Jump to content

Bình chọn cho bài thơ "Hương rạ"  

59 bình chọn

  1. 1. Bạn đánh giá bài thơ này ở mức độ?

    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_1.gif[/img]
      6
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_2.gif[/img]
      5
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_3.gif[/img]
      12
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_4.gif[/img]
      9
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_5.gif[/img]
      27


Recommended Posts

Alo!

Các bạn trẻ chưa từng "xuất phát" tuổi thơ từ miền quê xa xôi đến thành phố và ko hiểu bài thơ này thì đọc tham khảo vậy dừng chê bai gi nhé!

Bài thơ ngắn gọn nhưng hay và xúc động!

Câu thơ cuối mình thấy chưa hay lắm, tác giả có thể cố gắng thêm nhé!

 

Mình có thử tham gia thế này: ...

Xin một lần!...

Được hôn lên mái rạ

Ngái hương nồng mẹ nhóm lửa ngày qua

 

như thế có thể bao quát bài thơ hơn!

 

vanthanhdat có xem và đọc rất nhiều lần câu cuối của bài Hương rạ mà theo bạn là: "Ngái hương nồng mẹ nhóm lửa ngày qua", chứng tỏ bạn có nghiên cứu thật kỹ bài thơ này, tuy nhiên, lúc đầu có thấy "nhập" thật, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mình thấy tg có dụng ý để đưa chi tiết "ngày đông" vào. Theo mình, bếp lửa được ấm áp nồng nàn hơn, gợi nhớ hơn... thì "mùa đông" trong bài thơ được xem như sự phụ trợ vô cùng đắc lực. Bên cạnh, hình ảnh của bếp chiều mùa đông nó thật gợi... Chắc cũng có cái lý để tg đưa "ngày đông" vào?! Bạn thấy thế nào? vanthanhdat nghiem túc mơi bạn trao đôi thêm chõ này cùng mình nhé! chúc bạn vui.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
vanthanhdat có xem và đọc rất nhiều lần câu cuối của bài Hương rạ mà theo bạn là: "Ngái hương nồng mẹ nhóm lửa ngày qua", chứng tỏ bạn có nghiên cứu thật kỹ bài thơ này, tuy nhiên, lúc đầu có thấy "nhập" thật, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mình thấy tg có dụng ý để đưa chi tiết "ngày đông" vào. Theo mình, bếp lửa được ấm áp nồng nàn hơn, gợi nhớ hơn... thì "mùa đông" trong bài thơ được xem như sự phụ trợ vô cùng đắc lực. Bên cạnh, hình ảnh của bếp chiều mùa đông nó thật gợi... Chắc cũng có cái lý để tg đưa "ngày đông" vào?! Bạn thấy thế nào? vanthanhdat nghiem túc mơi bạn trao đôi thêm chõ này cùng mình nhé! chúc bạn vui.

 

 

Rất cảm ơn VTD đã trao đổi!

VTD noi chắc có lý,nhưng dẫu sao mình thấy câu cuối cũng không trôi lắm nên minh mạo mụi vậy thôi (chứ nội công mình còn yếu lắm)

 

Tư "ngảy đông" nghe no hơi ngưong, ko được xui tai lắm!

 

 

Trong thơ nếu kết thúc mở thì sẽ hay hơn!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

À... hạ, hừm!

"Dâng ngột ngạt phù hoa hương phấn", bạn dùng chữ ngột ngạt , tui tửong tựong bạn già lắm, nhưng nếu bạn trẻ mà bạn dùng chữ này, hẵn thiếu đi một nghị lực, hay là bạn chán thành phố rồi, không khéo rồi về quê thì nhớ về thành phố, rồi không khéo lại chê vùng quê cực khổ, đấy bạn bị rớt điểm ở chỗ đấy.

Tui nói thêm một tí, tui thấy người ta có hương thầm, hưong bửoi, hưong cau, hương ổi, ở đây bạn có hương rạ kể như là một tình tiết mới, xem được , nhưng trời ơi hôn lên mái rạ là hôn bằng cách nào, hưong thì chỉ đứng xa mà nghe phản phất, chứ hôn vào tui e nó sặc mũi đó, ai đời mà đi hôn rơm rạ chỉ có lăn lên nằm, hoặc là nằm gối lên nó thôi , bạn nhớ đó dùng lộn chữ cũng giống như hôn lộn ngừoi yêu thì coi chừng mấy cái hương cau , hưong bưởi nó cũng thành hương mít ứot hết đó bạn.

Tui ở không, thành ra tui hay nhiều chuyện, đừng giận ngen.

