Jump to content

thongoc

Thành viên
  • Số bài viết

    3.169
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi thongoc


  1. Cô bé đưa mắt nhìn quanh như kiếm tìm. Cũng đôi mắt ấy trong tích tắc lại buồn rầu cụp xuống. Bởi có ai đâu cho em tìm, hành trình đi thi đại học của em không ai đón đưa. Hành trang chinh phục giảng đường đại học của em là cái bụng đói meo với 200.000 đồng.

    Tuổi thơ nhọc nhằn

    Đó là tâm trạng của cô bé Nguyễn Thị Liên (xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh). 9 năm nay, Liên đã phải một mình chăm sóc 3 em còn nhỏ dại.

    Nhà Liên có 4 chị em, Liên là chị cả, dưới Liên có 3 em nhỏ là Nguyễn Thị Điệp học lớp 10, Nguyễn Văn Nghĩa học lớp 8 và Nguyễn Văn Trung học lớp 3.

    Công việc thuần nông, lại đông con khiến cuộc sống vốn đã chật vật lại thêm bế tắc khi bố Liên là anh Nguyễn Văn Ngọ hai lần bị tai nạn phải nằm viện. Tiền viện phí, rồi các khoản thua lỗ do làm ăn đã đưa gia đình đến cảnh nợ nần chồng chất. Chị Nguyễn Thị Luyến - mẹ Liên rong ruổi khắp các tỉnh kiếm việc làm lấy tiền nuôi con, ai thuê làm gì cũng làm, miễn kiếm ra tiền và đó là công việc trong sạch: lúc thì xin đi gánh gạch thuê, lúc lặn lội lên tận Quảng Ninh gánh đá, nhặt than… vất vả là vậy nhưng cũng chẳng đủ tiền gửi về nuôi con. Năm 2002, anh Ngọ quyết định vào Gia Lai buôn bán, chị Luyến sau một thời gian rong ruổi cũng sang Thái Lan làm giúp việc, nhưng do công việc không như ý muốn nên 1 năm sau vào miền Nam cùng chồng.

    “Thời gian đầu bố mẹ lưu lạc cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất với bốn chị em em. Khi đó em mới 9 tuổi, em Trung chưa tròn 1 tuổi. Em phải chạy khắp xóm hỏi cách nấu bột, rồi bế em đi khắp làng hỏi xem có cô bác nào mới sinh em bé để xin cho em Trung “bú trực”. Em Trung nhớ hơi mẹ nên khóc suốt, em Điệp lại bị phù thận phải đi viện. Nhà chẳng có gì đáng giá. May có hàng xóm và các cậu mợ giúp đỡ.

    Thời gian đầu do công việc chưa ổn định nên bố mẹ em hầu như không có khả năng gửi tiền về, 4 chị em phải tự trang trải. Ngoài giờ học, em cùng các em đi bắt ốc, mò cua, mót khoai để ăn. Có nhiều hôm, mấy chị em phải ăn cơm với muối. Rồi được bác hàng xóm mách nước, em đạp xe lên thôn Đông Hồ - cách nhà 7km xin làm hàng mã thuê. Sáng 4h em phải thức dậy nấu cơm cho các em ăn, rồi đi làm thuê đến 11h trưa về lo cơm nước cho các em để chiều còn đi học. Để có gạo ăn, một mình em làm 2 sào ruộng, tất bật từ sáng đến khuya…”. Liên bùi ngùi nhớ lại.

    lien2s.jpg

    Từ khi 9 tuổi Liên đã phải một mình nuôi 3 em ăn học

    Đi thi đại học với 200.000 nghìn đồng

    Hành trình “làm mẹ, làm cha” nuôi các em ăn học của Liên thấm thoắt cũng đã 9 năm. 9 năm lưu lạc nơi xứ người, thảng hoặc lắm bố mẹ mới có tiền gửi về cho chị em Liên. Mọi gánh nặng dồn lên vai cô bé có dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen vì mưu sinh.

    “Năm nay cả 4 chị em em đều bận học nên thu nhập vì thế cũng hạn hẹp hơn nhiều. Trước hôm lên Hà Nội làm thủ tục thi đại học, em phải đến “vay nóng” cô chủ nơi em làm thuê 200.000 đồng, làm thủ tục thi đã hết gần 1 nửa. Phần còn lại quá ít ỏi, không đủ để thuê chỗ trọ, em đành chọn giải pháp sáng đi tối về nhà. May có chị hàng xóm sáng phải ra Hà Nội giao đậu phụ từ 3 giờ, chị cho em đi nhờ đến Đại học giao thông vận tải, rồi tự em đi bộ đến điển thi. Chiều nay thi xong em tự bắt xe bus về. Sáng mai lại đi nhờ chị ấy…”.

    “Em thích trở thành giáo viên hoặc bác sĩ, em cũng thích làm kinh tế nhưng nghe nói học trường kinh tế tốn nhiều tiền lắm mà nhà em thì không có điều kiện. Thế nên lựa chọn thích hợp nhất trong hoàn cảnh gia đình em là thi vào sư phạm. Vì thế em đăng ký vào Đại học sư phạm Hà Nội để thực hiện ước mơ của mình. Sáng nay em làm bài cũng khá tốt. Em sẽ cố gắng học hành để sau này kiếm được nhiều tiền cho các em em được mặc quần áo đẹp và để bố mẹ em không phải bôn ba kiếm sống nữa”.

    liens2.jpg

    Đôi mắt ậc nước nhìn các bạn thí sinh khác được bố mẹ chăm lo Tôi hỏi em về chuyện ăn uống trong 2 ngày thi, em cười buồn “Buổi sáng trước khi đi bà ngoại đem đến cho em gói xôi để trưa ăn. Nhưng em để ở nhà cho các em có cái ăn, em Điệp thích nhất món xôi bà nấu. Mà em lo thi nên cũng chẳng ăn được gì đâu chị ạ. Nhịn cho nhẹ bụng..”.

    Nói rồi em lại đưa đôi mắt ầng ậc nước nhìn những bạn thí sinh khác được bố mẹ chăm bẵm, hỏi han: “Đã 9 năm rồi mấy chị em em thiếu bàn tay chăm lo của bố mẹ. Em thèm một bữa cơm đoàn viên, thèm cả những lời mắng mỏ của bố mẹ. Em lo lắm, nếu em thi đậu đại học, không biết mấy chị em em sẽ xoay sở thế nào..”.

    Chia tay Liên, tôi không khỏi bùi ngùi cho hoàn cảnh của em.Thật đáng khâm phục biết bao sự can đảm, vượt lên chính mình của cô bé Liên- một cô bé mới 17 tuổi mà đã 9 năm trôi qua thay cha mẹ giữ vai trò trụ cột của gia đình. Hành trình đến với giảng đường đại học của em còn rất gian nan khi mà cái nghèo còn luẩn quẩn, đeo bám. Liên và các chị em của em đang cần lắm bàn tay chia sẻ của cộng đồng.


    Chiplove

  2. kienthuc_logo.png - Bệnh viện Phú Nhuận TPHCM công khai đường dây nóng 09088... dán khắp nơi trong bệnh viện để bệnh nhân thông tin, phản ánh các vấn đề bất cập của bệnh viện mà bệnh nhân, thân nhân chưa hài lòng. Tuy nhiên, đó chỉ là số điện thoại... của một người dân!

    Không thấy ai gọi điện phản ánh!

    Chị Nguyễn Dương Thu Trang (đường Hồ Biểu Chánh, phường 12, quận Phú Nhuận, TPHCM) cho biết: Ngày 26/6 tôi đưa con trai đến Bệnh viện Phú Nhuận để nhổ răng sữa. Sau khi làm thủ tục nhận bệnh, lấy số thứ tự và đến nộp sổ ở Khoa Răng Hàm Mặt thì phát sinh nhiều vấn đề làm tôi bức xúc từ thái độ của nhân viên đến chuyện phải đóng thêm phụ thu tiền khám bệnh (điện, nước, vệ sinh...), tiền công nhổ răng sữa, nên tôi mới gọi đường dây nóng để hỏi cho rõ sự việc.


    Nào ngờ gặp ngay một thanh niên trả lời: "Tôi không phải là người của bệnh viện, có việc gì cần thì đi tìm bệnh viện mà hỏi nhé!" rồi cúp máy cái rụp. Tôi ngạc nhiên nên mới gọi lại để hỏi cho ra ngọn ngành, anh thanh niên cho biết đúng là số này, nhưng anh ta ở tận ngoài Bắc chứ không phải là người của bệnh viện. Chị Thu Trang bức xúc nên gọi cho Báo Khoa học & Đời sống tại TPHCM.

    Tiếp nhận thư của chị Thu Trang, chúng tôi gặp Ban Giám đốc Bệnh viện Phú Nhuận và người trực đường dây nóng của bệnh viện. BS Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc bệnh viện cho biết, quả là bệnh viện thiếu sót đã không kiểm tra số điện thoại đường dây nóng vì quá tin tưởng vào người trực máy. Trong khi đó, người giữ máy thì biện bạch rằng: Bệnh viện vừa qua đã thay đổi quy trình khám chữa bệnh rất tốt nên rất ít bệnh nhân thắc mắc và vì thế không thấy ai gọi điện kêu ca cả. Mặt khác, cũng có thể do đường dây nóng chỉ để nghe mà không gọi đi nên có lẽ đã bị nhà mạng... cắt!

    Trong khi đó, chủ thuê báo số máy này cho chúng tôi biết anh đã sử dụng số thuê bao này được hơn 4 tháng và thường xuyên nhận được các cuộc gọi đến nhầm là số của bệnh viện!
    images944470_Duong_day_nong.JPG
    Bệnh nhân đến khám ở Bệnh viện Phú Nhuận.

    Tự ý phụ thu

    Giải thích về các khoản phải phụ thu thêm của bệnh nhân khám bảo hiểm y tế, Ban Giám đốc bệnh viện giải thích, trường hợp của con chị Thu Trang là do khám chuyên khoa nên phải thu thêm vì tiền công khám vì bảo hiểm y tế trả thấp quá nên không đủ chi phí các khoản khác để hỗ trợ hoạt động của bệnh viện. Trước khi bắt đầu thu, bệnh viện cũng đã nghiên cứu rất kỹ và có thông báo cho bệnh nhân biết về việc thu thêm phí.


    Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị xem văn bản quy định về việc phụ thu thêm thì vòng vo một hồi, một vị trong ban giám đốc mới nói rằng: Sở Y tế TPHCM và UBND quận Phú Nhuận đều không có văn bản đồng ý cho thu việc thêm này. Vì vậy, mặc dù bệnh viện có thu thêm nhưng nếu bệnh nhân nào thắc mắc thì chúng tôi trả lại tiền cho họ.

    BS Nguyễn Thanh Sơn cũng đã cảm ơn Tòa soạn báo đã kịp thời phản ánh ý kiến của bạn đọc cho bệnh viện để lãnh đạo bệnh viện chấn chỉnh lại nề nếp cũng như xử lý những người làm việc thiếu trách nhiệm để xảy ra những chuyện không hay ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

    Bùi Hương

  3. Sự việc nghiêm trọng vừa được ghi nhận tại Phần Lan. Chiếc iPhone 4S đã phát nổ ngay trong túi quần của “thân chủ”, rất may khi nạn nhân không bị thương.

    Tình huống đáng sợ vừa được tiết lộ khi chiếc camera an ninh tại Phần Lan ghi lại cảnh iPhone 4S bỗng dưng phát nổ và bốc cháy nghi ngút. Cậu bạn Henri Helminen, 17 tuổi, đang để chiếc iPhone mới 90 ngày tuổi trong túi quần sau của mình. Chẳng hiểu sao điện thoại bất ngờ gặp nạn, khiến nó biến dạng hoàn toàn và không thể tiếp tục sử dụng.

    images944578_vnm_2012_464448.JPG

    images944579_vnm_2012_464449.JPG

    Một số người nghi ngờ Henri muốn dựng chuyện để kiếm bảo hành hoặc khoản bồi thường từ phía Apple. Tất nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ là giả thiết và chúng ta nên chờ đợi kết quả được nhà chức trách Phần Lan công bố.

    Trước đó, cũng đã có một chiếc iPhone 4S phát nổ khi chủ nhân của nó đang trên… máy bay. Hãng hàng không Úc Regional Express (REX) từng phải giải quyết một vụ điện thoại iPhone 4S của một hành khách đi chuyến bay ZL319 của hãng bất ngờ đỏ rực lên và bốc khói mù mịt sau khi máy bay đã hạ cánh.


    (Theo Vnmedia)

  4. logo.gif - Quanh năm chân lấm tay bùn, nhiều bậc cha mẹ tin rằng, thi đỗ Đại học là cơ hội “đổi đời” của con em mình. Và họ sẵn sàng dốc hết của cải, tâm sức để lo cho con theo đuổi đến cùng cơ hội ấy.


    Lo 2 đợt thi, bán sạch 3 sào lúa


    Dù nhà trọ chỉ cách điểm thi ĐH Quốc gia Hà Nội chưa đầy 10 phút đi bộ, chị Lê Thị Hồng (51 tuổi, quê Vũ Thư, Thái Bình) vẫn kiên nhẫn đứng chờ con. Có hàng chục phụ huynh như chị, đội mưa “thi gan” cùng ông trời.


    Chị bảo, dù có về nhà bây giờ cũng nóng ruột, chẳng làm ăn gì được: “Thôi thì cứ ngoài này, mưa một tí cũng không sao cả”.


    Chị Hồng bảo rằng, cả cuộc đời chỉ quanh quẩn làm ruộng ở quê nên lần đưa con đi thi này cũng là lần đầu tiên chị “được” ra Hà Nội.

    Vợ chồng chị có ba người con, chỉ duy nhất cô con gái út học giỏi, nên anh chị đã bảo nhau, bằng mọi giá phải lo cho con học hành đến đầu đến đũa.
    20120704160546_duacondithi.jpg
    Chị Hồng ngóng con ở trường thi.



    Chẳng rành đường sá, lại sợ tàu xe đông đúc, chật chội nên tôi phải lên đây sớm, từ ngày 30/6. Nhà cấy được ba sào lúa, thu về là bán sạch được 3,7 triệu, vợ chồng tôi vun vén hết, để dành đưa con đi thi. Cháu nó thi hai đợt, ở lại Hà Nội cũng ngót mười ngày, lỡ thiếu thì biết xoay ở đâu? Đến lúc ấy, lại khổ con, khổ mẹ!” - chị Hồng bộc bạch.


    Có bao nhiêu tiền của trong nhà, vợ chồng chị đã dốc hết để đưa con đi thi đại học. Cầm trong tay số tiền lớn vậy nhưng chị vẫn rất lo lắng. Nhẩm tính tiền thuê trọ, tiền ăn uống hai mẹ con mấy hôm nay đã hao hụt nhiều, chị trầm giọng bảo: “Mang đi thì mang đi vậy, chứ tôi cũng phải tiết kiệm. Vì thi xong mà hết sạch, thì về nhà ăn bằng gì? Rồi lỡ cháu nó có đỗ, thì cái tiền tàu xe, tiền nhập học chưa biết trông vào đâu?”.


    Những câu hỏi ấy cứ ngổn ngang trong đầu người mẹ khiến chị chẳng ăn uống gì được, chị kể: “Sáng nay hai mẹ con cũng chỉ ăn mì tôm rồi đến trường thi. Tôi mua cho cháu hộp sữa, nhưng nó cứ đẩy đi đẩy lại mãi, ra chừng nhường mẹ…”.


    Nỗi lo lắng đượm buồn trong khóe mắt, nhưng chị vẫn cười, nói rằng được đưa con đi thi thế này là phấn khởi, sung sướng lắm rồi. Sung sướng nữa là cháu biết nghĩ, biết thương bố mẹ, chăm chỉ học hành.


    Con bé thấy tôi bán hết thóc lúa đi thì chột dạ, cứ gặng mãi, mẹ bán hết thế nhà mình còn gì mà ăn? Tôi bảo, con cứ yên tâm học hành, thi cử cho thật tốt. Bố mẹ dù phải vay lãi cho con đi học cũng không tiếc” – chị chia sẻ.


    “Còn sống, còn khỏe, mẹ sẽ nuôi con ăn học”


    Gian nan hơn chị Hồng, hành trình đưa con gái đi thi đại học của chị Phạm Thị Ngát (38 tuổi, quê Trực Ninh, Nam Định) còn vấp phải sự phản đối của người chồng vốn tính gia trưởng. Chị cho biết mình đã phải hết lời khuyên nhủ, thuyết phục, chồng mới đồng ý cho con thi đại học.


    Bằng chất giọng quê chất phác, chị buồn buồn tâm sự, vì nhà nghèo lại đông con nên cuộc sống anh chị vô cùng khó khăn: “
    Tớ lấy chồng sớm, sinh được 3 đứa con gái, rồi lại “đẻ cố” nữa được thằng con trai. Hai đứa chị bố nó đã cấm không cho đi thi đại học, hết 12 là phải đi làm may.
    20120704160701_duacondithi1.jpg
    Chị Phạm Thị Ngát.


    Còn đứa thứ ba này, bố nó cũng định bắt ở nhà nhưng cháu nó không nghe, cứ nức nở xin mẹ cho con thi. Tớ thương con quá, nên cãi nhau với chồng cũng mặc, cho con đi thi, sau này mình đỡ ân hận
    ”.


    Chuẩn bị mãi, đến gần hôm thi thì chị bị ốm. Cái lưng phản phúc lên cơn đau dữ dội, tưởng chừng không thể đi được. Nhưng nếu chị không đi được, thì kể cả có giấy báo thi, chồng chị cũng nhất quyết không chịu đưa con lên Hà Nội. Vậy là vì thương con, chị đành phải gắng gượng.


    Con gái chị năm nay thi vào khoa Hóa - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong lúc ngồi chờ con, cái lưng đau hành hạ khiến chị cứ nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống không yên. Chẳng biết từ lúc nào, dòng nước mắt đã trào ra theo lời kể của chị: “Xuống đến Hà Nội, hai mẹ con đều ốm, đều mệt. Nằm ôm nhau trong nhà trọ, tớ vừa thương con, vừa tủi phận. Đời mình từ nhỏ đến lớn làm quần quật quanh năm mà vẫn không hết nghèo.


    Ruộng nương, lợn gà quanh năm không có lãi. Muốn đi làm thuê, làm mướn cũng phải đi làng khác, xã khác, huyện khác… Nếu không cho con đi thi đại học để may ra sáu này nó thoát nạn làm ruộng, thì rồi đời nó cũng lại khổ như đời mình



    Trong suy nghĩ của chị, đại học là con đường duy nhất để thoát nghèo, thoát ly vườn ruộng, để có được một tương lai tươi sáng hơn.


    Chưa biết tương lai nếu con thi đỗ đạt, chị sẽ xoay sở để lo ăn học cho con như thế nào, nhưng trước mắt, người mẹ chỉ có duy nhất một lời để động viên con: “Con cứ học, cứ thi. Mẹ còn sống, còn khỏe, mẹ sẽ nuôi con ăn học!”.


    Quỳnh Anh

  5. (ĐVO) Với hy vọng tìm lại chút hương vị quê nhà, nhiều người Việt tại Mỹ kéo nhau đến các nhà hàng tại trung tâm Eden để thưởng thức các món ăn truyền thống, nhưng không biết rằng, người chế biến ra những món ăn nóng hổi đậm chất Việt này lại chẳng liên quan đến quê hương họ.

    Khi bếp trưởng German Sierra của nhà hàng Viet Taste tại Falls Church nhận “order” (yêu cầu của khách hàng) một đĩa bún chả Hà Nội, anh biết chính xác mình sẽ phải thao tác những gì, đầu tiên là nướng thịt, chuẩn bị bún, rau thơm và đặc biệt là pha nước chấm, công đoạn quan trọng nhất giúp người ăn nhận ra hương vị quê nhà.

    Bên ngoài căn bếp, những thượng khách đang nóng lòng chờ đợi được thưởng thức một đĩa bún chả thơm lừng mùi vị Hà Nội. Tuy nhiên, họ không biết rằng, đằng sau cánh cửa bếp kia lại là người đầu bếp không có chút gì liên quan tới Việt Nam quê nhà của họ.
    German Sierra là người Honduras “chính cống”. “Khi rời quê hương, tôi không bao giờ tưởng tượng được là mình sẽ trở thành đầu bếp, đặc biệt là sẽ chế biến ra những món ăn truyền thống của một dân tộc khác như thế này. Trước khi đến Mỹ cách đây 12 năm, tôi chưa bao giờ đến Việt Nam, cũng chưa từng thử ăn các món Việt và dĩ nhiên là không biết công thức chế biến các món ăn Việt thế nào”, German Sierra chia sẻ.


    cv_4.7_Viet.jpg
    German Sierra đang chế nước dùng cho món phở Hà Nội.
    Sau khi đặt chân đến Mỹ, German Sierra bắt đầu làm quen với nghệ thuật ẩm thực Việt trong các nhà hàng châu Á tại Washington. Và khi đã thuần thục các món ăn Việt Nam, anh được thuê đến làm tại nhà hàng Viet Taste ở trung tâm Eden, nơi được mệnh danh là “Vườn địa đàng” của người Việt.

