Jump to content
Phạm Tú Uyên

Truyện Ngắn Đôi Dép Lốp

Recommended Posts

ĐÔI DÉP LỐP

 

Truyện ngắn

 

 

Toàn nhai nốt mẩu bánh mì cuối cùng, lũ kiến đen chạy quáng quàng dưới chân mà chẳng tìm được một mẩu rơi. Hơn chín giờ trời đã như đổ lửa. Cái nắng ở công trường chẳng thể lẫn tránh vào đâu được, chỉ mong có một ngọn gió nào đó, dù chỉ phất phơ thôi cũng đã may lắm rồi. Toàn kéo tay áo “may ô” lên vai, uể oải đứng lên cầm cuốc chim nhảy xuống hố móng.

 

Hôm nay Chúa nhật lẽ ra được nghỉ, nhưng vì cho kịp tiến độ nên nhóm bọn Toàn “xào” luôn ngày của Chúa. Chiều qua, tiền ứng công và bồi dưỡng làm thêm phát ngay tại hố móng. Cả nhóm ba người kéo nhau ra luôn quán mỳ đầu xóm, làm đúp một đứa hai tô. Toàn không biết uống rượu nhưng cũng đành phải ngồi đưa hơi cho chú Hào và thằng Ly, tên “sâu rượu” làm “rẹt đùng” đến nhá nhem bay vèo hai chai “năm mươi”. Cả ba người lảo đảo ôm nhau về trại. Thằng Ly khóc rấm rức – nó bao giờ cũng vậy, uống say không quậy phá, nó chỉ khóc và…hôn hết thảy những ai cùng ngồi uống rượu với nó!

 

- Mẹ kiếp! “Pập” cuốc chim vào miếng su, may mà…

 

Ly lầu bầu rồi đào tiếp. Toàn hắt lên miệng hố mấy xẻng đất rồi với tay lấy chai nước. Mồ hôi tứa ra khô đi nhanh chóng tạo thành chất nhơn nhớt như keo làm bám vào mặt tất cả những bụi đất va vào. Toàn thảy chai nước sang hố Ly:

 

- Mày làm vài ngụm cho đỡ khát. Mấy người say rượu hay thèm nước lắm!

 

Hai đứa trạc bằng tuổi nhau. Hồi Ly mới học lớp sáu thì mẹ bị tai nạn qua đời. Cha nó buồn tình đâm ra rượu chè say khước cả ngày, thế là ba anh em lần lượt phải nghỉ học. Ngày đó Ly chán cha của nó vô cùng. Giờ thì cha cũng không còn, bị lao phổi hay gì gì đó và thế là từ ấy nó nghiễm nhiên trở thành chủ hộ khi mới mười ba tuổi. Toàn hạnh phúc hơn Ly nhiều, nó còn ba mẹ nhưng nhà luôn túng thiếu vì đông con. Nghỉ hè, toàn và đứa em trai học lớp mười phải lên thành phố tìm việc làm thêm.

 

Tiếng Ly từ hố bên làm đứt quãng dòng nghĩ của nó:

 

- Là một miếng vỏ xe hơi… Rõ khỉ!

- Gặp đá tảng cũng ê, gặp đồ quỉ cao su, nhựa cứ nhầm nhầy cũng mệt. Bên tao có một tảng đá to tổ chảng, chán quá!

 

Đôi bàn tay đã quen lao động từ nhỏ thế mà cứ rộp lên phồng xuống, giờ thì cũng đã ổn sau hai tháng đi theo những công trình. Ngày hôm nay là dứt điểm phần hố móng, thế là tranh thủ chiều về nhà. Nghĩ tới đó, tay cuốc như có thêm sức, Toàn cầm búa tạ lên nhằm vào mép tảng đá nhô ra quai mạnh – tay tê buốt, khối đá nằm trơ trơ như chưa hề có chuyện gì xãy ra. To quá! Thêm một cú nữa, vẫn không hề hấn, xi-nhê gì, chỉ vài cục đất bé tẹo bám quanh tảng đá rơi xuống.

