-
Số bài viết
256 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
-
Nổi bật trong ngày
10
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi TỐ TRINH
-
Thể loại thơ này T chưa thử bao giờ. Mà chắc là ... thua vì nó ẩn nhiều wa. Chỉ nhớ có 1 bài thơ đạt giải nhất Đứa trẻ Xó chợ Chiếc lon trống Hạt mưa mồ côi (Giải nhất, tác giả: Nguyễn Thánh Ngã, Lâm Đồng)
-
Có nhiều lúc tự biến mình thành con khùng để cười cho thỏa ý Khỏa lấp nỗi đau, quên những sự phiền Sống trên đời đôi lúc cũng phải "điên" Buồn là vu vơ. Khóc thì bất tiện. Đành nói cười như căn bệnh triền miên Nói, nói, nói ... để biết ta còn đấy Cười, cười, cười để biết vẫn còn đây Ta nói cười chẳng ai nghĩ ta đau Chẳng ai biết lòng ta buồn chết lặng. Đã lỡ không thuộc tuýt người thầm lặng Thì thôi sống cho qua ngày, cho hết năm canh Vai diễn ta, ta cố hoàn thành Dẫu không biết sân khấu cuộc đời có góc khuất nào cho ta sống thật. Nguyễn Hoàng Tố Trinh
-
CUỘC THI SÁNG TÁC THƠ HAIKU TIẾNG VIỆT tại sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ X - 2012. Chủ đề chung: Chào mừng sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 10. Trong đó, tập trung thể hiện sự cảm nhận về: - Đất nước và con người Nhật Bản - Hội An. - Truyền thống giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản. Hình thức: Sáng tác thơ Haiku bằng tiếng Việt gồm 3 câu theo thứ tự 5 -7 - 5. Đối tượng: Tất cả các tác giả chuyên và không chuyên, trong và ngoài thành phố Hội An, không phân biệt lứa tuổi đều có thể tham gia dự thi. Thời gian nhận tác phẩm: Từ khi phát động đến hết ngày 15/8/2012 Số lượng bài dự thi không hạn chế. Liên Hệ: Bộ phận Nghiệp vụ VHQC - Trung tâm Văn hoá-Thể thao thành phố Hội An, - Địa chỉ: Số 01 đường Nguyễn Trường Tộ - Thành phố Hội An, - Điện thoại: 0510.3910939 - Email: vanhoaqc.hoian@gmail.com (hoặc liên hệ đ/c Phạm Văn An. DĐ: 0905291087). nguồn: http://www.hoianworldheritage.org.vn/vi/news/Thong-bao/The-le-cuoc-thi-tho-Haiku-2012-671.hwh
-
Hình như Admin Forum <người mà ai cũng biết là ai đấy> quên mất chuyên mục này rồi thì phải.
-
Chưa từng có trang blog, cũng không phải là công dân mạng, Lê Minh Quốc bất ngờ ra mắt website tập hợp đầy đủ thông tin về anh. Cây bút xứ Quảng xem đây là cách để đến gần độc giả hơn. > Lê Minh Quốc biên soạn sách về Sơn Nam/ Lê Minh Quốc viết sách tặng người yêu - Để ra mắt website này, anh chuẩn bị trong bao lâu? - Ngay từ lúc vào nghề, tôi đã làm công tác tư liệu cho riêng tôi. Tất cả bài vở liên quan về đến mình, tôi đều gìn giữ cẩn thận, ghi lại cụ thể đã in báo nào, phát hành ngày nào… Vì thế, khi làm trang web, tôi chỉ thuê người nhập liệu là có thể post lên ngay. Tuy nhiên, đến lúc này mới là 1 phần 10 những gì đang có. Tư liệu vẫn còn bề bộn, chưa thể sắp xếp hết. Điều khó khăn nhất, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ làm được là còn nhiều, rất nhiều bản thảo viết từ thời sử dụng máy đánh chữ, nay đã thất lạc hết. Đã in tản mác trên