 

HC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Rất cảm ơn VTD đã trao đổi!

VTD noi chắc có lý,nhưng dẫu sao mình thấy câu cuối cũng không trôi lắm nên minh mạo mụi vậy thôi (chứ nội công mình còn yếu lắm)

 

Tư "ngảy đông" nghe no hơi ngưong, ko được xui tai lắm!

Trong thơ nếu kết thúc mở thì sẽ hay hơn!

:rolleyes:

Vâng! Tôi chân thành cảm ơn sự nghiêm túc của bạn. Nếu VTD là tác giả thì có khả năng theo "hướng đi" của bạn. Nhưng thú thật, bản chất của tô0i vẫn còn cái hạn chế là ...khuôn mẫu quá; từ bài thơ này, tôi nghĩ tg này cũng không thuộc loại... vừa. VTD hứa sẽ nghiên cứu thêm và trao đổi cùng bạn sau nhé! Chúc bạn vui.VTD (H.T)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
À... hạ, hừm!

"Dâng ngột ngạt phù hoa hương phấn", bạn dùng chữ ngột ngạt , tui tửong tựong bạn già lắm, nhưng nếu bạn trẻ mà bạn dùng chữ này, hẵn thiếu đi một nghị lực, hay là bạn chán thành phố rồi, không khéo rồi về quê thì nhớ về thành phố, rồi không khéo lại chê vùng quê cực khổ, đấy bạn bị rớt điểm ở chỗ đấy.

Tui nói thêm một tí, tui thấy người ta có hương thầm, hưong bửoi, hưong cau, hương ổi, ở đây bạn có hương rạ kể như là một tình tiết mới, xem được , nhưng trời ơi hôn lên mái rạ là hôn bằng cách nào, hưong thì chỉ đứng xa mà nghe phản phất, chứ hôn vào tui e nó sặc mũi đó, ai đời mà đi hôn rơm rạ chỉ có lăn lên nằm, hoặc là nằm gối lên nó thôi , bạn nhớ đó dùng lộn chữ cũng giống như hôn lộn ngừoi yêu thì coi chừng mấy cái hương cau , hưong bưởi nó cũng thành hương mít ứot hết đó bạn.

Tui ở không, thành ra tui hay nhiều chuyện, đừng giận ngen.

 

HC.

-----------

những phát hiện của bạn nghe thật thú vị nha, nhưng bạn nói ai đời mà đi hôn rơm rạ thì bạn hơi bị... nhầm đó? khi các sự vật đã trở thành thiêng liêng thì trong thơ trong nthuật nói chung thìg cái hôn đó ko còn là cái cái hôn bình thường như bạn hôn môi má người yêu cvủa bạn. Tôi còn nhớ trong các bài văn học sử vẫn nói đến chi tiết khi Bác Hồ về nước sau những năm bôn ba nước ngoài, vừa đạp chân lên đất mẹ, Bác cúi xuống rồi hôn lên nắm đất thân yeeu của tổ quốc mình kia mà

"Tui ở không, thành ra tui hay nhiều chuyện, đừng giận ngen."

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tôi thích bài thơ này , rất ấn tượng và hình ảnh rất thơ , tình cảm nồng nàn của những người con khi trưởng thành xa quê lập nghệp . Tôi đồng ý với bạn vô danh khách là câu kết lại bài thơ chưa sắc lắm . Mong tác giả viết thành công hơn nữa nhé .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
-----------

những phát hiện của bạn nghe thật thú vị nha, nhưng bạn nói ai đời mà đi hôn rơm rạ thì bạn hơi bị... nhầm đó? khi các sự vật đã trở thành thiêng liêng thì trong thơ trong nthuật nói chung thìg cái hôn đó ko còn là cái cái hôn bình thường như bạn hôn môi má người yêu cvủa bạn. Tôi còn nhớ trong các bài văn học sử vẫn nói đến chi tiết khi Bác Hồ về nước sau những năm bôn ba nước ngoài, vừa đạp chân lên đất mẹ, Bác cúi xuống rồi hôn lên nắm đất thân yeeu của tổ quốc mình kia mà

"Tui ở không, thành ra tui hay nhiều chuyện, đừng giận ngen."

 

 

Mấy nay tui không vào diễn đàn, không biết mô tê ra làm sao, nay ghé lại đọc bài của bạn tui thấy thiệt thú vị, bạn xuất chiêu hay đó.

Tui cũng tranh thủ gõ một vài miếng để đáp lại.

Bạn so sánh hôn đất với hôn rơm như thể hôn rơm là một lập trình đúng.