    Tại đây, anh làm việc trong căn bếp tới 12 giờ mỗi ngày và 6 ngày một tuần. Anh được trả 550 USD cho công việc này. Tuy nhiên, German Sierra không phải người nhập cư gốc Tây Ban Nha duy nhất làm việc trong các căn bếp của nhà hàng Việt. Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm thăm dò người gốc Tây Ban Nha, bộ phận người nhập cư này đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp ẩm thực Mỹ.

    “Ghé qua bất cứ nhà hàng nào quanh khu vực này thì sẽ bạn sẽ thấy lực lượng lao động chính tại đây hầu hết là người Mỹ gốc Tây Ban Nha”, Benjamin Velasquez, chuyên gia tại trường quốc tế Carlos Rosario cho hay.

    Velasquez, người đã đào tạo hàng trăm đầu bếp nhập cư trong suốt 30 năm nay cũng cho biết, tại trung tâm Eden, nơi hầu hết các cửa hiệu và nhà hàng do người Việt làm chủ và cũng là nơi 80.000 người Mỹ gốc Việt thường xuyên đến để tìm lại hương vị quê nhà này, lao động người Mỹ gốc Tây Ban Nha đang đóng vai trò quan trọng.

    “Chính họ đang cứu sống nền ẩm thực Việt trên đất Mỹ và không ai khác ngoài họ đang thỏa mãn cơn thèm khát chút vị quê nhà của những người Việt tha hương”, Velasquez nhấn mạnh.
    Theo ông, những người Việt nhập cư Mỹ từ hồi những năm 1970 giờ đều ở độ tuổi về hưu. Trong khi đó, những người trẻ mới nhập cưu thì đi học hoặc làm những công việc chuyên môn chứ không muốn đứng trong căn bếp.

    “Giờ kiếm được một đầu bếp gốc Việt không hề đơn giản. Người trẻ thì không muốn làm, người già thì không còn sức khỏe”, Thi Quach, chủ nhân của nhà hàng Viet Taste, chia sẻ.

    Quả thực, một nghiên cứu mới đây cho hay, những người nhập cư châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng giờ hầu hết có trình độ học vấn cao và nhập cư một cách hợp pháp. Ngược lại, đa phần người nhập cư gốc Tây Ban Nha lại không có trình độ ĐH và vào Mỹ theo con đường “tiểu ngạch”.

    Tuy vậy, theo Binh “Gene” Nguyen, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Mỹ - Việt tại Washington, những người Mỹ gốc Tây Ban Nha học hỏi công việc khá nhanh và thực sự tâm huyết với nghề.
    Sierra là ví dụ điển hình. Anh không hề có kinh nghiệm nấu ăn khi đặt chân lên đất Mỹ hồi năm 2000. Anh cũng chưa tốt nghiệp phổ thông và phải làm việc kiếm sống từ nhỏ. Trước khi rời Honduras, anh làm nghề lái taxi tại thành phố quê nhà San Pedro Sula.

    Khi đến Mỹ, anh trải qua rất nhiều công việc. Ban đầu anh đi rửa bát thuê, sau đó nhờ học hỏi nhanh mà anh trở thành phụ bếp, rồi phó bếp và giờ là bếp trưởng.

    “Khi còn làm công việc rửa bát, tôi thường tâm sự với những người cùng làm về khao khát trở thành đầu bếp của mình khi ngày ngày chứng kiến bếp trưởng chế biến ra những món ăn hấp dẫn. Dẫu vậy, khi đó tôi cũng biết rằng, nấu các món ăn Việt không hề đơn giản chút nào. Tuy nhiên, đến giờ này, tôi có thể nói rằng, trong cuộc sống, nếu thực sự cố gắng, con người ta có thể làm được nhiều chuyện không tưởng”, Sierra chia sẻ.

    Ông chủ Quach cũng cho hay, Sierra học các công thức nấu ăn rất nhanh. Sau khi biết cách nấu, hàng ngày anh còn phải học và tự nhẩm tên gọi của những món này bằng tiếng Việt để hiểu được mỗi khi nhận “order”.

    Giờ đây mọi công việc từ chế biến món ăn đến gọi tên chúng bằng tiếng Việt đối với anh quá đơn giản, đến mức những người Việt chính gốc cũng không thể nào phát hiện ra hương vị quê nhà mà họ đang được đắm chìm qua những món ăn nóng hổi này lại là sản phẩm của một người ngoại quốc.

  6. Ai mà không thích một cái cho nổi chứ ^^!


    Một công ty của Nhật Bản vừa giới thiệu sản phẩm mới mang tên Vegetabrella (là từ ghép giữa Vegetable có nghĩa là rau và Umberella có nghĩa là chiếc ô).


    Chiếc ô này kể cả khi gấp gọn cũng như khi xòe rộng ra đều trông giống một cây rau diếp. Đặc biết, khi được gấp gọn lại người ta rất dễ nhầm lẫn nó là một cây rau tươi ngon bởi màu sắc vô cùng tự nhiên với những "bẹ lá" loăn xoăn.


    Những chiếc ô này tươi xanh này trông rất thân thiện với môi trường và phù hợp với những ai yêu vẻ đẹp của tự nhiên. Với chúng, bạn có thể biến một ngày mưa thành một ngày ngập tràn màu xanh của rau quả đó.


    Mỗi chiếc ô Vegetabrella kiểu này được bán với giá 4,725 yen (khoảng 1,2 triệu đồng).
    o_rau_2.jpg
    Những chiếc ô rau diếp tươi ngon.
    o_rau_6.jpg
    Khi gập gọn lại trông chúng chẳng khác nào những cây rau diếp với các bẹ lá xoắn vào nhau.
    o_rau_1_a.jpg
    Nếu không nói trước liệu bạn cho rằng đây là hai bó rau diếp mua ở chợ hay là hai chiếc ô?
    o_rau_2_a.jpg
    Ô rau diếp khi mở xòe ra cũng rất "hấp dẫn".
    o-rau-7.jpg
    Trông chúng tươi xanh một cách tự nhiên.
    o-rau-8.jpg
    Đi dạo phố kiểu này sẽ rất phong cách đấy nhé!
    Yunna
    iOne

  7. "Tiền tiêu vặt là rất quan trọng với 1 đứa trẻ trưởng thành như con! (Con già trước tuổi mà). Con hứa sẽ quản lý tiền thật tốt", con gái chị Mai viết.
    Sẩm tối, chị Mai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mới đón cô con gái đang học lớp 2 về tới nhà. Vừa bước chân vào cửa, mở điện thoại, chị đã thấy 5 cuộc gọi nhỡ của cô giáo con. Ngẫm nghĩ vài phút, chị bấm số gọi lại thì được cô giáo cho biết, hôm nay các bạn vừa mách con chị mang sữa tươi ra hàng đổi bánh. Cô hỏi lý do, bé nói vì thèm bánh đầu cổng trường mà mẹ lại không cho tiền nên mang sữa ra đổi.

    Quá bất ngờ, chị vội gọi con ra hỏi thì cô nàng phân bua, giải thích rằng, bạn con ai cũng có tiền tiêu vặt nên ngày nào cũng mua bánh, đồ chơi trước cổng trường. Con không có tiền, cô bán hàng nói đổi quà cũng được.

    Tối đó, khi đang ngồi đọc sách, con gái chị chạy vào và đưa cho mẹ mấy tờ giấy nói là thư con muốn gửi mẹ rồi chạy biến mất. Thư viết vội của cô con gái chỉ vỏn vẹn đôi ba dòng nhưng cũng khiến chị phải suy nghĩ khá nhiều.

    "Tiền tiêu vặt là rất quan trọng với 1 đứa trẻ trưởng thành như con! (Con già trước tuổi mà). Con hứa sẽ quản lý tiền thật tốt", con gái chị Mai viết.

    04072012afamilytientieuvat1_2b761.jpg
    04072012afamilytientieuvat2_07df6.jpg
    Lá thư của con khiến chị Mai phải suy nghĩ rất nhiều.
    Khi nào nên cho trẻ tiền tiêu vặt?

    Từ tuổi nào có thể bắt đầu cho tiền con là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Nhiều người cho rằng nên cho trẻ tiếp xúc với tiền từ nhỏ để làm quen dần, một số lại muốn con tránh xa tiền để khỏi hư hỏng.

    Thường thì khi lên 5 hay 6 tuổi, trẻ đã có thể tự mình mua bán và chi tiêu. Nhiều bậc phụ huynh cho con tiền tiêu vặt từ những năm tiểu học, một số khác thì đợi đến khi con vào học cấp 2 hoặc lớn hơn nữa. “Hợp lý nhất là khi con bạn bắt đầu hiểu tiền có thể dùng để mua những gì mình thích”, bà Kristan Leatherman - đồng tác giả cuốn sách Là triệu phú nhí hay những cậu nhóc rỗng túi? - cuốn sách dạy trẻ cách tiêu tiền bằng tình yêu và lý lẽ, khẳng định.

    Vậy nên nếu con bạn thờ ơ với tiền bạc, hay thường xuyên làm mất hơn là nhét lợn thì bạn nên chờ một thời gian cho đến khi trẻ bắt đầu biết tiết kiệm cũng như biết nghĩ nên mua gì và thích mua gì.

    Bao nhiêu là hợp lý?

    Việc cho trẻ tiền tiêu vặt phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, khéo léo của cha mẹ, môi trường sống và tính cách của từng đứa trẻ. Do vậy sẽ không thể có một công thức chung mà các bậc phụ huynh cần linh hoạt, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể để quyết định chi ra số tiền tiêu vặt hợp lý nhất cho con.

