vietsnets2
Thành viên-
Content Count
45 -
Joined
-
Last visited
Community Reputation
0 NeutralAbout vietsnets2
-
Rank
Cấp bậc:
-
Bước từ đồn công an ra, trời đất như quay cuồng điên đảo, mọi thứ trở nên xa lạ, tôi run rẩy leo lên chiếc xe máy đang chờ sẵn. Đó sẽ mãi là hình ảnh tôi không bao giờ quên được của một cậu sinh viên mười tám đôi mươi gặp phải ngay khi bước chân lên thủ đô học hành. Sinh ra trong một gia đình thuần nông vùng đồng chiêm trũng, cuộc sống của tôi ngay từ nhỏ đã gắn liền với những thửa ruộng. Là con lớn trong nhà, tôi luôn phải làm nhiều việc để đỡ đần cha mẹ. Trái lại, mấy đứa hàng xóm nhà tôi thì khác, bố mẹ chúng nó làm công ăn lương, cuộc sống khá giả hơn. Đã rất nhiều lần tôi nhìn chúng được bố mẹ mua cho cái này cái kia mà trong lòng không khỏi tủi hờn. Có lẽ ngày nhỏ tôi còn chưa hiểu gì nên hay trách mẹ sao không mua cho con đồ chơi, quần áo, mà không biết hoàn cảnh của mình ra sao. Cũng chính vì thế, lòng ghen tị hình thành trong tôi từ khi nào không hay. Tôi không có đồ chơi đẹp, quần áo mới như chúng nó, tôi cũng chả làm gì được vì ngày đó còn nhỏ, làm sao kiếm được tiền, tôi ghen tỵ lắm. Và cái thói “tắt mắt” đồ của bọn trẻ trong xóm đã hiện hữu trong con người tôi. Tôi không có những thứ như chúng nó, tôi lại không có tiền để mua nên ăn trộm và chỉ dám bày ra chơi một mình. Những lúc lấy được cái gì đó ngồi chơi một mình, tôi sung sướng biết nhường nào. Có lẽ đó là góc sáng nhất trong tuổi thơ nghèo của tôi. Nhớ ngày đó, tôi còn bị mẹ bắt được vì lấy cái xe ôtô của thằng hàng xóm. Mẹ nhẹ nhàng bảo tôi như thế là không tốt, phải đem trả lại cho người ta. Nhưng mẹ chỉ nhắc nhở tôi được như thế, thậm chí những trận đòn roi của bố cũng không làm tôi bỏ được cái tính ăn cắp vặt đấy. Làm sao mà bỏ được khi trong tôi luôn có sự ghen tỵ, tủi hờn như thế. Thời gian qua đi, tôi lớn lên và vẫn mang trong mình tính tắt mắt ấy. Nếu ngày xưa, bố đánh, mẹ đánh thì bây giờ chỉ nhắc nhở vì thấy tôi đã lớn, đã biết suy nghĩ. Chứ bố mẹ đâu hiểu rằng tôi không thể bỏ được, tôi vẫn thường trộm những thứ vặt vãnh mà tôi thích. Giờ đây dù món đồ có đẹp và giá trị như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không tắt mắt. Ảnh: ST Cho đến một ngày, cầm tờ giấy báo đỗ đại học trong tay, mà đỗ hẳn trường ở thủ đô, tôi vô cùng mừng rỡ. Bao nhiêu dự định cho cuộc sống sinh viên sau này của tôi hiện ra. Tôi sẽ đi làm, kiếm thêm thu nhập để trang trải cho bản thân. Ra Hà Nội sinh sống và học hành, tôi mới biết thế nào là cuộc sống ồn ào, náo nhiệt của thành phố, nó khác hẳn với cái yên lặng, tĩnh mịch của chốn quê. Và tôi lao đầu vào đi làm thêm. Chân ướt chân ráo lên thành phố, chắc chắn không thể tránh khỏi bị lừa. Tôi cũng vậy, tôi tìm đến trung tâm môi giới việc làm, phải đóng đến mấy trăm nghìn lệ phí, những tưởng sẽ được làm công việc đó. Nhưng khi đóng xong mới biết bị lừa thì không thể làm gì hơn ngậm ngùi đi về. Cuối cùng tôi cũng kiếm được một chân phục vụ cho quán karaoke gần nhà trọ. Thời gian làm việc từ 2h chiều đến 12h đêm, lương được 1,6 triệu đồng một tháng. Tôi sung sướng nghĩ tới viễn cảnh cầm số tiền đó về nghỉ hè, chi tiêu cho bản thân. Niềm vui chẳng tày gang, lúc tôi vui