báo, nhưng than ôi, gần 30 năm rồi còn gì, tôi không có thời gian để tìm kiếm lại. Những bài báo viết thời trẻ, thời náo nức đến với nghề, náo nức đi và náo nức viết nếu tìm lại được sẽ thú vị biết bao… Giao diện trang web của nhà thơ. - Trang web có ý nghĩa gì với công việc sáng tác của anh? - Trước đây, bài thơ kia, tác phẩm nọ in ở báo Y, NXB Z thì ít nhiều họ liên đới với mình về việc thẩm định chất lượng. Có nghĩa trách nhiệm được chia ra, nhưng với trang web cá nhân thì lại khác, phải chính mình gánh lấy trách nhiệm đó trước bạn đọc. Điều khiến tôi thích thú còn ở chỗ, đây là thư mục tương đối đầy đủ về Lê Minh Quốc. Tôi tin những bài thơ mình đã viết, những việc mình đã làm sẽ lọt vào “mắt xanh” của bạn đọc. Dù chỉ một người đọc và yêu thích, kể ra cũng đã là đủ rồi. - Hiện tại anh đang viết gì? - Tôi vừa trao NXB Kim Đồng bản thảo viết về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sách sẽ phát hành đúng vào dịp khai trường năm nay. Loại sách này nằm trong Tủ “Nhà văn của em”, như tôi đã viết về nhà văn Sơn Namtrước đây. Có thể đến nay, đây là tập sách đầy đủ tư liệu nhất về “nhà văn có sách bán chạy nhất VN hiện nay”. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, NXB Kim Đồng và tôi cũng đều náo nức chờ lúc tập sách này phát hành rộng rãi. Còn hiện nay viết gì? Tôi tự biết mình sẽ còn “trần ai khoai củ” với bộ sáchBà mẹ Việt Nam Anh hùng. Bộ này do tôi và NXB Trẻ, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ thực hiện. Viết cái gì đi nữa con người ta cũng có lúc cẩu thả, nhưng viết về sự hy sinh của các Mẹ thì không thể. Do đó, tôi đang tâm nguyện viết cuốn sách này bằng lòng tin của tâm linh. Có như thế may ra mới có thể đủ sức viết hết tiểu sử, công trạng hàng nghìn bà mẹ. Nhà thơ Lê Minh Quốc. - Anh quan tâm điều gì trong đời sống văn học nước nhà gần đây? - Lý luận phê bình. Trong đời sống văn học hiện nay, các nhà lý luận phê bình đã “mũ ni che tai” chăng? Họ ở đâu trong bối cảnh văn học có nhiều chuyển biến như hiện nay? Trên mặt báo chỉ vài ba bài báo viết lớt phớt (do tòa soạn quy định số chữ); hoặc chỉ mới dừng lại ở điểm sách (do không phải là báo chuyên ngành) của vài nhà báo nhiệt tình đưa tin. Điều này rất đáng biểu dương, nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta thấy thiếu những cây bút lý luận phê bình đánh giá chỉn chu một tác phẩm văn học như trước đây. Đừng nhìn đâu xa, gần thôi, sau thế hệ các anh, các chị Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Huỳnh Như Phương, Lưu Khánh Thơ, Nguyễn Ngọc Thiện, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Hữu Sơn… đâu là lực lượng kế thừa đủ bản lĩnh, trình độ, công tâm như vậy? - Anh đang đọc gì? - Thú thật, sau một ngày mệt nhoài với công việc ở tòa soạn, đêm đêm tôi chỉ muốn chìm đắm trong… truyện tranh. Sách gối đầu giường của tôi bao giờ cũng là những Lucky Luke “người bắn súng nhanh hơn cái bóng của mình”, Tin Tin, Astérix, Donald, Xì trum, Benoit “tí hon thần lực”… Quái lạ, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán. Nói thì nói thế, bên cạnh đó, cuốn sách tôi đang đọc lai rai, chậm rãi, đọc từ từ mỗi đêm vẫn đang là cuốnTrò chuyện triết học của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn. Ông này viết có duyên không chịu được. - Cuốn sách thế nào khiến anh hứng thú? - Chẳng hạn như cuốn sách tôi vừa kể trên. Nghĩa là tác giả biết chuyển tải vấn đề gì, dù lớn hay nhỏ cũng như đang trò chuyện, tâm tình với bạn đọc; chứ không phải “dạy” người đọc. Vừa đọc xong tập truyện ngắn Gạt nước mắt đi của nhà văn trẻ Võ Diệu Thanh, tôi cũng hứng thú như vậy. Nói cách khác, một tác phẩm hấp dẫn tôi không hẳn là ở đề tài mà chính là khả năng của họ khi sử dụng con chữ, sử dụng tiếng Việt. Đọc văn là đọc chữ, chữ càng hay, càng tài hoa thì đọc càng sướng. - Lâu rồi sao anh chưa ra tập thơ nào? - "Ngoảnh mặt sang Tề, e Sở giận Quay đầu về Sở, sợ Tề ghen". Chẳng rõ có phải thơ của Hồ Xuân Hương đó không? Nói thì nói vậy thôi, sang năm sẽ in tập thơ tình dành cho một người. - Gần đây, nhà văn Đoàn Thạch Biền và Nguyễn Đông Thức, hai người anh thân thiết của anh có thực hiện chuyến hành trình kết hợp làm từ thiện. Anh nghĩ sao về hành trình của họ? - Tôi khâm phục họ. Có thể ghi nhận lần đầu tiên có hai nhà văn Việt Nam làm từ thiện bằng những chuyến đi như thế. Lật lại văn học sử, từ thời tiền chiến các văn nghệ sĩ rất khoái “giang hồ vặt” cũng chỉ là nhằm giải quyết căn bệnh “thèm đi” trong một đời sống, một xã hội quá ngột ngạt. Họ đi để mà đi chứ không vì mục đích gì khác. Tô Hoài, Vũ Trọng Can… từng vào đến Sài Gòn với trong túi không còn một xu. Nguyễn Bính lang thang xuống tận Hà Tiên. Nguyễn Tuân phiêu bồng sang đến Hong Kong đóng phim Cánh đồng ma cũng chỉ là chuyến đi cho thỏa chí giang hồ… Với hai nhà văn Đoàn Thạch Biền và Nguyễn Đông Thức lại khác. Họ đi vì đau đáu với những trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa đang cần sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Chuyến đi không cần PR mà tự bản thân nó đã tạo được hiệu ứng vang dội trong xã hội. Khoảng giữa tháng 8 này, hai anh lại đi bởi ánh mắt, giọng nói của em em nghèo đã níu kéo, mời gọi… Thật hạnh phúc, sung sướng biết bao cho nhà văn bước ra khỏi “tháp ngà” công chức để đến với những số phận quá đáng yêu trong cuộc sống này. - Vì sao anh vẫn chưa thực hiện chuyến du hành nào trong đời dù cũng là người có "máu đi"? - Xin trích lại một đoạn trong bút ký Du lịch của người câm mà tôi đã viết dăm năm trước để thay cho câu trả lời: "Tôi thèm đi. Thèm được đến những chân trời xa. Để tẩy rửa tâm hồn. Nhất là những khi ý thức được mình đã sắp mọc rễ trên cái ghế của một người làm việc mẫn cán và lúc nào cũng lo sợ đến cái trách nhiệm của mình. Vì thế làm sao có thể thản nhiên ra đi một cách nhẹ nhàng. Cơm áo từng ngày bủa vây chân đi. Bủa vây dày đặc đến nỗi nó hình thành một thói quen và tôi chấp nhận thói quen ấy như một sự tự nguyện. Tôi nghĩ mà chán cho tôi”. Vâng, nghĩ mà chán cho tôi (cười). Nguồn: http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2012/07/11013-le-minh-quoc-lap-web-vi-ban-doc/
