Jump to content

Lê Nguyễn Thanh Vi

Thành viên
  • Content Count

    13
  • Joined

  • Last visited

Blog Entries posted by Lê Nguyễn Thanh Vi

  1. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Buổi chiều tan Sở, nắng Tháng Mười bổng bừng lên rực rở, đổ xuống hàng cây lá đã đổi màu. Cơn gió chuyển Mùa hiu hiu lạnh. Phố giờ tan Sở ồn ào, náo nhiệt, người xe lũ lượt như thác đổ. Tôi đứng co ro, nhỏ bé giữa đám đông chờ xe Bus, mong chóng được về đến Nhà, cuộn mình trong chăn, thả lõng thân xác mệt nhoài của ngày thứ Sáu và những tư tưỡng rất ngớ ngẫn hôm nay. Tôi nhìn lên giải Mây trắng trôi bềnh bồng trên nền Trời xanh biếc.. Bất chợt, trái Tim Tôi nhói đau, xúc động. Hình như nó vừa nhận ra trong áng Mây đó, hình bóng của một Người và lời thì thầm thiết tha..”Ti ạ, ngày nào Mây Trời vẫn còn bay, thì ngày ấy Anh vẫn còn Yêu Em. Anh sẽ một Đời Yêu Thương Ti và duy chỉ một mình Ti thôi.” Mắt Tôi cay cay, nhỏ giọt. Ừ, phải rồi, hôm nay Sinh Nhật Anh. Giòng Đời tưởng như mới hôm qua nhưng đã Hai Mươi năm hơn rồi! Mà tại sao trái Tim Tôi vẫn còn u buồn mỗi khi nhìn Mây Trời, nhớ về Anh? Ôi trái Tim không ngủ yên, trái Tim dại khờ, ngu ngơ của Tôi. Sao cứ đeo đẵng vương mang mãi chỉ Tình Yêu này? Dù Mưa đã rơi, đã lụt lội trên Cuộc Tình yêu nhau ngày nào. Và những trang Thư Tình ngày xưa nay đã nhạt nhòa nét bút cùng nước mắt của Tôi.
    Hình như chuyến xe Bus Tôi về đã đến và đi? Tôi vẫn đứng mất hồn, chôn chân một chổ. Sao lại có buổi chiều như vầy nhỉ? Hỏi những ai đã yêu nhau và xa nhau, xin hãy cho Tôi biết, có Tình Yêu nào Vĩnh Cữu Thiên Thu, không bao giờ xóa nhòa và phong kín đời người chăng? Hay chỉ có Tôi và một Tình Yêu đầy ảo mộng, u mê, dại khờ như của Nhạc và Thơ, của Tiểu Thuyết lãng mạng, của chuyện Thần Thoại hoang đường? Tiếng chuông Nhà Thờ chợt đổ vang, Tôi chen ra khỏi đám đông, đi lần theo tiếng chuông thánh khiết như người mộng du, và Tôi đến đứng trước tượng Đức Mẹ. Suốt Hai Mươi năm qua, Tôi vẫn thường đến đây, và đôi tay Mẹ vẫn luôn mở rộng Từ Bi, như gọi Tôi đến dựa vào nương náu xác hồn sầu đau, khổ lụy. Tôi đứng nghẹn ngào trong đôi mắt Mẹ hiền lành nhìn Tôi. Mẹ ơi, Mây đã bao nhiêu năm bay qua Đời rồi, Con cũng đã cố gắng mòn hơi, và chân thành cầu xin Tình Yêu này được ngủ yên trong Con. Cho Con, cho Anh một Đời Bình Yên. Cố quên, cố yêu mà sống. Nhưng sao hôm nay, nhưng sao mỗi ngày nhìn lại, Tình Yêu Anh vẫn còn đầy và sáng lung linh trong Con như ngày nào. Để Con xót đau, hổ thẹn làm người sống cúi mặt rưng rưng. Trong âm thầm, đã phản bội Chồng, phản bội lời hứa thủy chung của mình trước mặt Mẹ, trước mặt Chúa năm xưa.
    Tháng Mười, Sinh Nhật Anh. Giờ này, nơi phương Trời nào đó, chắc Anh đang Hạnh Phúc xum vầy bên gia đình với những lời chúc mừng Yêu Thương? Anh có nghe được lời chúc mừng của Tôi. Hôm nay, Anh có còn nhìn Mây bay mà tha thiết nhớ Người? Hay hình dáng và tên Tôi, Anh đã không còn nhớ và nhận ra được là ai nữa? Vì có kỉ niệm, nhớ nhung nào mà không nhạt nhòa theo với thời gian? Có lẽ trong Anh, hôm nay “cánh hoa Tình Ái tàn theo năm tháng, dáng ai mờ khuất dần trong Dĩ Vãng” (Nguyễn Ánh 9) nào rất xa xưa rồi, Anh hở? Cuộc Tình ngày đó qúa mơ hồ, quá ngu ngơ và dường như không có thật ở Thiên Đàng Trần Gian này. Nhưng Năm năm đó là Năm năm Hạnh Phúc tuyệt vời của riêng Tôi và Anh, phải không? Dù Hạnh Phúc nát đau môi Anh cười, đắng cay lệ Tôi rơi. Để cho Tôi cứ nghĩ rằng là Chú Ngô Thụy Miên viết Nhạc Tình nồng chỉ để cho riêng Anh một Đời yêu Tôi, và Bác Vũ Thành An viết Nhạc Tình buồn chỉ để cho riêng Tôi một Đời xa Anh.
    Tiếng điện thoại reo, hình như cũng mấy lần rồi. Tôi cầm lên, tên của Vũ. Tôi ngần ngại một lúc rồi mở máy, gọi nhỏ:
    -Vũ..
    -Em chưa về hở?
    Tiếng Vũ từ tốn bên kia đường giây làm lòng Tôi se thắc lại. Tôi nói như muốn khóc:
    -Em về trễ, Vũ đừng đợi cơm nha..
    Và nghẹn đi một lúc rồi nói thêm:
    -Xin lỗi Vũ..
    Vũ không hỏi gì, chỉ “Ờ” một tiếng nhỏ. Có lẽ Vũ đã qúa quen với những niềm riêng phủ buồn Tình nhau. Đã quen nghe tiếng "Xin Lỗi" của Tôi. Đã quen Bao Dung, Độ Lượng, quen Nhẫn Nại, Chịu Đựng.. từ ngày Vũ nhất định chọn Tôi để cùng bước vào cuộc Hôn Nhân u hoài này, cùng nhau bước lên đỉnh sầu cao ngất, để đau lòng làm lở Đời nhau. Dù hơn Hai Mươi năm qua, Vũ đã rất cố gắng phá vỡ đỉnh sầu trong nhau, và Tôi cũng đã cố gắng hết sức mình yêu Người mà sống. Nhưng Cuộc Tình này, hôm nay vẫn không trọn vẹn như lòng Tôi và Vũ trông đợi.
    Vũ tắt phone rồi, Tôi ngồi xuống bên tượng Mẹ, thở than.. Hoàng hôn sắp xuống. Mẹ ơi, xin hoàng hôn phủ xuống hồn Con. Xin bóng đêm che khuất hình ảnh Anh, tắt lịm đi Tình Yêu này. Con cũng muốn được quên hết, quên Anh để sống, để yêu thật trọn vẹn, dù trong muộn màng, Ơn, Tình của Vũ mà bao nhiêu năm qua Con còn nợ Vũ không thôi. Hơn Hai Mươi năm, trái Tim yếu đuối vẫn cố nuôi lấy thân Con. Nó đã qúa mệt rồi. Hay có phải chỉ là khi trái Tim này ngưng đập, thì Con mới có thể thôi hết yêu Anh? Tình thôi không còn là dây oan trói Đời Con nữa?
    Hôm nay Sinh Nhật Anh. Sinh Nhật này, xin cho Tôi được một lần nữa, một lần này nữa, rồi thôi nhé… thắp lên ngọn nến Tình Yêu sáng ngời, đắm say, của một thuở yêu nhau Hạnh Phúc…
     
    Năm cuối của Trung Học.
    Phượng đứng trước cửa Nhà Tôi, tay xách một cái giỏ mây đầy thư, đủ cỡ, đủ mầu. Tôi tròn mắt nhìn, Phượng cười hí hỏm vừa đi vào nhà vừa nói:
    -Tao đã “tìm Bạn Bốn Phương” cho Mày rồi nè! Biết đâu, người trong mộng của Mày “nằm” trong đống thư này? Chịu khó tìm đi nhé! Mai mốt Tao đi lấy Chồng rồi, không ai lo cho Mày nữa, Tao rầu lắm!
    Tôi kêu lên:
    -Phượng kỳ ghê! Tao đâu có muốn chuyện bồ bịch phiền phức gì, Tao cũng đâu có…ế?
    Phượng đặt giỏ lên ghế, lườm Tôi:
    -Ai bảo Mày ế? Công, Ngôn, Hạnh thì Mày có thừa. Dung và Giàu thì hơi… khiêm nhường một chút, nhưng dể thương duyên dáng chán! Cây si thì cũng không ít? Nhưng rồi tại làm sao, cây nào cũng tự động chết khô, tróc góc đi đâu mất? Chỉ còn tên Vũ với chút rễ bám lại, đang kiên nhẫn vun tưới và cầu Trời khẩn Phật thảm thiết ngoài kia. Còn Mày ở trong này thì cứ ôm mộng chuyện Chính Trị, chính Em, nhưng không có chính Anh nào hết! Con gái mà làm được gì? Mày bôn ba chiến đấu chỉ lãng phí tuổi Xuân tươi!
    Tôi lắc đầu:
    -Còn Quê Hương thì còn Tất Cả, Mày có hiểu không? Ông Tơ Bà Nguyệt cũng không có đi kiếm tìm Tao, Mày để cho Tao yên thân với? Nếu cần tìm “bồ” thì ai lại tìm…kiểu này? Dị òm. Gặp nhau mỗi ngày mà chưa “cảm” nổi, làm sao “cảm” được người chưa gặp bao giờ?
    -Ai biết đâu được? Người "trong mộng" vốn tuyệt vời hơn người trước mặt mà, Tính Mày cũng khác thường hơn Thiên Hạ nên "mai mối" kiểu này là đúng rồi!
    Và Phượng chợt hiền lành, nhỏ nhẹ:
    -Cứ thử đi nha? Lòng tốt của Tao mà, cũng đã tốn một mớ tiền Tao cực khổ đi làm rồi. Biết đâu sau này Mày sẽ mang Ơn Tao suốt Đời!
    Phượng bổng tròn mắt, thì thầm:
    -Hay "hận" Tao nhỉ?
    Tôi không trả lời, kệ Phượng đi. Trong Trường ai cũng gọi Phượng là “Chị Hai” cả mà. Phượng thích lo chuyện Thiên Hạ lắm, nhất là chuyện của Tôi. Phượng nói kiếp trước Tôi là “Ân Nhân” của Nó, kiếp này Phượng mới tìm ra, nên Nó đặc biệt chiếu cố Tôi và để ý rất kỹ lưỡng chuyện đời công đời riêng của Tôi, còn hơn cả Bố Mẹ Tôi nữa.
    Cuối Tháng Hai. Bão Tuyết bổng rơi đầy, Trường đóng của. Ở Nhà hoài không biết làm gì cho hết giờ, Tôi cứ dọn đi dọn lại phòng mình, bất chợt cầm đến giỏ thư của Phượng. Sẳn không có gì làm, Tôi ngồi bẹp xuống bậc thang lầu, mở đọc. Những lá thư đầy Tình Người, cảm động. Những dòng chữ nắn nót, tự nhiên, cẩu thả, cứng rắn, mềm mại… trãi dài tâm sự buồn vui Đời Lưu Vong, nhớ thương Quê Hương, ngậm ngùi kiếp Sống. Tuổi trẻ héo hắt, cô đơn đi tìm nhau, tìm một Tình Thương, một nơi để nhớ nhung Kỉ Niệm. Tuổi còn cắp sách đến Trường, vẫn còn thèm khát những ước mơ chưa kịp nở đã vội tàn, còn ham được sống Đời thơm nồng hương hoa, ở một Thiên Đàng lỡ rất xa Xứ mình. Đọc được khoảng 60 lá thư, Tôi dọn lại, cất vào giỏ, đứng dậy, nói một mình: “Cảm Ơn các Bạn, Xin Lỗi các Bạn..” Tôi không định hồi âm thư Ai, dù Tôi rất cảm mến. Đường về Quê Nhà còn xa dịu vợi, bàn tay yếu đuối của Tôi, chỉ ước mong được nâng lấy Tình Nước Tình Non, thật trọn vẹn thôi. Khi Tôi bước đi, một cánh thư rơi xuống, Tôi nhặt lên, để trên bàn học rồi xuống lầu nấu cơm.
    Mấy ngày sau đi học lại. Buổi tối ngồi làm bài, thấy lá thư nằm trơ vơ bên góc bàn. Tôi cầm lấy, nhìn bâng khuâng địa chỉ người gởi rồi mở ra đọc. Lời thư làm quen ngại ngùng, dể thương như những trang thư Tôi đã đọc qua, nhưng những lời nhớ Nước thương Sông thì lại u buồn, xúc động làm sao. Lòng Tôi se thắc lại, hình dung một Người còn rất trẻ, đang lầm lủi bước đi trong tuyết Trời phủ mù, trắng xóa như tang tóc Quê Hương… Tôi cũng vẫn luôn bước đi như vậy trong mưa tuyết tơi bời. Trong vô hình, hay định mệnh nào… mang đầy lòng cảm thông nhau. Tôi ngần ngại một lúc rồi mở trang giấy trắng, đặt bút viết thư hồi âm, bối rối.
    Và như thế, Tôi và Anh quen nhau, đến với nhau qua những trang thư thắm thiết Tình Người xa Xứ, vọng nhớ Quê xưa, mơ về Đất Cũ. Cùng nhau nung nấu Tình Tổ Quốc thiêng liêng với những Bài Học Vỡ lòng yêu mến Quê Hương, với Chinh Phụ Ngâm, Truyện Kiều, với những trang Lịch Sử ngạo nghễ, oai hùng, bất khuất của Lê, Lý, Nguyễn, Trần, của những Chiến Sĩ, Anh Hùng Vô Danh vẫn còn đang âm thầm sống giữa Thế Hệ này. Và cùng chia xẻ với nhau một nổi buồn không nguôi trước cảnh Nước mất, Nhà tan.
    Tôi đến tìm Phượng. Thấy mặt Tôi vui, Phượng hỏi:
    -Có Bồ rồi hả?
    Tôi cười ngượng ngùng:
    -Có quen một người, chắc chỉ Bạn thôi…
    -Mày có tiến bộ, Tao mừng! Nhưng đừng nói với Tao là Hắn ở trong nhóm “cách mạng”, nằm vùng của Mày nha? Chổ đó không bền đâu!
    Tôi thú tội với Phượng:
    -“Người ta” trong nhóm…Bạn Bốn Phương của Mày đó!
    Phượng kêu lên:
    -Mày đọc thư và hồi âm rồi hả? Bao nhiêu người?
    -Hồi âm….một người.
    -Như vậy làm sao mà chọn?
    -Chọn gì?
    Phượng lườm Tôi:
    -Đúng là ngây thơ đầy tội! Cảm ơn Tao được chưa?
    -Ơn gì?
    -Se tóc cho Mày. Tóc Mày dài qúa, nếu bị vướng rối, sẽ gở không ra! Có một người sắp thảm thê rồi, tội nghiệp.
    Hai đứa cùng cười.
    Hết Mùa Hè, Phượng bỏ Trường, bỏ Lớp, vội vả và vui vẽ đi lấy Chồng. Hạnh Phúc với mối Tình Đầu “cắt không đứt, rứt không ra” mà Phượng hay tuyên bố. Tôi bước vào Đại Học năm đầu tiên. Sợ lo đủ thứ, nhất là bây giờ không còn Phượng bên cạnh bênh vực, chăm sóc,…dạy bảo nữa. Phượng rất ham vui, sao theo Chồng, bỏ cuộc chơi sớm vậy nhỉ? Anh Hòa có bản lãnh, và “dụ” hay thật!
    Không biết tình cờ hay cố ý mà Tôi và Vũ thường xuyên đi cùng một đoạn đường đến Lớp Tôi. Tôi biết hơn một năm nay, thỉnh thoảng Vũ hay đứng trồng cây si quanh vườn Tôi nên Tôi ngại ngùng mỗi lần gặp Vũ. Vũ điềm đạm, ít nói nên hai đứa chỉ lí nhí vài chuyện vu vơ rồi cứ lặng lẽ mà đi bên nhau. Tôi là “ma mới” nên ít dám tụ họp với Hội Sinh Viên Việt Nam Trường. Nhóm Bạn thời Trung Học của Tôi đứa nào cũng dạn dỉ, lém lỉnh như Phượng. Vì vậy mà không lâu, qua các bạn, Tôi được biết Vũ đang học năm cuối của chương trình Cao Học. Vũ là một trong những cây “Cổ Thụ” già của Trường, thường che chở, nâng đở các Sinh Viên Việt Nam lạc loài, sợ sệt trước cửa Đại Học rộng lớn nên Vũ được nhiều người biết đến và mến phục. Trong số đó, có một cô rất xinh đẹp tên Xuân-Ly. Ai cũng nói là mỗi lần Xuân-Ly xuất hiện thì từ hoa Hồng nhung đến Cỏ Dại chung quanh, tất cả đều rủ xuống, héo lại để nhường sự rực rở, chú ý cho Xuân-Ly. Biết bao Chàng trong Trường đã chết mê chết mệt vì sắc đẹp “nghiêng Thành đổ Nước” này. Nghe kể Xuân-Ly như vậy, Tôi buộc miệng kêu thầm: “Sao không đúng luật tự nhiên gì hết vậy? Dù là Cỏ Dại, mỗi hoa đều có cái dáng kiêu sa của nó. Người ta chỉ cần nhìn nó bằng một Tấm Lòng mở rộng, Chân Thật thì sẽ thấy được nét đẹp quyến rủ Trời cho riêng nó, chưa chắc thua kém Xuân-Ly đâu!” Con gái rắc rối, phức tạp thật! Tôi phải về viết thư hỏi Anh mới được. Và hôm nào đẹp Trời, Tôi cũng sẽ hỏi cả Vũ. Con trai chắc giản dị, “bình dân” hơn!?
    Qua Tình Quê Hương dịu vợi, Tình Tôi và Anh theo với ngày tháng cũng dần chớm nở. Anh nhẹ nhàng tỏ bằng những câu Ca Dao, những bài Thơ Tình Học Trò ngây ngô, viết nắn nót trên các trang giấy mới thơm nồng, và bài hát Bản Tình Cuối của Ngô Thụy Miên, Anh rất trang trọng chép vào tấm thiệp đầu tiên Anh gởi mừng Sinh Nhật Tôi. Sau một năm quen và thương nhau, hai đứa mới gởi hình qua lại. Anh nói hình Tôi là cả một trời Quê Hương gợi nhớ, Anh nhìn cảm động lắm, và tóc Tôi dài, đẹp quá, những sợi tóc đó sẽ vướng chân Anh, hồn Anh, sẽ cột chặt Đời Anh trong Tình Yêu này. Tôi thì để hình Anh trong cuốn nhật ký, mỗi ngày mở ra xem. Sao dáng Anh trông thật u buồn, nhất là đôi mắt to, đen, nên lần nào nhìn Anh, Tôi cũng hỏi không biết rồi ai sẽ khổ vì ai đây nhỉ? Tôi cảm thấy thật Hạnh Phúc mỗi lần nhận được thư Anh.
    Tôi và Vũ cũng vui vẻ, cởi mở hơn với nhau. Chúng Tôi dạy chung những lớp Việt Ngử ở Nhà Thờ, và cùng sinh hoạt Cộng Đồng, Trường khá nhiều. Tôi không để ý Vũ lắm, có chăng chỉ như một người Anh, như “cây Cổ Thụ” già che nắng che mưa cho Tôi ở năm đầu làm Sinh Viên thật mệt. Tôi được thấy rỏ Xuân-Ly hơn, vì nơi nào có Vũ, Xuân-Ly đều xuất hiện, như một Thiên Thần, rất đẹp. Hai người trông thật xứng đôi. Nên Tôi ngạc nhiên, ngơ ngác khi nhận được một mảnh giấy nhỏ Vũ kẹp vào bài dạy Việt Ngữ lớp Tôi. Chỉ có hai câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên, một câu mở ngoặc đóng ngoặc bâng khuâng: “Nắng bờ Sông như màu trang vở củ, Thuở học trò Em làm khổ ai chưa? (Ngoài Tôi.)” Đọc xong, nghĩ đến Anh, Tôi cười và viết câu trả lời kế bên: “Có một Người, ở xa lắm. Đang ‘sầu khổ dịu dàng’. (Cảm Ơn và Xin Lỗi Vũ.)” Lúc tan lớp, Tôi mang mảnh giấy bỏ vào tay Vũ, Xuân-Ly nhìn Tôi nhíu mày.
    Từ hôm đó cho đến hết Niên học, Vũ không “tỏ” gì với Tôi nữa và Tôi vẫn “hồn nhiên” với Vũ. Trước ngày bãi Trường, Vũ đứng đợi Tôi ngoài lớp, thấy Tôi ra Vũ đến đưa vội một hộp giấy màu lá non:
    -Gởi Ti này, chút quà cho Mùa Hè..
    Tôi ngơ ngác, chưa kịp Cảm Ơn thì Vũ đã đi mất. Tôi về Nhà mở ra, toàn là Thơ, Nhạc của Nguyễn Tât Nhiên. Có nhiều bài chép tay, hai Tập Thơ và một băng Nhạc. Tôi không hiểu ý Vũ, càng không hiểu với tính tình rất điềm đạm, hiền hòa, sao Vũ lại yêu thích Thơ Nguyễn Tất Nhiên? Những dòng Thơ Quê Hương thì đầy u buồn, uất nghẹn, những dòng Thơ Tình thì dại khờ, lầm lở yêu nhau rồi thất Tình, trách Đời, “hận” con gái, nhất là con gái Bắc, rất thê thảm. Vũ có đưa lộn người không? Cũng may, Bố bảo Tôi không phải là con gái Bắc, Tôi chỉ “di cư” vào sống với gia đình người Bắc thôi. Hộp Thơ này Vũ phải đưa cho Xuân-Ly mới đúng chứ nhỉ? Tôi nghe đám Bạn nói, hai người hình như đã “chia tay” nhau? Chắc là đúng vậy. Ngày Lễ ra Trường của Vũ, cũng là của Chị Tôi. Tôi đang đứng với Phượng chờ vào cổng, Xuân-Ly đến, kéo mạnh tay Tôi, nói chuyện không đầu không đuôi, nét mặt vừa buồn vừa giận:
    -Ti có thương Vũ không? Tôi thương Vũ lắm! Nếu Ti không thương Vũ thì đi nói cho Anh ấy biết đi!
    Nói rồi Xuân-Ly bỏ đi, Tôi còn chưa hoàn hồn thì Phượng cười vang:
    -Hoa đẹp thật, nhìn là muốn… xỉu, nhưng thiếu hương thơm!
    Và Phượng nhìn Tôi lém lỉnh:
    -Ê, bộ Mày chưa “xác định” với Hắn Mày không cảm Hắn hả? Mày đang “dở” trò gì đây Ti?
    Tôi nghiêm giọng:
    -Đừng nghỉ bậy. Tao không biết chuyện lại phức tạp như vậy.
    Hôm sau Tôi đến tìm Vũ, nói với Vũ giữa hai đứa chỉ là Bạn, nếu Vũ không muốn là Anh của Tôi. Vũ đợi Tôi nói hết thì hỏi:
    -Xuân-Ly kêu Ti nói với Anh hở? Anh chưa hề tỏ… Tình với Cô ấy mà.
    Tôi lắc đầu:
    -Xuân-Ly không có nói gì hết. Ti chỉ muốn mình giử Tình Bạn tốt đẹp này, không có hiểu lầm gì nhau.
    Vũ cười hiền hòa và chỉ nói:
    -Cảm Ơn Ti.
    Hè đến, Chúng Tôi thật bận rộn với nhiều lớp Việt Ngữ ở Nhà Thờ, cũng ít nói chuyện với nhau. Tôi cũng ít thấy Xuân-Ly xuất hiện bên Vũ, nhưng Tôi thấy Mẹ Tôi và Mẹ Vũ lại rất thân thiết nhau. Hai Bà luôn đi làm chung với nhau các công việc Từ Thiện do Nhà Thờ tổ chức, đi chợ, đi mua sắm. Thấy Mẹ vui, Tôi cũng vui theo.
    Mùa Hè, Tôi viết thư cho Anh nhiều hơn, kể về giấc mơ Hồi Hương, giấc mơ làm Cô Giáo của Tôi, chuyện Phượng, chuyện Vũ, kể nhiều chuyện lắm và xen kẽ vào đó những lời nhớ thương ngại ngùng, bối rối… Tôi hỏi Anh sao ở mãi bên một Xứ xa xôi, gặp nhau chắc khó lắm? Anh trả lời hai đứa là Ngư Lang Chúc Nử, mỗi năm sẽ bắt một nhịp cầu thăm nhau, như vậy mới "tình". Anh hẹn sẽ sang gặp Tôi và sẽ nhờ Tôi xin cho gặp Bố Mẹ nữa, khi Anh làm xong giấy tờ định cư và có giấy đi Mỹ. Hai đứa hồi hộp đợi chờ. Ngày nào đi Lễ, Tôi cũng cầu nguyện, cầu nguyện nhiều lắm. Cho Tôi cho Anh, cho Tình Yêu này được đến bến bờ Hạnh Phúc, dù Tôi biết đường Chúng Tôi đang bước đến rất nhiều thử thách, gian nan, khó khăn.
    Ngày tháng qua mau quá khi Đời Sống và ươc mơ đang thắm tươi, nồng nàn. Và có lẽ, ai đó đã nói một câu rất đúng, rất đau lòng: Tình chỉ Đẹp khi Tình Dang Dở..
    Buổi chiều thứ Bảy. Tôi đang Hạnh Phúc đọc thư Anh thì Mẹ gọi. Tôi nhảy từng bước chân vui xuống lầu, môi cười bổng tắt lịm khi Tôi thấy Bố ngồi đăm chiêu buồn bã và mặt Mẹ thì đỏ, rắn lại. Hình như Bố Mẹ đang bất đồng về chuyện gì quan trọng lắm? Tôi không dám lên tiếng, chỉ đứng bẻn lẽn chờ đợi. Mẹ nhìn Tôi, giọng Mẹ nghiêm nghị, thẳng thắng nói ngay:
    -Bố Mẹ gọi Cô (từ khi Tôi vào Đại Học, Mẹ thường gọi Tôi bằng “Cô”.) xuống để bảo cho Cô biết là Bố Mẹ đã chọn được cho Cô một nơi để gởi Thân. Cô đã lớn lắm rồi, Bố Mẹ không muốn phải lo cho Cô mãi..
    Tôi ngở ngàng, chết điếng, lập bập không ra lời:
    -Mẹ….Con…
    Mẹ không nhìn Tôi nữa, mà ngó lên tường, mắt Mẹ to, sáng:
    -Mẹ biết Cô chưa muốn lấy Chồng, nhưng Bố Mẹ đã nhận lời người ta rồi. Họ bảo khi nào Cưới thì tùy ý của Cô. Cô cũng quí mến cậu Vũ con cụ Luận phải không? Cậu ấy thương Cô cả phố ai cũng biết. Nhà họ lại giàu, có danh có tiếng, Cô về đó sẽ sung sướng tấm thân. Ở xứ Mỹ này không dể có được như vậy!
    Tôi lại càng bẻ bàng, ngơ ngác hơn khi biết Vũ là “Chồng tương lai” của mình. Tôi có nằm mơ cả Đời cũng không bao giờ mơ ra được chuyện hảo huyền, vô lý như chuyện này. Vũ đâu có giống là mẩu người xem thường Tình Cảm, Hạnh Phúc của mình và của người khác? Tôi cũng không có gì làm bằng chứng là Tôi thương Vũ, giữa hai đứa chỉ có một Tình Bạn hiền hòa, thế thôi, Tôi cũng đã nói với Vũ rồi mà, nên đâu có thể nào ép nhau vào cuộc Hôn Nhân “hủ lậu” này chứ? Tôi không tin những lời Mẹ vừa nói và càng không tin Vũ cũng bị ép duyên như Tôi? Tôi bậm môi không dám khóc, dù trong lòng Tôi đã nức nở. Tôi nhìn Bố cầu cứu, nhưng Bố vẫn ngồi lặng thinh, hình như Bố cũng đang ngở ngàng như Tôi? Có lẽ Mẹ biết Tôi đang muốn khóc, nên Mẹ nhỏ tiếng hơn:
    -Cô đừng có trách Bố Mẹ sao không hỏi ý của Cô trước? Mẹ thấy các Cô bây giờ chỉ mơ mộng, bồ bịch viển vông, không dùng lý trí và thực tế rồi chỉ mang khổ vào thân! Tuy Cô không phải là Con Đẻ, nhưng Bố Mẹ lúc nào cũng lo nghỉ tốt cho Cô, nhất là chuyện cả Đời của Cô. Cô là con ngoan, hiểu biết Nghĩa Tình, chắc Cô cũng hiểu nổi khổ tâm của Bố Mẹ? Nếu Cô không có một chổ gởi Thân tốt về sau, Chúng Tôi làm sao ăn nói với Bố Mẹ đẻ của Cô ở suối vàng?
    Và Mẹ nhìn Bố:
    -Nhận lời gởi thác của người ta, đâu có vui sướng gì? Bố Mẹ cũng đã khổ tâm nuôi Cô khôn lớn nên người, cũng không đòi hỏi gì Cô cả, chỉ mong sau này Cô có một chút danh chút phận tốt để Bố Mẹ được nở mặt nở mày với người ta. Hôm nay bên gia đình cậu Vũ quí mến Cô như vậy kể ra Nhà mình đã có Phúc rồi. Cô về làm Dâu làm Vợ bên đó, coi như là Cô đã trả hết Công, Ơn của Bố Mẹ bấy lâu nay nuôi dưỡng Cô vậy! Mẹ sẽ rất an lòng, Cô có hiểu không?
    Tôi không dám trả lời Mẹ, chỉ cúi mặt, nghe xót xa đổ xuống lòng. Mẹ không nói gì nữa và đứng lên gọi Bố:
    -Đến giờ đi gặp Cha rồi đấy Ông!
    Quay sang Tôi Mẹ bảo:
    -Cô ở Nhà nấu giùm Mẹ miếng cơm, và nghỉ cho kỹ lời Mẹ nói với Cô.
    Bố Mẹ đi rồi, Tôi vẫn đứng chết lặng một chổ. Những lời của Mẹ, như dao cắt lòng Tôi, đầu óc Tôi rối tung. Lúc đầu, Tôi còn nghĩ là Tôi sẽ đến gặp Bố Mẹ và Vũ, sẽ giải bày nổi lòng của Tôi và Tình Yêu Anh. Tôi sẽ năn nỉ, cầu xin mọi người tấm lòng Độ Lượng, Cảm Thông, chấp nhận cho Tôi và Anh. Nhưng rồi Tôi chợt nhớ ra một điều, một lời hứa thiêng liêng mà Tôi luôn mong mỏi có thể thực hiện được. Trong phút chút đó, Tình Yêu của Tôi và Anh bổng rơi vụn vở xuống Tim, tiêu tan, biến mất. Tình Yêu Tôi và Anh không còn là lẽ Sống của Tôi nữa, cũng không còn là sức mạnh để Tôi phấn đấu cho Hạnh Phúc của riêng mình.
    Từ ngày Tôi biết Tôi không phải là Con Ruột của Bố Mẹ, Tôi vẫn mang canh cánh bên lòng một Ơn Sâu Nghĩa Nặng mà Tôi luôn nhắc nhở mình phải ân cần đền trả, dù Tôi biết nếu có phải bỏ ra hết một Đời người, Tôi cũng vẫn không thể trả hết Ơn, Tình này. Nhưng Tôi sẽ dốc lòng cố gắng trả, dù với hình thức nào, giá nào. Vì Tôi hiểu rất rỏ, đứa Con Mồ Côi nào được Sống Còn, cũng nhờ vào Tình Thương của ai đó. Thể hiện khiêm tốn qua một bát cơm thừa, một gáo nước lã, một đồng tiền nhỏ nhoi, một mái hiên che nắng che mưa mà Chúng Tôi được nhận. Hay vĩ đại bằng một căn Nhà Hạnh Phúc, một Tình gia đình Yêu Thương, một nơi nương náu Bình An cho tâm hồn côi cúc. Trong triệu triệu đứa Mồ Côi còn được Sống đó, Tôi thật vô cùng may mắn, đã được Bố Mẹ nhận về và gọi là Con. Còn Tình nào nặng Ơn, trọng Nghĩa bằng Tình Bố Mẹ cho Tôi? Người đã cho Tôi hơn Hai Mươi năm được Sống, được Bình Yên, Hạnh Phúc. Còn Tôi và Anh, Chúng Tôi chỉ mới cho nhau vài năm Tình người Yêu Thương vô định, mơ hồ, mong manh. Nếu Tôi phải dóc hết một Đời người để trả trọn một chử Tình, thì Ân Tình đó phải là trả cho Bố Mẹ. Đúng không Anh? Nhất là đối với Bố. Bố là tất cả Yêu Thương, Từ Ái trong Đời mà Tôi có được, học được, từ lúc Tôi có trí khôn bước đến Trường lớp buổi học đầu tiên cho đến những bước chân thấp cao tập tễnh vào Trường Đời. Dù Tôi không phải là Con Ruột của Bố, nhưng Bố lúc nào cũng dành cho Tôi một Tình Yêu Thương vằn vặt sáng trong như Trăng Rằm, hiền hòa dịu vợi như Sông Nước Quê Hương. Thời tuổi Thơ Tôi rất ít khi được thấy Bố vì Bố ngày đêm miệt mài nơi các Chiến Trường. Nhưng mỗi khi Bố về thăm, Bố luôn dành cho Tôi nhiều nhất Tình Thương, nhiều nhất qùa bánh. (Có phải Bố tội nghiệp thân Mồ Côi của Tôi? Tội nghiệp giọt máu của người Bạn Đồng Đội, bơ vơ còn xót lại trước cảnh Nhà tan Cửa nát, chia ly tử biệt trong Chiến Tranh, nên Bố cứ muốn bù đắp cho Tôi?) Tình Thương vô đối của Bố dành cho Tôi đôi lúc khiến Mẹ không vui, Mẹ cứ hay bảo “cưng qúa sẽ hư”, hoặc “sao Con mình không chìu chuộng như vậy?” Lúc nhỏ, Tôi không hiểu lời Mẹ trách móc, khi lớn lên và khi biết mình là Con Nuôi, lời nói ấy luôn xoáy xoay trong tâm trí Tôi, khiến Tôi dè dặt, giảm đi cái tự nhiên của Tình gia đình và lắm lúc cho Tôi một nỗi buồn sâu đậm. Mẹ là người Đàn Bà Việt Nam đảm đang, tận tụy, kiên cường, bất khuất.. Suốt thời Chiến Loạn, một mình Mẹ gánh vác, tảo tần nuôi dạy các Con và chăm lo cả một giang sang Nhà Chồng. Mẹ tạo dựng sự nghiệp đồ xộ của mình bằng hai bàn tay yếu đuối và một cái máy May củ kỹ. Từ một Cô Thợ May trong Xóm nhỏ dẫn đến cửa hàng hiệu May nổi tiếng, Mẹ bước rất nhanh. Vì vậy mà khi sang Mỹ, Mẹ chẳng ngại khó khăn nào, thách đố gì Mẹ cũng vượt qua. Một tay Mẹ gầy dựng lại sự nghiệp của mình, cho Anh Chị Em Chúng Tôi cuộc sống đầy đủ, ăn học, Bình An. Do đó Bố và Anh Chị Em Chúng Tôi rất nể sợ Mẹ, không ai dám cãi Mẹ một lời. Từ ngày sang Mỹ, Bố dừng như không thiết tha gì. Cuộc Sống của Bố lặng lẽ, âm thầm. Bố để mặc Mẹ muốn làm gì, tính gì cũng được. Bố sống bên Mẹ như một cái bóng mập mờ. Khi đi làm về, Bố chỉ nâng niu cuốn Thánh Kinh và chiếc Mủ Đỏ dán một mảnh vải Hoa Dù bạc màu, sờn chỉ. Thỉnh thoảng Bố kể cho Tôi nghe, chuyện một thời oanh liệt của Bố, các nẻo đường Đất Nước Bố đã đi qua, những Hoa Dù tung cánh gió bay cao, những Hoa Dù rơi rụng vào miền miên viễn xót xa. Bố rót vào lòng Tôi Tình yêu mến Quê Hương thắm thiết, mênh mông, cho Tôi luôn mơ ước được thành Người Quang Trung, Bà Trưng, Bà Triệu.. để một ngày nào đó, Tôi sẽ theo bước chân của Người Xưa, và có thể đón Bố trở về Quê Mẹ dấu yêu. Mỗi khi bắt gặp bóng dáng Bố ngồi cô đơn, nhạt nhòa trên chiếc ghế ở đâu đó thì lòng Tôi se thắt lại, nước mắt trào tuông. Trong âm thầm của cuộc sống đó, Bố vẫn hiền từ, lặng lẽ đở nâng, che chở Đời Tôi, cho Tôi một Tình Thương vô điều kiện. Hai năm sau này, các Anh Chị rời xa gia đình, chỉ còn mình Tôi. Tôi được nhiều dịp chuyện trò với Bố và thấy được khá nhiều những nụ cười héo hắt trên môi Bố, cũng như hiểu được nỗi buồn của một người ngã ngựa bất đắc dĩ. Và mấy lúc gần đây, Bố cũng hay thấy Tôi cười một mình, tâm tư cũng cởi mở, vui vẽ hơn trước, nên Bố có lần hỏi:
    -Con của Bố đã tìm được cái “ba xường” chính của mình rồi hở?
    Lúc đó Tôi đang phụ Bố nấu ăn, Tôi đỏ mặt cười:
    -Vâng, Bố.. và Con đã cắt ra làm “xường ram” rồi nè Bố!
    Bố gật đầu, co vẻ thỏa ý lắm! Tôi cũng định một ngày nào đó sẽ kể cho Bố nghe về Anh. Bây giờ thì đã không còn dịp nữa.
    Ngày tháng vẫn vô tình trôi qua, dù Đau Thương hay Hạnh Phúc. Tôi không còn viết thư cho Anh nữa, dù lòng vẫn nhớ Anh thê thiết. Và dù Tôi đã quyết định và biết mình cần phải làm sao với cuộc sống sau này, Tôi vẫn rối bời và đau xót mỗi khi nghĩ về Anh, đọc thư Anh gởi. Tôi không biết làm sao nói với Anh, đối diện với Anh, với một sự phủ phàng, tàn nhẩn mà Anh không có tội tình hay lý do gì để nhận lãnh, nên Tôi cứ lặng thinh, khóc một mình.
     