    Khá nhiều gia đình dùng công thức: Tuổi con x 5.000 - 10.000 VNĐ/tuần để ướm chừng số tiền nên cho trẻ tiêu vặt. Bà Leatherman nhận định, một công thức như thế này có nhiều ưu điểm so với cách cho một khoản cố định. “Tiền tiêu vặt của bọn trẻ được tăng đều đặn vào sinh nhật hằng năm. Thế là bạn đỡ phải băn khoăn tìm cách trả lời con về việc tăng tiền tiêu vặt. Thêm nữa điều này tránh được sự tị nạnh giữa các con. Đơn giản là đứa nhỏ sẽ hiểu vì sao đứa lớn lại được nhiều tiền hơn”.

    Dạy trẻ tiêu tiền thế nào?

    Khi cho con tiền tiêu vặt, điều quan trọng là bạn cần dạy trẻ cách quản lý và chi tiêu thích hợp. Khoan hãy cho ngay mỗi khi trẻ yêu cầu mà nên đề nghị trẻ nói sẽ dùng số tiền đó vào mục đích gì, có chính đáng hay không? Với cách làm này, con bạn sẽ được rèn luyện khả năng diễn đạt ý kiến, khả năng thuyết phục và không nhiễm phải tư tưởng đòi gì được nấy, dễ sinh tính ỷ lại, vòi vĩnh.
    Hãy dạy cho trẻ biết rằng, không phải muốn thứ gì là có thứ đó. Nếu muốn, bé hãy tự tiết kiệm tiền bằng cách nuôi một chú heo đất. Bằng cách tập cho trẻ nuôi heo đất và cho heo ăn mỗi ngày, bố mẹ đã giúp trẻ hiểu thêm về giá trị của đồng tiền, và hơn thế nữa còn rèn luyện tính tiết kiệm cho trẻ ngay từ những ngày còn thơ.



    Eva

  8. Do bị H. chửi mắng rồi xông vào đánh, chị L. đã dùng dao hoa quả đâm vào ngực H. khiến anh này phải đi bệnh viện cấp cứu.

    Sự việc xảy ra vào khoảng 22 giờ ngày 2.7 tại ngay Trường Đại học Thành Tây (trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội).

    Do có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm từ trước, vào thời gian trên, Lê Anh H. (SN 1991), quê ở huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, là sinh viên trường đại học Thành Tây, trong lúc say rượu đã “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với người yêu.

    Lê Anh H. đã tát và chửi mắng người yêu là chị Hoàng Thị K.L. (SN 1993, cùng trú ở huyện Nghĩa Đàn). Trong lúc xô xát giữa hai người, chị K.L. dùng dao gọt hoa quả đâm vào ngực H., khiến H. bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện ở Hà Đông.

    Theo Infonet

  9. Chỉ cần 1 mũi tiêm, nó có thể bảo vệ chuột thí nghiệm khỏi "say" nicotine trong suốt phần đời còn lại.


    Gen chống nicotine

    Nhà nghiên cứu Ronald Crystal từ Đại học Y Weill Cornel (New York, Mỹ) và các đồng nghiệp đã thử nghiệm thành công trên chuột một loại văcxin mới giúp cai nghiện thuốc lá.

    Nhà nghiên cứu Crystal cho biết: "Nếu bạn cho chuột thử một liều nicotine, chúng cũng sẽ cảm thấy thư thái như con người. Chúng chạy nhảy ít hơn, huyết áp và nhịp tim giảm". Tuy nhiên, sau khi được tiêm loại văcxin này, với chuột, nicotine "cũng chỉ như nước, văcxin chặn nicotine không tiếp xúc với não bộ".

    Văcxin mới đưa một gen vào tế bào gan của chuột thông qua một loại virus vô hại. Các gen này mã hóa tất cả các kháng thể - một protein do hệ miễn dịch tạo ra - có nhiệm vụ xác định và tấn công những tác nhân bên ngoài xâm nhập như virus, vi khuẩn và độc tố. Trong trường hợp này, mục tiêu của kháng thể là nicotine.

    Trong nghiên cứu, gen mới được đưa vào có thể trở thành một phần của các tế bào gan và bắt đầu tạo ra kháng thể một cách chủ động. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, kháng thể có khả năng gắn vào nicotine và chặn nó không tiếp xúc với não chuột. Khi đó, chuột không còn có các phản ứng về mặt sinh lí và hành vi đối với nicotine. Gan liên tục sản xuất các kháng thể nicotine. Kháng thể này được loại bỏ khỏi máu rồi tiếp tục được cơ thể chuyển hóa và cuối cùng là bị bài tiết.

    Sau khi được tiêm văcxin, người ta cho chuột tiếp xúc với lượng nicotine trong 2 điếu thuốc, song nhịp tim và huyết áp của chúng đều không giảm đi.

    Đã từng có nhiều thí nghiệm tạo ra văcxin chống lại nicotine trước đó, song đều thất bại bởi hệ thống miễn dịch không thể chiến thắng được chất gây nghiện. Một trong những thí nghiệm đó là thử gắn nicotine vào các phân tử mà hệ miễn dịch tấn công, nhưng các kháng thể được tạo ra không đủ để chống lại tác động của nicotine đối với não.
    images943864_thuoc_la.jpg
    Ảnh minh họa.

    Tác dụng mãi mãi

    Các nhà nghiên cứu thấy rằng, kháng thể ở chuột đạt mức cao trong toàn bộ 18 tuần thực hiện thí nghiệm. Các nhà khoa học còn tin rằng kết quả này sẽ có tác dụng trong thời gian dài, thậm chí có thể là suốt cuộc đời con người.

    "Theo hiểu biết của chúng tôi, nó an toàn khi sử dụng trên người", ông Crystal cho biết, "dựa vào kết quả từ các nghiên cứu khác trên nhóm các virus này, chúng tôi hi vọng nó có tác dụng mãi mãi".

    Những kháng thể được tạo ra từ nghiên cứu mới không giúp con người thoát khỏi cơn nghiện nicotine. Về cơ bản, nó khiến thuốc lá không thể làm thỏa mãn họ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn phải tiếp tục thử nghiệm hiệu quả và độ an toàn trên động vật trước khi có thể thử nghiệm trên người.

    Ông Crystal cũng đang phát triển các loại văcxin chống nghiện cocaine bằng kĩ thuật tương tự và tỏ ra đầy hứa hẹn khi thử nghiệm trên chuột và khỉ.


    Lê My (Theo Livescience)

  10. kienthuc_logo.png - Sử dụng "mật khẩu" trong tin nhắn, email, chat và dùng ngôn ngữ cải biên trong cách nói chuyện đang dần trở nên khá phổ biến trong giới học trò. Theo các chuyên gia, việc lạm dụng ngôn ngữ này làm hỏng tư duy ngôn ngữ tiếng Việt của các em.

    Không hiểu con nhắn gì...

    Chị Bùi Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: "Một lần tôi thử kiểm tra điện thoại xem con gái có gì "mờ ám" không. Nhưng mở điện thoại ra, tôi tá hỏa chẳng hiểu chúng nó nói với nhau cái gì. Các ký tự trông như một ma trận với những mật mã không thể dịch được. "N dag lam j d0.hay da ngu ruj,pan nay nkan dc tn nkug b h0k dam l0j dt ra xem vj dag tr0g l0p h0c.tren dg ve gap mua.b chay v0j van t0c ank sag.hihi". "- Ukm. Pjt uj.Kaka.Ok.Tke naz.Co j tj t alo cko hak.Pjpj m naz". "Ck oy vk day hum wa kan n0j j vz vk tke"... Nhìn qua qua một tí mà tôi thấy chóng hết cả mặt. Khi đem ra để hỏi thì cháu nó bảo bọn con vẫn quen nói chuyện như thế, có gì nghiêm trọng đâu".

    Em Lê Lan Anh, học sinh Trường THCS Đông Thái (Hà Nội) cho biết: "Ban đầu, em cũng không có ý định dùng ngôn ngữ chat. Nhưng khi nhắn tin cho các bạn, em dùng cách viết bình thường, đúng chính tả thì bị các bạn cho là "quê", có bạn còn không trả lời. Em nghĩ chỉ viết tin nhắn chơi thôi nên em cũng sử dụng ngôn ngữ chat cho giống các bạn. Riết rồi quen, bây giờ em không nhắn tin theo cách viết trước đây nữa".

    Trong các tin nhắn, comment, entry... phổ biến hiện tượng tự động bớt hoặc thêm chữ cái (kiểu như: biết = bit, rồi=roai...) hoặc thay chữ cái này bằng chữ cái khác (o = 0, c = k, h = k, b = p...). Đặc biệt, các em còn "sáng tạo" ra nghĩa mới cho từ, tạo cho một từ quen thuộc có nhiều nghĩa mới mẻ hoặc làm cho nghĩa của từ trở nên không rõ ràng.

    Khảo sát ngẫu nhiên ở một vài học sinh thì được biết, đây là cách nói chuyện "tiện lợi, đơn giản, dễ hiểu" phổ biến trong học trò. Khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ "Đi" trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ "Dj" nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.
    images944466_ngon_ngu_lech_chuan.JPG
    Sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn sẽ giúp các em không bị lệch lạc về tư duy (ảnh minh họa).

    Lười tư duy, ảnh hưởng đến nhân cách

    Theo TS ngôn ngữ học Văn Giá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, sử dụng ngôn ngữ chat ở đâu, lúc nào cho phù hợp là điều giới trẻ cần suy nghĩ. Nếu cứ theo đà này thì thật khó để tìm những ngôn từ đẹp, lời văn hay. Và lo ngại hơn là cách viết, cách suy nghĩ như thế sẽ hình thành thói quen lười tư duy, thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc, ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách của các em sau này. Tác hại dễ thấy nhất đó là những câu trả lời cộc lốc, vô cảm như "biết chết liền", "hên xui" đã trở nên phổ biến. Nhiều em khi làm nộp hồ sơ xin việc với lá đơn đầy lỗi chính tả hay không ít cán bộ trẻ vẫn không biết soạn thảo văn bản. Dù cách nói, cách viết của các em có mới, lạ, ngồ ngộ đi nữa thì cũng phải hướng đến mục đích cuối cùng là để người nghe, người đọc hiểu chứ không phải là để người nghe, người đọc đoán và... cảm thấy choáng váng.