Nhưng thú thiệt , tui đọc đi đọc lại hoài cái câu này:"Được hôn lên mái rạ

Dưới bếp chiều mẹ nhóm lửa ngày đông." mà tui thấy nó không thấm được, tất nhiên theo tui câu này chưa đạt đến một cảm xúc "mặn".

Ta cứ tưởng hôn đất thì hôn rơm nó chẳng khác nhau là mấy.

Nhưng thưở đời, nguời ta hay nói hôn lên "nấm đất", hôn đất , hôn lên nấm mồ; người ta khóc thương nguời thân nằm trong mộ, nguới ta không biết phải đặt cái dấu hôn đó ở đâu, chỉ còn một cách là hôn lên đất, hôn lên nấm mộ.

Trong đời ta còn chứng kiến nhiều điều như thế này- khi một nguời bị té, hay bị tai nạn bất thần nằm trên đất , nguời ta cứ bảo để nó nằm yên trên đó cho nó lấy hơi đất mà sống lại.

Tôi còn nhớ một câu chuyện khôi hài như thế này. Khi tôi cùng đoàn du lịch đi du lịch qua campuchia, nhưng vừa tới cửa khẩu Mộc Bài , lính biên phòng họ không cho qua (vì trục trặc một số giấy tờ), có đứa em bé nó thưa với mẹ nó , cho con lại chỗ cổng chào(Barrier), con đặt cái chân qua đất campuchia một tí !, đó bạn thấy không, cái cảm xúc về đất nó nằm ở chỗ đó,nó luôn luôn hiện diện trong con nguời.

Một vị lãnh tụ nặng lòng vì dân vì nước mà hôn lên đất thì có gì sai, mà đó còn là cái hôn hiền triết đấy.

Tất nhiên muốn làm một câu thơ hôn lên đất, thì trước hết phải trải nghiệm với đất, để nó thấm dần vào máu thịt, rồi sau đó là chiêm nghiệm để đi vào nghệ thuật.

Ở đây bạn dùng từ "hôn lên mái rạ", bạn chỉ ra cho tôi xem thử cái tính chiêm nghiệm nó nằm chỗ nào?. Nghệ thuật nó phải bắt nguồn từ một sự trải nghiệm, chiêm nghiệm, nếu không nó sẽ đi ra khỏi đời sống của con nguời.

Nếu bạn nói hôn rơm được như vậy, thì không khéo rồi một ngày kia có người bắt chước viết như thế này:"Ở trên thành phố khói bụi chen chúc quá, mình mong một ngày về quê để được hôn lên gốc xoài gốc mít, hôn lên cái cột nhà cho đỡ nhớ " thì bạn có chịu không, rõ ràng nghệ thuật không thể đi ra khỏi cái tính "ước lệ" của nó.

Nếu sự ước lệ không tạo ra được cảm xúc cho câu thơ, không tạo ra sự xuất sắc của văn học, thì đấy chỉ là sự gán ghép, hay nói đúng hơn là sự bắt chước, vậy đó.

Thứ bảy tui nói dài dòng , ngày mai bạn có cái đọc chơi ngen.

 

HC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hi Chào hongcong !

Còn nợ một bông hồng .

Chờ tết đến gửi vốn lải cả một cây mai .

Bây giờ nói chuyện Hương Rạ một tí tẹo ! Vui thôi nha , không tranh gì hết .

nguyetthao ở thành phố từ thuở oa oa nên chẳng diễm phúc có " lấy một tí chút cái " quê hương để mà thương nhớ .

Thấy quý vị luận bàn về hương rạ / muốn bắt bẻ hongcong cho được / hỏi thăm anh bạn ở xứ Bạc Liêu / anh giảng thế này :

 

Ở quê ảnh , sau mủa gặt những cánh đồng lúa vàng óng ả hoá thành những cánh đồng rạ ( rơm tướt đem về rồi ) khô xám . Những cánh đồng rạ mênh mông .

Những cơn gió rủ rỉ thổi những thân rạ không xương nghiêng nghiêng lớp lợp theo một chiều như chiều mái nhà mái lá . Hình ảnh mái rạ xuất phát từ đây .

 

Mái lá che nhà / mái rạ che ruộng / Có vùng nắng hạn khi rạ không còn thỉ nắng làm đâm ngang căt dọc vuông ruộng nứt nẻ khô cằn .

