Jump to content

thongoc

Thành viên
  • Số bài viết

    3.169
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi thongoc


  1. [VietNamNet] Đến nhà đòi nợ con nhưng không gặp, lợi dụng lúc vắng người, Trung liền xô ngã bà H., dùng vũ lực để cưỡng hiếp khiến nạn nhân tổn thương nặng và tử vong sau đó ít ngày.

    Ngày 2/1, công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đang tiếp tục củng cố hồ sơ, bàn giao đối tượng Nguyễn Thành Trung (SN 1990, trú tại Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) cho công an thành phố để làm rõ vụ án hiếp dâm đặc biệt nghiêm trọng.

    20130103101045_trung.jpg
    Đối tượng Nguyễn Thành Trung tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an nhân dân)

    Theo kết quả điều tra, tối ngày 24/12/2012, Trung chạy xe máy đến nhà anh S. (SN 1993, ngụ tại phường Hòa An, quận Ngũ Hành Sơn) để đòi nợ số tiền 9 triệu đồng.

    Đến nơi, không thấy S. ở nhà, Trung tự tiện xông vào phòng ngủ lục tiền. Thấy vậy bà N.T.H (62 tuổi, mẹ S.) chạy lại ngăn cản, liền bị Trung xô ngã xuống giường.

    Thấy bà H. kêu cứu, Trung vội vã lao tới bóp cổ, dùng vũ lực cưỡng hiếp nạn nhân rồi bỏ đi.

    Bà H. sau đó được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng chấn thương nặng do gãy đốt sống 5,6, thoát dịch tủy đốt sống cổ, trên người có nhiều vết trầy xước, vùng kín bị tổn thương.

    Đến ngày 31/12, bà H. tử vong tại bệnh viện.

    Sau khi sự việc xảy ra, anh S. đã có đơn trình báo đến cơ quan công an. Qua sàng lọc mở rộng hàng chục đối tượng, cơ quan CSĐT quận Ngũ Hành Sơn xác định Nguyễn Thành Trung chính là hung thủ.

    Bước đầu, đối tượng này đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

    M.Đức (tổng hợp)

  2. [VietNamNet] Ngay sau khi có thông tin bắt đầu từ ngày 1/3/2013, các ngân hàng chính thức thu phí giao dịch ATM nội mạng với mức phí tối đa là 1.000 đồng/giao dịch, cộng đồng mạng đã nổi lên một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ dịch vụ ATM của các ngân hàng.

    Phí rút tiền nội mạng được qui định ở mức 1.000 đồng mỗi giao dịch từ ngày 1-3-2013 đến hết năm 2013. Mức phí này có thể tăng gấp 2 gấp 3 vào các năm tiếp theo. Không chỉ thu phí rút tiền mà các ngân hàng còn thu thêm phí vấn tin tài khoản, phí in sao kê từ 100 đồng đến 500 đồng cho mỗi giao dịch nội mạng; 300 - 800 đồng nếu giao dịch ngoại mạng.

    Các ngân hàng lý giải rằng ban hành qui định thu phí như là một hình thức để bù đắp những chi phí. Thế nhưng khách hàng cũng thừa hiểu rằng từ trước đến nay ngân hàng không phải là không có lợi ích khi đầu tư và mở rộng dịch vụ ATM bởi số tiền của khách hàng trong thẻ ATM chỉ được tính lãi suất huy động không thời hạn, một mức lãi suất rất thấp gần như bằng 0, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước đều tiến hành trả lương cho nhân viên qua tài khoản Ngân hàng.

    “Chỉ cần làm một phép tính đơn giản nhân con số hàng chục triệu người lao động được trả lương qua thẻ với số tiền lương của họ thì sẽ ra con số mà các Ngân hàng huy động được hàng tháng với lãi suất không quá 2% một năm. Không lẽ những lợi ích mà các Ngân hàng nhận được việc trả lương qua thẻ của các doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí đầu tư mà mở rộng dịch vụ ATM” Xuân Thành, 23 tuổi nhân viên một công ty xây dựng.

    Nick name Boong Boong chia sẻ trên webtretho: “Em lại nghĩ bản chất việc người dân dùng ATM từ trước đến nay không hề free tí nào. Tiền trong tài khoản là của mình, ngân hàng nắm giữ. Thế là ngân hàng chiếm dụng vốn của mình rồi còn gì. Tiền đó ngân hàng mang cho vay với lãi suất xấp xỉ 20% một năm. Trong khi lãi cho tài khoản ATM kiểu này thì thường lãi suất gần như bằng 0. Ai nói ngân hàng không có lợi nhuận.”

    20130102150254_atm.jpg

    “Thực tế các ngân hàng đã âm thầm thu nhiều loại phí khác nhau như phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000-90.000 đồng, phí phát hành lại thẻ 25.000-66.000 đồng, phí cấp lại số pin 10.000-33.000 đồng, phí thường niên (phí quản lý tài khoản thẻ) từ 39.600-132.000 đồng, phí rút tiền khác hệ thống 3.300 đồng, phí trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000-20.000 đồng... Sắp tới lại thêm phí rút tiền nội mạng nữa thì chắc là mình lĩnh lương xong ra rút hết tiền một lượt để tiêu dần đỡ phải ra cây ATM rút, thu phí 1000 đồng cũng không đáng là bao nhưng cái cảm giác bị thu phí vô lý sẽ khiến mình bực mình mỗi khi rút tiền.” thành viên Rengxx của webtretho.com viết.

    “Nói chung là bình thường mình rút 2tr, để thẻ lại khi nào cần thì rút tiếp, giờ nếu thấy thu phí thêm sẽ ra ngân hàng rút toàn bộ luôn về gửi mẹ giữ hộ” nick name grandholy chia sẻ trên vozforums.

    Những người hay mua hàng online thì cho rằng “Trước giờ mình thích VCB vì tính nhanh gọn lẹ khi chuyển khoản online, nhưng mà nếu thu phí thì nên xem xét lại mức phí chứ dân chuyên mua hàng online như mình mà cứ chuyển khoản là phải trả tiền phí thì coi bộ hơi bị hao.”

    Những người có thu nhập ổn định thì bức xúc về cách thu phí vô lý của ngân hàng còn đối với những người thu nhập thấp hay những sinh viên trọ học được bố mẹ ở quê gửi tiền lên hàng tháng thì hình thức thu phí rút tiền nội mạng không chỉ dừng ở mức bức xúc mà còn ảnh hưởng đến cách chi tiêu và tình hình tài chính của họ.

    Chị Mai Lan công nhân một nhà máy điện tử tại Hải Dương tâm sự: “Lương tháng chưa đến 3 triệu, mỗi lần rút tiền tôi chỉ dám rút tầm 150.000 đến 200.000 để tiêu, hết mới rút tiếp, nếu sắp tới thu phí rút tiền nội mạng thì mỗi tháng thôi mất đến hai chục ngàn, mà đối mới người lao động như chúng tôi hai chục ngàn là cả một bữa ăn.”

    Quang Huy, 26 tuổi, nhân viên cơ khí cho biết “Thu phí rút tiền thế này mỗi lần lĩnh lương mình sẽ ra ngân hàng rút nhưng dở cái là bình thường cần đến đâu rút đến đó cũng dễ quản lý chi tiêu hơn chứ mỗi tháng rút cả cục có khi một hai tuần đầu đã tiêu hết cuối tháng chả biết xoay sở thế nào.”

    “Thu phí rút tiền kiểu này có khi tự về nhà lấy tiền mang lên, vừa thăm bố mẹ vừa đỡ mất phí rút tiền, chả cần đến ATM nữa.” Nguyễn Văn Trung, sinh viên trọ học tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

    Còn theo một du học sinh tại Nhật Bản thì máy ATM tại đây không chỉ đơn giản là để rút tiền mà khách hàng còn có thể nhập thêm tiền vào tài khoản ngay tại máy với thao tác đơn giản và nhanh chóng, ngoài ra phần lớn người dân Nhật đều sử dụng trả tiền điện, nước, internet… tự động qua tài khoản Ngân hàng và các dịch vụ ấy từ thanh toán hóa đơn, nạp tiền, rút tiền, mở thẻ, lấy lại mã PIN… tất cả đều miễn phí.

    Ngân hàng nước ngoài không hề thu phí giao dịch nội mạng, thậm chí phí phát hành thẻ cũng được miễn phí chứ không mất từ 50.000 đến 100.000 đồng như ở Việt Nam; trong khi tới đây tại Việt Nam qui định phí thường niên tối đa để duy trì tài khoản là 60.000 đồng thì trên thế giới các ngân hàng đều không thu khoản lệ phí này.

    Nhị Anh

  3. Nhìn lại năm kinh doanh bết bát của bà Nguyễn Thị Như Loan.

    Năm 2012 tiếp tục là một năm kinh doanh bết bát của nhiều doanh nghiệp bất động sản, trong đó Công ty CP Quốc Cường Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ.

    Công ty Quốc Cường Gia Lai (QCGL) bắt đầu kinh doanh với ngành gỗ từ năm 1994. Sau 18 năm lăn lộn trên thương trường, bà Nguyễn Thị Như Loan đã gây dựng cho mình sản nghiệp nghìn tỷ, kinh doanh đủ ngành từ gỗ, xây dựng, bất động sản cho đến cao su, thủy điện.

    Mở rộng kinh doanh đa ngành, từ năm 2001, QCGL bắt đầu lấn sân sang ngành bất động sản và định hình là ngành mũi nhọn đóng góp 75% doanh thu cho công ty. Khi kinh tế tiếp tục khó khăn, kế hoạch phá băng bất động sản năm 2012 bất thành, kéo theo hệ lụy khiến các doanh nghiệp dùng bất động sản làm mũi nhọn như QCGL ngập chìm trong nợ, lỗ càng thêm lỗ.

    Đến cuối tháng 9/2012, hàng tồn kho mà chủ yếu là bất động sản dở dang đã tăng từ mức 3.263 tỷ hồi đầu năm lên 3.512 tỷ đồng; trong đó ½ là bất động sản dở dang của dự án Phước Kiển.

    Đầu tháng 4/2012, cổ phiếu QCG từng bị đưa vào diện cảnh báo do năm 2011 công ty mẹ lỗ hơn 30,7 tỷ đồng. Sau đó ít lâu, đầu tháng 6, HĐQT công ty này đã phải tính đến việc xin ý kiến cổ đông để cơ cấu lại nợ ngân hàng nhằm giảm áp lực nợ nần.

    20130102093340_a.jpg
    Nhìn lại năm kinh doanh bết bát của bà Nguyễn Thị Như Loan.

    Sau đó, HĐQT quyết định thay vì tăng hạn mức vay với dự án Phước Kiển lên 1.800 tỷ đồng (gấp 2 lần tổng hạn mức ban đầu), đề xuất ngân hàng giãn thời gian trả nợ 1 năm và giảm lãi suất cho vay từ 18%/năm xuống còn 14-15%/năm.

    Kết thúc quý 3, QCG báo lỗ ròng hợp nhất 468 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty có quy mô vốn điều lệ trên 1.270 tỷ đồng này lỗ 2,64 tỷ đồng. Năm 2011, công ty cũng đã lỗ ròng 40 tỷ đồng.

    Đến hết Q3/2012, tổng nợ phải trả của QCGL là 3.100 tỷ đồng trên tổng tài sản 5.700 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ ngân hàng và trái phiếu là 1.450 tỷ đồng.

    20130102093340_a2.jpg
    2 năm liền khó khăn, tài sản của bà chủ Quốc Cường Gia Lai

    Ngoài bất động sản – xây dựng gặp khó, chiến lược đẩy vốn đầu tư vào thủy điện của bà Loan cũng chưa phát huy nhiều tác dụng tại thời điểm này. Đầu tư vào thủy điện cần vốn lớn nhưng dòng tiền thu về mỗi năm không nhiều.

    Năm 2012, công ty đã phát điện 3 tổ máy dự án thủy điện Iagrai1 công suất 10,8MW. Với tình hình khó khăn hiện tạ, Quốc Cường Gia Lai hiện vẫn còn 3 công trình thủy điện: Iagrai 2; Pleikeo; Anyun Trung công suất tổng cộng 40 MW đang tiến hành thi công.

    Với ngành cao su, dự kiến từ năm 2013 sẽ khai thác được lứa đầu của 800ha trồng năm 2009. Đây có thể là nhân tố tác động tích cực tới tình hình kinh doanh của QCGL từ năm tới. Công ty dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành và thu hoạch được toàn bộ 4.000ha cao su.

    Với tình hình kinh doanh ảm đạm, cổ phiếu QCG đã mất gần ½ giá trị trong năm vừa qua, từ 14.000 đồng xuống còn 7.300 đồng cổ phiếu. Hơn 60 triệu cổ phiếu QCG là Loan đang nắm giữ qua đó cũng bốc hơi 372 tỷ đồng xuống còn 442 tỷ đồng.

