Jump to content
Sign in to follow this  
Le Duc Hoang Van

Vì sao tôi không ghét Thúy Kiều

Recommended Posts

;) Khi tui và Chuột lập topic này thì đã biết trước là có người phản đối nên tụi tui mới lập. Chứ nếu biết ai cũng đồng tình thì chẳng dại gì lập cho mất công. Bạn Linh hơi lanh chanh, và đi xa vấn đề quá. Ngay cả nội dung tiêu đề đã thể hiện cái chủ quan của người viết :"Vì sao tôi ghét Thúy Kiều?" và bạn Chuột đã đưa ra những ý kiến của cá nhân mình để lên án Kiều. Bạn đồng tình, thì thôi. Còn không thì đưa những lập luận trái chiều để bác bỏ. Tự dưng bạn lại nói Chuột này, Chuột nọ, chẳng phải bạn là người muốn gây sự hay seo?

Và hình như cả tui và Chuột điều ghét những cách nói chuyện khá dài dòng, và theo tụi tui là chẳng ăn nhập gì đến nội dung bài viết cả. Riết rồi bạn làm tụi tui mất hứng với tiêu đề này quá. Bạn thiệt rỗi hơi!

Bạn đả kích cho đã đời, mà rốt cuộc chẳng thấy bạn nói gì đến những sự việc Chuột đề cập. Như vậy chẳng khác nào bạn đang ăn nói linh tinh hay sao?

Tự nhiên topic nói về nàng Kiều mà bạn lại lôi nào là kỹ sư kinh tế ( thưa bạn, tụi tui ko phải là kỹ sư kinh tế ) rồi lại là tin học linh tinh gì đó. Bạn có thấy bạn đang xúc phạm đến người khác không. Nhưng thằng Chuột thì tính khí nó ít khi nào bận tâm đến mấy chuyện này, nhưng tui thì ghét nhất ai đá động để nghề nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thảo luận, tụi tui phân tích dựa vào tác phẩm truyện Kiều chứ không hề đề cập đến đời sống cá nhân của ai. Chỉ có bạn là cố tình gây sự... Câu trên, tui dùng từ "yêu" chứ không phải Chuột dùng. Nhưng tui thấy thật sự là bạn yêu tui thiệt mà....!

Topic này lập bởi Chuột Rain, nhưng tui post bài bằng nick Chuột Rain là chủ yếu. Nên bạn Chuột nhà ta đã vô tình vạ lây rùi...

Còn về pé Vân, chị sẽ tiếp tục nghe pé phân tích tiếp nhé! Đừng sa đà vào cách diễn giải rùng rợn của Linh!

 

Hai Khù.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những đoạn không ăn nhập gì đến nội dung "Vì sao tôi ghét Thúy Kiều?"

 

Kỷ sư Kinh tế thì sao, Chuột nếu hiểu đó là một câu như Binhthuong nói thì chuột tầm thường quá, Linh có cần nhỏ nhe đến thế không. Linh chẳng cần post bài bôi nhọ người khác mà làm gì, Linh chưa bôi bác bất cứ ai là anh ta làm nghề này thì hèn, cô ta làm nghề kia là mạt, Chưa cần mở topic để phải bị treo nick vì bôi xấu nhân thân ai đó. Vì Linh có lòng tự trọng của mình. Cần thì mai Linh có thể sửa là Kỹ sư xây dựng hay Cử nhân anh văn cho nó hợp thời, không thì chuột lại cứ nghĩ hắn là cái rốn của vũ trụ này, ai cũng phải nhớ đến hắn hay sao. Nhầm. Chẳng phải kỷ sư không thể viết văn, mà là anh ta hiểu nhầm. Linh chỉ muốn cho thấy kiếm tiến như một kỹ sư thì nó luôn dễ dàng hơn một cô gái bán rau mà thôi, đó chỉ là hình tượng cua bài viết. Một Kỹ sư thì không thể hiểu hết sự vất vả kiếm tiền của 1 cô gái bán rau, hay đơn giản của 1 con điếm nó tủi nhục thế nào. Để thấy anh ta sai lầm là thế nào mà thôi.
Ngày xưa đó, chỉ mới là Kim Bình Mai đã là đệ nhất dâm thư, ngày nay phim sex đầy đường, Cô giáo Thảo...hay chuyện sex bàn cãi đầy trên các trang Wed, Kim Bình Mai ngày nào đâu còn là Đệ nhất dâm thư nữa trong mắt người đọc, vậy nếu ta cứ dùng suy nghĩ của cô giáo Thảo để phê phán Kim Bình Mai liệu có phiến diện hay không. Chuột rain nói không sai nhưng thái độ nhìn nhận của hắn là sai, thái độ trịnh thượng của hắn khi viết bài mới là cái ta đáng bàn. Đúng sai là tuỳ quan niệm, cái đó đúng. Linh cũng có thể sai, nhưng Linh luôn đứng trên tinh thần tôn trọng, dù bạn Lê Đức Hoàng Vân mới chỉ học lớp 9, nhưng Linh vẫn coi là Vân hơn Linh một cái đầu về Kiều, vì bạn đó yêu chuyện Kiều, còn Linh thì không. Nhưng không thể Linh vì không thích chuyện Kiều thì cái gì cũng có thể nói ra được. Cũng như không phải vì không ưa bài viết của Nhathao hay Binhthuong hay bất cứ ai đó thì Linh cho mình cái quyền coi thường họ. Linh có thể phê phán họ thậm tệ về bài viết, chứ không bao giờ cho mình cái quyền coi họ là hèn kém hơn mình chỉ vì họ là chủ nhân bài viết đó hay đơn giản họ có suy nghĩ không giống mình.

