Jump to content

buivhai

Thành viên
  • Số bài viết

    23
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về buivhai

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. Bỏ mong Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong Đích sẽ thêm xa, rối cả lòng Tu cứ mơ thành, quên tự tại Đi toàn gấp đến, quẳng thong dong Xôn xao hạ tới, ve ngân tiếng Lặng lẽ xuân sang, lúa trổ đòng Duyên chín việc tròn, không phải vội ! Lúc nào cũng vậy, chớ nên mong
  2. Bệnh không mong khỏi Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu Phật pháp tinh chuyên, chẳng chút sầu Xác dẫu dật dờ, hom tựa khỉ Thần còn an tịnh, sáng như châu Nhẹ nhàng quán chiếu, quên đau họng Thong thả tư duy, kệ nhức đầu Mọi hướng hào quang luôn rạng tỏa Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu
  3. Uống rượu đêm hè Đối ẩm đêm hè, bạn với ta Ve khuya thao thức ánh trăng ngà Đầu vừa chớm bạc, sương chưa rụng Chén chửa rót đầy, sao đã sa Gió thổi liêng biêng, người lảo đảo Hương đưa ngây ngất, kẻ là đà Cạn dăm ba vại cùng thi hữu Say quắc cần câu, ngất ngưởng ca
  4. Tât nhiên tôi đã nhìn thấy bạn trích tên tác giả rồi. Phùng Quán vốn không được xem là nhà thơ lớn. Ông là nhà văn, đồng thời là nhà thơ, ông được biết tới nhiều với tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”. Nhưng bài thơ Hoa sen của ông là bài thường gây tranh luận, Người phê bình như nhà văn Hoàng Thái Sơn thì nói thẳng rằng Phùng Quán nhầm lẫn và nói xấu hoa sen. Nhiều người thì lại nhìn nhận bài thơ ở khía cạnh khác, họ nhận định bài thơ Hoa Sen thực ra không phải phê phán bài “Trong đầm…” mà mượn bài đó để phê phán những người vong ân bội nghĩa. Có người thì lại mượn bài “Hoa sen” để bài bác bài “Trong đầm …” Mỗi người một quan điểm. Ai có thiên hướng về mặt nào thì thường thể hiện quan điểm theo thiên hướng đó. Giống như câu nói: “Hi sinh đời bố, củng cố đời con”. Người tích cực thì thường đem nó ra để củng cố quyết tâm, lao động miệt mài, chịu đựng mọi gian khổ để cho con cái được hưởng cuộc sống đàng hoàng và tươi sáng (Như người nống dân một nắng hai sương, chịu mọi vất vả để con cái được học hành, có tương lai tươi sáng). Kẻ tiêu cực thì thường đem ra để bao biện cho hành vi sai lầm của mình (Như những tên ăn cướp ăn trộm thường đem ra nói về hành vi trộm cắp của mình). Trong cùng một cái ao mà lại có sen, có bùn. Xã hội thường là vậy, cái tốt và cái xấu luôn cùng tồn tại. Và trong xã hội đó mỗi cá nhân trở thành sen hay bùn đều do lựa chọn của họ. Đức Phật dạy rằng: “Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình… Khi nào tự mình biết rõ như sau: các pháp này là bất thiện, các pháp này có tội; các pháp này bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàma, hãy từ bỏ chúng!” Tức là đối với mọi việc, chớ nên nghe và tin cho dù nó xuất phát từ đâu, nếu không tự mình thực hành để biết rõ.