    Và Tôi đến tìm Phượng, nói cho Phượng biết Tôi sắp lấy Chồng. Phượng nhìn Tôi, nửa vờ nửa tin:
    -Chuyện lạ nhỉ? Mau vậy? Người trong mộng của Mày tỉnh….ngủ, chịu sang đây ra mắt, xin “rước Tình về với Quê Hương” rồi hở?
    Tôi cười buồn:
    -Mộng vỡ tan tành rồi! Tao về nhà Bắc Vũ!
    Phượng há miệng, kêu to:
    -Cái gì?
    Tôi kể Phượng nghe, Phượng phản đối:
    -Chuyện gì vô lý vậy? Mày đi nói với Vũ đi, và hỏi luôn Chàng của Mày coi Hắn tính sao? Nếu Hắn thật sự yêu Mày, Hắn phải có thái độ rỏ ràng, dứt khoát ngay bây giờ, và tranh đấu cho đến cùng Hạnh Phúc của mình.
    Tôi lắc đầu:
    -Tại sao lại bắt buộc người ta khi mình biết là người ta chưa có điều kiện, chưa có thể làm gì được cho nhau? Tao cũng đã quyết định luôn giùm Anh ấy rồi, dù Anh ấy có muốn hay không? Giờ còn bảo Anh ấy làm gì nữa đây? Tao và Anh Khang còn quyền lựa chọn nào khác hả Phượng?
    Phượng thở dài:
    -Thật là khổ! Sao Ông Trời hay thích trêu chọc mình vậy nhỉ?
    Hai đứa im lặng một lúc lâu, bổng Phượng hỏi:
    -Mày với Anh Khang cũng chưa yêu nhau “dể sợ” đâu hả? Cũng “may” là vẫn chưa gặp Nhau, nên cũng chưa đau thấu xương gan gì, rồi cũng sẽ xóa nhòa, cũng sẽ…
    Phượng ngừng luôn khi thấy Tôi bật khóc:
    -Dể dàng vậy sao hả Phượng? Định nghĩa Tình Yêu thường tình như vậy sao?
    Phượng kêu lên:
    -Chuyện gì Mày cũng xem nặng qúa thì làm sao mà Sống cho nổi? Mày đã chọn đường mình phải đi rồi, không vững trí làm sao mà bước cho hết con đường dài thăm thẳm này? Tao lại phải lo cho Mày nữa rồi!
    Hai đứa Tôi ngồi buồn bã, im lặng. Và cứ ngồi như vậy mỗi lần tìm đến Nhau.
    Tôi và Vũ cũng không nói gì mỗi khi gặp nhau. Vũ thường ghé Nhà đưa đồ cho Mẹ. Lúc đầu, Tôi cố ý tránh Vũ, nhưng rồi Tôi thấy mình hèn nhát khi đã chấp nhận số phận, Tôi cố gắng can đảm và thản nhiên hơn trước sự việc đã quyết, dù Tôi vẫn khóc mỗi ngày khi trái Tim Tôi không tự chủ được nỗi nhớ thương Anh vô bờ.
    Không biết vì sự áp lực qúa sức trong Tôi hay vì thể xác vốn yếu đuối, ốm đau… Buổi trưa khi Vũ đến Nhà, Vũ nói:
    -Mẹ hỏi Ti chọn ngày Đám Hỏi chưa cho Mẹ biết.
    Tôi ngước nhìn Vũ, nhưng chỉ thấy bóng Vũ chập chờn rồi Tôi không còn thấy gì nữa.
    Lúc Tôi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường Nhà Thương. Vũ và Chị Tôi đứng bên cạnh, lo lắng. Tôi không buồn hỏi bệnh tình của mình, và Bác Sĩ nói gì Tôi cũng không để ý, thuốc mang về Tôi cũng không uống. Bố và Tôi điều buồn và không biết nói gì với nhau, Bố chỉ lặng lẽ vào ra phòng Tôi, trông chừng, còn Tôi thì không dám nhìn Bố. Mấy Tháng liên tục, Tôi hay bị xỉu bất chợt và vào ra Bệnh Viện thường xuyên. Mỗi lần nằm trên giường bệnh, Tôi cứ ước gì mình chết đi, như vậy thì Tôi sẽ mang theo được Tình Anh thật trọn vẹn vào cỏi Thiên Thu, không còn sợ mất nhau bao giờ nữa. Chị Tôi hay mang thư Anh vào Nhà Thương cho Tôi. Tôi mở đọc, những trang thư nhớ thương, mong đợi và đầy lo lắng của Anh khi không nhận được tin thư gì của Tôi trong nhiều ngày tháng qua làm Tôi xúc động, lòng đau nức nở. Nhưng Tôi vẫn không đủ can đảm viết thư cho Anh. Tôi nhờ Chị nhắn tin Anh là Tôi bệnh, và Phượng có gọi điện thoại cho Anh, nhưng không gặp. Cuối cùng, Tôi đã phải thu hết nỗi đau của mình, gởi cho Anh. Và thư Anh gởi lại, nhiều lắm… Những trang thư trách buồn, hận sầu rất nhẹ nhàng nhưng đau buốt lòng Tôi….”Anh còn tay trắng, đời Tỵ Nạn tứ cố vô thân, đi học đi làm còn vô định, gánh nặng Hiếu Trung chưa trả... Anh thất thế rồi, nên Anh không thể làm được gì cho Anh, cho Nhỏ, hứa gì với Nhỏ bây giờ.. Nhỏ thì không có quyền đợi chờ, Anh cũng không được quyền quyết định chuyện của Nhỏ và Anh, nên Anh còn có thể nói gì đây? Anh chỉ còn biết cắn răng mà chấp nhận, nhỏ máu lệ Tim mình “ủng hộ” quyết định chính đáng, rất đúng của Nhỏ… Chỉ đành xót lòng, đứt ruột đứng nhìn Tình Yêu vừa nồng thắm của mình vội tàn úa đi..” Những dòng chử của máu Tim Anh, nhỏ giọt thương đau trên má môi Tôi.. “Đã Yêu Em rồi, bây giờ Anh không biết đường nào mà đi? Tình Yêu Em đã trang trọng nuôi dưỡng bằng từng giọt máu Tim Anh, bây giờ có ngừng được không? Máu có thể ngừng trở về Tim? Anh trọn Đời cũng sẽ cưu mang Tình Yêu Em, như máu Tim mình…” Và sau cùng là những trang thư vừa nhắn nhủ, vừa khuyên lơi, vừa “quạo” khi biết Tôi cứ khóc buồn thê thiết, ủ dột u sầu, mất hết niềm tin, hy vọng của cuộc Sống… “Nhỏ biết không? Người Mẹ Việt Nam, người Con Gái Việt Nam rất ngoan cường, bất khuất.. Nhỏ đã từng Sống như vậy mà! Tình Yêu đôi ta dù phải xa nhau, sẽ vẫn vằn vặt sáng trong trong lòng mình mà, thì tại sao hôm nay Nhỏ lại khóc nhiều như vậy, lại để Đời mình thê thảm như vậy, mất hết niềm tin, chí khí, kiêu hãnh của mình? Nhỏ của Anh, Nhỏ mà Anh quen và Yêu không phải là vậy đâu. Nghe lời Anh đi nha Nhỏ, Nhỏ rất ngoan, Anh đã phải dùng hết nghị lực và sức của mình mà ngậm Tình Em đắng chát trong miệng, trong hồn để không kêu ra tiếng đau thương, để khuyên và vổ về Nhỏ, nhưng sao Nhỏ lại vẫn không nghe Anh? Anh sắp quạo rồi đó! Anh rất yêu cái Tính không thích hối hận và bướng bỉnh của Nhỏ, nhưng bây giờ không phải là lúc để bướng bỉnh, càng không cần hối hận về quyết định của mình, Nhỏ có hiểu không? Hãy can đảm, cứng rắn đứng dậy, dẩm lên nát tan Đời mình mà đi, mà làm trọn lời Hứa nha Nhỏ? Đừng để ai thấy thương tích, nước mắt của mình. Hãy xé nát, đốt hết thư Anh, thả tung vào cõi Trời Mây bay, rồi Nhỏ khép cửa Tâm Hồn mình lại, nhẹ bước chân qua một cuộc Đời khác. Đừng làm chuyện gì khờ dại nha Nhỏ, để Anh cứ phải khổ tâm, lo lắng, đứng ngồi không yên, xót lòng về Nhỏ hoài, và đừng để Anh phải mang tội với "Người", với Bố Mẹ Nhỏ, với Ơn Tình Nhỏ cưu mang. Cố gắng học hành đến nơi đến chốn, làm thành ước mơ Hồi Hương và Cô Giáo của mình, Nhỏ là tương lai Hòa Bình của Đất Nước, hy vọng của Quê Hương đẹp tươi mai sau, hãy sống cho thật tốt, và nhớ rỏ vì sao ta phải ra đi, rời bỏ Xứ Sở mình. Đời Nhỏ rồi sẽ Bình Yên, Hạnh Phúc khi Nhỏ làm Vợ, làm Mẹ, làm một người Việt Nam chân chính. Anh cầu xin và tin là như vậy, và Nhỏ sẽ làm được, vì Nhỏ là Nhỏ mà Anh luôn hãnh diện được có, được yêu. Anh sẽ không thư cho Nhỏ nữa, nhưng không có nghĩa là Anh sẽ hết Yêu Thương Nhỏ… Tình Anh Yêu Nhỏ sẽ bất tận, không bao giờ mờ phai trong Anh, một mai Anh chết, trên môi vẫn là lời Thề xưa cũ: Yêu Em, mãi mãi Yêu Em.”
    Và Anh xa Tôi, để lại Tôi một mình với tháng ngày bơ vơ, hụt hẫn, sầu đau.
    Sau Đám Hỏi, Tôi đổi đi làm full-time và đi học buổi tối. Lấy cớ trường xa, không về kịp để đi học, Tôi xin Bố Mẹ dọn ra ở một mình. Tôi không muốn Mẹ nghi ngờ Tôi điều gì, và càng không muốn Bố thấy nỗi đau và những giọt nước mắt cứ tuông rơi của Tôi, để Bố cứ tự trách là đã không bênh vực được cho Tôi, không làm được gì giúp Tôi. Tôi biết Bố rất buồn lòng, lo lắng, nhưng Bố vẫn nhỏ nhẹ vỗ về Tôi. Đưa Tôi ra xe, Bố trầm giọng:
    -Nếu không thể chịu đựng được thì không cần phải ráng! Chuyện gì dù đúng hay sai đều có cái lý của nó, cũng sẽ giải quyết được thôi. Con đừng tự đày đọa, hủy hoại Đời mình, có biết không?
    Tôi ôm cánh tay Bố, Tôi khóc:
    -Con xin lỗi Bố..
    Bố vuốt tóc Tôi, gật gù, mắt Bố đỏ. Buổi chiều đó, Tôi không bao giờ quên.
    Thấy Tôi dọn ra sống một mình, Vũ có vẽ hoảng hốt, lo âu nhưng Vũ không hỏi gì Tôi. Hình như Vũ có đi tìm Phượng, nhiều lần. Mấy lúc gần đây, mỗi lần gặp Tôi, thái độ của Vũ rất ngại ngùng, bối rối, cứ như muốn nói điều gì rồi lại thôi. Tôi cũng kệ. Tôi đi làm, đi học, đi dạy Việt Ngữ, hoạt động Xã Hội, sinh hoạt với Hội Sinh Viên Việt Nam Trường, đi tìm Quê Hương của Tôi. Tìm đủ cách để cuộc sống bận rộn luôn, nhưng nỗi nhớ thương Anh vẫn đầy vơi. Gần Sở Tôi làm, có một ngôi Nhà Thờ cổ kính và một tượng Đức Mẹ Từ Bi. Tôi hay đến đó, đứng cầu xin Bình Yên cho Anh, cho Bố Mẹ, cho Vũ. Tôi cố gắng sống tốt hơn với bản thân mình, với Vũ, với gia đình. Phượng luôn đến tìm Tôi, Nó sợ Tôi làm chuyện dại dột, hai đứa chỉ ngồi lặng thịnh, hay chỉ để nghe Tôi khóc. Mỗi ngày, Tôi bắt buộc Tôi phải quên Anh, phải lịm chôn Tình Yêu mình xuống tận đáy lòng, vào ngăn Qúa Khứ. Nhưng khi mình càng muốn quên thì lại càng nhớ không thôi. Tiếng Anh đêm đêm thầm thì, hình ảnh Anh mỗi sáng mỗi chiều in trên hàng cây Tôi đi, về… Để những trang thư nhớ thương Tôi viết cho Anh nhưng không gởi đóng thành nhiều tập Nhật Ký, nhạt nhòa nước mắt. Và có lẽ Chúng Tôi còn nợ nhau, nợ cuộc Tình này thêm những năm tháng Hạnh Phúc nữa.. Nên ở bên trời Đông Bắc xa vời, Anh cũng chới với nhớ thương, đếm ngày tháng xa nhau trên nát tan mình… Và khi cơn đau đã đầy, đã trào dâng, không kìm chế được nữa… Chẳng hẹn gì mà hai đứa lại tìm đến nhau! Những trang thư ước sũng Tình buồn, nhớ nhung tha thiết lại tiếp nối gởi đi.. bất chấp kết quả ra sao. Anh nói ngày trước, Anh qúa bối rối, ngở ngàng và đau lòng trước cái tin và quyết định đột ngộ, bất ngờ của Tôi gởi cho Anh, Anh cũng tự ái và cũng muốn cho Tôi dễ dàng dứt khoát với Anh nên Anh đã làm “Quân Tử Tàu” rời xa Tôi. Nhưng tháng ngày tiếp nối, Anh biết là Anh không thể sống thiếu vắng Tôi. Anh muốn Tôi cho Anh biết Anh sẽ phải làm gì để Chúng Tôi có được nhau trong Đời? Anh sẽ vì Tôi mà làm tất cả. Tôi không trả lời câu hỏi đó của Anh vì Tôi biết Tôi không thể bỏ hết tất cả để chọn Anh, theo Anh, dù Tôi muốn lắm, và Anh cũng vậy, Tôi không thể để Anh vì Tôi mà bỏ đi tất cả. Tôi chỉ còn có thể mặc kệ lương tâm lên án, mặc kệ lý trí kêu gào, mang hết lòng cuồng si gởi cho Anh, tỏ Tình yêu Anh nồng nàn, ngây dại vì mai đây sẽ không còn cơ hội nào nữa để nói với Anh, mai đây hai đứa lại phải xa nhau, mãi mãi. Anh cũng thừa biết như vậy mà. Và hai đứa Tôi cứ khóc cười thương đau, vui buồn ngậm nhấm Tình nhau qua những trang thư dài đầy ấp yêu thương, những đêm chuyện trò không muốn cúp phone. Trang trọng nâng niu và đếm từng ngày tháng Hạnh Phúc của riêng mình, của Tình Yêu ngất say.
    Có một ngày, Tôi hết hơi, mòn sức trong sầu thảm Đời mình.. Tôi bất chấp lý trí, bất chấp tất cả, mặt mũi, Lễ Giáo, Ân Tình gì Tôi cũng không nghỉ đến nữa.. Tôi quyết định bỏ hết để đi tìm Anh. Tôi muốn gặp được Anh một lần, dù chỉ một lần thôi, Người Tôi yêu bằng xương bằng thịt, rồi có ra sao cũng được. Buổi sáng đó, Tôi đến Sở xin nghỉ vài ngày, Tôi mua vé máy bay rồi đi lang thang như kẻ u mê, cuồng điên trong muôn ý nghỉ ngổn ngang của mình. Tôi nghỉ, Tôi cần ghé về Nhà, thăm Bố Mẹ, Tôi sẽ nói với Bố tất cả, và có lẽ Tôi cũng sẽ ghé qua nói luôn với Vũ, rồi Tôi đi.
    Tôi bước những bước chân run rẫy lên thềm, vào Nhà. Tôi đi quanh tìm, không thấy Bố Mẹ đâu cả, có lẽ Bố Mẹ đi công việc chưa về? Đợi đến chiều tối, vẫn không thấy Bố Mẹ về, Tôi đâm lo lắng, gọi cho Chị, không ai trả lời. Tôi bối rối, biết tính sao bây giờ? Tôi định chạy sang nhà Vũ. Vừa khóa xong cửa thì Tôi thấy xe Chị Tôi quẹo vào. Tôi mừng qúa, chạy ra hỏi:
    -Ủa Chị, Bố Mẹ đi đâu vậy? Em chờ lâu lắm rồi Bố Mẹ vẫn chưa về?
    Chị Tôi thở ra:
    -Chị gọi cho Em hoài mà không gặp, Chị đâu nghỉ là Em về Nhà. Bố đang ở Bệnh Viện.
    Tôi tái mặt, run lên:
    -Bố làm sao hả Chị?
    -Bố bị nghẽn Tim, may có Mẹ gọi cấp cứu kịp thời.
    -Bây giờ Bố ra sao?
    -Tạm ổn rồi. Bố không muốn cho Em biết, nhưng Chị thấy Bố cần có Em nên Chị tìm Em. Em vào gặp Bố đi, cho Bố mau khỏe lại.
    Tôi “Dạ” rồi đi nhanh ra xe. Tôi vừa chạy xe vừa cầu nguyện cho Bố, cũng cầu xin cho đừng có người Cảnh Sát nào gặp được Tôi.
    Khi Tôi mở cửa phòng Bố, Tôi thấy Vũ đứng bên cửa sổ và Mẹ đang ngồi đọc Kinh. Dáng Mẹ trông buồn buồn làm sao ấy khiến Tôi bùi ngùi, rưng rưng nước mắt. Nghe tiếng động, Mẹ và Vũ quay lại, thấy Tôi Mẹ hơi chau mày, nhưng có vẽ vui, Mẹ hỏi:
    -Sao Con biết mà vào? Bố đã không cho đứa nào báo với Con mà..
    Và Mẹ nhìn Vũ, Tôi nói ngay:
    -Dạ Con về Nhà thăm và gặp Chị Như, Con hỏi..
    Mẹ lầm bầm:
    -Con Như thật là..
    Nhưng rồi Mẹ dịu lời:
    -Con vào thì tốt rồi, Bố nhớ Con lắm nhưng Ông ấy cứ dấu..
    Tôi nói nhỏ:
    -Con xin lỗi không về thăm Bố Mẹ luôn..
    Mẹ không nói gì. Tôi đến bên giường Bố, Bố đang ngủ. Tôi cầm tay Bố, nước mắt tuông rơi. Bố khỏe lại Bố nhé? Con sẽ đánh đổi tất cả, gánh chịu tất cả để Bố được khỏe lại, Con hứa sẽ mang lại cho Bố nụ cười vui mỗi ngày với Con nữa. Tôi chùi nước mắt, Mẹ đứng lên, đưa Tôi miếng giấy lau mũi. Mẹ bảo:
    -Có Con ở đây với Bố, Mẹ về nghỉ ngơi ăn uống một tí rồi Mẹ vào..
    Tôi cúi đầu:
    -Mẹ về nghỉ đi, tối nay Con ở lại với Bố. Con đã xin nghỉ làm hết tuần này rồi.
    Mẹ nhìn Tôi:
    -Hay nhỉ? Con lo hết rồi hở?
    Tôi xấu hổ cúi mặt khi nghĩ đến chuyến đi của mình. Ông Tơ Bà Nguyệt đã nhất định không se mối Tình này cho Tôi và Anh.
    -Thôi thì Mẹ về, mai sáng Mẹ vào. Hai đứa tính sao thì tính. Có tin gì cho Mẹ biết.
    Tôi “Dạ” nhỏ, Mẹ bước ra cửa rồi quay lại nhìn Vũ:
    -Cảm Ơn Con đã lo cho Bố Mẹ..
    Vũ “Dạ” và cúi đầu chào Mẹ. Mẹ đi khỏi rồi, Tôi lập lại lời Mẹ:
    -Cảm Ơn Anh.
    Vũ cười nhẹ, hỏi Tôi:
    -Ti có khỏe không? Trông Ti gầy đi nhiều… Ti ăn gì chưa, Anh đi mua?
    -Dạ Ti không sao, Cảm Ơn Anh.
    Tôi đến ngồi bên giường Bố, hai đứa không nói gì thêm. Một lúc lâu, người Y Tá bước vào, bảo Chúng Tôi ra ngoài để Cô lo cho Bố. Chúng Tôi ra đứng ngoài hành lang. Tôi nhìn đồng hồ, gần Mười Hai giờ khuya. Tôi nói với Vũ:
    -Vũ về nghỉ đi, mai còn đi làm…
    Vũ dựa lưng vào tường, cười:
    -Anh không sao, thôi để Anh ở đây với….Bố, Ti về đi, Anh không đi làm cũng được mà. Ti phải lo cho sức khỏe của mình..
    Tôi cúi đầu:
    -Ti muốn ở lại với Bố.
    -Vậy Anh ở thêm chút nửa rồi Anh về..
    Hai đứa lại im lặng, cùng bóng đêm đổ dài. Cô Y Tá gọi Chúng Tôi trở vào. Bố vừa thấy Tôi, đôi mắt lim dim mở to, Bố ngồi nhanh dậy, gọi:
    -Ti hả? Ti đến thăm Bố hả?
    Tôi đi vội lại, ôm Bố, khóc như con nít.
    Sau ngày Bố xuất viện, mỗi trưa Tôi đều gọi thăm Bố và chiều đi làm ra Tôi ghé về Nhà, cười nói với Bố vài câu rồi chạy vội đi học. Bố vui hơn, khỏe hơn. Tôi biết Bố muốn gọi Tôi dọn trở về Nhà, nhưng Bố không nói ra. Tôi cũng không tính gì về chuyện trở về. Tình Tôi và Anh vẫn đong đầy ngọt đắng theo ngày tháng qua vội. Nhiều lần Tôi muốn kẻ Anh nghe về Bố cùng Tình Thương Bố cho Tôi và Tôi Cảm Kính Bố đến đâu! Tôi muốn kể Anh nghe về những hệ lụy trong cuộc sống mà Tôi vẫn phải luôn cố gắng chịu đựng một mình, giữ lấy riêng mình. Kể về chuyến đi gặp Anh đã không đến của Tôi. Nhưng rồi lại thôi, Tôi không muốn mang thêm cho Anh buồn phiền đã qúa nhiều rồi. Nhưng Tôi lại thắc mắc, lại nghỉ.. nếu Tôi kể Anh nghe, chắc Anh sẽ cảm động lắm! Anh sẽ tìm thêm một chổ trong Tim để yêu Tôi hơn nữa. Anh sẽ chấp nhận sự thua thiệt, mất mát của mình một cách dể chịu, vui vẽ hơn chăng? Và khi xa nhau, Tình Yêu sẽ trở nên hiển linh, sẽ là Phép Nhiệm Mầu để giúp Tôi và Anh tiếp tục sống từng ngày còn lại. Ừ, một hôm nào đó, Tôi chắc sẽ kể Anh nghe hết chuyện Đời Tôi.
    Cuối Năm. Vũ đến tìm Tôi bên tượng Đức Mẹ. Vũ đứng một lúc rồi nói nhỏ:
    -Hè mình….Đám Cưới nha Ti…
    Tôi biết ngày này sớm muộn gì rồi cũng sẽ đến, phải đến để chuyện Tôi và Anh được kết thúc, cho chuyện Tôi và Vũ bắt đầu. Dù Tôi và Anh có yêu thương chất ngất, hay nồng nàn một Trời, có cố gắng níu kéo, ghì lại, không muốn buông tay nhau ra, thì cuối cùng rồi hai đứa cũng phải xa nhau. Chúa đã cho Tôi và Anh Hạnh Phúc này và chỉ có thể đến tới đây thôi. Tôi nên Cảm Ơn Chúa, Cảm Ơn Đời, Cảm Ơn Anh và chấp nhận. Tôi không thể xin thêm hay đòi hỏi thêm gì nữa.
    Tôi nhìn Vũ ngậm ngùi, tự hỏi: Tôi có xứng đáng để Vũ phải trả ra một gía đắc bằng cả cuộc Đời buồn bả của Vũ không để được có Tôi? Sao Vũ cứ từ tốn, cứ lặng lẽ đi bên cạnh Tôi và muốn chở che cho Tôi mà không một lời oán than, trách móc. Vũ đã biết chuyện Tình của Tôi qua Phượng rồi mà, phải không? Phượng đã nói với Tôi. Sao Vũ cứ im lặng, không nói gì? Thái độ dịu dàng của Vũ là dao cắt lòng Tôi, cũng đau đớn lắm, dù lòng Tôi hôm nay đã bầm dập, nát tan rồi. Tôi đã phụ Tình Anh và Tôi cũng sẽ phụ Tình Vũ. Ngày tháng ở tương lai, Tôi phải làm sao để Sống? Để đối diện với chính mình, với Vũ đây? Tôi cần phải thu hết can đảm này, nói với Vũ một lần, những lời của lòng mình từ lâu ray rứt, không yên:
    -Vũ thật muốn Đám Cưới này? Ti đã không còn trái Tim của mình nữa. Vũ cưới về một cái xác không hồn sẽ biến Đời Vũ thành một bãi Tha Ma. Dù Ti có cố gắng đến đâu, cả Đời, Ti cũng vẫn sẽ còn làm tổn thương Vũ, đau lòng Vũ, thê thảm lắm như những ngày qua.. Tội gì Vũ phải bước vào cuộc Hôn Nhân không xứng đáng, không gía trị để làm lở dở Đời Sống tươi thắm của mình? Không đáng đâu Vũ. Ti xin lỗi Vũ, xin lỗi..
    Vũ không trả lời gì, mắt Vũ hơi nhíu lại nhưng nét mặt vẫn bình thản, từ ái. Vũ ngồi xuống bên cạnh Tôi, hai đứa cùng nhìn Đức Mẹ. Buổi chiều phủ xuống hai tâm hồn héo hắc..
    Sáng hôm sau khi ra đi làm, Tôi thấy một bì thư để trên kính xe. Tôi cầm lên, mở ra. Tấm thiệp nhỏ hình hai cành hoa Calla Lily trắng mà Tôi rất yêu thích và những hàng chử nâu cứng rắn bên trong: “Ti. Anh hiểu rất rỏ ai trong Chúng Ta cũng chỉ chở Tình vào Tim một lần trong Đời thôi. Và Anh đã lỡ chuyến Ti qua, dù Anh vẫn đứng đợi. Anh tôn trọng Tình Yêu của Ti, như Anh tôn trọng, nâng niu Tình Yêu của chính mình. Anh biết, nếu Ti có được quyền chọn, Ti sẽ không chọn Anh. Anh có quyền chọn chứ, nhưng Anh vẫn ước muốn dùng hết Cuộc Đời Anh để chứng minh cho Ti biết Anh Yêu Ti nhiều bao nhiêu? Yêu Ti, nên Anh đã trở thành người rất ích kỷ như hôm nay. Có lẽ, Chuá đã định duyên phận này và muốn chúng mình cùng vác chung một Thánh Gía? Nếu là vậy, thì xin cho Anh được vác một mình, vác thay Ti. Cho dẫu Anh phải bước cùng với Ti lên đến đỉnh sầu cao chất ngất, Anh cũng bằng lòng, và Anh sẽ dùng hết Tâm Sức, Tình Yêu của mình để đập vỡ, phá nát nó đi và đổi lấy cho Ti những tháng ngày An Vui, những bước chân êm ái, rất nhẹ của Thiên Thần. Mình cùng nhau bước vào Hạnh Phúc này Ti nhé.”
    Tôi gấp thiệp lại, chùi nước mắt, bước hụt hẫn ra trạm xe Bus. Sao trên Đời này lại có một người rất đỗi khờ khạo, mang hết máu Tim mình ra để Yêu ai… cuồng si vô đối, tự đem lấy cho mình đầy khổ đau, hẹ lụy, như Tôi?
    Tôi viết thư cho Anh, nhiều thư lắm, nhưng Tôi chỉ gởi đi có vài lá, còn bao nhiêu Tôi giữ lại. Lời Tình chia xa vở nát Tim nhau, thôi để Tôi đọc một mình. Để Tôi một mình u uất với mối Tình cuồng si này. Một chuyện Tình mà ai biết đến cũng nghi ngại, cũng đặt nhiều dấu hỏi. Chỉ có Tôi hết lòng ngây dại yêu Anh, không đòi hỏi gì, oán trách gì, không thắc mắc ngờ vực gì. Tình Anh thật trọn vẹn trong Tôi, hôm nay và mãi mãi về sau.
    Trước Đám Cưới vài ngày, Tôi nhận được thư Anh. Một tấm thiệp và lời Tình Yêu Thương thì thầm thiết tha… Tôi đọc trong nước mắt, rồi in đậm từng chữ từng dòng vào máu Tim mình, để mỗi khi nhìn Mây Trời bay lơ lững trên cao, Tôi tin là Anh vẫn còn Yêu Tôi lắm, để Tôi nhớ Anh ngập lòng, xót đau.
  2. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Em nở rực tươi trong ngày nắng mới
    Mang ánh Xuân ngời vườn Hạnh Phúc Tôi
    Đường trần bước chậm không còn đơn côi
    Mưa gió dẫu về tình cũng lên ngôi
     