    Như vậy, trong 2 năm vừa qua, tài sản của bà Loan đã bốc hơi hơn 1.200 tỷ đồng. Số tiền này có thể tậu hàng chục chiếc siêu xe Bugatti hay sắm một du thuyền hạng sang.

    (Theo TTVN)

  4. Những ngày đầu năm mới, trong khi người khác thì vui vẻ, thì cha mẹ của sinh viên làm việc nghĩa bị đánh đến chết giữa đường vào 25/12/2012 lại chìm trong nỗi đau tận cùng.

    “Gia đình ông Phạm Đức Lợi là cán bộ công ty công trình giao thông 674, về đây cất nhà được vài năm nay. Họ sống rất nghĩa tình, hai đứa con của ông bà dễ thương và học giỏi. Tội nghiệp thằng Linh xấu số”, chị Nguyễn Thị Hà, người bán nước giải khát đầu đường Nguyễn Văn Tiếp, P.5, TP.Tân An, Long An, tâm sự.

    sdgsdg.jpg
    Người mẹ suy sụp bên bàn thờ đứa con trai duy nhất của mình.

    Con mất, cha mẹ suy sụp

    Ngôi nhà số 12/8A của ông Phạm Đức Lợi (SN 1953) và vợ là bà Đỗ Thị Thảo (SN 1955), cha mẹ ruột của Phạm Đức Linh (SN 1984), sinh viên năm cuối trường Đại học GTVT TP.HCM bị nhóm côn đồ sát hại, nằm sâu trong hẻm cách đường Nguyễn Văn Tiếp gần 100m.

    17h ngày đầu năm mới, khi chúng tôi đến nhà để thắp cho Linh nén nhang và thăm hỏi, động viên gia đình, nhưng cánh cửa đã khóa chốt bên ngoài. Những người xung quanh cho biết, hôm đưa cháu Linh từ bệnh viện về nhà mai táng, ông bà Lợi như người mất hồn, nửa tỉnh, nửa mê, tất cả việc lo tang cho cháu đều do hàng xóm cùng thân nhân sắp xếp. “Tội nghiệp bà Thảo, vừa ngồi dậy nhìn thấy quan tài của con lại ngất xỉu, trong khi bệnh tình của bà ấy ngày càng trầm trọng”, một người hàng xóm cho hay.

    Ông Nguyễn Văn Đủ, 60 tuổi, nhà đối diện, cho biết cháu Linh cùng em ruột là Phạm Thảo Ly (SN 1991), hiện là sinh viên năm 2 đại học Ngân hàng TP.HCM đều rất chăm học, có ý chí phấn đấu, nghe lời cha mẹ, ngoan hiền, ai ở đây cũng mến. Mỗi lần về thăm nhà, Linh đều khoe thành tích học tập, lần gần đây nhất Linh về quê nói còn một năm nữa là ra trường kiếm việc làm để nuôi em ăn học và lo cho cha mẹ đã lớn tuổi thường hay bệnh tật. Thế nhưng, ước muốn của em đã không thành hiện thực khi côn đồ ra tay sát hại chỉ vì em giúp đỡ người bị va quệt xe.

    “Còn đau hơn căn bệnh ung thư của tôi”

    Sau nhiều giờ chờ đợi, chúng tôi mới gặp đôi vợ chồng - phụ huynh của Linh. Ngồi đối diện với chúng tôi, nước mắt bà Thảo cứ lưng tròng, nói vài câu bà phải dừng lại để lau nước mắt. Cháu Ly ngồi bên cạnh, gương mặt thẫn thờ như chưa hiểu chuyện gì đang ập đến với gia đình mình.

    Bà Thảo nói từng tiếng: “Nghe con gái điện báo tin, tôi không nghĩ đó là sự thật, đến khi thi thể Linh về đến nhà có bạn bè của nó theo thì tôi mới tin vào mắt mình”. Ngừng một lát như để nhớ về đứa con trai duy nhất, bà kể tiếp: “Gần một tháng trước khi gặp nạn, Linh có về nhà lấy giấy CMND mới đổi, rồi nó ngồi trong giường nói “má ơi, má khỏi nấu cơm nữa, má vào đây nói chuyện với con một chút, con đi chuyến này không biết chừng nào mới về”. Thằng nhỏ vốn sống rất tình cảm, thương cha mẹ nên tôi không ngạc nhiên lắm về lời nói của nó. Không ngờ đó là chuyến thăm nhà và lời nói cuối cùng của con với tôi. Tại sao mấy chú thanh niên đó lại ác độc đối với con tôi như thế? Nó chỉ muốn giúp người bị nạn thôi mà”.

    Bà vừa xạ trị ung thư bướu cổ giai đoạn 2, sức khỏe rất yếu nên mấy ngày qua phải đi bệnh viện khám, điều trị. Căn bệnh đã làm cho bà ốm yếu nhưng cú sốc mất con mới khiến bà kiệt quệ. "Căn bệnh ung thư làm tôi đau lắm, nhưng không thấm tháp gì so với nỗi đau mất con", mà Thảo vừa khóc vừa nói. Còn ông Lợi thì đang làm thủ tục nghỉ công tác chờ hưu. Cuộc sống hiện tại của gia đình đều dựa vào đồng lương ít ỏi của ông.

    Suốt những ngày này, em Phạm Thái Ly tất bật lo hữu sự gia đình nên việc học tập gần như bị gián đoạn. Ly cho biết, sáng 2/1 em phải thi hết môn, nhưng lúc này có muốn học cũng không thể. “Chắc em phải nợ môn thôi, cha mẹ thế này làm sao mà lên trường để thi”, Ly mếu máo.

    Màn đêm xuống rất nhanh, trong căn nhà cấp 4 đã lên đèn, trên bàn thờ của Đức Linh có nhiều nén nhang vẫn còn đang cháy, cha mẹ cùng em gái ngồi ở góc bàn mà mắt cứ nhìn vào thinh không.

    Trích dẫn:

    TTO - Hậm hực vì thấy anh sinh viên có vẻ bênh vực cặp nam nữ bị tai nạn, nhóm thanh thiếu niên, tuổi từ 16-21 tuổi, chạy xe va chạm với nạn nhân đã đánh dằn mặt khiến anh bất tỉnh tại chỗ và tử vong sau đó.

    Ngày 31-12, cơ quan Công an Q.Thủ Đức, TP.HCM cho biết đã quyết định bắt khẩn cấp 4 đối tượng đánh chết một sinh viên xảy ra trên địa bàn quận.

    Bốn đối tượng bị bắt gồm: Phạm Vũ Luân (16 tuổi, quê Hậu Giang), Nguyễn Văn Thời Tiến (18 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai), Lê Chí Thảo (21 tuổi) và Lê Trần Minh Vũ (17 tuổi), cùng ngụ tại Q.Thủ Đức.

    ImageView.aspx?ThumbnailID=609130
    Đối tượng Lê Chí Thảo - Ảnh: Công an cung cấp

    ImageView.aspx?ThumbnailID=609131
    Đối tượng Lê Trần Minh Vũ - Ảnh: Công an cung cấp

    Theo thông tin từ cơ quan công an, rạng sáng 25-12, sau khi đi nhậu tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương về, 4 đối tượng này cùng 2 cô gái tiếp tục kéo nhau đến Q.Thủ Đức để chơi tiếp.

    Khi đến trước nhà số 1232 Kha Vạn Cân (P.Tam Hà, Q.Thủ Đức), xe Tiến va chạm với xe gắn máy của một cặp nam nữ. Nhóm của Tiến tỏ vẻ bực tức nhưng vẫn kéo nhau đi tiếp.

    Cặp nam nữ bị nạn đã được anh Phạm Đức Linh (28 tuổi, ngụ tỉnh Long An), sinh viên năm 4 Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chạy ra dìu người và dắt xe vào lề đường.

    Hậm hực vì thấy anh Linh có vẻ bênh vực cặp nam nữ nên Tiến đã rủ nhóm bạn của mình quay lại dằn mặt. Hai cô gái đi chung khuyên can nhóm thanh niên nhưng bất thành nên đã chạy xe máy lại cảnh báo cho anh Linh và cặp nam nữ khi những người này đang uống nước ven đường.

    Sau đó ít phút, Tiến, Vũ, Luân, Thảo ập đến. Nhóm đối tượng đã dùng gạch, đá, bóng đèn neon đánh mạnh vào đầu anh Linh khiến nạn nhân bất tỉnh tại chỗ.

    Ngay lúc đó, đội cảnh sát cơ động Công an Q.Thủ Đức đi ngang qua đã nhanh chóng bắt gọn tên Tiến. Ba đối tượng còn lại chạy thoát.

    Anh Linh được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong vào ngày 28-12 do chấn thương sọ não quá nặng.

    Công an Q.Thủ Đức cũng đã bắt Luân, Vũ, Thảo sau đó ít ngày và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
    Theo Tân An/Infonet

  5. Trong những năm gần đây du lịch Thái Lan là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách đến với thiên đường du lịch hay đất nước của những nụ cười thân thiện. Đi tour du lịch Thái Lan vào tháng 4 bạn sẽ được tham dự lễ hội té nước cầu may đặc biệt của ngày Thái. Và thưởng thức món Khao - Chae món ăn giải nhiệt ngày hè hấp dẫn mà bắt kỳ khách du lịch đến Thái lan đều yêu thích.

    Hầu hết khách đi tour du lịch Thái Lan đều thích đi vào mùa hè đến các hòn đảo xinh đẹp của thiên đường du lịch Thái Lan như đảo Phi Phi, Koh Samui …hay đến với các thiên đường mua sắm. Một số khách du lịch lại thích các tour du lịch đến với các lễ hội và xem những Alcazar show hoành tráng và thưởng thức món Kha - Chae giải nhiệt mùa hè. Mùa hè thực sự ở Thái Lan thường bắt đầu vào tháng 4 mặc dù nhiệt độ ở Thái luôn ở mức cao quanh năm. Đặc biệt, tháng 4 còn là tháng người Thái tổ chức ngày lễ Tết của mình, Songkran


    du%20lich%20thai%20lan%201.jpg
    Khao-Chae còn được gọi là “món ăn thần thánh”

    Lễ hội té nước thường diễn ra trong vòng 4 ngày vì thế mà khách du lịch thường chọn các tour du lịch thái lan 5 ngày 4 đêm để tham dự hết tất cả các chương trình ca múa nhạc đặc sắc của Thái Lan và thưởng thức món Kha-Chae, món ăn truyên thống trong ngày lễ Songkran. Khao-chae có mặt trong thực đơn những nhà hàng ở Thái Lan từ cuối tháng Ba đến hết mùa mưa tháng Năm, được xem là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc giữa những ngày hè nắng nóng trên đất Thái. Thực ra, Khao-Chae bắt nguồn không phải để “giải nhiệt” mà nó ra đời từ khi người Mon xâm chiếm vùng đồng bằng trung tâm. Người Mon đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này để dâng lên nữ thần Songkran trong ngày Tết. Đến nay Khao- chae đã trở thành một món ăn quen thuộc, phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng nào ở Thái lan. Tên gọi Khao-Chae bắt nguồn từ cách chế biến món ăn. “Khao” có nghĩa là gạo, “chae” nghĩa là ngâm trong nước. Bởi qui trình chế biến công phu và tỉ mỉ nên Khao-Chae còn được gọi là “món ăn thần thánh”. Đầu tiên gạo được nấu qua cho mềm nhưng chưa chín hẳn, sau đó cho gạo vào cái rây xả qua vòi nước nhiều lần để loại bỏ hết bột cám ở ngoài. Nước ướp hương hoa là nguyên liệu quan trọng và được chế biến tỉ mỉ nhất để tạo ra món Kha-Chae.Trước tiên đổ nước vào một nồi lớn sao cho lượng nước ngập một nửa nồi sau đó cho một nhúm hoặc một vài cánh hoa nhài hoặc hoa hồng tươi vào nồi nước. Sau đó thả trên mặt nước một ngọn nến thơm hương hoa nhỏ đang cháy.


    du%20lich%20thai%20lan%203.jpg
    Khao-Chae có thể ăn kèm với nhiều món tùy thuộc vào sở thích của mỗi người

    Lấy nắp đậy hờ nồi nước trong 15 phút. Sau đó lại cho hoa và thay một ngọn nến với hương hoa khác vào nồi nước. Lặp lại lần thứ 3 với thao tác này. Bằng cách này hương thơm từ nến và tinh dầu tự nhiên từ hoa hồng hoặc hoa nhài sẽ thẩm thấu vào nước. Rắc nhẹ gạo đã chế biến vào nồi nước hương hoa, sau đó dùng một miếng vải thưa để bọc kín nồi nước nhằm tránh gạo bị nở rồi cho vào hấp cách thủy. Món này có thể ăn kèm với thịt lợn xay nhồi hạt tiêu non, thịt bò hoặc thịt lợn xé sợi tẩm ngọt, củ cải Trung Quốc muối chua, pa tê tôm… và được trang trí bởi nhiều loại rau củ màu sắc tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Món ăn này thật đặc biệt bởi nó thanh nhã, nhẹ nhàng chứ không cay và nhiều gia vị như đặc trưng ẩm thực Thái. Đây là một món ăn yêu thích của du khách nước ngoài khi đến du lịch Thái Lan vào giữa tháng 4 nóng nực.

