Jump to content
Le Duc Hoang Van

Vì sao tôi không ghét Thúy Kiều

Recommended Posts

Văn học là nhân học , văn học là môn khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thân của con người , nhà văn nhà thơ càng chỉ cần tạo cho những nhân vật của mình một sự lôgic về tâm lý thì đã là một thành công lớn cho tác phẩm của mình .

Trong Truyện Kiều cũng vậy , tại sao Truyện Kiều lại rất nổi tiếng và được nhiều nước trên thế giới biết đến ? Bởi vì sự logic trong tâm lý của các nhân vật và nhất là Thúy Kiều đã đạt đến gần chuẩn .

Như chúng ta đã biết , theo nhiều quan điểm triết học duy vật , con người luôn phải chịu chi phối bới hiện thực khách quan , và những hiện thực khách quan ấy tồn tại độc lập với con người . Tôi xin được áp dụng vào TRuyện Kiều : vấn đề các bạn yêu ghét Thúy Kiều ở đây lại chính là cách cư xử của Thúy Kiều trước một sự việc được đặt ra và buộc nhân vật này phải tìm cách hoàn thành . Trong chi tiết Thúy Kiều " vượt rào " sang nói chuyện với Kim Trọng sẽ có hai quan điểm khác nhau :

- Con gái chưa chồng sao lại rời khỏi nhà mình lúc giữa đêm khuya ? Ngay cả ngày nay việc con gái đi chơi đêm cũng vẫn bị dèm pha .......... nếu muốn gặp Kim Trọng sao không gặp lúc thanh thiên bạch nhật cho đường hoàng ? ( quan điểm ghét Thúy Kiều )

- Một người con gái đã dám vượt qua lễ giáo phong kiến , chạy theo tiếng gọi của con tim ( Vì trước đó đã gặp Kim Trọng : Tình trong như đã , mặt ngoài còn e ) , cho dù là đêm khuya thanh vắng đi chăng nữa , cho dù là thân con gái đi ra ngoài vào buổi đêm nhưng Kiều bất chấp tất cả . Đây là sự thể hiện của một con người khao khát tự do .

Còn chi tiết Kiều bán mình chuộc cha , thì chi tiết này tôi xin không bình luận vì nó quá phức tạp do hiện thực khách quan và do chủ quan của tác giả Nguyễn Du đã đan xen , hòa nhập vào nhau : Nếu như không có tình huống như thế này thì Truyện Kiều chắc sẽ kết thúc rất sớm , nếu đổi sang tình huống khác thì tôi e rằng Truyện Kiều sẽ không còn hay nữa , .............

Nhưng nhìn chung khi học Truyện Kiều thì tôi thấy những người thương Thúy Kiều thì nhiều hơn những người ghét Thúy Kiều ( Tuy vậy chưa chắc nhiều đã thắng ít ^^ phải không ) Tôi là dân tự nhiên , nên về các môn xã hội cũng không nghiên cứu sâu . Có chỗ nào sai hay viết không đúng , các bạn cứ góp ý thoải mái .

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Nhân vật Thúc Sinh là một nhân vật vừa hèn vừa tình cảm. Nói chung nhân vật này có đa tính cách, và khó mà có được nhận xét rõ ràng.

 

Cho đến cuối thế kỷ XX, trong nền văn học hiện đại vẫn không ít tác phẩm xây dựng nhân vật theo kiểu tính cách một chiều. Thế nhưng trong Truyện Kiều đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, dường như là trung gian của mọi quan niệm: Thúc Sinh.

Thật khó có thể xếp anh ta vào loại nhân vật nào – chính diện hay phản diện? Tốt hay xấu?

Mọi quan niệm của thời đại, qua Thúc Sinh, dường như đều bị đảo lộn. Thời đại Thúc Sinh, thi ca được dùng “chở đạo”, nói “chí”, vịnh cảnh, ngợi ca những thú nho nhã, thanh cao...

Còn Thúc Sinh, thi hứng chỉ phát sinh khi anh chàng trông thấy người đàn bà khoả thân đang tắm - điều mà văn học phong kiến tối kỵ!

Kiều đang khi “lòng còn gửi ánh mây Hàng” nhớ mẹ, nhớ cha da diết thì chàng lại đem chuyện tắm táp của nàng ra mà ngợi ca, ngâm vịnh. Thế đã đủ vô duyên!

Dan díu với nàng từ xuân qua hè, mà vẫn tưởng Thuý Kiều là con gái Tú Bà, đến nỗi kinh ngạc hỏi một câu ngớ ngẩn: “Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?”.

Kiều nói thẳng thừng: Thúc là người “yêu hoa yêu được một màu điểm trang”, “ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi” mà anh chàng không hề tự ái.

