Jump to content
long9xdhhp

Số Phận Cái đẹp Trong Tác Phẩm Những Người Khốn Khổ

Recommended Posts

Đây là bài tiểu luận của mình, các bạn góp ý nhá

 

Mục lục

A. Phần mở đầu……………………………………………………………….2

I. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..2

II. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………….4

III. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu………………………………………...5

IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...5

V. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..6

VI. Cấu trúc đề tài……………………………………………………………6

B. Phần nội dung……………………………………………………………..7

Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học………………..7

1.1. Khái luận về cái đẹp………………………………………………………7

1.2. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học……………………….8

Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ.....11

2.1. Giăng Vangiăng – vị thánh khoác áo người tù khổ sai…………………..13

2.2. Phăngtin – Đức Mẹ của tình mẫu tử……………………………………...24

2.3. Gavrốt – thiên thần nhỏ của đường phố Paris……………………………27

2.4. Ănggiônrát – vẻ đẹp lạnh lùng và kiên cường của cách mạng…………...30

2.5. Êpônin – vẻ đẹp của một tình yêu cao thượng…………………………….32

2.6. Maryuýt – người thanh niên tiến bộ của thế hệ mới……………………...35

2.7. Côdét – hạnh phúc dành cho cô gái lọ lem trong xã hội tư sản………….37

C. Phần kết luận……………………………………………………………..41

Tư liệu tham khảo……………………………………………………………...43

 

 

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài.

1.1. Victor Hugo là một đại danh hào Pháp, một nhà văn vĩ đại của nền văn học thế giới. Ông được coi như “chủ soái của trường phái lãng mạn”, là cây bút tài hoa nhất trong “Tứ trụ văn chương” của văn học lãng mạn Pháp cùng với Lamáctin, Vinhy và Muy xê. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Victor Hugo là người đặt dấu mốc quan trọng đối với cả ba thể loại thơ, kịch và tiểu thuyết, góp phần đưa chủ nghĩa lãng mạn lên đến đỉnh cao chưa từng có. Vai trò của ông như một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong tiến trình văn học lãng mạn Pháp và thế giới. Việc nghiên cứu về Victor Hugo cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khai phá, cần phải được tìm hiểu và làm rõ.

Những người khốn khổ là kiệt tác xuất sắc nhất trong di sản văn chương mà Victor Hugo để lại cho nhân loại. Bằng cảm quan nhân đạo sâu sắc và ngòi bút lãng mạn thiên tài, Hugo đã xây dựng được những hình tượng mang vẻ đẹp bất hủ. Nếu như trong xã hội tư sản thế kỉ XIX, những người lao động vẫn bị phủ nhận, coi rẻ thì dưới ngòi bút của Hugo, họ hiện lên thật đẹp đẽ với những phẩm chất cao cả, sáng ngời.

1.2. Cái đẹp là một phạm trù trong cuộc sống của con người. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội cũng hàm chứa những vẻ đẹp riêng của nó. Quá trình phát triển của nhân loại cũng chính là quá trình nâng cao nhận thức và nhu cầu thưởng thức, chiếm lĩnh cái đẹp. Bởi vậy, cái đẹp từ xưa đến nay vẫn là đối tượng phản ánh không thể thiếu của văn học nghệ thuật. Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn từ, trong suốt chặng đường của nó, luôn không ngừng vận động và phát triển để mở rộng bình diện nhận thức, chiếm lĩnh cái đẹp. Hơn bất cứ ngành nghệ thuật nào khác, văn học chính là nghệ thuật của cái đẹp. Không có nhà văn nào lại không phản ánh cái đẹp trong tác phẩm của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp. Thậm chí, có những người nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp để kiếm tìm, phát hiện, ngợi ca cái đẹp. Bởi vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về cái đẹp trong văn chương là một lĩnh vực khá phong phú và rộng lớn, dẫu đã nhận được nhiều sự quan tâm nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống bỏ ngỏ chưa đề cập.

1.3. Victor Hugo là một người nghệ sĩ cả đời đi kiếm tìm cái đẹp ở con người, tin vào bản chất tốt đẹp của người lao động. Trong hầu hết các sáng tác của ông, vẻ đẹp của con người lao động, con người chân chính luôn được khẳng định và đề cao, đặc biệt là trong tác phẩm Những người khốn khổ.

Là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, khác với những tiền bối của mình là Satôbriăng hay Vinhy, các sáng tác của Victor Hugo nói chung và Những người khốn khổ nói riêng không chỉ mang đậm chất lãng mạn mà còn phản ánh hiện thực một cách sâu sắc. Việc tạo dựng cái đẹp vào tác phẩm thể hiện chất lãng mạn vốn có trong ngòi bút của Hugo, nhưng khi phản ánh số phận của cái đẹp thì đó mới chính là cảm quan hiện thực tài ba của nhà văn, đặt cái đẹp vào hiện thực cuộc sống để không chỉ yêu thương, ngợi ca con người mà còn phản ánh xã hội một cách chân thực. Bởi vậy, việc nghiên cứu số phận của cái đẹp trong Những người khốn khổ là một hướng đi mới để tìm hiểu về thế giới nhân vật, phương pháp sáng tác, những đặc trưng trong ngòi bút và thế giới quan, nhân sinh quan của Victor Hugo, đồng thời thấy được tài năng của tác giả khi phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm.

Với niềm ham thích văn chương, đặc biệt là bộ môn văn học phương Tây cùng với lòng yêu mến dành cho đại danh hào Victor Hugo, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu về “số phận của cái đẹp” trong tác phẩm Những người khốn khổ.

 

 

II.Lịch sử vấn đề.

Với một di sản đồ sộ để lại cho văn học nhân loại, tên tuổi Victor Hugo luôn thu hút sự quan tâm, đánh giá của các học giả, các nhà lí luận, phê bình trong và ngoài nước. Trên thế giới, ta bắt gặp những nhà nghiên cứu tiêu biểu như R.Rôlăng, Bertrand, Vôrôxki… đều là những nhà văn, những học giả uyên bác có nhiều công trình nghiên cứu về Hugo. Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu Hugo như Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu…

Các công trình nghiên cứu nhìn chung đã trình bày và đánh giá khá đầy đủ về sự nghiệp, những giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Victor Hugo.

Phó giáo sư Lê Nguyên Cẩn trong bài viết “Thế giới nhân vật trong Những người khốn khổ” [2, 146] đi vào tìm hiểu về các nhân vật và số phận bất hạnh của họ. Ông cũng đã chỉ ra những quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn nói chung và Victor Hugo nói riêng trong việc xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, bài viết chưa chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến số phận bất hạnh của nhân vật.

Tác giả Lộc Phương Thủy trong bài viết “Trẻ thơ trong sáng tác của Victor Hugo” [7, 94] cũng đã phân tích đôi nét về nhân vật Gavrốt nhưng chưa hướng vào cái đẹp trong hình tượng nhân vật.

Tác giả Vũ Đức Phúc trong bài viết “Nhân dân lao động trong sáng tác của Victor Hugo” [7, 37] đã làm nổi bật lòng nhân đạo sâu sắc trong bút pháp lãng mạn của Hugo khi ông đề cao phẩm chất tốt đẹp của những người lao động có số phận khốn khổ.

Tác giả Thái thu Lan trong bài viết “Ý nghĩa thẩm mĩ của đôi nhân vật Giăng Vangiăng – Giave” [7, 343] đã phân tích khá rõ vẻ đẹp của Giăng Vangiăng dưới góc độ là nhân vật phát ngôn cho lý tưởng thẩm mĩ của tác giả và đặt nhân vật vào mối quan hệ với nhân vật khác theo kiểu cặp đôi nhân vật để làm nổi bật vẻ đẹp của chính nó. Nhưng bài viết chưa đi vào phân tích số phận của cái đẹp trong nhân vật trung tâm Giăng Vangiăng cũng như những nhân vật khác.

Giáo sư Nguyễn Văn Khỏa trong bài viết “Victor Hugo và nghệ thuật sử dụng phạm trù thô kệch” [7, 135] đã chỉ ra những quan niệm tiến bộ về cái đẹp của Hugo trong việc sử dụng cái thô kệch để xây dựng hình tượng nhân vật.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về “số phận của cái đẹp” trong Những người khốn khổ một cách chuyên biệt thông qua các nhân vật. Dựa vào những công trình nghiên cứu của các bậc tiền bối đi trước, tôi xin mạnh dạn đi vào tìm hiểu vấn đề này.

III. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng.

Là bộ tiểu thuyết đồ sộ với nội dung rộng lớn, cái đẹp trong Những người khốn khổ được phản ánh và thể hiện trên nhiều bình diện. Đó có thể là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng ở vườn Lúcxăngbua, hay sự hào nhoáng của thành phố Paris hoa lệ… Nhưng “trong mọi sự vật, hiện tượng thì con người chính là cái đẹp nhất trong mọi cái đẹp do họ sáng tạo ra”, cái đẹp được phản ánh chủ yếu vẫn phải là vẻ đẹp trong phẩm chất con người.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài sẽ tập trung tìm hiểu cái đẹp của hình tượng các nhân vật và số phận của nó trong tác phẩm Những người khốn khổ( bản dịch của nhóm Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu –NXB Văn học – H - 2009). Vì số lượng nhân vật trong tác phẩm khá lớn nên đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu trong phạm vi nhân vật trung tâm và một số nhân vật chính.

IV. Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.

- Phương pháp hệ thống.

- Phương pháp phân tích, so sánh.

V. Mục đích nghiên cứu.

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích cái đẹp trong hình tượng các nhân vật và số phận của nó để thấy được vẻ đẹp của người lao động cũng như thân phận của họ trong xã hội tư sản. Đồng thời thấy được cảm quan nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và nhân sinh quan tiến bộ của Victor Hugo.

VI. Cấu trúc đề tài.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của đề tài được triển khai theo 2 vấn đề sau:

Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học.

Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học

1.1. Khái luận về cái đẹp

Cái đẹp là một phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học. Nó được dùng để khái quát những sự vật, hiện tượng cụ thể, toàn vẹn, có kết cấu hình thức hài hòa, mang giá trị thẩm mỹ tích cực khách quan, rộng lớn, phù hợp với lí tưởng thẩm mỹ tiên tiến của mỗi thời đại. Cái đẹp có khả năng mang lại cho chủ thể khoái cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh và bao giờ cũng gắn với cái có ích, cái thật, cái tốt. [16, 35]

Một hiện tượng chỉ có thể được xem là đẹp khi, với tính toàn vẹn, cụ thể cảm tính của người tiếp nhận, chúng hiện diện như những giá trị xã hội - nhân bản. [16]. Tức là những giá trị thể hiện sự khẳng định con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa về nhân cách, sự nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh về năng lực của con người.

Trong mọi sự vật, hiện tượng thì con người chính là cái đẹp nhất trong mọi cái đẹp do họ sáng tạo ra. Con người đẹp phải vừa hấp dẫn về hình thức, vừa phải có nội dung tích cực, tiến bộ. [16, 37]. Bởi vậy, con người là đối tượng chính để nhận thức và phản ánh cái đẹp của mọi ngành nghệ thuật. Khi nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật đạt đến cái đẹp tức là nó phải tổng hòa được những cái “phù hợp với ước mơ, mong muốn của con người về những cái có lí tưởng” [3, 78] và “phù hợp với quan niệm của con người về cái chân, cái thiện”. [3, 78]

Trong mỹ học và lịch sử văn học nghệ thuật, cái đẹp và sự tiếp nhận, thưởng thức cái đẹp được nghiên cứu ở bình diện quan hệ giữa vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, hình thức và nội dung. Đặc trưng của cái đẹp được xác định thông qua mối quan hệ của nó với các loại hình giá trị khác: giá trị thực dụng (lợi ích), giá trị nhận thức (chân lý), giá trị đạo đức (chân, thiện, mỹ). [16]. Bởi vậy, khi đánh giá cái đẹp của sự vật, người ta thường nhìn vào phẩm chất của nó.

1.2. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học

Cái đẹp là phạm trù thẩm mĩ xuất hiện sớm nhất [3, 69], nó ra đời ngay khi con người biết nhận thức thế giới và là đối tượng phản ánh của văn học nghệ thuật. Bởi vậy, cái đẹp từ xưa đến nay vẫn là vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học, văn học phương Tây cũng không ngoại lệ.