 

Thái độ bình luận hay phê bình có nhiều loại. Không phải những người mà Linh muốn nhắc đến không phải vì họ viết không hay, viết không thuyết phục mà thái độ của họ khi viết. Họ viết như coi người đọc là lũ ngu si, không biết gì, thái độ trịnh thượng. Họ coi như họ sắp thành đại thi hào hay đại danh nhân, có quyền phê phán hay chửi rủa những gì mà họ không thích bằng thái độ cao ngạo, chỉ có mình ta hiểu và biết chuyện đó, ta ngang hàng với những nhà phê bình danh tiếng. Ai cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình nhưng gì cũng có giới hạn. Ta là cái gì đó nên chúng bay phải ngưỡng mộ hay hoan hô

Chính thái độ của những kẻ tự coi là mình cao cả, có quyền phán xét ai đó mới có cái topic này ngày hôm nay, Nhưng họ sống mà chỉ biết có họ họ quên đi cái tình. Họ đọc nhiều mà như một máy tính lập trình hay đơn giản như một cuốn sổ kế toán với những con số tài khoản. Đã thu vào và chi ra phải khớp nhau, thiếu thừa đều phải thể hiện. Nhưng cuộc đời đâu thể cứ thiếu tiền thì đi ăn cướp, hay cứ làm việc xấu hôm nay thì không thành người tốt mai sau. Nó cũng chẳng rành mạch công khai như cuốn sổ kế toán hay như chuỗi 011001 của máy tính lập trình.

 

Cám ơn các bạn đã nghe Linh nói suy nghĩ của mình. Linh chỉ mong những lời này sẽ đến những người cần nó. Họ tồn tại hay không tồn tại không quan trọng, họ đọc hay không không quan trọng duy nhất điều Linh mong muốn là họ nên sống có tình người hơn, bớt làm bẩn môi trường bằng những suy nghĩ thiển cận của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Tôi không phê phán gì ở Nguyễn Du cả, và hình như bạn cũng hiểu sai mục đích của người lập ra topic này. Suốt bao nhiêu năm qua, đọc Kiều của Nguyễn Du, tranh cãi là chuyện thường. Có người đọc Kiều, và cảm thông với Kiều, có người thì không. Đó là do cách nhìn của mỗi người khác nhau. Cũng như bạn thích màu hồng, tôi thích màu xanh, vậy đâu thể nào bắt buột tôi phải thích giống bạn. Có chăng là bạn tự mình dùng lí lẽ để lập luận để khẳng định lý do bạn cảm thông Kiều và yêu nhân vật đó là hoàn toàn đúng, tuy nhiên, đâu thể vì thế mà bạn cho rằng người khác SAI???