-
Chạm tay vào màu xanh đi anh Nghe hơi thở dịu dàng của lá cây, ngọn cỏ Nghe những mầm xanh đang vươn mình và rì rầm trong gió Nơi hạnh phúc bắt đầu, mảnh đất của yêu thương Ngày chia xa anh có thấy vấn vương Mắt đẫm buồn và tiếng cười không còn nữa? Hãy chắc lòng! Vàng không sợ lửa. Đặt tay lên trái tim mình nghe nhịp đập yêu thương. Nghe hương sự sống, màu xanh ngát lòng... Nguyễn Hoàng Tố Trinh
-
Cảm ơn bạn Đặng Thành Vinh đã ghé sang và mang thêm chút gió. Mình cũng từng "ước gì tôi là lá" đó
-
Người khao khát cơn mưa Kẻ lắc đầu ngày nắng Đời bao giờ phẳng lặng Hãy cố gắng bền lòng
-
CON ĐƯỜNG VỀ BÊN NÚI THÁI - NHTT
chủ đề trả lời TỐ TRINH trong TỐ TRINH ở Truyện ngắn của thành viên
Bài này Tố Trinh viết cách đây mấy năm rồi. Viết vào Ngày của Cha. Và biết rằng cha không biết ngày đó... Ngày đó tư dưng thấy nhớ và thương cha quá. Thế là viết. Hôm nay cảm xúc đó lại ồ ạt như sóng vỗ. Thế là post Cảm ơn bạn Nguyễn Hữu Đức đã ghé xem nhé. Chân thành chia sẻ với bạn. Cha mẹ chính là suối nguồn yêu thương, là bóng Thái Sơn cao sừng sững... -
Nguồn: CÁI ĐẸP TRONG MÓN ĂN DÂN DÃ: CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
-
Chiếc lá xanh khẽ rung vì gió nhẹ Làm động lòng cô bé mắt tròn xoe Phượng đỏ - Nắng hè Trên tay một thằng con trai ngông ngốc
-
Một thời sinh viên đáng nhớ....
-
Cảm ơn minhtuanpy đã góp tý mưa tý gió cho chủ đề thêm phong phú Thích nhất là đoạn "Trời làm hạt mưa bay - Cho nỗi lòng tê tái..."
-
Em bỏ bớt một đoạn dài ở dấu ba chấm (...) cho dễ đọc, chứ ko thì nó cứ như 1 cái sớ Táo quân anh ơi. Cảm ơn anh về Tập thơ nhé
-
Tôi - một con nhóc hoàn toàn xa lạ với thứ ngôn ngữ của xứ xở kim chi – đã đến Cuộc thi hung biện tiếng Hàn Quốc đấy! Có phải tại cô bạn Đông Phương Hàn cùng phòng không nhỉ?! (Cô ấy đang học Khoa Đông Phương, ngành Hàn Quốc đó mà ). Nếu là bạn, một ngày đẹp trời được nghe về cuộc thi hùng biện với ti tỉ điều thú vị, bạn có bị cám dỗ không? Trong lúc cao hứng, tôi đã gật đầu cái rụp sẽ theo hộ tống cô bạn đến cuộc thi để cô ấy… cổ vũ bạn mình. Hào hứng và hồi hộp nhé! Kế hoạch đã được thông qua hết sức cụ thể và rõ ràng. 12h20 có mặt ở chỗ đón xe buýt gần cổng KTX ĐHQG. Mục tiêu: “tóm” cho được cái xe S09 để đi một mạch từ Thủ Đức lên trường ĐH KHXH&NV TPHCM (cuộc thi được tổ chức ở đây mà!) và giành một chỗ ngồi thật “ngon lành”. Ôi chao! Tự nhiên nhớ các anh BOF (Boy Over Flowers), tôi thấy mức độ hăng hái tăng lên cứ là vùn vụt, vùn vụt ấy Bỏ vào túi xéo một cuốn sổ tay nè, một cây viết nè (thói quen khó bỏ), một cái máy ảnh mới vừa được nạp pin lúc sáng (Hok biết có đủ pin để “chiến đấu” hok nữa. hix.), một quyển sách bằng ngôn ngữ mẹ đẻ (Ôi! Tiếng Việt thương yêu!) và một cặp kính cận 1,5 điốp. Thế là có thể xuất phát được rồi. Thích