Jump to content
hoangliencong

Nghệ thuật, mạn đàm và dẫn luận.

Recommended Posts

1/. Ta xem một vở kịch hay, một bức tranh đẹp , một bài hát có sức lôi cuốn ngừoi nghe và ta tự hỏi bởi vì sao nó hay, và nó đẹp bởi vì sao nó đẹp.Câu trả lời liền là nó đẹp bởi vì con mắt ta nhìn thấy nó đẹp, nó hay bởi vì cái lỗ tai ta nghe nó thấy hay, nó xúc động bởi vì con tim ta nó bồn chồn, có phải như vậy không??...Vâng, những cái hay dỡ đó, những sự rung động đó có đưọc là nhờ sự cảm thụ của các giác quan dựa trên sự phân tích của lý trí của con ngừoi mà có đựoc.Cái hay cái dỡ đó tức là" nghệ thuật", và nó đã đựoc định nghĩa gần như vậy.

Khởi sự người ta đi tìm chất liệu của cuộc sống,rồi xử lý những dữ liệu đó và viết lại theo một ý hứong có lợi nhất cho cuộc sống con người, những sự hưng phấn cùng sự tửong tượng tạo nên sự giao hoà nhất đinh để sáng tác nên nghệ thuật.

Nghệ thuật được tạo thành giống như một cuộc ghi băng (bao gồm ngoại cảnh và óc tưởng tựơng) và xử lý rồi sau đó phát lại, những cảm xúc của tác giả ghi từ ngoại cảnh giờ đươc hiển hiện ra thành tác phẩm và được ngừoi xem, nghe , cũng lại đưoc rung đông như vậy.

Nghệ thuật mang hai đặc diểm chung, đó là tư tưởng của nghệ thuật và cấu trúc thuộc tính và không thuộc tính tạo nên nghệ thuật.Cấu trúc thuộc tính đó là gì,đó là màu sơn, nét vẽ đối với hội hoạ, đó là câu chữ đối với thơ ca, đó là diễn viên đối với sân khấu v.v..còn cấu trúc không thuộc tính là gì, đó là sự hưng phấn của cảm xúc dựa trên cấu trúc thuộc tính để tạo nên tác phẩm.

Nếu một tác phẩm ra đời chỉ nói lên đựoc cái phần tư tửong thôi, thì nó vẫn chưa đạt một sự mỹ mãn vậy.

Ta thấy rằng nghệ thuật cần phải có một sự kỳ công, kỳ công không có nghĩa là miệt mài, mà chính là sự nỗ lực của tinh thần dẫu chỉ là trong một khoảnh khắc nào đó, sự kỳ công là biểu hiện năng lựong cuối cùng của một quá trình tổng hợp lao động lâu dài để tác tạo nên tác phẩm.Và sự đối nghịch của nó là nếu một sự dễ dãi mà cần mẫn chắc chắn cũng sẽ phá hỏng nghệ thuật mà thôi.

Một tác phẩm có dữ liệu càng nhiều về cuộc sống sẽ càng hay, và nói như vậy thì liệu rằng những tác phẩm mang tính trừu tượng, siêu thực kia thì sao, nó có hay hay không. vâng nó hay và ta khẳng đinh điều này :" sự tưởng tượng ,trừu tượng luôn luôn phát sinh từ ý thức hệ của tư tửơng", sự tửong tượng đó tất nhiên ai cũng đạt tới và dừong như thấy rất giống nhau.Tại sao những tác gia viết những tác phẩm siêu thực đạt đến cái hay ,bởi là họ đạt được cái sự tưởng tượng ,siêu thực của đa số chúng ta vào trong tác phẩm của họ vậy.

Cái sự đạt đựoc của những tác phẩm hay là viết đúng cái "sở" của con ngừoi , đó cũng là nhân học , và nó là cái cốt lỏi của nghệ thuật, mà văn hào Goocki đã từng nói: " Văn học là nhân học".

2/ . Nghê thuật tự nó đã là phục vụ nhân sinh rồi.

Ta đi xem hát trứoc hết là để thoả mãn cái lỗ tai, đi xem hội hoạ là để thoả mãn con mắt, con ngừoi sinh ra ngoài việc kiếm sống , ăn mặc, nhà cửa, lại còn có thêm một nhu cầu nữa là giải trí, thì chính là nghệ thuật đã giúp cho con ngừoi thoả mãn điều này.Nhưng dần dà nghệ thuật đòi hỏi một sự cao hơn đó là triết lý về cuộc sống, nghệ thuật hứong con ngừoi sống tốt hơn , đó cũng là một đòi hỏi chính đáng cho nghệ thuật.

Tuy nhiên không phải ai cũng tạo ra đựoc tác phẩm tốt theo hai nghĩa nghệ thuật và nhân sinh.

Từ khi ra đời câu nói : " nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh". đã xãy ra những tranh cải lớn. có thể nói rằng câu nói nầy chưa thật chuẩn xác, vì nó đã tách rời khỏi khái niệm : nghệ thuât là nhân sinh.