Con người từ thưở “bình minh của lịch sử” với tư duy non nớt đã biết nhận thức, phản ánh cái đẹp trong tự nhiên và trong chính bản thể của mình. Từ những trang thần thoại Hy Lạp cổ đại, cái đẹp đã được thể hiện rõ nét qua hình tượng những vị thần. Hầu hết các thần đều có ngoại hình rất đẹp. Thần Dớt cao lớn, mang vẻ đẹp của uy quyền và sức mạnh với tia sét chói sáng trong tay; thần chiến tranh Arếch vạm vỡ với vẻ đẹp cá tính và mạnh mẽ. Hay như bộ ba nữ thần Hêra, Athêna, Aphrôđitê với vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ và say đắm. Câu chuyện về sự tranh giành quả táo vàng có chữ “dành tặng người đẹp nhất” đã cho thấy cái đẹp được đề cao như thế nào trong con mắt của người Hi Lạp cổ đại. Trong các thần không có ai là xấu, chỉ có hung thần và thiện thần. Những hung thần dù tàn bạo vẫn được khắc họa với vẻ đẹp hùng tráng và mạnh mẽ như thần chiến tranh Ares hay thần bất hòa Eris. Vẻ đẹp của các thần lại được lấy chuẩn mực từ chính cái đẹp của con người, dùng cái đẹp của con người để tôn nên vẻ đẹp của các thần.

Đến những nhân vật trong sử thi Home như Asin hay Hécto, vẻ đẹp của con người một lần nữa được tôn vinh qua sức mạnh trong chiến trận. Đó là những anh hùng có tầm vóc và sức mạnh sánh ngang với thần. Cái đẹp trong thần thoại và sử thi tuy được thể hiện một cách chất phác, ngây thơ nhưng mang âm hưởng ngợi ca và đậm chất nhân văn. Nó được thể hiện một cách tự do, thoải mái không chịu sự ràng buộc của giai cấp, tôn giáo và định kiến xã hội.

Trải qua hơn một ngàn năm đêm trường trung cổ, cái đẹp đích thực của con người bị đè nén bởi tư tưởng tôn giáo và phong kiến. Nhà nước phong kiến bằng hệ thống nhà thờ, pháp luật đã cố tình làm sai lệch và kìm hãm sự phát triển của cái đẹp trong văn học cũng như mọi mặt của đời sống.

Đến thời kì Phục Hưng, các văn nghệ sĩ quay lại khôi phục, khai thác những giá trị của nền văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Họ yêu cầu phải giải phóng cá tính, nêu cao ý chí tự do, đề xướng bình đẳng, nhân ái. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng đề cao con người và nhân quyền, coi con người là trung tâm của vũ trụ, là căn bản của đời sống xã hội. Nhân vật trung tâm là những con người mang lí tưởng nhân văn cao đẹp, đầy tài năng và trí tuệ, đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn như Rômêô, Giuliét hay Hămlét, Ôthenlô. Họ là những con người mang vẻ đẹp của thời đại, luôn suy nghĩ, hành động và tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình, sống và yêu hết mình.

Chủ nghĩa cổ điển thế kỉ XVII trong thế bình quân lịch sử giữa phong kiến và tư sản lại đi vào ca ngợi cái đẹp theo kiểu mẫu mực khởi xướng từ triết học của Đềcac. Nhân vật mang vẻ đẹp trung tâm là những con người biết đặt lí trí lên trên tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá nhân và phục tùng cho danh dự của quốc gia dòng dõi. Mỹ học của chủ nghĩa cổ điển mang đầy tính quy phạm và thiếu dân chủ, có sự phân biệt thể loại và giai cấp trong văn học. Chuẩn mực của cái đẹp phải là những thể loại “cao quý” như bi kịch, anh hùng ca…còn hài kịch, ngụ ngôn, châm biếm lại bị cho là thể loại “thấp kém”. [6, 130] Nhân vật của bi kịch không thể là những người thuộc đẳng cấp thứ ba mà chỉ có thể là giai cấp quý tộc. Không thể trộn lẫn giữa bi và hài, giữa cao cả và thấp hèn.

Đến thế kỉ XVIII, văn học Ánh sáng tập trung đề cao vẻ đẹp của người tư sản trong thời đại mới. Họ là những người mạnh mẽ, tiến bộ, biết dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lí, giải phóng tư tưởng và dũng cảm đấu tranh với phong kiến, xây dựng một xã hội mới. Con người tư sản thời kì này còn giữ vai trò tích cực trong lịch sử. Đó là những con người thực tiễn, tháo vát, ham thích phiêu lưu, khám phá, tìm tòi cái mới như Rôbinsơn Cruxô, dù lạc giữa đảo hoang vẫn có thể xây dựng sự nghiệp cho chính mình. Hay là những “chiến sĩ” trong cuộc đấu tranh chống lại phong kiến, chống lại cái cổ hủ lạc hậu như Zađích, Căngđích, Chất Phác, Faust. Giai cấp tư sản lúc này ít nhiều vẫn đại diện cho vẻ đẹp chân chính của người lao động và họ xứng đáng được ngợi ca.

Bước sang thế kỉ XIX, sau khi cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi, giai cấp tư sản lên nắm quyền đã phản bội và cướp đoạt thành quả của nhân dân lao động. Một trật tự xã hội mới được thiết lập cùng quan hê sản xuất tư bản chủ nghĩa với cơ chế trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa. Giai cấp tư sản lúc này đã mất vai trò tích cực trong lịch sử, chúng trở nên phản động và thẳng tay đàn áp, bóc lột nhân dân. Cùng lúc này, giai cấp vô sản từng bước lớn mạnh và bước lên vũ đài chính trị trở thành lực lượng cách mạng đối lập với tư sản, đại diện cho toàn nhân loại tiến bộ. Văn học giai đoạn này sẽ đi vào ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, những người vốn bị xã hội tư sản phủ nhận và coi thường.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ

Những người khốn khổ là một khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của con người, của nhân dân lao động. Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người. Họ là những người lao động khốn khổ, những người có thân phận thấp kém, bị xã hội tư sản phủ nhận, coi rẻ nhưng lại tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp, cao cả Hầu hết các nhân vật đều mang theo cái đẹp, bởi vì họ là người lao động chân chính. Cái đẹp lớn nhất của họ là đức hi sinh và ban phát, họ có thể hi sinh mọi thứ mình có để ban phát cho người khác, thể hiện “công lí tình thương” mà tác giả gửi gắm.

Tác giả hoàn toàn tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người lao động. Đó là Giăng Vangiăng - vị thánh khoác áo người tù khổ sai, người sống trọn một đời bao dung và cứu vớt người nghèo; là Phăngtin – “cô gái điếm” có tình mẫu tử sánh tựa Đức Mẹ, người đã bán cả răng, tóc và cả thân xác, bán đi danh dự và nhân phẩm của mình để con mình được hạnh phúc; là Êpônin – cô gái cằn cỗi, xấu xí nhưng có tình yêu cao thượng sẵn sàng hi sinh tính mạng cho người mình yêu; là Gavrốt – thiên thần nhỏ của đường phố Paris, đã anh dũng chiến đấu và hi sinh trên chiến lũy khi chưa đầy mười tuổi; là Ănggiônrát – với vẻ đẹp lạnh lùng và phẩm chất kiên cường của cách mạng, người phát ngôn những lí tưởng sống cao đẹp; là Mariuýt – đại của một lớp thanh niên tiến bộ, luôn vận động hướng tới cái mới và biết giữ gìn phẩm hạnh của mình; là Côdét – cô bé lọ lem trong xã hội tư sản…

Theo Từ điển tiếng Việt [15, 1154]: số phận là sự định đoạt cuộc đời của một người được hưởng hạnh phúc hay chịu đau khổ, sống lâu hay chết sớm, do một sức mạnh thiêng liêng nào đó theo thuyết duy tâm.

Trong tác phẩm Những người khốn khổ, mỗi nhân vật đều mang vẻ đẹp của riêng mình, nhưng số phận của họ lại không được hưởng hạnh phúc, họ bị chà đạp, đày đọa và thậm chí có người kết thúc là cái chết. Nguyên nhân dẫn đến sự bất hạnh đó, tác giả đã chỉ rõ trong lời đề từ: “Khi pháp luật và phong quá còn đầy đọa con người, còn dựng lên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm, chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở. Nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. [11, 16]

Như vậy, số phận của các nhân vật bất hạnh không phải là do thiên định như người ta vẫn nghĩ mà vì nó phải gắn chặt với xã hội tư sản với thứ pháp luật phản động đã đem “định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh”: Đàn ông sa đọa vì phải bán sức lao động, làm việc đến kiệt sức để phục vụ nền văn minh tư bản; đàn bà trở nên trụy lạc vì đói khát, phải bán mình để kiếm từng đồng; trẻ em thì cằn cỗi, tối tăm vì không được giáo dục đến nơi đến chốn. Không những vậy, xã hội còn đè nặng lên người lao động vô số những định kiến và phong hóa khắc nghiệt làm cho cuộc sống của họ càng thêm khốn khổ và bị trói buộc.

Cái chết làm tăng thêm vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật nhưng cũng cho thấy sự bi đát trong số phận của họ. Cả cuộc đời hi sinh cho lí tưởng, phấn đấu hết mình để kiếm tìm hạnh phúc nhưng có nhân vật lại không thể vượt qua được hoàn cảnh và số phận, cái chết của họ mang tính tố cáo xã hội sâu sắc. Trong tất cả các nhân vật, chỉ có Côdét là được hưởng hạnh phúc. Cô tập trung mọi mối quan hệ, tình yêu thương của các nhân vật khác. Số phận “cô bé lọ lem” của Cô dét là minh chứng cho sự chiến thắng và tồn tại bất diệt của cái đẹp trong xã hội tư sản và là ước mơ của những người khốn khổ.

2.1. Giăng Vangiăng – vị thánh khoác áo người tù khổ sai.

Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Giăng Vangiăng được xây dựng theo kiểu hình tượng mang ý nghĩa kép, hai con người trong một hình hài – một người tù khổ sai đồng thời là một vị thánh. [2, 154]. Hugo sử dụng bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để thấy được quá trình vận động vượt lên trên số phận, bước từ bóng tối ra ánh sáng của nhân vật. Phó giáo sư Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Victor Hugo – tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài dùng trong nhà trường đã phân tích Giăng Vangiăng trong 7 mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm [2, 154].

Dựa vào đó, chúng tôi tiếp tục triển khai và nhận thấy số phận của Giăng Vangiăng được tác giả đặt vào 8 nấc thang mà mỗi một mối quan hệ là một nấc thang giúp nhân vật đi từ bóng tối tới cõi thiện, từ một người tù khổ sai thành một vị thánh, để tự khẳng định vẻ đẹp của mình. Từ đó, ta thấy được trong con người Giăng Vangiăng một sự xám hối và đức ban phát vô cùng lớn lao.

2.2.1. Giăng Vangiăng và giám mục Mirien

Trong mối quan hệ này, giám mục Mirien đóng vai trò là người trao cái đẹp còn Giăng Vangiăng là người đón nhận cái đẹp. Giám mục Mirien là người duy nhất cưu mang Giăng Vangiăng và cảm hóa anh bằng những hành động cao thượng của mình. Tác giả xây dựng hình ảnh Mirien giống như vị sứ giả của Chúa mang ánh sáng tới thắp lại niềm tin trong tâm hồn đã nguội lạnh của Giăng Vangiăng, soi đường cho anh đi tới cõi thiện. Việc lựa chọn Mirien làm người cảm hóa Giăng Vangiăng chứng tỏ sự tin tưởng của Hugo vào tôn giáo, tác giả tin rằng chỉ có cánh cửa tôn giáo là không đóng lại với kẻ lầm lỗi. Đó là hạn chế trong tư tưởng tác giả nhưng cũng là sự phản kháng với chính quyền tư sản. Bộ đồ ăn và đôi chân đèn bằng bạc chính là cái giá mà giám mục Mirien đã bỏ ra mua lại linh hồn Giăng Vangiăng từ tay quỷ dữ đem dâng cho Chúa như chính ngài đã nói: “Từ nay anh không còn là kẻ ác nữa, anh thuộc về phía người lương thiện rồi. Linh hồn của anh, ta đã mua đây, ta đem nó ra khỏi cõi hắc ám, ra khỏi tư tưởng sa ngã, ta đem nó dâng cho Chúa”. Đức giám mục đã đem lại đạo đức cho Giăng Vangiăng. Không giống như nhân vật Chí Phèo bị cướp đi lương thiện mãi mãi, đức giám mục đã mang lại lương thiện cho Giăng Vangiăng, cái mà nhà tù tư sản đã cướp đi của anh. Đó cũng là sự khác nhau giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn trong việc xây dựng nhân vật trung tâm. Cùng là kiểu nhân vật tha hóa, tì vết nhưng Giăng Vangiăng lại được xây dựng theo hướng lí tưởng hóa, có sự biến chuyển để vươn đến cái đẹp. Hình ảnh Mirien sẽ được thay thế bằng đôi chân đèn bạc, là kỉ vật mà Giăng Vangiăng sẽ mang theo suốt đời để tự thắp sáng cho chính mình. [2, 154]

2.1.2. Giăng Vangiăng và bé Giecve

Cậu bé Giecve tuy chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện một lần duy nhất trong tác phẩm song lại đóng vai trò quan trọng giúp Giăng Vangiăng thức tỉnh. Nói cách khác, bé Giecve là người giúp Giăng Vangiăng định hình cái đẹp mà anh đã được đức giám mục Mirien trao cho nhưng vẫn còn mơ hồ. Sau 19 năm sống trong bóng tối, lần đầu tiên Giăng Vangiăng khóc Anh hối hận vì trót ăn cắp một đồng bạc của thằng bé, lương tâm anh cắn rứt và “nước mắt tuôn ra, đầu óc dần sáng sủa lên”. [11, 153]. Giọt nước mắt rơi xuống đã rửa sạch mọi bóng tối trong tâm hồn anh, dọn đường cho ánh sáng lương thiện chiếu vào. Từ đây, Giăng Vangiăng sẽ hóa thân thành vị thánh cứu vớt mọi người.