quá đi! Hồi hộp quá đi! Đến nơi rồi! Mọi người đang tất bật chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị kỹ thuật cho thật kỹ lưỡng, trơn tru để hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra sự cố. Đây là vòng chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Hàn Quốc khu vực TPHCM và miền Trung do KUMHO ASIANA tài trợ. Kumho Asiana là tập đoàn nổi tiếng thế giới và tôi thật sự bất ngờ khi họ khởi nghiệp chỉ với 2 chiếc xe tải! Phông nền của sân khấu khá đơn giản với 3 màu: trắng, đỏ, đen – được biết đây cũng là 3 màu chủ đạo của Kumho Asiana.Ít màu nhưng rất bắt mắt và ấn tượng nhé! Tôi không hiểu rõ ý nghĩa ẩn chứa của nó là gì nhưng tôi thấy một tầm nhìn cao rộng, cũng như những khát khao bay cao bay xa của tuổi trẻ từ đấy. Hội trường đông dần và mọi thứ đã xong để có thể bắt đầu cuộc thi. Sau những lời phát biểu khai mạc của các đại biểu là đại diện của Kumho Asiana và đại diện của trường ĐH KHXH&NV, 19 thí sinh của các trường: ĐH KHXH&NV TPHCM, ĐH Ngoại Ngữ - Tin Học TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Đà Nẵng, ĐH Đà Lạt lần lượt thể hiện sự hiểu biết, khả năng trình bày và các kỹ năng của mình. Họ làm tôi shock thật sự. Chỉ ngang bằng tuổi của tôi và đa số đều tiếp cận tiếng Hàn khoảng 3 năm trở lại đây. Vậy mà họ đứng giữa sân khấu, trước bao nhiêu người Hàn Quốc, bao nhiêu người biết tiếng Hàn Quốc (Hix. Hình như chỉ có tôi là không biết thì phải), họ vẫn vô cùng tự tin thể hiện mình, thể hiện kiến thức và thể hiện cả phong cách, cả cá tính của mình bằng ngôn ngữ bắt buộc của cuộc thi – Korean. Kết quả đây! Có một sự thật là ngồi ở hàng ghế khán giả mà tim tôi cứ đập loạn xạ cả lên. Tôi… sợ có ai đó hỏi thăm hay bắt chuyện với tôi thì tôi chỉ có thể nhe răng cười trừ thôi. Tiếng Anh thì tôi còn tự tin chứ tiếng Hàn thì đành potay, nửa chữ cắn đôi tôi cũng không biết. Các bạn ấy thì… Tài giỏi quá! Cuộc thi nào cũng có kẻ thắng người thua, người thành kẻ thất. Điều quan trọng là các bạn đã tự tin bộc lộ được khả năng của mình! Đó mới thật sự là một chiến thắng rất vinh quang và cao quý mà tôi đang hướng đến và quyết tâm thực hiện. (Trước hết có thể ghi nhận một điều là tôi cũng đã tự tin “bám trụ” đến hết cuộc thi rồi nè ^^). Và dù không hiểu được tiếng Hàn thì tôi cũng đã học được khá nhiều từ lần này. Đó là sự chuyên nghiệp và chu đáo trong tổ chức event, sắp xếp chương trình, hướng dẫn các thí sinh. Đó là những ngôn từ ngắn gọn tinh túy đầy khích lệ của Ban tổ chức trong lời khai mạc. Đó là sự tự tin, năng động và sáng tạo, là sự nhạy bén trong nắm bắt và nhận định của sinh viên Việt Nam hôm nay. Đó là cách các bạn vượt qua những rụt rè, lo sợ, những ám ảnh, áp lực vô hình, vượt lên chính mình để chứng tỏ mình “Dám nói. Dám làm. Dám chấp nhận thử thách và đón nhận kết quả.” Qủa là một bài học lớn cho tôi. NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH
-