nhất cũng là lúc tôi thấy thất vọng nhất. Đó là một tối thứ bảy giữa hè, quán đông khách vì là cuối tuần, mọi người hay tụ tập đi hát hò, tôi vẫn cặm cụi làm việc như mọi khi. Phòng hát số 3 có bốn người trung tuổi đi ra, tôi và anh Quân vào dọn phòng. Trong lúc sắp xếp lại đồ đạc tôi đã nhìn thấy chiếc điện thoại nắp trượt mà khách bỏ quên. Nhìn thấy một chiếc điện thoại xịn như thế, lòng tham của tôi lại trỗi dậy vì tôi không có chiếc nào. Như bản năng, tôi nhanh chóng quay lại chỗ anh Quân bảo anh đi lấy giẻ để lau bàn. Ngay tức thì, tôi nhét chiếc điện thoại vào túi quần chạy thẳng xuống nhà vệ sinh dưới tầng 1. Ở đây, tôi nhanh chóng lôi chiếc điện thoại ra và cố gắng tắt nguồn nhưng không biết tắt ở đâu. Giữa lúc đó, chiếc điện thoại rung lên, tôi giật bắn người, may quá nó đang ở chế độ rung nên không phát ra âm thanh. Không làm gì được, tôi lại nhét chiếc điện thoại vào túi quần và phi một mạch về khu nhà trọ để giấu. Trở lại quán, mồ hôi tôi nhễ nhại, các anh làm cùng quán hỏi đi đâu mà toát hết mồ hôi thế này, tôi ậm ừ rồi lại tiếp tục trở lại với công việc. Một lát sau, khách phòng đó quay lại bảo có quên điện thoại, ai có nhặt được thì cho xin lại., tôi và anh Quân đều bảo không thấy. Khi công việc tìm kiếm không đạt kết quả gì, chủ quán karaoke đã kéo tôi ra nhẹ nhàng nói: “Cháu có nhặt được thì cho chú ấy xin, chứ điện thoại này không lấy được, chú là cảnh sát ở đây”. Tôi tái mặt đi, nhưng đâm lao thì phải theo lao liền quả quyết: “Cháu không thấy thật mà”. Mọi ánh mắt đều hướng đến chỗ tôi như biết chắc rằng tôi chính là kẻ trộm. Lúc đó tôi còn nói một câu rất thách thức: “Cảnh sát cũng chả tìm được”. Mọi người lại ai về vị trí của người đó, tôi lại bình thản làm việc mà trong đầu vẫn mơ màng đến cảnh cầm chiếc điện thoại xịn này đi chơi, khoe với bạn bè. Khi giờ nghỉ làm còn chừng 15 phút nữa, bỗng nhiên tôi bị gọi xuống nhà, tôi và anh Quân được một chiếc xe của cảnh sát phường Dịch Vọng đưa đi. Tới đồn công an, tôi và anh mỗi người một phòng riêng và có anh cảnh sát mặc đồng phục đang ngồi chờ sẵn, tôi biết là tôi đang sắp bị hỏi cung. Từ bé đến giờ, tôi đã bao giờ phải ngồi trong đồn công an đâu cơ chứ, tất cả chỉ thấy được qua phim ảnh, người tôi run lên. Tôi phải kê khai một bản lý lịch, nhưng chưa kịp viết hết thì anh cảnh sát đã hỏi: “Có phải mày lấy điện thoại không? Mày có biết ông đấy là ai không?”. Tôi lạnh người, cố lấy hết can đảm: “Em không biết điện thoại đấy ở đâu”. Ngay lúc đó, một cái tát trời giáng vào mặt tôi. Tôi tối sầm mặt mũi vào, choáng váng, người như bật khóc đến nơi. Tôi sốc thật sự và biết là không thể che giấu được nữa. Chủ quán đã đến bảo lãnh cho tôi, ông im lặng không nói gì. Về đến quán, ông nói sẽ gửi giấy về nhà trường, nước mắt tôi bỗng dưng trào ra, tôi khóc như một đứa trẻ. Nếu mà gửi giấy về trường thì tôi chắc chắn sẽ bị đuổi học. Tôi liền nghĩ tới bố mẹ đang ở quê, những tưởng tôi lên đây sẽ học hành tử tế nhưng không ngờ rằng... Nước mắt lại càng trào mạnh hơn, tôi nài xin ông chủ nhưng dường như vô vọng. Tất cả mọi người trong quán từ khi biết tôi đến giờ đều nghĩ tôi hiền lành, nào ngờ lại ra thế này. Họ động viên, bảo tôi cứ tiếp tục làm ở đây rồi ông chủ sẽ bỏ qua cho. Nhưng tôi còn mặt mũi nào mà đối diện với mọi người đây. Trước khi tôi trở về nhà trọ, anh Hồng, người mà tôi quý nhất ở quán có nói với tôi: “Em à! Đừng buồn nữa, trong đời, ai cũng phải vấp ngã ít nhất một lần. Quan trọng là sau lần vấp ngã ấy có đứng dậy được không. Ông trời luôn công bằng với tất cả mọi người. Hãy hưởng thành quả từ chính đôi bàn tay lao động của mình”. Đã 3 năm kể từ cái ngày đấy, giờ đây tôi cũng đã sắp ra trường, lại đang có trong tay một công việc part-time cũng khá ổn định, tôi càng thấm thía hơn câu nói của anh. Tôi thầm cảm ơn anh một lần nữa, và quan trọng hơn cả, tính trộm vặt của tôi đã được bỏ hoàn toàn. Sưu tầm.
-
Xin chào tất cả mọi thành viên, Mình là thành viên mới nhé, mình tên là long 22 tuổi, thích viết tryện ngắn, thể thao, mong là quen với tất cả các thành viên, có gì giúp đở mình nhé.
-
Văn học cung đình. Chúng ta biết đến một nền kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian Thăng Long, một nền âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Thăng Long. Vậy có thể nói đến một thứ văn học cung đình và văn học thành thị Thăng Long không? Và nếu có thể thì ta sẽ phải mô tả như thế nào hai dòng, hai kiểu văn học đó? Từ điểm nhìn về hai dòng văn học như thế liệu ta có được nhận thức mới nào về bức tranh văn học dân tộc? Với bài viết này, chúng tôi cố gắng phác họa một số ý tưởng bước đầu. Nếu xét không gian sinh tồn và phát triển của văn học Thăng Long, một đô thị kiểu phương Đông thời trung đại, nơi có thành và có thị, hiển nhiên ta có quyền nói đến hai loại văn học, hai dòng văn học là văn học cung đình và văn học thành thị. Trong những thế kỷ đầu tiên từ khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, khi mà phần “thị” - chợ hãy còn rất nhỏ bé, chắc chắn phần Hoàng thành bao bọc trong nó triều đình của các triều đại Lý, Trần là không gian chủ yếu của Thăng Long. Những nhân vật văn hóa chủ yếu ở Thăng Long trong quãng thời gian ấy là các ông vua, là hoàng tộc, là quan lại, quý tộc và những lớp người có liên hệ mật thiết với các vương triều như thiền sư, nho sĩ. Tạm thời, còn rất ít hoặc chưa có những kiểu nhân vật khác của giai đoạn sau như thương nhân, thợ thủ công, sĩ tử từ các miền quê lai kinh ứng thí, các trí thức nho sĩ, những ca nhi, ả đào, v.v… những kiểu nhân vật chủ yếu sinh tồn và có một đời sống văn hóa riêng trong khu vực bên ngoài Hoàng thành, trong phần thị - chợ (Kẻ Chợ). Ra đời tại Thăng Long trong bối cảnh như thế, các tác phẩm văn học dễ dàng và trên thực tế mang tính chất cung đình. Khái niệm “văn học cung đình” được dùng để chỉ các sáng tác văn học của vua chúa, quan lại quý tộc và các trí thức Nho sĩ, thiền sư xuất hiện trong không gian cung đình hay có mối liên hệ mật thiết với mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa… của triều đình, mang đậm điểm nhìn của một triều đình về con người và thế giới. Với một giới thuyết đơn giản như vậy ta đã thấy văn học Thăng Long ở hình thái ban đầu của nó chính là văn học cung đình. Không gian vật lý cho sự ra đời của không ít bài thơ là không gian cung đình. Lý Nhân Tông với bài thơ khen tặng thiền sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền - hai