  5. Bạn ở trên không hiểu gì về Đạo Phật, cũng như không hiểu bài "Trong đầm.." và bài sen của tôi. Đức Phật dạy rằng chúng sinh bình đẳng, nhưng ngài cũng dạy rằng chúng sinh bị bụi vô minh che lấp, không nhìn ra vô thường. Cho cái giả là thật và cái thật thì không biết. Ngài dạy rằng thân thể con người chỉ là cái túi da hôi thối. Cõi ta bà chứa chất những dục vọng, hỗn loạn và ngu si. Có một mỏ vàng. Trên vàng là rất nhiều đất. Theo bạn cứ cầm đất ở trên mà coi là vàng được không? Hay phải đào và vứt hết lớp đất bên trên thì mới lấy được vàng. Cái tâm con người cũng vậy. Bản chất luôn tốt đẹp nhưng lại bị tham sân si bao phủ làm cho nảy sinh bao cái xấu, phải biết bỏ những cái xấu đi thì mới có được tâm thanh tịnh, mới có được cái tốt đẹp chứ đâu phải giữ nguyên cái xấu mà rêu rao rằng Đức Phật nói ai cũng tốt như nhau được. Bạn không biết rằng trong kinh Đức Phật luôn phân biệt rõ ràng kẻ trí và người ngu sao? Trong Kinh Pháp Cú có hẳn phẩm Ngu si và phẩm Hiền trí. Đức Phật dạy rằng: Người ngu biết mình ngu Nhờ vậy thành có trí Người ngu cho mình trí Thật đáng gọi chí ngu (Trích phẩm 5 -Ngu si - trong Kinh Pháp Cú). Về bài của tôi - Sen ở đây là người điều tâm. Những câu ở dưới là nói về cách điều tâm. Bài "trong đầm .." bạn phải hiểu rằng ý của bài ca ngợi những người sống và vươn lên giữa xã hội xô bồ đầy ắp những sự lừa lọc dối trá mà vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thiện lương .. và những ý tương tự như vậy chứ không phải hiểu như bài bạn đưa ra ở trên. Đọc những lời trên mình không hiểu có phải người viết chưa được các cô giáo tiểu học dạy dỗ kỹ hay là cố xuyên tạc ý nghĩa của bài. Mình chỉ nói lên suy nghĩ thực trong lòng, không có ý gì, chúc bạn mau tiến bộ. Hay bao nhiêu Nhà nghèo vách đổ, ngói liêu xiêu Cửa mở thênh thang sớm tới chiều Áo mỏng che thân còn khoái mặc Cơm khô lấp dạ cứ vui chiêu Thảnh thơi đón gió, quăng luôn võ Nhẹ nhõm trông trăng, bỏ cả kiều Vạn sự vô thường, đau nếu giữ Hiểu rồi vứt tiệt, hay bao nhiêu
  6. Ăn Ăn gì cũng được, chớ lưu tâm Tỉnh táo cho mau kẻo bước lầm Rau cứ cuốn gà, ô nhiễm dạ Thịt không nghĩ lợn, thanh tao mâm Quẩn quanh chay mặn, tham thêm nặng Vướng vít ruột gan bệnh lại trầm Tu ý chưa nên, suy mồm miệng Đó là si quá, trở thành hâm
  7. Tặng Hữu Lậu Am Chủ 2 Uống nước Thế Tôn Dòng nước mát lành, sách Thế Tôn Chuyên tâm ta tắm, sẽ trong hồn Vô minh rũ sạch, sinh hoa trí Thanh tịnh dâng đầy trổ trái khôn. Trong đã vững vàng, xoay chẳng choáng Ngoài dù khấp khểnh bước không chồn Bao người yêu ghét đâu quan trọng Việc đáng thì làm, chính pháp môn
  8. Tặng Hữu Lậu Am Chủ Phàm phu và người trí Cái tâm người trí khác phàm phu Thấy trái can ngăn, chẳng chút thù Phía muốn khoẻ tài, xa hướng đạo Bên không cậy giỏi, giữ đường tu Hiên ngang nói thẳng, đâu tơn hớn Lén lút ngoáy sau, lại gật gù Vì chúng đương đầu muôn sóng cả. Giữ thân von vón hạng phàm phu
  9. Tặng Hữu Lậu Am Chủ Phàm phu và người trí Cái tâm người trí khác phàm phu Thấy trái can ngăn, chẳng chút thù Phía muốn khoẻ tài, xa hướng đạo Bên không cậy giỏi, giữ đường tu Hiên ngang nói thẳng, đâu tơn hớn Lén lút ngoáy sau, lại gật gù Vì chúng đương đầu muôn sóng cả. Giữ thân von vón hạng phàm phu
  10. Nhắn kẻ sai đường Đã là biện luận phải công minh Thấy đúng nghe theo mới lợi mình Mang thế ra đe, người ngốc sợ Đem quyền mà doạ, kẻ khôn khinh Trái đường mới hận, không suy lý Đúng nèo nên bi, vẫn xét tình Biết lỗi quay đầu, mau tới bến Vòng vo chi lắm, trí không tinh
  11. Gửi người chịu quả báo Nhường nhịn bên ngoài ích mấy đâu Trong tâm xả được mới thôi sầu Xưa gieo nhân ác, trông thì thoáng Nay hái quả tai, chịu lại lâu Phẫn nộ hãy dằn, hung chuyển ý Từ bi nên khởi, dữ quay đầu Thiện chưa chín muồi, còn xa phúc Gắng luyện tinh cần, sau hết âu.
  12. Kẻ Tự ngã Tự ngã sinh thù, thấy những thương Kẻ ngu chưa thấu lẽ vô thường Mải mê tranh cãi, sân thêm nặng Đắm đuối hơn thua, hận lại vương Hãy kệ người lầm, hay đúng lối Nên xem lý phải, hoặc sai đường Ai hành không tốt, tai ương chịu Được mất mau mờ như khói sương
  13. Tâm thanh tịnh Cái tâm thanh tịnh giống như gương Đối cảnh luôn soi rất tỏ tường Phước đến lại đi dường ngọn gió Lộc ngưng rồi tán tựa hơi sương Ánh sáng mong mê đành nín phục Màn đêm định doạ phải thua nhường Thế cuộc vần soay đều thấu cả Không mừng không giận, cũng không nương
  14. Học kinh chuyển pháp luân. Người tu nên biết chọn đường (1) Đúng - sai, tốt - xấu tỏ tường mới theo Hãy nghe cho rõ Tỳ Kheo Có hai lầm lạc như beo hại mình Mặt là say đắm dục tình Trước vui nhưng khổ sẽ rình phía sau Bên thì hành xác đớn đau Thân gầy mệt mỏi, trí mau mê mờ Hai sai nhanh tránh chớ ngờ Bởi đều thái quá, tới bờ vực thôi Cực đoan phải bỏ cả đôi Trọn đường trung đạo tinh khôi ta hành Lối tu chân chính tám nghành Khi theo được chọn, đại thành không xa *** Vì nhìn đúng gốc hiểu ra (15) Thế gian muôn sự chỉ là chênh vênh Tội gì cứ mãi lênh đênh Để cho rơi thác, vấp ghềnh mà chi Yêu thì phải sợ chia ly Ghét vừa chạm mặt muốn đi ra liền Nghèo luôn mong ước có tiền Giàu vì giữ của ưu phiền khôn nguôi Không con sầu mãi chẳng xuôi Có con vất vả vì nuôi thật nhiều Khi vui thấy chỉ một chiều Khi buồn ngẫm lại trăm điều lo toan *** Khách quan thực tế đa đoan (27) Nhưng do mình cả, đâu oan chỗ nào Vì tham nên cứ vơ ào Sắc - tiền - danh - vị … càng vào càng ham Khi tham, không được, chẳng cam Nếu mà có được lòng tham tăng dần *** Muốn thôi nên loại từng phần (33) Bẻ cành, thân trước, rễ lần lôi lên Cây tham triệt tiệt vứt bên Tuy là rất khó nhưng nên vững vàng *** Kiên tâm chắc trở chớ màng (37) Một khi đã hiểu rõ ràng nguyên nhân Lối lành ta nhẹ bước chân Nương theo “Bát Chánh” kẻo ân hận hoài. Ghi chú: - Từ câu 1 -> 14 nói về hai đường cực đoan sai lạc và đường trung đạo phải theo. - Từ câu 15 -> 26 nói về chân lý cao diệu thứ nhất “Khố đế”. - Từ câu 27 -> 32 nói về chân lý cao diệu thứ hai “Tập đế”. - Từ câu 33 -> 36 nói về chân lý cao diệu thứ ba “Diệt đế”. - Từ câu 37 -> 40 nói về chân lý cao diệu thứ tư “Đạo đế”.