    Các tour lịch đang hấp dẫn khách du lịch đến với xứ sở chùa tháp trong năm 2013 như du lịch campuchia giá rẻ, du lịch Lào bằng đường ô tô, du lịch myanmar 4 ngày

  6. Chen chân xem pháo hoa, hơn 60 người thiệt mạng

    Một vụ chen lấn, giẫm đạp nhau trong buổi tiệc ngắm pháo hoa chào mừng năm mới tại Bờ Biển Ngà đã khiến hơn 200 người bị thương, đồng thời ít nhất 60 người khác bị thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.

    1.jpg
    Hiện tường hỗn loạn của vụ thảm kịch đêm giao thừa tại Bờ Biển Ngà. Ảnh: Getty

    Thông tin ban đầu cho rằng, cuộc giẫm đạp xảy ra vào khoảng 1 giờ sáng ngày đầu tiên trong năm khi đám đông bắt đầu rời khỏi khu vực gần sân vận động Stade Felix Houphouet thuộc thành phố Abidijan, thành phố lớn nhất của Bờ Biển Ngà. Số người thiệt mạng bao gồm 26 trẻ em, 28 phụ nữ và 6 đàn ông, ngoài ra. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hamed Bakayoko cho biết, thảm họa xảy ra do hàng trăm người cố chen lấn để về nhà sau khi màn bắn pháo hoa kết thúc ở quận Plateau.

    Một nhân viên cứu hỏa cho biết, rất nhiều người trong số nạn nhân bị giày xéo, giẫm đạp đến chết bởi đám đông hỗn loạn. Lực lượng ứng cứu đã có mặt 2 tiếng đồng hồ sau khi thảm kịch xảy ra, song vẫn không thể cứu nổi số nạn nhân. Theo một viên cảnh sát, hầu hết các nạn nhân đều là thanh niên, những người muốn tham gia vào sự kiện chào mừng, trong khi bố mẹ, ông bà của họ vẫn ở nhà.

    5.JPG
    Những đôi giày vẫn còn rơi rớt ở hiện trường vụ giẫm đạp Ảnh: Reuters.

    Trận giẫm đạp xảy ra ở một khu vực toàn đường phố chật hẹp. Trước thời điểm xảy ra thảm kịch, hàng nghìn người dân thành phố đã đổ ra đường để ăn mừng sự kiện đón năm mới và mừng đất nước bước vào giai đoạn hòa bình. Gần 5.000 lính quân sự đã được điều động để đảm bảo sự an toàn cho người dân.

    Bố mẹ những nạn nhân trong thảm kịch hiện tại vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể con mình, con số nạn nhân thiệt mạng do đó ước tính có thể tăng thêm nữa. Ông Mamadou Sanogo, người vẫn đang tìm kiếm đứa con trai 9 tuổi Sayed của mình cho biết: “Tôi đã lùng kiếm tất cả thi thể, song vẫn chưa tìm thấy con trai mình, tôi không biết mình phải làm gì.”

    3.jpg
    Nạn nhân thảm kịch có nhiều người là phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Getty

    Assetou Toure cho biết, mình thậm chí không biết những đứa con của mình còn sống hay đã chết. “Hai đứa con của tôi đến đây ngày hôm qua. Tôi đã bảo bọn trẻ đừng đi nhưng chúng không nghe. Bọn trẻ trốn đi khi tôi đang ngủ. Giờ tôi phải làm gì đây?”, cô Assetou đau đớn nói.

    4.JPG
    Địa điểm bắn pháo hoa, nơi đã diễn ra thảm kịch giẫm đạp.
    2.jpg
    sân vận động Stade Felix Houphouet, nơi gần địa điểm diễn ra bắn pháo hoa đón năm mới.
    6.JPG
    Quần áo, tài sản còn sót lại của các nạn nhân.
    7.JPG
    8.jpg
    9.jpg
    Các nạn nhân còn sống sót đã ngay lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
    10.jpg
    Khu vực xảy ra thảm kịch đã tạm thời bị cô lập để phục vụ điều tra.
    Ảnh: Getty, Reuters
    [ione]


  7. Hỏa hoạn thiêu rụi trung tâm Sony rộng 600 m2

    Rạng sáng 2/1, lửa bốc lên tại biển quảng cáo của ngân hàng bên cạnh rồi bùng cháy dữ dội, lan sang thiêu rụi toàn bộ cửa hàng Sony Center trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường 5, quận 3, TP HCM).

    chay_6.jpg
    Trung tâm Sony rộng gần 600m2 bị cháy rụi. Ảnh: An Nhơn

    Bảo vệ Lê Văn Hoàng, Công ty bảo vệ Thanh niên xung phong, kể lại, khoảng 2h sáng, ông đang ngủ trong cửa hàng Sony Center bỗng nghe mọi người bên ngoài đập cửa báo cháy. Ông bấm cửa cuốn thoát ra ngoài thì thấy lửa bùng cháy bên bảng hiệu quảng cáo của Ngân hàng TMCP Đại Tín.

    Theo chiều gió, ngọn lửa nhanh chóng bén sang bảng quảng cáo của Sony Center. Bên trong cửa hàng một trệt một lầu có rất nhiều thiết bị điện tử máy tính, máy ảnh dễ bén lửa. "Lửa hừng hực và khói mù mịt phủ toàn bộ cửa hàng nên mọi cố gắng dập lửa tại chỗ của chúng tôi thất bại", ông Hoàng nói và cho biết trước khi ngủ ông đã ngắt toàn bộ hệ thống điện trong trung tâm Sony.

    Lực lượng phòng cháy chữa cháy quận 3 có mặt, đến 4h đã dập tắt ngọn lửa. Đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ Trung tâm Sony và một phần của ngân hàng TMCP Đại Tín. Tuy nhiên, đến 6h, ngọn lửa âm ỉ bên trong Trung tâm Sony lại bùng phát. Cảnh sát cứu hỏa phải nhanh chóng quay lại hiện trường phun nước dập tắt hoàn toàn đám cháy.

    chay_9.jpg
    Ngân hàng Đại Tín bị cháy một phần phía trước. Ảnh: An Nhơn
    Sony Center khai trương vào cuối tháng 8/2012 gồm một trệt, một lầu là mô hình cửa hàng Flagship kết hợp mua sắm, Trung tâm Bảo hành và Trung Tâm hỗ trợ khách hàng đầu tiên của Sony ở khu vực miền Nam. Tầng trệt rộng gần 600 m2 là khu trưng bày nhiều sản phẩm TV, máy chụp ảnh, quay phim, chơi game, laptop Vaio... Tầng một là văn phòng và kho hàng.
    Các cơ quan chức năng đang xác định nguyên nhân và thiệt hại.
    An Nhơn
    [VNE]

    chay_14.jpg
    8h sáng nay, cảnh sát cứu hỏa phải túc trực ở Sony Center phòng ngừa đám cháy bùng phát trở lại.
    chay_1.jpg
    Đám cháy thiêu rụi toàn bộ Sony Center một trệt và một lầu.
    chay_2.jpg
    Nhiều sản phẩm đắt tiền đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
    chay_3.jpg
    Bảo vệ Lê Văn Hoàng, người duy nhất trông coi Sony Center chưa hết bàng hoàng khi kể lại vụ hoả hoạn.
    chay_5.jpg
    Theo ông Hoàng, ngọn lửa xuất phát từ biển hiệu quảng cáo của Ngân hàng Đại Tín bên cạnh, sau đó theo chiều gió bén sang trung tâm Sony.
    chay_8.jpg
    Một phần phía trước của Ngân hàng Đại Tín bị cháy rụi.
    chay_11.jpg
    Sau khi được dập tắt lúc 4h sáng, hai tiếng sau, đám cháy lại bùng phát khiến lực lượng cứu hỏa phải trở lại hiện trường.
    chay_12.jpg
    Máy phát điện bên trong Sony Center cháy rụi.
    chay_13.jpg
    Hiện chưa xác định thiệt hại và nguyên nhân cụ thể.
    An Nhơn
    [VNE]

  8. (Tuoitre) Hiện ở TP.HCM đang xuất hiện nhiều nhóm giả dạng người bại liệt nằm lê lết khắp các tuyến đường để làm “cái bang” hoặc bán vé số. PV Tuổi Trẻ đã lật tẩy trò lừa đảo và phơi bày kiểu chơi của một số nhóm thanh niên..

    ImageView.aspx?ThumbnailID=609369
    Phong, một tay “cái bang” giả dạng có tiếng, lết trên đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7
    - Ảnh: Đức Phú

    Đa số đối tượng “cái bang” giả liệt chỉ ở độ tuổi đôi mươi, đều là trai tráng nhưng lười biếng. Họ được một số tay “trùm” đào tạo thành những người bại não, câm điếc... lê lết đi kiếm ăn. Ban ngày họ có thể kiếm hàng triệu đồng, tối đến vung vít vào hút hít, cờ bạc.

    “Lò” đào tạo

    Tổng hành dinh của các đối tượng “cái bang” giả bại liệt nằm ở nhà số TK29/22, hẻm 28 đường Nguyễn Cảnh Chân (P.Cầu Kho, Q.1). Đây là căn nhà do vợ chồng một chủ đại lý vé số thuê để làm “trụ sở”. Trong căn nhà này, ngoài những người đi bán vé số bình thường, còn có bảy thanh niên chuyên giả dạng bại liệt lê lết khắp nơi bán vé số và xin tiền.

    Hằng ngày, vợ chồng chủ đại lý vé số cung cấp vé số cho các thanh niên giả bại liệt đi bán, còn việc đào tạo thành người bò lết dọc đường được một thanh niên tên Toàn đảm nhận. Toàn khoảng 24 tuổi, quê ở Phú Yên, có dáng người to mập được giới giả dạng bại liệt tôn là Toàn “đại ca”.

    “Tao làm nghề này mười mấy năm nay và cho ra lò hàng chục thanh niên khỏe mạnh thành người tàn tật rồi” - Toàn khoe. Không chỉ huấn luyện đàn em, Toàn còn đảm nhiệm chở một số đối tượng đi hành nghề, mỗi người phải đóng cho Toàn 100.000 đồng/ngày.

    Ngày 24-12-2012, chúng tôi thâm nhập vào ổ giả dạng do Toàn đào tạo. Chỉ trong một ngày, Toàn truyền lại cho “lính” mới đủ ngón nghề. Gặp chúng tôi, Toàn khuyên ra chợ mua vài bộ quần áo cũ, rộng thùng thình, đem về nhà xé rách vài chỗ, rồi mặc vào để hành nghề. Toàn dặn: “Cho dù có ai đánh đập, đe nẹt cũng phải lì lợm nằm im, không được đứng dậy”. Khi lết dọc đường, không cần mở miệng mời, chỉ cần “diễn” chiêu méo mồm, què chân là người đi đường cảm động ngay. Khi người ta hỏi bị bệnh gì, miệng phải mếu máo nói bệnh ở đùi. Sau đó nhăn mặt, ôm đùi nâng lên với cử chỉ đau đớn. Nếu rớt được nước mắt thì họ càng tin sái cổ. Nếu xui xẻo bị công an “sờ gáy”, về trụ sở cũng cứ giả câm, giả điếc, giả ngây ngô. “Tao sẽ đích thân lên viết bản cam kết để bảo lãnh mày về” - Toàn nói.

    Theo Toàn, các “đệ tử” của Toàn có thể kiếm một ngày mấy triệu đồng. Có đứa còn “lừa” được người ta vài lần, mỗi lần vài triệu đồng. “Vừa rồi, có một tay Việt kiều thấy thương xót nên vung tay cho thằng “đệ tử” ba tờ 100 USD. Đó là chưa kể nhiều đại gia làm từ thiện hàng chục xe lăn, xe lắc. Tao nhận luôn. Đem bán cho các đại lý” - Toàn kể.

    Thấy chúng tôi say sưa nghe “thầy” Toàn truyền “bí kíp”, Dự - một “thợ lết” - bồi thêm: “Ai hỏi thì nói là bị tông xe, liệt bẩm sinh”. Dự kể: “Có lần người đi đường hỏi sao tao không đi xe đẩy. Tao liền nhăn nhó nói đang gắng đi xin để có tiền mua xe. Người ta hỏi để dành được nhiều chưa thì tao trả lời thiếu vài ba triệu đồng nữa. Vậy là người này mủi lòng móc ra”. Chúng tôi hỏi: “Có bao giờ bị phát hiện là giả dạng không?”, Dự nói cũng có khi gặp “người khó tính nói mình giả vờ”. Những lúc đó thì cứ chửi thẳng: “Mấy người bị khùng hả, có giỏi nhảy xuống lết như tui thử xem”.