Nghe Kiều trù liệu, ái ngại những tình huống có thể phát sinh từ phía Hoạn Thư và Thúc Ông, Thúc chẳng bận tâm nghĩ lại, còn cho Kiều là “hay nói dè chừng”. Không phải vì muốn trấn an Kiều mà vì anh ta tin như vậy. Thúc đâu có hiểu gì về cha mình, vợ mình! Để đến khi mọi việc xẩy ra, anh ta chỉ còn biết trách mình, khóc người.

Nông nổi, hời hợt đến thế, nhưng trong ngôn ngữ đối thoại. Thúc Sinh toàn dùng những lời cực tả, những từ ngữ “búa lớn, đao to”:

1329. Sinh rằng: - Từ thuở tương tri,

Tấm riên riên những nặng vì nước non.

Trăm năm tính cuộc vuông tròn,

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.”

nghe có vẻ sâu sắc, tình nghĩa!

1363. Đường xa chớ ngại Ngô, Lào,

Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.

Đã gần chi có điều xa,

Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”.

nghe có cái chí của người quân tử, cái khí của người anh hùng, với một quyết tâm son sắt, chung thuỷ.

Sâu nặng, hùng hồn là thế mà người nghe không khỏi có cảm tưởng “thùng rỗng kêu to”.

Nhưng Thúc Sinh không phải là kẻ hoàn toàn huênh hoang, dối trá. Anh ta cũng đã dám chèo chống trước Tú Bà, Thúc Ông và quan xử kiện.

Thúc yêu thương Kiều thực lòng, nhưng là yêu thương theo kiểu của Thúc, tình yêu bắ t đầu từ nơi hành viện, từ chuyện gió trăng có vẻ đắm đuối, nồng nàn, thiên về sắc dục.

Lúc tưởng Kiều chết, Thúc khóc than vật vã ghê gớm.

Đến phút chót, chỉ một suy nghĩ “thân này dễ lại mấy lần gặp tiên?” đầy tiếc rẻ Nguyễn Du - với một nụ cười hóm hỉnh – đã cho thấy tất cả sự tiếc thương và toàn bộ bản chất tình yêu của Thúc đối với Kiều.

Nhưng, điều đó mới chỉ làm rõ nét tính cách của Thúc. Thúc chỉ hoàn toàn bộc lộ bản chất, tính cách của mình khi đối mặt với Hoạn Thư, nhất là trong những cuộc chạm trán tay ba Hoạn – Thúc - Kiều.

Trước mặt Hoạn Thư, Thúc “xếp cáng” bị vợ giật dây như con rối.

Đến cả cái khóc cười, Thúc củng không còn “mình được là mình” mà phải theo sự điều khiển của người khác.

Không giữ được chút gì thể diện của người đàn ông, Thúc càng không giữ được vai trò của người chủ gia đình của một “đấng trượng phu” trong quan hệ phu - phụ của trật tự phong kiến.

Khi lo liệu việc dàn xếp gia đình, người ta chỉ nghe thấy tiếng nói của Kiều (2 lần 32 câu). Đến lúc tính toán cho Kiều “liệu bài xa chạy cao bay”, Thúc tựa như chiếc radio bắt trúng tần số, nói tưởng chửng không dứt, Hoạn Thư xuất hiện, lập tức anh ta “tắt đài”, trả lời vợ được đúng một câu, lại là câu nói dối.

Thúc ba lần đối đáp với Hoạn Thư thì hết hai lần chối quanh, nói dối.

Gặp Kiều ở Quan Âm các, Thúc khóc như mưa, nhận tội hết sức thành khẩn:

1945. “-Đã cam chịu bạc với tình,

Chúa xuân để tội một mình cho hoa!

Thấp cơ thua trí đàn bà,

Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời.

Vì ta cho lụy đến người,

Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh.”

Thấy Kiều bị hành hạ, Thúc chỉ biết “trông vào đau ruột”, đến cả một tiếng bênh vực cho nàng, Thúc cũng “ngại lời”, không dám nói ra. Thậm chí khóc thương Kiều, bị vợ hỏi, Thúc còn phải nói trại ra là khóc thương người mẹ quá cố:

1931. Sinh rằng: “Hiếu phục vừa xong,

Suy lòng trắc dĩ đau lòng chung thiên!”

Phải viện đến cái chết của mẹ để che giấu những giọt nước mắt khóc thương Thuý Kiều! Chỉ một câu nói thôi cũng đủ cho thấy cái bi hài của tính cách Thúc, thân phận Thúc!