    Ngoài ra, còn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là yếu tố xã hội. Xã hội ngày càng phát triển tạo nên một nhịp sống công nghiệp nhanh và gấp. Thế hệ trẻ năng động chính là những người làm quen với lối sống này nhanh nhất và hấp thụ nó mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp ấy đã hình thành nên thói quen lược bớt từ trong một câu nói, thậm chí lược bớt chữ cái trong một từ của các teen khi trò chuyện với nhau cho... đỡ tốn thời gian. Không chỉ dừng ở vấn đề nhanh chậm khi bấm bàn phím điện thoại hay đánh máy mà tư duy của 9x bây giờ cũng thực sự nhanh, nhạy.

    Theo các chuyên gia, ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy. Việc sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn sẽ giúp các em có tư duy đúng chuẩn, từ đó hình thành nhân cách đúng đắn.

  11. Kỳ thi ĐH năm nay, Tiến ra tận bến xe đón sĩ tử, kêu gọi các dãy trọ giúp đỡ thí sinh đi thi. Chàng sinh viên nghèo tiếp sức mùa thi cho thí sinh bằng cả trái tim quê Quảng Trị này là Nguyễn Xuân Tiến (SN 1989), năm cuối ngành Báo chí, khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

    “Vua làm thêm”


    Tiến quê ở thôn Nhật Lệ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Gần chục năm nay, mẹ Tiến mắc bệnh hiểm, sau thời gian điều trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Huế dường như phải lấy bệnh viện làm nhà.

    Gia cảnh ngày càng khó khăn nên mấy năm qua, ngoài khoản tiền vay ngân hàng của sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cả Tiến và em trai (học Trường Cao đẳng Hải quan ở TP.HCM) đều động viên nhau làm thêm những việc có tiền mà không phạm pháp để trang trải cuộc sống cho quãng đời sinh viên.

    5f9ab45a-3c37-447a-b4b2-5566ac49b988.jpg


    Sinh viên Tiếp sức mùa thi bằng cả tâm lòng và trái tim nhân hậu Nguyễn Xuân Tiến

    Tiến bộc bạch rằng cách đây khoảng 5 năm, Tiến cũng đi thi đại học ở TP.HCM. Thời đó, ngoài vé tàu và số tiền 400.000 đồng mà bố mẹ xoay xở mãi mới có được, Tiến còn phải mang gạo, nồi niêu xoong chảo và ít cá theo hành trình vượt cả ngàn cây số thi đại học.

    Vào tới TP.HCM, chàng trai trẻ chuẩn bị cho kỳ “lều chõng” phải đi phụ hồ ngày 70.000 đồng gần mười ngày và chi tiêu tằn tiện, ki cóp để đủ sống đến ngày thi.

    Tiến thi đỗ vào một trường cao đẳng ở TP.HCM, nhưng sau đó thất vọng khi biết biết đây là ngôi trường dành cho những sinh viên con nhà khá giả chứ không phải một cậu học trò tỉnh lẻ nghèo khó.

    8efcd283-518b-4ac1-816f-f89a11f6c29e.jpg

    Nguyễn Xuân Tiến và em trai là 2 sinh viên nghèo vượt khó

    Tiến đành xin vào làm công nhân nhà máy mì ở Khu Công nghiệp Sóng Thần ở Bình Dương để nuôi giấc mơ bước vào giảng đường đại học. Năm sau, Tiến thi đỗ vào khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

    Từ ngày ra Đà Nẵng học tập, ngoài số tiền được vay theo diện hộ nghèo (mỗi học kỳ 4.000.000 đồng), Tiến đi làm thêm đủ việc để có tiền trang trải thêm cho cuộc sống và học tập.

    “Nhiều bạn sinh gọi em là “vua làm thêm” vì bất cứ nghề gì có tiền mà không phạm pháp là em đều làm, từ vẽ trang trí quán cà phê, phụ bàn quán cà phê, phụ hồ, sơn gỗ, bán hoa, bán socola, chụp hình lấy liền, hay pha chế cà phê … em trải qua hết”, Tiến chia sẻ.

    38cc4a97-5e02-42f9-9ded-2360f1ba0d5e.jpg

    Ngoài căn phòng nhỏ của Tiến, dãy nhà trọ nơi em thuê là nơi ở miễn phí cho gần 40 thí sinh đến TP. Đà Nẵng tham dự kỳ tuyển sinh đại học đợt 1.


    Những lúc rảnh rỗi Tiến tranh thủ phóng tác những bức họa bằng bút chì, hay rong ruỗi làm anh chàng “phó nháy”… để kiếm thêm tiền ăn học. Ngay cả dịp hè hay những ngày nghỉ lễ là thời gian để các bạn sinh viên tỉnh lẻ về thăm gia đình, còn với chàng sinh viên nghèo thi đây là thời gian để kiếm tiền.

    Tiếp sức bằng cả tấm lòng

    “Em cũng từng là thí sinh nghèo đi thi thấu hiểu những vất vả, khó khăn của thí sinh và người nhà khi chân ướt chân ráo đến Đà Nẵng dự thi, nên em cố gắng giúp các bạn có nơi ăn, chốn ở để có thể “vượt vũ môn” thành công”, Tiến nói.

    Hiện nay, dãy nhà Tiến thuê phòng ở đường Nguyễn Khuyến, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng là nơi trú chân miễn phí cho gần 40 thí sinh và người nhà. Chủ yếu là thí sinh các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị… đến TP. Đà Nẵng tham dự kỳ tuyển sinh đại học đợt 1.

    adec1b6b-6ddc-4f42-812a-167de81fb52a.jpg

    Tiến chia sẻ với các thí sinh kinh nghiệm làm bài. Cậu cũng luôn dặn dò thí sinh, phụ huynh cần thiết điều gì em sẵn sàng giúp đỡ


    Mong muốn của Tiến là giúp đỡ được thật nhiều thí sinh và phụ huynh, nên em còn vận động bạn bè cùng mình giúp đỡ thí sinh có chỗ ở miễn phí. Chưa kể, Tiến còn giới thiệu để “trung chuyển” cho hàng chục thí sinh đến ở những gần nơi gần điểm thi cách quá xa chỗ ở trọ của Tiến.

    Trong những kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 3 năm trước, Tiến cũng đã mượn dãy phòng trọ này rồi chi trả tiền điện nước và các vật dụng khác để “tiếp sức” cho 370 lượt thí sinh, phụ huynh. Thậm chí, nhiều trường hợp quá bận rộn quá không thể đến đón thí sinh về nơi ở miễn phí của mình được, Tiến còn trả cả tiền xe ôm cho sĩ tử.

    159d6ee4-7298-414b-8502-f7c84b6058ae.jpg

    Bác Nguyễn Xuân Bình (53 tuổi, quê xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đưa con gái ra Đà Nẵng dự thi đang ở nơi ở trọ miễn phí của Tiến xúc động cho biết: "Cháu Tiến thật tuyệt vời và đáng khâm phục".

    Thí sinh Cao Đức Nghĩa (quê ở Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Anh rất Tiến nhiệt tình, ra tận bến xe Đà Nẵng đón em về phòng trọ. Anh còn chia sẻ cho chúng em kinh nghiệm thi cử và khuyên mọi người vừa phải tranh thủ ôn bài và phải giữ sức khỏe để thi cho thật tốt”.

    Anh Phan Hữu Hiền, người nhà đi cùng thí sinh Phan Thị Bích Hòa từ Kon Tum xuống Đà Nẵng đã được các sinh viên tình nguyện giới thiệu đến nơi ở trọ miễn phí của Tiến chia sẻ: “Chúng tôi từ Kon Tum xuống Đà Nẵng may mắn gặp được Tiến. Cậu sinh viên nghèo nhưng quá tốt bụng và chu đáo, chúng tôi rất cảm động”.

    Theo Tiin


  12. Dư luận Trung Quốc đang rất phẫn nộ khi những hình ảnh trẻ em bị xích vào ghế tại một trung tâm xã hội được lan truyền trên mạng.

    Những bức ảnh này được một tình nguyện viên chụp lại khi đến thăm trung tâm phúc lợi xã hội ở thị trấn Linh Khê, huyện Thương Nam, thành phố Ôn Châu, Trung Quốc.


    7beed4a0-9d97-43ad-baf0-44d124ced478.jpg

    Trung tâm có tất cả 21 trẻ mồ côi, trong đó, 19 em có vấn đề về tâm thần và sức khỏe. Các em được 4 nhân viên đã trên 60 tuổi chăm sóc. Tình nguyện viên nói trên đã vô cùng bất ngờ khi nhìn thấy cảnh những em nhỏ bị xích ở ghế, tay bê bát cơm ăn dở, gương mặt đầy sợ hãi. Bàn ghế, nền nhà, giường chiếu nơi các em ở đều rất bừa bộn và bẩn.

    2a9158da-da56-4336-9bf0-0c9b3e6f8a14.jpg

    Bé Guo Cheng (8 tuổi) và Guo Qun (2 tuổi) bê bát cơm đạm bạc ăn trong khi chân Cheng bị xích còn cổ Qun bị buộc một sợi dây từ cổ tới cột ghế

    c88d2f02-5ade-4d01-998e-2c29953ef846.jpg

    Hôm 29/6 vừa qua, trời mưa rất to nhưng hai em mải nô đùa dưới mưa khiến nhân viên chăm sóc phải thay tới ba bộ quần áo. Vì thế, họ đã xích các em lại để các em không chạy ra ngoài được nữa

    92f35032-e06b-4918-a394-58a45258c533.jpg

    Gun bị điếc và động kinh còn Guo Cheng bị bệnh tâm thần phân liệt

    831cc191-e213-4368-b1a9-948a28387044.jpg

    Phòng ngủ bừa bộn và bẩn của các trẻ em ở trung tâm


    Hiện tại, giám đốc của trung tâm này đã bị đình chỉ công tác. Các em nhỏ tại trung tâm sẽ được chuyển tới một trung tâm khác trong vùng để được chăm sóc tốt hơn.

    Theo Tiin Maruko/Đất Việt


  13. Sau Nghi án “lộ đề” thi Đại học môn Toán khối A 2012 sáng nay thì chiều nay một hình ảnh được cho là chụp đề thi môn Vật Lý khối A thi Đại Học năm nay lại được lan truyền trên Internet khi mới trôi qua 2/3 thời gian làm bài môn Vật Lý


    de-thi-dai-hoc-mon-vat-ly-khoi-a-2012.jp

    Lại một lần nữa công tác bảo mật Đề thi năm nay lại khiến cho dư luận thêm nhức nhối và các bậc phụ huynh cùng những nhà giáo dục lại thêm nhiều nghi vấn vể chất lượng thi cử hiện nay.