  15. 7. Câu truyện về Niềm Tin Có một chàng trai mang một tấm lòng đầy nhiệt huyết và một tâm hồn rất trong sáng hăm hở bước vào đời . Chàng tin chính nghĩa, tin cuộc sống và tin vào mọi người. Chàng trai ấy tên là Niềm Tin. Do sáng dạ, lại chăm chỉ học hành và ưa tìm hiểu, nên Niềm Tin sớm thu nhập được một vốn kiến thức rất phong phú và đa dạng. Bằng những kiến thức vững chắc của mình, Niềm Tin có được sự tín nhiệm của mọi người và được cử giữ một chức quan nhỏ ở huyện. Quan trên của Niềm Tin là Quan Liêu, ông là một viên quan rất hách dịch và cửa quyền. Làm việc dưới trướng của Quan Liêu một thời gian, sự lạc quan và yêu đời của Niềm Tin cứ vơi đi dần. Anh bắt đầu hiểu ra rằng lòng người đôi khi cũng rất đa đoan. Anh rất thất vọng vì khám phá mới này của mình. Một lần, trên tỉnh tổ chức hội nghị tuyên dương và khen thưởng các điển hình tiên tiến, các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp lớn cho cộng đồng. Công văn từ tỉnh gửi xuống yêu cầu mỗi huyện phải chọn ra bốn cá nhân ưu tú nhất để đưa lên tỉnh dự hội nghị. Trong bốn người này lại chọn ra một người xuất sắc nhất để tuyên dương đặc biệt trong hội nghị. Niềm Tin được giao nhiệm vụ phải tìm cho ra bốn người có đóng góp nhiều nhất cho huyện nhà. Rất vui với nhiệm vụ này Niềm Tin sốt sắng bắt tay vào việc. Anh nhanh chóng chọn ra được bốn người có thành tích tốt nhất và lập danh sách theo thứ tự thành tích của mỗi người. Đầu tiên là Tự Lực, tiếp đó là Bất Bình, sau đó là Bàng Quang, và cuối cùng là Quý Tử. Tự Lực vốn là một thanh niên mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ nhỏ đã phải tự bươn trải để mưu sinh. Bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng, anh sớm thành công, và dùng chính những thành quả mà mình đạt được để giúp những người có cùng cảnh ngộ đi lên. Đóng góp lớn của anh cho cộng đồng là không thể phủ nhận. Bất Bình là một võ sư nổi tiếng từng nhiều lần giành giải quán quân trong các kỳ thi võ, đem rất nhiều vinh quang về cho huyện nhà. Bàng Quang thì nhanh nhạy trong thương trường, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của huyện. Người cuối cùng trong danh sách là Quý Tử. Quý Tử chính là con của Quan Liêu. Từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, lớn lên lại được sự nâng đỡ của người cha nên Quý Tử làm gì cũng thành công dễ dàng, tuy nhiên những thành công đó thường chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân anh ta nên trong danh sách anh ta được xếp cuối. Lập xong danh sách và bảng kê thành tích của bốn người, Niềm Tin hồ hởi mang lên cho Quan Liêu duyệt. Quan liêu cầm bản danh sách, đọc đi đọc lại rồi lắc đầu nói: - Không ổn, không ổn, chú làm việc thế này thì hỏng bét, thành tích thằng Quý Tử nhiều như vậy phải để nó lên đầu mới đúng. - Dạ, hội nghị lần này là để biểu dương những cá nhân có đóng góp cho cộng đồng ạ. Thành tích của cậu nhà có phần thiên về cá nhân. - Hừ ! Ai bảo chú thế, chú xem lại xem nào. Niềm Tin tiếp tục đưa ra hàng loạt lý do nhưng Quan Liêu nghe mà như không hiểu, cuối cùng vẫn quyết định xếp Quý Tử lên đầu. Vì sự công bằng, Niềm Tin yêu cầu lập một hội đồng để xét duyệt lại danh