    Tôi quyết vì Em vào Đời tắm gội
    Ao nước bao dung, độ từ, tha thứ
    Biết đâu một ngày...Quỉ thành Thiên Sứ?
    Bởi đã yêu Em Tôi chẳng chối từ
     
    Em hiện thân là một cánh hoa Sen
    Tỏa ngát hương thơm khắp cả phố phường
    Cuộc sống quanh đây vốn chỉ vô thường
    Nay trổ xanh màu muôn cánh Yêu Thương
     
    Em muốn cùng Tôi dựng lại Thiên Đường
    Trên một Quê Hương Thiên Đường lạc mất
    Đau thương người che, hay là chôn cất
    Trong những phong bình tráng lệ nguy nga
     
    Em đến từ nơi tâm lượng bao la
    Nên tình yêu Em chan chứa thật thà
    Em hái đầy tay trái đắng đậm đà
    Cho hoa Sen trắng tàn dần sắc tươi
     
    Thôi chỉ vì Em, Tôi lại mĩm cười
    Đêm tối lâu qua rồi trời cũng sáng
    Quỉ dử yêu...Tiên, giá nào chẳng đáng?
    Tôi nguyện theo Em tìm dáng Thiên Đàng
     
    Hôm nay Tôi buồn nhìn tóc Em bay
    Trên giải Trường Sơn lệ nhỏ tay gầy
    Quê Hương, Tôi biết, Em trải tình đầy
    Thiên Đường dựng mãi vẫn là khói mây
     
    Em ơi nếu yêu mảnh đất S này
    Thì hãy vững tin, tình còn biết mấy
    Tôi dắt Em đi để Em sẽ thấy
    Một ngày Sen nở khắp trời Quê Hương
     
    (Và Tôi, đêm mãi nhớ, ngày mãi thương
    Chỉ một Sen trắng trong đầm nhà Tôi!)
     
     
    Hoài Vi
  3. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Có phải Xuân về khắp đó đây
    Tình Xuân thắm thiết phút xum vầy
    Cho Tôi gởi vào muôn tiếng pháo
    Lời ước Đầu Năm Hạnh Phúc đầy
     
    Xin những nụ Đời tỏa ngát hương
    Khắp trời Quê Mẹ thắm Yêu Thương
    Tình Người thân ái chung xây đắp
    Một Nước Việt tươi, thật Phú Cường
     
    Xin chút Yên Lành phủ nơi nơi
    Cho Đồng Bào Tôi được nghỉ ngơi
    Bao năm quằng gánh đời đau khổ
    Nay hưởng An Bình, sống thảnh thơi
     
    Xin mắt Mẹ Tôi vẫn sáng tươi
    Xuân về tuổi Mẹ sắp Tám Mươi
    Chấp tay cầu Mẹ luôn thọ mãi
    Ngày sẽ không mau tắt nụ cười
     
    Xin tiếng lòng vui luôn chứa chan
    Người Tôi thương mến sống An Khang
    Các Con thơ dại vào Xuân mới
    Mỗi bước Đời tươi, bước hiên ngang
     
    Xin gởi theo Xuân vẹn trái tim
    Về Người xưa cũ biết đâu tìm
    Yêu nhau dẫu có sầu đôi ngả
    Tình vẫn không vơi cạn nỗi niềm
     
    Xuân ơi, Xuân đến để yêu thêm
    Cuộc sống rồi đây sẽ ấm êm
    Những mảnh đời buồn tan tác vỡ
    Yêu mãi cho tàn hết bóng đêm
     
    Đốt nén hương trầm Tôi khấn xin
    Giao Thừa mang đến vẹn Ân Tình
    Người sẽ vì Người mà chủ động
    Nuôi lớn Quê Hương mãi Thái Bình
     
    Hoài Vi
  4. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Em nhớ Người, mùa Xuân này là mấy?
    Tình hao gầy còn đau lắm trong tim
    Ngày tháng qua kỉ niệm vẫn về tìm
    Cho lòng sầu như nửa mảnh trăng đêm
     
    Người phương xa, Xuân về có ấm êm
    Mắt có vui trong muôn nắng hoa tươi
    Có Hạnh Phúc như một thuở môi cười?
    Khi tình đến ngập tràn tim hai đứa
     
    Giờ tình mình như màu vàng lá uá
    Bên đời buồn ai còn nhớ thương ai?
    Đêm từng đêm Em với tiếng thở dài
    Cố quên hết, sao hình Người cứ hiện
     
    Mỗi Xuân về, cùng gấm hoa Em diện
    Làm dáng cho đời thêm vạn ý thơ
    Tiếng pháo vui, hồn nhỏ lệ thẫn thờ
    Giọt cay đắng rót lên tình xưa cũ
     
    Thôi cũng đành, chuyện mình tan, mưa lũ
    Kiếp này qua không được nghĩa Phu Thê
    Dưới thềm hoa Em vẫn giữ ước thề
    Yêu Người mãi như Xuân đời bất tận....
     