    EWAY.VN


  14. (TNO) Lợi dụng dịp thi đại học, giá ăn uống, phòng nghỉ tại thủ đô những ngày qua tăng chóng mặt. Tình cảnh thí sinh và người nhà bị lừa đảo, bắt chẹt cũng diễn ra như cơm bữa.
    gia-thue-phong.jpg
    Nhan nhản các tờ rơi quảng cáo phòng trọ ngắn ngày trước khu vực ĐH Thương mại, phố Hồ Tùng Mậu, H.Từ Liêm, Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằng

    Chặt chém, lừa đảo nở rộ

    Tránh phiền phức từ các nhà trọ đông người, dịp thi đại học, những gia đình khá giả đã lựa chọn nhà nghỉ, khách sạn cho con em mình ở dẫn đến tình trạng nhà nghỉ quanh các trường đại học đồng loạt “hét” giá cao.

    Trưa 3.7, theo khảo sát của chúng tôi, giá trung bình cho một phòng đơn (2 người) tại các nhà nghỉ, khách sạn ở phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu là 700 ngàn/ngày, tại khu vực Nhổn - Từ Liêm, giá phòng thấp nhất là 350 ngàn/ngày.

    Theo lời của quản lý một khách sạn trên phố Nguyễn Khánh Toàn, từ nay đến hết thi đợt 2, phòng đơn nhà anh 600 ngàn/ngày vẫn không đủ cho thuê.

    Quanh ĐH Công nghiệp Hà Nội, Bách khoa, Thương mại, Đại học Quốc gia Hà Nội... những ngày qua, nhan nhản các tấm biển cho thuê nhà trọ ngắn ngày với mức giá 100 ngàn/người/ngày (ở ghép phòng 6 người), hoặc 2 triệu/phòng/3 ngày thi.

    Tại khu vực Ngã tư Cổ Nhuế (H.Từ Liêm), cũng xuất hiện nhiều tờ rơi mời về ở ghép.

    luadao1-anh-Thuy-Hang.jpg
    Chủ các quán trà đá khu vực phường Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội cũng kiêm luôn chức “cò” phòng trọ ngắn ngày - Ảnh: Thúy Hằng

    Theo một tờ rơi “có phòng khép kín, giá rẻ”, chúng tôi tìm đến một phòng trọ sau ĐH Mỏ địa chất (ngã tư Cổ Nhuế, H.Từ Liêm).

    Phòng rộng 15 m2, nhưng đã có 4 người. Thấy khách dè dặt, bà chủ cho hay: “Phụ huynh nam có thể ngủ cùng sinh viên phòng bên cạnh, phụ huynh nữ có thể xuống tầng 1 ngủ cùng chủ nhà. Giá rẻ, 150.000 đồng mỗi người một ngày, ở vài ngày chết ai”.

    Cạnh tranh khách, sáng 3.7, sau buổi làm thủ tục dự thi, trước ĐH Công nghiệp Hà Nội (đường 32, H.Từ Liêm), hàng chục “cò phòng” đứng chèo kéo phụ huynh, thí sinh về nhà mình ở. Các xe ôm, chủ quán trà đá ở cổng trường cũng kiêm luôn tiếp thị phòng bình dân. Giá trung bình các cò đưa ra là 80 - 100 ngàn/người/đêm.

    Theo chân một “cò phòng”, chúng tôi được dẫn tới tầng 2 một căn nhà xóm Đình Quán, Phú Diễn. Phòng rộng 30 m2, cũ kỹ, ẩm mốc nhưng đã có 4 người. “Trăm rưỡi 2 người 1 ngày. Phụ huynh thích thì trải chiếu nằm cạnh con em. Hoặc xuống nằm ở sàn phòng khách”, chủ nhà nói.

    Giá phòng cao, nhiều gia đình nông thôn có con đi thi còn méo mặt trước nhiều thứ phải chi trả khác ở Hà Nội.

    Đưa con đến thi tại ĐH Công nghiệp Hà Nội, anh Nguyễn Văn Tiến (quê Nam Sách, Hải Dương) tìm một nơi ở ghép cùng nhiều phụ huynh, thí sinh khác tại một nhà dân thôn Kiều Mai, Phú Diễn mất 80 ngàn/người/ngày. Ăn cơm bụi mỗi người mất 25 ngàn/xuất. Trà đá cổng trường thi cũng 4 ngàn/ly. Anh cho hay sáng 2.7, từ Bến xe Mỹ Đình xuống hai cha con không biết đường, gặp phải tay xe ôm chở hai cha con vòng vèo cả nửa tiếng rồi “hét” hơn 200.000 đồng.

    “Tôi sợ Hà Nội quá. Cái gì cũng cần tiền. Ăn uống không yên tâm. Nhà trọ đông người rất bất tiện. Buổi tối con muốn ôn lại bài cũng khó”, anh Tiến chia sẻ.
    luadao3-anh-Thuy-Hang.jpg
    Đội thanh niên tình nguyện ĐH Công đoàn giúp đỡ phụ huynh, thí sinh tỉnh xa chuyển đồ tới phòng trọ giá rẻ gần Bến xe Giáp Bát - Ảnh: Thúy Hằng

    Anh Vũ Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên Giao Thủy, Nam Định, điều hành hoạt động Tiếp sức mùa thi 2012 tại Bến xe Giáp Bát cho hay, từ cuối tháng 6 đến nay đã tiếp nhận nhiều trường hợp thí sinh, phụ huynh bị móc túi, bị ăn chặn tiền từ cánh xe ôm làm “cò nhà trọ”.

    “Sáng 30.6, một thí sinh đến từ Thái Nguyên bị móc túi mất 1 điện thoại iPhone 4. Chiều 30.6, hai mẹ con một thí sinh ở Nam Định lên Bến xe Giáp Bát kêu cứu chỗ chúng tôi khi không còn một đồng trong túi vì bị một thanh niên lừa mất 2 triệu đồng”, anh Hùng kể lại.

    Theo anh Nguyễn Quán Tiến, cán bộ Ban thanh niên trường học Thành đoàn Hà Nội, thi đại học là một dịp béo bở để dân làm dịch vụ ở Hà Nội “bắt chẹt” thí sinh, phụ huynh nơi khác đến.

    Anh Tiến cho hay, để có một kỳ thi an toàn nhất, các phụ huynh, thí sinh nên tìm sự giúp đỡ từ các đội thanh niên tình nguyện, tiếp sức mùa thi tại các bến xe, trước cổng trường đại học để được phát bản đồ Hà Nội, tư vấn các tuyến xe buýt gần nhất tới điểm thi cũng như tìm các chỗ trọ, nơi ăn, nghỉ giá rẻ hoặc miễn phí trên toàn thành phố.

    Thúy Hằng

  15. Nó trông chẳng khác nào ngôi nhà trong hoạt hình, nơi ngập tràn những giai điệu tươi vui của thế giới thần tiên


    Nhà thiết kế Szotyńscy & Zaleski mang đến cho chúng ta một tác phẩm kiến trúc độc nhất vô nhị, được lấy cảm hứng từ hình ảnh trong các câu chuyện cổ tích của Jan Marcin Szancer và Per Dahlberg. Nó trông chẳng khác nào ngôi nhà trong hoạt hình, nơi ngập tràn những giai điệu tươi vui của thế giới thần tiên.


    "Ngôi nhà uốn éo" này là một trong những công trình kiến trúc khác thường, độc lạ nhất trên thế giới. Mang đến cảm giác về một thế giới ảo, ngôi nhà như chào mời chúng ta bước vào khám phá.
    nha_tan_chay_1.jpg
    "Ngôi nhà uốn éo" này hiện đang là một trung tâm mua sắm ở Sopot, Ba Lan.
    nha_tan_chay_2.jpg
    Khi có tuyết bao phủ, nó càng gợi cảm giác về một thế giới thần tiên như trong phim hoạt hình.
    nha_tan_chay_3.jpg
    Tường, mái và các ô cửa sổ đều biến dạng.
    nha_tan_chay_5.jpg
    Những bức tường cong keo như sắp tan chảy.
    nha_tan_chay_6.jpg
    Toàn cảnh ngôi nhà xứng danh "độc của độc".
    nha_tan_chay_7.jpg
    Thiết kế nội thất trong ngôi nhà cũng chẳng đụng hàng nơi đâu.
    nha_tan_chay_8.jpg
    Các bức tường uốn éo như đang tan chảy phải không nhỉ? Hãy cứ yên tâm rằng mắt bạn không có vấn đề gì đâu!
    nha_tan_chay_9.jpg
    Khung cửa sổ nơi tầng gác mái.
    nha_tan_chay_10.jpg
    Quả là kiến trúc có "1-0-2".
    nha_tan_chay_12.jpg
    Nó được gọi là Krzywy Domek, nghĩa là "Ngôi nhà uốn éo".
    nha_tan_chay_13.jpg
    Bạn có thể ngồi tán gẫu và tận hưởng cảm giác ngôi nhà đang tan chảy tại đây.
    nha_tan_chay_14.jpg
    Khi thành phố lên đèn, ngôi nhà càng trở nên lung linh hơn.
    Yunna
    iOne

  16. Con tàu mỗi tối đều xuất hiện tại nhà ga vào khoảng 9 giờ 30 phút.


    Một thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Bathinda, thuộc Ấn Độ, có một chuyến tàu rất lạ lùng - Con tàu mang mã số 399 cần mẫn xuất hiện ở nhà ga vào mỗi tối, khoảng 9 giờ 30 phút.
    tau_ung_thu_1.jpg
    Quang cảnh bên trong "chuyến tàu ung thư".

    Điểm khác biệt của con tàu này là tất cả hành khách đều là bệnh nhân ung thư cùng người nhà. Họ đi trên tàu số 399 để tới Bikaner điều trị căn bệnh ung thư mãn tính. Vì vậy, mọi người gọi tàu 399 là "chuyến tàu ung thư".


    Ở đất nước Ấn Độ, ung thư được xem là căn bệnh của vùng nông thôn, bởi lẽ họ thường xuyên phải hứng chịu sự ô nhiễm môi trường và chất thải từ thành phố. Do đó, ngày càng nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở các khu vực nông thôn nghèo tại đất nước này.
    tau_ung_thu_2.jpg
    Con tàu mang mã số 399 vẫn cần mẫn có mặt ở nhà ga lúc 9h 30 phút mỗi tối để đón các bệnh nhân ung thư và người nhà của họ.

