Jump to content

lamson

Thành viên
  • Số bài viết

    10
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Điểm

0 Neutral

Về lamson

  • Xếp hạng
    Cấp bậc:
  1. Chào bác quangnhac ! Lâu quá mới vào diễn đàn , đọc thơ bác hay quá ! Gởi tặng bác tấm hình em đi chơi ở Bến Cát - BD 7-2012
  2. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao bác Nguyễn thủy không viết bài nữa. Đúng nơi đây là một cái thư viện chứ chẳng phải là diễn đàn, vì chẳng thấy ai giao lưu, bình luận gì, người viết bài chẳng có hứng thú gì để viết nữa
  3. Mời các bạn đọc tiếp theo đường link sau : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=19481.10
  4. Riêng tên Phục từ đó chạy ở hẳn trong thị trấn làm tay sai cho giặc . Sau nầy chiến tranh ác liệt đã bỏ chạy vào Sài Gòn Mãi đến 1982 mới dám mò về thăm quê. Khi về đầu xóm chưa dám về nhà mẹ ruột ,hắn ghé vào nhà em gái thăm dò tình hình . Gia đình tôi hay được liền rủ anh em , chú ,cháu cầm cây gậy chạy đến ập vào nhà. - Tất cả ngồi im ! Anh tôi hô lớn Chúng tôi chặn hết lối ra vào . Tên phục đang ngồi trên ghế vội đứng dậy định chạy ra ngoài nhưng chú tôi dơ cây lên liền đứng lại như trời trồng. Hắn chưa biết chuyện gì xảy ra. - Tên Phục mày phải đền nợ máu !
  5. Anh quang nhac ơi ! hãy đăng tiếp các bài thơ của anh , mọi người đang chờ đọc đó
  6. " Vài tháng sau, anh trở lại Hà nội. Lần trở lại này trông anh rất buồn. Thái độ của anh khiến tôi hiểu rằng có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Sau đó, tôi biết được rằng một đám cưới đã được hai gia đình ấn định vào mùa xuân tới. Anh đã kể cho cha mẹ nghe về tôi, nhưng tất cả đều vô ích. Cho dù anh thuyết phục thế nào đi nữa, gia đình anh sẽ không bao giờ chấp nhận một người xa lạ như tôi. Những định kiến về thân phận đã khiến anh đầu hàng và gục ngã. Tôi và anh quá khác nhau." Lệ Hằng sao quá tin người như thế ? Chuyện biện hộ đó chỉ xảy ra ở thời xưa ! Anh chàng này đã nói vậy với nhiều cô gái khác
  7. Đến 1965 thì Ấp chiến lược nhiều lần bị đốt cháy tan tành. Bọn ngụy phải chạy xuống đóng đồn ở Trà Câu. Quê tôi trở thành vùng Giải phóng. Trong thôn có một trường làng ,học Lớp 5, lớp 4 ( Tức lớp 1,2 bây giờ ) lớp 4, lớp 5 bây giờ thì gọi là lớp nhì , lớp nhất. Có hôm tôi theo anh chị đến trường chơi,gặp lúc máy bay bay ngang cả lớp phải chui xuống hầm ở trong trường để trốn , hết máy bay lại ra ngồi học.Thời gian nầy pháo 105li của lính ngụy ở Gò Hội ( TT Đức Phổ ) vẫn thường xuyên bắn vào làng . nhiều người đi làm bị trúng pháo chết ngoài đồng. Mỗi lần pháo bắn như thế anh em tôi lại chui xuống hầm. Tiếng nổ làm rung chuyễn cả căn hầm , nổ xong thì nghe o.o ... Hầm tránh pháo của các nhà hầu hết đều làm bằng tre hình chữ A rồi đắp đất bên ngoài nên không thể chịu nổi pháo 105 . Bây giờ có phong trào cưa đường rầy xe lửa về làm hầm. Nhà của tôi chỉ có mẹ tôi và 4 con,(ba tôi đã hy sinh ) chị gái đầu mới 14 tuổi thì lấy ai đi cưa đường rầy. Hằng ngày tôi chạy lên đường tàu để xem vì đường tàu chỉ cách 200m. Có rất nhiều người dẫn cả trẻ em làm nhiệm vụ chế nước vào lưỡi cưa cho 2 người lớn ngồi kéo cưa sắt qua lại. Cưa cả ngày mới đứt một đầu đường ray .