    Hoài-Vi
  5. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Admin/Owner Options
     
    * Make This Entry A Draft
    * Lock Entry
    * Delete Entry
    * Edit Entry
     
    Hôm nay ngày Giổ Bố
    Con đứng lặng bên Mồ
    Mưa từng cơn mưa đổ
    Hắc hiu hồn Bố, Con
     
    Bao tháng ngày héo hon
    Đời Con không còn Bố
    Ơn Người trả về đâu?
    Núi Thái Sơn đứng sầu
     
    Ngày xưa Bố vá khâu
    Tình Nhân Ái tươi màu
    Dạy Con Nghĩa, Hiếu, Trung
    Máu Việt phải kiêu hùng
     
    Bàn tay đầy xương vun
    Bố dẫn Con vào Đời
    Chất chồng bao công khổ
    Mắt vẫn ngời Thái Sơn
     
    Nuôi Con vai Bố sờn
    Buồn, vui theo Con lớn
    Tình Bố hoài thứ tha
    Qua bao lần Con ngã
     
    Ôi, Ơn Bố bao la
    Tình Người như đuốc sáng
    Soi đường Con lần bước
    Lẽ loi Đời thiệt hơn
     
    Bây giờ Bố cô đơn
    Tro bụi có tủi hờn?
    Da Vàng chôn đất lạ
    Bốn Mùa mưa nắng qua
     
    Hương trầm tỏa xót xa
    Như mắt Con lệ nhòa
    Mỗi lần thăm Mộ Bố
    Thái Sơn sầu ngỗn ngang
     
    Lòng Con mãi vấn tang
    Trông về Núi bẽ bàng
    Ơn Người trả về đâu?
    Thái Sơn chỉ cúi đầu...
     
    Ngày Giổ Bố, Tháng 11
     
    Hoài-Vi
  6. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Vũ đến đón Tôi. Hôm nay hình như Trời nhiều Mây lắm? Tôi không nhìn lên, chỉ cúi mặt theo Vũ bước vào Nhà Thờ. Hai đứa cùng qùy xuống trên nát tan mình, mỉm cười, rồi hứa với nhau nhiều lời lắm, những lời mà Tôi biết Tôi không giữ được. Tôi run run cầm tay Vũ, xỏ vào một chiếc nhẫn, nói những lời gì Tôi không rỏ, chỉ biết là ba tiếng sau cùng Tôi nói rất chậm, vang khắp Nhà Thờ:
    -Xin Lỗi Vũ..
    Đức Cha và mọi người nhìn Chúng Tôi ngơ ngác, Tôi cũng ngơ ngác nhỏ lệ và buông tay Vũ ra, nhưng Vũ nắm tay Tôi lại, giữ thật chặt. Hai đứa cúi đầu trong tiếng vổ tay thật lâu khi Đức Cha giới thiệu một gia đình mới.
    Đám Cưới trang trọng rồi cũng qua, mọi người ra về. Phượng và Tôi dọn dẹp đồ xong, đứng chờ Vũ. Vũ còn ngồi ở một góc bàn với vài người Bạn, tay cầm chai rượu uống mãi. Có lẽ Vũ cố tình uống cho say, đễ tránh bở ngỡ khi hai đứa phải đối diện nhau, với cõi lòng bối rối, tơi bời. Phượng sửa lại aó Tôi và nói:
    -Từ hôm nay, Hạnh Phúc hay không do chính mình quyết định. Tao mong là Mày đã tỉnh mộng, không lôi thôi nữa. Tình Yêu của Mày không còn có thật, ông Vũ đằng kia có thật, Hạnh Phúc có thật. Hãy ngấu nghiến mà ăn, đừng chảy giải thèm hoài một trái Táo không có ở Thiên Đàng này nữa, hiểu chưa?
    Tôi hỏi Phượng câu hỏi ngày nào:
    -Dể dàng vậy hả Phượng? Vướt bỏ Tim mình…
    Phượng thấy Tôi rơi nước mắt, Nó bổng nổi cáu:
    -Ừ thì lỗi tại Tao tất cả! Nhưng Tao không ngờ Mày lại ngu si, đần độn, cuồng điên không muốn hiểu gì hết để cả đám phải đau khổ như vầy Ti ạ.
    Và Phượng lôi Tôi đến chổ Vũ, dí Tôi ngồi vào lòng Vũ, nói:
    -Vợ Anh nè! Anh mang về dạy dổ cho ngoan! Nếu không nghe lời thì cứ đánh…đít thật đau cho Nó tỉnh ngộ.
    Vũ lúng túng đở Tôi dậy, rồi không biết nói gì, làm gì? Vũ đứng nhìn Tôi khóc. Phượng nói với Bạn Vũ:
    -Mấy Anh sao không đưa vợ chồng người ta về cho rồi? Đêm Tân Hôn đáng gía nghìn vàng, để họ ở đây mãi làm gì?
    Bạn Vũ vội đứng lên, cười…lém:
    -Dạ… Chị Hai.
    Phượng bấm tay Tôi, nói nhỏ:
    -Tao về, Mày liệu hồn mà sống cho tốt đó! Tao sẽ đến tìm Mày.
    Chưa bao giờ Tôi lại mong ước, cầu xin cho đường về Nhà dài vô tận như đêm nay. Vũ chắc đã say rồi, ngồi nhắm mắt im lặng bên Tôi. Mùi rượu nồng nặc tỏa ra từ hơi Vũ thở rất nhẹ khiến Tôi lại nhớ Anh. Có lẽ giờ này Anh cũng đang say khứ ở đâu đó, hay đang nằm cuộn tròn, co ro, cô đơn với đau buồn ngậm nhấm, nuốt nghẹn. Tôi bậm môi để không khóc nữa. Xe ngừng trước Nhà, Tôi ngần ngại một lúc rồi mở cửa bước xuống, Bạn Vũ đưa chìa khóa cho Tôi:
    -Chị vào Nhà trước đi, Tôi đở Vũ cho.
    Tôi vẫn bâng khuâng chưa muốn đi, tiếng Vũ bổng vang lên:
    -Thôi khỏi cần, Mày về đi, Cảm Ơn Mày.
    Và Vũ bước ra, đưa hoa cho Tôi cầm. Bạn Vũ vẫn còn đứng lại, nhìn hai bóng người bước thấp bước cao đi vào Nhà. Đến bàn ăn thì Vũ như muốn ngã. Tôi luống cuống đở Vũ vào phòng, để Vũ nằm xuống giường, lau mặt Vũ, đắp một cái khăn lên trán rồi Tôi bước ra.. Tôi đi quẩn quanh căn Nhà xa lạ lần đầu bước vào. Từ nay nó sẽ là Nhà của Tôi, Tôi sẽ sống vui buồn với nó và làm quen với những đồ vật sắp xếp gọn gàng, dể thương khắp chổ mà chắc Vũ đã bỏ nhiều công sức lắm. Hạnh Phúc của Tôi là đây mà, phải không? Sao Tôi lại nhìn Hạnh Phúc mình một cách buồn thảm như vầy? Tôi đi thay đồ, ra đứng ngại ngùng ở cửa phòng một lúc rồi rón rén bước vào, ngồi nhẹ xuống giường. Tôi không dám nhìn Vũ. Đọc Kinh xong, Tôi thu hết can đảm đặt mình xuống nằm cạnh Vũ. Tôi cố gắng giổ giấc ngủ của mình mà không sao ngủ được, dù Tôi rất mệt. Vũ trở nhẹ mình, làm Tôi cuống quính lên. Bất chợt Vũ đưa tay qua tìm tay Tôi, nắm lấy thật chặt, để lên ngực Vũ. Tôi bối rối, hồi hộp nằm im. Tiếng Vũ đứt đoạn:
    -Anh…..Yêu…. Em…
    Hai đứa im lặng, im lặng lắng nghe tiếng thở của nhau và nỗi buồn mênh mông đổ xuống cõi lòng, đổ xuống thân xác mệt nhoài của một ngày Cưới thật dài, rồi thiếp đi vào giấc ngủ vùi.
    Như lời xin của Tôi, hai đứa không đi hưởng “Tuần Trăng Mật”, chỉ đi loanh quanh trả đồ Cưới, về nhà Bố Mẹ hai bên dọn dẹp, chạy tới chạy lui chở đồ của Tôi về Nhà mới. Tối lại, Tôi ở trong phòng sắp quần áo vào tủ, Vũ bước vào rất nhẹ, đứng sau lưng Tôi, Tôi ngại ngùng không lên tiếng, lâu lắm Tôi mới nghe Vũ nói nhỏ:
    -Anh sẽ…đợi Ti….
    Rồi Vũ đi vội và sang phòng kế bên, đóng cửa lại. Tôi bỏ đồ xuống ghế, ngồi thẩn thờ, ngơ ngác, đầu óc rối mù.. và Tôi cũng không biết Tôi ngồi như vậy bao lâu?
    Khi mở mắt ra nhìn đồng hồ, đã hơn Mười Một giờ! Tôi đứng vội dậy, rửa mặt, súc miệng rồi đi vội ra phòng ngoài. Nhìn quanh không thấy Vũ đâu, chỉ thấy ở bên bếp có hai cành hoa Calla Lily trắng với một ly Trà và một cái bánh Bao. Tôi bậm môi, chạy nhanh ra xe, xuống phố, đến ngồi bên tượng Đức Mẹ, khóc oà. Sao Tôi lại để Đời mình thê thảm qua đi như vầy? Cho dẩu đau buồn không dứt, Tôi cũng không thể để ai gánh chịu kết qủa của mình. Nhất là Vũ, Vũ đâu có lỗi gì để chịu hình phạt của đớn đau Tôi? Tôi đã bằng lòng Đám Cưới rồi mà? Từ nay Tôi phải làm cho tròn bổn phận Dâu, Vợ của mình. Tôi không thể chỉ sống cho Tôi, cho Tình Yêu ích kỷ, nhỏ nhen này nữa. Hôm nay nhìn mình, Tôi không phải là Tôi. Tôi của ngày trước, rất kiên cường, ngạo mạng, rất thiết tha được cho đi mà không cần nhận lại, được yêu mọi người vui lòng mà không cần điều kiện gì. Tôi sống ngẫn mặt, hài lòng biết bao. Sao bây giờ lại cúi mặt, đầy bất an như vầy? Xấu hổ qúa, tội nghiệp qúa Ti ơi! Mẹ ơi, xin giúp Con lau khô những giọt nước mắt này, đừng để nó chảy mãi, nó sẽ làm lụt lội Đời Con, Đời Vũ, Đời Anh. Nó sẽ nhận chìm Chúng Con vào cõi u mê, thảm thương lắm! Tôi cứ ngồi lầm bầm như vậy cho đến chiều.
    Tôi về Nhà, Vũ đang dọn cơm. Tôi bước đến, đứng sau lưng Vũ… Vũ quay sang cười, định hỏi Tôi gì đó nhưng Vũ im luôn, mắt Vũ buồn đi khi thấy Tôi lại khóc. Tôi ngại ngùng cầm tay Vũ, nắm chặt, nấc nghẹn:
    -Xin Lỗi Vũ..
    Vũ ôm Tôi vào lòng, cúi xuống, áp mặt vào má Tôi… để những giọt nước mặn hòa vào nhau, nhỏ lên môi.
    Tôi đã thật sự bước vào đời làm Vợ, làm Dâu. Bận bịu và khá cực nhọc. Tôi vẫn đi làm ở Bank, đi học, sinh hoạt Cộng Đồng như trước, thêm vào phụ giúp Mẹ Vũ trông coi cửa hàng, lo cơm nước cho Chồng, cho Bố Mẹ. Cuộc sống quay nhanh nên lắm lúc Tôi cũng mệt nhoài, đuối sức. Tôi phải cố gắng lắm để bước chân đi tới của mình vững vàng, không vấp. Thấy Tôi vất vả nhiều, Vũ năn nỉ:
    -Ti nghỉ làm nha? Đi học thôi cho mau xong, nếu muốn thì trở lại đi làm sau.
    Tôi không chịu, Vũ có vẽ buồn nhưng vẫn luôn chìu theo ý Tôi. Không phải Tôi muốn cực khổ vậy đâu. Tôi chỉ không thích lấy tiền của Vũ tiêu sài rảnh rỗi, và càng không muốn dùng tiền đó để đóng học phí cho mình. Giấc mộng “Cô Giáo" mà Tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhất định phải làm thành, Tôi muốn thực hiện bằng tâm huyết, khó nhọc của chính mình. Từ khi xa Anh, Tôi càng quyết tâm và nổ lực hơn. Ngày xưa hai đứa luôn nâng niu mơ ước này, Anh nói, dáng Tôi "Hạc gầy", thích hợp làm Cô Giáo lắm. Anh hẳn sẽ rất vui mừng nếu biết Tôi học xong. Còn một năm nữa thôi mà, Tôi sẽ ráng được, ngày tháng cũng sẽ qua mau.
    Vũ cũng bận rộn với việc làm riêng của mình và cơ sở của Bố Vũ, nên Chúng Tôi rất ít khi đi đâu, làm gì hay có thì giờ riêng cho nhau. Cuộc sống Vợ Chồng không được thắm thiết, đầm ấm như lòng Vũ ước mong, như tất cả cố gắng của Tôi. Hơn một năm qua, Tôi rưng rưng cảm động nhìn được rất rỏ, dáng Vũ cao, gầy, cặm cụi, gắng sức đập đổ đỉnh sầu trong nhau. Vũ đầy Từ Tốn, Bao Dung làm Cảm Phục lòng Tôi. Mỗi tối, dù Vũ có mệt mỏi cở nào, Tôi có về trể đến đâu, Vũ cũng thức đợi Tôi để cùng ăn cơm chung, và trên bàn ăn dường như rất ít khi thiếu vắng một hay vài cành hoa Calla Lily trắng, dù Vũ đã trồng cho Tôi một vườn trước sân. Tình Yêu Vũ tỏ rất đơn sơ, qua những việc làm nhỏ bé, lặng lẽ, âm thầm… làm Tôi lại khóc nhiều và buồn nhiều hơn. Tôi khóc cho Vũ, cho Tôi, Cho Anh. Cho Cuộc Tình ngang trái, bẻ bàng của Chúng Tôi. Lắm lúc, Tôi rất ghét, hận mình. Tôi đã không biết xấu hổ, tôn trọng bản thân, an phận với cuộc sống tốt đẹp mà Tôi có được. Anh cũng mong mõi, cầu xin cho Tôi được cuộc sống này mà? Sao Tôi lại không thể sống được, cho thật tốt?Tôi đã cố gắng lắm, nhưng Tôi không biết làm sao tự chủ, kìm hảm, ngăn chận cảm xúc của Tim mình? Trái Tim này vẫn hoài ầm ỉ nhớ thương Anh, vẫn ngày ngày trở về nâng niu Kỉ Niệm một thời Hạnh Phúc cùng Anh, vẫn cứ ngậm ngùi xót xa Tình buồn.
    Tôi vẫn thường viết những trang thư nhớ thương đau lòng, kể lể đủ chuyện với Anh như ngày nào, nhưng Tôi cất lại, chỉ thỉnh thoảng gởi cho Anh một lá viết vội, không đầu không đuôi. Tôi cũng nhận được một vài lần thư Anh, như lời Anh bắt buộc phải hứa với Tôi, một cách vô lý, ngang bướng là không được ngừng gởi thư cho Nhau. Chỉ khi nào Tôi không gởi cho Anh nữa, thì Anh mới được “tự do”. Thư Anh viết giờ chỉ là một vài câu ngắn gọn thăm Tôi có khỏe không? Gia đình có bình yên không? Những hàng chữ nhỏ, lẻ loi, trơ trọi in đậm trên trang giấy trắng rộng… trông buồn mênh mông, cô đơn buốc gía… như Anh và Cuộc Đời bây giờ, kiến Tim Tôi càng xót xa, u hoài.
    Và một ngày, cũng là lần sau cùng Tôi nhận, đọc thư Anh. Tôi được biết Anh đã học xong, đã ra Trường, đang đứng trước một tương lai tươi thắm, tốt đẹp, đầy hứa hẹn. Tôi quyết định không gởi thư đi cho Anh nữa, dù Tôi vẫn viết. Tôi đã thật sự an lòng, tin tưởng rồi một ngày cuộc sống của Anh sẽ yên vui trở lại. Anh có thể ươm lại hạt Hạnh Phúc của mình và nhìn nó nẫy mầm, nở lá, kết hoa. Buổi chiều đó, Tôi đến bên Đức Mẹ thầm thì lời Cảm Ơn. Tôi nhìn lên giải Mây trắng bềnh bồng, mỉm cười, dù nụ cười héo hắc. Hôm nay, Tôi sẽ không nắm giữ tay Anh nữa. Tôi trả Anh về với ngày tháng yên vui lúc chưa quen Tôi, trả Anh về với Cuộc Đời chưa úa màu buồn thương. Vâng, “Nghìn trùng xa cách, Người cuối chân Trời.. Đường dài Hạnh Phúc, cầu chúc cho Người..” (Phạm Duy) Như lời ngày nào Anh vẫn thường hay hát cho Tôi nghe. Tôi sẽ một mình ở lại đây, ở lại với Qúa Khứ, sẽ mãi thiết tha nâng niu, giữ gìn, ấp ủ, dù chỉ còn một mình Tôi thôi, những ngày xưa có Anh, yêu Anh. Tôi Yêu Anh lắm! Cho đến “Một ngày nào đó, tóc xanh xưa bạc màu..” (Ngô Thụy Miên)
     