2.1.3.Giăng Vangiăng và Phăngtin

Cặp đôi này được “xây dựng trên nguyên tắc ân nhân – nạn nhân, người bị nạn – kẻ cứu nạn”.[2,154]. Giăng Vangiăng lúc này đã mang lương tâm được thắp sáng đi cứu nạn, chia sẻ ánh sáng với những người cũng bị xua đuổi như ông. Trong mối quan hệ này, Giăng Vangiăng lại là người cứu vớt cái đẹp còn Phăng tin là người được cứu vớt. Dưới cái tên thị trưởng Mađơlen, Giăng Vangiăng đã giải thoát Phăng tin khỏi tay Giave, an ủi, chăm sóc cho chị những ngày cuối đời và hứa sẽ tìm Cô dét về cho chị.

2.1.4. Giăng Vangiăng và Săngmachiơ

Săngmachiơ là “một bước cản” [2, 155] để cuộc đấu tranh nội tâm, cuộc đấu tranh mang tính tương phản giữa hai con người trong một con người thêm kịch tính, hấp dẫn. Giăng Vangiăng dằn vặt giữa việc đầu thú hay không đầu thú không phải vì bản thân mình mà vì những người dân thành phố Môngtơrơi. Giăng Vangiăng có quyền không ra đầu thú để ở lại giúp đỡ, chăm lo, cứu vớt những người lao động nghèo khổ nơi đây, đó cũng là một việc tốt. Nhưng nếu như thế, ông sẽ mãi phải cắn rứt với lương tâm mình và không thể rũ bỏ chiếc áo tù khổ sai hóa thân thành vị thánh. Và ông đã chấp nhận mất tất cả để cứu một người không hề quen biết. Sau một đêm suy nghĩ đến bạc trắng đầu, Giăng Vangiăng đã rút ra chân lí: “Cái lối để mặc cho công việc xảy ra, để yên cho Chúa định đoạt là một lối rõ ràng ghê tỏm. Cứ để mặc cho số phận và người đời nhầm lẫn, không ngăn cản nó lại, yên lặng để phụ họa với nó, không làm gì cả, tức là mình đã làm tất cả đấy! Đó là một việc gian giảo đê mạt nhất! Đó là một tội ác khốn nạn, hèn hạ, hiểm độc, đáng khinh, đáng tởm!”. [11,287]. Có thể nói, nhân vật Săngmachiơ đóng vai trò như “một phép thử” [2, 155] để Giăng Vangiăng khẳng định cái đẹp cao cả của mình.

2.1.5. Giăng Vangiăng và Giave

Giave là “con chó săn” của luật pháp tư sản, “hắn là hiện thân của nhiệm vụ cứng rắn, của an ninh khắc nghiệt, là một anh lính canh phòng không nể nang, là một thứ lương thiện đáng sợ, là một tên tô giác lạnh lùng, là công lý dưới mặt mũi một hung thần”. Không những vậy, Giave là kẻ luôn phủ nhận bản chất tốt đẹp, phủ nhận khả năng hướng thiện của con người. Đối với hắn, “đứa nào phạm tội thì trọn đời mãn kiếp là đồ bỏ đi”. Cặp Giave – Giăng Vangiăng được xây dựng theo bút pháp đối lập tương phản theo sát nhau trong cuộc đuổi bắt – trốn tìm, [2, 156] một bên đại diện cho luật pháp tư sản ra sức truy tìm còn một bên đại diện cho người lao động ra sức lẩn trốn tạo ra sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nhằm thể hiện tính khắc nghiệt của số phận. Cuối cùng Giăng Vangiăng đã chiến thắng bằng sự tha thứ và tình thương, “lấy ơn trả oán, lấy lòng tha thứ đáp lại lòng căm thù”. Hành động của ông ở chiến lũy đã khiến Giave phải khuất phục, “trong thâm tâm hắn, hắn thú thực tên cùng khốn ấy cao cả thật”. Có thể coi Giave là kẻ hủy diệt cái đẹp còn Giăng Vangiăng là người bảo vệ cái đẹp. Trong cuộc chiến cam go này, chiến thắng của Giăng Vangiăng đã khẳng định sức mạnh của cái đẹp chân chính, của tình thương và lòng vị tha.

2.1.6. Giăng Van giăng và Tênácđiê

Giống như Giave, Tênácđiê đóng vai trò như một vật cản mà Giăng Vangiăng phải vượt qua trên con đường kiếm tìm và bảo vệ cái đẹp của mình. Tênácđiê cũng được xây dựng tương phản với Giăng Vangiăng, cả hai cùng là những kẻ ở ngoài lề của xã hội nhưng nếu Giăng Vangiăng là hiện thân của lẽ phải thì Tênácđiê lại tượng trưng cho cái ác trong sự khốn cùng.

2.1.7. Giăng Vangiăng và Mariuýt

Mariuýt cũng đóng vai trò như một nấc thang giúp Giăng Vangiăng khẳng định đức hi sinh cao cả sánh tựa với Chúa của mình. Mặc dù với Giăng Vangiăng, Mariuýt như một đối thủ, một kẻ phá đám vì đã cướp mất Cô dét, tình yêu lớn nhất của đời ông. Nhưng bản thân ông cũng không thể yên lòng khi Cô dét không có được tình yêu đôi lứa với Mariuýt. Một lần nữa, ông hi sinh “quên mình với những nỗi đau khổ rất trần thế”để lên chiến lũy cứu Mariuýt và chấp nhận sự cô đơn về phía mình để gả Cô dét cho anh. Với suy nghĩ không thể “đem cái lao tù của ông đặt trước cuộc đời tươi sáng của đôi trẻ”, Giăng Vangiăng đã quyết định hi sinh âm thầm, “tự mình dìm đắm hẳn vĩnh viễn cuộc đời mình”, chấp nhận cuộc sống cô độc để đem lại ánh sáng hạnh phúc cho đôi tinh nhân. Là một người “cao quý mà âm thầm”, sự hi sinh cuối cùng của Giăng Vangiăng đã cho thấy “đạo đức phi thường, cao cả mà hiền từ, mênh mông mà khiêm tốn” của ông, “người tù khổ sai đã thực sự hóa hình thành Chúa cứu thế”.

2.1.8. Giăng Vangiăng và Côdét

Côdét là bậc thang cuối cùng trong hành trình hướng thiện của Giăng Vangiăng. Cuộc đời Giăng Vangiăng có hai lần thức tỉnh, nếu như giám mục Mirien thức tỉnh lương tâm, đem lại đạo đức chân chính của con người thì Côdét là người đem đến tình yêu thương của con người cho ông. Giăng Vangiăng coi Côdét là tất cả, “như ánh sáng, như nhà ở, như gia đình, như tổ quốc, như thiên đường của mình”, “ông yêu Cô dét như con, ông yêu nàng như mẹ, và ông yêu nàng như em gái”. Việc cứu vớt và nuôi dưỡng Côdét không chỉ đơn thuần là việc thực hiện lời hứa với Phăng tin mà vì chính bản thân ông cũng cần một chỗ dựa về tình cảm để ánh sáng luôn thắp trong trái tim ông, “cuộc đời này bổ sung cho cuộc đời kia. Bản năng dẫn Cô dét đi tìm một người cha, bản năng dẫn Giăng Vangiăng đi tìm một người con. Gặp nhau là đã tìm thấy nhau rồi. Khi hai bàn tay của họ chạm vào nhau thì tức khắc đã gắn liền với nhau”.

Đối với Côdét, Giăng Vangiăng vừa là một người cha lại vừa là vị thánh tạo dựng mọi hạnh phúc cho cô, “Giăng Vangiăng đến với em bé ấy tức là Chúa đã đến với em”. Hơn nữa, Giăng Vangiăng còn là người bảo vệ và nuôi dưỡng cái đẹp, ông đã nuôi dạy một đứa bé xấu xí, khốn khổ thành một cô gái xinh đẹp và hạnh phúc. Khi Giăng Vangiăng chấp nhận hi sinh, để cho Côdét đến với Mariuýt và chấp nhận sống cô độc cách xa đôi tình nhân trẻ cũng là lúc hình tượng vị thánh trong ông được hoàn thiện. Giăng Vangiăng thanh thản về với cát bụi, hoàn tất hành trình hướng thiện và kiếm tìm cái đẹp của mình. Hình ảnh cuối cùng là linh hồn sáng rực rỡ của Giăng Vangiăng bay lên trong màn đêm tối tăm, “chắc chắn trong bóng tối có một thiên thần mênh mông đang giương hai cánh chở đón linh hồn” về với Chúa có thể xem như một biểu tượng tuyệt vời về sự ngợi ca cái đẹp.

2.1.9. Số phận bị truy đuổi và đức hi sinh cao cả của Giăng Vangiăng

Giăng Vangiăng trước khi vào tù vốn là một người lao động lương thiện. Số phận như một định mệnh cướp đi của ông cả cha lẫn mẹ, cuộc đời ông chưa bao giờ biết đến tình yêu đôi lứa và cũng chưa hề được hưởng sự yêu thương, nhưng ông lại luôn sống cho người khác. Thời trẻ, ông kiếm sống bằng nghề xén cây, một công việc lương thiện, chăm chỉ làm việc nuôi bảy đứa cháu nhỏ và người chị góa chồng, đến từng miếng ăn cũng nhường cho cháu. Cuộc sống dẫu cực nhọc cũng sẽ trôi đi bình dị nếu chính quyền không đày đọa ông suốt 19 năm trời trong tù chỉ vì ăn cắp một cái bánh mỳ cho những đứa cháu đang đói lả ở nhà. Pháp luật xóa mờ cả tên tuổi và quãng đời trước kia của ông, chỉ còn lại một con số “24601”. Giăng Vangiăng bị tách biệt hoàn toàn khỏi những người thân, trong suốt thời gian ở tù ông chỉ nghe được tin tức của họ đúng một lần và mãi mãi về sau không gặp lại họ nữa. Ông phải làm việc cật lực, đến đêm thì bị cùm chân, ngủ trên những tấm phản lạnh lẽo, ăn thứ cơm của con vật. Luật pháp đã đi quá trớn trong việc trừng phạt người lầm lỗi, “biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của người trấn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ, và cuối cùng đem công lý đặt về bên kẻ đã xâm phạm công lý”, thay đổi hoàn toàn số phận và cướp đi lương thiện của một con người, tách biệt họ khỏi xã hội. Sau 19 năm tù khổ sai trở về, chỉ vì mang theo tấm giấy thông hành màu vàng mà đi đến đâu Giăng Vangiăng cũng bị xua đuổi, đến vào ngủ trong cái ổ chó cũng còn bị nó đuổi đi. Ông gần như bị đẩy ra ngoài lề xã hội khiến cho “lúc vào tù Giăng Vangiăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trơ như đá”, “con người bị pháp luật hất ra ngoài xã hội ấy, nhìn loài người với cặp mắt giận dữ”.