Đường ray thời pháp làm nhỏ hơn đường ray bây giờ nhiều , nếu như bây giờ thì cưa biết chừng nào xong.Một số người thì cầm cà lê mở ốc để lấy Tà vẹt - gọi là máng sắt, nặng khoảng 40kg để cố định 2 đường ray. Tôi chạy về hỏi mẹ - Mẹ ơi ! sao mẹ không đi cưa đường ray về làm hầm ? - Con có đi cưa được không ? - Con chế nước cho mẹ và chị Ba cưa. - Thôi, mẹ và chị phải lên gò cuốc củ mì chứ không mưa đến củ sẽ thúi hết đấy. Thế rồi ít hôm sau mẹ tôi phải nhờ các chú trong xóm đi cưa đường ray . Cưa được một đoạn và lấy được mười mấy cái máng sắt. Rồi các chú làm lại căn hầm cho nhà tôi , lấy máng sắt đặt sít lại hình chữ A , gác đoạn đường ray lên trên làm cây đòn dông , sau đó đắp đất lên 2 bên và làm âm nền hầm xuống dưới mặt đất khoảng 5 tấc , đắp đất phủ lên cả cây đòn dông, bên dưới thì lót ván rồi trải chiếu lên. Mẹ tôi trả tiền công các chú không lấy. Sau đó mẹ tôi đi gặt hoặc nhổ củ dùm lại cho các chú ấy. Từ ngày có hầm mới tôi không còn sợ mỗi khi pháo bắn mà lại thích chơi súng đạn nữa chứ. Mỗi khi mẹ đi chợ tôi lại dặn : - Mẹ ơi ! đi chợ mẹ mua cho con cây súng thiệt ( súng thật ) nghen ? - Ờ ! Ở nhà không được chạy đi đâu xa , cây nông ( pháo ) nó bắn chạy không kịp đấy ! Chục lần dặn mẹ như thế và vui mừng khi mẹ về cũng chỉ được chiếc bánh bò hoặc vài tán kẹo mâm - loại kẹo thắng bột và đường từng viên bằng ngón tay , không có bọc giấy bên ngoài, để lên mâm bán .Ai mua thì thì bỏ vào lá chuối gói lại đem về- Chỉ một lần cuối cùng mới được mẹ mua cho cây súng nhựa màu vàng là mừng nhất. Trẻ em ở Đức Phổ - Quảng Ngãi trong thời chiến Cuộc sống cứ thế tiếp tục . Tới mùa gặt thì mẹ và chị đi gặt, tới mùa phá củ thì cả nhà che chòi trên gò ngay đám củ để nhổ và xắt phơi ngay trên đất vài hôm củ khô mới đem về Một hôm . Chị Hai Biên là người bà con vừa khóc vừa chạy vào nhà tôi báo tin cho mẹ tôi : - Mợ Ba ơi ! Mẹ con bị Mĩ giết rồi . - Giết làm sao ? bao giờ ? - Mới sáng nay. Khi con vừa đi chợ nghe tin lính Mĩ đi càn vô xóm . Trưa nay khi im tiếng súng con mới dám chạy về thì nghe tin cả nhà con bị lính Mĩ ném lựu đạn vào hầm, bây giờ con chưa dám về.Nói xong chi ngồi khóc nức nở. Mẹ tôi an ủi chị và bảo phải ở lại đây vì có thể lính Mĩ vẫn còn phục kích ở đó. Làng của chị là thôn Bình Mĩ cách làng tôi chừng 2 cây số . Những ngày ấy bom đạn nổ hoài , những thằng bé con như tôi thì cũng chẳng biết Mĩ đi càn ở đâu, ngoại trừ khi chúng vào làng mình. Vài hôm sau . Khi được tin Mĩ đã rút , Mẹ tôi ,các cô, ông nội của tôi chạy vào mãi đến chiều mới về cho hay: Hôm đó Du kích xã tổ chức chống càn còn dân thì rút vô hầm . Trận đó lính Mĩ chết 2 tên . Khi vào được làng Gặp bất kỳ căn hầm nào chúng cũng đều ném lựu đạn vào . Mẹ chị Hai lảnh ngay trái lựu đạn , 3 người em của chị bị thương. Riêng anh Sáu thì đổ ruột ra ngoài . Cả ba đều bị lính Mĩ đưa lên trực thăng đem đi đâu mất tích. Các cô chú phải quật hầm ra mới lấy được xác của mẹ chị Hai, đã thối rữa và đặt lên một tấm ván chôn ngay chiều hôm đó một cách vội vàng. Một buổi chiều nọ, có một chú bộ đội không biết từ đâu một mình đến xóm nhỏ của tôi. Chú hỏi đường đi về Trà Câu ( bây giờ mới biết có lẽ đó là lính trinh sát ) Nhờ ai đó đẫn đi chứ chú không biết đường và tình hình địch ở đây như thế nào. - Ai có thể dẫn đi bây giờ ? Trời thì sắp tối. - Ở đây chỉ có ông Tuôi là có thể dẫn chú đi - Bác gái của tôi nói Còn tôi thi lần đầu tiên mới thấy chú bộ đội giải phóng - mặc đồ bạc màu