 

- Gặp đá cụ à?

 

Tiếng Ly vọng sang. Toàn nhá thêm cú nữa đáp lời nó:

 

- Mày nói thằng “múc” tới cạp lên, đưa nó vài chục…

 

Nó có nghĩ điều này, nhưng chỉ tới mức “nghĩ” mà thôi. Công đào, sửa hố hai trăm ngàn, đưa thằng múc “vài chục” thì còn đâu là tiền, mà hôm nay Chúa nhật làm gì có thằng múc. Nó lẩm bẩm: Thôi, lấy công làm lời! - “Chát! Chát!” Tiếng Ly lại vọng sang:

 

- Tao đào được cái ni lạ lắm Toàn ơi! Chưa hề thấy nó bao giờ…

 

Toàn chống búa định nhảy lên nhưng lại thôi, hỏi sang:

 

- Vàng hay đồ cổ? Gặp thứ nào bọn mình cũng đổi đời cả!

- Chẳng là cái gì sất, nó là một miếng lốp xe hơi nhưng lạ lắm…

 

Toàn tò mò nhảy lên miệng hố. Cái nắng buổi trưa như đậm đặt phủ trùm xuống người nó một màng nóng đục. Những chiếc cạp quơ càng lêu đêu từ xa cái nóng cũng làm mờ nhòa, gờn gợn từng đường sóng loăng quăng bao quanh. Mặt thằng Ly như ngây ra, trên tay đang cầm miếng vỏ lốp xe hay gần như thế, bám đầy bụi đất. Nhìn nó y hệt mấy nhà khảo cổ cầm miếng mẻ sành hay một mẩu xương… Và chẳng có gì để suy nghĩ nếu miếng lốp xe chỉ là …miếng lốp. Đằng này nó có thêm mấy cọng dây su ruột xe đâm xuyên qua. Toàn có hơi tò mò một chút vì “miếng vỏ xe không bình thường”. Thằng Ly lật qua lật lại trên tay đôi ba lần miếng su rồi quăng lên miệng hố:

 

- Mệt óc! Nó là gì thì thây kệ nó!

 

Toàn đưa mắt nhìn theo vật Ly vừa quăng lên, dường như đã gặp cái tương tự như thế ở đâu đó rồi nhưng nó vẫn chưa nghĩ ra. Chú Hào ở hố gần đó nghe bọn Toàn nói chuyện chú cũng trèo lên, đưa tay quệch những giọt mồ hôi đang chảy thành hàng trên khuôn mặt dính đầy đất. Chú nheo nheo mắt nhìn bọn nó cười:

 

- Tao chiều nay nhảy xe về thăm vợ cái đã. Thằng Toàn có về không con?

- Dạ về chú!

 

Quê chú ở Bắc Ninh, vào Nam cùng gia đình, sau cưới thiếm – người làng Toàn và tạo lập cơ nghiệp luôn ở đây. Những lúc nông nhàn chú hay ra thành phố xin phụ hồ, làm lặt vặt gì đó kiếm thêm tiền về phụ lo cái ăn, cái học cho lũ trẻ ở nhà cùng với thiếm. Chú uống mấy ngụm nước xong ngồi bệch xuống thành miệng hố, rút điếu thuốc cong queo châm lửa rít một hơi dài rồi đưa sang Ly:

 

- Chú với mày hút chung một điếu đi, nắng như thế này “chơi” cả điếu cũng ớn.

 

Sực nhớ, Toàn cúi xuống cầm miếng vỏ xe đưa tới trước mặt chú Hào, đùa:

 

- Hồi nãy tưởng thằng Ly đào trúng hũ vàng ai dè là cái ni.