Tứ bài thơ có thể khởi hành đi từ chỗ này ( Anh bạn không phải nhà thơ nên nói không hết ý còn nguyetthao lại không là người quê nên cảm chẳng hết tình - đại khái là thế - )

 

Có những trận mưa / nhất là mưa đêm / buổi sáng thức dậy đi dọc theo những bờ rạ này có một mùi hương thoang thoảng ngan ngát nhưng lại vây phủ ngập tràn cả không gian đồng ruộng . Không phải - không là - không giống - không như hương bưởi hương cau hương sứ hương quỳnh cái mùi hương này nó âm ẩm mông mốc nó mùi đất mùi trời mùi người , nó thơm rắn thơm luơn thơm chuột , nó tanh cá tanh cua tanh ếch . . . Anh bạn bảo đó là hương rạ đấy .

 

Hi hongcong ơi ! So sánh thế này nhé : Hít vào hương rạHôn lên mái rạ thì nhà thơ nên chọn phải chọn thế nào .

 

Kềt thúc bài giảng , anh bạn kể câu chuyện vui về ký ức cây mít nhà mình : nhà quê rộng mênh mông , cửa sau bếp mở ra gần nhất là cây mít . Thời nhỏ , chúa sợ ma lại hay mót đái đêm anh cứ nhè gốc mít mà tương vào đó nên bị đòn đỏ đít vì cây mít này . Năm ngoái về quê . lớn rồi ma cỏ gì nữa mà sợ . Nhưng thói quen hay tại gì gì đó . nửa đêm thức giấc lại cũng nhè cái gốc mít năm xưa mà hồi tưởng . Sáng ra khai khắm quá trời . Bà cô sắp hàng chục đứa cháu ra tra tấn : tía má chúng mày , đêm qua đứa nào ẹ dô đây , nói đi bà Chín thưởng . . . .

Anh nói ,nếu làm được thơ , bài thơ đầu tiên sẽ là bài thô Hôn Lên Cây Mít này trước .

 

nguyetthao chưa bình chọn gì về bài thơ Hương Rạ này cả . Nghe anh bạn giảng xong vote cái một : 5 "xao "

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Gửi Nguyệt Thảo.

Hương rạ ban có thể nghe, nghe thoang thoảng, chứ bạn nói hít, hoặc ngửi thì nghe nó không hợp, trước hết là về ngữ nghĩa bình dân của tiếng Việt, bạn nhớ cho văn chương bình dân thì nó phải xuất phát từ trong cuộc sống bình dân, bạn nói ngửi xoài ,ngửi mít, ngửi ổi thì nghe được chứ ngửi rạ, hít rạ thì thô thiển rồi đó, nếu mà tui gặp anh nông dân đó là tui chỉnh lại ảnh đó nghe.

Hôn lên mộ phần thì đã có rồi, hít lên hơi đất thì có rồi, vậy thì từ đó mà hôn lên nắm đất thì không xa lắm, đấy tính ước lệ nó nằm chỗ đấy, còn bạn nói hôn lên mái rạ, từ dưới đất mà phóng lên mái mà hôn à, dẫu cho mái rạ là một kiểu mái nhà lợp hơi thấp xuống hơn so với mái tranh thì cũng không thể nào ôm lên mà hôn được, đâu tính ước lệ của nó đâu, cái tính ước lệ càng kém thì cái cảm xúc càng thấp.Có cảm xúc mà không diễn được bằng văn thì bị rớt điểm vậy thôi.

Bạn hãy đọc kỹ bài viết vừa rồi của tôi chút nữa ngen, tôi đã mô tả từ đâu để có đươc cái hôn lên nắm đất , nó phải đi từ sự trải nghiêm và chiêm nghiệm như thế nào, còn hôn lên gốc xoài gốc mít, ? trời ơi, tui là dân rơm rạ mà tui nghe không lọt tai đó bạn, tự cổ chí kim trong văn học tui chưa thấy câu thơ nào mà hôn mít hết, Hồ xuân Hương thích cây mít thì cũng chỉ muốn đóng cọc thôi;còn người khác thì nói," Mít ơi làn nước trắng xinh, khi nào ta nhớ ra tìm bến sông…" đó vậy đó chớ hông có hun, ( trich thơ của một bạn trong diễn đàn thotre chấm com).Bạn đã nghe tui nói thế nào là lạ , thế nào là mới trong Bí mật của anh và biển, nay lại gài tui nói kỹ hơn về cái tính ước lệ trong văn chương, tui không phải là tay phê bình gì hết ráo, chỉ ba hoa cho qua tháng ngày, nhưng nếu bạn nghe trót lọt thì sắp tới tui sẽ tặng cho bạn một "Hương bưởi".

Em Khánh Trang mấy bửa nay cũng im lặng , ừ mà sao đi đâu tui cũng gặp chị em ta , cố lên bàn luận sôi nỗi nhé.

HC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Khách
This topic is now closed to further replies.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...