    Theo một nghiên cứu mới đây của viện y học nổi tiếng nhất của Ấn Độ, nông dân, đối tượng hay phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu độc hại, có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn nhiều lần so với những người không làm nông nghiệp.


    Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, kết quả của họ không chứng minh thuốc trừ sâu là nguyên nhân trực tiếp làm tăng số lượng bệnh nhân ung thư ở nông thôn của Ấn Độ. Tuy nhiên, họ cũng không thể giải thích vì sao hầu hết mọi bệnh nhân ung thư đều lựa chọn con tàu 399. Điều này vẫn là một bí ẩn.
    tau_ung_thu_3.jpg
    Hành khách đang đợi tàu.

    Mỗi tối, "con tàu ung thư" này chuyên chở khoảng 60 bệnh nhân và người nhà của họ.


    "Dù các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mọi người vẫn nhiễm bệnh. Sức khỏe của người dân quanh khu vực này dường như đang ở mức báo động", một người dân ở làng Bathinda chia sẻ.


    Papai
    iOne

  17. Hãy đến và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây teen nhé!


    a5.jpg
    Đứng trên những ngọn đồi và quan sát, teen sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của vùng đất này với những nét uốn mềm mại màu xanh tạo nên nét riêng của một vùng cao nguyên đầy nắng và gió.
    a6.jpg
    Moravia hay Morava là một vùng đất lịch sử nổi tiếng với những giá trị văn hóa phong phú thuộc Cộng hòa Séc, đất nước của nghệ thuật.
    a_20.jpg
    a1.jpg
    a2.jpg
    Moravia chiếm khoảng một phần ba diện tích của Cộng hòa Séc ngày nay và nằm ở phía đông nam nước này.
    a8.jpg
    a10.jpg
    Trải dài trên cao nguyên Moravia là những cánh đồng xinh đẹp màu xanh dương dịu mát. Màu xanh lan tỏa khắp các triền đồi mang lại cảm giác như thể cả bầu trời được đặt xuống mặt đất.
    a12.jpg
    a3.jpg
    Đến với cao nguyên này, chúng mình sẽ được hòa mình vào không khí thanh bình, yên ả, đi dạo trên những cánh đồng xanh uốn lượn mềm mại như những con sóng thần.
    a9.jpg
    Đôi khi điểm xuyết vào những màu xanh kia là nét thanh khiết của những lùm cây hoa màu trắng.
    a13.jpg
    Moravia được xem là viên ngọc của cộng hòa Séc. Người dân Moravia luôn tự hào không chỉ vì nơi đây chứa định dấu ấn lịch sử khổng lồ, hơn bất kỳ nơi nào trên đất nước Séc mà còn sở hữu một vẻ đẹp choáng ngợp của nó.
    a14.jpg
    Nếu có thể, hãy đến đây vào dịp hè để cảm nhận và “mục sở thị” trọn vẹn vẻ đẹp của nơi này teen nhé!

    iOne

  18. Đề thi xuất hiện trên mạng vào lúc 9h sáng, chỉ sau đó ít phút đáp án gợi ý của đề thi cũng 'ra lò'.

    Trên mạng xã hội facebook, tại Fanpage "Hội những người sinh năm 1993" đã xuất hiện bức ảnh chụp lại đề thi đại học môn toán khối A, A1. Bức ảnh này xuất hiện vào 9h sáng - tức là trước khi kết thúc thời gian dự thi 1 tiếng 15 phút.

    lo1.jpg
    Đề thi môn Toán được tung lên mạng vào lúc 9h sáng 4/7.

    Chỉ vài phút sau khi có đề thi trên mạng, đáp án gợi ý của đề thi này cũng đã xuất hiện.

    giai.jpg
    Ở 1 trang web khác sau một thời gian ngắn đã có bài giả môn Toán năm nay.

    Sau khi xác nhận với đề thi những thí sinh ra sớm, đề thi xuất hiện trên mạng chính là đề thi đại học môn toán khối A năm nay. 40 phút sau khi bức ảnh đề thi được post thì bức ảnh đã lang truyền với tốc độ chóng mặt. Đã có 1.000 lượt like, 800 bình luận và 300 lượt chia sẻ.


    Việc xuất hiện đề thi vào lúc 9h, trước 2/3 thời gian làm bài (là thời gian cho phép thí sinh nộp bài ra về) là sai với quy chế thi của Bộ GD-ĐT. Việc có đề thi ở trên mạng có thể do thí sinh trong phòng thi dùng các phương tiện thu hình và gửi trực tiếp qua mạng đến các địa chỉ trên. Cũng có thể từ khi có đề, người giải sẽ “bắn” trực tiếp bài giải qua phương tiện ghi hình của người nhận để làm bài.


    Theo Dân trí

  19. Không chỉ gây thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp, các website dịch vụ có chứa mã độc do thám người dùng

    Mạng xã hội Baidu Trà đá quán (thuộc sở hữu của Baidu Trung Quốc) đã lợi dụng những thiếu sót về mặt pháp lý trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet để tiến hành hoạt động tại Việt Nam.

    Không kiểm soát được nội dung

    Nghị định 97 không quy định tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đặt máy chủ hay có văn phòng đại diện và tư cách pháp nhân tại Việt Nam. Lợi dụng điều này, mạng xã hội Baidu Trà đá quán đã không đăng ký giấy phép hoạt động tại Việt Nam, không cần tư cách pháp nhân, máy chủ thì đặt ở nước ngoài… nhưng vẫn ung dung hoạt động trên mạng internet Việt Nam.
    5chot_503c2.jpg
    Việc trang mạng xã hội Baidu Trà đá quán của Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam đã gây lo lắng cho cộng đồng mạng

    Từ đây, dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng Việt Nam không kiểm soát được nội dung, cách thức hoạt động của trang mạng này, đồng thời gây ra thất thu thuế cho Nhà nước, thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp trong nước.


    Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang xây dựng dự thảo nghị định mới để thay thế Nghị định 97. Theo dự thảo lần 2 của nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng mới thay thế Nghị định 97 cũ được đưa ra vào tháng 10-2011, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam buộc phải có văn phòng đại diện hoặc tư cách pháp nhân tại Việt Nam và đặt máy chủ tại Việt Nam.


    Đến tháng 5-2012, dự thảo lần 3 của nghị định mới này lại quy định phải thành lập văn phòng hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam. Hiện tại, Bộ TT-TT vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, bổ sung dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 97 và sẽ trình lên Chính phủ để ban hành.

    Do thám người dùng

    Trong 2 ngày 1 và 2-7, Báo Người Lao Động đã nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về việc sau khi vào một số website dịch vụ của Baidu Trung Quốc thì máy tính xuất hiện nhiều hiện tượng lạ. Nhiều bạn đọc cho biết khi truy cập các website này, người dùng được yêu cầu cài thêm một số ứng dụng không rõ nguồn gốc vào máy tính. “Khi tôi truy cập các website này thì Windows đưa ra cảnh báo không an toàn” - một bạn đọc phản ánh.

    Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và An ninh mạng Athena, cho rằng đây là hiện tượng các website có chứa các mã độc để do thám người dùng. Một khi người dùng truy cập những website này, các mã độc sẽ xâm nhập máy tính, thu thập mọi thông tin và truyền về cho hacker.

    “Nếu mắc phải hiện tượng này, người dùng nên gỡ bỏ các ứng dụng lạ, quét virus cho máy tính và tốt nhất là mang đến cho các chuyên gia để xử lý triệt để” - ông Thắng khuyên.


    Theo NLD

  20. Bị lạc mất chú chó cưng, một cô gái Trung Quốc đã lập hẳn một đội với nhiều xe sang như Cadillac, Beatles... để tìm cún.
    Chiều 30-6-2012, nhiều người ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã bị choáng ngợp bởi cảnh tượng 7 chiếc xe sang nối đuôi nhau đi trên đường. Trên xe dán rất nhiều biểu ngữ bắt mắt, nhìn xa nhiều người tưởng là xe rước dâu, lại gần mới biết hóa ra đội xe này đang... tìm chó bị lạc.

    tim-cho-1_ca971.png
    7 chiếc xe nối đuôi nhau thu hút sự chú ý của rất nhiều người

    Chị Ngô, chủ nhân chú chó cho biết nó tên là Gia Gia, là giống chó chăn cừu. Chị Ngô nuôi Gia Gia tới nay đã được 6 năm, thân thiết vô cùng. Tuy nhiên ngày 21-6-2012, Gia Gia đột nhiên mất tích, chị tìm tới 11h đêm cũng không thấy tăm hơi.

    Ngày hôm sau, chị Ngô đã quyết định in tờ rơi mang đi khắp nơi để dò tìm tung tích chú chó cưng. 6 ngày sau, biết chuyện của chị, bạn bè đã tới giúp chị bàn cách tìm chó.

    Sau một hồi bàn bạc, họ đã nảy ra ý tưởng lập một đội xe sang, dán thông báo thật bắt mắt lên xe rồi đi khắp các ngả đường. Làm vậy sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người hơn.

    tim-cho-2_e922c.png
    Chị Ngô nức nở khi kể với phóng viên về chú cún cưng

    Ngày hôm sau, đội xe gồm 7 chiếc được dán những tờ giấy có nội dung: "tìm chó lạc", "tìm được chó sẽ hậu tạ lớn"... bắt đầu xuất phát. Dẫn đầu là chiếc Cadillac, đi giữa là xe việt dã của Toyota, Volkswagen.. Chị Ngô nói những chiếc xe này đều là do chị và các bạn đi mượn được.

    Chú cún Gia Gia là một người bạn vô cùng thân thiết với chị Ngô. Chị Ngô cho biết nếu ai cung cấp manh mối về Gia Gia, chị sẽ hậu tạ 500 tệ (khoảng 1.5 triệu đồng) còn nếu tìm được Gia Gia mang về, chị sẽ tặng người đó 2.000 tệ (khoảng 6 triệu đồng).



    TTVN

  21. Lên phố uống cafe dường như là một câu nói rất quen thuộc khi muốn gặp gỡ bạn bè. Xung quanh các phố như Trần Quốc Toản, Nguyễn Du, phố Huế có khá nhiều quán cafe hay ho. Mời bạn tham khảo...

    1. Cafe xem phim

    Quán cafe kết hợp chiếu phim là một hình thức cafe mới ra đời và nhận được nhiều sự quan tâm của lớp khách hàng trẻ trung, hiện đại. Cafe xem phim đáp ứng đầy đủ nhu cầu vừa thưởng thức đồ uống giải khát, vừa xem phim giải trí của các bạn trẻ.