 

Chú Hào cầm miếng cao su rồi quay sang bọn Toàn:

 

- Đây là dép lốp. Hồi chú còn nhỏ “món này” thịnh lắm! Chừ tìm đỏ mắt cũng không ra, chắc là còn trong…viện bảo tàng!

 

Nghe chú nói Toàn chợt nhớ ra, “à” một tiếng rồi góp lời:

 

- Chắc hồi đó nước mình còn nghèo chú hỉ?

 

Ly đế thêm:

- Mang ba đời cũng không hư

 

Chú Hào cười:

 

- Hồi đó chú cũng hay mang dép này, bền và tiện lợi vô cùng, còn ở trong miền Nam có từ hồi Giải phóng bảy lăm…

 

Chú Hào đang nói thì lão cai người ba Tàu tới, cả bọn lại nhảy xuống hố tiếp tục công việc.

 

Toàn loay hoay với tảng đá nhô ra, chưa biết phải làm sao. Quai búa sợ chẳng ăn thua gì, chắc là to lắm! Nó dùng mũi nhọn của cuốc chim xoi quanh xem có thể lấy ra được không – to quá! Mà phiến đá chỉ vướng trong phần hố chừng hơn tấc, đành moi khoét bên dưới rồi lấy búa tạ mà ghè. Mũi nhọn cuốc chim xoi được một mảng đất bên dưới thì mắc vào vật gì nhầm nhầy, nó thọc tay lôi mạnh ra – lại một chiếc “dép lốp”! Bực mình định quăng lên miệng hố thì bỗng nhiên cả sống lưng lạnh toát, nổi gai ốc khắp người. Nó rùng mình. Theo đôi dép lốp rơi ra dường như có cả mấy…đốt xương giống như xương gà. Toàn cố trấn tỉnh, định kêu thằng Ly nhưng nghĩ sao lại thôi. Nó quơ gần đó một miếng đá dẹp khươi gom những “đốt xương”. Không còn nguyên vẹn nhưng chắc chắn đây là xương – xương gì chưa biết nhưng nằm trong đôi dép thì chắc là xương người. Nghĩ đến xương cốt người chết dưới này Toàn lại rùng mình. Nó nhảy tót lên miệng hố, lom lom nhìn quanh xem lão cai ba Tàu đi chưa – chẳng có ai, Toàn gọi khẻ thằng Ly, chú Hào:

 

- Qua đây! Qua đây!

 

Hai người chưa biết điều gì nhưng thấy khuôn mặt nó căng thẳng và khẩn thiết nên vội vàng cùng qua:

 

- Chú xuống nhìn thử xem, hình như có xương…người!

 

Chú Hào theo lời nhảy xuống hố cùng Toàn, Ly nhảy theo. Chú cầm những đốt xương màu vàng xỉn, phủi đất bám quanh, khẳng định:

 

- Xương! Đúng là xương – Xương người!

 

Toàn ngồi chồm hổm chỉ tay vào trong hốc bên dưới tảng đá:

 

- Ở trong đó chú ạ!

 

Thằng Ly đẩy nó qua một bên, chen vô:

 

- Mày để tao moi cho!

 

Dáng người nó nhỏ lại khỏe nên thao tác rất nhanh, chẳng bao lâu Ly lôi ra một đoạn xương ống dài chừng gang tay, Toàn hốt hoảng thụt lui ra thành hố, thằng Ly ngồi bệt xuống thọc tay moi tiếp. Không còn những khúc xương lớn, chỉ toàn mảnh xương vụn lẫn với đất đá.

 

- Hết rồi hay sao ấy – trống trơn.