người đã trổ tài thần thông biến hóa trong sân điện trước sự chứng kiến của nhà vua - là một sáng tác cung đình chính thống xét từ không gian ra đời và điểm nhìn tác giả, một ông vua có quyền tối thượng yêu cầu và khen ngợi ngay cả thiền sư và đạo sĩ, đồng thời sự khẳng định địa vị xã hội của Phật giáo, Đạo giáo cũng gắn liền với sự thừa nhận của triều đình(1). Những gì vua tôi Lê Thánh Tông xướng họa để lại Quỳnh uyển cửu ca đích thị là văn học cung đình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1495, tháng 11, vua Lê Thánh Tông thấy hai năm được mùa liên tiếp, đặt các bài ca vịnh để ghi điềm lành. Nội dung gồm những bài về đạo làm vua, khí tiết bề tôi, vua giỏi tôi hiền, nhớ bậc anh tài kỳ tuấn và đùa viết vội thành văn, nhân gọi là Quỳnh uyển cửu ca thi tập. Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi và Chiếu cầu hiền soạn bởi Ngô Thì Nhậm, đều ra đời ở Thăng Long, cũng là văn học cung đình. Chúng đáp ứng những yêu cầu của một triều đình vào những thời điểm lịch sử quan trọng, thực hiện chức năng quan phương chính thống. Bình Ngô đại cáo thực ra có chức năng thuyết phục/ khẳng định quyền tức vị hợp hiến hợp pháp của một người tài đức như Lê Lợi song vốn không xuất thân từ dòng dõi quý tộc nhà Trần, vào một thời điểm lịch sử hết sức khẩn trương, khoảng trống quyền lực cần được lấp đầy để ổn định tình hình đất nước. Chiếu cầu hiền mà Ngô Thì Nhậm viết nhân danh Quang Trung lại thể hiện nhu cầu bức thiết về sự cộng tác/ hợp tác của đội ngũ nho sĩ Bắc hà với triều Tây Sơn. Các bài thơ, phú, văn sách, bất kể bằng chữ Hán hay chữ Nôm… làm trong các kỳ thi tại kinh đô Thăng Long - nếu ta có thể xem đó là một loại sáng tác văn học - là văn học cung đình. Đề thi cho các thể văn đều liên quan đến đường lối trị quốc (ví dụ chế trị bảo bang - về chính trị và giữ nước), giáo dục đạo đức (ví dụ Giới sắc bách tư - Răn dạy trăm quan), những vấn đề lấy từ trong kinh điển nho gia… rèn tập cho sĩ tử năng lực giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh của quốc gia. Hiện mảng văn học này đã được nghiên cứu từ góc độ văn bản học Hán Nôm nhiều hơn là về phương diện văn học sử(2). Nhưng một sáng tác gọi là văn học cung đình có thể ra đời ở một không gian ngoài kinh đô, ở một địa điểm xa Thăng Long chứ không nhất thiết phải ra đời trong chốn cung đình. Dù là ra đời ở đâu, các sáng tác văn học cung đình thường mang những diễn ngôn của các triều đại; hiện thực và cảm xúc phải được trình bày từ góc nhìn của người đến từ cung đình. Đó là trường hợp bài thơ Thượng hoàng Trần Nhân Tông viết tại hành cung Thiên Trường vào năm 1289, sau cuộc chiến tranh cuối cùng chống Nguyên - Mông, bộc lộ cảm xúc của người đứng đầu một triều đại đã trải qua những trận chiến khốc liệt chống ngoại xâm, nay bốn biển đã quang, bụi đã lắng/ Chuyến đi này hơn hẳn chuyến đi năm xưa. Bài Nghệ An hành điện (Hành cung ở Nghệ An) của Trần Minh Tông làm tại Nghệ An, có câu Sinh dân nhất thị ngã bào đồng (Nhân dân hết thảy đều là ruột thịt của ta) cũng thể hiện cái nhìn, cách nghĩ của người cung đình. Đánh giá mảng văn học cung đình cũng cần chú ý đến sự đa dạng. Có những tác phẩm văn học cung đình có giá trị tư tưởng cao khi một triều