Suốt quãng đời còn lại, ông phải sống lẩn trốn trong bóng tối vì định kiến xã hội. Giăng Vangiăng muôn làm lại cuộc đời nhưng vì quá khứ, ông không thể thoát khỏi sự truy đuổi của pháp luật. Cả cuộc đời ông là một cuộc rượt đuổi và lẩn trốn. Tất cả chỉ vì một lí do duy nhất: luật pháp tư sản đánh đồng những người bất hạnh với kẻ phạm tội, chỉ biết trấn áp mà không biết tha thứ, không cho con người cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Thời gian làm thị trưởng ở Môngtơrơi, 5 năm sống trong nhà tu Pơtipíchquýt và những năm tháng ở Paris, lúc nào Giăng Vangiăng cũng phải che giấu thân phận. Lúc là Mađơlen, lúc thì là Phôsơlơvăng em, ông không thể sống dưới tên thật của mình. Cuộc sống của ông bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các mối quan hệ xã hội, ngoài Cô dét ông không bao giờ giao tiếp với bất cứ ai. Người ta nói an cư lạc nghiệp, còn Giăng Vangiăng thì cả cuộc đời phải chạy trốn, không khi nào được yên ổn một chỗ. Chỉ vì sự kì thị và những định kiến của xã hội mà một người trót lầm lỗi phải chấp nhận số phận sống trong bóng tối, cả đời chịu sự truy đuổi, không được sống đàng hoàng với tên họ của chính mình. Người ta luôn đối xử khắc nghiệt và đóng lại mọi cánh cửa với người đã từng phạm tội, ngay cả Mari uýt khi biết được thân phận của Giăng Vangiăng cũng tìm cách xa lánh ông. Pháp luật và phong hóa đã khiến số phận của Giăng Vangiăng phải chịu một sự cô độc, lạnh lẽo, chặn mọi ngả đường quay về của ông. Cả cuộc đời đi tìm một cái tên nhưng đến lúc chết số phận của ông cũng chỉ là một nấm mồ vô danh “cỏ che mưa xóa”.

Giăng Vangiăng rất ít nói, ít cười và chẳng mấy khi giao lưu với mọi người, tác giả ít miêu tả ngôn ngữ mà chủ yếu khắc họa nhân vật qua hành động trong khi những nhân vật khác được “nói” rất nhiều. Giăng Vangiăng sống khép mình, ngay cả với Cô dét ông cũng ít khi trò chuyện, tình yêu thương chủ yếu được bộc lộ qua hành động. Điều này tạo nên cho Giăng Vangiăng một vẻ đẹp đơn độc, buồn bã, kiêu kì đậm chất lãng mạn của một con người tài hoa bị bạc đãi. Nhưng đối lập với vẻ ngoài, càng ít nói và đơn độc bao nhiêu thì tình yêu thương và đức hi sinh của Giăng Vangiăng càng lớn bấy nhiêu. Ông có một sự xám hối rất lớn, ngay sau khi những giọt nước mắt thức tỉnh rơi xuồng, ông đã chạy đến bên Chúa để thú tội. Kể từ đó ông sống với một đức hi sinh cao cả, ban phát mọi thứ mình có để đền bù cho những lầm lỗi mà ông đã phạm phải. Trong thời gian làm thị trưởng ở Môngtơrơi ông “đã cho dân trong thành phố và những người nghèo khó đến hơn một triệu phơrăng”, ngoài ra ông còn “quyên thêm mười giường bệnh”, “dựng hai trường mới”, “lập một nhà phúc, có lẽ khắp nước Pháp chưa đâu có, và một quỹ cứu tế cho thợ già yếu tàn tật”. Nhà máy của ông là nơi cưu mang tất cả những kẻ khốn khổ “ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn có việc làm và cơm ăn”. Đối với người dân Môngtơrơi, Giăng Vangiăng thực sự là một vị thánh từ trên trời hiện xuống cứu giúp dân chúng, “bác trước là một ân nhân sau là một vị cứu tinh”. Ở thành phố không hề có chuyện tư sản bóc lột công nhân. Nhưng “vương quốc lí tưởng” đó nhanh chóng sụp đổ, vì mâu thuẫn giữa tư sản với người lao động là mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa được, thành phố như một tia sáng yếu ớt trong bóng đêm của xã hội tư sản và nó không thể tồn tại lâu dài. Nếu số phận của Giăng Vangiăng chỉ dừng lại là một ông chủ tư sản tốt bụng thì nhân vật không thể hoàn thành hành trình vươn tới cõi thiện, cởi bỏ tấm áo tù khổ sai để trở thành một vị thánh. Trong suốt chặng đường sau này, cứ đi đến đâu là Giăng Vangiăng lại cứu giúp và ban phát cho người khác đến đó. Không chỉ Cô dét, Phăngtin, Mari uýt mà bất cứ kẻ khốn khổ nào gặp được trên đường ông cũng giúp đỡ. Chính Tênácđiê cũng từng được Giăng Vangiăng cứu giúp dưới vai trò một nhà từ thiện. Hình ảnh Giăng Vangiăng giống như Chúa hóa thân làm người để cứu nhân độ thế. Cặp Giăng Vangiăng – Côdét được xây dựng giống với mô típ trong truyện cổ tích “Cô bé lọ lem”, trong đó Giăng Vangiăng đóng vai ông tiên, bằng những phép màu phi thường đã giúp Côdét tìm được hạnh phúc.

Để chống lại quan điểm mỹ học thiếu dân chủ của chủ nghĩa cổ điển, Victor Hugo xây dựng Giăng Vangiăng là một hình tượng kép mang yếu tố Grôtexcơ, hòa lẫn giữa cái cao cả và thấp hèn trong một nhân vật, điều mà văn học cổ điển không có. Giăng Vangiăng xuất thân từ tầng lớp thấp kém trong xã hội, khoác áo tù khổ sai nhưng đồng thời mang một nhân cách cao cả sánh ngang đức Chúa. Qua đó, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân lao động, cái đẹp không bắt nguồn từ giai cấp, tầng lớp mà xuất phát từ chính tâm hồn con người. Ngoài ra, Giăng Vangiăng cũng được xây dựng một cách không rạch ròi giữa ba tuyến nhân vật nạn nhân – kẻ hung bạo – vị cứu tinh [4, 494] như trong văn học cổ điển, ông vừa là nhạn nhân của xã hội đồng thời là cứu tinh của những người khốn khổ. Hành trình đi từ nạn nhân trở thành vị cứu tinh của Giăng Vangiăng chính là sự khẳng định sức mạnh, sự vươn lên của người lao động và niềm tin của Hugo vào bản chất tốt đẹp của họ.

Lòng cao cả của Giăng Vangiăng mỹ học gọi là cái đẹp vượt độ, [14, 37] có quy mô, tầm vóc to lớn, vượt khỏi khuôn khổ thông thường, chứa đựng những ý nghĩa trọng đại và cũng là cái quan trọng nhất đưa nhân vật trở thành một vị thánh. Sự cao cả được thể hiện qua lòng vị tha và những hành động nghĩa hiệp, cao đẹp của ông. Bị xã hội tư sản ruồng bỏ và vùi dập, Giăng Vangiăng không quay lưng lại mà vẫn tha thứ cho xã hội. Tha thứ là phương châm hành động và là triết lí sống của Giăng Vangiăng. Bị Giave truy đuổi và cản trở con đường tìm về cõi thiện khiến mình phải sống lẩn tránh, nhưng chưa một lần nào Giăng Vangiăng tỏ ra thù ghét Giave mà trái lại, ông sẵn sàng tha chết cho hắn và trả lại cho hắn tự do. Đó là sự trả thù cao thượng “lấy ơn trả oán, lấy lòng tha thứ đáp lại lòng căm thù, ưa thương người chứ không ưa báo oán”. Khi lên chiến lũy, Giăng Vangiăng không bắn chết hay bị thương một ai mà chỉ bắn dọa, ông biết coi trọng sinh mệnh của tất cả mọi người, “thà hy sinh thân mình chứ không màng hại kẻ địch”. Toàn bộ số tiền kiếm được, Giăng Vangiăng dành để cứu giúp người nghèo và lo cho Cô dét chứ không tiêu xài một đồng, bản thân ông vẫn sống đạm bạc với bánh mỳ đen và nước trắng trong một căn phòng đơn sơ.

Sự cao thượng của Giăng Vangiăng có những nét tương đồng với hoàng tử Rama trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. Hoàng tử Rama trước khi giết chết kẻ thù bao giờ cũng ban ánh sáng chân lý, giác ngộ linh hồn của họ. Những kẻ thù bị Rama trừng phạt như khỉ Vali, quỷ vương Ravana đều không mảy may oán hận mà luôn tỏ ra biết ơn chàng. Giăng Vangiăng cũng trừng phạt tội ác của Giave, nhưng đó là sự trừng phạt từ bên trong, là sự giác ngộ và cảm hóa cái ác bằng công lý tình thương. Kể từ khi được Giăng Vangiăng tha chết, Giave không một phút nào yên ổn. Hắn đã phải dằn vặt lương tâm và cuối cùng cũng thú nhận một điều mà hắn không bao giờ dám nghĩ đến: “tên cùng khốn ấy cao cả thật”. Giave phải tìm đến cái chết vì hắn là một kiểu người công cụ, khi chấp nhận từ bỏ chức năng mà pháp luật giao cho là truy đuổi Giăng Vangiăng cũng là lúc số phận của hắn kết thúc. Có thể nói Giăng Vangiăng đã ban cho Giave một cái chết nhưng đồng thời cũng là một sự giải thoát, cứu vớt linh hồn hắn. Giave chết nhưng trong lòng cảm thấy khâm phục Giăng Vangiăng hơn bao giờ hết. Trước đây, giám mục Mirien cảm hóa được một người tù khổ sai bằng tình thương, còn Giăng Vangiăng đã giác ngộ được một kẻ máu lạnh với bản chất sắt đá tưởng chừng như không thể thay đổi bằng hành động cao thượng sánh ngang với Chúa của mình.

Một biểu hiện đặc biệt của cái cao cả trong Giăng Vangiăng là phẩm chất anh hùng, nhân vật được xây dựng như một hình mẫu mang vẻ đẹp lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn, là kiểu chiến sĩ đấu trong chống lại toàn xã hội và cứu vớt nhân loại. Giăng Vangiăng được đặt vào nhiều hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ vẻ đẹp phi thường của mình. Từ một người tù khổ sai, bằng trí tuệ và lao động sáng tạo, Giăng Vangiăng đã trở thành thị trưởng, đem công sức và tiền bạc cứu giúp dân chúng, mang lại sự phồn thịnh cho cả một vùng. Thành phố Môngtơrơi tuy được xây dựng theo kiểu xã hội không tưởng nhưng là một minh chứng cho phẩm chất phi thường của Giăng Vangiăng. Việc thú nhận thân phận để cứu Săngmachiơ cũng thể hiện sự cao thượng của Giăng Vangiăng, sẵn sàng hi sinh mọi thứ mình có, hi sinh con đường hướng thiện của mình, chấp nhận quay lại ngục tù để cứu một kẻ không quen biết. Nhưng sau đó, Giăng Vangiăng đã thực hiện một cuộc vượt mình thoát khỏi nhà tù, cứu Cô dét và lẩn trốn sự truy đuổi của Giave. Một phẩm chất đáng quý mà người anh hùng nào cũng có là trọng danh dự, giừ lời hứa. Giăng Vangiăng đã giữ trọn lời hứa với Phăngtin, không chỉ cứu Côdét, ông còn mang lại hạnh phúc cho cô bé, nuôi dưỡng cái đẹp phát triển. Trong chiến lũy, chỉ có một mình Giăng Vangiăng còn lành lặn, lần thứ ba ông thực hiện cuộc vượt mình một cách phi thường trong cống ngầm để cứu Mariuýt, “người bê bết từ đầu đến chân, nhưng tâm hồn chói lọi một thứ ánh sáng lạ lùng”. Sự hi sinh lớn lao, cao cả nhất của người anh hùng Giăng Vangiăng là đối với Mariuýt. Đầu tiên, ông coi Mariuýt như kẻ thù đã cướp mất tình yêu lớn nhất của đời ông là Côdét. Nhưng rồi ông lại bỏ qua tất cả, cứu Mariuýt, chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người và tự mình rút lui trong cô độc. Đó là đức hi sinh cao cả mà chỉ có Chúa mới làm được. Tuy cho đi rất nhiều, nhưng Giăng Vangiăng luôn hành động âm thầm lặng lẽ, luôn chịu đựng một mình chứ không nói với ai nửa lời. Sự chịu đựng của Giăng Vangiăng giống như ông già Santiagô đã vươn đến tầm của Chúa. Cái cao cả của Giăng Vangiăng mang tính xuất chúng, phi thường nhưng cũng gần gũi với đời thường. Bởi lẽ, ông là hiện thân của người lao động, vẻ đẹp của ông là vẻ đẹp của người lao động chân chính.