- Con cố tìm thêm đi, đã làm phúc làm cho trót. Nếu không còn gì thì lấy thêm ít đất gần đó cho đủ tay chân con ạ! Tội người ta…

 

Thằng Ly đứng lên, quẹt quẹt tay vào đít quần. Chú Hào gom tất cả xương dồn lại một chỗ, giọng chú trở nên trang nghiêm như từ đâu phát ra:

 

- Chính xác dưới này có hài cốt người chết, nhưng…

 

Toàn chợt nhớ ra điều gì, kéo Ly nhảy lên miệng hố:

 

- Khi nãy mày lấy “chiếc dép lốp” từ chỗ nào? Chắc chắn còn xương ở đó.

 

Ly vớ chiếc cuốc chim nhảy xuống nói vọng lên:

 

- Người chết chắc được chôn từ hồi giải phóng đến chừ, chân mang dép lốp kia kìa.

 

Toàn đưa mắt sang chú Hào:

 

- Đây là hài cốt không được chôn cất tử tế, có thể bị…thủ tiêu!

 

Mọi người cho là có lý và tất cả cùng đi báo cho lão cai. Đúng lão ta là “ma xó”, vừa nhắc đã thấy lão xuất hiện. Lão là người Tàu nhưng có lẽ ở Việt Nam khá lâu nên lão nói tiếng Việt rất sõi. Biết chuyện, lão khen bọn Toàn sống có tình người. Việc này lão sẽ báo lại với ông chủ và nhờ cả nhóm cố gắng tìm thật kỹ, nhưng chẳng còn gì ngoài những mảnh xương vụn và có thêm một mảng sọ như miếng gáo dừa bằng bốn ngón tay. Bọn Toàn gom tất cả đống hài cốt lại cùng với đôi dép, bỏ chung vào một túi ni lông, lão còn cho hốt mấy bụm đất màu đen xám gần đó rồi lấy thêm giấy báo bọc cẩn thận, rất thành kính và trang trọng. Lão nói:

 

- Chúng tôi sẽ đem bộ hài cốt này về và báo lên ông chủ để khâm liệm, chôn cất tử tế, các bạn yên tâm, vấn đề tâm linh không được xem thường.

 

Nói xong lão rút ra tờ năm trăm ngàn đồng đưa cho chú Hào bảo: “Đây là tiền thưởng cho cả ba vì hành động nghĩa hiệp” và cũng khuyên cả nhóm nên cố gắng dứt điểm hố móng vào ngày hôm nay, đầu tuần sẽ thả khung thép đổ bê tông móng trụ. Cách xử sự đó đã khiến cả ba người trở nên có thiện cảm với lão.

 

Bao giờ cũng vậy, làm được điều tốt khiến lòng người trở nên vui hơn. Bọn Toàn đang trong tâm trạng ấy, nhất là Ly, nó cười nói huyên thuyên. Lâu nay, trong mắt nhìn nhiều người Ly là một đứa hay quậy phá, thích đánh lộn, rượu chè, sống tự do như một con mèo hoang. Mười bốn tuổi đã vào trại giáo dưỡng, nhưng không hiểu sao nó rất quí Toàn và Toàn cũng thích nó. Chú Hào sai thằng Ly chạy ra quán mua ít hương đèn, một chai rượu, còn Toàn đi mua ba tô mỳ. Tất cả được bày lên mâm đặt giữa trại. Chú thắp hương lâm râm khấn vái và bảo hai đứa chắp tay đứng hai bên. Chợt nhớ ra điều gì chú quay sang Toàn:

 

- Thằng Toàn chạy ra hố khi nãy hốt một bụm đất đem về đây cho tao, hài cốt được người ta đem khâm liệm, chôn cất thì mình cũng nên làm phép, chào từ biệt vong hồn để họ được siêu thoát.