    Nằm trên con phố nhỏ Trần Quốc Toản, Cafe HD360 là một địa chỉ hấp dẫn cho những khán giả đam mê môn nghệ thuật thứ 7 nói chung và công nghệ 3D nói riêng.


    03072012AFdoisong-10_5001c.jpg

    03072012AFdoisong-9_145a0.jpg
    Điểm nổi bật của quán là trang thiết bị hiện đại như máy chiếu 3D, màn hình 120 inch, dàn âm thanh nổi trung thực, sắc nét. Hơn hết, dịch vụ xem phim tại quán là hoàn toàn miễn phí đối với những khách hàng tới đây. Đó cũng chính là nét khác biệt của HD360 so với những quán cafe xem phim khác tại Hà Nội.


    2. Cafe rang xay


    Là một trong trong những quán cafe rang xay hiếm hoi tại Hà Nội, cafe Mai là điểm đến cho những ai là fan của thứ cafe đậm đà, nguyên chất, thơm hương.

    Với kinh nghiệm hơn 70 năm trong nghề, tới đây thực khách sẽ được thưởng thức đủ mọi hương vị cafe: cafe Rubutta (cafe vối), cafe Arabica (cafe chè), cafe Chari có nguồn gốc từ Pháp, cafe Moca ngậy nhẹ, cafe Espresso (cafe chế biến theo phong cách Tây Âu) và đặc biệt là loại cafe độc quyền Aliculi.
    03072012AFdoisong-13_1cf2a.jpg
    Không chỉ dừng ở việc sản xuất và pha chế cho khách, cafe Mai còn bán những gói cafe đóng sẵn thơm lừng ngay tại cửa hàng.

    3. Cafe bệt vỉa hè

    Phố Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng bởi hoa sữa trải dài, hàng cây xanh mát cùng bờ hồ Thiền Quang lộng gió mà còn nổi tiếng như một địa chỉ cafe bệt hấp dẫn dành cho các tín đồ cafe ở Hà Nội.
    03072012AFdoisong-16_23d23.jpg
    Gọi là “bệt” bởi cái tên “bệt” đã mô tả trọn vẹn cái sự giản dị của cafe nơi đây. Không sang trọng, không cầu kỳ, chỉ cần một hai cái ghế vừa làm bàn, vừa làm ghế, cùng ly cafe và đĩa hướng dương. Vậy thôi nhưng cũng đủ để quán tấp nập khách ra vào.

    03072012AFdoisong-6_ec3e1.jpg03072012AFdoisong-7_f366d.jpg
    Gọi là cafe vỉa hè nhưng cafe Nguyễn Du vẫn có đầy đủ những loại sinh tố, nước giải khát như ở các quán cafe khác. Với những ai ưa thích cái sự bụi bặm của đường phố, thoáng đãng của khí trời, mơ mộng của hồ nước nhưng lại vẫn muốn được nhâm nhi ly cafe với giá rẻ thì Nguyễn Du chính là địa điểm nên tìm đến.

    03072012AFdoisong-5_f2d61.jpg

    4. Cafe tươi phong cách châu Âu

    Nằm nổi bật trên con phố Huế, quán cafe hiện đại với không gian trẻ trung, lịch sự cùng menu thức uống đa dạng, phong phú là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong những ngày hè nóng nực này.

    Tự hào là quán cafe đầu tiên ở Hà Nội chuyên phục vụ những loại đồ uống khác nhau làm từ hoa quả tươi 100% nguyên chất, Lemon Grasses là nơi bạn thỏa sức khám phá các loại smoothie, mocktail, cocktail theo phong cách mới lạ.
    03072012AFdoisong-2_a0073.jpg


    03072012AFdoisong-3_f499c.jpg
    Quán đặc biệt chú trọng tới chất lượng đồ uống nên đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức các loại đồ uống được pha chế công phu, chuyên nghiệp và rất thơm ngon. Một ly sinh tố béo ngậy vị kem sữa, ngọt vị trái cây tươi hay một ly cafe đá xay thơm nồng, phảng phất hương hạt dẻ, bạc hà, vani... hoàn toàn thích hợp cho những buổi tụ tập bạn bè rôm rả.

    5. Cafe Vintage

    Nằm trong con phố nhỏ Hạ Hồi, La Petit là khoảng không gian lắng đọng dành cho những ai ưa thích sự yên tĩnh, riêng tư. Đây cũng là một trong những quán cafe tiên phong cho mô hình cafe nhỏ xinh theo phong cách cổ điển ở Hà Nội.
    03072012AFdoisong-8_e87e6.jpg
    Nếu có một ngày bạn muốn “trốn” mình khỏi cái ồn ào, vội vã của Hà Nội, muốn được thả mình thư giãn trong bầu không khí ấm cúng, chọn cho mình một góc riêng kín đáo để đọc sách hay nghe nhạc thì La Petit sẽ là một nơi rất thích hợp.
    03072012AFdoisong-4_cc68f.jpg
    Một căn nhà nhỏ xinh được bày biện ngăn nắp và chia thành từng không gian riêng biệt dành cho các sở thích khác nhau. Qua khung cửa sổ lớn, tầng 1 là nơi bạn tự do ngắm cảnh đường phố. Với tầng 2, bạn vừa có thể thoải mái trò chuyện cùng bạn bè trong căn phòng ngồi bệt hay làm việc và đọc sách tại một căn phòng khác với bộ bàn ghế gỗ xinh xắn.

    03072012AFdoisong17_c26ab.jpg03072012AFdoisong18_03d6f.jpg
    La petit là quán cafe sách mang phong cách kiến trúc Pháp rõ rệt, rất tinh tế và lãng mạn. Trên cái phông nền hoài cổ là lạ này, quán là địa điểm được nhiều cặp đôi chọn làm background cho bộ ảnh cưới kỷ niệm tình yêu của mình.


    TTVN

  22. Đây thực chất là một con tàu khổng lồ với hình dáng tòa nhà chọc trời giữa biển, được kiến trúc sư người Pháp Jacques Rougerie nghiên cứu trong 12 năm và dự kiến khởi công cuối năm nay.

    1-4.jpg
    SeaOrbiter có một thiết kế đặc biệt, trông giống như một trạm vũ trụ hơn là một con tàu biển. Nó có chiều dọc cao 51 m và hơn 50% chìm dưới mặt nước.
    2-4.jpg
    Thiết kế này sẽ tận dụng những nguồn tài nguyên bền vững như năng lượng mặt trời, gió và sóng biển vào xây dựng.
    3-4.jpg
    Con tàu khổng lồ này bao gồm 8 tầng, trong đó 3 tầng nổi trên mặt nước và 5 tầng chìm phía dưới.
    4-3.jpg
    Phần nổi được thiết kế một sân thượng quan sát ngoài trời, cho phép các nhà khoa học di chuyển và thưởng thức không khí trong lành. Phần ngập nước dành cho nghiên cứu, nó có tính năng như những cửa sổ để dễ dàng quan sát.
    5-3.jpg
    Với chi phí khoảng 52,7 triệu USD, SeaOrbiter hy vọng sẽ mang đến một tiêu chuẩn mới trong khoa học, cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi và giám sát sinh vật biển trong thời gian thực. Được ủng hộ bởi nguyên giám đốc Cơ quan vũ trụ châu Âu (NASA) Dan Goldin cũng như một số tổ chức công nghiệp khác, "tòa nhà chọc trời" này sẽ làm nhiệm vụ khám phá đại dương và giúp xây dựng một sự hiểu biết tốt hơn về hành tinh cho loài người.
    Theo Tuổi trẻ Online

  23. kienthuc_logo.png - Cơn mưa lớn kéo đến không làm giảm nhiệt không khí tại các điểm thi Đại học Cao đẳng năm 2012.Sáng nay 4/7, hơn 637.000 thí sinh cả nước dự thi đại học đợt 1 ở 3 khối A, A1 và V bước vào môn thi đầu tiên là môn Toán, thời gian làm bài 180 phút.

    6h30, thời điểm các thí sinh phải có mặt ở phòng thi, thời tiết mát mẻ, khá thuận lợi cho các sĩ tử tham dự kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, khi thời gian thi chính thức bắt đầu, mưa bắt đầu xuất hiện. Bên ngoài khu vực thi, bất chấp mưa lớn, các vị phụ huynh mải miết chờ con.

    images944350_IMG_0012.JPG
    Mưa lớn xuất hiện nhưng không khí tại cổng các điểm thi vẫn không hề giảm nhiệt

    images944352_IMG_0018.JPG

    images944351_IMG_0004.JPG
    Tâm trạng lo lắng của một vị phụ huynh chờ con dưới cơn mưa

    images944355_IMG_0015.JPG
    Bồn chồn cùng con
    images944353_IMG_0010.JPG
    Trú mưa cùng lực lượng thanh niên tình nguyện

    images944356_IMG_0020.JPG
    Dù mưa lớn nhưng các vị phụ huynh không tìm chỗ trú mà vẫn chờ đợi ở cổng trường
    images944357_IMG_0016.JPG

    images944359_IMG_0025.JPG

    images944360_IMG_0024.JPG

    images944361_IMG_0027.JPG
    Lực lượng an ninh được bố trí túc trực tại các điểm thi Đại học Cao đẳng 2012

    Nguyễn Hằng

  24. kienthuc_logo.png-Quả trứng gà trên của gia đình anh Nguyễn Ngọc Võ, ở khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương.

    Anh Võ cho biết, con gà mái nhà anh đẻ quả trứng đặc biệt này vào chiều qua 3/7. Giống gà nhà anh nuôi là gà tre.
    images944432_Hi_nh0090.jpg

    images944433_Hi_nh0089.jpg
    Quả trứng bé hơn đồng xu.
    images944434_Hi_nh0091.jpg


    Anh Võ cho hay, những quả trứng được đẻ trước đây có kích cỡ bình thường như bao quả trứng khác nhưng lần đẻ trứng này, con gà nhà anh đã đẻ ra quả trứng có kích thước khác thường, bé hơn cả đồng xu 500 đồng.

    Trước đó, Kienthuc.net.vn cũng đưa tin về gà đẻ trứng bé hơn cả đồng xu của nhà anh Phạm Huy Tài ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

    Quả trứng được anh Tài phát hiện ngày 25/3 chỉ có trọng lượng 2,8gram và dài 1,8cm.

    Hải Sơn

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...