    “Làm nghề bò lết dọc đường phải chịu nhục, chịu bẩn, kiên nhẫn mới kiếm được nhiều tiền” - Điệp, 19 tuổi, quê Phú Yên, có thâm niên năm năm lết dọc đường, chia sẻ. Theo lời Điệp: “Ra ngoài đường, mình diễn kịch càng giỏi, người ta càng cho nhiều tiền. Thậm chí mình có thể lết qua vũng bùn, đống rác dễ... lấy nước mắt. Người đi đường càng cảm động càng cho nhiều tiền”.

    ImageView.aspx?ThumbnailID=609371
    Nhóm giả dạng bại liệt chơi ma túy đá tại phòng nghỉ trên đường Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5
    - Ảnh: Đức Phú

    “Diễn”

    Trong “lò” giả dạng người bại liệt ở đại lý bán vé số trên đường Nguyễn Cảnh Chân gồm bảy “kịch sĩ” là Phong, Dương, Dũng, Út, Dự, Châu, Hậu. Bảy “kịch sĩ” này mỗi ngày được Toàn và một thanh niên tên Lượm thay phiên rải ở các tuyến đường. Các “kịch sĩ” thường chia nhau làm theo ca, ban ngày từ 9g-16g, tối từ 18g-22g. Trước khi lên đường, các đối tượng đều lột bỏ bộ quần áo sạch sẽ và hóa trang.

    Phong, một thanh niên khỏe mạnh, mặc một chiếc quần bên trong, bên ngoài mặc chồng thêm một chiếc quần rách lụng thụng để che chắn đôi chân lành lặn. Trên cổ Phong treo lủng lẳng túi xách đựng vé số và tiền lẻ. Phong được Toàn lấy chiếc Wave chở thẳng đến đường Nguyễn Hữu Thọ (P.Tân Hưng, Q.7).

    Đến điểm làm ăn, Toàn dừng xe rồi bế Phong thả xuống lề đường. Phong tỏ vẻ nhăn nhó nằm rạp xuống, rướn thân trườn trên mặt đường nóng ran. Có người đi đường thấy tội nghiệp liền dừng lại cho mấy chục ngàn đồng, có người mua ủng hộ vài tờ vé số. Lết được một đoạn khoảng 5m, Phong lẻn vào một tiệm nước bên đường rồi châm thuốc, miệng thổi khói phì phèo.

    Khoảng 16g cùng ngày, chẳng rõ vì sao không thấy Toàn tới chở về, Phong đành thuê xe ôm để trở lại “tổng hành dinh”. Bác xe ôm tốt bụng phải còng lưng bế Phong vào tận nhà. Sau khi bác xe ôm chạy đi, Phong liền nhảy tưng tưng và giũ trong túi xách ra một xấp tiền.

    Dự - mới 16 tuổi, quê ở Phú Yên, nhập hội giả dạng lê lết khoảng mấy tháng nay - cho biết phải giấu mẹ, giấu người thân để hành nghề. Dự kể có lần mẹ biết chuyện gọi điện trách móc, Dự đành nói dối mẹ là không làm nữa. Tương tự, Điệp cũng nói hành nghề phải tránh nơi mình đang trú để không đụng mặt người quen. Nhiều lúc ra đường hàng chục người chửi mình lừa đảo vẫn không ngại bằng ánh mắt người quen khi nhìn thấy.

    “Nướng” tiền vào ma túy đá

    Trong băng giả dạng, Điệp tuy ít tuổi, nhỏ người nhưng là một tay nhanh nhảu, rất có duyên với nghề. Bằng việc lết dọc đường, có ngày Điệp kiếm được đến 5-6 triệu đồng, hẻo lắm cũng cả triệu đồng. Còn Phong được coi là rất nổi tiếng trong giới giả liệt. Phong tài đến mức có người đi đường cho hơn chục chiếc xe lắc, đem bán kiếm bộn tiền. Có tiền là cả nhóm đem đốt vào hàng “đá”.

    Tối 24-12-2012, nhóm giả liệt gồm Dự, Dũng, Hậu, Phong rủ nhau đến đường Lê Lợi (Q.1) đi chơi Giáng sinh. Dọc đường, cả bọn bàn nhau vào khách sạn để “xài” hàng đá nhưng gom không đủ tiền nên hẹn dịp khác. Qua tối hôm sau, Phong, Dũng rủ Châu và Điệp vào nhà nghỉ trên đường Trần Tuấn Khải (P.5, Q.5). Tại cổng nhà nghỉ, cả bọn góp không đủ tiền mua hàng “đá”, đành nhờ Châu gọi điện xin đầu mối bán chịu. Giọng Châu leo lẻo: “Anh cho em mua thiếu, ngày mai tụi em bò lết kiếm tiền trả anh”. Sau đó, cả bọn thuê phòng và nằm thượt ra giường chờ hàng. Khoảng 30 phút, chuông điện thoại reo, Phong liền chạy xuống cổng nhà nghỉ rồi cầm lên một gói nhỏ. Thấy hàng về, bốn đứa bật dậy, người chế bật lửa, người làm bình nước để đốt thuốc một cách thành thục. Cẩn thận hơn, các đối tượng này còn bật nhạc hạn chế tiếng động lọt ra ngoài.

    Chuẩn bị xong, Điệp cầm ống vòi hít một hơi sâu, mắt nhắm nghiền miệng phả hơi thuốc lim dim thưởng thức rồi bất chợt nói: “Hàng này hút sao không phê như bữa trước”. Sau đó Điệp gọi điện cho đầu mối cung cấp hàng đá chửi “sao đưa hàng không đủ đô”.

    Trong cơn phê, cả bọn ngồi với nhau kể về những chiến tích đạt được trong những lần làm “kịch sĩ”. Đó là những lần Điệp được người ta cho tiền, số tiền đó rồi cũng đổ vào những cuộc chơi hàng đá thâu đêm suốt sáng với các chiến hữu. Điệp nói: “Cứ kiếm được tiền là chơi. Thỉnh thoảng tiêu xài hết còn phải đi vay chủ đại lý để chơi cho đã thèm. Thậm chí có đứa còn vướng vào cá độ, chơi game, gái gú”. Giờ Điệp đang nợ khoảng 10 triệu đồng cũng do chơi hàng đá, bài bạc.

    Trích dẫn:

    Có nhiều nhóm giả dạng lê lết

    Ngoài nhóm thanh niên giả dạng tàn tật do Toàn “đại ca” huấn luyện, còn có một nhóm thanh niên cũng hành nghề tương tự ở một phòng trọ trong hẻm 57 đường Huỳnh Mẫn Đạt (P.5, Q.5). Nhóm này có khoảng ba đối tượng, thường lê lết hành nghề ở dọc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng. Ở hẻm 122 đường Trần Đình Xu (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) cũng có một nhóm giả dạng khác. Hai nhóm này đều có mối liên hệ với Toàn “đại ca”.

    Thấy băng nhóm giả dạng ăn nên làm ra, một số thanh niên bán vé số cũng chuyển sang dạng bò lết. Ngày 26-12-2012, Mười - một thanh niên mới vào nghề - ăn mặc rách rưới nhờ một người bán vé số chở ra đường Lê Duẩn (Q.1). Nhưng lết tới quá trưa mà không ai thèm đếm xỉa, Mười đành gọi điện kêu người chở về. Khi xe đến, Mười buồn bực chẳng thèm chờ người bế mà nhảy tót lên ngồi trên xe. Về đến nhà, Mười than: “Lết chưa thạo nên bị người đi đường chửi là đồ lừa đảo”. Nghe Mười nói xong, cả nhóm thanh niên giả dạng của “lò” ở đường Nguyễn Cảnh Chân đều khuyên: “Phải kiên nhẫn và biết chịu nhục. Làm một thời gian là quen liền”.


    ĐỨC PHÚ - ĐỨC THANH

  9. (Dân trí) - Vì cuộc sống quá cùng quẫn, mẹ Ngọc mắc bệnh tâm thần 7 năm nay. Năm 2009, ba Ngọc mất do tai nạn giao thông. Cách đây 3 tháng, anh trai Ngọc bị chết đuối. Cuộc sống quá nhiều đau khổ của cô bé 10 tuổi giờ “song hành” cùng bà ngoại già yếu.

    Ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), ai cũng biết hoàn cảnh éo le của bà Văn Thị Đoan (SN 1935) đang nuôi đứa cháu mồ côi Hồ Thanh Ngọc (SN 2002), học lớp 4A trường tiểu học Hải Phú.

    be10t-fa65b.jpg
    Hai bà cháu sống dựa vào nhau

    Bà Đoan có người con gái Võ Thị Hà (SN 1979), kết hôn với anh Hồ Công Thuận. Họ lấy nhau cách đây hơn 10 năm, sinh được một trai một gái là cháu Hồ Công Thành (SN 1999) và Hồ Thanh Ngọc (SN 2002). Mới lên 2, Thành đã mắc bệnh phù thận. Gia đình chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh không thuyên giảm.

    Hai vợ chồng làm nghề nông, những lúc nông nhàn, anh Thuận đi làm phụ hồ kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống tằn tiện tích cóp cũng không lo nổi tiền thuốc thang cho con. Gia sản khánh kiệt, anh Thuận chị Hà phải vay mượn khắp nơi mà cậu con trai vẫn chỉ có thể sống cầm chừng.

    Quá cùng quẫn, chị Võ Thị Hà đổ bệnh thần kinh, lúc nào cũng như trên mây trên gió. Vừa chăm vợ thần kinh, vừa tiếp tục chữa trị cho con, anh Thuận bán cả mảnh đất để có tiền mua thuốc. Sau 2 năm, chị Hà đỡ bệnh, đã có thể làm những việc nhẹ trong nhà, nhưng rồi căn bệnh mau chóng tái phát và ngày càng nặng.

    Đúng lúc này anh Thuận bị tai nạn giao thông khi vào trong TPHCM kiếm sống. Bà Đoan nghẹn ngào: “Vì muốn lo cho hai đứa con học tập, thuốc thang cho vợ, nó vào trong Nam mưu sinh kiếm tiền mà lại ra nông nỗi ấy”.

    be10t2-fa65b.jpg
    Bà ngoại giờ cũng ốm yếu, Ngọc phải cố gắng lo chu toàn việc nhà để
    có tiền thuốc thang cho bà, cho mẹ và được đến trường

    Người mẹ già giờ phải đứng ra lo liệu cuộc sống của con gái. Bà vay mượn tiền đưa thi thể con rể từ Nam ra quê mai táng; rồi chăm con gái, nuôi 2 cháu.

    Bà kể, Thành tuy ốm yếu nhưng học giỏi lắm, nhất là môn Văn. Năm nào Thành cũng được giấy khen của trường. Năm lớp 4, 5, Thành còn đại diện cho trường đi thi cấp huyện, tỉnh và ra tận trung ương nữa. Nói xong bà Đoan nghẹn ngào nước mắt. Vậy mà một ngày tháng 9/2012, khi đi chơi ngoài sông, Thành đã bị trượt chân rớt xuống mương chết đuối.

    Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Hôm Thành mất, chị Hà đang ở trong nhà hát hò luyên thuyên. Có lúc tỉnh chị hỏi Thành đâu, cả nhà nói Thành được ra ngoài Hà Nội học rồi, hè mới về…

    Nghe bà khóc, Ngọc nép vào ngực bà, gối đầu vào vai bà, thì thầm: “Bà ơi, bà đừng bỏ cháu nhé”.

    Ngọc kể: “Bà cháu mới đi cắt dạ dày ở Bệnh viện trung ương Huế về. Mỗi ngày cháu nấu cho bà một nồi cháo. Mỗi bữa bà cháu ăn được có 3 muỗng cháo thôi. Vì vậy, cứ rảnh cháu lại giục bà ăn cho nhanh khỏe”.

    Bà Đoan gạt nước mắt: “Nhà đã không tiền rồi, tôi lại bị bệnh nữa không biết lấy tiền đâu mà trả nợ. Cũng may người thân, bà con hàng xóm mỗi người cho mượn một chút”.

    Bà Đoan chữa bệnh hết 25 triệu đồng, nhờ có bảo hiểm người nghèo nên giảm đi, còn 15 triệu đồng. Đối với bà số tiền đó cũng là quá lớn.

    Từ hôm từ bệnh viện trở về, sức khỏe bà Đoan giảm đi nhiều. Bà không còn đủ sức làm việc nhà, mọi thứ lại dựa vào cô cháu gái. Bà nuôi hai con lợn, bà hướng dẫn Ngọc làm mọi việc, và việc gì Ngọc cũng làm tốt. Thương đứa cháu nhỏ, bà Đoan ôm cháu vào lòng khóc nức nở khiến những người khách là chúng tôi không cầm được nước mắt.