Xét theo vị thế xã hội, Thúc là chủ nhân ông của gia đình. Lẽ ra Thúc phải có quyền quyết định, xếp đặt mọi việc. Thế nhưng, nghịch cảnh ở đây là đến nhận mặt vợ lẽ, Thúc còn không dám, nói chi đếm bênh vực, bảo vệ.

Buổi tiệc mừng chàng sum họp gia đình, chàng phải là người được hưởng mọi niềm vui hạnh phúc. Nhưng sự thực, Thúc “như dại như ngây”, “phách lạc, hồn xiêu”, “nát ruột tan hồn”, “thảm thiết bồi hồi”, và “lã chã”, “sụt sùi” - chỉ toàn nước mắt...

Đành đoạn cắt đứt, bỏ rơi Kiều vào lúc nàng gặp khó khăn, nguy hiểm nhất trong khi Thúc có khả năng giải thoát cho Kiều – nhưng lời lẽ ngôn ngữ đối thoại của Thúc vẫn mang cái vẻ sâu tình, nặng nghĩa buổi ban đầu:

1973. “Bây giờ kẻ ngược, người xuôi,

Biết bao giờ lại nối ời nước non?

Dẫu rằng sông cạn, đá mòn,

Con tằm đến thác cũng còn vương tơ”

Thúc yêu thương Kiều thực lòng, mà khi Kiều bị đoạ đày, gặp nguy hiểm, Thúc đã bỏ rơi nàng, để mặc nàng tự xoay sở, chèo chống. Rốt cuộc thì Thúc chỉ thực sự yêu mỗi bản thân mình.

Xây dựng nhân vật Thúc Sinh, Nguyễn Du ít miêu tả tính cách xã hội được quy định bởi nghề nghiệp buôn bán của Thúc, mà chủ yếu tập trung miêu tả tính cách cá nhân của một điển hình ươn hèn, sợ vợ.

Sự lép vế của Thúc Sinh trước Hoạn Thư có một phần mang dấu ấn xã hội: sự lép vế của tầng lớp thương nhân trước giai cấp phong kiến quý tộc, nhưng chủ yếu là do tính cách nhân vật.

Cặp vợ chồng này hoàn toàn đối lập nhau về tính cách: Hoạn Thư sâu sắc, lý trí, chủ động bao nhiêu thì Thúc Sinh nông cạn, hời hợt, bị động bấy nhiêu. Hoạn Thư kỷ cương, Thúc Sinh phóng túng. Hoạn Thư bản lĩnh, Thúc Sinh bạc nhược...

Một người như Hoạn Thư, thông minh như Kiều còn khiếp đảm, Thúc Sinh sợ là phải. Nhưng sợ vợ hơn cả sợ cha, sợ quan như Thúc Sinh thì quả là trong văn học Việt Nam xưa nay chỉ có một, dù tiền thân của Thúc - những anh chàng sợ “giàn thiên lý đổ” – trong văn học dân gian cũng chẳng hiếm gì!

Xây dựng một nhân vật đặc biệt như Thúc Sinh, Nguyễn Du sử dụng một thủ pháp nghệ thuật khác hẳn các nhân vật khác. Thúc Sinh là đối tượng của sự châm biếm, của cái hài và cái bi hài.

Ngôn ngữ của anh ta có độ đàn hồi rất lớn. Khẩu khí, sắc thái, tính ngôn ngữ đối thoại của Thúc Sinh mỗi lúc mỗi thay đổi trước từng đối tượng giống như sự đổi màu của một con kỳ nhông. Thúc huênh hoang trước Thuý Kiều, nhưng lại nhún nhường “xuống nước” trước Thúc Ông, thành thật trước quan xử kiện nhưng lại loanh quanh, dối trá với Hoạn Thư...

Cái thật của Thúc Sinh cũng không hoàn toàn đồng nhất với sự trung thực. Sống với Thuý Kiều, Thúc mới được là Thúc: vừa nông cạn, bản năng, vừa chân thật, vừa bốc đồng. Thúc Sinh khoác lác một cách thành thật, cũng luôn thành thật thừa nhận mọi lỗi lầm, yếu kém:

-“Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu.”

-“Thấp cơ thua trí đàn bà.”

Hiếm có nhân vật nào trong văn học Việt Nam lại luôn luôn ‘xưng tội” một cách nhiệt tâm thành khẩn như Thúc.

Các nhân vật Truyện Kiều phần đông đều rất thông minh, chỉ một Thúc Sinh là trí tuệ hơi kém người một chút, nhưng bù lại, anh ta rất giàu nước mắt.

