu Hầu, khi lên đến gác, chỉ thấy bàn rượu bày ra chững chạc ở đó, mà ngài thì chẳng thấy đâu, bà tôi liền vội vàng quay xuống thì ai ngờ bị người thiếu niên ở Nhạc Miếu hôm nọ, ngờ đâu đâm bổ ra mà bảo rằng: "Bà hãy ngồi đây, ông ấy đến bây giờ đấy."Đoạn rồi tôi bước xuống khòi thang, thì nghe tiếng bà tôi kêu "giết người",ầm ỷ cả lên. Bởi vậy tôi vội vàng đi tìm mãi mà chẳng thấy ngài đâu, sau gặp Trương Tiên Sinh bảo rằng: Ngài đương ngồi uống rượu với ai ở Phàn Lâu, tôi liền chạy mãi đến đây tìm ngài, xin ngài đi đến mau xem sao mới được.

     

    Lâm Xung nghe nói, rụng rời kinh ngạc, không đợi con trẻ cùng đi, mà chạy ba chân bốn cẳng, đến ngay nhà Ngu Hầu trèo lên trên gác để xem. Khi tới nơi thì cửa gác đã đóng chặt, mà vẫn có tiếng đàn bà kêu gọi ở trong rằng:

     

    - Đời thuở nhà ai, mà dám đem vợ con nhà tử tế nhốt vào đây không?

     

    Đoạn rồi lại nghe thấy tiếng Cao Nha Nội nói khẽ rằng:

     

    - Xin nương tử thương tôi với, nương tử có phải là gỗ đá đâu, mà tôi nói thế nào cũng không chuyển được?

     

    Lâm Giáo Đầu nghe rõ từng lý, liền nổi giận xung thiên quát lên rằng:

     

    - Mở cửa cho ta.

     

    Trong kia người đàn bà nghe tiếng biết là chồng mình đã đến liền cố bứt chạy ra mở cửa, còn cậu ấm Cao biết thế nguy hiểm đến nơi thì mở cửa sổ nhảy qua tường trốn thoát.

     

    Lâm Xung lên đến gác, tìm Cao Nha Nội, thì đã mất rồi, sau hỏi đến vợ cặn kẽ, mới biết là trúng kế gian nhân, mà cũng may chưa hề phạm tới, song trong lòng thì căm tức Ngu Hầu vô hạn, liền đập phá nhà Ngu Hầu tan nát cả, rồi đưa vợ cùng con trẻ ra về.


  25. Nói đoạn sai người sang gọi Lục Ngu Hầu sang, bảo rõ đầu đuôi cho biết. Ngu Hầu tuy chơi với Lâm Xung cũng có phần thân mật, song đến điều sở thích của Nha Nội, thì cũng phải bỏ tình bè bạn chiều chuộng cho xong, liền vâng lời về sắp sửa, để sáng hôm sau thi kế.

     

    Lâm Xung từ khi gặp Cao Nha Nội vô lễ tới nay thì trong lòng tức giận không muốn đi tới đâu. Chợt hôm ấy đương ngồi ở nhà, thì thấy ngoài cửa có người đến bảo rằng:

     

    - Lâm Giáo Đầu có ở nhà không?

     

    Lâm Xung nghe nói mải miết chạy ra xem, thì là người anh em bạn thân là Lục Ngu Hầu, liền vái chào mà hỏi: - Ngu Hầu đi đâu đến đây thế?

     

    Ngu Hầu cười mà đáp rằng:

     

    - Mấy hôm nay mong mỏi, sao mà không thấy quan bác đi chơi đâu?

     

    - Mấy hôm nay trong bụng không được vui, nên không muốn đi đâu cả.

     

    - Bây giờ mời quan bác sang tôi chơi, uống mấy chén rượu cho đỡ buồn đi.

     

    - Quan bác hãy vào đây uống tạm chén nước rồi sẽ đi.

     

    Khi uống xong rồi, hai người đứng dậy ra đi, Lục Ngu Hầu lại quay lại nói với vợ Lâm Xung rằng:

     

    - Thưa bác tôi đoán bác trai sang nhà tôi uống mấy chén rượu, rồi đi về ngay.

     

    Nói xong, hai người cùng ra đi vòng quanh trong phố một lát, rồi Ngu Hầu bảo Lâm Xung rằng:

     

    - Bây giờ ta đừng về nhà nữa, cứ đến Phàn lâu đánh chén, có lẽ thú hơn.

     

    Lâm Xung vâng lời, cùng nhau đến gác Phàn Lâu, tìm nơi tĩnh mịch để ngồi, gọi tửu bảo lấy rượu và thức nhắm lên để cùng uống.

     

    Trong khi uống rượu, thỉnh thoảng Lâm Xung lại thở dài một tiếng, Ngu Hầu nghe thấy liền hỏi:

     

    - Chẳng hay về việc gì mà bác thở dài như thế?

     

    - Tôi nghĩ làm thằng con trai ở đời, tài sức chẳng kém gì ai, thế mà không gặp được người minh chủ, đành phải khuất dưới kẻ tiểu nhân, rồi lại bị người ta trêu tức, thì có khó chịu hay không?

     

    - Hiện nay ở Đông Kinh, đã có mấy người Giáo Đầu tài sức như bác, vả quan Thái Úy cũng có lòng coi như người ta, vậy còn ai trêu tức bác được nữa?

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...