    Năm nay Ngọc học lớp 4A trường tiểu học Hải Phú. Suốt 4 năm liền Ngọc đều là học sinh giỏi của trường. Cô Ngọc Lan, cô giáo chủ nhiệm của Ngọc, cho biết: Ngọc là cô học sinh chăm ngoan, gương mẫu trong học tập. Mặc dù hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nhưng đã vươn lên trong cuộc sống, đạt nhiều thành tích.

    Được biết, để tạo điều kiện cho Ngọc học tập, tập thể giáo viên trong trường đã nhận đỡ đầu hỗ trợ Ngọc mỗi năm học 1,2 triệu đồng.

    Ước mơ của Ngọc giờ đây “đơn giản” là mong mẹ khỏi bệnh, bà chóng khỏe và Ngọc có thể tiếp tục được đến trường mỗi ngày.

    Nguyễn Tuấn

  10. Ngon Hải Sản, 1 trong những cái tên đang được giới trẻ biết đến rất nhiều với những món ăn Hải Sản tươi sống.
    Với giá cả hợp lý, và sự chế biến tài tình của các đầu bếp với nhiều năm kinh nghiệm.
    Quán ăn ngon của chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho các bạn những bữa ăn ngon miệng.
    Chắc chắn quán ngon chúng tôi sẽ là điểm đến lý tưởng cho các bạn.

    13.jpg

    IMG_1798.jpg

    Ca-bong-lau.jpg

    1281858936-ca-chinh.jpg

  11. Đọc Điều 17 :x
    Theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.

    20130101233920_Hienphap2.jpg

    HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

    LỜI NÓI ĐẦU


    Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

    Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế; xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

    Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.

    Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

    Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

    Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 1)

    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

    Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)

    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

    Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3)

    Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)

    1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

    2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

    3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

    Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5)

    1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

    2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

    3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

    4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

    Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)

    Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

    Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)

    1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

    2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

    Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)

    1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

    2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

    Điều 9 (sửa đổi, bổ sung Điều 9)

    1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.

    3. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

    Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10)

    Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Điều 11 (sửa đổi, bổ sung Điều 13)

    1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
    2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật.

    Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14)

    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

    Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửa đổi, bổ sung Điều 145)

    1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

    2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca.”
    4. Ngày Quốc khánh là Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

    Điều 14 (giữ nguyên Điều 144)

    Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

    CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, Q UYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

    Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)

    1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

    2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.

    Điều 16 (mới)

    1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

    2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)

    1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

    2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.


    Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)

    1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

    2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác.

    3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.

    Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

    2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

    Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)

    1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

    2. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.

    3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

    Điều 21 (mới)

    Mọi người có quyền sống.

    Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

    2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.

    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.

    Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
    Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác do pháp luật quy định.

    Điều 24 (giữ nguyên Điều 68)

    Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

    Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70)

    1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

    2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

    3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

    Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69)

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

    Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)

    1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

    2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

    3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới.

    Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.

    Điều 29 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)

    1. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước.

    2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

    Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)

    Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

    Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 74)

    1. Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

    3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

    Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 72)

    1. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

    3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa.

    4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

    Điều 33 (sửa đổi, bổ sung Điều 58)

    1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58.
    2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

    Điều 34 (sửa đổi, bổ sung Điều 57)

    1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh.

    2. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh.

    Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)

    Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

    Điều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 62)

    1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

    2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.

    Điều 37 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp.

    2. Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý.
    Việc khám xét chỗ ở do luật định.

    Điều 38 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)

    1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và nơi làm việc.

    2. Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật.

    Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)

    1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

    2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

    Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65)

    1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
    2. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

    Điều 41 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)

    1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.

    Điều 42 (sửa đổi, bổ sung Điều 59)

    Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

    Điều 43 (sửa đổi, bổ sung Điều 60)

    1. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật.
    2. Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ.

    Điều 44 (mới)
    Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa.

    Điều 45 (mới)
    Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

    Điều 46 (mới)

    1. Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành.

    2. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

    Điều 47 (sửa đổi, bổ sung Điều 76)

    Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

    Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77)

    Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
    Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.

    Điều 49 (sửa đổi, bổ sung Điều 79)

    Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

    Điều 50 (sửa đổi, bổ sung Điều 80)

    Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế.

    Điều 51 (giữ nguyên Điều 81)

    Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

    Điều 52 (giữ nguyên Điều 82)

    Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.




  12. Google từng mở một sòng bạc ngay trong nhà ăn của công ty, để nhân viên “thực tập” trước khi tới thăm Las Vegas...

    1301020010550.jpg

    Nhân viên Google đang giải trí ở cơ quan.


    Công cụ tìm kiếm Google luôn nằm trong danh sách những công ty đáng đầu quân nhất thế giới. Môi trường làm việc lý tưởng và những chế độ đãi ngộ “trong mơ” khiến việc trở thành nhân viên của Google luôn là mơ ước của nhiều người.

    Trang The Richest điểm qua những chế độ đãi ngộ mà Google dành cho nhân viên:

    1. Nhân viên Google được ăn uống hoàn toàn miễn phí. Nhà ăn của công ty được phục vụ bởi các đầu bếp có tay nghề cao, đem đến những bữa ăn lành mạnh và ngon miệng mỗi ngày.

    2. Trong văn phòng Google thậm chí có luôn cả tiệm cắt tóc.

    3. Google áp dụng chương trình cho phép nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân làm ứng viên trong các đợt tuyển dụng.

    4. Nhân viên Google mới sinh con được thanh toán đến 500 USD số tiền mua thức ăn bên ngoài mang về nhà.

    5. Nhân viên Google có thể nghỉ ngơi và giải trí ngay trong văn phòng, với bàn chơi billiard, chơi leo núi, bể bơi, khu vực chơi bóng chuyền bãi biển, các trò chơi video, bóng đá, tennis…

    6. Nhân viên Google được phép mang thú cưng của họ tới văn phòng.

    7. Trong văn phòng của Google có cả máy giặt lẫn máy sấy quần áo. Thậm chí cả bột giặt cũng miễn phí. Ngoài ra, còn có cả dịch vụ giặt khô là hơi.

    8. Các phòng chống stress là thứ có mặt trong văn phòng của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Những căn phòng đặc biệt dạng như “con nhộng” này được thiết kế hoàn toàn cách âm và ánh sáng.

    9. Nhân viên Google có thể dùng những chiếc xe scooter chạy điện để đi lại giữa các bộ phận trong văn phòng.

    10. Google có xe bus để đưa nhân viên tới văn phòng hoặc từ văn phòng đi ra ngoài. Trên những chiếc xe bus này có Wi-Fi miễn phí.

    11. Nhân viên Google có thể thay dầu xe định kỳ miễn phí ở cơ quan.

    12. Dịch vụ rửa xe cũng hoàn toàn miễn phí.

    13. Phòng tập thể hình dành cho nhân viên Google rất hiện đại và đầy đủ thiết bị.

    14. Các lớp tập thể dục là miễn phí đối với mọi nhân viên.

    15. Thư viện di động của Google cung cấp những cuốn sách, tạp chí và ấn phẩm mới nhất. Miễn phí cho mọi nhân viên.

    16. Nhân viên Google muốn học một ngôn ngữ mới có thể tham gia miễn phí các lớp tiếng Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Pháp.

    17. Văn phòng của Google có các khu vực riêng biệt dành cho các nhân viên muốn làm việc riêng.

    18. Ghế mát-xa tự điều khiển có trong văn phòng của Google. Những bể cá cảnh được đặt trước những chiếc ghế này giúp tăng độ thư giãn.

    19. Thậm chí, trong văn phòng của Google còn có cả người chuyên phục vụ mát-xa chuyên nghiệp để phục vụ nhân viên bất kỳ lúc nào.

    20. Phòng tắm xông hơi cũng có trong văn phòng Google.

    21. Google thường xuyên đưa nhân viên tham gia các hoạt động ngoài trời như đi trượt tuyết, xem phim, dã ngoại…

    22. Trong các ngày nghỉ, ngày lễ, Google luôn tổ chức các buổi tiệc công ty.

    23. Nhân viên Google có thể tham gia vào hội tín dụng (credit union) để vay tiền dễ dàng hơn.

    24. Nhân viên Google được hưởng chế độ giảm giá đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ.

    25. Dịch vụ trông xe ở bãi đỗ xe tầng hầm của Google là miễn phí. Trong trường hợp nhân viên của Google quá vội hoặc không còn chỗ đỗ, sẽ có người đem xe đi tìm chỗ đỗ và đem trả chìa khóa lại sau.

    26. Google hoàn toàn công phải là một công ty bình thường với một văn phòng bình thường. Văn phòng của họ được trang trí tuyệt vời đến nỗi, một số nhân viên đã mô tả nơi này như là bên trong công ty đồ chơi huyền thoại FAO Schwarz.

    27. Tòa nhà mới nhất của Google được thiết kế theo chủ đề hàng hải, bên trong có những chiếc thuyền thật, trông giống như những chiếc thuyền ở Venice, Italy, có kê ghế ngồi bọc da. Nhân viên có thể ngồi họp hoặc làm việc trên đó.

    28. Bác sỹ luôn túc trực trong văn phòng của Google để chăm sóc sức khỏe nhân viên.

    29. Trụ sở của Google có các phòng cầu nguyện cho nhân viên, bất kể họ theo tín ngưỡng nào.

    30. Có hẳn một công viên dành cho các chú chó, để những nhân viên Google mang theo thú cưng là chó có thể thả chúng vui chơi ở đây.

    31. Nhân viên nữ của Google mới sinh con có phòng riêng để cho con bú mẹ.

    32. Nhân viên Google sử dụng xe chạy điện được cung cấp những điểm đỗ đặc biệt riêng.

    33. Có nhiều lò sưởi trong văn phòng Google, nơi nhân viên có thể xả hơi và “chém gió” khi ngồi trên những chiếc ghế sofa vô cùng êm ái.

    34. Nhân viên Google cũng có thể sử dụng một bốt chụp ảnh miễn phí.

    35. Nhân viên Google đi xe đạp được cung cấp chỗ để xe có hộp đựng dụng cụ sửa chữa và bơm.

    36. Có cả võng và các loại hạt rang cho nhân viên nằm dài nhấm nháp.

    37. Các phòng chơi trò chơi điện tử với máy chơi Xbox và Nintendo Wii, nơi nhân viên Google có thể lựa chọn giữa hàng ngàn trò chơi khác nhau.

    38. Có một phòng âm nhạc cách âm, mang tên Soundgarden, nằm trên tầng thượng một trong các tòa nhà của Google. Trong phòng này có nhiều dụng cụ chơi nhạc như guitar điện, trống, keyboard, kèn…

    39. Google từng mở một sòng bạc ngay trong nhà ăn của công ty, để nhân viên “thực tập” trước khi tới thăm Las Vegas.

    40. Thứ Sáu hàng tuần, Google họp toàn công ty. Trong cuộc họp này, nhân viên có thể hỏi các thành viên sáng lập và các sếp cao nhất của Google về mọi vấn đề. Bia và rượu vang được phục vụ không giới hạn trong các cuộc họp này.

    41. Thi thoảng, nhân viên Google lại được công ty tặng quà bất ngờ. Đã có lần, tất cả mọi nhân viên trong công ty được tăng một chiếc đèn flash giá 400 USD.

    42. Tiền thưởng và quà tặng trong các kỳ nghỉ là những thứ chắc chắn nhân viên Google nhận được. Tất cả nhân viên của công ty đã được tặng điện thoại chạy phần mềm Android.

    43. Google sẽ chăm sóc gia đình nhân viên trong trường hợp nhân viên đó qua đời. Vợ hoặc chồng của nhân viên quá cố sẽ được nhận một tấm séc trị giá 50% lương hàng tháng của người đó trong vòng 10 năm, không cần biết nhân viên quá cố đã làm cho Google được bao lâu.

    44. Bên cạnh đó, toàn bộ số cổ phiếu Google mà nhân viên quá cố nắm giữ có thể được bán ra ngay lập tức.

    45. Bất kỳ người con nào của nhân viên quá cố sẽ được nhận 1.000 USD mỗi tháng cho tới năm 19 tuổi. Chế độ này có thể kéo dài thêm 4 năm nếu người con đó là sinh viên đi học toàn thời gian.