Ít nhiều một câu nói trong một thời đại nó có thể mang một tầm ảnh hửong cho một xu hứong sáng tác nghệ thuật về sau.

Ít nhiều ảnh hửong đến việc đánh giá một tác phẩm, mà nếu tác phẩm đó mang tính thuần tuý nghệ thuật.

Nếu đem những tác phẩm của Hồ xuân Hương ra phân tích theo cái nghĩa" thế thái nhân tình" thì ở vào cái thời đó ta không chắc là có mấy ai thích thú.Sở dĩ những tác phẩm này nó đựoc lưu truyền cũng chỉ bởi vì cái tính văn chưong độc đáo của nó, cái tài dùng chữ có một không hai mà được gọi là siêu phàm này.

Charles chaplin một danh hài nỗi tiếng của Anh vào giữa tk 20 nỗi tiếng không phải vì những tình tiết của cái chất bi thời đại, mà phải nói rẳng charles đã mang lại cho thế giới một loại kịch hài đỉnh điểm mà cái cách hài hứoc của ông cho tới bây giờ chưa ai đạt đến đưọc.

Ta lại nói đến các thi nhân Việt Nam, các vị đó là Bùi Giáng , Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Tú Xương và có thể không kể ra hết, những vị đó đã tạo ra đưoc cho mình những phong cách riêng, những đặc trưng riêng,thì không phải ai trong họ cũng đạt đưoc cái chất nhân văn cao trong đời tác phẩm của họ hết,ta nói như vậy không phải để biện luận cho tất cả những tác phẩm hay đều được đánh giá thuần tuý dựa vào nghệ thuật.

Ai cũng thừa nhận rằng Truyện Kiều là một tác phẩm có giá trị cao về tính nhân văn và cả nghệ thuật, nhưng nó cao về tính nhân văn thì trước hết cái công đó thguộc về tác giả Thanh tâm Tài Nhân, tuy nhiên nếu không có Nguyễn Du thì chắc chắn Kim Vân Kiều Truyện cũng không được biết nhiều và được đánh giá cao như một Truyện Kiều ngày nay, vậy thì cái đỉnh cao kia của Truyện Kiều là nằm ở đâu, nó không phải là một cái gì tách riêng rẽ giữa nghệ thuật và nhân sinh, mà chính là sự đạt đến của nghệ thuật, nó buộc người ta hiểu sâu hơn về một vấn đề, chỉ có nó, chỉ có nghệ thuật và nghệ thuật tuyệt vời kia (của Nguyễn Du ) mới là cái thuyền chở cái đạo nhân văn kia đến đựoc với con ngừoi , và đạt đến sự trừong cửu vậy.

Khi Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều, chắc chắn lúc đó ông cũng không nghĩ nhằm vào một cái mục đích nhân sinh nào đó cả, mà nó chỉ là một sự tự nhiên thôi, nó chỉ là sự khởi phát của cái tâm lớn , tâm thiện, tâm nguyện để từ đó hứong cái ngòi bút đạt đến cái tầm của văn chưong.Mà bởi thế văn chương mơí không bị gò bó, khô cứng, nó như một dòng chảy, đi và đạt cái phần sâu thẳm mà kỳ bí nhất của văn học

Ngày khi cuối đời Hàn mặc Tử viết:" một mai ở bên khe nứoc ngọc/ với sưong sao anh nằm chết như trăng/không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc...",chết mà còn uóc được như vậy sao, chết mà còn lãng tử quá, lãng mạn quá, ấy cũng là cái lãng mạn siêu thoát , và như thế có cần cho nhân sinh không, vâng rất cần và nó chính là một thứ triết lý sống,một nhân sinh rất cách mạng vậy.

Khi Hàn mặc Tử viết ra những tứ thơ đó chắc ông cũng không bao giờ nghĩ rằng phải đặt ra , viết ra lạc quan thế này thế nọ,bởi vì chăng nó là thứ đã có sẵn và được định hứong từ cái tâm của ông đó rồi.

Vậy thì"tư tửong" của nghệ thuật là một sự bao hàm lớn, mà những ý nghĩa của nó phải đưoc suy diễn trên một bình diện lớn,

Tóm lại cái hứong đến của nghệ thuật là gì, đó chính là phục vụ nhân sinh trong đó bao gồm giải trí cùng các nhu cầu khác và một diều lớn hơn là hứong con ngừoi đến một cuộc sống hoàn mỹ của nó.

Trong một chiều hứong đi lên của nghệ thuật, có ngừoi viết từ những bức xúc của cuộc sống,có ngừoi từ những sắc màu rắc lên khung lụa để chỉ tạo ra những bức tranh theo kiểu giải trí như những lời lẽ thường gọi là một cuộc chơi.

Nếu là" hai trong một" mà đạt được sự tuyệt tác thì chính nó là những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao vậy.

.................................................

 

HLC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...