Nói tới cái đẹp của Giăng Vangiăng, không thể không nhắc tới sự bi đát trong số phận nhân vật. Về mặt mỹ học, cái bi cũng là một dạng thức của cái đẹp. Nếu cái hùng khẳng định sự thắng lợi của hành động dũng cảm đấu tranh vì mục đích cao đẹp thì cái bi lại phơi bày sự non yếu của cái mới, sự thất bại của loại hành động này. Sự thất bại gắn với tổn thất, đau xót, thậm chí cái chết, nhưng chỉ sự mất mát của cái tiến bộ, hợp quy luật mới được coi là cái bi và gây nên nỗi xót thương, luyến tiếc của người đọc. Hình ảnh nấm mồ không tên tuổi “cỏ che, mưa xóa” cuối tác phẩm là biểu tượng của cái bi trong số phận Giăng Vangiăng. Cả cuộc đời đi tìm một cái tên, một chỗ đứng trong xã hội, phấn đấu để vượt lên số phận nhưng đến phút cuối phải đón nhận cái chết, xã hội tư sản vẫn không thừa nhận Giăng Vangiăng. Hình ảnh này mang tính tố cáo sâu sắc, vẻ đẹp của người lao động cùng với sự tiến bộ của họ vẫn bị luật pháp tư sản phủ nhận. Cái đẹp khát khao vươn lên khẳng định mình nhưng lại bị xã hội vùi dập dẫn đến sự bi đát trong số phận của nó. Tuy hiện tại cái đẹp bị đàn áp, tồn thất, nhưng trong tương lai nó sẽ trưởng thành dần và chiến thắng. Đây chỉ là sự thất bại tạm thời còn lí tưởng mà nó theo đuổi vẫn sẽ được người khác tiếp nối. Cái đẹp mà Giăng Vangiăng tạo dựng sẽ được Cô dét và Mari uýt tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển. Chính sự bất hạnh trong số phận của Giăng Vangiăng đã tạo điều kiện cho cái đẹp của nhân vật được thử thách, tôi luyện để khẳng định mọi giá trị của nó.

2.2. Phăngtin – Đức Mẹ của tình mẫu tử.

Phăngtin là nhân vật có số phận bất hạnh nhất trong tác phẩm. Cuộc đời đầy đau khổ của chị tạo nên một ám ảnh xoáy sâu trên từng trang giấy, những câu văn viết về chị như có máu chảy ở đầu ngọn bút khiến người đọc không khỏi rơi lệ. Trong con người Phăng tin mang hai vẻ đẹp lớn nhất là tình yêu thủy chung và tình mẫu tử thì đi liền với nó là hai nỗi bất hạnh: bị người tình phụ bạc và phải xa con, yêu con tha thiết nhưng cho đến chết cũng không được nhìn thấy mặt con.

Giống như những nhân vật khác, nỗi đau đầu tiên của Phăngtin là không có cha mẹ, chị sống cô độc không nơi nương tựa, đến tên họ cũng không có, “nàng hứng một cái tên như người ta hứng một giọt mưa từ trên trời rơi xuống”. Mồ côi cha mẹ, thiếu sự quan tâm chăm sóc và nuôi dạy là đặc điểm chung trong các nhân vật của Victor Hugo. Tuy vậy, Phăngtin lại có vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn, chị có một hàm răng trắng đều và một mái tóc vàng “óng ả như ánh mặt trời”. Phăng tin mang trong mình vẻ đẹp thánh thiện, ngây thơ “trong tâm hồn còn thoang thoảng mùi hương trinh thục”, đẹp như “một bông hoa mọc lên từ trong quần chúng”. Tuy không được ai nuôi dạy, nhưng Phăngtin lại biết sống rất đúng mực, không lả lơi ong bướm. Trong bốn cô gái chơi với nhau, chỉ mình Phăngtin là “gái ngoan” còn ba cô kia là “gái khôn”. Một vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn của Phăngtin là chị biết yêu hết mình và yêu chung thủy, nhưng đó cũng là bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời chị. Với yêu chân thật, chị đã trao tất cả những gì mình có cho Tôlômiét và có con với hắn. Nhưng tên sở khanh chỉ coi Phăng tin như một “thói quen phong nguyệt”, hắn ruồng bỏ chị, để măc cho người mẹ trẻ phải đơn độc xoay sở với cuộc sống khắc nghiệt. Nỗi bất hạnh bị người yêu ruồng bỏ là mở màn cho một chuỗi đau khổ khác đến với số phận của Phăng tin.

Chính vì định kiến xã hội, sự dè bỉu của người đời mà Phăngtin phải rời bỏ “báu vật” mà chị yêu quý nhất là Côdét, và cũng chính vì nó mà chị bị đuổi khỏi nhà máy, phải sống vất vả, cơ cực, phải làm việc đến lao lực (ở Môngtơrơi, người ta vẫn giữ tư tưởng lạc hậu, không chấp nhận người phụ nữ chưa chồng mà có con. Phăngtin bị đuổi việc một cách vô lý và bị coi thường chỉ vì có người phát hiện ra chị có con). Thân phận và nhân phẩm của chị bị cả xã hội coi rẻ. Người ta không hiểu được đức hi sinh lớn lao của Phăng tin, trong mắt mọi người, chị chỉ là một “con điếm mạt hạng”. Pháp luật và phong hóa như có một sự liên kết chặt chẽ với nhau trong việc đày đọa số phận con người. Khi Phăngtin phản ứng lại một tên tư sản nhét tuyết vào lưng chị thì chính chị lại trở thành kẻ có tội vì pháp luật tư sản chỉ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Chỉ có người lao động khốn khổ là có tội và không được quyền lên tiếng. Mặc cho Phăngtin khóc lóc van xin, Giave vẫn nhất quyết bắt chị về đồn và hành hạ chị.

Nếu các nhân vật khác đều được hưởng một cái chết vinh quang (Giăng Vangiăng chết trong tay các con và linh hồn thanh thản về với Chúa; Êpônin được chết trong tay người mình yêu; Ănggiônrát, cụ Mabớp, Gavrốt hi sinh anh dũng trên chiến trường…) thì duy nhất có Phăngtin là phải nhận một cái chết đau đớn nhất. Chị chết mà không được nhìn mặt con, chết trong sự hoảng loạn, khiếp sợ vì phải trông thấy tên “quỷ dữ” Giave và chết trong đau đớn của bệnh tật. Cái chết cuả Phăngtin là một sự tố cáo sâu sắc pháp luật và định kiến xã hội. Nhưng có lẽ vì Phăng tin cũng là nhân vật mang vẻ đẹp sánh tựa với thánh thần nên tác giả vẫn muốn để cái chết đau thương của chị có được chút hào quang. Trước khi chết chị đã mỉm cười, đó là nụ cười thanh thản bởi chị biết Giăng Vangiăng sẽ thay chị nuôi dưỡng Cô dét, nuôi dưỡng cái đẹp. Linh hồn chị sẽ được hóa thân trên thiên đường.

Tuy số phận cay đắng và bị đày đọa, nhưng Phăngtin lại có một tinh thần chịu đựng, hi sinh và ban phát vô cùng cao cả giống như Đức Mẹ. Bao nhiêu tình yêu trong cuộc đời, Phăng tin dồn cả vào Cô dét, chị sẵn sàng hi sinh tất cả cho con mình. Để có tiền lo cho Cô dét, chị đã phải chấp nhận từ bỏ mọi thú vui khác, sống một cuộc sống kham khổ “Mùa đông Phăng tin tập bỏ hẳn lò sưởi. Phăng tin dứt được với con chim nuôi chơi… chị học cách lấy váy làm chăn và lấy chăn làm váy, cách ghé cửa sổ để ăn cơm dưới ánh đèn hàng xóm cho đỡ tốn nến nhà mình”. Chị phải làm việc cật lực, vắt kiệt sức lao động của mình, “cứ ngày ngủ năm giờ, còn thì ngồi mà khâu may” với cái giá mười hai xu một ngày chẳng thể đủ mà mua cơm ăn. Phăngtin chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng cho con, mỗi lần vợ chồng Tênácđiê viện cớ đòi tiền nuôi Cô dét chị lại phải tất tả kiếm tiền bằng mọi cách gửi cho chúng. Vì con, chị chấp nhận bán răng, bán tóc là hai tài sản quý giá của mình, không có việc gì chị không dám làm để cho con được sung sướng. Cái quý giá nhất của người phụ nữ là nhân phẩm và danh dự thì Phăng tin cũng không ngần ngại bán đi, chấp nhận làm “gái điếm” để có tiền nuôi con. Trong văn học Việt Nam, chúng ta có một tấm gương nàng Kiều vì lòng hiếu thảo đã bán mình chuộc cha thì Phăngtin cũng là một biểu tượng cao cả của tình mẫu tử khi bán thân để lo cho con. Người phụ nữ ấy bán đi danh dự, chấp nhận bị xã hội khinh rẻ để mua cho mình một nhân cách cao đẹp, sự hi sinh và ban phát của chị thật cao cả sánh tựa đức Mẹ đồng trinh. Số phận đày đọa Phăngtin nhưng không thể dập tắt được cái đẹp trong tâm hồn của người mẹ đầy đức hi sinh lớn lao đó mà chỉ làm cho nó sáng rực rỡ thêm.

Phăngtin được đặt trong thế tương phản với mụ vợ Tênácđiê. Người đàn bà thô lỗ, cục cằn đó đối lập với chị cả về ngoại hình và nhân cách. Mụ cũng yêu con, nhưng là tình yêu bệnh hoạn gắn với thứ tiểu thuyết rẻ tiền mà mụ hay đọc. Mụ chỉ yêu hai đứa con gái đầu và đặt tên cho chúng theo kiểu tiểu thuyết là Êpônin và Adenma. Ba đứa con trai sau bị mụ hắt hủi, đẩy ra khỏi nhà, mặc chúng sống chết thế nào mụ không cần quan tâm. Nếu như Phăngtin tìm mọi cách kiếm tiền nuôi con thì mụ dùng con như một món hàng để kiếm lời. Xây dựng hình ảnh hai người mẹ đối lập với nhau, tác giả không chỉ phê phán, lên án sụ tàn nhẫn, xấu xa của mụ vợ Tênacđiê mà lấy đó như tấm gương phản chiếu, ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm, phẩm chất của Phăngtin.

2.3. Gavrốt – thiên thần nhỏ của đường phố Paris.

Trong số các nhân vật của Những người khốn khổ, Gavrốt có lẽ là nhân vật chiếm được nhiều say mê và cảm tình nhất từ bạn đọc. Xuất hiện với nhiều vẻ đẹp khác nhau, chú là “tên trộm cắp bé con hào hiệp”, là “con ruồi của bánh xe cách mạng vĩ đại”, là “hạt bụi” sẽ “hóa thân vào bão táp”. Bất hạnh ở chỗ chú “có cha có mẹ mà lại mồ côi”, bị đẩy ra khỏi nhà từ bé, không ai chăm sóc nuôi nấng, phải lấy đường phố làm nhà, lăn lộn để kiếm từng bữa ăn. Nhưng cuộc sống thiếu tình yêu thương không làm chú chai sạn, “trái tim em không hoàn toàn âm u và trống rỗng”. Trái lại, chú sống hồn nhiên, lạc quan và đầy bản lĩnh, cao thượng, “đó là một chú bé vui nhộn, xanh xao, nhanh nhẹn, tinh khôn, ưa chế giễu…vui vẻ như con mèo hay con chim sẻ”. Gavrốt được xây dựng theo kiểu “nhân vật nổi loạn” của chủ nghĩa lãng mạn, mang hình ảnh người anh hùng đơn độc chống lại xã hội. Giống như Giăng Vangiăng, vẻ đẹp của Gavrốt cũng là sự hội tụ của cái hùng, cái cao cả trong một số phận bất hạnh.

Vẻ đẹp đầu tiên của Gavrốt chính ở chỗ chú biết quý trọng tự do và có tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, khát khao duy nhất của chú là “lật đổ chính phủ và khâu lại cái quần dài của mình”. Gavrốt thuộc lòng đường phố Paris và nhớ được lí lịch của tất cả cảnh sát. Cuộc sống buộc chú phải như vậy và cũng vì trong tiềm thức, Gavrốt đã mang sẵn tư tưởng nổi dậy đấu tranh chống chính quyền.

Cuộc đời ngắn ngủi của Gavrốt cũng là hành trình cứu giúp và ban phát cho người khác, ban phát tất cả những gì mình có mà không đòi hỏi nhận về một chút nào. Đi trên đường, gặp một con bé hành khất đang rét run vì lạnh, chú sẵn sàng “cởi ngay tấm khăn len ấm quàng quanh cổ, chú vuốt lên đôi vai gầy gò tím ngắt của con bé ăn mày”. Chứng kiến cảnh nghèo khó của cụ Mabớp, nhanh như cắt, Gavrốt lấy trộm tiền của tên lưu manh Môngpacnac ném cho cụ. Trong mọi việc làm, chú đều hành động một cách âm thầm, lặng lẽ giống như Giăng Vangiăng, làm ơn, giúp đỡ người khác mà không cần báo đáp. Đối với những người nghèo khổ, Gavrốt giống như một thiên thần bé con, một “chú tiên đồng” láu cá và vui vẻ, lúc nào cũng giúp đỡ mọi người.