 

Chú Hào chưa dứt câu nó đã phóng vèo ra cửa. Chạy được nữa đoạn đường tự dưng Toàn thấy tiếc là sao khi nãy lại không rủ thằng Ly đi cùng. Trời nắng chang chang mờ cả mắt thế này chắc hẳn đã đứng bóng, nó đi chậm lại nhìn quanh chẳng thấy bóng dáng một ai, nghĩ cũng rờn rợn. Cứ suy nghĩ lan man Toàn đã cách hố móng không đầy hai trăm mét, nếu đi thẳng tới lại phải băng qua lán trại của bọn xe múc. Hôm nay nghỉ nên bọn chúng tập trung nhậu, hát ca ỏm tỏi, đành đi vòng sang bên trái, băng qua đống rác xà bần – xa hơn, nhưng tránh được những ly rượu “mời”!

 

Toàn hốt mấy vốc đất từ hai hố xong men theo đường cũ về. Băng qua đống xà bần to tổ bố đang chờ mấy ông “ben” mang đi. Mắt đã nỗ đom đóm, bụng đói meo, cố mang túm đất về cho chú Hào “làm phép”. Nó ra sức đi nhanh. Leo qua mấy tảng bê tông nham nhở, có một thanh sắt tròn cỡ ngón chân cái, Toàn cúi lượm định chiều đem về cho ba làm xà ben, bên cạnh khúc sắt, trong góc khuất có một cái gói giấy nhỏ, tiện tay cầm thanh sắt chọc vào: “Chắc bao rác!” Làm thế nhưng quả thật nó chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Ở đây, người ta đổ đủ thứ “ùm bà lằng” một đống. Toàn toan đi nhưng ráng cố “chọt” thêm vài cái: “Biết đâu nhỉ, rác chắc chẳng ai lại gói vuông vức thế! Thanh sắt móc toạc một góc của gói giấy, nó giật nẫy người khi lòi ra chiếc…dép lốp!

 

 

 

 

 

 

Công trường được lệnh tạm dừng thi công để bộ phận chuyên môn đến khai quật, tìm kiếm hài cốt người chết. Sau ba ngày, bằng những phương tiện có sẵn của công trình và nhóm khai quật đã tìm được năm thi hài Liệt sĩ, những Bộ đội hy sinh bị địch chôn vùi cho mất xác. Chúng dùng đá lăn đè lên thân xác các anh, không còn gì nguyên vẹn. Hài cốt có bị dập nát bởi những tảng đá rơi đè lên người mà kẻ thù tàn ác và thâm độc gây ra.

 

Đêm nay, mấy anh em trải chiếu ngồi giữa sân của lán trại, Toàn với tay cầm chai rượu thứ hai đã vơi một nửa định rót, Ly giành lấy:

 

- Để tao.

 

Tôi nhìn Ly cười:

 

- Em giành rót nhưng lại ít uống nhất.

- Nó là “con sâu rượu” đó anh

- Đêm nay em không muốn say!

 

Trời về khuya, gió từ biển thổi vào se lạnh. Toàn vẫn say sưa kể:

 

- Lúc đầu ngạc nhiên lắm, nhưng sau đó hiểu ra – lão cai là một tên lưu manh đáng nguyền rủa. Toàn ôm cái gói hài cốt về trại đưa cho chú Hào. Sợ lão cai biết sẽ gây rắc rối nên cả ba im lặng đi báo Công an. Chiều hôm đó chính quyền đến đề nghị đào rộng thêm hố móng và phát hiện thêm một số xương vỡ vụn dưới sự chứng kiến của chính quyền và cả lão cai ba Tàu. Biên bản được lập và công trình tạm thời dừng thi công. Sau hai ngày dùng xe múc “cạp” phần đất bên trên, những người chuyên môn tìm hài cốt đã đào, bới và phát hiện không chỉ một bộ hài cốt, mà đến năm thi thể bị chôn vùi trong một hầm. Tất cả được xác định là Bộ đội hy sinh - là Liệt sĩ! Chính quyền đã làm lễ an táng, đưa các Liệt sĩ vào yên nghỉ ở nghĩa trang Thị xã….

 

- Tiếc là đêm nay không có chú Hào nhỉ?