Giống Sở Khanh, Thúc Sinh có những phút nói năng khẩu khí hùng hồn như một trang hiệp sĩ, một Từ Hải anh hùng. Nhưng, khác với Sở Khanh, khi nói với Thuý Kiều. Sở Khanh biết nói dối, còn Thúc Sinh lại tin là mình nói thật.

Nếu xét theo quan niệm sáng tác của văn học trung đại, Thúc Sinh là đối tượng của cái hài một phạm trù mỹ học thường gắn với nhân vật phản diện.

Nếu xét theo quan niệm đạo đức, anh ta là kẻ ăn chơi trác táng, bội bạc, đạo lộn cương thường. Nhưng anh ta là người trung hậu và đã có công cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống nhà chứa ô nhục, bẩn thỉu. Trong con mắt Thúy Kiều là ân nhân, là nhân vật chính diện.

Trong xã hội Truyện Kiều, những người vừa có tài, vừa chí tình với Thuý Kiều như người anh hùng Từ Hải, chàng văn nhân Kim Trọng, cuối cùng đều bất hạnh.

Rốt cuộc, chỉ một Thúc Sinh chẳng tài cán gì, mà vừa được hưởng hạnh phúc với Kiều, vừa được nàng ban thưởng – ngay cả sau khi anh ta bỏ rơi nàng.

Nhân vật này làm ta nhớ đến Dương Khuông của Hoàng Lê nhất thống chí “vì ngu si mà được hưởng phúc thái bình”.

Phải chăng, đây cũng là một khía cạnh của ý nghĩa xã hội toát lên từ hình tượng nhân vật Thúc Sinh? - Một phản đề có ý nghĩa bổ sung cho thuyết “tài mệnh tương đố” được tác giả thể hiện trong tác phẩm.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chuột Rain ơi, mình đang tìm cách để có thể chứng minh điều mình nói là đúng, có nghĩa là Thúy Kiều là một ngươì hoàn toàn tốt, không đáng khinh như lơì Chuột nói. Mình cũng đang tìm cách để Chuột Rain có thể yêu thương Thúy Kiều. Nhưng mà thật khó quá đi, vì Chuột Rain lập luận rất hay, không có chỗ hở nào cả. Mình cũng súyt bị Chuột Rain thuyết phục rôì. Vì vậy cảm phiền Chuột chờ mình một thơì gian nhé, vì kiến thức mình ít lắm, mình phải tìm hiểu thêm đã

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Xin cảm ơn Trần Lê Phương Linh . Bạn viết rất thâm thuý . Dạo quanh diện đàn này . trước đây tôi thích những bài viết của Ngô Hữu Đoàn - Hoàng Liên Công - Gomun - nhathao . . Tiếc thay những nhân vật này sao hình như về hưu sớm .

Mong Phương Linh có nhũng bài thường xuyên và thời sự hơn .

 

YENKIM

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mối tình của Kiều vơí Kim Trọng không phải là một mối tình nhỏ, không phải là một mối tình hơì hợt, tầm thường. Ngay từ giờ phút đầu tiên gặp nhau trong buổi đạp thanh, cả Kiều lẫn Kim đã có cảm tình với nhau. Không cảm tình sao được khi một bên là quốc sắc, một bên là thiên tài. Cho nên ngay từ giờ phút đầu tiên ấy dù cả hai "mặt ngoài còn e" nhưng " tình trong như đã". Cho nên khi Kim Trọng lên ngựa giã từ. Kiều còn " ghé theo". Và cũng từ giờ phút ấy, Kim Trọng đã chiếm ngự trong tâm tư Kiều. Khi đã về đến nhà, Kiều còn thắc mắc trong một ước mơ:

"ngừơi ơi gặp gỡ làm chi

trăm năm biết có duyên gì hay không"

 

Khi biết chàng Kim đã " túi đàn, cặp sách đề huề dọn sang" cư ngụ bên nhà mình, Kiều cũng biết cách trêu ngươi chàng Kim như" dưới đào dường có bóng người thướt tha" và " trên đào nhác thấy một nhành kim thoa". Nghĩa là Kiều đã cố tình cho chàng Kim trông thấy bóng dáng mình bên hàng dậu thưa. Như thế chưa đủ, Kiều giắt cây thoa vàng của mình lên cành đào như gián tiếp bảo chàng Kim rằng " thiếp cũng muốn gặp chàng". Đó là lần đầu tiên trong đơì, một người con gái trâm anh khuê các tỏ ra bạo dạn vơí chữ tình. Dám bạo dạn như thế nghĩa là đã yêu rôì, đã nhớ nhung rôì...