    Ngày đầu của khóa học cuối cùng, trên đường đến Trường Tôi nhìn Mây Trời nói với Anh là Tôi mừng lắm! Anh có mừng không? Bố cũng mừng, khi nãy về thăm, Bố bảo:
    -Ti của Bố giỏi thật! Con xem mũi Bố có to không?
    Tôi gật đầu. Bố đưa Tôi sấp giấy:
    -Bố lấy tài liệu các Trường thích hợp cho Con hết rồi này. Con lựa lại rồi nộp đơn vào cho sớm..
    Tôi cảm động, Cảm Ơn Bố. Khi Tôi bước ra cửa, Bố bổng nói chuyện…vu vơ:
    -Thôi học xong Con nghỉ mệt ở Nhà cái đã, cho Bố một đứa Cháu để Bố được xem mặt coi nó giống Mẹ ra sao? Bố ẳm bồng một tí, nhỡ Chúa gọi về Bố cũng…
    Tôi không để Bố nói hết câu, kêu to:
    -Bố!
    Bố cười. Tôi đi trở vào, cầm tay Bố lo lắng, hỏi:
    -Dạo này sức khỏe Bố có ổn định không? Hay Bố sang nhà Con ở chơi nhé? Con tẩm bổ cho Bố?
    Bố tiếp lời Tôi:
    -Và Bố nấu cơm cho Con ăn hở?
    Tôi ôm Bố cười:
    -Dạ! Con thèm cơm Bố nấu lắm! Anh Vũ cũng vậy. Mà Bố khỏe nhỉ?
    Bố gật đầu, rồi hỏi:
    -Hai đứa Con có Hạnh Phúc không?
    Tôi “Dạ” nhỏ, thấy Bố có vẻ không tin, Tôi lại ôm Bố chặt hơn:
    -Thật mà, Bố không tin ngày mai Bố hỏi Vũ nhé!
    Tôi nhìn đồng hồ, đến giờ phải đi học. Tôi buông tay Bố:
    -Con sắp trể học rồi, Con đi Bố nhé. Mai Con về đón Bố Mẹ sang Nhà Con nhé!
    Nói rồi Tôi chạy vội ra xe, Tôi biết Bố vẫn còn ngồi lại bên cửa, lâu lắm, nghĩ chuyện của Tôi và Vũ.
    Niềm vui ngày ra Trường còn rộn rã trong Tôi, trong Bố. Chiếc bánh mừng Bố tặng còn chưa ăn hết, tấm hình Bố và Tôi chụp với mũ áo hân hoan vừa rửa xong còn chưa kịp đưa Bố coi, thì Bố đột ngộ ra đi. Buổi trưa, Tôi đang ngồi họp với nhóm, Tôi thấy Vũ hấp tấp chạy vào văn phòng cấp trên của Tôi nói gì đó, Bà ta đứng vội dậy theo Vũ đi ra, tiến đến chổ Tôi.. Tôi thấy mặt Vũ tái xanh, chưa kịp hỏi gì Vũ đã kéo tay Tôi, vừa đi vội vã vừa nói:
    -Bố không ổn rồi, đi mau!
    Tôi ngơ ngác:
    -Bố làm sao?
    -Bố lại nghẽn Tim, mang vào Bệnh Viện cấp cứu rồi!
    Tôi hốt hoảng, kêu lên:
    -Bịnh Viện ở đâu?
    -Phố này.
    Tôi ngồi trong xe, lòng như lửa đốt. Từ chổ Tôi làm đến Bệnh Viện đâu có xa, mà sao chạy hoài vẫn chưa đến, Vũ đã vượt mấy cái đèn đổi sang đỏ rồi mà? Tôi lầm bầm đọc Kinh, nhưng không nhớ Kinh nào. Tôi gọi Bố, gọi mãi.. Cuối cùng xe đến trước Bệnh Viện, Vũ đậu lại thật nhanh, mở cửa cầm tay Tôi chạy vội vào trong, bỏ mặc ông gác cổng kêu, la. Hai đứa chạy như ma đuổi lên lầu, nước mắt Tôi đã nhạt nhòa nên khi đến nơi, Tôi thấy lờ mờ đông người đứng nơi hàng lang nhưng không nhìn ra là ai? Cánh cửa phòng Bố đóng kín, Tôi chạy đến định mở, có bàn tay giữ Tôi lại, hình như tiếng của Đức Cha:
    -Chưa vào được đâu Con.
    Tôi nghe tiếng người, tiếng máy ồn ào, nhanh vội bên trong phòng Bố, mắt tối lại, Tôi lạng quạng muốn ngã. Vũ đến kéo Tôi đi, Tôi ghì lại, nất lên:
    -Ti muốn đứng đây mà, đứng đây…
    Vũ ôm Tôi vào lòng, vỗ về. Bổng trong phòng im lặng, một lúc cánh cửa mở ra, bốn năm người đứng cúi đầu. Ông Bác Sĩ đi đến nói với Vũ:
    -Rất Xin Lỗi, Chúng Tôi đã tận hết sức rồi..
    Tôi xô vội Ông ra, ùa vào ôm lấy Bố, vừa lắc vai Bố vừa gọi:
    -Bố, Bố ơi! Bố thức dậy đi, Bố mở mắt nhìn Con đi Bố.. Bố ơi, Bố.. Bố đừng bỏ Con mà đi, đừng đi..
    Tôi mở mắt, ngơ ngác nhìn quanh. Căn phòng sao quen qúa? Nhưng Bố Tôi đâu? Tôi ngồi bật dậy, tuột vội xuống giường, người Y Tá cuống quính chạy đến giữ tay Tôi, kéo nằm lại:
    -Cô còn yếu lắm, chưa đi được..
    Tôi ngơ ngác hỏi:
    -Bố Tôi đâu?
    Cô không trả lời. Vũ bước vào, đến vội bên giường, ngồi xuống rồi cầm lấy tay Tôi. Tôi hỏi Vũ:
    -Bố đâu rồi hở Vũ?
    Vũ áp tay Tôi lên mặt Vũ, siết chặt:
    -Bố đã đi rồi..
    Và Vũ nhìn Tôi buồn bã:
    -Ti phải can đảm, bình tỉnh.. Bố không muốn thấy Em như vầy..
    Tôi nằm yên bất động, nước mắt tuông rơi. Sao Bố lại đi nhỉ? Sáng nay điện thoại, giọng Bố còn vui, còn khỏe mà? Bố còn hứa chiều Tôi về, Bố Mẹ sẽ sang Nhà thưởng thức món Bún Măng Tôi nấu mà Bố rất thích, còn hứa ngày mai sẽ chở Tôi đến Trường Tiểu Học, ủng hộ tinh thần cho Tôi để buổi phỏng vấn đầu tiên Tôi không qúa sợ, run. Bây giờ Bố đã bỏ Tôi để đi đâu? Sao Bố không giữ lời hứa với Tôi? Ngày tháng không còn Bố nữa, Tôi sẽ phải sống buồn vui ra sao? Tôi đã mất Anh rồi, Tôi không thể mất cả Bố nữa. Bố thật sự đã hết thương Tôi và không còn muốn lo lắng, chăm sóc, vổ về Tôi nữa sao?
    Ngày đám Tang Bố, Tôi không còn nước mắt để rơi rớt. Khi mình đã đến tận cùng của đau thương, cõi lòng tê tái hết, mình không còn cảm giác, cảm nhận được gì nữa. Tôi đắp cho Bố lá CờTổ Quốc Bố Yêu Kính, để vào trong tay Bố chiếc Mủ Đỏ đã theo bên Bố nhiều năm, đã đứt sờn đường chỉ. Tôi chưa nói hết câu Từ Giả Bố thì người ta đến đậy nắp Quan Tài lại và mang Bố đi. Những tiếng khóc gọi òa lên, thổn thức theo sau Bố. Tôi vẫn đứng chết lặng một chổ..
    Và Tôi cứ đứng như vậy mỗi ngày bên Mộ Bố, đôi khi khóc cười một mình. Vũ và Phượng phải luôn ra gọi Tôi về. Bố ra đi mang theo sức sống của Tôi, Tôi không còn thiết tha gì. Tôi xin nghỉ làm ở Bank, cứ sáng chiều lang thang như kẻ không Nhà. Mùa Hè nắng ấm rực rở lắm, mà lòng Tôi rét lạnh, âm u. Tôi nhìn Mây Trời, khóc với Anh, thật nhiều.
    Ngày giổ Bố một Tháng, Vũ sợ Tôi không chịu nổi, làm chuyện khùng điên. Sáng dậy Vũ không đi làm, dẫn Tôi đi Lễ, Vũ mua nhiều hoa và hương trầm lắm. Ra khỏi Nhà Thờ, Vũ chở Tôi đến Mộ Bố, cắm hoa, đốt hương trầm nghi ngút. Hai đứa ngồi lặng im, rất lâu. Khi thấy Mẹ, gia đình các Anh Chị, Bố Mẹ Vũ, Đức Cha đến, Vũ đở Tôi đứng dậy. Bố Vũ nhìn Tôi, nhưng nói với Vũ:
    -Trông Ti không khỏe, con mang Ti về, dẫn đi bác sĩ coi sao..
    Tôi vừa bập bẹ thành tiếng gì đó nói với Bố Vũ thì ngất đi.
    Khi tỉnh dậy, Tôi lại thấy mình nằm trong Nhà Thương! Vũ ngồi bên cạnh, dáng Vũ hao gầy, mắt Vũ đỏ, ướt, nét mặt xúc động lắm. Tôi nhìn Vũ hỏi:
    -Chuyện gì, Vũ?
    Vũ cầm tay Tôi, nhỏ nhẹ:
    -Em đã có….mang gần hai Tháng rồi.. Bác sĩ bảo nếu sức khỏe của Em không ổn định, có lẽ sẽ không giữ được…Con..
    Tôi im lặng, không biết lòng mình buồn hay vui? Tôi nhớ Bố, nhớ Bố lắm! Bố có nghe Vũ nói và có vui không Bố? Bố sắp có đứa Cháu Ngoại như Bố mong ước rồi đó! Cháu của Bố phải ra đời Bình An, Hạnh Phúc phải không Bố?
    Và Con Tôi chào đời, Bình An. Tôi nhìn Con, nói với Bố: “Bố thấy Cháu của Bố giống ai?” Tôi ôm Con vào lòng, Tôi khóc. Con phải lớn lên, đi những bước chân của Lê, Lý, Nguyễn, Trần, của Ông Ngoại vào Đời thật hiên ngang, dũng cảm, Con nhé.
    Tháng ngày như giòng nước trôi mau. Cuộc sống của Chúng Tôi lại bận rộn hơn khi có thêm Bắc Nguyên để chăm sóc. Tôi và Vũ dốc hết tâm trí vào Con, vào các công việc Cộng Đồng.. với mong ước được thấy con đường về Quê Hương Hòa Bình mở rộng thênh thang, đón chào Con Chúng Tôi đang tập tểnh bước đến.. Tôi đã trở thành một “Cô Giáo” chuyên nghiệp. Mỗi ngày đi dạy, Tôi vẫn nhìn Mây Trời, nhớ Anh, nhớ Bố. Nỗi nhớ xót xa, nỗi nhớ Hạnh Phúc. Một Hạnh Phúc buồn mà Tôi rất nâng niu.
    Tôi đi dạy học được Mười Bốn năm thì xin nghỉ, khi biết Mẹ bệnh và không còn nhiều ngày tháng với Chúng Tôi nữa. Vũ, Tôi và Bắc Nguyên phải mất mấy tuần mới năn nỉ được Mẹ về ở với Chúng Tôi. Hôm dọn Mẹ về Nhà, Mẹ nói Mẹ muốn dành hết ngày tháng còn lại cho Bắc Nguyên và bù đắp cho Tôi. Ngày tháng của Mẹ rất Bình Yên và thản nhiên đối diện với căn bệnh ngặc nghèo của mình như không có điều gì xảy ra hay phải lo âu. Mẹ của Chúng Tôi là thế đó, đến cuối Đời, Mẹ vẫn kiên cường, không khuất phục trước bất cứ khó khăn gì. Mỗi ngày, Mẹ và Bắc Nguyên quấn quít nhau, vui cười chuyện trò. Hai Bà Cháu có vẽ tâm đầu ý hợp lắm! Mỗi lần nhìn Con và nhìn Mẹ như vậy, Tôi cảm động không cầm được nước mắt. Mẹ đã cùng với Chúng Tôi nuôi dạy Bắc Nguyên lớn khôn trong suốt mười mấy năm qua, Tình Bà Cháu rất thắm thiết. Tôi không biết khi Mẹ đi rồi, Bắc Nguyên có chịu đựng được sự mất mát lớn lao này không? Tôi cũng không biết làm sao hay nói gì với Con khi thấy Con buồn. Lòng Tôi cũng đau đớn, xót xa lắm, những ngày ngồi bên Mẹ, nghe Mẹ thầm thì qua hơi thở yếu ớt, mệt mỏi:
    -Con đừng buồn chuyện ngày xưa…. Mẹ lúc nào cũng thương Con lắm.
    Tôi ôm Mẹ, lắc đầu, nước mắt rơi rớt, muốn nói với Mẹ thật nhiều điều, nhưng Tôi không nói được câu nào. Và Mẹ đã bình thản, cầm tay Bắc Nguyên, tay Tôi, mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra đi. Cũng một ngày Hè nắng ấm rực rở, nhưng buốt lạnh đổ xuống đầy lòng Chúng Tôi.
    Cùng mùa Hè vàng tươi sắc nắng đó, Phượng đến tìm Tôi. Đôi mắt Phượng đỏ hoe. Tôi đã đoán được chuyện gì, vì hai năm qua, Hạnh Phúc gia đình của Phượng bắt đầu đổ vở. Hai đứa ngồi bên thềm Nhà, im lặng. Chúng Tôi vẫn thường tìm đến nhau và ngồi im lặng như vậy mỗi khi Đời mình trắc trở, thương đau. Dĩ nhiên, Tôi tìm đến Phượng nhiều hơn. Bản tính Phượng cứng rắn, bất cần Đời nên cuộc sống của Phượng lúc nào cũng rộn ràng, giản dị. Bao nhiêu năm qua, Phượng vẫn thường hay mắng Tôi sống không đàng hoàng, nhất là cứ nhớ thương Anh một cách vô lý, vô duyên! Hôm nay nhìn Phượng mất hồn, buồn rủ, Tôi không biết nói lời gì để an ủi Bạn mình. Dù đau lòng biết mấy, Phượng vẫn là Phượng mà Tôi ngưỡng mộ khi Phượng đập vào vai Tôi nói:
    -Bỏ đi! Mình không cần ngồi ủ rủ như hai hồn Ma chết oan, không tội tình gì! Mình không thương xót mình thì chẳng ai vào đây thương xót cho! Ngày mai Tao đăng báo “Tìm Bạn Bốn Phương” cho cuộc sống tưng bừng, náo nhiệt. Tao bảo đảm sẽ không có kết qủa như Mày!
    Và Phượng cười, nụ cười chua chát:
    -Lần này khôn rồi, Tao sẽ không nghe lời đường mật, xạo ke nữa! Cái gì mà “Tình là Trăm Năm”? Rồi ngu ngốc bỏ hết nhảy vào, chưa được bao năm thì nó đã trở thành Tình là Dao Găm theo Nguyễn Tất Nhiên chết điếng! Dao vết ngọt đâm, Ta chết trầm ngâm, giòng máu chưa kịp tràn! Tao đã hoang phí Đời tuổi trẻ của mình nhiều lắm rồi, bây giờ phải bù đắp lại, Tao phải “quậy” cho bằng thích! Mày hiền như…”Ma-Sơ”, ráng sớm chiều cầu nguyện cho tên nào vô phúc sẽ gặp Tao!
    Hai đứa Tôi ôm nhau cười, nước mắt ngắn dài chảy ướt môi má.
     
    Và Phượng sống bất cần Đời hơn, rộn rã hơn, rất thản nhiên trên nỗi đau của mình. Còn Tôi thì cứ xanh xao gầy guộc với Tình Anh trong Tim. Mây Trời mỗi ngày vẫn bay qua Đời, Anh bây giờ ở đâu? Có Hạnh Phúc, Bình An không? Lần nào tình cờ nghe ai hát Bản Tình Cuối (NTM), Đời Đã Vàng (VTA), thì Tôi đứng ngẫn ngơ, nước mắt nhỏ dài. Mỗi Tháng Mười đến, lòng Tôi buồn vời vợi, đếm Tuổi của Anh, đếm Tuổi xa Người. Thư viết cho Anh bây giờ đã đầy hết những ngăn tủ, đầy kín lòng Tôi, biết gởi về đâu?
    Vũ vẫn không cho Tôi đi làm, mỗi khi Tôi xin thì Vũ nói:
    -Con đang đến tuổi cần chăm sóc, chú ý nhiều. Bố Mẹ đã già, Em phụ giúp trông coi công việc của Bố Mẹ cũng đủ mệt rồi. Nếu Em còn muốn đi làm thêm, Em đến các Hội Từ Thiện mà nộp đơn! Hay rủ Phượng đi rong, Em sẽ thấy thỏa mái hơn..
    Tôi đành chịu “thất nghiệp”, mỗi ngày chạy quanh làm cho đủ bảy chuyện rồi đi tìm Phượng. Phượng có một công việc tự làm chủ lấy nên hai đứa thường xuyên gặp nhau.
    Tôi và Bắc Nguyên cứ cách một ngày thì ra Mộ Bố Mẹ, ngồi rất lâu. Nhìn Con lớn khôn ngoan, hiền Tôi biết là Ông Bà Ngoại đã theo Bắc Nguyên chăm sóc, dạy dổ mỗi ngày. Cái Tính kiên cường, nhẫn nại và tự lập của Con nhất định là Bà Ngoại đã dạy cho. Bố Mẹ chắc cũng được an ủi, ngậm cười trong cõi Đời Đời.
    Cùng năm Bắc Nguyên vào Đại Học, Bố Mẹ Vũ quyết định bán hết cơ sở làm ăn, Ông Bà theo Đức Cha về Việt Nam ở khá lâu. Lúc đầu Chúng Tôi cũng lo lắng nhưng mỗi khi gặp lại Bố Mẹ, thấy Người vẫn khỏe và vui thỏa lắm, Chúng Tôi yên lòng hơn. Có lần Tôi hỏi Mẹ Vũ:
    -Bố Mẹ về Việt Nam làm gì cho Con theo với?
    Mẹ Vũ cười hiền:
    -Có khối chuyện để làm Con à, làm để hồn xác được Thanh Tịnh. Khi nào được tiện thì Con hãy về.. Quê mình vẫn hơn Quê người ta.
    Mẹ Vũ chỉ nói thế. Sau này tìm hiểu thêm Chúng Tôi biết được Đức Cha về lại Quê Nhà, gách vác trách nhiệm tu bổ Nhà Thờ và nuôi dưỡng các Cha, các Sơ ở tuổi già cô đơn, bóng xế.. mà phần nhiều, người trông nom làm việc này điều đã có tuổi và cũng già như Bố Mẹ Vũ. Những Tấm Lòng Thanh Tịnh, Cao Qúi đó làm cho Tôi suy nghỉ nhiều. Tôi nhất định đi làm trở lại. Tôi muốn dành dụm một số tiền, và mơ ước có được một Căn Nhà ở đâu đó trong một Làng nhỏ của Quê Nhà, với thật nhiều tiếng cười đùa của Trẻ Thơ. Tôi chưa xin được Trường để dạy thì người Xếp củ ở Bank gọi Tôi đến phụ giúp, Tôi nhận lời ngay. Tôi cũng rất thích được trở về chốn cũ, trở về với những Kỉ Niệm một thời thiết tha. Trở về để ngồi bên tượng Đức Mẹ Từ Bi, đã bao năm giang tay hứng lấy nước mắt và trái Tim Tôi...
     
    Điện thoại reo, Tôi giật mình. Mở phone. Tiếng bên kia reo vui:
    -Mẹ! Mẹ khỏe không ạ?
    Nhận ra Bắc Nguyên, Tôi cười nhẹ:
    -Mẹ khỏe, Con và Nội thế nào? Đi dạy có mệt không?
    -Con thích lắm Mẹ. Nội khỏe, nhớ Bố Mẹ hoài. Bao giờ Bố Mẹ về? Nhà Trẻ Bố xây cho Mẹ sắp xong rồi. Hôm qua Con với Nội có ghé coi..
    Tôi và Con nói đủ chuyện. Nghe tiếng Con vui, Tôi thật an lòng. Hai Tháng trước sau Lễ ra Trường, Bắc Nguyên xin Tôi và Vũ cho Con về Việt Nam dạy học, tìm hiểu thêm về Cội Rể của mình, nhân tiện trông nom Ông Bà Nội luôn thể. Tôi bâng khuâng, lo lắng. Có lẽ đó là Thiên Tính của người làm Mẹ. Vũ thì lại vui, Vũ nói với Tôi:
    -Cơ hội tốt để Tuổi Trẻ trong và ngoài Nước trao đổi kiến thức và Tấm Lòng yêu mến Quê Hương, Dân Tộc với nhau. Em thích những chuyện này lắm mà? Con đã làm được một chút tâm huyết bao năm của Em rồi đó, ủng hộ đi chứ!
    Thế là Tôi và Vũ dẫn Bắc Nguyên đến từ giả Bố Mẹ, rồi tiễn Con đi. Nước mắt Tôi lại giọt ngắn giọt dài. Bắc Nguyên vừa lau cho Tôi vừa cười:
    -Mẹ, Con đâu phải là “Người Di Tản Buồn” như Bố Mẹ ngày xưa? Con “Về Nguồn” mà, mai mốt Bố Mẹ cũng sẽ về.. Con thấy Mẹ cười rất đẹp, Mẹ cần cười nhiều để Bố cứ mê Mẹ mãi..
    Và Bắc Nguyên nháy mắt với Vũ:
    -Phải không Bố?
    Vũ nhìn Tôi, gật đầu.
    Hôm nay biết Bắc Nguyên đã có một chổ dạy học tốt và cũng vui vẽ với cuộc sống mới đầy Tình Ông Bà, Tình Người, Tình Quê Hương, Tôi thật mừng. Mừng cho Con, mừng cho những Tấm Lòng Cha Mẹ thương Con bao la. Tiếng Bắc Nguyên đang vui, bổng lo âu hỏi:
    -Ồ, sao Mười giờ đêm rồi Mẹ vẫn chưa về Nhà? Mẹ ở đâu vậy? Bố đang đợi Mẹ về....
    Tôi cười buồn, nói nhỏ:
    -Mẹ về bây giờ..
    Bắc Nguyên vẫn lo lắng:
    -Mẹ có sao không?
    -Mẹ không có gì. Con cho Bố Mẹ thăm Nội, Con nhớ giữ gìn sức khỏe, mai Mẹ gọi Con.
    Bắc Nguyên ú ớ gì đó rồi nói “Dạ Mẹ’’. Đợi Con cúp phone Tôi mới tắt máy. Tôi đứng lên, để tay mình vào tay Đức Mẹ, thì thầm..”Cảm Ơn Mẹ đã lắng nghe, chia xẽ và chở che Đời Con trong bao năm qua. Hôm nay Sinh Nhật Anh, bên Trời nào một cõi Mây bay, xin Mẹ Chúc Lành cho Anh, cho mỗi tuổi Đời Anh thật An Vui, Hạnh Phúc, dù "mưa đã rơi và nắng đã phai, trên cuộc Tình ngây thơ ngày nào...." (Ngô Thụy Miên) Bây giờ, xin cho Con gởi lại đây, bên Mẹ, trái Tim Con, Tình Yêu bất tận và Anh. Lòng Mẹ Từ Bi, xin ban Yên Bình trên những ngày tháng mà Chúng Con sẽ bước tới.”
    Tôi bước chưa hết nửa đường tới trạm xe Bus để về Nhà thì nghe tiếng kèn xe vang lên. Tôi quay lại, thấy Phượng. Phượng mở cửa xe gọi:
    -Vào đi, có người nhờ Tao đi tìm…trẻ lạc, bây giờ gặp rồi!
    Tôi vào xe, nói nhỏ:
    -Cảm Ơn Phượng.
    Phượng liếc Tôi:
    -Nói chi lời dư thừa! Mày muốn tỏ tình thì về mà tỏ với Chồng! Ông ấy đang suốt ruột chờ nghe đó!
    Tôi im lặng. Phượng nhìn sang, kêu lên:
    -Ê, đừng khóc nha! Đã già lắm rồi! Mày thật là…cùi không sợ lở? Đã bao năm rồi Mày được nể là Dâu thảo, Vợ hiền, nhưng vẫn không chửa được bệnh tương tư, cứ lên cơn hoài! Tội nghiệp Ông Vũ, càng đáng thương, thê thảm cho Anh Khang hơn… Mày cứ giữ Hồn thư ếm người ta hoài, làm sao Anh ấy sống nỗi hay siêu thoát đi đâu với ai được? Ác vừa thôi! Mày cần Tao thâu bài “Giết Người Trong Mộng” để Mày tụng không?
    Tôi cười buồn:
    -Tao đã “gởi gió cho Mây ngàn bay” hết cả rồi! Tao theo Mày vun kiếm chém rụng trái Sầu, được chưa?
    -Sầu Tao rụng tơi tả ngay khi mới tựu trái, ai phung phí tuổi Đời như Mày! Ê, có một gã “già” mà còn…gân, muốn rước Tao về Nhà….chọc phá Ổng cho vui. Mày nghĩ sao?
    Tôi nhìn Phượng mừng mừng:
    -Mày có muốn không?
    -Tao chỉ sợ Ổng yếu Tim, chịu không nổi Tao rồi lăn đùng ra chết sớm, Tao lại góa Chồng lần nữa, phiền phức lắm!
    -Thì Mày sống hiền ngoan, lãng mạng một chút, quậy nhè nhẹ đủ để Hạnh Phúc thôi!
    -Cái đó coi bộ khó, để Tao nghĩ lại. Phải chi hai đứa mình có thể chia mỗi đứa một nửa cái tính cứng đầu, bướng bỉnh, thích làm chuyện ngược đời của nhau thì hay biết mấy!
    Xe đến Nhà, Tôi lại nói với Phượng:
    -Cảm Ơn Phượng nhiều nhé!
    Phượng cười rồi chạy xe đi.
    Tôi mở cửa vào Nhà, Vũ cũng vừa bước ra. Tôi định nói “Xin Lỗi Vũ” nhưng lại thôi, Tôi nhủ lòng mình sẽ không bao giờ nói với Vũ câu này nữa. Tôi cười nhẹ, hỏi Vũ:
    -Anh chưa ăn cơm hở?
    Vũ lắc đầu, Tôi rủ:
    -Vũ có mệt không? Hay mình ra ngoài ăn… khuya nhé? Lâu rồi… Vợ Chồng không đi… lang thang với nhau.
    Vũ cười, nụ cười hiền lành, cảm động.
    Hai đứa bước ra sân. Trời Tháng Mười chuyển Mùa đã lạnh, nhưng hoa Calla Lily vẫn còn nở trắng tươi trên đường Chúng Tôi đi. Tôi nép sát vào Vũ, ôm cánh tay Chồng, thật chặt.
    Trong bóng đêm tĩnh mịt, có hai mái đầu tóc điểm bạc, vừa chụm gần.. Hôn nhau.
     
    Ngày mai, Tôi sẽ ra thăm Mộ Bố Mẹ. Tôi sẽ mang theo tất cả những trang thư Tôi và Anh viết cho nhau. Tôi sẽ kể chuyện Tình Yêu của Tôi cho Bố Mẹ nghe. Rồi Tôi sẽ đốt hết những vật chứng Tình Yêu này, để nó được nhẹ nhàng bay lên cao, bay vào cõi Mây Trời mênh mông… Có Trăng Sao tỏ sáng, Nắng Mới chói ngời, Bốn Mùa đi qua êm đềm, dịu vợi, ru Tình ngủ yên. Tình Yêu nhau ngày nào, sẽ trở thành bóng mát che đẹp trọn Đời người Hạnh Phúc. Và mỗi ngày, khi nhìn lên Mây Trời, Tôi vẫn sẽ nhớ Anh, khô lệ, mỉm cười.
    Và trên đường trở về Nhà, Tôi sẽ ghé mua tặng Vũ một bó hoa Calla Lily màu Hồng thật to, kèm theo vào đó một lời Tình Thương Yêu chân thật, dâng lên từ đáy lòng.
     
    Ngày Tháng sẽ đến, hai đứa sẽ theo nhau trở về lại Quê Hương. Cùng nhau đi khắp Phố Chợ, kiếm tìm những Em Bé Mồ Côi, cô đơn, đói rách… mang các Em về căn nhà Hạnh Phúc Vũ xây xong. Tình Yêu Thương của Bố Mẹ, của Vũ, của Bắc Nguyên, của Tôi, của Anh… sẽ là cái Nôi êm ái, ru các Em mãi trên Bình Yên, Hạnh Phúc này.
    Lá rụng, sẽ rơi về Cội Nguồn.
     
    Tây Bắc, Tháng Mười
     
     
    Hoài-Vi
  7. Lê Nguyễn Thanh Vi
    "Ước gì giờ này nhạc đang du dương trong bài tình Xuân, bên này nằm nghe Quê Hương bên kia pháo nổ tưng bừng.. Chan hoà nhạc lòng lả lơi, mơ người về từ muôn lối, suối tuông lệ mừng, vòng tay thân yêu ôm trọn mùa Xuân.."
    Bài hát "Thư Xuân Hải Ngoại" nghe bùi ngùi làm sao!
     