 

-Tôi nói rồi, tôi không hề phủ nhận những giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã đưa ra trong Kiều. Cái chế độ Phong kiến chèn ép nhân phẩm, thân phận của người phụ nữ là đáng để lên án và cảm thông với 1 kiếp người đàn bà chịu nhiều trắc trở bởi ràng buộc lễ giáo Tam Tòng Tứ Đức là điều tôi rất tâm đắc với ND. Tôi chỉ không đồng ý với các ý kiến của L***, nó phi văn học và phi logic, vì vậy nên tôi phản bác lại. Tôi làm thế là sai? Nếu 1 ý kiến được đưa ra là đúng, tôi chấp nhận, 1 ý kiến đưa ra thiếu thuyết phục, tôi phản bác. Bạn đưa ra ý kiến của mình thì chưa đủ, bạn phải làm sao cho tôi cảm thấy bạn đúng, những lời bảo vệ ý kiến của bạn mới là quan trọng. Đó là tranh luận. Đâu thể nào gây nên 1 cuộc tranh luận nghiêm túc với chỉ vài câu nói : Tôi cho là như thế này....tôi đúng, anh sai...???

 

Hồi Phổ Thông tôi cũng được học Kiều, tôi cũng có những suy nghĩ của tôi và tôi hiểu những gì mà Nguyễn Du muốn truyền bá trong tác phẩm của ông. Nhưng chuyện tôi không thích nhân vật Thúy Kiều, có gì là sai? Tôi đồng cảm với Vân có gì sai? Với kiến thức ít ỏi của mình, tôi chỉ đứng bên 1 cuộc tranh cãi để "học hỏi" và khách quan mà nói tôi chẳng theo bên nào hết, tôi chỉ thấy cái gì không đúng thì nói.

 

Rất vui và rất hoan nghênh những ý kiến cũng như phản bác của mọi người!!! Với những gì mọi người hiểu và tôi hiểu qua Kiều, hy vọng ta sẽ có 1 cuộc tranh luận đúng nghĩa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Vì sao Kiều bán mình chuộc cha : đây là ý riêng của tui, không dám cho là đúng, nhưng suy nghĩ như vầy. Bản thân Kim Vân Kiều truyện chỉ là một tác phẩm rẻ tiền, cố tình tạo ra các tình tiết éo le để "ép" Kiều phải bán thân, làm nền cho các đoạn "hấp dẫn" như Kiều tiếp khách...Kiều với mấy anh chàng kia v.v.. Đó là Kim Vân Kiều truyện, khi tác phẩm qua tay Nguyễn Du thì đây trở thành một tác phẩm mang đầy tính nhân văn qua cái nhìn mới của ông. Thế nhưng tình tiết câu chuyện thì không khác gì nhiều. Kiều bán mình chuộc cha là do Kim Vân Kiều truyện "ép" nàng như vậy (đem lại sự hấp dẫn cho các tiểu thuyết ba xu)! Có nhiều cách khác : bán ruộng đất, nhờ vả Kim Trọng (không thể nói Kiều chưa là gì hết mà không dám nhờ vả KT, đứng trước một tình thế phải bán thân thì tất cả các biện pháp cứu chữa khác đều phải được tính đến, đừng nói đến KT mà cho dù bất kỳ người nào Kiều vẫn có thể kêu cứu bằng mọi giá !) Nhưng chuyện này tui không muốn bàn đến, cho là trong cái xã hội nhiễu nhương ấy Kiều chỉ có một cách duy nhất là bán mình chuộc cha, dù gì cái tình tiết này cũng đẹp.

 

- Bán mình chuộc cha nghĩa là đã trả hết nợ cho gia đình rồi, tui không hiểu tại sao nếu nàng chết đi gia đình sẽ khổ ?!? (hổng ai kiếm tiền lo cho gia đình được ư ?) Dù gì thì trong bao nhiêu năm lưu lạc, một năm trời ở với Mã Giám sinh (lúc này cuộc sống nàng tương đối nhàn hạ rồi) và cả đến lúc giàu có, có quyền lực khi làm phu nhân Từ Hải nàng cũng không hề ngó ngàng gì về đến gia đình. Đúng là phụ nữ VN cam chịu, nhưng cam chịu như nàng thì tui không có hoan nghênh. Có nhiều kiểu cam chịu, hèn nhát, tham sống sợ chết cũng là một kiểu cam chịu. Thử hỏi cái suy nghĩ "à, thân mình dù sao cũng dơ, thôi thì còn gì nữa mà giữ gìn, hổng chơi tiếp luôn !" có đáng để mà ủng hộ hay không ? Tui cũng từng nói, đọc truyện Kiều thông cảm thôi thì cũng thông cảm được cho nàng, nhưng nâng cái giá trị nàng lên và "ca ngợi" là một điều tui không bao giờ chấp nhận được ! Cái hoàn cảnh "éo le" của Kiều thời nào cũng có, thời này cũng không thiếu, bao nhiêu cô gái "vì nghèo" mà bán mình, sa cơ thất thế làm vợ hết người này đến người khác, sau đó là đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện hộ cho những bước trượt chân của mình. Còn cái lúc mà Kiều vì muốn hộ thân nên trộm đi của cải nhà Hoạn Thư thì hình ảnh Kiều đ/v tui xấu hết chỗ nói. Người ta ca ngợi những cái gọi là "Nghèo cho sạch, rách cho thơm", "Trong đầm gì đẹp bằng sen, gần bùn mà vẫn không tanh mùi bùn"... chứ không ca ngợi kiểu bất chấp thủ đoạn của nàng. Kể ra Kiều cũng may mắn khi gặp Từ Hải, thử hỏi trong bao nhiêu cô gái lầu xanh ngày này như Kiều đã có cái may mắn gặp được một ân nhân như thế ? Kiều cũng chỉ là một con người tầm thường (ta thương nàng là tại nàng đẹp, chứ Kiều có kém cỏi nhan sắc thì cũng chẳng có tác phẩm nào thương tiếc cho nàng), tham sống sợ chết, thích sự an nhàn, chỉ nghĩ đến bản thân.