đại phong kiến đang lên, vua tôi, quan lại quý tộc thực hành đường lối thân dân. Những vấn đề của cung đình khi đó, trên những nét cơ bản thống nhất với vấn đề của nhân dân, của dân tộc. Song khi vua tôi ca tụng lẫn nhau, ca tụng triều đại vua thánh tôi hiền thì sáng tác của họ khó tránh khỏi công thức, nhàm chán, thậm chí có sắc thái xu nịnh. Hoàng Sĩ Khải (thế kỷ XVI) tung hô “vạn tuế” cảnh tượng thái bình thời vua Lê chúa Trịnh: Đời sinh chúa thánh tôi hiền/ Giúp tay tạo hóa sửa quyền âm dương…Bốn mùa ước những mùa xuân/ Trị dài Trịnh chúa Lê quân muôn đời,... nhưng rồi cả vua Lê và chúa Trịnh cũng không thể “muôn năm” được. Hay Phụng thành xuân sắc phú của Nguyễn Giản Thanh ca tụng Thăng Long dưới triều đại Lê Uy Mục cũng mang chất tụng ca tương tự - điều này lại càng đáng suy nghĩ nếu ta liên hệ đến sự suy thoái của nhà Lê ở đầu thế kỷ XVI. Cuộc “bút chiến” giữa Nguyễn Huy Lượng theo Tây Sơn (Tụng Tây Hồ phú ) và Phạm Thái chống Tây Sơn (Chiến tụng Tây Hồ phú) về thực chất có thể xếp vào văn học cung đình. Hồ Tây trong mắt hai người là một ẩn dụ riêng về chế độ Tây Sơn, cả kẻ ca ngợi và người lên án đều thể hiện thái độ chính trị qua việc tả cảnh Hồ Tây. Nhưng thực tế sáng tác của nhiều tác giả lại không dễ gì đưa vào cái khuôn chật hẹp của khái niệm “văn học cung đình”. Thơ ca của nhiều nhà nho cho thấy tâm sự của người có khi thân ở cửa khuyết nhưng tâm lại để ở nơi thôn dã, núi non. Ngay trong một thi tập, có bài mang chất cung đình song có bài lại có chất thôn dã. Giới nghiên cứu văn học Trung Quốc xem những sáng tác của ẩn sĩ được coi là văn học điền viên hay văn học nông thôn (hương thổ văn học) chứ không phải văn học cung đình hay văn học thành thị. Những trường hợp như sáng tác của Chu An hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi dâng sớ xin chém bọn nịnh thần không được đã lui về ẩn dật, hoặc thơ Nôm của Nguyễn Trãi khó gọi là văn học cung đình. Về lý thuyết, đây là sáng tác của những người tuy có quan hệ mật thiết với triều chính rồi bất như ý mà lui bước, trở về điền viên vui thú và giữ gìn nhân cách đạo đức thì tâm tư suy nghĩ của họ trực tiếp hay gián tiếp vẫn hướng về nơi cửa khuyết. Song thực tế, cái nhìn hiện thực và tâm tư tình cảm của họ đã thuộc về dòng văn học ẩn dật, văn học nông thôn. Nhưng bàn về văn học nông thôn hay văn học điền viên, văn học hương thổ không thuộc phạm vi quan tâm của bài viết này Văn học thành thị. Chúng tôi dùng khái niệm “văn học thành thị” để chỉ mảng sáng tác ra đời trong không gian “Kẻ Chợ”, phản ánh những vấn đề của đời sống thị dân, văn hóa thị dân, nhìn cuộc sống và con người theo quan điểm thị dân. Tác giả của văn học thành thị có thể là nhà nho, là thương gia, là phụ nữ chứ không nhất thiết đây phải là sáng tác của những thương nhân hay thợ thủ công, hay là ả đào. Cho đến nay, chưa rõ có thợ thủ công nào làm văn thơ hay không. Và ta chỉ thấy khá ít ỏi trường hợp xuất xứ từ gia đình thương nhân như Nguyễn Hữu Chỉnh, từ ả đào như Hồ Xuân Hương(7) làm thơ. Phần lớn tác giả của mảng văn học thành thị vẫn là nhà nho, và cũng không thiếu người trong số họ có quan hệ mật thiết với triều đình. Nguyễn Gia Thiều là cháu gọi chúa Trịnh Cương bằng cậu