    Theo VnExpress

  13. Những thành phần khác biệt của sữa non với sữa thông thuờng.
    Các mẹ đã nghe rất nhiều từ sữa non, thành phần kháng thể IgG, IgM, IgA, DHA nhưng chưa hiểu hết các công dụng, cũng như thành phần của sữa non. Để giúp các mẹ hiểu thêm về sữa non và lựa chọn loại sữa non tốt nhất, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin hữu ích sau:
    - Kháng thể IgG, IgM, IgA: tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch, Hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp cơ thể phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh. Sữa non được ví như là liều thuốc tiêm chủng đầu tiên nhờ có chứa các yếu tố miễn dịchkháng sinh tự nhiên. Trước khi phát minh ra các loại kháng sinh mà bác sĩ vẫn sử dụng cho bệnh nhân hiện nay tại các bệnh viện thì từ xa xưa các thầy lang người Ấn Độ và Trung Quốc đã sử dụng sữa non giúp người bệnh chống chọi lại bệnh tật.
    - IgG - giúp cơ thể vô hiệu hóa các những yếu tố gây bệnh, đặc biệt hỗ trợ hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn.
    - IgA - giúp bảo bảo vệ cơ thể, đặc biệt với các tác nhân gây bệnh tại hệ hô hấp, tiêu hóa.
    - IgM - yếu tố giúp kích thích sản xuất các proteins cần thiết cho hệ miễn dịch để có thể chống lại vi khuẩn và mầm bệnh
    Sữa non - colostrum milk powder frezzi chứa nhiều kháng thể IgG, IgM, IgA, DHA.
    - DHA: DHA là acid béo không no cần thiết, có tên gọi đầy đủ là DocosaHexaenoicAacid, một acid béo thuộc nhóm acid béo omega-3, DHA cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh
    Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Một nghiên cứu theo dõi trẻ từ lúc mới sinh tới 8-9 tuổi, người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm so với những trẻ ít hoặc không được bú sữa mẹ và không được cung cấp đầy đủ DHA.
    Ở người trưởng thành, DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) gây vữa xơ động mạnh - căn nguyên bệnh nhồi máu cơ tim.
    Với thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) cho thai nhi. Ðặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình một ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
    Các trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Trong sữa mẹ từ 40-45 ngày sau khi sinh DHA chiếm 0,3%, AA: 0,4% và DPA: 0,2%. Trong những trường hợp đặc biệt trẻ không được bú mẹ thì phải lựa chọn các thức ăn thay thế sữa mẹ có bổ sung các acid béo nói trên.
    DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản. DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo võng mạc mắt và não bộ trẻ em. Việc ăn cá, thủy sản thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể đủ DHA.
    Nhóm acid béo omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp. Quan sát dịch tễ học cho thấy những vùng dân cư, những nước tiêu thụ dầu thực vật thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim giảm. Alpha-linolenic acid có vai trò đặc biệt trong giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Những người thường xuyên ăn dầu thực vật giàu alpha-linolenic acid ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ so với những người có chế độ ăn ít các acid béo này.
    Thông thường những sản phẩm sữa được ưa chuộng thường xuất xứ từ Australia, Mỹ, Đức, Nga, Nhật, New Zealand.

    1cows.jpg

    Khách hàng lựa chọn những nơi xuất xứ như trên đều có lí do, các quốc gia nói trên đều là các nước phát triển, dân trí và đời sống rất cao, các quy định đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người nghiêm ngặt nên được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng. Tuy nhiên, cũng ít người biết rằng rất nhiều các thương hiệu sữa trên thị trường hiện nay đều được sản xuất ở New Zealand và phân phối ở các quốc gia khác. Lấy 1 hộp sữa được xem là của Australia xem trên nhãn sẽ thấy MADE IN NEW ZEALAND và DISTRIBUTED BY AUSTRALIA. Tại sao lại như vậy??? and New Zealand được biết đến là thiên đường sinh thái duy nhất còn lại trên thế giới với 15% diện tích là đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi bò sữa. Nơi đây là nguồn cung cấp sữa lớn nhất thế giới. Khí hậu ôn đới mát mẻ vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông cùng với việc nghiêm cấm sử dụng thức ăn gia súc trong chăn nuôi bò sữa nên dù nguồn cỏ dồi dào vào mùa hè nhưng lại thiếu hụt vào mùa đông, những con bò vẫn phải kiếm ăn trên cánh đồng băng giá vì vậy, cơ thể bò mẹ sản xuất ra những kháng thể rất cao giúp cơ thể mình và cơ thể bò con chống lại giá rét của mùa đông khắc nghiệt. Đây là lí do chính lí giải tại sao sữa nói chung và sữa non New Zealand có giá trị dinh dưỡng rất cao.
    Như vậy, không cần phải nói nhiều, sản phẩm sữa non từ New Zealand có giá trị tốt nhất thế giới, có thể nhắc đến các nhãn hàng có uy tín và chất lượng như: Good health, Frezzi, Deep Blue Health,…, trong đó duy nhất có sản phẩm sữa non Frezzi ngoài thành phần sữa non còn bổ sung thêm DHA

  14. (Dân trí) - Sau kỷ lục xây khách sạn 30 tầng trong vòng 15 ngày thì mới đây Trung Quốc lại tuyên bố sẽ hoàn thành một công trình nhà chọc trời cao nhất thế giới với 220 tầng chỉ trong vòng 90 ngày.

    Thực tế, chính quyền Trung Quốc đã lên kế hoạch và sẽ cố gắng thực hiện để hoàn thành nó trong thời gian ngắn nhất. Dự kiến công trình đồ sộ này sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm 2013.

    Anh1-d9fec.jpg
    Tòa nhà chọc trời Burj Khalifa ở Dubai (Ảnh minh họa)

    Với độ cao 2,749 feet (hơn 837 mét), tòa nhà sẽ được đặt tên là Sky City. Công trình sẽ được xây dựng với 220 tầng. Nếu thực sự hoàn thành trong thời gian đã định thì như vậy mỗi ngày đội ngũ công nhân sẽ xây được 5 tầng.

    Tòa nhà Sky City tọa lạc gần sông Xiangjang ở thành phố Trường Sa, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Công trình sau khi hoàn thành sẽ phục vụ được cho cả 2 đối tượng người giàu và người nghèo. Khoảng 83% diện tích tòa nhà dự định được sử dụng cho mục đích làm nhà ở, phần không gian còn lại phục vụ cho các văn phòng công sở và một số việc khác.

    Chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố; công trình có có thể kháng cự lại các trận động đất với cường độ lên đến 9.0 độ Richter. Ngoài ra tòa nhà còn có thể kháng cự lại lửa trong 3 giờ đầu tiên, các cửa sổ được thiết kế 4 ô để cách nhiệt và được trang bị hệ thống điều hòa lọc khí độc.

    Xem Clip xây tòa nhà 30 tầng trong 15 ngày trước đó:



    An Tử
    Theo WAN

  15. Nung nấu ý định “không ăn được thì đạp đổ”, M. mang dao ra chợ, thuê mài cho thật sắc để tối ra tay hành xử, cho chồng chừa thói trăng hoa...

    Luôn cúi mặt vì xấu hổ khi chuyện cũ được khơi lại, Nguyễn Đỗ Thị M. (SN 1979, ở Quỳnh Phụ, Thái Bình), người đàn bà cách đây 3 năm đã dùng dao cắt phăng “của quý” của chồng, không muốn nhắc lại những gì đã qua, đơn giản vì nó làm cô thêm day dứt. Giờ đây, khi nói về chồng - người đã khiến M. ghen tuông đến nỗi gây án vào tù - cô vẫn dành cho anh ta những lời lẽ tử tế nhất.

    Tôi nói tôi cùng tuổi với cô, M. có vẻ như tìm thấy sự đồng cảm, “Cái tuổi đấy thì ghen phải biết”, khiến tôi suýt bật cười. M. không xinh nhưng rất duyên với nước da đen bóng và khỏe mạnh. Ở nông thôn, vóc dáng ấy dễ vào mắt các bà mẹ chồng khó tính. M. hay cười xấu hổ, nhất là khi câu chuyện nhắc tới những điều “tế nhị”.

    20130101104433_emM.jpg
    Cười xấu hổ khi nhắc lại hành vi cắt "của quý" của chồng.

    Mang dao ra chợ mài thật sắc

    Chồng của M. hơn cô 4 tuổi, là người đàn ông tốt tính, làm nghề lái xe chở vật liệu xây dựng. Kinh tế gia đình so với mặt bằng chung được coi là khấm khá. Với người con gái quê, được chồng nuôi, chỉ việc nấu nướng, đi chợ, chăm con, không phải làm lụng kiếm tiền là một niềm hạnh phúc vô bờ.
    “Chồng em chăm chỉ lắm, suốt ngày anh ấy lăn ra làm thôi, đang ăn cơm mà có người gọi chở hàng là bỏ bát lao đi ngay. Một năm chỉ được nghỉ có 2 ngày Tết, còn lại là chạy suốt” - ánh mắt M. sáng lên khi nói về chồng.

    Nhưng hình như cánh lái xe luôn bị mang tiếng chung là đào hoa tốt phước nên đi đâu cũng có phụ nữ yêu thương. Chồng của M. cũng không ngoại lệ nên cô thường giận hờn, trách móc mỗi khi anh có biểu hiện “chán cơm thèm phở”. Mỗi lần chồng về nhà, thay vì động viên, chăm sóc, M. ra sức tra hỏi chồng ở đâu, làm gì, với ai khiến người chồng phát bực. Và chỉ một lần trong mấy năm chung sống, M. đã bị chồng đánh. Những cơn ghen đến từ sự đồn thổi của dư luận khiến tổ ấm của M. đã thực sự không còn tiếng cười như trước.

    Miệng lưỡi thiên hạ vốn điêu ngoa, chuyện có một thì đồn thành năm, thành mười. Với một người vợ bình tĩnh, biết xử lý tình huống thì chuyện chồng có bồ (nếu có thật) sẽ từ chuyện con voi thành con kiến, nhưng với M. thì chuyện ấy từ con kiến đã thành… khủng long. M. điên cuồng trước thông tin mình có được. Cô rình rập điện thoại của chồng, tra hỏi như hỏi tội phạm khiến chồng cô không còn chuyên tâm làm ăn được nữa.

    Đã trót mang tiếng bị vợ nghi ngờ, từ chỗ đồn thổi, chồng M. có bồ thật, tình cảm dành cho vợ cũng nhạt dần. Khi việc về nhà chỉ còn là trách nhiệm thì cơn điên của M. đã lên đến đỉnh điểm. Nung nấu ý định “không ăn được thì đạp đổ”, M. mang dao ra chợ, thuê mài cho thật sắc để tối ra tay hành xử, cho chồng chừa thói trăng hoa.

    Đêm 23/12/2009, chồng M. trở về nhà và không biết rằng tai họa đang ập đến. Anh vô tư nằm cạnh 2 con say sưa ngủ. Bỗng một cơn đau xé người khiến anh chồm dậy, không còn tin vào mắt mình khi anh nhìn xuống bên dưới, “của quý” đã bị vợ cắt phăng…

    Cơn cuồng ghen dần tắt

    M. chuẩn bị cho việc đối mặt với những tháng ngày phải xa rời hai đứa con nhỏ bằng cách đã giấu sẵn tấm ảnh của chúng vào túi áo trên đường chạy ra công an xã đầu thú. Lúc hành động, M. nói cô không sợ, nhưng khi ngồi viết tường trình thì M. mới thực sự thấy lo lắng và nhớ đến tiếng khóc váng trời của hai đứa con khi thấy bố máu me đầm đìa. Rất may, chồng M. được đưa đi cấp cứu kịp thời, các bác sĩ đã nối lại, nhưng tổn hại tới 32% sức khỏe.

    Ngày 13/5/2010, Nguyễn Đỗ Thị M. bị TAND tỉnh Thái Bình xử phạt 5 năm tù vì tội “cố ý gây thương tích”. Tại phiên tòa, gia đình nhà chồng rất phẫn nộ và ra sức lên án M., dành cho cô những lời nguyền rủa. Nhưng chồng M. thì không nói gì, anh im lặng từ đầu đến cuối. Có lẽ anh cũng hiểu rằng, để xảy ra việc này, chính anh cũng là người có lỗi.

    Sau 3 năm, cơn cuồng ghen đã tắt, chỉ còn lại những dư âm ngọt ngào của mối tình ngắn ngủi. M. nhớ lại, năm 2002, trong một đám cưới người bạn, M. đã gặp anh T. - chồng M. sau này. “Anh ấy đẹp trai lại nhẹ nhàng, chăm chỉ nên có nhiều cô gái thích”. Còn chồng M. thì “kết” cô ở vóc dáng săn chắc, nhỏ nhắn, nước da bánh mật. “Tuổi em và tuổi anh ấy rất hợp làm ăn. Lấy nhau từ lúc anh ấy chỉ có cái xe công nông, một thời gian ngắn sau đã mua được 2 chiếc ô tô tải chở vật liệu, thu nhập trừ tất các loại chi phí, mỗi tháng cũng dành ra được 20 triệu đồng. Ở nông thôn mà như thế là thuộc dạng khấm khá, có của ăn của để rồi. Càng nghĩ em càng thấy ân hận”.