 

Tại sao nàng tự tử ? Cái này tui cũng nói rồi, đó là do nàng không còn một ai có thể bám víu được. Phải mà lúc này nàng có gặp cái tên nào thậm chí đểu giả cà chớn hơn cả Sở Khanh thì nàng cũng sẽ ... cam chịu tiếp cho coi ! Nàng là một người biết chịu đựng rất rất giỏi .

 

Bởi vậy mà tui chỉ thích truyện Kiều ở giá trị nghệ thuật, về nội dung vẫn có thể gọi là hay khi mà tác phẩm đưa ra một loạt các nhân vật rất có tính cách, có hồn. Chỉ có điều tui không đánh giá cao giá trị của Thúy Kiều, ở Kiều chẳng có gì để ta học hỏi và ca ngợi, thế thôi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiều và Từ Hải

 

 

"Từ Hải có mặt trong Truyện Kiều với tư cách một anh hùng, một biểu tượng sảng khoái của khát vọng công lí và tự do “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” mà văn chương Việt Nam từ trước cũng chưa có. " - Hoài Thanh.

 

Ok! Suy nghĩ hiểu biết của tui dĩ nhiên là không bằng các ông nhà văn nhà thơ nhà phê bình văn học gì đó, có thể theo mọi người nói là "bị lệch lạc" cũng không chừng. Nhưng suy nghĩ của tui về Từ Hải - hay nói đúng hơn là về đoạn bình luận trên như sau.

 

Từ Hải có phải là một anh hùng hay không ? Từ Hải đã làm được những gì để có thể gọi là một anh hùng ? Ta cùng đọc lại đoạn Kiều gặp Từ Hải :

 

Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông.

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Họ Từ dáng hình oai dũng, giang hồ lẫy lừng ... nhiêu đó có thể gọi là anh hùng chưa? Đối với tui là chưa ! Một tên giặc cũng có thể có những đặc điểm ấy. Mà hai chữ anh hùng, nói dễ mà khó, nói khó mà dễ ... Một kẻ có chút gan dạ, nhân thời loạn lạc kết bè lập đảng, cậy thế, ỷ quyền xưng hùng, xưng bá, may ra gặp thời họ sẽ vổ ngực, xưng ta đây là anh hùng biết thời thế ! Như Lữ Bố, uy nghi trước vạn quân, kẻ thù gặp phải run sợ, thế mà trước một nàng Điêu Thuyền thì u mê đắm đuối. Chinh phục muôn người nhưng phủ phục trước sắc đẹp chỉ là một kiểu anh hùng của sức khỏe.

 

Nhắc đến chữ "anh hùng" phải nói đến những người như Quan Công : tiết nghĩa là mục tiêu, giàu sang không đổi lòng, gặp nguy không nhục chí, không giết kẻ cùng đường, thà hy sinh tính mạng chứ không để mất đi hai chữ tiết nghĩa, ấy mới là kẻ anh hùng. So về tài , về sức lực ông đâu bằng Lữ Bố, nói đến trí tuệ đâu dám sánh Khổng Minh, thế mà nói về hai chữ "anh hùng" không ai dám mở lời phủ nhận.