Sáng nay trời đẹp quá! Những cơn gió mát rượi len lỏi vào từng góc nhỏ làm rung rinh những lá cỏ mượt mà, đánh thức những nụ hoa và trèo lên cả ban công tầng 3 làm tóc của một đứa con gái bay nhè nhẹ. Bầu không khí thật dễ chịu. Không uổng công cố gắng thoát khỏi lực hút của chăn mền chiếu gối và những giấc mơ. Cô gái vươn người, mở hai bàn tay đón nắng… Thật tuyệt! Cứ như là cầm được nắng trên tay, cứ như là giữ riêng được nắng cho mình! Hôm nay Thư tự cho mình thong thả như thế! Cuối tuần mà! Cố gắng tận hưởng một chút chứ! Cả một tuần mệt mỏi còn gì. Thư sẽ có một bữa sáng ngon lành mà không phải vừa ăn vừa chạy như 6 ngày còn lại. Rồi sẽ điềm nhiên thư giãn, giải trí sau đó với một vài quyển báo, tạp chí hay truyện ngắn gì gì đó. Hai quyển "Bong bóng lên trời" và "Hạ đỏ" của Nguyễn Nhật Ánh, một quyển "Oxford thương yêu" của Dương Thụy đã nằm yên trên kệ từ lâu mà chưa hề được cầm đến. Rồi thì nghỉ ngơi, lên net, check mail, viết blog… Rồi ôn bài một chút… Rồi lại ăn và ngủ… Kế hoạch cho ngày hôm nay thật tuyệt vời. Thư nhắm mắt tận hưởng. Nhưng mọi chuyện nào có được như mong muốn! Đúng như cổ nhân truyền dạy "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Người tính không bằng trời tính! Cái mobile của Thư rung lên. Là Hải - tên lớp trưởng cao kều. Giờ này hắn gọi làm gì? Rủ mình đi chơi? Hay lớp mở party? Khi tâm hồn người ta đang phơi phới thì người ta luôn nghĩ đến những chuyện vui. Tính cho đến phút điện thoại rung và Thư chưa nhận cuộc gọi thì mọi chuyện đều khiến cô thỏa lòng. - Alô! Thư nghe đây. Có gì không Hải? - Bà đang làm gì thế? 8g30 đến nhà Thanh bàn bài thuyết trình nhé! Có đề tài rồi đấy! Khó nhằn! À này, đem theo cả phiếu rèn luyện và các bài báo về kinh tế luôn nha. Thư nghe như đất trời sụp đổ. Có cần tàn nhẫn thế không cái tên lớp trưởng đáng ghét kia! - Này! Ông không đùa chứ? - Cái bà này! Đùa làm gì? Tôi rảnh lắm chắc! - Hôm nay là chủ nhật mà! - Chủ nhật thì sao? Nếu bà nói được là thứ hai sẽ không đến thì muốn tôi làm gì cũng được. - … - Thôi cố đi! Chút nữa gặp lại bà hén! Đúng 8g30 ở nhà Thanh nhe. Trời ạ! Bao nhiêu viễn cảnh dễ thương cho một tương lai tốt đẹp của một người dễ mến đã bị cái tên dễ ghét kia phá hỏng. Thôi đành! Đúng là không ai có thể ngăn ngày mai nối tiếp ngày hôm nay được. Ngày mai là thứ hai. Thư hối hả ăn sáng, tất tả tìm tài liệu, vật vã với "con ngựa sắt" phóng ra đường! Trời vẫn đẹp. Nắng đang nhìn nó mỉm cười. Mấy quyển sách lại nằm chèo queo, chờ đọc. Ngày mai là thứ hai! NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH
-
Cảm ơn Vô Cố Nhân đã ghé lại và góp mưa... Bài thơ buồn và "uất" quá. Nó liên quan nhiều đến chính trị và tôn giáo. Không biết duyên cớ gì, nguồn cơn nào mà Vô Cố Nhân viết bài này?
-
Cảm ơn bạn đã ghé chào Thảo nào chim khách xôn xao trước nhà. Một cơn gió nhẹ ngang qua Lao xao bụi trúc, thiết tha câu hò Hò ơi. Thôi những đợi chờ Người đi khuất nẻo biết bao giờ gặp nhau. Thì thôi cất những sầu đau Gửi theo cơn gió hanh hao giữa mùa...