Sự cao cả, trượng nghĩa của Gavrốt được thể hiện rõ nhất ở việc cưu mang hai đứa bé xa lạ mà chính chú cũng không biết đó là em mình. Gặp hai đứa bé đang bị đuổi khỏi tiệm cắt tóc, Gavrốt ra hiệu cho chúng đi theo mình, chú móc sạch túi mua một ổ bánh mỳ và chia cho hai đứa phần lớn hơn, nhận về mình phần nhỏ hơn. Lo hai đứa không có chỗ ngủ, chú dẫn chúng về chỗ ở của mình, dù đó chỉ là bụng một con voi đá đặt ở công viên. Dẫu hoàn cảnh của Gavrốt cũng chẳng hơn gì hai đứa bé kia, nhưng chú sẵn sàng sẻ chia mọi thứ, cả miếng ăn và chỗ ngủ nhỏ bé cho chúng. Bằng lời hứa với hai đứa bé “tao sẽ chăm non cho chúng mày”, Gavrốt đã chứng tỏ sự cao cả của mình với một cách sống đầy trách nhiệm, tự tin và bản lĩnh. Tuy có những suy nghĩ và hành động như người lớn, nhưng Gavrốt vẫn giữ được vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Chú không quên nhu cầu chơi đùa, đi đây đi đó, vẫn ham thích được tắm sông, được xem kịch ở nhạc viện như bao đứa trẻ khác. Sự hòa lẫn giữa lòng dũng cảm và tâm hồn ngây thơ, trong sáng đã tạo nên một vẻ đẹp bất hủ cho trẻ em trên khắp thế giới. Gavrốt hiện lên trong thế đối lập tương phản với xã hội tư bản, tuy chỉ là một đứa “nhãi ranh của đường phố”, nhưng chú đã mang lại cho hai đứa bé kia tất cả những gì nhỏ bé mà mình có, nhưng cả xã hội rộng lớn kia lại không thể mang lại cho chúng.

Là “hạt bụi” sẽ “hóa thân vào báo táp”, Gavrốt lập tức tham gia vào cuộc khởi nghĩa ngay khi nó nổ ra. Trong khi nhiều người chưa hiểu được khởi nghĩa thì Gavrốt với trái tim trẻ thơ hồn nhiên đã nắm rất rõ vai trò của nó. Chú tự nhủ: “Cố Gócxo à, cố mắng những người cách mạng là sai. Khẩu súng này là vì cố đấy. Để cho sau này trong cái sọt của cố có nhiều cái ăn được”. Gavrốt tham gia khởi nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình. Chú lăng xăng như “con ruồi của cố xe cách mạng vĩ đại”, sẵn sàng làm mọi việc dù nguy hiểm đến đâu. Chú là biểu tượng cho sự trẻ trung, đầy sức sống của cách mạng. Trong khi nghĩa quân đang chiến đấu rất căng thẳng thì Gavrốt vẫn giữ được vẻ hồn nhiên, vẫn hát những bài ca một cách vui vẻ như chẳng gì có thể làm cho chú sợ hãi. Nhờ có chú mà nghĩa quân cũng sôi nổi lên rất nhiều, “chú đến đấy để khuyến khích mọi người… Vì chú, kẻ này vui lên, kẻ kia thêm hăng hái, kẻ nọ nổi nóng, có điều ai ai cũng hoạt động hơn lên”, thiếu Gavrốt, nghĩa quân như mất đi một nửa linh hồn. Dũng cảm mà nhí nhảnh, bông đùa, Gavrốt mang vẻ đẹp gần giống với hình tượng Tôn Ngộ Không, cả hai đều xứng đáng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân, “chất phác, hồn nhiên , vô tư nhưng hàm chứa một sự giận dữ có thể nổ tung trong những thời điểm cần thiết”.

Hình ảnh Gavrốt nổi bật nhất trong lúc ra nhặt đạn ngoài chiến lũy. Lúc này chú thực sự là một anh hùng “đầu đội trời chân đạp đất” với lòng quả cảm khiến cho quân thù phải khiếp sợ. Tác giả sử dụng biện pháp “huyền thoại hóa” nhân vật, cho nhân vật làm những điều phi thường không tưởng, “Gavrốt làm bia cho súng đạn mà lại chơi đùa với súng đạn”, “cả chiến lũy run sợ còn chú thì nhởn nhơ ca hát”, “cứ một tiếng súng, chú trả lời bằng một khúc hát”. Những hành động phi thường đó đã khẳng định cái đẹp lớn lao trong phẩm chất của Gavrốt.

Biện pháp tương phản được sử dụng, đưa Gavrốt hiện lên như một tia sáng rực rỡ đối lập trên cái nền bóng tối của quân thù xung quanh để nhấn mạnh vẻ đẹp anh hùng của chú. Phát đạn thứ nhất không làm Gavrốt gục ngã, chú vẫn tiếp tục ca hát. Đến phát thứ hai, chú không chết mà “linh hồn bé bỏng vĩ đại ấy đã bay về trời”. Gavrốt lúc này đã được “huyền thoại hóa” không giống với con người. Chú là một thiên thần bé nhỏ trên thiên đường xuống giúp đỡ nhân loại và bay về trời khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Thế gian đầy đen tối không phải chỗ cho một thiên thần nên Gavrốt đã dời bỏ nó, tìm về một nơi tốt đẹp hơn. Cái chết của Gavrốt vì vậy không hề bi thương mà trở nên cao đẹp, hùng tráng hơn bao giờ hết.

Gavrốt xứng đáng là một trong những hình tượng trẻ em đẹp nhất trong văn học, là biểu tượng cho thế hệ “mầm non” của cái đẹp sẽ lớn lên và tỏa sáng. Gavrốt hi sinh nhưng hai đứa em chú chắc chắn sẽ tiếp tục sống cuộc sống bất diệt của anh trai mình.

2.4. Ănggiônrát – vẻ đẹp lạnh lùng và kiên cường của cách mạng.

Giống như Giăng Vangiăng, Ănggiônrát cũng là hiện thân của cái đẹp nhưng lại mang vẻ đẹp kiêu bạc đậm chất lãng mạn. Anh “đẹp như một thiên thần” với mái tóc vàng, “đôi mắt sâu thẳm, mi mắt hơi đỏ, môi dưới dày và dễ dàng khinh mạn, trán cao”. Vẻ đẹp của anh có nét mềm mại “tươi thắm như một thiếu nữ” nhưng lạnh lùng, băng giá như một bông hồng gai. “Vừa là một giáo sĩ, vừa là một chiến sĩ”, anh đẹp như đóa hoa bách hợp nhưng lại “không biết rằng ở trên trái đất này có một sinh vật gọi là phụ nữ”, anh cũng “ít ngắm hoa hồng, không biết mùa xuân, không nghe tiếng chim hót”.

Cái đẹp của Ănggiônrát là vẻ đẹp của trí tuệ và lí tưởng. Anh chưa bao giờ biết đến tình yêu đôi lứa, tình nhân duy nhất của anh là Tổ quốc. Số phận của Ănggiônrát gắn chặt với cách mạng, anh chỉ biết có lí tưởng, sống tất cả cho cách mạng chứ không hề sống cho cá nhân mình. Anh là “người tình nhân lạnh như đá của thần Tự do”, biểu tượng kiên cường cho cái đẹp của cách mạng. Lý tưởng của Ănggiônrát khiến cho người khác phải nể phục anh như một vị tướng lĩnh dù anh mới ngoài hai mươi tuổi. Mọi người luôn bị cuốn hút vào những lý tưởng tiến bộ của Ănggiônrát với một sự kính trọng mỗi khi anh trò chuyện hay phát biểu. Anh còn có tài ăn nói khiến người khác phải nể phục, bằng tài hùng biện của mình, anh đã ban phát những triết lí sống cao đẹp cho mọi người.

Nếu như Giăng Vangiăng đại diện cho giải pháp tình thương thì Ănggiônrát đại diện cho giải pháp bạo lực. Bởi vậy, bên trong vẻ đẹp thiên thần là một con người cứng rắn và lạnh lùng, một chiến sĩ cách mạng quả cảm không run sợ trước bất cứ thế lực nào. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, Ănggiônrát đã đứng lên lãnh đạo mọi người xây dựng được chiến lũy “làm bằng hai đống là đau khổ và tư tưởng”. Trong những giờ phút chiến đấu ác liệt nhất, anh vẫn tràn đầy niềm lạc quan với những quan niệm đầy lí tưởng về lẽ sống chết: “ai chết ở đây là chết trong ánh sáng rực rỡ của tương lai, chúng ta sẽ đi vào ngôi mộ tràn đầy ánh bình minh”. Anh hiểu rõ giá trị của tự do và cống hiến hết mình cho cách mạng, sẵn sàng hi sinh mạng sống để mua tương lai cho nhân loại.

Hình tượng Ănggiônrát đẹp nhất là lúc anh đón nhận cái chết. Chàng thanh niên bình thản đưa tấm thân rắn chắc “như pha lê mà cũng là đá” đón nhận tám phát đạn mà không hề tỏ ra đau đớn. Toàn thân anh đứng vững như một pho tượng cẩm thạch, không ngã xuống, có chăng thì là cái đầu hơi ngoẹo sang bên trái một chút. Tư thế của Ănggiônrát được khắc họa giống như Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, vẻ đẹp của nhân vật một lần nữa được “huyền thoại hóa” để trở nên vĩ đại, xuất chúng.

Tuy nhiên, việc lí tưởng hóa quá mức mọi hành động đã làm mất đi tính chân thực của hình tượng nhân vật. Ănggiônrát không hề có đời sống nội tâm, anh mang vẻ đẹp của Chúa nhưng lại thiếu mất phần hồn của một con người. Số phận của Ănggiônrát gắn chặt với cách mạng, anh sinh ra và sống để chiến đấu, cuộc đời anh không còn biết tới điều gì ngoài lí tưởng và cách mạng. Cái chết của anh là một sự tất yếu vì trong thực tế cách mạng chưa đủ khả năng giành chiến thắng. Hầu hết những nhân vật có vẻ đẹp sánh tựa với thần thánh như Giăng Vangiăng, Gavrốt, Ănggiônrát đều có kết thúc là cái chết như một sự khẳng định chính cái đẹp của họ trước số phận. Họ là những biểu tượng hoàn hảo cho cái đẹp, hoàn toàn đối lập và không thể chung sống với bóng tối của xã hội tư sản, họ buộc phải chết để tới một cõi đẹp hơn, rời bỏ trần gian bay về trời giống như Helen trong Faust hay Rêmêđiốt – Người đẹp trong Trăm năm cô đơn.

2.5. Êpônin – vẻ đẹp của một tình yêu cao thượng.

Trong số các nhân vật nữ, Êpônin là nhân vật được xây dựng đậm tính hiện thực và tạo dấu ấn sâu sắc hơn cả. Số phận không ban cho Êpônin ngoại hình đẹp như Phăngtin hay Côdét, cô gái khốn khổ này có “nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng, con mắt đục táo tợn”, dáng vóc “xanh xao, gầy gò, hốc hác” của một “thiếu nữ cằn cỗi”. Mới mười sáu tuổi nhưng trông cô như đã “năm mươi tuổi” với cái nhìn của “một mụ già dày dạn” và giọng nói khàn khàn của “một tên tù say rượu”. Điều đắng cay của Êpônin là cô sinh ra vốn không phải xấu xí, nhưng cuộc sống nghèo khổ, trụy lạc đã cướp đi nhan sắc của cô. Số phận của cô tiêu biểu cho một tầng lớp người “sống không tên không tuổi, chẳng ra đàn ông chẳng ra đàn bà, chẳng biết gì là thiện ác, vừa lớn lên đã mất tất cả mọi thứ trên cuộc đời, tự do không, đạo đức không, trách nhiệm cũng không… giống như những bông hoa rơi ngoài đường, bùn nhơ dây lên be bét, cho đến khi một bánh xe lăn qua nghiến nát”.