nhưng bỏ vào trong quần bên ngoài có đeo thắt lưng to , nhiều lổ , bên hông đeo 2 trái gì như 2 lon cá hộp , vai thì khoát khẩu súng dài, chân đi đôi dép cao su màu đen. Tôi thích quá chạy theo chú và mấy người đến nhà ông Tuôi ở cách nhà tôi một mảnh vườn. Sau đó ông Tuôi cùng chú đi rồi thì tôi mới chạy về. Đến một hồi lâu sau mọi người thấy ở nhà ông Tuôi rộ lên tiếng la khóc . Tôi cùng anh chị chạy qua thì thấy chị gái con đầu ông Tuôi la khóc nức nở . - Trời ơi ! ba con bị Mĩ bắn chết rồi ! - Bắn ở đâu ? mới đi đây mà , Sao không nghe tiếng súng nổ gì cả vậy ? mọi người lao nhao hỏi. - Bị bắn ở Mương co .Má con hạy xuống dưới rồi Sáng hôm sau có hai người phụ nữ khiêng ông Tuôi trên một cái võng về đến đầu ngõ , người còn ướt nước tôi đứng nhìn, không dám lại gần . Hai người phụ nữ kể rằng Chiều qua Mĩ phục kích ở mương co . Từ làng tôi đi xuống Trà Câu 4km phải qua cánh đồng Mương co . Ông Tuôi và Chú bộ đội bị bắn chết ngã xuống ruộng nên người chú bây giờ vẫn còn ướt. Ông Tuôi thì được khiêng về nhà chôn còn chú bộ đội thì dân ở xóm gần đó đem về chôn ở bìa xóm đó. Các con của ông Tuôi thì lăn lộn kêu khóc , nhưng chúng cũng còn diễm phúc hơn tôi vì chúng còn được thấy mặt cha. Còn Ba tôi thì hy sinh khi tôi mới vừa 6 tháng tuổi. Nên tôi cũng chưa hề biết tình cảm cha con như thế nào Sau này theo lời kể của mẹ. Cha tôi tham gia hoạt động bí mật ở địa phương từ thời Ngô đình Diệm . Tên Phục cũng là người bà con xa ở trong xóm là Ấp trưởng, theo dỏi đã mật báo với lính Bảo an ở trong huyện . Đêm đó Tên Phục dẫn lính về vây nhà bắt cha tôi trói lại . Tên Phục lục soát trong tủ thấy 6 lon sữa bò liền hỏi: - Sữa để tiếp tế cho cộng sản phải không ? - Sữa để cho con tôi , chứ sữa nào cho cộng sản ? Mẹ tôi trả lời Tên Phục vẫn biết sữa đó để dành cho tôi nhưng hắn vẫn tịch thu. Rồi chúng dẫn cha tôi đi trong đêm. Mấy hôm sau những người tù trở về báo tin chúng nhốt cha tôi tại chi khu Đức Phổ và tra tấn bằng gậy gộc , Giày đinh , roi điện rất dã man. Mẹ tôi và chị tôi liền chạy ra đồng bắt cua về giã vắt lấy nước đem vào để cha tôi uống sẽ tan bớt máu bầm. Nhưng vào đến chi khu chúng lại không cho gặp cha tôi . Cha tôi bị giam phòng giam đặc biệt. Vì dù tra tấn dã man nhưng ông vẫn một mực không khai ra tổ chức bí mật. Vài ngày sau chúng dùng kiểu tra tấn cực kỳ dã man khác là treo 2 tay ,2 chân cha tôi lên xà nhà ,bên dưới để một ngọn đèn ống khói ( loại đèn dầu lớn ) đốt rún đến khi chết. Những cảnh giết chóc dã man của lính VNCH
  8. Chào các bạn ! Mình mới tham gia diễn đàn. Xin được góp lời cùng các bạn bằng tập hồi ký này. HỒI KÝ : KÍ ỨC TUỔI THƠ MÁU LỬA TÁC GIẢ : Lamson PHẦN 1 NGÔI LÀNG KHÔNG BÌNH YÊN Hình ảnh "Ngôi làng không bình yên" Hôm nay ( Thôn Thiệp Sơn - Xã Phổ Thuận - Đức Phổ - Quảng Ngãi ) -------------------------------------------------------------------------------- ngôi làng không bình yên.JPG Ngược thời gian hơn 40 năm về trước . Xóm nhỏ của tôi là vùng tranh chấp . Cán bộ , du kích ở ngay trong dân . khi Giặc Mĩ hay lính ngụy đi càn thì làng xóm bị pháo dập tan tành . Khi Mĩ đến , đàn ông thì chạy đi, gấp quá thì rút xuống hầm bí mật.Thường thì cũng có phân công các em thiếu nhi chăn bò cảnh giới. Khi thấy chúng đến thì la:" bò ăn lúa" hay " trâu ăn củ mì " Hôm ấy , mới sáng sớm , Mọi