    Mấy hôm nay đi chợ, chợ nào cũng thấy chưng bán đồ Tết, chợ Mỹ, chợ Việt, chợ Tàu, chợ Nhật...trông thật đẹp mắt và vui. Tôi về mở lịch ra xem, mới biết là Tết sắp đến rồi. Lại thêm một cái Tết Tha Hương, "bên này nằm nghe Quê Hương bên kia pháo nổ tưng bừng." Mặc dù bây giờ thời cuộc đã khác và đường về Quê Nhà cũng không có gì khó khăn, trở ngại, chỉ cần thu xếp ổn thỏa công việc làm, gia đình và có đủ tiền là mình có thể về Quê ăn Tết thôi.. Nhưng sao đã qua nhiều cái Tết rồi mà Tôi vẫn chưa về, vẫn còn đi lang thang ở đây, nhìn ngắm những cánh hoa vàng, hoa đào, những con chim lượn bay về tổ ấm, để thấy lòng nao nao, buồn mênh mông.. Rồi thì Tôi cũng đi mua đồ về gói bánh Chưng, làm dưa món, mứt, đủ thứ.. cũng trang hoàng nhà đầy hoa đào, hoa vàng, mở nhạc Xuân vui và ngồi...khóc rưng rưng.
    Thật sự là "Tôi nhớ Quê Hương con đường Thế Hệ, Tôi sợ Tôi già ở cõi phương xa" (Đinh Tuấn) lắm.
     
    Mùa Xuân về, mang theo biết bao nhiêu là niềm tin, hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn. Xuân nở rộ cho đời muôn sắc hoa tươi thắm, rực rở.. vậy thì Tôi cứ ngồi ủ rủ ở một góc, khóc lóc nhớ thương Quê, Người thì có ích lợi gì đây? Đời vẫn đẹp vẫn tươi kia mà. Chi bằng Tôi đi đến những nơi không có mùa Xuân, không còn tiếng pháo nổ vui ngày Tết trong lòng, trong đời nữa.. mang đến đó một chút nắng ấm, một vài cành hoa, một ít nụ cười của tình người dành cho nhau, thì có phải là đời đáng sống và ý nghĩa hơn nhiều không?
     
     
    Vừa mở cửa bước vào viện Dưỡng Lão, một ông già Mỹ ngồi trên chiếc xe lăn, tay cầm hai cánh hoa Tulip đỏ, nhìn Tôi cười tươi:
    -Chúc Mừng Tết Việt Nam An! Tặng An Tulip đỏ để lấy hên nè, năm con Cọp đó!
    Tôi cảm động, cầm tay Ông:
    -Cảm ơn Ông lắm nhé, lúc nào cũng nhớ đến Tôi. Tôi có mang vào bánh mứt Việt Nam, Ông có muốn ăn không?
    Ông gật đầu:
    -Muốn chứ, nếu y tá cho Tôi ăn.
    Tôi cười:
    -Ông đừng lo, Tôi có xin phép rồi, miễn là Ông hứa sau khi ăn, uống thuốc đầy đủ là không sao.
    -Vậy thì vào phòng ăn thôi, ông bà "ngoại" của An cũng đang chờ An tới đó, họ nói hôm nay thế nào An cũng đến thăm.
    Tôi đẩy xe lăn Ông Mike đi về phiá phòng ăn, tiếng cười nói của chúng tôi vang dội quanh hành lang dài vắng vẽ của ngày thứ Tư. Vào đến phòng ăn, Tôi thấy Bác Hai và cụ Đệ đang ngồi đánh...bài tứ sắc, mặt nhìn có vẽ nghiêm trang lắm nên Tôi không dám lên tiếng. Ông Mike gọi to:
    -Mr. & Ms. Việt Nam! Cháu của ông bà đến nè.
    Bác Hai ngước nhìn, thấy Tôi bác quơ tay lia lịa:
    -Con lại đây phụ Bác với, mắt Bác tèm nhem, nhìn hoài không biết con này là con gì..
    Tôi đến đứng bên Bác, chưa kịp hỏi gì thì cụ Đệ bỏ bài xuống và nói:
    -Thôi nghỉ chơi đi bà, bà có người giúp đở thì Tôi thua chắc rồi, đánh làm chi cho tốn thì giờ của cháu An.
    Tôi ngồi xuống, quay quần bên chiếc bàn nhỏ cùng với bác Hai, cụ Đệ, ông Mike. Tôi mở những gói bánh mứt ra mời:
    -Mời các Cụ xơi một chút cho vui, Tết đến rồi đấy ạ.
    Bác Hai nhìn Tôi cười:
    -Tết nhứt gì cô ơi, cho thêm buồn!
    Tôi ôm cánh tay Bác:
    -Bác đang cười đấy mà! Bác thường nhắc cháu ngày nào còn cười được là ngày Xuân của đời mình. Mình ăn mừng ngày Xuân hôm nay Bác nhé!
    Nói rồi, Tôi đi lấy đĩa muổng, cắt bánh mời các Cụ ăn. Có bảy, tám người Ngoại Quốc ngồi quanh phòng, Tôi cũng mời họ đến ngồi ăn với chúng tôi cho vui. Thế là phòng ăn vang lên tiếng cười nói rộn ràng. Cụ Đệ kể chuyện Tết Quê Hương cho mọi người nghe, Cụ kể bằng tiếng...Việt, thỉnh thoảng chêm vào vài câu tiếng Mỹ, Tôi vừa thông dịch vừa đi mời bánh mứt.. Một cô y tá bưng vào hai bình trà nóng, tươi cười bảo Tôi:
    -Phải có trà kèm theo mấy món này đúng không?
    Tôi gật đầu:
    -Cảm ơn chị.
    Cô y tá cũng ngồi lại với chúng tôi nhâm nhi trà bánh, chia xẽ với nhau một chút tình người yêu thương trong một ngày Xuân lạnh.
     
    Mỗi khi vào đây, Tôi đều thấy vui, thấy mọi mệt mõi, ưu phiền của mình tan đi đâu hết, thấy cuộc đời thật đáng thương, đáng sống. Dù có những ngày quanh viện này chỉ là nỗi buồn, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng kêu cấp cứu... những cảnh đau lòng, đứt ruột. Nhưng Tôi rất ít khi nào nghe được tiếng oán than, trách móc của ai. Hầu như những người phải đến đây, hay "bị" đưa đến đây, đều đã chấp nhận số phần của mình, và họ sống can đảm, chịu đựng trước thực tế phủ phàng với những nụ cười lẫn lộn cùng nước mắt vừa buồn vừa vui, trong đó có cả nước mắt và tiếng cười của Tôi. Mà hình như Tôi khóc nhiều hơn họ, còn họ thì cười nhiều hơn Tôi. Họ luôn nói là Tôi mang đến cho họ niềm vui và an ủi, nhưng Tôi thì nghĩ ngược lại, họ là niềm vui, an ủi của Tôi trong cuộc sống nhiễu nhương, vô thường này. Nên cứ vài ngày hay một tuần, Tôi về thăm Mẹ rồi thì đến đây, hoặc ngược lại, đôi khi ở cả buổi, có lúc cũng ghé vào cười nói vài lời rồi chạy vội ra đời bương chải mưu sinh.
     
    Tôi đến đây lần đầu chắc đã là 6, 7 năm gì rồi, đi với bạn Tôi đến thăm Ông Nội của cô ta. Cả một năm đầu, chưa bước hẳn vào Viện, Tôi đã rưng rưng nước mắt, vì những cảnh đời cô đơn, quạnh hiu, dở khóc dở cười ở đây luôn làm Tôi đứt ruột. Những bàn tay tật nguyền, già nua, run rẩy bên mâm cơm của mình, cố gắng gắp một miếng thức ăn bỏ vào miệng thật khó khăn, nhai nuốt không trôi. Có người thì phải đút cho ăn, gặp người làm việc tốt, tâm nhân hiền lành, thương người thì họ từ tốn, kiên nhẫn đút từng muổng cơm với tiếng nói cười vổ về dể thương. Gặp người làm việc lạnh lùng, vô tình thì đút một miếng ăn thật là nghẹn ngào, rơi lệ, và lắm lúc Tôi dằn lòng không được, phải đến xin họ cho Tôi đút giùm. Hình ảnh cô đơn, buồn bả của ai đó ngồi co ro, ủ rủ ở một góc bàn, một hành lang, công viên, khắp nơi trong viện Dưỡng Lão này, không người thăm hỏi, chuyện trò hay mang tặng một nụ cười.. Cuộc đời họ mỗi buổi, như chìm dần vào bóng tối ngày dài, đêm đen, ôi sao thật là tội nghiệp, thương quá! Rồi có những buổi tối, đi trong hành lang vắng, nghe tiếng kêu giúp nhiều lần mà không thấy ai trả lời, Tôi cũng "làm gan" bước vào, đôi khi người già nua, bệnh tật mỏi mệt đó chỉ cần uống một miếng nước, rớt đồ không nhặt lên được, đau đớn thể xác cần thuốc.. hầu hết chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, không đáng, nhưng luôn mang đến cho người nhận và người giúp những nụ cười rất ấm lòng. Tôi đến thăm nơi này thời gian cũng khá lâu rồi, những người làm việc ở đây hầu hết ai cũng biết Tôi nên họ cũng dể dãi, ít khi "cảnh cáo" Tôi về chuyện gì. Có lúc chuyện của bác Hai và cụ Đệ, không liên lạc được với người nhà để giải quyết, họ gọi Tôi vào, thường thì Tôi vào để trấn an tinh thần bác Hai hay cụ Đệ, còn những chuyện khác Tôi cũng như mọi người, kiên nhẫn đợi chờ bác sĩ hay người nhà đến. Buồn nhất là khi đi ngang qua một căn phòng quen thuộc, nhìn vào thấy trống không, trên giường mền gối xếp lại thẳng nắp.. Tôi biết là chủ nhân phòng này đã ra đi, không bao giờ còn trở lại nữa, chỉ còn tiếng cười tiếng nói của họ vang vọng ở đâu đó quanh những bức tường sơn trắng, lạnh tanh.
     
    Bác Hai vào đây cũng khoảng ba năm rồi, tuổi Bác 75 nhưng trông Bác lụm khụm, yếu ớt. Bác có năm người con, nhưng Bác bảo với Tôi là Bác mang nhiều bệnh nên không muốn con cái phải lo lắng chăm sóc cho Bác, vì Bác mà gia đình thêm gánh nặng, cực nhọc, ai cũng phải bương chải lo đi làm, đi ăn để ổn định cuộc sống của mình, nên Bác quyết chí vào đây ở, tuy có buồn vì cô đơn (và thèm thức ăn Việt Nam) nhưng tâm trí Bác bình an, không ray rứt chuyện gì. Đúng là người Mẹ Việt Nam, ở thời đại, hoàn cảnh nào, cũng luôn luôn nghĩ đến gia đình trước nhất và hy sinh, quên bản thân mình. Tình của Bác nhắc Tôi nhớ Mẹ Tôi lắm. Tôi hay kể chuyện Mẹ Tôi cho Bác nghe, và Bác thì thích kể chuyện về các con cháu của Bác mà Tôi chưa gặp bao giờ, chỉ biết qua lời của Bác và qua điện thoại một vài lần. Thỉnh thoảng Tôi mang thức ăn Việt Nam vào cho Bác và cụ Đệ dùng, Bác rất thích ăn cháo, nhất là món cháo cá. Còn cụ Đệ thì thích ăn cơm với một vài miếng thịt mặn, có chút xương để cụ "gặm" thì cụ ăn ngon lành lắm, dù răng Cụ rụng gần hết rồi, cũng may là Cụ không bị bệnh cao máu. Cụ Đệ đã 81 nhưng trông Cụ còn khỏe, Cụ chỉ bị bệnh đãng trí, tuy không nặng lắm, thỉnh thoảng Cụ mới quên thôi, nhưng người nhà của Cụ không muốn để Cụ ở một mình nên gởi Cụ vào đây để có người trông nom. Cụ chỉ có một người con và 3 người cháu, hình như cũng ở gần đây? Vài tuần thì Tôi thấy con, cháu Cụ vào thăm. Cụ rất dể tính và thích nói chuyện, dù tiếng Mỹ của Cụ không khá lắm, lại hay pha tiếng Việt vào, nhưng ai cũng mến Cụ và thích ngồi nghe Cụ nói chuyện, nhất là trong viện Dưỡng Lão, đa số là cựu Quân Nhân, nên họ với Cụ lúc nào cũng có đề tài để thao thao bất tuyệt. Tôi thường hỏi Cụ về lịch sử và chiến tranh Việt Nam, Cụ kể rất say sưa và Tôi thì học hỏi được rất nhiều. Cụ vào đây trước bác Hai một năm, từ ngày có bác Hai, Cụ và bác Hai thường "cặp kè" với nhau đi đây đó quanh viện, nhờ vậy mà Cụ và bác Hai cũng đở thấy buồn, cô đơn, lại tha hồ nói tiếng Việt.
    Ông Mike là cựu Chiến Binh, Ông tham gia vào trận chiến Việt Nam khá lâu, sau mùa Hè đỏ lửa, "Anh trở về trên đôi nạng gỗ, Anh trở về bại Tướng cụt chân" (PD) Ông vào đây đã 6 năm, sau khi vợ Ông qua đời. Lần đầu tiên gặp Ông, Tôi đã thấy quí mến Ông lắm, vì Ông luôn nở nụ cười thật tươi, dù cả trong ngày Ông lên cơn đau nhất. Lần đầu nói chuyện với Ông, được biết Ông có đến Việt Nam và để lại nơi đó một tấm lòng thương Dân, mến Nước cùng một phần thân thể của mình, Tôi ngồi nhìn Ông khóc rưng rưng, lời Cảm Ơn Ông Tôi phải nghẹn đi mấy lần mới thốt ra được. Ông không bao giờ oán trách hay tức giận về cuộc đời tàn phế của mình ở tuổi còn thanh xuân, tươi trẻ, nhất là khi phải hy sinh cho một đất nước không phải là của Ông. Tôi thường nghe Ông kể về những con người Việt Nam hiền lành, chất phát, những thôn xóm ruộng đồng bát ngát tình Quê, tình Người mà Ông đã gặp và đi qua dọc theo đường dài chiến tranh cam go.
    Ông nói về Việt Nam như một "kỳ tích", tay Ông vuốt nhẹ lên phần còn lại của chiếc chân cụt, gật gật đầu:
    -Tự Do nào cũng phải trả giá cao mới có được, giữ được.. Tôi rất hân hạnh được góp một chút xương máu của mình vào đó. Cảm tạ Thượng Đế còn cho Tôi sống để làm chứng nhân!
    Chiến tranh Việt Nam kết thúc trong sầu thảm, dù đúng hay sai, nhưng đối với Ơn này, có bao giờ chúng ta có thể đền đáp hết được cho Ông Mike và biết bao người đã hy sinh cho hai chử "Tự Do" mà mình đang thừa hưởng nhỉ? Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy Tôi bước vào các cơ quan thiện nguyện, làm việc không ngừng. Vì có ai trong đời này có thể sống còn mà không hay ít nhất một lần, mang ơn, chịu ơn một người hay nhiều người nào đó, mà phần lớn là ta không có dịp trực tiếp để trả ơn lại cho họ, và có lẽ, họ cũng không cần ta đền trả gì.. nhưng với Tôi, những ân tình này Tôi rất trang trọng ghi nhớ và mong có thể đền đáp lại qua ai đó. Trong viện Dưỡng Lão này, nhiều cựu Chiến Binh lắm, Tôi luôn ngưỡng mộ và vinh danh Ơn của họ, mỗi lần vào đây, họ là người Tôi tìm kiếm trước nhất.
    Ông Mike rất thích ăn khô mực, nhưng vì Ông có nhiều bệnh nên Tôi ít dám mang vào cho Ông nhâm nhi, khi nào bác sĩ cho phép thì Tôi mới mua tặng Ông một gói và mắt Ông hôm đó mở to, sáng như Trăng rằm, miệng Ông cười thật tươi.. và hạnh phúc Tôi, đôi khi chỉ cần một gói khô mực là đã có rồi! Hạnh phúc nơi Viện này, thật là quá đơn sơ, cỏn con, nhưng lúc nào cũng vẫn thiếu, thiếu tình người vì người, mang lại, cho đi.
     
    Mọi người chúng tôi chậm rải, vui vẽ ăn bánh mứt, chuyện trò và chúc nhau một năm mới tốt đẹp hơn, bình an hơn. Bầu không khí ấm áp tình thương cho nhau làm tan đi cái lạnh rét buốt bên ngoài, cái lạnh tái tê trong lòng Tôi khi nhớ Tết Quê Hương, trong lòng Bác Hai, Cụ Đệ khi nhớ Tết bên Gia Đình xum vầy. Dù băng giá, tuyết rơi phủ đầy quanh đây hay trong Tôi, mùa Xuân vẫn về, khắp nơi nơi.. Tôi phải đứng dậy, theo mùa Xuân, mang yêu thương mà hôm nay Tôi còn có được, bước vào đời không ngừng nghỉ.
     
     
    Tôi đi với nhóm bạn Saint Vincent De Paul xuống phố, tặng thuốc men, mền và áo ấm cho những người sống cảnh "mền trời chiếu đất" trên các vĩ hè nhà thờ, đời du mục vất vưỡng không đâu là bến đổ. Nhóm của họ có chừng hơn một trăm người, nam lẫn nữ, trên mười tám tuổi. Họ được các nhà thờ bảo trợ, cho mượn sân đất, vĩ hè, bãi đậu xe để cắm lều chỏng, nên được gọi là Tent City. Mỗi nhà thờ lo chương trình này khoảng ba tháng thì đổi qua nhà thờ khác. Ban ngày thì họ tản lạc đi mọi nơi, đi tìm việc làm hay làm việc gì đó mà họ được mướn nhưng không ổn định giờ giấc, có người cũng đi học hay đi rong cho hết ngày. Các hội từ thiện, nhà thờ, những chợ và cả hàng xóm, láng giềng hay những người đọc về chương trình này trên báo chí, coi trên TV..v.v.. chung quanh thành phố thường cung cấp, chia xẽ thức ăn và những đồ vật cần thiết cho họ sống qua ngày và cũng giúp họ gia nhập trở vào xã hội, ổn định lại cuộc sống. Ban đêm họ nằm co ro trong chiếc sleeping bag bạc màu, không đủ mền để đắp thêm, dước túp lều mỏng manh lung lay trước gió, hàn nhiệt vào mùa Đông thường dưới không độ, thật là tội nghiệp, đáng thương cho những kẻ không nhà. Có hôm Tôi mang đồ đến tặng, Tôi thấy họ đang xúm xít ngồi ăn các lon soup lạnh, những miếng bánh mì khô, cứng, như ăn một bữa tiệc vui vẽ với các món cao lương mỹ vị, họ nuốt nhai một cách chậm rải, trang trọng, cười nói vang vang. Họ hình như bình tâm và thản nhiên trước những khốn khổ, chẳng đòi hỏi, oán trách gì Thượng Đế, người, đời. Còn chúng ta mỗi ngày, sao thường hay có những tiếng thở dài, những lời phiền trách vu vơ, và dừng như ít khi bằng lòng với những gì mình có, còn có. Mỗi lần đến đây, thường nhắc Tôi nhớ bài hát "Hãy Nhìn Xuống Chân" của Lê Hữu Hà, từng lời từng chử như bài học thật hay.
     
    "Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng
    Sống đời tối tăm như loài giun
    Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
    Chết để chúng ta thêm lợi danh
     
    Hãy nhìn xuống chân để thấy thương người thua mình
    Vẫn gượng sống vui trong niềm tin
    Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình
    Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh
     
    Hãy đừng ngẫn lên để thấy bao điều thấp hèn,
    Bao điều chua cay và đáng ghét
    Hãy đừng ngẫn lên để mua thêm sự chán chường
    Hãy đừng ngẫn lên để còn Thương
     
    Hãy nhìn xuống chân kiếp nhân sinh một nấm mộ
    Tiếc gì chút hư danh người ơi..."
     
    Chúng tôi mang đồ vào trong lều trại, chia nhau những nụ cười, những lời thăm hỏi vui vẽ kèm theo mỗi chiếc mền, chiếc áo ấm. Họ cũng biết đang Tết Nguyên Đán nên cũng chúc mừng năm mới cho Tôi, những lời chúc thật cảm động. Mùa Xuân năm nay thật đẹp quá, nở rộ sắc màu trên môi họ, trong lòng Tôi, dù ở dưới một cảnh đời thảm thương!
     
    Những người sống ở đây, đến từ khắp nơi, trong mọi thành phần trong xã hội. Người thì việc làm không vững chắc, luôn bị thất nghiệp, không đủ tiền trả tiền nhà nên dọn ra đường ở. Có người vợ chồng bao năm đầm ấm, bất chợt đưa nhau ra toà ly dị, chán ngán thế thái nhân tình, bỏ đi ..bụi đời .
    Người thì một thời làm tay anh chị, giang hồ khét tiếng, ngựa chứng chạy hoang rả rời muốn dừng lại, quay về thì đã không còn đường trở về đâu nữa, có người học rất cao, nhưng rồi chẳng biết vì lý do gì, lại chọn kiếp sống lang thang này, và cũng có người suốt cuộc đời chỉ nghiện ngậm, hút sách, bê tha lêu lỏng, không nên thân nên người gì cả. Họ sống với nhau tương đối cũng rất hoà nhã, họ thường xuyên dời đổi chổ ở, người đến kẻ đi. Đây cũng là một bước đi mới của Tôi, Tôi tham gia vào chương trình này chỉ khoảng một năm nay thôi. Thường thì nơi nào có những người trẻ, Tôi vẫn thích tìm đến họ chuyện trò, chia xẽ. Tôi rất tiếc và muốn tìm hiểu tại sao họ lại bỏ cả một thời tuổi trẻ đẹp tươi, tương lai đầy hy vọng của mình vào những góc vĩ hè này, hay làm con thiêu thân trong các ánh đèn ở đâu đó? Tuổi trẻ của Tôi cũng nhiều nông nỗi và lầm lở, nhưng nếu muốn làm lại cuộc đời thì cuộc đời cũng dể dải bao dung, tha thứ và cho mình nhiều cơ hội lắm, chỉ cần mình mang một bầu quyết tâm và trái tim yêu người yêu cuộc sống là mình có thể bắt đầu lại được, gần như là tất cả mà.
    Tôi đứng chuyện trò với một Chú mới đến xin tạm trú, Chú đã thất nghiệp gần hai năm rồi, bây giờ đang đi làm bán thời gian, bữa có bữa không, ai kêu thì làm. Chú nói phải ở lang thang như vầy nửa năm vài tháng nữa thì Chú mới có đủ tiền mướn chổ ở và hy vọng có được việc làm ổn định. Chú cầm ổ bánh mì thịt Tôi tặng ăn một cách ngon lành lắm, giọng Chú vui vẽ:
    -Chúc mừng năm mới cô, mọi sự như ý nhé, nhất là có thật nhiều yêu thương trong cuộc sống để chia với những người xấu số như chúng tôi! Cảm ơn ổ bánh mì ngon tuyệt mấy mươi năm rồi Tôi mới được ăn lại.
    Dù Tết dương lịch đã qua, Tôi cũng cười với Chú và nói:
    -Cháu cũng chúc Chú sớm tìm được việc làm và ổn định lại cuộc sống, tìm được con của Chú nữa!
    Chú gật gật đầu:
    -Tình trạng kinh tế khó khăn chung mà, mình chỉ cố gắng hết sức mình thôi, còn tới đâu thì hay tới đó! Tôi cũng đã quen với gian khổ và kiếp sống không nhà..
    Tôi hỏi Chú:
    -Chú là cựu Quân Nhân ạ?
    Chú cười:
    -Đúng vậy! Gia đình Tôi ba đời, ba cuộc chiến lịch sử oai hùng, còn chúng tôi thì vô danh nhưng rất hảnh diện được tham gia. Cô là người Việt Nam?
    Tôi gật đầu:
    -Dạ vâng.
    Chú nhìn xa xăm:
    -Tôi đến đó vào những năm cuối cùng của Sàigòn, là một trong những người Mỹ sau cùng rời Việt Nam, bạn thân của Tôi, cho đến nay, vẫn nằm trong danh sách POW, không thấy người thấy xác đâu cả.
    Không hiểu sao, cứ mỗi lần gặp một người cựu Quân Nhân hay một Chiến Binh, Tôi đều rất xúc động. Mắt Tôi cay, lòng Tôi thắt lại và nói trong tiếng nấc nghẹn:
    -Rất Cảm Ơn Chú và bạn của Chú nữa, đã chiến đấu cho Việt Nam Tự Do.. Cháu không bao giờ quên Ơn này.
    Chú lắc đầu:
    -Rất tiếc cô phải mất Quê Hương trong cuộc chiến bỏ ngang đó!
    Chúng tôi đứng lặng thinh một lúc lâu, mỗi người mang một nỗi niềm và hồi tưởng xa xăm. Nước mắt Tôi bất chợt tuông trào, ông Chú ngó sang với nét mặt buồn buồn.. Tôi chùi vội mắt mình, nói nhỏ:
    -Xin lỗi Chú..
    Chú xua tay, cười nhẹ. Chúng tôi lại im lặng, đứng nhìn hàng cây anh đào trong sân rực tươi nụ mới. Tôi thầm cầu xin cho Quê Mẹ mỗi mùa Xuân về thì Đất Nước Thái Bình, Hạnh Phúc thắm tươi thêm, đời người ấm no, yên lành hơn nhiều nữa. Và cho người Chú mới quen này, cuộc đời còn lại thật bình an, thoả vui, không còn những tháng ngày bấp bênh, khổ nhọc nữa.
     