- Khi đào và phát hiện tấm ảnh cùng những câu thơ đề phía sau, chú đã tức tốc đi về Bắc…

- Có cả ảnh? Nhưng sao chú ấy lại về Bắc?

- Vì sau tấm hình đã hư gần hết còn có mấy câu thơ. Những câu thơ đó ngày xưa – trước năm bảy lăm, ở ngoài quê chú được một anh Bộ đội đi nghĩa vụ trong làng ghi tặng vào sổ cho các em thiếu nhi – trong đó có chú. Đem đối chiếu, hai bài thơ giống nhau, giống cả chữ ký nữa, mặc dù chữ trong tấm hình nét còn nét mất…

 

Đêm có lẽ khuya lắm chắc đã sang ngày mới rồi, bầu trời không một gợn mây, những vì sao chi chít, lung linh trong thinh không thăm thẳm. Tôi ngồi nhìn những người bạn mới quen – mỗi người một số phận, một cuộc đời, nhưng trong họ, tâm hồn vẫn sáng trong, lung linh như những vì sao, rồi tôi lại bâng khuâng: - Nơi này đây, chính nơi chúng tôi đang ngồi đây thật yên bình, lồng lộng gió khơi – mai này mọc lên những tòa cao ốc, khách sạn sang trọng, nguy nga có biết đâu bốn mươi năm về trước, mảnh đất yên bình này được giành lấy – được đổi bằng máu xương của đồng bào, của các Anh hùng Liệt sĩ. Thịt xương các anh rồi cùng trở về đất mẹ, hóa thân thành hoa trái xanh tươi. Câu thơ thời trai trẻ đã đi theo các anh suốt dọc chiều dài đất nước nay thế hệ cháu con mang về dâng lại quê hương.

 

Phạm Tú Uyên

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

TƯƠNG TƯ

 

Truyện ngắn

 

 

 

Ngồi một mình trên gác xép, bóng đèn compac không đủ sáng cả căn phòng. Ngoài trời cứ mưa tê tê. Mấy cơn bão liên tiếp đổ vào miền trung. Tôi xót xa nghĩ đến mẹ và em. Ngôi nhà dựng lại với sự nhặt nhạnh vương vãi sau bão, buồn đến rơi nước mắt. Tôi rút một điếu thuốc châm lửa, sợi khói như tơ vương, mịn màng bay lên lan nhẹ trên trần nhà thấp lè tè. Từ góc khuất, chú thằn lằn quen thuộc bò ra, nằm yên lặng, trầm tư như một triết gia. Chú nằm nhìn tôi đọc sách, viết lách. Đôi khi đọc lén cả những bức thư u uất mà người ta gửi cho tôi. Chú chứng kiến tất cả vui buồn, giận ghét trong căn phòng này. Một lần, căn phòng có hai người cãi nhau, thằn lằn nhất định không ra, núp đâu đó nghe lén. Tôi mong nó làm sao, mong như mong một trợ thủ. Giờ đây, lòng đang nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ những lo toan khắc khoải ngoài quê – chú thằn lằn nhìn tôi chia sẻ. Rồi tôi lại nhớ cô bé học trò chiều nay - một chút hương vị thật nhẹ len êm vào người. Tôi mỉm cười vu vơ nhìn lên trần, con thằn lằn khẻ động đậy. Tôi nhắm mắt:

 

- Sao anh lại dạy toán nhỉ?

- Ơ… Thì tôi chuyên…toán mà!

- Lẽ ra anh nên…dạy văn.

 

Tôi khựng lại, không biết có sự cố gì trong chuyên môn chăng. Tôi thòng một câu thăm dò:

 

- Lâu nay tôi vẫn dạy toán…

- Nhưng tụi bạn em lại gọi “thầy” là nhà thơ!