sách, Quan Liêu đồng ý, tuy nhiên dưới sự tác động của Quan Liêu, gần như cả hội đồng tán thành xếp Quý Tử lên vị trí thứ nhất. Buồn dầu vì đấu tranh cho lẽ phải không được, Niềm Tin không còn muốn làm việc nữa. Bản danh sách bốn người đi dự hội nghị anh không đánh dấu người được tuyên dương đặc biệt, vì cứ định ghi lại áy náy, không ghi nổi. Tuy nhiên đến ngày diễn ra hội nghị, vì nghĩa vụ, anh đành cầm danh sách và dẫn bốn người đi. Niềm Tin chẳng dám hé lộ cho 4 người biết là sẽ có một người được tuyên dương đặc biệt và người đó đã được chỉ định là Quý Tử. Đến hội nghị, khi được đề nghị gửi tên người xuất sắc nhất lên, anh rất khó xử, nhưng cuối cùng đành viết và đưa cho họ tên của Quý Tử. Cả bốn người đều bị bất ngờ, vì thành tích của mỗi người đều rõ ràng, và ai xuất sắc nhất thì tất cả đều biết. Bất Bình phản ứng mạnh mẽ, khiếu nại với Niềm Tin, yêu cầu sửa tên người xuất sắc là Tự Lực. Niềm Tin rất bối rồi, nói: - Mình cũng đồng ý là Tự Lực xuất sắc nhất, nhưng việc chọn lựa là có cả một hội đồng xét duyệt, và hội đồng đã chọn Quý Tử trước rồi. Không ai trong bốn người nghĩ vậy, bởi họ thấy rõ ràng Niềm Tin chỉ vừa viết tên thôi. Ai cũng biết Quý Tử là con của quan, và họ nghĩ có lẽ Niềm Tin làm vậy để lấy lòng quan trên. Quý Tử thì có phần e ngại, Bàng Quang coi đó là chuyện đương nhiên, còn Tự Lực và Bất Bình rất thất vọng và coi thường Niềm Tin lắm. Khi tuyên dương, do biết mình được nâng đỡ chứ chưa xứng đứng trên bục khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc, lại đã thấy phản ứng mạnh mẽ của Bất Bình nên Quý Tử rất xấu hổ, bước ra ngập ngừng và lúng túng, khác hẳn với vẻ hiên ngang chững chạc của những người được tuyên dương đặc biệt ở các huyện bạn. Mặt khác, do thành tích chỉ thiên về lợi ích của cá nhân nên khi đọc lên chẳng có ai vỗ tay khen Quý Tử. Ở dưới còn có rất nhiều người ồn ào thắc mắc. Bất Bình đang bực sẵn, nghe thấy không kìm được lại lầu bầu: - Xấu hổ chưa ! nếu đưa thành tích của Tự Lực lên thì huyện ta đâu kém gì các huyện khác. Sau lễ tuyên dương, do không hài lòng về việc chọn lựa nên Bất Bình không nhận quà và bỏ về. Mọi người còn lại thấy vậy cũng chẳng ai vui được, mỗi người đi một ngả. Niềm Tin buồn lắm, buồn vì Tự Lực đã không nhận được vinh quang mà anh ta đáng được hưởng. Buồn vì quyết định của Quan Liêu và hội đồng xét duyệt, buồn vì bị mọi người, đặc biệt là Bất Bình hiểu nhầm sâu sắc. Chán nản, Niềm Tin đi lang thang không về nữa. Anh đi không có chủ đích, đến khi dừng lại thì trời đã tối hẳn. Niềm Tin không biết mình đang đứng ở đâu, muốn tìm thuê một phòng để ngủ thì các nhà trọ đều đã đóng cửa. Mệt mỏi, Niềm Tin ngồi xuống bậc thềm của một ngôi nhà để nghỉ, mặt thẫn thờ. Với những sự việc đã xảy ra, anh không còn tin vào chính nghĩa, vào con người nữa rồi, tất những gì anh tin tưởng đã đổ vỡ. Chẳng biết thời gian qua bao lâu, bỗng Niềm Tin giật mình vì trước mặt xuất hiện hai bàn chân trần của ai đó, không rõ đã đi đến bên anh từ lúc nào, ngẩng đầu lên, anh thấy trước mặt mình là một nhà sư khất thực. Nhà sư đã nhìn thấy Niềm Tin từ xa. Bộ dạng kỳ quặc thể hiện sự chán nản đến cao độ của anh quả thật