Dĩ nhiên chàng Kim bắt được chiếc thoa vàng trên cành cây là chàng biết ngay tư tưởng của Kiều. Còn dịp nào tốt hơn nữa để lên tiếng nhắn nhe. Và Kiều cũng chỉ chờ có thế để đáp vọng lại:

" Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao"

Nỗi khó khăn đầu tiên của môí tình đã vượt qua được rồi đấy. Sau đoù hai ngươì đã gặp nhau và dĩ nhiên họ cũng phải giữ kẻ một chút dù cả hai đều biết rằng họ không thể nào không yêu nhau. Giữ kẻ thì phải giữ kẻ, nhưng cũng đến lúc tình yêu trong Kiều vượt lên cao vơì vợi, nên nàng không ngần ngại trả lơì Kim;

" Đã lòng quân tử đa mang

Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung"

Thế là từ đấy cả hai đều có chung một tâm trạng:

" Sông Tương một giải nông sờ

Bên trông đầu nọ, bên chờ cuôí kia"

Kim Trọng yêu Kiều như thế nào thì chúng ta cũng đã biết, nhưng Kiều yêu Kim Trọng cũng chẳng kém nồng say. Nếu chằng thế thì tại sao khi ở nhà một mình, Kiều lại dám " gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường" để đến vơí Kim Trọng. Như thế nào đã thấm gì. Kiều còn " cả gan" hơn nữa là " xăm xăm, băng lôí vườn khuya một mình" để đến vơí chàng Kim lần thứ hai trong ngày. Nếu không yêu nhau quá thì làm gì có chuyện cả gan ấy. yêu nhau đến vơí nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng ở đaây chúng ta phải thấy rõ môí tình của Kiều và Kim là môí tình lớn của đời ngươì con gái ấy. Bởi vì nàng đến vơí chàng Kim không phải để tỏ những lời yêu thương thân thiết với nhau mà là để:

" Tiên thề cùng thảo một trương

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trơì

Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn dặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương'

Dù cho việc Kiều đeán vơí Kim Trọng đã từng bị các nhà nho xưa lên án là Kiều đa tình quá, Kiều đã vượt qua lễ giáo gia phong nhưng chúng ta vẫn thấy môí tình của nàng là một môí tình lớn, có thể nói là một môí tình phi thường nữa. Quả nhiên là Kiều đa tình, vì rằng một người có sắc, có tài thì phải có tình là lẽ đương nhiên. Có thể nói Kiều đến vơí Kim là một hành động vượt qua lễ giáo gia phong nhưng thật ra nàng có làm điều gì xấu xa đâu? Nàng đến vơí chàng Kim để cùng thề hẹn chuyện trăm năm đá vàng chứ đâu phải để làm cái chuyện chuyện của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy ở Mái Tây? Chúng ta aa4y nghe nàng nói vơí tình quân:

" Đã cho vào bậc bố kinh

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Ra tuồng trên Bộc, trong dâu

Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xoi ở thì

Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày"

Còn gì đẹp hơn, phi thường hơn một người con gái đang yêu nồng nàn say đắm mà biết giữ gìn, biết nói những lơì giá trị đến thế . Cho nên chúng ta nhận định tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một tình yêu lớn, một tình yêu phi thường cũng không có gì là quá đáng

Những điều trên đây mình nói là để chứng minh Thúy Kiều yêu Kim Trọng vô cùng say đắm, vậy nên chuyện Thúy Kiều lẻn sang nhà Kim Trọng giữa đêm khuya mà bạn nói là không có gì sai trái cả. Bạn đồng ý chứ?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mối tình của Kiều vơí Kim Trọng không phải là một mối tình nhỏ, không phải là một mối tình hơì hợt, tầm thường. Ngay từ giờ phút đầu tiên gặp nhau trong buổi đạp thanh, cả Kiều lẫn Kim đã có cảm tình với nhau. Không cảm tình sao được khi một bên là quốc sắc, một bên là thiên tài. Cho nên ngay từ giờ phút đầu tiên ấy dù cả hai "mặt ngoài còn e" nhưng " tình trong như đã". Cho nên khi Kim Trọng lên ngựa giã từ. Kiều còn " ghé theo". Và cũng từ giờ phút ấy, Kim Trọng đã chiếm ngự trong tâm tư Kiều. Khi đã về đến nhà, Kiều còn thắc mắc trong một ước mơ:

"ngừơi ơi gặp gỡ làm chi

trăm năm biết có duyên gì hay không"

 

Khi biết chàng Kim đã " túi đàn, cặp sách đề huề dọn sang" cư ngụ bên nhà mình, Kiều cũng biết cách trêu ngươi chàng Kim như" dưới đào dường có bóng người thướt tha" và " trên đào nhác thấy một nhành kim thoa". Nghĩa là Kiều đã cố tình cho chàng Kim trông thấy bóng dáng mình bên hàng dậu thưa. Như thế chưa đủ, Kiều giắt cây thoa vàng của mình lên cành đào như gián tiếp bảo chàng Kim rằng " thiếp cũng muốn gặp chàng". Đó là lần đầu tiên trong đơì, một người con gái trâm anh khuê các tỏ ra bạo dạn vơí chữ tình. Dám bạo dạn như thế nghĩa là đã yêu rôì, đã nhớ nhung rôì...