 

Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Cô bé lục trong cặp lôi ra mấy tờ giấy báo được cắt vuông vức. Tôi liếc nhanh: “Mấy bài thơ đăng báo của tôi”…

 

Gió thổi mạnh, những hạt mưa bay qua cửa sổ làm đứt quãng đoạn “phim” ban chiều. Sực nhớ, tôi lôi từ trong túi ra một tờ giấy học trò gấp tư, hai câu thơ được viết nắn nót:

 

“Anh ạ, toán khó quá

Bé thích ngồi làm thơ!”

 

Tôi vuốt phẳng để lên trên cuốn sách giữa bàn, lấy viết ghi thêm hai câu bên dưới:

 

“Ơi chao! Cô bé lạ

Bé tí mà mộng mơ!”

 

Tôi ngã ra sau ghế, chú thằn lằn dường như đang ngủ. Mong mày có một giấc ngủ bình yên đầy mộng đẹp.

 

Tình bạn giữa tôi và thằn lằn gắn kết thật ngẫu nhiên. Hai bên không hẹn mà cùng nhau tìm kiếm, kiếm tìm sự sẻ chia, đồng cảm. Tôi tin rằng nếu một mai phải xa nhau chắc là tôi rất nhớ nó. Nó hiểu tôi cũng như tôi từng hiểu nó. Đêm nay trời mưa, thằn lằn đã ngủ, tôi lại miệt mài trên những trang viết.

 

Sáng ghé tòa soạn lấy ít tiền nhuận bút cộng với lương tháng rồi định ghé ngân hàng gửi về cho mẹ. Trời Sài Gòn sáng trong. Hàng me bên đường đã bắt đầu thay lá. Tôi hít thật đầy buồng phổi cái không khí trong lành sớm mai. Với khoản tiền ít ỏi này nhưng mẹ sẽ làm được nhiều việc trong cơn túng bấn, mẹ nhỉ? Tôi hát khe khẻ, đi loanh quanh trước khi đến ngân hàng. Tôi không triết lý nhưng bao giờ cũng vậy – đang vui, thế nào cũng có nỗi buồn động đậy bên lưng. Tôi bị tai nạn thật vô duyên. Vô duyên như thằng cha say rượu đi xe máy tông vào tôi. Tôi đã thấy nó từ xa, đi lảo đảo như chiếc lá mất phương hướng, tôi cố nép sát vào lề, nhưng ác nỗi nó lại nhè vào người đứng yên mà đâm. Chân tôi bị toát một miếng, máu chảy lênh láng. Những người đi đường bảo rằng chân bị gãy. Tôi đau lắm! Trời ạ, thế này sao gửi được tiền cho mẹ, làm sao đi dạy chiều nay? Hình như sau đó tôi ngất và không biết gì.

Một tuần trong bệnh viện, thời gian quả là dài đối với tôi. Một thân một mình với đôi chân “xác ướp”. Tất nhiên là không dám báo với mẹ. Hai thằng bạn “chí cốt” luôn ghé thăm, còn “cô ấy” dẫu biết nhưng vẫn bặt tăm! Âu đó cũng là sự “gạn lọc”. Tôi mỉm cười bâng quơ nhìn cánh quạt quay tít mù. Trần phòng bệnh viện sạch bong và láng tưng. Trong thâm tâm, tôi nhớ con thằn lằn cùng căn phòng trọ thân yêu quá. Tôi tin nó buồn, nhớ và mong tôi hằng đêm.