không hợp chút nào với trang phục lịch sự mà anh mặc trên người, bộ trang phục dành cho ngày lễ. - “Có lẽ người thanh niên này đang có chuyện gì đây”. Nhà sư nghĩ vậy nên tiến lại. Thấy Niềm Tin ngẩng đầu lên nhìn, nhà sư cười nhẹ: - Chào thí chủ - Dạ, chào thầy. Nhà sư ngồi xuống bên Niềm Tin rồi hỏi: - Ta thầy hình như thí chủ đang có tâm sự gì thì phải ? Đang rất u uất và cần tâm sự nên Niềm Tin kể cho nhà sư câu truyện của mình, nỗi buồn vì bị hiểu nhầm, sự thất vọng vì cách làm việc của cấp trên và sự băn khoăn khi làm cho cả niềm tin của Bất Bình và Tự Lực đổ vỡ theo. Cuối cùng anh chán nản thốt: - Con đã đấu tranh hết mình cho lẽ phải, vậy mà bây giờ tiếng oan con phải gánh, còn những người thực sự làm sai thì không ai biết. Nghe xong nhà sư ôn tồn nói: - Vấn đề hiểu nhầm không quan trọng, mà quan trọng là mất niềm tin, vì nếu họ không thất vọng về thí chủ thì họ cũng sẽ thất vọng về những người khác. - Nhưng con ức lắm ! - Sao thí chủ không nghĩ rằng đây chính là một cơ hội tốt để tự hoàn thiện mình ? - Sao cơ ạ ? – Niềm Tin ngạc nhiên hỏi. - Ai cũng cần phải trực tiếp gặp bất công mới hiểu được giá trị của công bằng. Sự trưởng thành chân chính của con người phải nhờ vào sự trải nhiệm của bản thân chứ không phải người khác giúp mà có được. Nếu bây giờ thí chủ vì chuyện này mà chán nản buông xuôi thì rất dễ. Nhưng nay thí chủ đã hiểu thấu hơn ai hết giá trị của công bằng. Vậy tại sao thí chủ không lập cho mình một quyết tâm vững chắc là sẽ không bao giờ gây ra bất công cho người khác. - Con không bao giờ làm vậy cả, nhưng việc này đâu phải do con. - Trước đây thí chủ tin vào người khác, niềm tin đó đã đổ vỡ, vì đó chưa phải là niềm tin chân chính. Niềm tin chân chính không phải thứ niềm tin dựa vào người khác, bởi mình không thể điều khiển được suy nghĩ của người. Niềm tin chân chính là thứ niềm tin vững chắc của mình vào bản thân mình, là thứ niềm tin do chính mình tạo ra cho mình. Niềm Tin ngẩn người ra suy nghĩ. Một lúc lâu sau, thấy anh vẫn im lặng, nhà sư nói tiếp: - Đổ vỡ một niềm tin nhỏ lại chính là cơ hội để hình thành cho mình một niềm tin chân chính lớn hơn rất nhiều đó. Càng thấy ghét bất công, mình càng phải kiên quyết không tạo ra nó. Nói rồi nhà sư cười nhẹ, vỗ vỗ vào vai anh. Niềm Tin ngẩng đầu lên, mắt sáng rực: - Cảm ơn thầy đã dạy con, nhưng còn những người khác, con không biết họ có hiểu ra không ? - Nếu họ là những người mạnh mẽ thật sự thì những chuyện như thế này sẽ làm họ càng mạnh hơn lên. Họ cũng như thí chủ đều sẽ hiểu ra thôi, có điều thí chủ vì cơ duyên mà hiểu ra sớm hơn một chút. Nói rồi nhà sư lại cười, tiếng cười lan nhẹ trong đêm. Hết. Câu truyện này tặng cho các bạn đang ôm những hoài bão, những ước mơ tươi đep bước vào đời. Nếu một lúc nào đó các bạn bị đổ vỡ niềm tin vào con người, hãy đừng bi lụy, hãy vứt bỏ thứ niềm tin nhỏ bé đi mà tìm cho mình niềm tin lớn hơn, đẹp hơn không phụ thuộc vào ai cả. Đây là câu truyện tôi viết dựa vào sự thật, khi viết lại băn khoăn muốn giữ tính chân thực nên có mất đi rất nhiều sự lôi cuốn, nhưng tôi tin chuyện sẽ có ích cho các bạn.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...