 

Còn nói về hình ảnh Từ Hải, ai nói Từ trí dũng chứ tui chỉ thấy đó là một kẻ ... hơi bị đần, khoái phô trương quyền lực. Cái cảnh Từ đi rước Kiều về có cần rầm rang thế không ! Gì mà :

 

Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương,

Ngất trời sát khí mơ màng,

Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.

 

lại còn :

 

Giáp binh kéo đến quanh nhà,

Đồng thanh cùng gửi: nào là phu nhân?

Hai bên mười vị tướng quân,

Đặt gươm, cởi giáp, trước sân khấu đầu.

Cung nga, thể nữ nối sau,

Rằng: Vâng lệnh chỉ rước chầu vu qui.

Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,

Hoa quan phấp phới hà y rỡ ràng.

Dựng cờ, nổi trống lên đàng,

Trúc tơ nổi trước, kiệu vàng theo sau.

Hoả bài tiền lộ ruổi mau,

Nam đình nghe động trống chầu đại doanh.

Kéo cờ lũy, phát súng thành,

Từ công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài.

Rỡ mình, là vẻ cân đai,

Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.

hơn hai mươi câu "kinh phong động địa" chỉ để tả cảnh Từ đón vợ về ! Rõ là một ông tướng phô trương ! Đem quyền đem uy đem binh đem lính dập đầu lấy lòng một người đàn bà. Khác chi những tên "công tử" ngày nay đem tiền của, xe cộ ra mà lòe bọn con gái !

 

"Khen cho con mắt tinh đời

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già"

 

Ừm... khoe khoang tự phụ, đó là những ấn tượng mà Từ Hải để lại cho tui... khoe khoang cho lắm, cuối cùng cũng chết vì lời ngon ngọt của một người đàn bà.

 

 

"Từ Hải đến với cuộc đời Thúy Kiều như một đấng cứu tinh. Từ Hải đã làm một việc kì lạ giữa trần gian đó là đưa một “con đĩ” ( dĩ nhiên là bất đắc dĩ) là Thúy Kiều lên địa vị một bà chánh án, định đoạt công lí rạch ròi, làm hả lòng, hả dạ người đọc bao đời nay. " - Hoài Thanh.

 

 

Đúng, Từ đến với Kiều như một đấng cứu tinh. Nhưng cái câu "Từ Hải đã làm một việc kì lạ giữa trần gian đó là đưa một “con đĩ” ( dĩ nhiên là bất đắc dĩ) là Thúy Kiều lên địa vị một bà chánh án, định đoạt công lí rạch ròi, làm hả lòng, hả dạ người đọc bao đời nay" rõ là tức cười.

 

Từ khác gì Trụ Vương, Lữ Bố ... những kẻ đam mê sắc đẹp nghe lời nỉ non ỉ ôi của các nường mà để họ thao túng quyền lực ! Đúng là nói vầy cũng quá đáng, nhưng vẫn là một câu hỏi cũ : nếu nàng xấu xí vụng về thì có bị lừa gạt, bị chà đạp, bị ô nhục đến đâu thì Từ làm gì để ý tới ! Người đẹp dù gì cũng có chỗ đứng của người đẹp !

 

Đời thuở ngày nay có quan tòa nào lại "khách quan, công bằng" khi mà nạn nhân đứng ra làm Chánh án, Kiều vẫn là ỷ quyền ỷ lực xem đó là sức mạnh công lý. Nhưng thôi, những kẻ như Tú Bà, Ưng Khuyển dẫu sao cũng là những kẻ đáng chết ! Nhưng muốn nói hình ảnh Từ lúc đó thật tức cười, im lặng bên cạnh bà vợ "Chánh Án" của mình muốn xử gì thì xử, không nói tiếng nào ! Trí dũng Từ ở đâu ? Bà Chánh Án sao không xử ngay từ tên tên bán tơ vu oan giá họa cho gia đình mình, là đầu chốt gây bao nhiêu năm lưu lạc ? Bà Chánh Án sao không dùng quyền uy ấy quay về cố hương, thăm cha thăm mẹ , nuôi nấng chăm sóc lúc tuổi già ? Có ai trả lời những câu hỏi này dùm tui ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Tại sao khi HT "xử" Kiều, Kiều chẳng thể buông ra một lời biện hộ, thậm chí khi bị "nhục nhã" như vậy ?

- Và tại sao khi Kiều "mở phiên toà" để xử HT, ghét lắm chứ (hình như tui cũng đã phân tích Kiều ghét HT còn nhiều hơn HT ghét TK), nhưng chẳng thể nào buộc tội được HT, bị "sư tử HĐ" đó kêu thán trên giữa "công đường".