Nhưng bên trong người con gái này vẫn chứa đựng nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn. Như bao cô gái khác, cô cũng thích soi gương, ca hát nhảy múa và thích thú với những quyển sách của Mariuýt. Cuộc sống cằn cỗi không làm cô mất đi khả năng nhận thức cái đẹp. Mặc cho vẻ ngoài xấu xí, xanh xao, cô vẫn giữ được sự trẻ trung, tươi thắm và nồng nhiệt của tuổi trẻ. Êpônin giống như một viên ngọc thô chưa được mài dũa, nếu cô cũng gặp “vị thánh” như Giăng Vangiăng thì có lẽ số phận đã đổi khác, “hẳn dáng điệu vui tươi và tự nhiên của cô sẽ có một vẻ dịu dàng, dễ thương biết bao nhiêu”. Không phải ngẫu nhiên mà người đọc cảm thấy thích thú với Êpônin hơn Cô dét và các nhà nghiên cứu cũng dành nhiều bút mực hơn để tìm hiểu vẻ đẹp của cô.

Không được lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc của người khác, cuộc sống của Êpônin như cây cỏ dại mọc hoang nên cô có một vẻ đẹp đầy tự do và cá tính giống như cô gái digan Êxmêranđa trong Nhà thờ Đức bà Paris. Tình yêu là vẻ đẹp đồng thời cũng là nỗi đau lớn nhất trong số phận của Êpônin - nỗi đau của một tình yêu đơn phương, lặng lẽ không được nhận lại. Nếu như Côdét có một tình yêu hạnh phúc, Phăngtin dù bị người yêu ruồng bỏ cũng đã từng được trải qua những năm tháng yêu đương say đắm thì riêng Êpônin khát khao yêu mà lại chưa bao giờ được yêu. Không còn gì đau khổ hơn trái tim của người con gái khi yêu lại phải nhìn người mình yêu ở bên kẻ khác.

Nhưng nếu như Êxmêranđa mù quáng vì tình yêu, chỉ vì những phút lầm lỡ mà đánh đổi cả mạng sống của mình thì Êpônin lại có một tình yêu khác. Vẻ đẹp cao cả nhất của Êpônin lại chính ở chỗ cô có một trái tim đầy nhiệt huyết, biết yêu hết mình và hi sinh cho người mình yêu. Tình yêu đơn phương của Êpônin là tình yêu cao thượng bởi cô gái ấy yêu chỉ để mà yêu, yêu một cách âm thầm lặng lẽ, không đòi hỏi nhận về mình bất cứ thứ gì. Êpônin cũng có đức hi sinh giống Gavrốt, thậm chí còn lớn lao hơn. Nếu Gavrốt cho người khác mọi thứ bằng sự vô tư, hồn nhiên của một đứa bé thì trong Êpônin lại có sự giằng xé của tình yêu. Êpônin yêu Mariuýt nhưng lại bảo vệ cho Cô dét, chấp nhận nhường người mình yêu cho cô gái khác để người ấy được hạnh phúc. Cô không sợ hiểm nguy bước lên chiến lũy chỉ để trao cho Mariuýt bức thư của Cô dét mà chính cô cũng chẳng hề mong muốn bức thư đó đến tay người nhận. Sự giằng xé làm cho nỗi đau khổ của Êpônin càng lớn hơn, nhưng cô đã biết chấp nhận nỗi đau, vượt qua lòng ích kỉ để hi sinh tất cả cho người khác. Đức hi sinh của Êpônin vì thế mà trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết.

Chính sự khổ cực, chai sạn trong cuộc sống tăm tối đã khiến Êpônin trở nên cứng rắn, dũng cảm. Một mình cô dám “đối diện với sáu tên cướp võ trang đến chân răng kẽ tóc” trong đó có cả bố mình để bảo vệ Côdét và Mariuýt. Trước sự đe dọa của chúng, Êpônin thẳng thừng đáp trả: “Các ông sáu người nhưng tôi sợ gì. Các ông là đàn ông, ừ! Tôi là đàn bà con gái đấy, nhưng tôi không sợ các ông… Đằng ấy sáu người nhưng đây là cả thiên hạ”. Vẻ cương quyết của Êpônin khiến “cả sáu thằng kẻ cướp không dám làm gì, tức tối vì thua một đứa con gái”.

Trong tất cả những nhân vật nữ của Những người khốn khổ, chỉ duy nhất Êpônin có được sự dũng cảm, kiên cường đến vậy và cũng chỉ có cô là dám hi sinh cả tính mạng cho người mình yêu. Êpônin chẳng ngần ngại đưa cả tấm thân ra lấp lỗ đạn bảo vệ Mariuýt. Sự hi sinh của cô cũng thầm lặng, ngoài Mariuýt thì chẳng ai biết đến. Cho tới phút cuối cùng, cô chỉ xin Mariuýt một nụ hôn. Trong lúc hấp hối đó, chắn chắn Êpônin có nghĩ tới Cô dét nên chỉ xin nụ hôn ở trán, cô không muốn đòi hỏi xa hơn sẽ làm tổn thương Cô dét. Cô gái có số phận đau khổ, cằn cỗi ấy đã tôn nên vẻ đẹp cho chính mình bằng một tình yêu cao thượng. Cô là một “đóa hồng trong cảnh cùng khổ, dù xung quanh là bùn đen thì phẩm chất của cô vẫn sáng ngời. Êpônin và Phăng tin, hai số phận bất hạnh phải chịu đau khổ đến tận lúc chết, hai đức hi sinh cao cả vì tình yêu và tình mẫu tử, họ đã cùng nhau xây dựng nên bức tượng đài bất hủ về vẻ đẹp của người phụ nữ cần lao.

 

2.6. Maryuýt – người thanh niên tiến bộ của thế hệ mới.

Không giống như Ănggiônrát, Mariuýt có một sự vận động tính cách phức tạp hơn, lí tưởng và hành động của anh không thuần nhất một chiều. Trong tác phẩm, Mariuýt là nhân vật duy nhất xuất thân từ tầng lớp quý tộc.

Lớn lên trong sự giáo dục của ông ngoại Gilơlormăng vốn là người theo phe bảo hoàng và thù ghét Napôlêông, Mariuýt ban đầu không hề có cảm tình với cách mạng, anh thậm chí còn ghét bỏ cha mình. Nhưng sau khi chứng kiến sự ra đi của cha, nghe được những lời trăn trối của ông, Mariuýt dằn vặt nội tâm rất nhiều và chuyển hướng tư tưởng. Anh tìm đọc những sách báo viết vể cách mạng 1789, về Napôlêông và ngày càng trở nên đối lập với tư tưởng bảo hoàng của ông mình. Anh quyết định bỏ nhà ra đi tự kiếm sống, cương quyết không nhận một đồng từ ông ngoại. Việc Mariuýt bỏ đi không phải vì anh giận ông mà với phẩm chất tiến bộ, luôn vận động theo cái mới, anh không thể chấp nhận được những cái cũ kĩ, bảo thủ. Số phận định cho Mariuýt một cuộc sống sung túc nhưng nếu chấp nhận cuộc sống đó nghĩa là anh đã chết về tâm hồn và lí tưởng. Mariuýt đã sớm thức tỉnh và từ bỏ cuộc sống giàu sang, gắn số phận của mình với những người lao động. Biết chịu đựng gian khổ để thử thách, rèn luyện bản thân, vươn đến tầm cao mới, đó là phẩm chất tiến bộ của người thanh niên thế hệ mới.

Mặc dù phải đối mặt với cuộc sống khắc nghiệt “ngày không có cái ăn, đêm không nhắm mắt, tối không đèn không lò lửa, hàng tuần không có việc làm, tương lai không hi vọng”, phải hứng chịu “những hổ thẹn bất công, những tủi nhục thấm thía của nghèo khổ” nhưng Mariuýt không hề nhụt chí. Trái lại, anh biết lấy những khó khăn đó để tôi luyện cho mình, biến cảnh bần cùng từ ‘mẹ ghẻ” thành “mẹ thật”, lấy đau khổ để nuôi dưỡng tâm hồn. Đói khổ chính là chiến trường sản sinh người anh hùng Mariuýt. Nghị lực giúp anh không chùn bước, thà đói chứ anh nhất quyết không quay về sống với người ông bảo thủ.

Mariuýt là người rất coi trọng nhân phẩm. Dù đói, dù nghèo anh vẫn cố giữ gìn nhân phẩm cho mình, “thà anh nhịn đói chứ không vay nợ”. Anh cho rằng “mang nợ là bắt đầu làm nô lệ”. Về mặt này, Mariuýt hoàn toàn đối lập với Tênácđiê, một kẻ tráo trở sẵn sàng hi sinh con mình để vay nợ có tiền tiêu xài, đến phá sản vì nợ nần.

Chàng thanh niên cũng nhận thức rõ giá trị của tự do, của lòng tự trọng, Một người chủ tiệm sách mời anh về ăn ở và làm việc cho nhà họ và trả nhiều tiền nhưng anh không nhận vì anh cảm thấy mất tự do, giảm đi phẩm giá của con người. Mariuýt trưởng thành trong môi trường giáo dục nghiêm khắc từ ông mình, nên tính cách của anh có những nét khác với những người lao động khốn khổ tầng lớp dưới. Hầu hết các nhân vật khác đều có một phần nào đó từng bị “tha hóa” bởi hoàn cảnh (Giăng Vangiăng đã từng ăn trộm bánh mỳ, Phăng tin phải bán thân, Gavrốt và Êpônin bị nhiễm lối sống lưu manh, hay dung tiếng lóng...) thì Mariuýt lại hoàn toàn giữ được mình, “chân anh bước trong đau khổ, khó khăn; trên gạch đá, trên chông gai. Có khi trong bùn thối nhưng đầu anh vươn lên trong ánh sáng”. Chính vì thế mà sau này, Mariuýt sẽ trở thành người bảo vệ cho luật pháp tư sản khi nó còn tiến bộ. Hugo khá lạc quan khi tin tưởng vào một thế hệ mới nắm giữ luật pháp, thực hiện “công lí tình thương” mà ông theo đuổi.

Đại diện cho một thế hệ trẻ tiến bộ, Mariuýt là con người sống đầy nhiệt huyết, đam mê, cống hiến hết mình cho lí tưởng tuy có những lúc lí tưởng của anh còn rất mơ hồ, chưa rõ ràng. Những năm tháng sống ở Paris, Mariuýt thường xuyên gặp gỡ hội những người bạn trong nhóm ABC, nghe họ trò chuyện, thuyết trình để mở mang đầu óc. Anh biết đón nhận cái mới một cách nhanh nhạy để tự thay đổi bản thân. Ban đầu, anh cho rằng khởi nghĩa là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn nên không muốn tham gia. Sau này, khi nghĩ về nhân loại, nghĩ đến những người bạn của mình, anh lại thấy đó là việc vẻ vang và tham gia nhiệt tình. Không những vậy, Mariuýt cũng là người có lòng vị tha. Anh sẵn sàng nhịn đói để cho Êpônin nốt số tiền cuối cùng của mình, cứu giúp cô gái nghèo khó, dù anh chẳng hề quen biết cô gái đó.

Nhược điểm duy nhất của Mariuýt là tình yêu, anh có trái tim yêu đương đầy cháy bỏng của Rômêô nhưng lại si mê đến mức lụy tình. Vì tình yêu với Côdét, anh mất ăn mất ngủ, đờ đẫn như kẻ mất hồn, chẳng thiết làm gì và cũng chẳng biết đến gì hết, đối với anh chỉ cần có Côdét là đủ. Nhưng cũng chính vì vậy, tình yêu của Mariuýt dành cho Côdét lại là thiên tình sử đẹp nhất trong tác phẩm. Cũng như tình yêu của Êpônin, anh yêu Côdét say đắm, hi sinh tất cả cho người mình yêu như anh đã nói “ai đau khổ vì yêu xin hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống cho tình yêu”. Vì tình yêu với Côdét, anh bước lên chiến lũy, chiến đấu quên mình cho cách mạng. Tuy về sau này, Mariuýt trở thành luật sư bảo vệ luật pháp cho xã hội tư sản, có lúc anh hắt hủi Giăng Vangiăng vì “vẫn còn giữ cái quan niệm pháp lý khắc nghiệt vô tình đối với những con người đã bị pháp luật trừng trị”, [11, 484] nhưng nếu được giác ngộ đúng đắn, chắc chắn anh sẽ tiến bộ hơn vì “bản chất của anh là tốt và mang sự tiến hóa tiềm tàng”. [11, 484] Mari uýt cũng là nhân vật hiếm hoi trong tác phẩm có số phận hạnh phúc, bởi anh không được xây dựng theo kiểu “vị thánh” như Giăng Vangiăng, chính anh phải hạnh phúc thì mới đem lại hạnh phúc cho Cô dét được. Cuộc đời của Mariuýt như là sự tiếp nối Giăng Vangiăng, nuôi dưỡng và ươm mầm cái đẹp.