Dĩ nhiên chàng Kim bắt được chiếc thoa vàng trên cành cây là chàng biết ngay tư tưởng của Kiều. Còn dịp nào tốt hơn nữa để lên tiếng nhắn nhe. Và Kiều cũng chỉ chờ có thế để đáp vọng lại:

" Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao"

Nỗi khó khăn đầu tiên của môí tình đã vượt qua được rồi đấy. Sau đoù hai ngươì đã gặp nhau và dĩ nhiên họ cũng phải giữ kẻ một chút dù cả hai đều biết rằng họ không thể nào không yêu nhau. Giữ kẻ thì phải giữ kẻ, nhưng cũng đến lúc tình yêu trong Kiều vượt lên cao vơì vợi, nên nàng không ngần ngại trả lơì Kim;

" Đã lòng quân tử đa mang

Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung"

Thế là từ đấy cả hai đều có chung một tâm trạng:

" Sông Tương một giải nông sờ

Bên trông đầu nọ, bên chờ cuôí kia"

Kim Trọng yêu Kiều như thế nào thì chúng ta cũng đã biết, nhưng Kiều yêu Kim Trọng cũng chẳng kém nồng say. Nếu chằng thế thì tại sao khi ở nhà một mình, Kiều lại dám " gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường" để đến vơí Kim Trọng. Như thế nào đã thấm gì. Kiều còn " cả gan" hơn nữa là " xăm xăm, băng lôí vườn khuya một mình" để đến vơí chàng Kim lần thứ hai trong ngày. Nếu không yêu nhau quá thì làm gì có chuyện cả gan ấy. yêu nhau đến vơí nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng ở đaây chúng ta phải thấy rõ môí tình của Kiều và Kim là môí tình lớn của đời ngươì con gái ấy. Bởi vì nàng đến vơí chàng Kim không phải để tỏ những lời yêu thương thân thiết với nhau mà là để:

" Tiên thề cùng thảo một trương

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trơì

Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn dặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương'

Dù cho việc Kiều đeán vơí Kim Trọng đã từng bị các nhà nho xưa lên án là Kiều đa tình quá, Kiều đã vượt qua lễ giáo gia phong nhưng chúng ta vẫn thấy môí tình của nàng là một môí tình lớn, có thể nói là một môí tình phi thường nữa. Quả nhiên là Kiều đa tình, vì rằng một người có sắc, có tài thì phải có tình là lẽ đương nhiên. Có thể nói Kiều đến vơí Kim là một hành động vượt qua lễ giáo gia phong nhưng thật ra nàng có làm điều gì xấu xa đâu? Nàng đến vơí chàng Kim để cùng thề hẹn chuyện trăm năm đá vàng chứ đâu phải để làm cái chuyện chuyện của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy ở Mái Tây? Chúng ta aa4y nghe nàng nói vơí tình quân:

" Đã cho vào bậc bố kinh

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Ra tuồng trên Bộc, trong dâu

Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xoi ở thì

Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày"

Còn gì đẹp hơn, phi thường hơn một người con gái đang yêu nồng nàn say đắm mà biết giữ gìn, biết nói những lơì giá trị đến thế . Cho nên chúng ta nhận định tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một tình yêu lớn, một tình yêu phi thường cũng không có gì là quá đáng

Những điều trên đây mình nói là để chứng minh Thúy Kiều yêu Kim Trọng vô cùng say đắm, vậy nên chuyện Thúy Kiều lẻn sang nhà Kim Trọng giữa đêm khuya mà bạn nói là không có gì sai trái cả. Bạn đồng ý chứ?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Mối tình của Kiều vơí Kim Trọng không phải là một mối tình nhỏ, không phải là một mối tình hơì hợt, tầm thường. Ngay từ giờ phút đầu tiên gặp nhau trong buổi đạp thanh, cả Kiều lẫn Kim đã có cảm tình với nhau. Không cảm tình sao được khi một bên là quốc sắc, một bên là thiên tài. Cho nên ngay từ giờ phút đầu tiên ấy dù cả hai "mặt ngoài còn e" nhưng " tình trong như đã". Cho nên khi Kim Trọng lên ngựa giã từ. Kiều còn " ghé theo". Và cũng từ giờ phút ấy, Kim Trọng đã chiếm ngự trong tâm tư Kiều. Khi đã về đến nhà, Kiều còn thắc mắc trong một ước mơ:

"ngừơi ơi gặp gỡ làm chi

trăm năm biết có duyên gì hay không"

 

Khi biết chàng Kim đã " túi đàn, cặp sách đề huề dọn sang" cư ngụ bên nhà mình, Kiều cũng biết cách trêu ngươi chàng Kim như" dưới đào dường có bóng người thướt tha" và " trên đào nhác thấy một nhành kim thoa". Nghĩa là Kiều đã cố tình cho chàng Kim trông thấy bóng dáng mình bên hàng dậu thưa. Như thế chưa đủ, Kiều giắt cây thoa vàng của mình lên cành đào như gián tiếp bảo chàng Kim rằng " thiếp cũng muốn gặp chàng". Đó là lần đầu tiên trong đơì, một người con gái trâm anh khuê các tỏ ra bạo dạn vơí chữ tình. Dám bạo dạn như thế nghĩa là đã yêu rôì, đã nhớ nhung rôì...

Dĩ nhiên chàng Kim bắt được chiếc thoa vàng trên cành cây là chàng biết ngay tư tưởng của Kiều. Còn dịp nào tốt hơn nữa để lên tiếng nhắn nhe. Và Kiều cũng chỉ chờ có thế để đáp vọng lại:

" Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao"

Nỗi khó khăn đầu tiên của môí tình đã vượt qua được rồi đấy. Sau đoù hai ngươì đã gặp nhau và dĩ nhiên họ cũng phải giữ kẻ một chút dù cả hai đều biết rằng họ không thể nào không yêu nhau. Giữ kẻ thì phải giữ kẻ, nhưng cũng đến lúc tình yêu trong Kiều vượt lên cao vơì vợi, nên nàng không ngần ngại trả lơì Kim;

" Đã lòng quân tử đa mang

Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung"

Thế là từ đấy cả hai đều có chung một tâm trạng:

" Sông Tương một giải nông sờ

Bên trông đầu nọ, bên chờ cuôí kia"

Kim Trọng yêu Kiều như thế nào thì chúng ta cũng đã biết, nhưng Kiều yêu Kim Trọng cũng chẳng kém nồng say. Nếu chằng thế thì tại sao khi ở nhà một mình, Kiều lại dám " gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường" để đến vơí Kim Trọng. Như thế nào đã thấm gì. Kiều còn " cả gan" hơn nữa là " xăm xăm, băng lôí vườn khuya một mình" để đến vơí chàng Kim lần thứ hai trong ngày. Nếu không yêu nhau quá thì làm gì có chuyện cả gan ấy. yêu nhau đến vơí nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng ở đaây chúng ta phải thấy rõ môí tình của Kiều và Kim là môí tình lớn của đời ngươì con gái ấy. Bởi vì nàng đến vơí chàng Kim không phải để tỏ những lời yêu thương thân thiết với nhau mà là để:

" Tiên thề cùng thảo một trương

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trơì

Đinh ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn dặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương'

Dù cho việc Kiều đeán vơí Kim Trọng đã từng bị các nhà nho xưa lên án là Kiều đa tình quá, Kiều đã vượt qua lễ giáo gia phong nhưng chúng ta vẫn thấy môí tình của nàng là một môí tình lớn, có thể nói là một môí tình phi thường nữa. Quả nhiên là Kiều đa tình, vì rằng một người có sắc, có tài thì phải có tình là lẽ đương nhiên. Có thể nói Kiều đến vơí Kim là một hành động vượt qua lễ giáo gia phong nhưng thật ra nàng có làm điều gì xấu xa đâu? Nàng đến vơí chàng Kim để cùng thề hẹn chuyện trăm năm đá vàng chứ đâu phải để làm cái chuyện chuyện của Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy ở Mái Tây? Chúng ta aa4y nghe nàng nói vơí tình quân:

" Đã cho vào bậc bố kinh

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Ra tuồng trên Bộc, trong dâu

Thì con người ấy ai cầu làm chi!

Phải điều ăn xoi ở thì

Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày"

Còn gì đẹp hơn, phi thường hơn một người con gái đang yêu nồng nàn say đắm mà biết giữ gìn, biết nói những lơì giá trị đến thế . Cho nên chúng ta nhận định tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một tình yêu lớn, một tình yêu phi thường cũng không có gì là quá đáng

Những điều trên đây mình nói là để chứng minh Thúy Kiều yêu Kim Trọng vô cùng say đắm, vậy nên chuyện Thúy Kiều lẻn sang nhà Kim Trọng giữa đêm khuya mà bạn nói là không có gì sai trái cả. Bạn đồng ý chứ?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hình như bạn Linh đang cố tình đi lệch hướng những gì Chuột nói nhỉ? Chuột không thích từ "nó" do Linh sử dụng. Đề nghị bạn có cách xưng hô thuyết phục hơn.