 

Tại vì HT nắm cái lý, còn Kiều thì không.

 

Ở trên tui đã nói rồi, tui thấy mến HT vì nàng đối với TK, tuy giận nhưng vẫn biết cảm cái tài, thương cái phận của TK (nhưng chồng dĩ nhiên là không chia sẻ được). Sau khi "chia rẽ" được TS và Kiều, Hoạn Thư có hành hạ gì Kiều nữa đâu, đưa Kiều vào một cái am để tu. Đúng lý ra tại đây Kiều phải vui mừng, hài lòng vì ít ra đã có một cuộc sống yên ổn, chẳng phải lo ra vào chốn lầu xanh, chẳng phải làm lẽ của người ta (tui tin chắc rằng nàng chịu làm vợ TS cũng chỉ vì muốn thoát ra Lầu xanh chứ không yêu đương gì TS hết! Mà không yêu.. thì thà đi tu còn sướng hơn phải lấy người đó!) Cuộc sống như vậy đ/v Kiều là đã quá tốt rồi, vậy mà khi Thúc Sinh đến thăm lại khóc lóc kể lể, vương vấn lung tung gì gì đó ... để mà phải giật mình sợ hãi khi biết HT hay chuyện. Còn đổ ngược lại là HT thâm hiểm, ở đó sau này sống chết thế nào ! Nếu nàng biết yên phận, tha cho chồng của người ta thì có cần phải trốn chạy thêm lần nữa không. Nhục nhã vẫn là lúc trốn chạy và lấy cắp đồ của người ta. Đã bị người ta làm nhục.. nay lại làm vậy để người ta có thêm cớ mà hạ nhục mình. Tui khâm phục cái đầu của cô Kiều lúc đó. Còn HT, có sai người đuổi theo không? Có dồn nàng đến đường cùng không ?

 

Không phải Kiều "nhân đạo", "thông cảm" mà tha cho HT, chỉ vì nàng không đủ lý lẽ để mà xử HT, thế thôi ! HT trắng án vì trong HT đã tồn tại cái tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không một người Việt Nam nào mà không biết tên Hoạn Thư và cái "đức" ghen của nàng. Nhưng có lẽ ít người tìm hiểu sâu xa về cái "đức" ghen đó. Ai cũng cho rằng Hoạn Thư là con người thâm độc, nham hiểm, tàn nhẫn khi hành hạ Thúy Kiều. Vì thế, tên Hoạn Thư đồng nghĩa với sự ghen tuông độc ác của một người đàn bà. Trong thập niên 50, đầu 60, ở miền Nam Việt Nam, báo chí đã tường thuật nhiều vụ đánh ghen rất khủng khiếp. Có người thì cắt phăng "của quý" của chồng, có bà thì đốt cho chồng cháy như cây đuốc (mà danh ca Trần Văn Trạch đã có bài hát "Đốt hay không đốt"), và có kẻ thì tạt át xít vào mặt tình địch, hủy hoại nhan sắc xinh đẹp của một cô vũ nữ... Như vậy, so với cái ghen của Hoạn Thư còn độc ác gấp ngàn lần. Thế mà không ai "nổi tiếng" bằng Hoạn Thư. Và người đời vẫn chỉ nhớ đến Hoạn Thư mỗi khi nói tới ghen tuông.

 

Thật ra, nếu tìm hiểu kỹ hơn về cách đánh ghen của Hoạn tiểu thư trong Đoạn Trường Tân Thanh, chúng ta sẽ thay đổi thái độ với nàng, chứ không khắc nghiệt như hiện nay. Điều mà những người đọc Kiều ít quan tâm tới là tâm trạng giận chồng của Hoạn Thư. Thoạt tiên, nàng không hề thù ghét Kiều :

 

"Từ nghe vườn mới thêm hoa,

 

"Miệng người đã lắm, tin nhà thì không.

 

"Lửa tâm càng dập càng nồng,

 

"Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa.

 

"Ví bằng thú thật cùng ta,

 

"Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên.

 

"Dại chi chẳng giữ lấy nền,

 

"Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình."

 

Sở dĩ Hoạn Thư không muốn "rước lấy tiếng ghen" vì lễ giáo của nhà Nho không phản đối việc người đàn ông có thể đèo bòng tới "năm thê, bảy thiếp" miễn phải thông báo cho bà chính thất biết. Bà chính thất là "vợ cái con cột" nắm quyền "nội tướng" (tương đương với bộ trưởng Nội vụ) trong gia đình. Ngoài ra, Hoạn Thư không dám ghen vì nàng còn có một nhược điểm quan trọng là chưa có con để nối dõi tông đường.