2.7. Côdét – hạnh phúc dành cho cô gái lọ lem trong xã hội tư sản.

Cuộc đời Côdét được xây dựng giống với câu chuyện cô bé lọ lem trong cổ tích. Cũng chịu chung số phận mồ côi như các nhân vật khác, nhưng cô có một tuổi thơ cay đắng hơn gấp nhiều lần. Cô phải mặc “những đồ thải của hai đứa con mụ chủ, váy cũ, áo rách, toàn đồ tã”, ăn “cơm thừa canh cặn của cả nhà, có hơn con chó một chút nhưng còn kém con mèo”. Chưa đầy năm tuổi đã phải làm đầy tớ cho nhà Tênácđiê, bị đối xử tàn tệ. thường xuyên bị mụ Tênácđiê đánh đập, chửi mắng, bị hai đứa con mụ hắt hủi sỉ nhục. Sự đối lập tương phản giữa một bên là Êpônin và Adenma được nuông chiều, ăn sung mặc sướng với một bên là Cô dét phải làm quần quật và chịu sự hành hạ của cả nhà càng làm cho số phận của cô thêm đau đớn. Người ta gọi Cô dét là con chim sơn ca nhưng không phải vì cô bé hát hay mà vì nó “không lớn hơn con chim, run lẩy bẩy, lúc nào cũng sợ sệt, giật mình trong nhà và cả trong làng sáng tinh sương chưa có ai dậy, đã thấy nó ở ngoài đường hay ra đồng rồi”. Tuổi thơ nhọc nhằn đã khiến Côdét trở thành một đứa bé xấu xí, “mắt nó to, sâu lõm vào, nó khóc lắm nên hai bên mắt dại hẳn đi. Hai bên mép có nếp nhăn…Hai bàn tay thì nứt nẻ. Ánh lửa lúc này chiếu vào nó làm nổi rõ những đầu xương, thân hình gầy guộc của nó càng thêm ghê sợ”.

Số phận lấy đi của Côdét cả cha lẫn mẹ nhưng đã đền bù cho cô một người cha nuôi - một ông tiên- là Giăng Vangiăng. Sau khi được Giăng Vangiăng cứu khỏi nhà Tênácđiê, Côdét có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, có người che chở, không còn phải lo lắng bất cứ việc gì. Nhờ sự chăm sóc, nuôi dạy cuả Giăng Vangiăng và các nữ tu sĩ ở tu viện Pơtipíchquých, Côdét lớn lên, đã lấy lại được vẻ đẹp ngoại hình của mình vào tuổi mười lăm “màu tóc nàng hung nâu đẹp vô cùng với những đường vân vàng óng ả, trán nàng như cẩm thạch, má mơn mởn như cánh hồng, thắm nhạt và trắng mượt mà. Miệng xinh nở nụ cười trong sáng, giọng nói êm như tiếng đàn”. Côdét đẹp một cách dịu dàng, đằm thắm với tâm hồn trong trắng của thiếu nữ mới lớn.

Số phận của cô gái là minh chứng cho sự chiến thắng của cái đẹp trước số phận. Côdét được đặt trong thế tương phản với Êpônin về mọi mặt. Nếu như hồi bé Êpônin xinh đẹp, được chiều chuộng còn Côdét xấu xí, bị hành hạ, đánh đập thì khi lớn lên Êpônin mất tất cả còn Côdét lại được mọi thứ, trong đó có cả tình yêu của Mariuýt. Đó là sự đền đáp xứng đáng dành cho cô gái lương thiện này.

Trong khi số phận của các nhân vật khác đều đi tới cái chết thì duy nhất có Côdét và Mariuýt còn sống lành lặn và được hưởng hạnh phúc mãi mãi về sau. Vì cô là nhân vật tập trung mọi mối quan hệ của tác phẩm, cô nhận được tình yêu thương của cả ba người là Giăng Vangiăng, Phăngtin và Mariuýt. Trong đó, cô chính là kết tinh cái đẹp mà Phăng tin là người sinh thành, Giăng Vangiăng là người nuôi dưỡng, bảo vệ còn Mariuýt là người tiếp nối để chăm sóc cho nó tiếp tục phát triển.

Về phía mình, Côdét cũng là “đòn bẩy” để vẻ đẹp trong ba nhân vật kia có cơ hội tỏa sáng. Cô đem lại cho Giăng Vangiăng một trái tim biết yêu thương, cho Phăngtin tình mẫu tử cao cả và cho Mariuýt một tình yêu hạnh phúc. Nếu như không có Côdét, Giăng Vangiăng sẽ chỉ có đạo đức mà không có tình thương, ông cũng không thể hoàn thành trọn vẹn cuộc vượt mình từ bóng tối ra ánh sáng. Khi Côdét được hưởng hạnh phúc cũng là lúc tất cả mọi người trên thiên đường, những người đã hi sinh vì cô được hạnh phúc. Cuộc đời của cô chính là hiện thân niềm mơ ước của người lao động: cái đẹp trong cuộc chiến với luật pháp và định kiến phải chịu nhiều tổn thất, nó có thể tạm thất bại nhưng không bao giờ bị hủy diệt. Côdét là mầm sống của cái đẹp sẽ lớn dần để tiếp tục đấu tranh, chiến thắng số phận, hạnh phúc của cô là minh chứng sống cho sự trường tồn bất diệt của nó.

Kết thúc tác phẩm thể hiện sự biến chuyển tư tưởng của Victor Hugo từ Nhà thờ Đức Bà đến Những người khốn khổ. Nếu như ở Nhà thờ Đức Bà, hai chữ “định mệnh” bao phủ bóng tối âm u quanh số phận nhân vật, kết thúc của họ đều là cái chết thì đến Những người khốn khổ, tác giả đã có sự lạc quan hơn. Tác phẩm khép lại với kết thúc có hậu dành cho số phận của Côdét đã phần nào giảm bớt tính bi kịch từ số phận của Giăng Vangiăng và những nhân vật khác, thể hiện niềm tin của tác giả về sức mạnh và sự chiến thắng của cái đẹp trong người lao động trước xã hội tư sản tàn ác. Giăng Vangiăng trước khi mất đã đưa lại cho Cô dét bí quyết làm hạt huyền, thứ đã giúp ông kiếm nhiều tiền để cưu mang, cứu giúp người dân Môngtơrơi. Côdét nhận lấy nó như một sự tiếp nối hành trình của Giăng Vangiăng, gắn số phận của mình với việc cứu vớt những người khốn khổ. Giải pháp cuối cùng của tác giả tuy mang màu sắc không tưởng, song thể hiện rõ chất nhân đạo, nhân văn lớn lao của tác giả.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

C. PHẦN KẾT LUẬN

Đa số những nhân vật trong Những người khốn khổ đều là người dân lao động thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội. Số phận của họ là đói nghèo, khốn khổ và cằn cỗi nhưng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng toát nên từ phẩm chất tốt đẹp của họ. Có những người đã từng sai lầm nhưng tội lỗi không phải ở họ, “con người có tối tăm mới gây nên tội lỗi. Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”, là xã hội tư sản đã cướp đi quyền sống, quyền tự do và quyền được giáo dục của người lao động.

Tác phẩm là một bản tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của người lao động. Ngoài những nhân vật chính còn rất nhiều nhân vật phụ tuy chỉ xuất hiện thoáng qua trong một vài dòng nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là “người đàn bà nhân hậu” tên là Macgơrít, người đã dìu dắt Phăng tin trong cảnh nghèo nàn, bà chỉ là một trong số “rất nhiều những người đạo đức như thế ở bậc thang thấp nhất của xã hội”; là ông cụ Mabớp hiền lành, ghét chiến tranh, đổ máu nhưng bằng đôi chân run rẩy của tuổi già đã dạy cho tất cả đám người trẻ một bài học khi cụ hiên ngang đứng giữa làn súng đạn để cắm lá cờ khởi nghĩa và hét to “Cách mạng muôn năm! Cộng hòa muôn năm! Bình đẳng, bác ái! Và chết!”; hay là một người “vô danh, vĩ đại” chiến đấu với một ý chí bất diệt “nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì những người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng”. Cái đẹp còn toát lên từ quần chúng, những người bị chính quyền coi là “lũ chó đẻ mà ngoan” nhưng ẩn chứa một sức mạnh vô biên, hơi thở như “bão táp”, hễ có vấn đề quan trọng nêu cao trước mắt thì họ “có thể làm tất cả mọi việc hăng say, không ai sánh kịp… Chiếc áo lao động của họ có thể biến thành chiến bào. Bất kì phố xá ngõ ngách nào họ cũng có thể biến thành thiên la địa võng bắt quân thù phải hạ giáp”; họ có thể “dã man”, “điên dại” nhưng là “những kẻ dã man vì văn minh”; họ “hung tợn và đáng sợ vì việc tốt”, là “những tay cứu khổ cứu nạn”. Số phận của họ bị đày đọa vì phải gắn chặt với một thứ “định mệnh nhân tạo đè nặng lên thiên mệnh” là “pháp luật và phong hóa” của xã hội tư sản. Nhưng bằng nghị lực và phẩm chất tốt đẹp của mình, họ đã vượt lên số phận, bước từ bóng tối ra ánh sáng.

Cái chết là sự phản kháng mạnh mẽ nhất của cái đẹp trước số phận. Những con người cao cả và tài hoa đó, họ không thể sống một cách cam chịu cho đến hết cuộc đời. Khác với kiểu nhân vật thay đổi theo hoàn cảnh của chủ nghĩa hiện thực như Grăngđê, Sáclơ, Rắctinhắc, các nhân vật trong Những người khốn khổ thà chấp nhận chết trong vinh quang còn hơn phải bán mình cho quỷ dữ, thỏa hiệp với xã hội tư sản để mua cuộc sống cho mình. Nhà văn Hemingway dã từng nói “con người có thể thất bại nhưng không thể bị hủy diệt”. Hiện tại, cái đẹp phải thua tạm thời vì nó chưa đủ sức mạnh, lực lượng để chống lại xã hội. Nhưng hạnh phúc duy nhất dành cho Côdét đã chứng minh cái đẹp không bao giờ đầu hàng trước số phận. Trong tương lai, nó sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, phát triển và chắc chắn sẽ chiến thắng.

Victor Hugo đã thực sự yêu thương và thấu hiểu, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người lao động, nhìn ra được những vẻ đẹp sáng ngời trong tâm hồn của họ. Ông xứng đáng là nhà văn xuất sắc của người lao động, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất thế kỉ XIX.

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu tham khảo

1. La Thị Ngọc Ánh – Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor Hugo – Luận văn tốt nghiệp đại học An Giang.

2. Lê Nguyên Cẩn – Victor Hugo, tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - NXB ĐH Sư phạm, 2006.

3. Lê Đình Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân – Mỹ học đại cương – NXB Giáo dục, 2002.

4. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu – Văn học phương Tây - NXB Giáo dục, 2008.

5. Nguyễn Thanh Hà – Lịch sử văn học Pháp - NXB Văn hóa thông tin, 2008.

6. Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến – Lí luận văn học tập 3 - NXB ĐH Sư phạm, 2011.

7. Lưu Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lộc Phương Thủy, Nguyễn Trung Đức – Victor Hugo ở Việt Nam – NXB Tiến bộ, 1985.

8. Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu - Lịch sử văn học Phương Tây tập 2 - NXB Giáo dục, 1979.

9. Phùng Văn Tửu – Victor Hugo – NXB Giáo dục, 1978.

10. Lưu Đức Trung – Văn học thế giới tập 2 (sách dùng cho hệ Cao đẳng Sư phạm) – NXB Giáo dục.

11. Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu dịch - Tác phẩm Những người khốn khổ - NXB Văn học, 2009.

12. Nhiều tác giả - Từ điển văn học (bộ mới) – NXB Thế giới, 2004.

13. Nhiều tác giả - Văn học Phương Tây – NXB Giáo dục, 1997.

14. Nhiều tác giả - Từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội, 1997.

15. Nhiều tác giả - Giáo trình mỹ học – NXB Văn hóa thông tin 1995.

16. Wikipedia.com

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

bạn ơi. Chí Phèo đâu có mất đi lương thiện mãi mãi. Nếu mất đi thì tại sao Chí phải vác dao đến đòi giết BK? :mellow: :mellow:

 

Chí Phèo cầm dao đến nhà BK để đòi lại lương thiện nhưng kết quả đâu có đòi được đâu, như vậy là Chí Phefp chết mà chưa tìm lại đc lương thiên cho mình đó thôi bạn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

chào long9xdhhp ! Cho mình hỏi chút nhé! Bạn còn giữ những tài liệu của đề tài này ko? Mình đang rất cần mà ko biết tìm ở đâu. Bạn mua đc chúng ở đâu vậy?

 

tài liệu này mnihf chri còn giữ vài quyển thôi, còn lại mình mượn cô giáo và thư viện nên trả hết rồi

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...