Jump to content
kieutulinh

Bình luận về “cái hay cái đẹp” của truyện Tấm Cám

Recommended Posts

Đề bài: bình luận về “cái hay cái đẹp” của truyện Tấm Cám – Một câu truyện cổ tích được xếp vào hàng truyện cổ tích Việt Namkinh điển.


Bài viết “Sách giáo khoa sửa truyện Tấm Cám” được đăng trên báo Dân trí là chủ đề được quan tâm gần đây. Cụ thể, theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: “Chị làm thế nào mà đẹp thế?”, Tấm hỏi lại: “Có muốn đẹp không để chị giúp?”, sau đó “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”.


truyen-co-tich-tam-cam.jpg



Cũng có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc nhà xuất bản giáo dục đã quyết định sửa đoạn kết câu truyện Tấm Cám như vậy. Có ý kiến đồng tình vì cho rằng đoạn kết nguyên gốc của truyện này quá “nhẫn tâm và tàn ác”. Có nhiều ý kiến còn cực đoạn hơn khi cho rằng “Theo tôi nghĩ, truyện Tấm Cám này nên loại luôn khỏi chương trình SGK vì trong truyện có nhiều yếu tố gây sốc. Đặc biệt là sự trả thù của Tấm luôn tàn ác hơn cả Cám và chứa nhiều chi tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh”. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu, các GS Văn học, nhà phê bình đề nghị giữ nguyên cốt truyện và khẳng định: “Kết truyện không gây phản cảm”. Ý kiến này được nêu ra trong bài viết “Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác”


Trong tiềm thức của những người con Việt Nam – hay ít nhất là trong tiềm thức của những đứa trẻ thế hệ 8x như tụi tôi, chúng tôi biết tới truyện cổ tích Việt Nam Tấm Cám từ khi còn học mẫu giáo. Xót xa cho cuộc đời lận đận của nàng Tấm bao nhiêu, chúng tôi càng ghét sự tráo trở nhẫn tâm của mẹ con Cám bấy nhiêu. Để rồi khi câu truyện kết thúc, người đọc như được hả hê khi biết rằng cái ác đã bị trừng phạt, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Vậy đó, suy nghĩ của những đứa trẻ thời chúng tôi là vậy đó, nhưng bạn biết không chính những câu truyện cổ tích như Tấm Cám, Thạch Sanh, … đã nuôi lớn biết tâm hồn của chúng tôi. Nó dạy chúng tôi hãy biết sống đẹp biết sống nhân nghĩa.


Ấy vậy mà giờ đây, trước những biến động của xã hội – hằng ngày mở mạng, chẳng khó để người ta có thể tìm thấy một bản tin với nội dung xoay quanh chủ đề “cướp, giết, hiếp”, mà kẻ gây ra thì chủ yếu là tầng lớp thế hệ trẻ. Người ta bắt đầu một cuộc săn lùng để tìm ra đâu là câu trả lời cho những vấn đề đó.  Và có lẽ văn hóa là điều mà cánh báo trí cũng như dư luận tìm đến đầu tiên. Hệ quả là Chị Tấm – một nhân vật cổ tích đã có sức sống hàng nghìn năm với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc cũng bị đưa ra “đấu tố”. Mọi người chỉ trích rằng Tấm đã dùng “cách thức” hết sức giã man để trả thù mẹ con nhà Cám, và nghĩ rằng chính hành vi đó có thể khơi nguồn cho những tội ác đang xảy ra hiện tại và có thể trong tương lai. Nhưng hãy nhìn lại đi ! Chính những người đưa ra chỉ trích đó lại là những người mà tâm hồn họ cũng đã được lớn lên cùng với những chị Tâm, anh Thạch Sanh, … họ cũng đã từng yêu quý những nhân vật này như thế nào ngày bé và giờ họ quay ra bán đứng những cái mình đã từng yêu quý. Họ có bao giờ nghĩ rằng, lần đầu tiên họ tiếp cận với truyện Tấm Cám, họ có suy nghĩ như những suy nghĩ mà họ đang có. Hãy một lần đặt mình vào địa vị của một đứa trẻ, họ sẽ không cần phải nghĩ nhiều đến như vậy. Cái mà họ thu được đơn giản chỉ là triết lý: “Cái thiện rồi cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác”, và đó cũng chính là mục đích của truyện cổ tích dân gian.


Hãy nhớ rằng, truyện Tấm Cám có thể tồn tại đến ngày nay là nhờ cái hay, cái đẹp của nó chứ không phải cái cách giết người dã man mà báo chí vẫn rêu rao. Thế nên “Đừng cố gắng tự thuê dệt nên cái mà nó vốn không có”. Đừng biến một di sản văn hóa đã tồn tại “trường kỳ” của dân tộc thành đồ hoang phế.