    Có lẽ, khoảng thời gian 3 năm trong trại giam đã khiến M. chín chắn và biết suy nghĩ hơn. “Em nghĩ là tại số phận thôi chứ thực ra em rất yêu thương chồng con và cũng biết anh ấy thương em lắm. Nhưng ông trời không cho chúng em ở với nhau. Không ai tốt như anh ấy chị ạ, giờ đây anh ấy vẫn gửi tiền và quà cho em. Anh còn nói, nếu sau này muốn chăm sóc con thì anh sẽ đồng ý nhưng phải nuôi cả hai đứa cho chúng có anh có em, để mỗi đứa một nơi thì tội lắm”.

    Giờ đây, không còn ghen tuông thù hận nữa, chỉ còn lại nỗi nhớ con khắc khoải và luôn mang cảm giác tội lỗi vì đã không ở bên con chăm sóc khi chúng còn bé dại. Nhớ con, cô chỉ còn một cách duy nhất là lôi tấm ảnh mà cô đã mang theo lúc chạy ra công an xã đầu thú để xem và nhớ…

    Trích dẫn:

    Mở cửa sẵn để chạy đi đầu thú

    “Hôm đó, 7 giờ 30 tối em gọi điện. Anh ấy nói 30 phút nữa sẽ về vì đang đi đòi nợ. Rồi anh ấy đút máy vào túi quần nhưng quên không tắt. Vậy là em biết chồng em nói dối và đang ở cùng bồ. Em uất ức vô cùng vì biết mình bị phản bội. Đêm hôm đó, em không nhớ mình ra tay thế nào. Chỉ biết là em đã mở cửa sẵn để chạy đến công an xã đầu thú sau khi vứt dao” - M. kể lại.
    Trích dẫn:

    Vui vì chồng đã hồi phục khả năng đàn ông

    Mới đây, chồng M. đến thăm cô và gửi đơn ly hôn. Đã lường trước chuyện này nên M. rất bình thản đón nhận. Cô còn vui mừng khi nhận được tin người vợ mới của anh đã sinh được một đứa con, nghĩa là khả năng đàn ông của anh đã được hồi phục. Điều đó cũng khiến M. đỡ day dứt phần nào.


    (Theo Dòng đời)

  16. Cuối năm, chuẩn bị đón năm mới được nghĩ cũng dài ngày, gia đinh mika làm 1 chuyến dọc miền duyên hải từ Cổ Thạch, Bàu Sen, Bàu Trăng, Hòn Rơm mũi né, hải đăng kê gà, lagi Bình Thuận, sau đây là vài hình ảnh của chuyến đi
    1. a>
    2. a>

  17. [VNExpress] Trong không khí lành lạnh Hà Nội cuối năm, rất nhiều nam thanh nữ tú hay các gia đình nhỏ lựa chọn quán ăn vặt như một điểm đến thú vị, xua bớt cái rét buốt nhất từ đầu mùa đông.

    11-jpg-1356923404_500x0.jpg
    Trong một con hẻm ở chợ Bằng, Thường Tín, Hà Nội, có một quán bánh xèo gia truyền 3 đời.
    Ở trong hẻm nhỏ nhưng quán ăn "độc" không lúc nào ngớt khách.

    1-jpg-1356922097-1356923405_500x0.jpg
    Bà chủ quán cho biết, tên "bánh xèo" có thể xuất phát từ chính âm thanh "xèo xèo" khi
    đổ bột lên chảo mỡ nóng. Gia đình bà mang món bánh xèo từ Quảng Ngãi ra Hà Nội lập
    nghiệp hơn 10 năm nay.

    6-jpg-1356922097-1356923405_500x0.jpg
    Thành phần chính của bánh làm từ bột gạo. Riêng khâu pha chế sao cho bột giòn,
    thơm thì là bí mật gia truyền.

    5-jpg-1356924489-1356925044_500x0.jpg
    Bánh xèo là món ăn truyền thống của người xứ Quảng vào mỗi dịp tháng 10 trở đi,
    nổi bật với vị thơm ngon từ nấm mối. Hiện nay, nhân bánh được thay thế bằng tôm,
    thịt và giá đỗ tươi rói.

    4-jpg-1356924510-1356925044_500x0.jpg
    Cửa hàng của bà chủ này chỉ là một chiếc xe di động. Trên xe có 9 cái bếp dầu với
    chảo gang cùng một khuôn được mang từ trong Nam ra. Bếp liên tục hoạt động
    nhưng nhiều khi không đủ đáp ứng lượng khách đến quán.

    10-jpg-1356924536-1356925044_500x0.jpg
    Mỗi chiếc bánh xèo mất khoảng 5 phút để vàng ruộm thế này. Theo bà chủ,
    rán bánh bằng mỡ lợn sẽ béo và thơm ngon hơn.

    8-jpg-1356925461-1356926316_500x0.jpg
    Bánh xèo ăn nóng. Khi ăn quấn bánh với bánh tráng, dưa góp , rau sống cùng nước
    chấm ớt tỏi pha khéo léo.

    13-jpg-1356925774-1356926316_500x0.jpg
    Nóm thanh niên này cho biết, với tiết lạnh giá của miền Bắc thì được ngồi trong góc nhỏ,
    nghe âm thanh xèo xèo, rồi thưởng thức món bánh xèo nóng giòn, đưa miệng còn thích
    thú hơn đi du lịch đâu đó.

    7-jpg-1356925841-1356926316_500x0.jpg
    Anh Tùy - làm việc trên Hà Nội và trên đó không thiếu các cửa hàng ăn vặt nhưng
    vẫn thường xuyên rủ bạn bè về Thường Tín thưởng thức món bánh xèo gia truyền
    của bà chủ người Quảng Ngãi
    .

    Phan Dương

  18. Một nam quân nhân 33 tuổi ở Zimbabwe đã bị 3 người phụ nữ lạ mặt khống chế và tấn công tình dục.

    Quân nhân nói trên là một binh sĩ thuộc quân đội Quốc gia Zimbabwe. Anh này đã bị 3 phụ nữ lạ mặt ép uống một chất lạ gây mê chưa xác định rồi quan hệ tình dục. Sau khi xong xuôi mọi việc, 3 ngươi phụ nữ đã vứt quân nhân kia ở một khu vực bụi rậm nằm ở ngoại ô thành phố Gweru. Sau khi tỉnh dậy, anh này đã đến đồn công an ở trung tâm Gweru đã trình báo lại sự việc.

    h3.jpg

    Theo thanh tra Leonard Chabata kể lại; quân nhân đang đứng ở Gweru để đón xe đến Harare thì bất ngờ có một chiếc BMW màu trắng đến mời gọi lên xe, trên xe có 3 người phụ nữ và 1 nam tài xế. Khi xe chạy đến Ridgemont thì 1 trong số 3 nữ khách kia đã lôi từ trong túi xách ra một hộp chứa chất lạ rồi xịt lên mặt của người quân nhân khiến anh ta bất tỉnh.

    “Khoảng 11:30 sáng, anh ta tỉnh lại và phát hiện thấy trên người không một mảnh vải che thân và còn bị ném vào một khu bụi rậm cách đường quốc lộ khoảng 100m. Các vật dụng cá nhân thì bị ném lung tung quanh khu vực đó”, thanh tra Chabata nói.

    Cũng theo lời quân nhân kể lại, khi bị xịt chất lạ lên mặt, anh ta cảm thấy đuối người, sau đó bị ép uống một thứ đồ uống không xác định cho đến khi bất tỉnh. Quân nhân đã đến đồn cảnh sát trình báo sự việc khi mình bị những người phụ nữ lạ mặt lạm dụng tình dục. Hiện tại, lực lượng cảnh sát đang điều tra thu thập thêm một số thông tin để truy tìm những người phụ nữ kia.

    Theo Dân trí

  19. Con rết này dài gần 23cm và trông rất đáng sợ.




    Mới đây, tại nhà chị Phạm Thị Cẩm Vân, sống ở quận Long Biên, Hà Nội đã phát hiện một con rết khổng lồ khiến ai nấy đều rùng mình. Con rết này được chị Vân phát hiện vào ngày 20/12 và hiện giờ nó đã không còn sống nữa.

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    Con rết khổng lồ được phát hiện tại nhà chị Phạm Thị Cẩm Vân ở Hà Nội.


    Ban đầu khi mới bắt được con rết, nó có chiều dài là 23cm, nhưng sau đó, gia đình chị đã quyết định đem con rết đi ngâm rượu nên cơ thể nó bị co lại chỉ còn khoảng 18cm.

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    Ban đầu, con rết dài 23cm nhưng do bị đem ra ngâm rượu nên nó chỉ co lại còn khoảng 18cm.


    Chị Vân cho biết, buổi tối hôm đó, nhà chị đang ngồi xem ti vi thì chị phát hiện có một sinh vật màu đen đen ở dưới gầm tủ đang bò lổm ngổm. Sợ quá chị hét lên và mọi người trong nhà cùng nhau bắt sinh vật này. Sau đó, chị phát hiện ra nó là một con rết có kích thước khổng lồ. Gia đình chị Vân cũng không hiểu vì sao con rết này lại xuất hiện trong nhà chị.

    Hiện con rết này được gia đình chị sử dụng để ngâm rượu. Mặc dù nó bị co lại nhưng kích thước và những cái chân của nó vẫn khiến nhiều người phải khiếp sợ.

    Những hình ảnh về con rết khổng lồ đáng sợ:

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    Hình dạng của con rết khiến nhiều người khiếp sợ.


    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-


    Những cái chân của nó cũng rất to.


    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-


    ha-noi-hoang-hon-phat-hien-ret-khong-lo-

    Chị Vân dùng đũa để gắp con rết lên.


    K14.

  20. logo.gifTrong khi những thông tin về sự vô cảm, bất hiếu và bạo lực xảy ra ngày càng nhiều khiến cho dư luận xã hội cảm thấy bất bình, lo lắng thì ở đâu đó vẫn có những câu chuyện về tình người, về lòng hiếu thảo khiến chúng ta phải suy ngẫm…

    Con trai hiến gan cứu mẹ


    13 năm mắc bệnh gan, dù được theo dõi điều trị đều đặn ở bệnh viện Chợ Rẫy, và được can thiệp cắt đường mật nhưng sức khỏe của bà Cung Thị Kim Đính (52 tuổi) vẫn ngày càng xuống dốc. Tình trạng suy gan khiến bà đối mặt với nguy cơ tử vong.

    Tuy nhiên, với lòng hiếu thảo và sự dũng cảm của mình, người con trai tên Diệp Hữu Lộc (22 tuổi) đã quyết định hiến gan cho mẹ để mong bà có cơ hội kéo dài sự sống.

    20121227155438_hiengan.jpg
    Để mẹ có cơ hội được kéo dài sự sống, Diệp Hữu Lộc đã quyết định hiến gan cho mẹ. Ảnh TT

    Ca phẫu thuật được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khiến cho không chỉ những người làm công tác y tế tại đây mà tất cả những ai biết đến câu chuyện này đều rất cảm động.

    Chỉ tiếc rằng, hơn 2 tháng sau khi thực hiện ca ghép gan thành công, bà Cung Thị Kim Đính đã đột ngột tử vong tại bệnh viện vào ngày 20/12 khiến cho cả gia đình suy sụp. Cậu con trai Diệp Hữu Lộc sau khi hay tin mẹ qua đời đã quá sốc và phải nằm chăm sóc đặc biệt.

    Bé gái 7 tuổi lấy thân mình đỡ đòn cho mẹ

    Thấy mẹ bị gã tâm thần tấn công, cô bé Wang Yan 7 tuổi (Trung Quốc) đã lấy thân mình ra đỡ cho mẹ và bị gã tâm thần giáng cho một đòn vào đầu dẫn đến việc em bị gãy xương hộp sọ và vài chấn thương trong não.

    Nhưng đáng buồn thay, hành động dũng cảm của em lại không được bù đắp: bà mẹ 47 tuổi của em đã tắt thở ngay tại chỗ sau khi bị tấn công.

    20121227155429_cuume.jpg
    Cô bé xả thân cứu mẹ trong cơn nguy kịch vì bị chấn thương não. Ảnh: Dailychilli.

    Câu chuyện về hành động hiếu thảo này của Wang Yan đã gây chấn động dư luận. Thời điểm đó, nhiều người dân Thượng Hải đã trực tiếp vào bệnh viện để thăm Wang Yan và giúp đỡ em trong quá trình em nằm điều trị.

    Chết cháy vì cứu mẹ và các em

    Đó là sự hy sinh anh dũng của cậu bé 8 tuổi Evan McWhorter đến từ Clarksville, bang Tennessee (Mỹ).

    Được biết, Evan phát hiện ra đám cháy lúc 1h sáng. Trong lúc người mẹ đang run rẩy sợ hãi, chưa biết làm gì thì em đã ngay lập tức hành động.

    20121227155429_chay.jpg
    Cậu bé Evan không thể thoát ra khỏi đám cháy.