ruột; Nguyễn Du có cha làm Tể tướng, anh trai làm Tham tụng của triều Lê Trịnh. Nhưng sáng tác của họ đã rất khác văn học cung đình của khoảng 5 thế kỷ đầu tiên. Điều căn bản là văn học thành thị phải có điểm khác văn học cung đình. Về sự kiện ta có thể đọc được trong Lịch triều tạp kỷ ghi chép năm 1718: “Phủ liêu vâng mệnh truyền cho quan dân cả nước: “Phàm các sách vở gì có quan hệ đến việc giáo hóa ở đời thì mới nên khắc in và lưu hành. Gần đây, những kẻ hiếu sự lặt lượm càn bậy những truyện tạp nhạp và lời quê kệch bằng quốc âm, không biết phân biệt nên hay chăng, cứ khắc vào ván gỗ, in ra để buôn bán. Việc đó đáng nên cấm chấp. Từ nay về sau, hễ nhà nào có chứa chấp các ván in sách và các sách in nói trên thì cho phép viên quan đi ốp làm việc ấy được lục soát, tịch thu, rồi tiêu hủy hết cả”(8). Có mấy thông tin đáng chú ý từ tư liệu lịch sử ngắn ngủi này: 1) Ở Thăng Long khi đó đã xuất hiện những truyện hay thơ quốc âm không có quan hệ với giáo hóa; 2) Chúng được khắc in để buôn bán kiếm lời (một kiểu thị trường sách với qui mô nào đó); 3) Phủ chúa (phủ liêu) cơ quan quyền lực cao nhất thời Lê - Trịnh lên án tình trạng trên và có biện pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh như khám xét, tịch thu, tiêu hủy. Những thông tin này gợi cho chúng ta nghĩ đến một nền văn học thành thị Thăng Long đã tồn tại khá rõ nét cho đến năm 1719. Đến năm 1760, Nhữ Đình Toản khi diễn ra Nôm 47 điều giáo hóa năm 1633 đã diễn âm thêm nội dung của lệnh cấm năm 1719 nói trên. Điều đó chứng tỏ dòng văn học thành thị vẫn tiếp tục phát triển mà nhà Chúa không thể ngăn chặn được. Văn học thời này có đặc điểm gì khiến cho giới chính trị cung đình quan tâm đến vậy? Nếu giải thích là các sáng tác này được viết bằng chữ Nôm, mà nôm na là cha mách qué thì chỉ là suy diễn, hoàn toàn không chính xác. Nhiều chúa Trịnh làm thơ nôm, có khi trong cùng một ngữ cảnh, viết đồng thời hai bài một chữ Nôm, một chữ Hán tức coi giá trị hai thứ chữ như nhau. Chẳng hạn năm 1718, chúa Trịnh đã làm một bài thơ Đường luật chữ Hán và một bài thơ Nôm ban cho Nguyễn Công Hãng và Nguyễn Bá Tông đi sứ sang nhà Thanh, năm 1719, khi Đặng Đình Tướng dâng sớ xin về trí sĩ, Trịnh Cương cũng ban cho hai bài thơ khen, một bài chữ Hán, một bài chữ Nôm(9). Có cách giải thích khá phổ biến một thời cho rằng các tác phẩm bị cấm này có tính chất chống phong kiến mạnh mẽ. Nhưng lối giải thích xã hội học như vậy cũng không ổn, vì không có nhà Nho nào chống lại Nho giáo cả.
-
Em là hạt cát trong biển đời sâu thẳm Tri thức kia là cả một đại dương Rất nhiều ngã, chẳng thể chọn một con đường Thầy chỉ lối, mở ra nhiều cánh cửa Em là tia nắng trong ban mai chan chứa Rọi vào đâu để thấy có ích hơn? Thầy nâng đỡ cho cánh chim đang lớn Chăm sóc thêm cho hoa nở khắp vườn Ngày đến trường em chờ nghe giọng nói Những nét hoa và dáng bước ung dung Màu nắng kia lẫn quyện vào màu ngói Mái trường xưa – bao kỉ niệm đà từng … Sự nghiệp trồng người – chuyện thầy luôn trăn trở Em giờ đây nguyện tiếp sức cùng thầy Hạt mầm sẽ nở thành cây Màu xanh rồi sẽ lấp đầy hành tinh Công lao dù có vô hình Thầy cô tâm huyết lặng thinh vì người
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.