 

Khi Thúc Sinh đang đắm đuối trong tình yêu mới được chính quan phủ sở tại ở Lâm truy se duyên, Kiều sáng suốt nhận ra rằng chàng Thúc phải qua thủ tục "thông báo" cho đúng lễ nghi :

 

"Xin chàng liệu kíp lại nhà,

 

"Trước người đẹp ý, sau ta biết tình.

 

"Đêm ngày giữ mực giấu quanh,

 

"Rày lần mai lữa như hình chưa thông !"

 

Dù không muốn xa Kiều, nhưng thấy lời khuyên của nàng rất hợp lý, chàng Thúc "đành lòng Sinh mới quyết lòng hồi trang". Rồi khi tiễn biệt, Kiều còn nhắc nhở :

 

"Nàng rằng :'Non nước xa khơi,

 

"Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

 

"Dễ lòa yếm thắm trôn kim,

 

"Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng.

 

"Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,

 

"Đến nhà trước hãy nói sòng cho minh.

 

"Dù khi sóng gió bất tình,

 

"Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi.

 

"Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,

 

"Lại mang những việc tày trời đến sau."

 

Nhưng khi về đến nhà, Thúc Sinh lại quên hết lời dặn dò của Kiều, chỉ vì Hoạn Thư chẳng đả động gì tới chuyện "vợ lẽ" :

 

"Mấy phen cười nói tỉnh say,

 

"Tóc tơ bất động mảy may sự tình."

 

Có lẽ nàng Hoạn muốn chồng phải lên tiếng trước. Nhưng Thúc lại không hiểu như vậy, nên :

 

"Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

 

"Nào ai có khảo mà mình lại xưng ?

 

"Những là e ấp dùng dằng,

 

“Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi."

 

Phải chăng vì chờ mãi không thấy chồng đề cập tới chuyện có vợ nhỏ ở Lâm Truy, Hoạn Thư đã khéo léo mở hé một cánh cửa cho chồng bước vào :

 

"Rằng:'Trong ngọc đá vàng thau,

 

"Mười phần ta đã tin nhau cả mười.

 

"Khen cho những miệng dông dài,

 

"Bướm ong lại đạt những lời nọ kia.

 

"Thiếp dù vụng, chẳng hay suy,

 

"Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười."

 

Nếu nhân dịp này, Thúc mạnh dạn cho biết chàng mới có vợ nhỏ, chắc chắn Hoạn phải đành lòng chấp thuận. Nhưng, tiếc thay, Thúc lại ngu xuẩn nghĩ :

 

"Thấy lời thủng thẳng như chơi,

 

"Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn."

 

Thế rồi chàng ở nhà cả năm trời mà không nói được gì. Khi chàng nhấp nhỏm muốn ra đi, nhưng lại nhút nhát không dám ngỏ lời. Hoạn Thư biết ý, khôn khéo lên tiếng trước:

 

"Tình riêng chưa dám rỉ răng,

 

"Tiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua :

 

"Cách năm, mây bạc xa xa,

 

"Lâm Truy cũng phải tính mà thần hôn."

 

Bất ngờ được vợ cho phép, Thúc mừng quá, bèn :

 

"Vó câu thẳng ruổi nước non quê người."

 

Thế là bao nhiêu lời dặn dò, cảnh cáo của Thúy Kiều thành vô ích hết. Cái mục đích về để "thông báo" không được thực hiện.

 

Vì không được chính thức thông báo, Hoạn Thư bây giờ có quyền thi hành kế hoạch riêng của mình với sự tính toán chu đáo.

 

Kế hoạch của Hoạn Thư là cho một đội "biệt kích" chớp nhoáng vượt biển sang Lâm Truy bắt cóc Thúy Kiều đem về Vô Tích để hành hạ anh chồng phản bội cho bõ ghét. Bọn Khuyển, Ưng, tay sai của họ Hoạn, đã thành công mỹ mãn trong vụ bắt cóc này. Chúng còn khôn khéo đánh tráo một cái xác vô thừa nhận ở bên sông để làm lạc hướng nhà họ Thúc. Chúng không đưa Thúy Kiều thẳng về nhà Hoạn Thư mà đưa về cho phu nhân, mẹ Hoạn Thư, đánh phủ đầu và dạy nghề làm tôi tớ. Khi Kiều đã trở thành một thị tì quen việc, Hoạn Thư mới đưa tình địch về nhà mình. Nhưng nàng ghen thì ít mà giận chồng thì nhiều nên đối với Kiều cũng không khắc nghiệt quá đáng. Một hôm, nàng hỏi đến tài đánh đàn của Kiều :

 

"Phải đêm êm ả chiều trời,

 

"Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày.