    Tuy nhiên, sau khi giúp mẹ và 2 đứa em thoát ra ngoài, Evan đã bị tụt lại hoàn toàn trong đám cháy và vĩnh viễn ra đi khiến người mẹ của em chỉ còn biết đau đớn quằn quại và đập liên hồi vào mặt đất để gọi tên con.

    Bé gái 3 tuổi che ong cho em

    Hẳn không ít người vẫn còn nhớ đến cô bé Đặng Ngọc Thanh Tâm ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu)

    Tuy mới 3 tuổi, nhưng khi thấy đàn ong bị vỡ tổ đang lao xuống tấn công 2 chị em. Người chị bé bỏng đã vòng tay ôm chặt cậu em chưa đầy tuổi vào lòng để em không bị ong đốt, miệng liên hồi gọi tên: “Đạt ơi, chạy đi”.

    20121227155429_cheong.jpg
    Bé Tâm đã ra đi trong sự tiếc thương của hàng triệu người

    Ngay sau đó, cả bé Tâm và em đã được mẹ phát hiện và đưa đến Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu cấp cứu.

    Tuy nhiên, em đã ra đi vĩnh viễn trong sự tiếc thương của hàng triệu người vì những vết thương quá nặng, còn cậu em trai thì đã được chị cứu sống.

    Rao bán thận cứu mẹ

    Với mong ước có được số tiền 50 triệu đồng để chữa bệnh tim đang hành hạ mẹ từng ngày, Phạm Văn Tài (thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã rao bán thận trên mạng internet.

    Theo lời tâm sự của Tài, năm lớp 10, khi biết mẹ có bệnh, em đã bỏ học vào TP.HCM làm phụ hồ kiếm tiền phụ mẹ. Nhưng hôm đó, mẹ đau quá đi không được nên em chở mẹ lên bệnh viện khám.

    20121227155438_raobanthan.jpg
    Để có tiền cứu mẹ, Tài đã rao bán thận trên mạng Internet.

    Nghe bác sỹ thông báo kết quả chẩn đoán và chi phí mổ điều trị hết khoảng 50 triệu đồng, hai mẹ con đã đứng không vững nên cứ ôm nhau mà khóc nức nở. Bởi đó là số tiền quá lớn đối với cả 2 mẹ con.

    Từ đó, Tài nuôi hy vọng sẽ kiếm tiền để chạy chữa cho mẹ nên đã nhận làm tất cả các việc miễn là có thu nhập.

    Sau này, nghe có đâu đó, Tài biết được thông tin nếu bán một quả thận tuy sức khoẻ sẽ giảm sút, tính mạng cũng sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể chết nếu không tiến hành đúng kỹ thuật nhưng nhưng Tài sẽ có đủ tiền để chạy chữa cho mẹ. Nghĩ là làm, Tài quyết định đăng tin rao bán một phần cơ thể mình trên mạng.

    Ngay sau đó, chàng trai nghèo ở miền Trung này đã nhận được rất nhiều điện thoại hỏi mua, thậm chí là dọa dẫm. Tuy nhiên cuối cùng, cả em và mẹ đều đã may mắn khi đã nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.

    Minh Minh (tổng hợp)

  21. logo.gifTrước một tòa nhà nguy nga đồ sộ, trên thềm 4 người đàn ông đang chìm sâu vào giấc ngủ. Hai người khác vẫn còn ngồi trò chuyện với nhau. Bên ngoài, thời gian đã bước vào 0g ngày 30/12. Dường như đối với họ, không có một khái niệm nào về năm mới sắp đến…

    Những mảnh đời nghiệt ngã


    Hình ảnh đó chúng tôi bắt gặp tại góc giao lộ Tô Hiến Thành – Sư Vạn Hạnh (P15, Q.10, TP.HCM) vào nửa đêm của những ngày cuối năm dương lịch, khi cùng đi với một nhóm thanh niên thiện nguyện.

    20121231102209_1.jpg
    6 người cơ nhỡ trước tòa nhà góc Tô Hiến Thành – Sư Vạn Hạnh.

    Những anh em này tiến đến gọi từng người thức dậy. Một anh trong nhóm thưa chuyện: “Chúng em có chút quà gửi tặng các anh, các chú vào dịp cuối năm. Chúc các anh các chú năm mới nhiều niềm vui và may mắn”.

    Một gói quà nhỏ, một phong thư trong đó có một chút tiền ít ỏi nhưng khi trao tay, nét rạng ngời thể hiện trong ánh mắt người nhận. Một người trong nhóm nói: “Đang ngủ nhận được quà và tiền, có phải trong mơ không?”.

    Thì ra cả 6 người là 6 hoàn cảnh, thân phận khác nhau. Tất cả đều gặp nhau ở một điểm, họ là những người cơ nhỡ không nơi nương tựa. Vỉa hè, hành lang, nơi nào ngã lưng, tìm được giấc ngủ đều là nhà của họ.

    Một cụ già tóc bạc buồn rầu cho biết: “Tôi cũng có nhà cửa, ruộng vườn nhưng mãi tận Rạch Giá. Nhà neo đơn, cháu lại bị bệnh tim từ nhiều tháng qua, hiện vẫn đang điều trị tại viện Tim TP.HCM. Theo nuôi bệnh cho con, tiền bạc trong nhà “ra đi không trở lại”. Ban ngày tôi ở với cháu, ban đêm bệnh viện không cho ở, tôi phải ra đây”.

    Hai người không ngủ là những người lỡ đường. Họ chỉ còn đủ tiền để mua vé xe về nhà nên không thể thuê một phòng trọ hoặc khách sạn nào để qua đêm. Họ ngồi như thế để mong đến trời sáng, thả bộ đến bến xe tìm cách về nhà.

    20121231102209_2.jpg
    Quà được trao tận tay. Cụ già tóc bạc là người nuôi con ở viện Tim

    Đã 0h30 nhưng khu vực chợ Hòa Hưng vẫn còn nhộn nhịp. Trên lề đường, một phụ nữ và một người đàn ông trên chiếc xe lăn vẫn còn đon đả mời chào người qua đường mua vé số.

    Cả hai người đều cùng quê Phú Yên. Người đàn ông tuổi đã quá 50, chân bị gãy được vợ đẩy xe.

    Người phụ nữ đã ngoài 60 liệt nửa người do tai biến. Em trai bà, tóc hoa râm nắm càng xe, đẩy bà tiến về phía trước.

    Bà nói không tròn chữ: “Ở quê không có ruộng đất, hai anh em phải vào Sài Gòn bán vé số kiếm tiền mưu sinh và chữa bệnh”.

    Bà cho biết mỗi vé lãi 1.000đ. Hai chị em phải lê la khắp đường phố để làm sao bán được 200 vé. Số tiền lời này để chi dùng ăn uống, có thừa chút đỉnh gửi về quê giúp con cháu.

    20121231102209_3.jpg
    Em đẩy chị đi bán vé số trong đêm.

    Đã qua nửa đêm nhưng cả hai người, đôi mắt vẫn còn ráo hoảnh. Một tí nữa đây, những người này sẽ ghé vào một mái hiên nào đó để chợp mắt qua đêm. Sài Gòn đang vào mùa khô. Giả sử như đêm nay trời mưa không biết rồi những mảnh đời này sẽ ra sao !?

    Tiếp cận một nhóm 6 người khác, họ đang ngon giấc trên 4 chiếc xích lô và 2 chiếc xe gắn máy quây quần trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, bên hông viện Pasteur (Q.3).

    Họ choàng tỉnh giấc khi nhóm thanh niên thiện nguyện ghé vào. Mỗi người một phần quà, một lời chúc tụng. Ai nấy cũng rạng ngời ánh mắt. Rời khỏi họ, chúng tôi nhìn lại, dường như niềm vui đến bất ngờ đã làm họ không thể ngủ tiếp…

    Ấm áp một chút tình

    Kim đồng hồ đã chỉ 1g sáng. Nhóm thanh niên thiện nguyên chưa ai có biểu hiện buồn ngủ. Có lẽ cái cảm giác mang lại cho nhiều người niềm vui và xúc động khiến họ lâng lâng, quên hết mệt mỏi…

    Hơn 100 phần quà được trao trong đêm đồng nghĩa với hơn 100 người có được cảm xúc cuối năm ấm áp, nghĩa tình.

    Đây là sự đóng góp rất thầm lặng của những người trẻ hôm nay – họ là những công nhân, viên chức hay sinh viên ở các trường đại học – mong muốn làm một việc gì có ích vào những ngày năm tận, tháng cùng.

    20121231102251_4.jpg
    “Chị ơi, cho em gởi chị chút quà mừng năm mới”.

    Công việc đó họ không mong ai biểu dương, không cần ai biết đến. Họ cũng chẳng có danh xưng, chỉ cần tìm được chút thanh thản trong lòng vì đã chia sẻ được với những người khốn khổ chút tình cảm yêu thương đồng bào.

    Chúng tôi hết sức khâm phục cung cách trao quà của những cô gái trẻ. Bằng hai tay trân trọng, chiếc phong bì và túi quà được người nhận vô cùng cảm kích: “Bác ơi, chú ơi, anh ơi…chúng cháu, chúng em có chút quà gởi đến cô chú anh chị...”.

    Một người chạy xe ba gác ngủ đêm trên đường Lý Thường Kiệt được đánh thức dậy để trao quà đã nói với chúng tôi: “Cả đời ngủ bờ ngủ bụi, đêm nay tôi vui lắm vì có các cháu ghé thăm”.

    20121231102251_5.jpg
    Ngủ bờ ngủ bụi bao năm nay, lần đầu tiên được quà.

    Một chị nhặt phế liệu trên đường Phạm Văn Hai cũng bày tỏ: “Rời quê hương miền Bắc vào đây tìm kế mưu sinh đã nhiều năm rồi nhưng chỉ có năm nay gặp được các em. Món quà này đối với tôi rất ý nghĩa, rất lớn và tôi sẽ ghi nhận mãi như một kỷ niệm đẹp”.

    2h sáng. Trên đường về vẫn còn văng vẳng bên tai tôi tiếng cười hồn nhiên của các thanh niên thiện nguyện, vẫn còn đó ánh mắt thiết tha của những mảnh đời bất hạnh.

    Ấn tượng sâu sắc đó giúp chúng tôi nhận ra một điều rằng: chí ít trong những ngày cuối năm, giữa cuộc sống đầy bon chen, khó khăn này…vẫn còn những tâm hồn trong sáng luôn nghĩ đến những người cùng khổ, đến cộng đồng. Thật đáng quý trọng.

    Trần Chánh Nghĩa

  22. logo.gifChỉ còn vài giờ nữa là bước sang năm mới, một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra khiến một cháu bé 2 tuổi tử vong, hai người khác bị thương nặng.

    Chúng tôi có mặt tại hiện trường ở giao lộ Chu Văn An – Gia Phú (P.1 Q. 6 TP.HCM) chứng kiến lực lượng cứu hộ đã phải dùng con đội nâng xe du lịch 52A – 080.70 để kéo thi thể một bé trai bị tử vong dưới gầm xe.

    20121231223620_giaphu.jpg
    Hiện trường vụ tai nạn khiến cháu bé 2 tuổi thiệt mạng.

    Theo quan sát, đầu xe du lịch ghim vào trụ điện bị vỡ nát. Cạnh đó, hai xe gắn máy trong tình trạng hư hỏng nặng nằm chỏng chơ trên mặt đường.

    Thông tin tại hiện trường cho biết, chị Nguyễn Thị Quyên (37 tuổi ngụ Q.6) chở hai đứa cháu là Đỗ Huy Kiến Thành (2 tuổi) và bé gái Đỗ Trà My (7 tuổi) trên xe máy 33L2-3818 lưu thông trên đường Chu Văn An theo hướng đại lộ Võ Văn Kiệt về đường Gia Phú.

    Đến giao lộ Chu Văn An - Gia Phú chị Quyên đã bị xe du lịch do một phụ nữ đang mang thai cầm lái húc phải. Cú va chạm mạnh đã cuốn cháu Thành xuống gầm xe. Chị Quyên và cháu My văng ra xa. Trên đà lao tới, xe du lịch đâm tiếp một xe máy đang dựng sát lề. Chiếc xe chỉ chịu dừng lại sau khi húc vào trụ điện.

    Cháu Thành chết tại chỗ. Chị Quyên trong tình trạng nguy kịch và cháu My bị thương khá nặng đã được chuyển cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

    Được biết nơi xảy ra tai nạn chỉ cách nhà chị Quyên khoảng 100m. Người điều khiển xe du lịch gây tai nạn cũng là láng giềng của người bị nạn.

    2 giờ sau khi tai nạn xảy ra, xe cứu hộ mới đến hiện trường đưa chiếc xe gây tai nạn đi nơi khác trả lại thông thoáng trên đường phố.

    Trần Chánh Nghĩa

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...