người đều còn ở nhà thì đã thấy lính Mĩ từ phía sau vườn đạp bờ rào đi vào. Tên lính mĩ trăm một tràng gì đó, mẹ tôi và anh chị cứ lắc đầu " no biết " . Chúng hỏi gì thì cũng chỉ biết trả lời "NO BIẾT" . Còn tôi thì chạy ra đưa tay nói : " Chú , cho xin tán kẹo". Có khi cũng được nhiều kẹo , nhưng hôm đó thì không có. Tụi chúng đi vòng quanh nhà chỉ thấy đàn bà và trẻ con rồi bỏ đi. Một lúc sau bổng nghe một tiếng nổ lớn ở xóm trong. Mọi người chưa hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng nhà ai nấy ở, không dám chạy vào xóm trong xem thử ra sao.Đến gần trưa khi tụi mĩ đã rút lên đồi mọi người mới chạy vào nơi phát ra tiếng nổ ấy thì dân làng đang kéo từ căn hầm nhà bà kính ra ba thây người chết nám đen thân người nào cũng te toét máu.Thì ra hôm ấy nhà bà kính đang ăn cơm sớm mai có 2 du kích ở đó nữa , Mĩ đến sớm quá bất ngờ, 3 người đàn ông(2 du kích và ông Sinh ,con trai bà Kính , cũng là cán bộ ) không kịp chạy, vội chui xuống hầm tránh pháo của gia đinh - không kịp xuống hầm bí mật. Tui Mĩ chẹn miệng hầm và gọi lên, nhưng không ai dám lên, chúng bèn đặt mìn và giật trước mặt mẹ ,con ông Sinh. Ôi ! lần đầu tiên khi mới 5 tuổi đầu tôi đã thấy người chết do bom mìn . Thật kinh hải đến bây giờ. Lính Mỹ tấn công vào làng Sau vụ 3 người chết do Mĩ giật mìn thì các nhà đều lo củng cố lại hầm tránh pháo, hầm bí mật và cảnh gới nghiêm ngặt hơn. Riêng cô bé Sinh - con ông Sinh ( gọi theo tên con) trở thành cô bé mồ côi lúc 6 tuổi. Mẹ thì đã bỏ đi Sài Gòn lấy chồng khác - do mâu thuẩn gia đình -trước đó mấy năm. Cha cũng bị giặc Mĩ giết rồi. Hai bà cháu sống lây lắt qua ngày, cùng tản cư chạy bom đạn đến hết cuộc chiến tranh. Bây giờ cô bé ấy sắp trở thành bà ngoại rồi đó. Cũng xin liên hệ lại lịch sử một tí. Sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954. Ở quê tôi chỉ còn một số đảng viên cài cắm trong dân, một số thì lên núi. Chính quyền Ngô Đình Diệm ra chính sách "Tố cộng, diệt cộng". Từ 1960 đã thực hiện xây dựng "Ấp chiến lược" Mỗi gia đình phải nộp hàng trăm cây tre dài 3m rào quanh làng, bên trong có lính Bảo an, Dân vệ canh phòng. Những cán bộ từ trên núi mò về có người đã bị bắn chết nằm trên bờ di (Hàng rào Ấp chiến lược bằng tre) Riêng có ông Phận là một đảng viên kỳ cựu, ra vào ấp chiến lược như " Xuất quỉ nhập thần". Chuyện nầy nghe người lớn kể lại : Hôm ấy gần 12g đêm , dân trong ấp đang ngủ say thì có một loạt súng nổ. Có tiếng la của Dân vệ: "Bắt lấy nó, bắt lấy nó..." Sau đó là tiếng kẻng dồn dập. Mọi người cầm đèn chạy ra, lại có tiếng la: "Bắt lấy ông Phận!" Có người thấy một bóng đen chạy dọc theo bờ di lẫn vào hàng cây trong ấp. Đó chính là ông Phận. Lúc đó ông cũng nhanh trí chạy lẫn vào đám đông, chộp ngay một chiếc đèn dầu của ai đó và cũng hô to: - Bắt lấy ông phận, hắn chạy ra hướng cổng ấp kìa ! Mọi người chạy theo hướng ấy. ông lại la to: - nó chui qua cổng rồi - Mở cổng ra mau ! Tên lính Dân vệ vội chạy ra mở cổng. Mọi người túa ra chạy về các ngã tìm kiếm thì ông cũng vừa chạy vừa la như thế rồi ra xa ném đèn chạy thoát. Người dân chẳng ai muốn bắt bà con của mình nhưng sống trong ấp chiến lược, bọn ngụy o ép phải làm như thế. ( còn tiếp )
  9. Hết rồi sao bác ? Kể itếp chuỵen chién trường đi chứ.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...