    -Chào chị An, chúc mừng năm mới chị!
    Một tiếng vang đằng sau, Tôi quay sang, gặp một em trai mà lần trước đến thăm Tôi đã có dịp chuyện trò rất nhiều. Tôi cười:
    -Chào Mark, Em khỏe không?
    Em đưa ra một mảnh giấy và khoe với Tôi:
    -Em được trường nhận cho đi học rồi, lại có việc làm mới nữa, họ mới báo cho Em nè!
    Tôi vổ nhẹ lên vai Em:
    -Chúc mừng Em nhé! Vậy là Em không còn đến đây nữa, tương lai sẽ rộn tươi như hàng hoa đào kia kià, phải không?
    Vừa nói Tôi vừa chỉ lên những hàng cây đào trong sân, mọi người quanh Em cũng chạy đến chúc mừng Em, chúng tôi cùng cười và chia nhau niềm vui mới trong ngày đầu năm này. Em Mark mất cha từ thuở nhỏ, Mẹ Em cũng không lo gì cho Em, cuộc sống của bà thường hay nổi loạn nên bộ xã hội bắt Em đi từ khi Em mới 8 tuổi. Em sống và lớn lên với những gia đình xa lạ, cũng không ổn định, nên Em bỏ đi "bụi đời", tình cờ Em gặp một người cảnh sát đi tuần trong khu vực Em đang lây lất, có lòng thương xót, đã dẫn Em đến nhà thờ xin giúp đở, Em thoát ra khỏi cảnh đời tối tăm từ khi Em gia nhập nhóm Tent City này, nhờ vào tình nhân ái của một nhóm người trong nhà thờ, quyết tâm giúp Em làm lại cuộc đời. Đời lúc nào cũng vẫn tươi và vẫn đáng sống, chỉ có mình là không thấy vui, không muốn sống thôi. Và đôi khi, ta chỉ cần cho đi một chút tình thương xót, một chút lòng nhân ái, ta có thể cứu hay thay đổi được cuộc đời xấu số của ai đó, mang lại cho họ mùa Xuân tươi thắm biết bao mà họ tưởng đã mất hoặc không thể còn có nữa. Tình Yêu Thương, vốn là "cho không biếu không" mà, tình thương được Thượng Đế đựng trong một cái bọc rất "kỳ diệu" như trong truyện cổ tích và cho ta mang vào đời, càng lấy ra sài, cho thì "nó" càng thêm lên nhiều nữa, kiến lòng mình thấy vui sướng và hạnh phúc. Dù có những lần mình cũng bị lường gạt, lợi dụng và bán đứng một cách trắng trợn, thê thảm lắm.. nhưng có hề gì, tình Yêu Thương vẫn luôn trong sáng và vẫn còn thật đầy trong bọc khi lòng ta trong sáng và không bị lay động bởi những thế thái thường tình, bụi trần vướng bẩn.
     
    Mùa Xuân này thật vui, cây vẫn đơm hoa kết trái rực rở dù tiết trời rất lạnh. Quanh đời vẫn còn đầy yêu thương tình người, dù trái tim, đôi lúc rất mệt mỏi và thất nhịp. Có một câu nói là "Love makes the World turn", đúng vậy! Tình Yêu Thương là sức sống, sức mạnh để trái đất này có thể quay đều mãi. Để mỗi sớm mai thức dậy, cho ta thêm một cơ hội, một hy vọng, một tin yêu nữa. Là một sự khởi đầu mới, làm lại đời mình, đời người, xây dựng lại Quê Hương, cho tốt đẹp hơn. Trái đất quay đều trong yêu thương, để mỗi sáng ta nhìn được mặt trời mọc, mỗi chiều lặng ngắm được hoàng hôn buông xuống, trong đêm đen ta thấy được ánh trăng tỏ, ngôi sao sáng ngời, và cuộc sống thật là đáng sống quá, người người quanh ta thật là đáng yêu đáng quí biết dường bao và Quê Hương, "Quê Hương là chùm Khế ngọt, cho ta trèo hái mỗi ngày, Quê Hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người".(Đổ Trung Quân) Một ngày nào đó, nếu không còn tình Yêu Thương trong con người nữa, thì trái đất này chắc chắn sẽ ngừng quay, và ta cũng sẽ khô héo, chết dần mòn trong cuộc đời rất vô vị, không còn hương sắc, ý nghĩa gì nữa.
     
    Cảm Ơn Thượng Đế và Người, đã cho Tôi rất nhiều mùa Xuân Yêu Thương trong cuộc sống này, đặc biệt là mùa Xuân năm nay, những cây trái Tình Người quanh Tôi càng nở rực rở, xanh tươi hơn. Tôi sẽ mang mùa Xuân này, đi mãi vào Đời.
     
    Mùa Xuân Canh Dần.
     
    Hoài Vi
     
     
    http://vn.myblog.yahoo.com/may-muathu
  8. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Sáng nay, khi đến nhà thờ học khóa huấn luyện để trở thành nhân viên của các cơ quan Bác Ái, Từ Thiện. Tình cờ, Tôi gặp người lãnh đạo Nhóm "Bác Ái Trại Tù" (Prison Ministry). Sau khi biết Tôi là người Việt Nam, Bà ta có ý muốn mời Tôi tham gia vào nhóm của Bà. Tôi ngần ngại, bâng khuâng, vì hai tiếng "Trại Tù" nghe buồn bả, sợ sệt làm sao ấy, Tôi lại là phụ nữ, những chổ đó có thích hợp cho Tôi đến không? Thấy Tôi có vẽ ưu tư, Bà cười:
    -Đừng sợ, không sao đâu. Nếu muốn thì An cứ đi thử một lần với Tôi xem sao? Trong đó có mấy người Việt Nam, rất cô đơn và...dể thương, họ chắc sẽ vui mừng lắm nếu gặp được người cùng Xứ của mình vào thăm.
    Tôi nhìn Bà ta, vẫn với ánh mắt bâng khuâng:
    -Cho Tôi thời gian suy nghĩ và...cầu nguyện nhé?
    Bà ta vui vẽ vổ vai Tôi:
    -Dĩ nhiên, với bản tính hiền lành và hay lo cho người của An thì đi đến đâu cũng sẽ thích hợp cả. Tôi sẽ chờ tin vui của An.
    Tôi cúi đầu nói nhỏ:
    -Cảm Ơn Bà quá khen và tin tưởng, Tôi chỉ là một người tầm thường, vô dụng thôi..
    Và chúng tôi chia tay nhau.
     
    Tôi về nhà suy nghĩ hoài về công tác mới mở ra này. Đi thăm các người Tù. Những phim ảnh Tôi thấy trên TV, những nhà Tù Tôi đã đi ngang qua, trên thực tế, có đáng sợ như những gì mà Tôi đã biết không? Còn những Tù nhân, họ là người như thế nào nhỉ? Họ vào Tù là vì phạm pháp, cướp của, giết người. Chúng ta có cần và có nên thương xót họ, lấy lòng nhân ái mà đối với họ không? Làm người thật là quá khó, và trong những hoàn cảnh như vầy, thì mình có cần phải lên án, xét đoán nhau chăng? Chương trình "Bác Ái Trại Tù" đặt ra, có ý nghĩa, lợi ích, tác dụng gì không? Có thay đổi được bộ mặt của Xã Hội, và có quá muộn màng để thay đổi tâm, tính, cuộc đời của những Tù nhân? Đời họ đã uá tàn rồi. Hay khi đã mang tình Bác Ái đi chia xẽ thì không còn ranh giới nào để phân biệt đúng, sai, kết quả thế nào, ra sao? Và những người Việt Nam cùng Quê Hương với Tôi trong Tù buồn nữa, nghe nói là có người còn rất trẻ, tại sao họ lại để cuộc đời mình tàn vội ở nơi đó? Và Tôi, Tôi có thể làm được gì cho họ, mang lại gì cho họ? Tôi chỉ có một trái tim nhỏ bé, tuy cưu mang tình người nồng nhiệt, nhưng nó cũng chỉ là một hạt cát trong sa mạc mênh mông, trong biển đời quá rộng lớn.. thì sẽ được gì đây?
    Từ khi vừa chào đời, Tôi đã mang cùng thân phận với Quê Hương, đầy tan tóc và buồn đau. Nhưng Tôi biết, trong muôn ngàn người bất hạnh, không may, Tôi không phải là người đau khổ nhất. Vì vậy mà Tôi vẫn cứ hết sức, cố gắng từng ngày... "Ta như cậu bé mồ côi, cố vui cuộc sống nhỏ nhoi, cố quên ngày tháng lẽ loi để lớn..(Trầm Tử Thiên)". Và Tôi đã được lớn lên, nhờ vào biết bao Tình Thương của những người chung quanh. Qua những tấm lòng vàng đó mà Tôi học được Tình Bác Ái, Bao Dung, sự Hy Sinh, Nhẫn Nhịn, và Tình Thương thì luôn luôn cần phải cho đi, cho đi mãi, để nó có thể chấp cánh bay cao, toả chiếu muôn ánh hào quang Hạnh Phúc vào đời, vào lòng người, đến tận hang cùng ngõ hẹp, xuống mọi tầng, lớp người trong Xã Hội... và hy vọng một ngày nào đó, Yêu Thương sẽ đủ, để chiếu sáng thành cầu vòng ngũ sắc, giăng ngang qua một Thế Giới Hòa Bình.
     
    Và có phải, tất cả đều cần được bắt đầu từ mỗi một chúng ta không? Nếu là như vậy, thì hôm nay Tôi còn bâng khuâng, ngần ngại gì nữa mà không bước đến, bước vào một nơi đang cần Tình Người độ lượng cho những lầm lở, bao dung cho sự điên rồ, nhất thời nào đó. Dù không phải vào Tù, Tôi cũng đã từng có những ngày tháng, giây phút sống lầm lỗi như vậy mà! Và Đời, Người cũng đã Độ, Từ, tha thứ cho Tôi, để hôm nay Tôi còn có cơ hội sống tốt hơn, chọn cho mình cho đời một niềm vui, như Trịnh Công Sơn đã nhắc nhở ân cần trong ca khúc của Ông:
    (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Chọn những bông hoa và những nụ cười
    ............
    Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi
    Đường đến anh em đường đến bạn bè
    .............
    Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
    Cùng với anh em tìm đến mọi người
    ..........
    Và như thế tôi sống vui từng ngày
    Và như thế tôi đến trong cuộc đời
    Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi
     
    Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
    Nhìn rỏ Quê Hương, ngồi nghĩ lại mình
    Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
    Vì Đất Nước cần một trái Tim!
     
    Ca Khúc Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui, TCS)
     
    Hôm nay, Tôi chọn đường mình đi, đường đi đến Trại Tù!
     
    Khi xe đậu vào bãi dành riêng cho nhân viên thiện nguyện, Tôi mở cửa xe bước ra, đứng lặng nhìn khu Trại Tù rộng lớn, cao, kín, bít bùng.. Tôi bất chợt bối rối và lo lắng trong lòng. Bà Kay hình như rất hiểu tâm lý của người lần đầu tiên đến đây, Bà vổ nhẹ lên vai Tôi, cười:
    -Mình vào thôi, bảo đảm khi trở ra An sẽ không còn "hồi hộp" nữa và sẽ rất hài lòng về quyết định hôm nay của mình.
    Tôi theo Bà Kay bước vào dãy hành lang vắng vẽ, đến bàn làm thủ tục "nhập trại". Những người cảnh sát gát cửa trông rất "ngầu" khiến Tôi rụt rè khi cúi đầu chào, họ vui vẽ hỏi chuyện với Tôi và nhắc nhở những qui luật cần biết khi vào Tù. Chúng tôi phải đi qua 4 cánh cữa sắt mở đóng cẩn thận, chặt chẽ mới chính thức vào trong trại. Mỗi tiếng vang ầm khi cánh cữa đóng lại sau lưng khiến lòng Tôi se thắt thêm, và mắt Tôi cay xé khi nhìn thấy hai dãy hành lang dài hun hút với những song sắt khít chặt nhau, cùng những bóng người đứng ngồi nhô nhút.. Bà Kay biết Tôi đang xúc đụng lắm nên Bà dừng lại, đứng nhìn Tôi lặng lẽ vài phút rồi nói:
    -Mình xuống lầu nhé.
    Tôi hít một hơi thở dài, mạnh vào lòng ngực, theo Bà Kay xuống lầu, đi ngang qua sân vận động vắng hoe. Buổi chiều mùa Đông lạnh, không có một bóng ai bên ngoài, mọi vật trông buồn bã và xót xa, như những vòng kẽm gai giăng chằn chịt chung quanh. Chúng tôi đến khu nhà nguyện nằm giữa sân trại. Căn phòng khá rộng, trang trí như khung cảnh nhà thờ, có cung thánh, nhiều dãy ghế, chổ qùy cầu nguyện riêng với một tượng Đức Mẹ Fatima, trông ấm cúng và làm lắng dịu tâm hồn lại rất nhiều. Nơi đây, mỗi thứ Sáu, các tù nhân có thể tụ tập lại với những người từ các cơ quan thiện nguyện như chúng tôi đến thăm, cùng nhau đọc kinh, cầu nguyện, dâng lễ và chia xẽ những tâm tình vui buồn với nhau trong khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi hồi hộp quá nên chỉ đứng lặng thinh bên các bạn đồng hội, họ cười nói vui vẽ như đang ở trong mái gia đình hạnh phúc.
    Bổng cánh cửa mở rộng, nhiều người bước vào, họ đều có mang một tấm "thẻ bài" trên áo nên Tôi biết họ là những người tù. Bà Kay dẫn Tôi ra đứng gần cửa và giới thiệu Tôi với họ. Chúng tôi chào nhau, lời chào và ánh mắt ngại ngùng trao vội từng người đi qua. Mắt Tôi lại cay cay khi có hai người đàn ông trong dáng dấp Quê Hương quên thuộc lại gần, bà Kay cười rất tươi, giới thiệu với Tôi:
    -Đây An, hai người này là Việt Nam mà Tôi rất quí mến, thường nói với bạn. Anh này tên Bình..
    Bà chỉ vào người thiếu niên có gương mặt khắc khổ, già dặn.
    -Còn anh này tên Vinh.
    Bà kéo người thanh niên đứng bên cạnh lại gần, dáng anh ta trông rất thư sinh. Bà Kay lại cười, nụ cười lớn và tươi hơn khi quay sang nói với hai anh:
    -Còn đây là An, cùng hội của chúng tôi, lần đầu tiên đến thăm. Cô ta cũng là người Việt Nam, hy vọng các anh chị sẽ có một tình người cảm thông, vui vẽ hơn là với chúng tôi..
    Mắt hai anh mở khá to khi nhìn Tôi, Tôi cúi đầu chào bằng tiếng Việt:
    -Chào hai anh..
    Hai nụ cười buồn nở trên gương mặt xúc động:
    -Chào chị.
    -Cảm ơn chị đã chọn công tác vào đây thăm chúng tôi.
    Tôi "dạ" nhỏ rồi theo bà Kay và hai anh Việt Nam đi tìm chổ ngồi.
    Những cõi lòng xa lạ, ngại ngùng dần mở ra, Tôi không dám hỏi gì nhiều, chỉ ngồi lắng nghe những tâm tư trĩu nặng, trãi dài của các tù nhân chung quanh, mà số đông là các thanh niên còn rất trẻ, có người vào nơi này khi tuổi chỉ 15, 17 vì một lúc nhất thời nông nỗi, không suy nghĩ.. để tuổi trẻ xanh tươi bổng héo uá trong trại giam, mảnh đời tàn vội, không tình nào nương náu. Ôi! Buồn làm sao. Buồn đổ vào tim Tôi, vào ánh mắt của họ khi họ kể lể tâm tình cho Tôi nghe. Trong suốt buổi thăm viếng lần đầu, xúc động nhiều trong Tôi là khi đối diện, chuyện trò với hai anh Việt Nam. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất thì là hình ảnh của một thanh niên người Ý. Tuổi của em chỉ ngoài hai mươi, dáng cao ráo, khuôn mặt thông minh, mắt em thật sáng. Em hát hay và biết dùng nhiều loại đàn. Khi ngồi bên em, nghe em kể chuyện đời mình với đôi mắt buồn, bàn tay run run.. nhưng trên môi em lúc nào cũng nở nụ cười, như bằng lòng, chấp nhận trả cái giá quá đắt này cho hành động nông nỗi của mình lúc tuổi đời còn quá trẻ. Lòng Tôi khóc nấc, nghẹn ngào trào dâng trong cuốn họng. Tôi phải xiết chặt hai bàn tay mình vào nhau để "gồng", không khóc thành tiếng. Em nói với Tôi em vào đây khi 15 tuổi! Em rất ân hận đã tự hủy đi đời tuổi trẻ và tương lại tốt đẹp của mình, cũng như phụ tình Cha Mẹ sinh em vào đời. Nhưng em tin là không quá muộn màng cho một người với lòng hối lỗi chân thành, tha thiết mong được bù đắp lầm lở của mình. Thành tâm của em đã thể hiện qua cung cách, việc làm mà mọi người chung quanh đều công nhận em là một nhân tài, một người hiền lương, lễ độ, thương và sống hết lòng với anh em. Em nói chuyện cho Tôi nghe nhiều lắm, và khi em nhận ra Tôi sắp khóc thành tiếng rồi thì em cười, vỗ nhẹ lên bàn tay lạnh của Tôi và nói:
    -Chị đừng buồn, đừng lo cho em, nếu có thể làm gì cho em thì xin chị cầu nguyện cho em thôi. Khi mình muốn sống tốt thì ở đâu cũng có cơ hội sống tốt được, ở đâu cũng cần người có lòng tốt cả. Em hy vọng với sự cố gắng làm lại cuộc đời của em và tình thương của mọi người chung quanh ủng hộ, em sẽ được giảm án, ra tù sớm, còn thấy được một chút tương lai trong sáng, cuộc đời em không phải tàn uá ở đây.
    Tôi nhìn em, nói trong nấc nghẹn:
    -Em là một người rất tốt, cố gắng lên em nhé! Chị sẽ cầu nguyện và mong chúc em sớm tìm lại được những gì em đã mất.
    Em lại cười, đôi mắt nhìn xa xăm:
    -Mười lăm, hai mươi năm nữa...em cũng khoảng bốn mươi thôi, chắc cũng không muộn màng lắm đâu chị nhỉ?
    Tôi gật đầu:
    -Ừ, đúng vậy! Vẫn chưa qua nữa đời người, Em vẫn còn trẻ mà!
    Hai chúng tôi cùng cười.
    Tiếng gọi thông báo đã hết giờ thăm viếng vang lên, Tôi bổng chợt thấy luyến tiếc thời gian sao qua vội quá. Mọi người đứng dậy, nhô nháo, ồn ào nói lời chia tay, tạm biệt nhau. Anh Bình và Vinh (Tôi gọi tên vì Vinh nhỏ tuổi hơn Tôi.) theo Tôi ra cửa, anh Bình nhìn Tôi nói vội:
    -Cảm ơn chị đến thăm, hy vọng sẽ gặp lại chị.
    Vinh cười, nụ cười trông sao rất buồn:
    -Hôm nay chị đến, em và anh Bình vui và an ủi lắm! Ở trong này không có người đến thăm, lại không có ai nói tiếng Việt với chúng em ngoài mấy bạn tù Việt Nam với nhau.
    Tôi cúi đầu chào:
    -Cảm ơn hai anh cũng đã cho Tôi một ngày vui. Chúc hai anh một tuần lễ mới Bình An.
     
    Trên đường trở ra xe, bà Kay thở một hơi thở mạnh, nhưng nhẹ nhỏm, hỏi Tôi:
    -Sao An, Cô thấy thế nào? Chương trình này không phải là vô ích, vô dụng chứ?
    Tôi cười:
    -Không đâu! Nhưng chắc những người ghi danh vào nhà nguyện với mình họ đã có quyết tâm "bỏ ác theo thiện" rồi nhỉ? Tôi thấy ai cũng...hiền cả, lại có vẽ rất ưu tư và hy vọng về tương lai của họ.. không giống kẻ..cướp của, giết người..
    -Có lẽ vậy. Người Á Đông của bạn có câu gì mà "một năm trồng cây, mười năm trồng người". Tôi mở ra chương trình này với mong mỏi mỗi lần vào thăm, mình chỉ cần mang tình thương và hy vọng đến được cho một người thôi, cho họ niềm tin họ đã được thứ tha, họ có thể làm lại cuộc đời, dù đời họ rất mong manh và ngắn ngủi, thì Tôi vui lắm và nghĩ là mình đã thành công rồi. Trong này có hơn hai ngàn người, nhưng không sao! Thế hệ này, tiếp nối thế hệ kia, núi cũng có thể lở mà! Người bạo tàn nhất, trước một tình thương chân thành và kiên cường, thế nào rồi họ cũng có ngày chịu...thua mình và mỉm cười thôi. Cảm ơn An nhé, đã bằng lòng theo Tôi vào Tù. Tôi biết là An làm việc với nhiều hội lắm, nhưng Tôi vẫn hy vọng là An sẽ dành thì giờ gia nhập nhóm của Tôi.
    Tôi nhìn bà Kay, cảm động:
    -Cảm Ơn Bà đã cho Tôi cơ hội quí báu này, việc làm và suy nghĩ của Bà thật là quá nhân từ, vĩ đại. Thú thật, trước khi vào đây, Tôi nghĩ là việc làm này chắc không ảnh hưởng gì, giúp ích lợi được gì cho những người tù đã mang bản án lâu năm, không có ngày trở ra. Xin lỗi, có lẽ Tôi đã nghĩ sai rồi? Nếu sắp xếp được thì giờ, Tôi sẽ cố gắng theo Bà học tập.
    Bà Kay cười thông cảm. Chúng tôi vào xe, buổi tối mùa Đông tiết trời rất lạnh, nhưng trong lòng vài người, tối này, chắc thấy ấm áp một chút vì có thêm được một niềm vui, một người bạn? Riêng Tôi, lòng Tôi bây giờ ấm lắm, ấm một Tình Người.
     