-
Chào bạn ncc. Welcome bạn "góp gió" cùng chủ đề Gọi gió nhé
-
Cảm ơn Tâm Không đã ghé qua trang viết của Tố Trinh và có lời khen nha
-
-Cha ơi! Kỳ này con không về đâu! Con còn phải… Không biết đã là lần thứ mấy con thốt ra câu đó để giọng cha chùng xuống phía bên kia đầu dây điện thoại. -Ừ! Con nhớ ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe. Được nghỉ thì về… -Dạ… Dạ… Cuộc gọi dừng. Nhìn xuống con đường nhựa phía xa xa, bỗng thấy có một con đường hiện lên trong miền nhớ… Con đường nhỏ nằm giữa hai hàng râm bụt ngát xanh… Con đường của tuổi thơ… Con đường con lẫm chẫm tập đi từng bước, từng bước, từ từ thoát khỏi bàn tay cha dìu dắt… Con đường có những vòng quay xe đạp cha chở con đi nhà trẻ, mẫu giáo… Chiếc xe đòn gánh có thanh ngang để con đứng lên ôm cổ cha cả ngày mưa và ngày nắng, hết năm này sang tháng nọ… Con đường ngập nước cha cõng con đi học mỗi khi mùa lũ về, nước giấu cả lối đi. Ngày đó đường đất lầy lội và trơn trợt quá phải không cha? Giờ tự mình con bước con mới thấy được điều đó chứ ngày xưa bàn chân non nớt của con nào phải bước một mình! Con đường cha con mình hì hụi trồng những bụi vạn thiên thanh_ “màu trời xanh mãi” xen kẽ với mười giờ 4 màu cha con mình tìm được. Con đường con té lên té xuống với con ngựa sắt cha mua. Mẹ bảo nó dễ thương, nhẹ đạp nhưng mà con cứ đo đất và đâm vào gốc cây miết thôi. Con kể, cha chỉ cười… Và có một con đường mà từ đó con rời xa cha mẹ, gia đình, rời những gì mến thương, quen thuộc… để có một-ngày-đã-qua con báo cho cả nhà con vào Đại Học! … Giã biệt tuổi thơ - một thời vụng dại Giã biệt con đường nhỏ đầy ký ức thưở nào Giã biệt gia đình với suối nguồn yêu thương, với bóng Thái Sơn cao sừng sững… Con bị cuốn theo những hối hả, tất bật của cuộc sống thị thành. Những con đường ngã 6, ngã 7, những vòng xoay khiến con xoay vòng vòng và trôi đi cùng những háo hức, những cám dỗ, những điều mới lạ… “Mê mải đuổi theo năm dài tháng rộng Quên mất mình còn một nỗi chờ mong…” (*) Con đườngvề nhà dẫu xa cũng đâu phải là ký ức. Không ở bên con nhưng cha luôn là chỗ dựa vững chắc cả cuộc đời. Không có con đường nào lại giống con đường nào! Khát vọng tuổi trẻ đã đưa con đi quá xa… Giờ thì con biết: Con có riêng 1 con đường_Và bóng cha như Thái Sơn cao sừng sững không bước cùng con nhưng ở phía cuối con đường như một điểm tựa vững chắc và bình yên! -Con đường về con sẽ luôn nhớ cha ơi! NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH (*) Khi mùa xuân trở lại - Lá Me
-
-Cha ơi! Kỳ này con không về đâu! Con còn phải… Không biết đã là lần thứ mấy con thốt ra câu đó để giọng cha chùng xuống phía bên kia đầu dây điện thoại. -Ừ! Con nhớ ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe. Được nghỉ thì về… -Dạ… Dạ… Cuộc gọi dừng. Nhìn xuống con đường nhựa phía xa xa, bỗng thấy có một con đường hiện lên trong miền nhớ… Con đường nhỏ nằm giữa hai hàng râm bụt ngát xanh… Con đường của tuổi thơ… Con đường con lẫm chẫm tập đi từng bước, từng bước, từ từ thoát khỏi bàn tay cha dìu dắt… Con đường có những vòng quay xe đạp cha chở con đi nhà trẻ, mẫu giáo… Chiếc xe đòn gánh có thanh ngang để con đứng lên ôm cổ cha cả ngày mưa và ngày nắng, hết năm này sang tháng nọ… Con đường ngập nước cha cõng con đi học mỗi khi mùa lũ về, nước giấu cả lối đi. Ngày đó