 

Xuất viện là tôi về ngay. Căn phòng bảy ngày vắng chủ bụi bám, giăng đầy mạng nhện. Tôi đi xa trở về mới có bảy ngày mà ngỡ như “Từ Thức trở lại hang xưa, người thương đâu tá…?”Việc đầu tiên là tôi bật bóng đèn, ngồi xuống ghế ngã dài ra sau. Nhìn lại những thân yêu sau mấy ngày xa vắng. Tôi châm điếu thuốc. Khói tỏa như một màn sương mù gợi nhớ xa xăm. Tôi đăm đăm nhìn trần nhà, tịnh không một động tĩnh. Bóng dáng con thằn lằn biền biệt. Chẳng lẽ thời gian dễ dàng phân ly, thời gian dễ nhạt nhòa kỷ niệm thế sao? Khoảng cách nào giữ được thủy chung… Tôi chờ gặp nó, cố nhắm mắt cho lòng thôi u uất, định lê đôi chân “xác ướp” ra ngoài. Tôi chống tay đứng lên. Trên bàn bài thơ dang dở của cô bé học trò nheo mắt nhìn tôi, tôi toan nhặt lên thì trời ơi – con thằn lằn! Con thằn lằn nằm trên trang viết bên cạnh. Nó chết khô trên trang viết của tôi.

 

Có lẽ thằn lằn đã kiệt sức, đã vô vọng trong đợi chờ. Nó buông mình rơi. Rơi không như chiếc lá, nó rơi như mũi tên, cắm phập trong mỏi mòn, hờn trách. Tôi gục xuống bàn, hai giọt nước mắt chưa kịp lăn qua mi đã đọng xốn xang, tê buốt.

 

Phạm Tú Uyên

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

CUỘC THI “XÚC CẢM XUÂN”

THỜI GIAN THAM GIA : 15/11/2011 – 05/01/2012

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:

- Tất cả bạn đọc là người Việt Nam, cả trong nước và hải ngoại.

NỘI DUNG:

- Những cảm nhận về mùa Xuân, về Tết của bản thân người dự thi

- Những câu chuyện về người thân, bạn bè liên quan đến mùa Xuân, Tết.

HÌNH THỨC: có thể tham gia bằng 1 trong 2 hình thức:

- Bài viết: có độ dài từ 500 đến 1000 chữ, khuyến khích gởi kèm hình minh họa

- Bài ảnh: tối thiểu 5 ảnh, tối đa 10 ảnh, được liên kết với nhau trong một mạch chuyện, thể hiện bằng các chú thích cho từng bức ảnh.

Lưu ý: chỉ nhận file ảnh đuôi jpeg, dung lượng không thấp hơn 500KB, độ phân giải tốt.

Gửi bài dự thi vào địa chỉ mail: xuccamxuan@gmail.com

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

- 1 giải nhất trị giá 5.000.000 đ + quà tặng

- 1 giải nhì trị giá: 3.000.000 đ + quà tặng

- 2 giải ba trị giá: 2.000.000 đ + quà tặng

- 10 giải khuyến khích mỗi giải trị giá: 600.000 đ + quà tặng

- Ngoài ra, mỗi bài được đăng trên trang tintucngaymoi.com.vn sẽ được nhuận bút 50.000đ và 2 bài xuất sắc nhất trong tuần sẽ được nhận 100.000đ/ bài.

Chi tiết liên hệ : www.tintucngaymoi.com.vn

http://tintucngaymoi.com.vn/xuccamxuan.php

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

câu chuyện hay thật đấy!hi

 

----------------------------------------

 

Khanh Ly .Ms

 

CHECKIN VIETNAM INTERNATIONAL TRAVEL CORPORATION

Add: A2302 M3-M4 Building, 91A Nguyen Chi Thanh Street, Hanoi, Vietnam

Phone: (084) 46269 7777 - Fax: (084) 46288 3456

Website: Checkinvietnam.com - Booking Online: Đặt Phòng Khách Sạn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

câu chuyện hay thật đấy!hi

 

----------------------------------------

 

Khanh Ly .Ms

 

CHECKIN VIETNAM INTERNATIONAL TRAVEL CORPORATION

Add: A2302 M3-M4 Building, 91A Nguyen Chi Thanh Street, Hanoi, Vietnam

Phone: (084) 46269 7777 - Fax: (084) 46288 3456

Website: Checkinvietnam.com - Booking Online: Đặt Phòng Khách Sạn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...