    Thời gian thắm thoát trôi qua, Tôi gia nhập nhóm "Bác Ái Trại Tù" cũng đã 4 năm rồi. Tôi không biết Tôi có mang lại được gì tốt hơn, vui hơn không trong đời của những người Tù mà Tôi đã tiếp xúc?Nhưng từ họ, Tôi học được rất nhiều bài học Yêu Thương cảm động, Tôi biết quí trọng Tự Do và cuộc sống mỗi ngày của mình hơn, ít "cằn nhằn" hoặc không còn oán than, trách móc mỗi khi gặp chuyện không vừa ý, không vui, dể dàng chấp nhận, tha thứ lầm lỗi của chính mình hơn, bỏ qua rất nhanh hay không còn để ý đến những sai xót của người khác nữa và bằng lòng với những gì mình đang có.
    Bước chân vào Tù của Tôi bây giờ nhẹ nhàng hơn, lòng cũng thật an lành và hạnh phúc. Dù có những ngày rất buồn, những chia xa bất ngờ khi Tôi không còn cơ hội gặp lại những bạn Tù thân quen nữa, họ đã chuyễn trại đi nơi khác mà ít khi nào được biết trước để từ giã nhau. Em thanh niên người Ý là người đầu tiên Tôi quen phải rời trại. Buổi chia tay đó, nguyên một nhà nguyện buồn rủ, khóc rưng rưng. Em như là một tấm gương sáng cho mọi người soi bóng mình, em đi rồi là mất mát và nhiều bóng người hụt hẫn, không biết tìm đâu điểm tựa để sống hy vọng và can đảm hơn. Và Tôi, bây giờ có nhớ về em, thì chỉ còn kêu tên em trong lời cầu nguyện. Giọng nói, tiếng cười của em Tôi đâu còn được nghe nữa, giờ chỉ còn âm vang trong lòng Tôi.
    Người chuyển trại tiếp theo là Bác Sáu. Tôi gặp và quen Bác chỉ được vài lần. Hình ảnh của Bác luôn làm đau lòng Tôi. Tuổi của Bác đã hơn 70 rồi, bất ngờ lại phải vào Tù. Ngày đầu tiên gặp Bác, tim Tôi nhói đau, lòng Tôi se thắt lại, nước mắt Tôi cứ như muốn trào dâng. Dáng Bác già nua, trông hiền lành, tóc Bác bạc gần hết và đôi mắt nhăn nheo muộn phiền. Bác ít nói ít cười, còn Tôi thì lời hỏi thăm nào cũng gần như muốn nghẹn ngào, không thành tiếng. Tôi thì dể xúc động, và có lẽ Bác cũng hay tủi thân lắm, nên Tôi và Bác ít nói chuyện với nhau, Tôi thường chỉ đứng lặng lẽ bên Bác, nghe tiếng thở dài đứt ruột của Bác trút vào không gian im lìm. Anh Bình cho Tôi biết là Bác Sáu chỉ mới vào đây vài tháng thôi, Bác nói được ít tiếng Mỹ, hay buồn tủi khóc hoài. Bác lại già rồi, làm sao có thể chịu đựng được những ngày tháng nghiệt ngã trong Tù? Nên có vài lần Bác tự tử mà không xong... mấy anh em Việt Nam trong tù thương cảm, chăm sóc Bác Sáu lắm. Ôi! Sao đời người lại có thể thương tâm đến thế này khi tuổi đã bóng xế chiều tà? Bác chuyển trại chẳng biết trước nên Tôi không được từ giả Bác, lòng Tôi luôn thấy buồn khi vào trại, luôn thấy đôi mắt già nua đợm nước của Bác nhìn quanh quẫn đâu đó. Lời kinh nào Tôi cũng nhớ đến Bác và cầu xin cho Bác được Bình An, dù Bác còn sống hay đã ra đi...
     
    Và cuộc đời cứ xoay vần, khi quen được vài người mới thì một, hai bạn cũ lại chuyển đi. Lúc đầu Tôi bối rối và ngơ ngác lắm mỗi khi biết người bạn Tù Tôi quen đã không còn trong trại nữa. Nhưng rồi Tôi cũng phải quen để chấp nhận những định luật của tạo hoá. Và Tôi cũng ân cần, thiết tha hơn với mọi người mỗi khi vào thăm trại, vì có ai biết được đâu lần tới khi trở vào, ai còn ai mất nữa? Niềm vui được thấy nơi đây thì quá ít, còn nỗi buồn thì mênh mông. Những mảnh đời thật là mỏng manh ở trong chốn này, và tàn vội, một cách bất ngờ, thương đau. Như tuần qua, một em mà cũng thường hay đến tìm Tôi trò chuyện, đã tự kết liễu đời mình khi tuổi chỉ đôi mươi. Lần sau cùng em đến tìm Tôi, trông em vui vẽ, bình an lắm. Em còn khoe với Tôi em đã tin Chúa, đã có sự An Bình trong lòng, Mẹ của em đã bằng lòng vào thăm em tháng tơi. Bẳn đi mấy tuần không gặp, Tôi nghĩ là em bận hoặc bệnh, Tôi có hỏi thăm, bạn em nói em vẫn sống tốt, không sao.. Ai lại có ngờ được đâu và hiểu vì sao? Một ngày thấy em treo cổ trên khung sắt rỉ buồn, thê lương. Đêm ấy ở trại Tù về, lòng Tôi trăm mối sầu ngổn ngang. Bên ngoài thế giới Tự Do này, có mấy ai quan tâm, thương xót hay nghĩ đến sự sống, còn của những người Tù nhỉ? Đời của họ, khi bước vào Tù và cánh cửa sắt sau lưng đóng lại, thì thế giới bên ngoài cũng đóng kín, ngăn ngang. Có lẽ rất ít hay không còn ai nhớ đến họ nữa và cũng không cần biết họ sẽ sống chết ra sao, như thế nào? Họ đã tự đào mồ chôn cuộc đời của mình thì cái giá họ phải trả là cô đơn lạnh lẽo, đời vùi tàn trong tối tăm thôi. Nhưng chúng ta có biết? Họ cũng vẫn còn mang trái tim khát khao Tình Người Yêu Thương như chúng ta, cũng ước ao nhận được sự thứ tha cho lầm lở của mình, cũng cần được an ủi, thèm được quan tâm ở những lúc đời thật tuyệt vọng trong ngỏ cụt đầy ân hận. Người cần thuốc nhất có phải chăng là người đang bệnh nặng không? Lòng Nhân Ái phong phú vốn có sẵn, luôn tiềm ẫn trong chúng ta có thể nào cho họ một chút bao dung, độ lượng không? Biết đâu một chút tình người dư giả và thương xót đó sẽ là con dao, cái kéo, cắt nát đi mảnh vải, sợi dây định dùng để treo trên cổ của một người?
    Phải mất mấy tuần Tôi mới lấy lại được tâm trạng bình thường khi trở lại trại Tù. Và tình thương, chăm sóc của một người già trong trại dành cho Tôi khiến Tôi thật cảm động, không bao giờ quên được. Ông tên Dan, tuổi của ông đã gần tám mươi rồi. Ông ở trong Tù chắc đã rất lâu vì nhiều người biết và kính nể Ông lắm. Ông rất thích kể chuyện và nghe chuyện, nhất là nghe Tôi kể chuyện về Việt Nam. Lúc nào Ông cũng vui vẽ và quan tâm đến người khác một cách tỉ mỉ. Có một lần Tôi vào thăm, bất chợt hôm đó, tăng xông máu của Tôi xuống thấp quá, Tôi choáng váng muốn xiủ, phải lật đật đi tìm xin muối để Tôi ăn vào cho máu lên cao, khoẻ lại. Lần sau Tôi đến thăm, vừa thấy Tôi, Ông Dan đã lật đật đi tới, bảo:
    -Xè tay ra, Tôi có cái này để dành cho con nè!
    Và Ông bỏ vào tay Tôi hai gói muối nhỏ, Ông đã cất lại cho Tôi từ mấy tuần trước chờ đưa mà Tôi vì bệnh không đến. Tôi đứng lặng đi vì xúc động, tay nâng niu gói muối, mắt cay cay.. Ông cười:
    -Muối này Tôi cất lấy từ phòng ăn, con giữ khi cần ăn ngay khỏi phải chạy kiếm!
    Tôi cầm tay Ông, xiết nhẹ:
    -Cảm ơn Ông, cảm ơn Ông lắm.
    Và từ ngày đó, mỗi khi Ông đến, dù có Tôi hay không, Ông đều mang theo một gói muối trong túi áo. Ông luôn hỏi thăm sức khoẻ của Tôi và hay nói cho Tôi nghe những tài liệu Ông nghiêng cứu được về bệnh của Tôi. Muối Ông cho, bây giờ đã thành một gói to, Tôi để trong xe để dùng và để nhớ Ông. Còn hai gói muối mà Ông cho Tôi lần đầu tiên, Tôi mang về bỏ trong bóp, khi cần Tôi cũng không lấy ra sài. Có lẽ nó sẽ theo Tôi đến cuối đời, làm vị "ướp" Tình Người trong Tôi thêm đậm đà, tươi tốt. Nếu thiếu nó, Tôi sẽ như "cá không ăn muối cá ươn" vậy! Mà đâu chỉ có Ông Dan lo lắng cho Tôi? Sau ngày Tôi làm mọi người cuốn quính, thất kinh, các bạn Tù hay mang muối và nước uống đến cho Tôi. Biết Tôi sợ quạt máy lắm, họ luôn tắt đi mỗi khi Tôi đến, và luôn hỏi Tôi cần gì không và cầu nguyện cho Tôi. Sự quan tâm của họ đối với Tôi làm Tôi cảm động rưng rưng và thấy ngại vì Tôi làm phiền họ hơi nhiều. Anh Bình thì hay chỉ Tôi mấy loại trà để uống, còn Vinh thì thường mang cả cuốn sách "thuốc thảo mộc" dầy cộm cho Tôi nghiên cứu chửa bịnh. Vinh cũng là người có tài và nhiều năng kiếu về âm nhạc và sáng tạo, cũng thông minh lắm. Trước khi vào Tù Vinh theo học ngành nha sĩ. Vì đâu? Thêm một mảnh đời lại tàn vội khi đang thắm tươi... mất mát này, thật là quá tiếc thương, tội nghiệp. Vinh cũng ân hận lắm, cũng muốn làm lại cuộc đời và hy vọng thấy được một chút ánh sáng trong cuộc sống tối tăm này.
    Bây giờ Vinh cũng đã chuyển trại khác rồi, để lại trong lòng Tôi nỗi nhớ và tình thương đầy vơi. Có một thời gian chúng tôi hay liên lạc thư từ, nhưng Vinh cứ chuyển trại hoài nên sự liên lạc cũng khó khăn. Nhưng Tôi tin rằng Vinh và Tôi đã thường xuyên gặp nhau trong lời kinh cầu.
    Phòng thăm viếng chỉ còn lại Tôi với anh Bình, chia xẽ tâm tư bằng tiếng Mẹ đẻ của mình. Các bạn Tù thỉnh thoảng cũng ngồi nghe chúng tôi nói chuyện và cười, có người còn muốn học tiếng Việt nữa. Anh Bình cũng là người ở trại này khá lâu, được nhiều người mến mộ, nể nghe. Anh chấp nhận sống những ngày chuộc tội, ăn năn với tấm lòng hướng thiện, bình an, làm nhiều điều ích lợi cho trại và anh em chung quanh. Anh thích trồng hoa, làm vườn. Những cây anh trồng, mùa Hè thường kết nhiều trái, trổ hoa rất đẹp. Anh nói đó cũng như hy vọng của anh, hy vọng một ngày được ra khỏi Tù, thấy lại và được sống bên hai con của mình. Ngày ngày anh cần cù, siêng năng làm đủ việc. Có được vài đồng lương anh để dành, gởi cho con anh để chúng có thêm chút tiền ăn học. Năm qua tháng đến, con anh một đứa đã ra đại học, một đứa đang năm thứ hai, còn Mẹ chúng thì từ ngày anh vào Tù đã bỏ đi đâu biền biệt. Thỉnh thoảng chúng dắt nhau vào thăm anh, không đủ tiền mua vé máy bay, chúng đi xe bus và ngủ nhờ ở nhà người thân của một bạn Tù. Mỗi lần nhắc đến con anh, anh hay cười, mắt anh nheo vui. Tôi ao ước, cầu mong cho con anh cũng mắt vui và môi cười mỗi khi nhắc đến Bố của mình. Máu chảy, ruột mềm mà.
    Tôi lại quen với một em Việt Nam mới đến tên Dinh. Anh Bình dẫn em tới giới thiệu cùng Tôi. Tuổi em cũng khoảng hai mươi, em ít nói, ít cười làm Tôi nhớ Bác Sáu. Nhưng khi Tôi hỏi thăm thì em cũng cỡi mở tâm tư, kể chuyện cho Tôi nghe. Qua vài lần tiếp xúc, Tôi thật ái ngại và lo lắng cho em. Tinh thần của em rất kém, thường có những suy nghĩ không tốt. Em rất hận đời và ghét hầu hết những người chung quanh, em thường hay đánh lộn với người ta nữa. Tôi cảm thấy buồn vì thật không biết phải làm gì cho em, giúp em thoát khỏi sự mặc cảm nặng nề em là một người rất xấu xa. Trại Tù là cái "shock" rất mạnh làm loạn tâm thần em, thêm vào những áp bức chung quanh kiến em lúc nào cũng muốn nỗi điên. Em không có đạo, nhưng em thường tới nhà nguyện để cầu xin và hy vọng tìm được Bình An cho mình. Mỗi lần trông thấy em, lòng Tôi buồn không tả xiết. Những cảnh đau lòng này, ai có muốn cảm thông, chia xẽ? Có bùi ngùi, thương xót cho không?
    Hôm nay vào thăm, anh Bình nói người trưởng trại đã mang biệt giam Dinh ở một nơi cần phải được trông coi, vì em cũng có ý định
    kết liễu đời mình. Ôi! Đứa con Da Vàng của Mẹ Việt Nam. Cha Mẹ sinh em ra đời đâu chỉ là vô ích? Sao em không trân quí giữ lấy tánh mạng mình? Dù chân có lún bùn, em cũng phải can đảm mà sống, mà nhẫn nhục rút lên, chà rửa chứ? Có sự hối lỗi nào là muộn màng đâu em? Đời còn nhiều yêu thương thứ tha cho em, sao em lại không thể tha thứ cho mình? Bố Mẹ em còn hy vọng, chờ đợi một ngày đón em trở về, sao em lại nở muốn bỏ đi luôn?
    Chiều nay, buồn lại đổ vào lòng Tôi. Có lẽ một ngày nào đó, Tôi không còn can đảm và nghị lực để đến đây nữa. Lòng Tôi không cắt mà đau, đau quá. Tim Tôi không bóp mà rỉ máu, máu tươi trào dâng. Dinh ơi! Em đã hứa với chị là em sẽ cố gắng sống tốt và sống chấp nhận phần đời đắng cay này, vậy thì xin đời em đừng tàn vội, đừng đứt ngang em nhé? Em đừng làm chị phải sợ, phải hồi hộp mỗi khi đến đây...Em hãy cho em, cho chị niềm hy vọng, tin tưởng là dù đời có chua xót, nghiệt ngã đến đâu, mình vẫn còn có thể chọn đường mình đi, chọn một niềm vui để sống. Dù đời có thảm thê, đen tối thế nào, thì ngày mai mặt trời cũng sẽ mọc lên, rực rở và ấm áp như Tình Người quanh ta.
     
    Đường về đêm nay sao ướt lạnh và mưa rơi tầm tả. Đúng không? Mưa cần phải rơi vào Đời thì những cành cây trơ trụi buồn bả của mùa Đông mới có thể đâm truồi, nẫy mầm, nở ra cho chúng ta những bông hoa thắm tươi, những nhánh lá tốt xanh khi Xuân về?
    Tôi đã thấy trong đêm đen, những mầm non đang chờ mưa tưới, mùa Đông đang qua, và Xuân sắp về rồi. Nếu lời nguyện cầu gởi lên trong đêm Giao Thừa thiêng liêng sẽ được nhận ngay, thì đêm Giao Thừa năm nay, Tôi sẽ qùy xuống, qùy mãi, chân thành và thiết tha cầu xin Người hãy vì Người mà đổ những cơn mưa Tình Thương vào cuộc sống này, để những mãnh đời khô héo, tàn uá sẽ được hồi sinh, được nở lại lá hoa xanh tươi một lần nữa, dù chỉ là trong một thời gian rất ngắn ngủi, một khoảnh khắc vội vàng thôi.
     
    Riêng Tôi, muà Xuân này và mỗi ngày nữa, Tôi xin Cảm Ơn Đời, Cảm Ơn Người. Cảm Ơn các Bạn Tù, Cảm Ơn những tấm lòng Nhân Ái, những người đã qua, sẽ đến và đang ở bên Tôi. Đã cho Tôi hiểu được Ý Nghĩa và biết thế nào là thật sự Sống, thật sự Yêu. Cảm Ơn những thương đau rả rời, những hạnh phúc ngát hương, mà Tôi đã và còn nhận được. Tôi Cảm Ơn lắm.
     
    Tôi đã đến trong cuộc đời này, thì sẽ cố gắng sống vui từng ngày, sẽ yêu cuộc đời này, bằng cả trái tim của Tôi. (Cảm Ơn TCS nữa!)
    Chỉ xin Đời, xin Người, một Tấm Lòng Yêu Thương bao la, Từ Bi và Độ Lượng sau mỗi cơn mưa lạc lối tả tơi, để chiếc cầu vòng ngũ sắc sẽ lại mọc lên, bắt ngang vào lòng nhau. Sáng, đẹp tuyệt vời.
     
    Hoài Vi
  9. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Mùa Xuân về vẫn tươi
    Đời muôn sắc hoa cười
    Sao Em hoài cúi mặt,
    Khóc cuộc tình về đâu?
     
    Đã lỡ mối duyên đầu
    Đành hẹn lại kiếp sau
    Anh đền Em nguyên vẹn
    Trái tim hồng không đau!
     
    Như Xuân nào yêu nhau
    Môi, má Em thắm màu
    Nụ hôn Anh trộm gởi
    Đêm Giao Thừa, thương ơi!
     
    Bây giờ mình hai nơi
    Tình yêu nào tả tơi
    Nhưng Đông tàn Xuân đến
    Hãy vì Đời yêu thêm!
     
    Như Anh mãi yêu Em
    Trong giấc ngủ đêm đêm
    Anh hôn say môi mềm
    Xuân không tàn, chia xa
     
    Rồi ngày có mưa qua
    Xin lau lệ ngọc ngà
    Bước vào Đời xót xa
    Sống như Còn đôi ta!
     
     
    Hoài-Vi
  10. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Buổi sáng mùa Xuân bừng lên nắng mới
    Chim hót trên cành vọng Quốc chơi vơi
    Em thấy Quê Hương rực sáng cõi trời
    Và Mẹ gọi tiếng buồn, thương lồng lộng
     
    Em bước trở về bên kia biển rộng
    Gió núi chập chùng Xuân nở rưng rưng
    Chị tiễn Em đi lệ nhỏ mừng mừng
    Tình Tổ Quốc, Em ơi đầy tim Việt
     
    Thôi cũng đành, mùa Xuân này ly biệt
    Cho tin yêu Người vun bón Giấc Mơ
    Mai Em về cùng dựng lại bóng Cờ
    Hoa lại nở, ngát thơm trời Đất Nước
     
    Đường về dẫu khó, gắng không chùn bước
    Vì Mẹ đêm ngày mắt lệ đợi mong
    Đồng Bào khổ cực, Bão, Lụt tràn sông
    Đời Nghèo, Khốn xót đau hồn Dân Tộc
     
    Mùa Xuân này, không còn đi hái Lộc
    Trong tiếng Em cười, trong áo trắng vui
    Chỉ còn Chị với bao nỗi bùi ngùi
    Chào Xuân mới, vẫn Xuân buồn Đất Khách
     
    Tiễn Em đi, lần này nghìn xa cách
    Chẳng biết bao giờ sẽ gặp lại nhau?
    Biết bao giờ Quê Mẹ bớt khổ đau?
    Người về lại, hưởng Xuân vui Đất cũ
     
    Buổi tiễn đưa, tóc xõa mù vai rũ
    Cho mắt Em buồn, màu mắt Quê Hương
    Thôi Chị về, cho đứt đoạn vấn vương
    Cho chân cứng, đá mềm Em cất bước
     
    Em hãy đi, như bao Người thuở trước
    Vai gánh Hiếu Trung, Chí chẳng sờn lòng
    Đem thân mình làm phân bón Non Sông
    Cho tươi thắm máu Da Vàng yêu dấu
     
    Chị bên này, ca vang lời tranh đấu
    Cho bước Em đều khắp nẽo Quê Hương
    Tuổi Trẻ mình đi dựng lại Tình Thương
    Cho Quê Mẹ, Xuân Thanh Bình sớm tới
     
     
    Hoài-Vi
  11. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Người đến bên Đời, một thoáng mưa bay
    Giọt nhỏ lên môi, ve vuốt Tình đầy
    Lời nào yêu Em, Người chưa định nói
    Sợ nước mưa tan, lời Tình ngỏ vội
     
    Em đứng bên Đời, nhìn mùa mưa qua
    Lở một lần yêu, Hạnh Phúc nhạt nhòa
    Còn gì trong Em, để gởi riêng Ngườỉ
    Ngoài giọt nước vỡ, xuống lòng mênh mông
     
    Mưa đổ bên Đời, nào có biết không?
    Ướt lạnh trong Ta, hai trái tim nồng
    Bước thấp bước cao, lên đồi Thương Nhớ
    Mong nắng trở về, khô ráo vết đau
     
    Lệ nhỏ bên Đời, một giấc mơ tan
    Tình nở chưa tươi, thoáng đã vội tàn
    Người đi để lại, bên Đời Em đứng
    Một mảnh khăn tang, che khuất Thiên Đàng
     
    Mộ Người bên Đời, mưa vẫn rơi ngang
    Hiu hắc Tình nhau, kỉ niệm úa vàng
    Lệ nào Em nhỏ, vào cõi Thiên Thu
    Có ngập tim ai, để mãi Yêu Người
     
     
    Hoài-Vi
  12. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Buổi sáng bên thềm, lá rụng rơi
    Em đứng bơ vơ, ngó cõi Trời
    Đôi mắt thơ ngây sầu sáng tỏ
    Em bỏ giờ chơi, bỏ nụ cười
     
    Em đến nơi này, một nắng mai
    Đời Mồ Côi lạnh, xác xơ hài
    Tôi thấy trong Em hình bóng nhỏ
    Của tuổi Thơ nào hiện rỏ Tôi
     
    Hai tấm thân gầy đến kề nhau
    Buồn đổ rưng rưng xuống mái đầu
    Tôi nắm tay Em cười dâng lệ
    Viên kẹo hôm nay chất ngọt ngào
     
    Em nhé từ đây Ta có đôi
    Tháng ngày cô lẻ đã qua rồi
    Tình Nguời Nhân Ái, Đời ban tặng
    Một mái Nhà che Trẻ Mồ Côi
     
    Tôi sẽ vì Em kết Tình Thương
    Cho mắt Em tươi sáng bước đường
    Tương lai sẽ có Hoa Tim nở
    Bát ngát Quê Nghèo những Mến Yêu
     
    Em hãy đến đây cười lên nhé
    Viên kẹo trong tay tẩm hết Tình
    Ngậm vào cho ngọt Đời cay đắng
    Và hãy cùng Tôi đến "Thiên Đường"
     
     
    Trang Trọng Kính Tặng những Tấm Lòng Vàng trong
    các Viện Mồ Côi
     
     
    Hoài-Vi
  13. Lê Nguyễn Thanh Vi
    Chiều nay sao Mẹ không đến đây?
    Để Tôi nhớ lắm dáng Mẹ gầy
    Đôi mắt nhăn nheo màu vẫn sáng
    Môi cười vẫn thắm những niềm thương
     
    Viện Lão chiều nay Tôi vấn vương
    Buồn nhỏ vào tim đứng bên giường
    Mẹ đã ra đi không từ giã
    Thôi hết cuộc đời lắm cô liêu
     
    Có người trao lại đóa hoa yêu
    Mẹ gởi cho Tôi ở một chiều
    Tôi và Mẹ tình không ruột thịt
    Sao xót lòng đau phút biệt ly?
     
    Viện Lão đôi ngày Tôi vẫn đi
    Tình Người chia xẽ có xá gì?
    Và rồi quen Mẹ, Mẹ Việt Nam
    Để ấm lòng Tôi, Mẹ cũng vui
     
    Đường đời con Mẹ bước ngược xuôi
    Mẹ sống cô đơn, sống bùi ngùi
    Có ai hôm ấy về vuốt mắt?
    Cho Mẹ bình yên giấc ngủ hiền
     
    Mẹ ơi chiều nay nắng chói hiên
    Còn lại mình Tôi dưới hoa viền
    Giàn hoa Mẹ nhờ Tôi tưới hộ
    Nay đã ngát trời hương nhớ thương
     
    Kỉ niệm nào xin mãi náu nương
    Bên dẫy hành lang, các bức tường
    Mỗi khi Tôi đến Mẹ cười nhé
    Tô thắm Tình Thương Viện Lão buồn...
     
    (Để nhớ một Người vừa ra đi trong Nursing Home)
     
     
    Hoài-Vi

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...