đường đất lầy lội và trơn trợt quá phải không cha? Giờ tự mình con bước con mới thấy được điều đó chứ ngày xưa bàn chân non nớt của con nào phải bước một mình! Con đường cha con mình hì hụi trồng những bụi vạn thiên thanh_ “màu trời xanh mãi” xen kẽ với mười giờ 4 màu cha con mình tìm được. Con đường con té lên té xuống với con ngựa sắt cha mua. Mẹ bảo nó dễ thương, nhẹ đạp nhưng mà con cứ đo đất và đâm vào gốc cây miết thôi. Con kể, cha chỉ cười… Và có một con đường mà từ đó con rời xa cha mẹ, gia đình, rời những gì mến thương, quen thuộc… để có một-ngày-đã-qua con báo cho cả nhà con vào Đại Học! … Giã biệt tuổi thơ - một thời vụng dại Giã biệt con đường nhỏ đầy ký ức thưở nào Giã biệt gia đình với suối nguồn yêu thương, với bóng Thái Sơn cao sừng sững… Con bị cuốn theo những hối hả, tất bật của cuộc sống thị thành. Những con đường ngã 6, ngã 7, những vòng xoay khiến con xoay vòng vòng và trôi đi cùng những háo hức, những cám dỗ, những điều mới lạ… “Mê mải đuổi theo năm dài tháng rộng Quên mất mình còn một nỗi chờ mong…” (*) Con đườngvề nhà dẫu xa cũng đâu phải là ký ức. Không ở bên con nhưng cha luôn là chỗ dựa vững chắc cả cuộc đời. Không có con đường nào lại giống con đường nào! Khát vọng tuổi trẻ đã đưa con đi quá xa… Giờ thì con biết: Con có riêng 1 con đường_Và bóng cha như Thái Sơn cao sừng sững không bước cùng con nhưng ở phía cuối con đường như một điểm tựa vững chắc và bình yên! -Con đường về con sẽ luôn nhớ cha ơi! NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH (*) Khi mùa xuân trở lại - Lá Me
-
Có nhẹ nhàng thì mới bay lên cao được và bầu trời thì còn dài rộng và “thăm thẳm” hơn cả biển lớn ngòai kia. ... Từ nay tôi sẽ học làm cơn gió và biết đâu chừng có một ngày tôi sẽ được chạm vào mây.
-
Chúc mừng anh đã thành công Ghép xong những mảnh không logic Khi nỗi lòng thơ được đóng thành... tập Anh có nhớ giữ riêng một mảnh ghép cho mình? Nhìn tập thơ em thấy sự nhiệt tình (Có cả ngóng trông và hy vọng) Trang bìa trông giống trang nghệ thuật của người nghệ sĩ đại tài? Có lẽ Không! Nhưng rất có hồn và rất tuyệt. À, chữ GHÉP là "danh" hay "động"? Mà em nghe xáo động trong lòng. Tâm hồn cùng hòa điệu với thơ Nghe rất thật và không có gì hối hả Như phần đông bị cuốn đi theo nhịp sống vội vã của thời đại kinh tế thị trường... Câu thơ anh, đọc lên bỗng thấy thương thương Một nỗi ngùi ngùi khó tả. Em thì em thích Ký Ức Làng hơn cả. có lẽ do người đồng quê... ... Viết thì nhiều chứ thật: chỉ muốn cám ơn anh Về tập thơ và... về lòng thơ nữa Chắc đó là cái mà em đang thiếu Thơ không hồn thì không thể vút bay (Thơ không hay là do em còn non tay quá!) Chúc anh sớm tìm được nhiều điều mới lạ Để ngày-trong-thơ không bình thường! (*) NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH (lâu rồi) (*) một ngày như mọi ngày thế thôi
-
Gió vẫn thổi Bầu trời vẫn xanh Sao thấy trôi nhanh Tháng ngày yêu dấu... Anh ơi! Thương nhớ em biết gửi vào đâu? Cho ta khỏi âu sầu vì thời gian thoáng chốc. Chẳng thể lấy gì để làm cột mốc Cho ngày ta quen, cho những cuộc hẹn không thành. Tất cả đều mong manh... Tình cảm của em và anh cũng thế Không phải là không thể! Chỉ có điều em không đủ can đảm để theo đuổi mãi một tình yêu! ... NGUYỄN HOÀNG TỐ TRINH 09/07
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.