Về việc TK bán mình, Chuột đã nói ngay từ đầu. Và tạm thời chấp nhận phương án Kiều bán mình là đúng. ( đã nói ở trên ). Vậy không hiểu bài của Linh cứ xoáy sâu vào những quan điểm bán mình để làm gì khi mọi chuyện đã yên lắng?

Chuột không thích đọc nhiều quote không liên quan, Linh tạm thời ngưng post quote nữa. Rất là rối mắt.

Về kiến thức, văn học là cảm nhận từ tâm hồn. Đó là kiến thức cơ bản nhất. Và với cùng một tác phẩm văn học, mỗi người có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Cảm phiền bạn không lôi ra những từ ngữ đại loại "kỹ sư kinh tế"... ( từ này dùng sai rồi đó! Lần sau có lặp lại thì dùng từ khác - Hình như mình đã có nói một lần với binhthuong rồi nhi? )

Bạn Linh hay nhỉ? Bạn nói là qua bài viết của tôi, bạn có thể đánh giá được tôi không có vốn hiểu biết. Thế thì thưa bạn, hiểu biết như các nhà lý luận - phê bình văn học thì cũng không ít người lên án TK đâu. Bạn cho tôi đặt tư tưởng hiện đại vào tác phẩm, thì bạn có biết Nguyễn Công Trứ đã sống thời kì nào, và ông ta cũng đã lên án TK đến mức nào không?

Tôi đang rất bận, định không reply bài viết này, nhưng thấy bạn nhắc mãi đến tôi (hình như bạn "yêu" tôi?) nên tôi reply cho bạn vài dòng.

Nếu bạn cảm phiền xem lại những gì tôi viết ở trước,( bạn cố gắng nắm bắt trọng tâm vấn đề nhé, bạn đi lan man riết rồi tôi không biết bạn nói gì) bạn sẽ thấy những gì tôi viết ra đều trên phương diện chủ quan duy ý chí, và tôi không hề lên án bất cứ ai có suy nghĩ ngược lại. Tôi đã nói ở ngay những chữ đầu của nội dung topic ( cảm phiền xem lại ). Và tôi không thích bạn xoáy sâu vào tôi ( mà đáng lý ra phải là ả Kiều ) để rồi bài viết của bạn loãng chưa từng có.

Nếu là ta liệu ta là được hơn họ hay không mà phê phán

Bạn Linh này, tôi có thắc mắc một điều là không biết bạn sống ở thế kỷ nào vậy? Nếu ta không có ý tưởng phê phán thì những nhà văn, nhà thơ chết toi rồi. Nguyễn Du viết truyện Kiều cũng để phê phán xã hội phong kiến đó. Mà Nguyễn Du có làm được cái xã hội tư bản không mà phê phán (nói theo phân tích của bạn)....

 

Mà thôi, bài viết của bạn còn sơ hở nhiều quá.... Tôi đang bận. Busy nha!

<Đoạn này có vài chỗ bạn tôi gõ, nên có thể vài chỗ không trơn tru, mong mọi người thông cảm>

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Ban Linh than men!

cam on ve cac y kien cua ban. Minh khong phai la mot nha phe binh tho ngoi ca ngay de viet tho Kieu va phan tich no nhu ban noi, vi minh moi chi hoc lop 9 ma, lam gi co trinh do nhu the chu. Minh chi dua ra nhung suy nghi cua minh ve nhan vat trong Kieu thoi, va minh viet len day de mong cac ban chia se va danh gia giup minh. Minh nghi dien dan la nhu vay, de trao doi suy nghi va hoc tap kien thuc tu nhung ban khac (nhu minh hoc tap duoc nhieu dieu tu Linh, Pho Dem va Chuot Rain chang han). Cam on Chuot Rain, Linh, Pho Dem va cac ban khac rat nhieu. Neu cac ban muon binh luan voi minh them ve Truyen Kieu them thi minh se man phep noi tiep. Com khong thi minh se khong dam lam phien cac ban nua. Cac ban ai cung ban ron ca ma.Uhm ma Linh a, minh la con gai, khong phai con trai dau ma goi minh la "anh" nhe. Hom nay may minh bi loi nen ko danh dau dc, lai mot lan nua lam cac ban dau mat roi. Du sao cung cam on cac ban nhieu

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...