Đọc thêm nội dung truyện Tấm Cám tại đây .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Người Việt bây giờ không biết dùng từ gì để diễn tả, ít đọc, ít học, thích làm trưởng giả, vì thế nên chuyện gì cũng gào lên, đòi phải thế này thế kia, mà không nhìn vào cái gốc, cái cần phải hiểu

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào hai bạn, thấy chủ đề này khá hay nên mình cũng lao đầu bình luận đây.

Cá nhân mình không thấy ý kiến của bạn còn quá độc đoán. Thật ra bạn nói không sai, Tấm Cám đúng thật là có những "cái hay, cái đẹp" cần phải học tập, đồng thời nó cũng chính là yếu tố làm nên ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện, đi vào lòng đọc giả.

Nhưng việc bạn quy nạp điều đó với cái định kiến rằng cái xưa cũ luôn vẹn toàn hay đổ lỗi cái nhìn khác về truyện Tấm Cám cho những người khác là sai.

Thứ nhất, nguồn của cái nhìn khác về Tấm Cám bắt đầu từ những nhận thức non nớt của thế hệ học sinh. Thực trạng này diễn ra khi những học sinh đều hình thành nên cá tính riêng và có những nhận thức bước đầu, việc nhìn nhận cũng sẽ xảy ra bất đồng. Cá biệt như, đối với đề trình bày suy nghĩ về cái kết của bộ truyện lớp mình có 2/3 học sinh làm bài theo hướng cái kết quá tàn nhẫn đối lập với truyền thống ở hiền gặp lành của cha ông ta, số còn lại cá tính hơn thì lại viết theo hướng ủng hộ cách làm này vì cô Tấm đã biết đấu tranh giành hạnh phúc. Cô giáo vẫn chấm điểm như thường mà không phân biệt hướng đi, chỉ cần bài viết đó đủ sức thuyết phục.

Thứ hai, việc bạn nói "những người đưa ra chỉ trích đó lại là những người mà tâm hồn họ cũng đã được lớn lên cùng với những chị Tâm, anh Thạch Sanh, … họ cũng đã từng yêu quý những nhân vật này như thế nào ngày bé và giờ họ quay ra bán đứng những cái mình đã từng yêu quý." rất độc đoán. Giống như bạn đang thể hiện thái độ khi bị ai khác nói xấu về điều mà bạn tôn sùng vậy. Ngoài Tấm, một số khác là về Kiều, mình chưa hề đọc được bài chỉ trích nào về Thạch Sanh các loại. Mình chỉ thấy là họ chỉ đang trình bày suy nghĩ của mình thôi, mỗi người một cách nhìn, nếu nói họ áp đặt thì mình lại nghĩ bạn có vẻ còn áp đặt hơn nữa. Bạn làm sao biết được suy nghĩ của người khác mà nói họ từng yêu quý chúng như bạn, làm sao có thể biết từ những đứa trẻ vị thành niên phạm pháp mà người ta đã đổ lỗi cho SGK giáo dục trong khi khả năng chúng nó đã bỏ học lao vào tệ nạn, thậm chí có đứa chưa chắc đã biết mặt chữ.

Mình không giỏi để có thể bình luận về tất cả ý nghĩa trong truyện Tấm Cám, không giỏi để có thể lên tiếng dạy đời ai cả, mình chỉ muốn nói rằng ai cũng có quyền phát biểu ý kiến cá nhân, mỗi người cũng có cái nhìn về sự vật, sự việc khác nhau. Tấm Cám - một tác phẩm văn học dân gian lầu đời của người xưa - có lẽ không chỉ ẩn chứa chỉ một ý nghĩa máy móc như bạn nói, nó thậm chí còn chứa một cái gì đó lớn lao hơn nữa. Chỉ có quá trình tranh luận làm sáng tỏ từ nhiều dòng tư tưởng trái chiều mới có thể đưa chúng ra ngoài ánh sáng, nhận định của bạn phản khoa học và đang dần cứng ngắc thêm thì phải.

Còn bạn bình luận phía dưới cũng khá là vơ đũa cả nắm đấy ạ. Có thể bạn bức xúc với một bộ phận người Việt nhưng dùng định kiến đó để nhận định cả một xã hội thì rất thiển cận. Cá nhân bạn cũng là người Việt và mình tin là bạn cũng hiểu bạn có nhiều giá trị tốt đến mức nào.

Yêu thương nhiều.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...