 

"Lĩnh lời nàng mới lựa dây,

 

"Nỉ non thánh thót dễ say lòng người !

"Tiểu thư xem cũng thương tài,

 

"Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân."

 

Như vậy, rõ ràng Hoạn Thư không giống những người đàn bà đánh ghen khác. Nàng đã có lòng khoan nhân với tình địch. Những người (cả đàn ông lẫn đàn bà) đang trong cơn ghen, thấy tình địch là muốn băm vằm, đâm chém cho hả cơn ghen. Thế mà Hoạn Thư lại "thương tài" tình địch và còn bớt nghiêm khắc đi vài phần. Như vậy không phải là cái ghen bình thường của những phụ nữ khác Có thể nói nàng là một người đàn bà hiếm có trên cõi đời này.

 

Trong khi đó, Thúc Sinh đi đường bộ về đến Lâm truy thì Thúc ông đã lo xong việc tang lễ cho Kiều (thực ra là cái thây vô chủ) :

 

"Lễ thường đã đủ một hai,

 

"Lục trình chàng cũng đến nơi bấy giờ.

 

"Bước vào chốn cũ lầu thơ,

 

"Tro than một đống, nắng mưa bốn tường.

 

"Sang nhà cha, đến trung đường,.

 

"Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên."

 

Thúc vật vã khóc than, rồi nhờ thầy phù thủy đánh đồng thiếp xuống âm phủ tìm Kiều. Thầy pháp xuất thần một lát rồi trở về cho biết Kiều còn sống và phải đợi một năm nữa hai người mới được gặp nhau, nhưng :

 

"Hai bên giáp mặt chiền chiền,

 

"Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay,

 

Nủa tin nửa ngờ, chàng khắc khoải sống trong nỗi thương nhớ Kiều khoảng một năm trời thì nguôi ngoai. Nhớ nhà, chàng trở về Vô Tích với Hoạn Thư. Sau khi hai vợ chồng hàn huyên, Hoạn cho gọi Kiều ra. Lúc đó hai người mới "tá hỏa tam tinh" .

 

"Nhà hương cao cuốn bức là,

 

"Phòng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.

 

"Bước ra một bước một dừng,

 

"Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa.

 

"Phải rằng nắng quáng đèn lòa,

 

"Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc sinh ?

 

"Bây giờ tình mới tỏ tình,

 

"Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai!"

 

Còn Thúc thì hoảng sợ vô cùng :

 

"Sinh đà phách lạc hồn xiêu,

 

"Thương ôi ! Chẳng phải nàng Kiều ở đây?

 

"Nhân làm sao đến thế này ?

 

"Thôi thôi, ta đã mắc tay ai rồi !"

 

Cả hai đều không dám trái lời Hoạn Thư, nên kẻ thì :

 

"Sợ uy dám chẳng vâng lời,

 

"Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều."

 

người thì :

 

"Sợ quen dám hở ra lời,

 

"Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa."

 

Bây giờ đến màn đánh ghen của Hoạn Thư. Nàng sai bày tiệc rượu, gọi là tiệc "tẩy trần" và bắt Kiều hầu rượu :

 

"Vợ chồng chén tạc chén thù,

 

"Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.

 

"Bắt khoan bắt nhặt đến lời,

 

"Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay."

 

Thương người yêu bị hành hạ, Thúc cáo say, từ chối. Hoạn Thư dọa đánh Kiều, chàng đành "chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.". Sau đó, Hoạn Thư còn bắt Kiều đàn cho Thúc nghe :

 

"Bốn dây như khóc như than,

 

"Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.

 

"Cùng trong một tiếng tơ đồng,

 

"Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm."

 

"Giọt châu lã chã khôn cầm,

 

"Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương."

 

Nhưng khi Kiều bị Hoạn Thư thét mắng về tội làm Thúc buồn, Thúc lại phải

 

"Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua."

 

Màn đánh ghen của Hoạn Thư đến đây là hết :

 

"Giọt rồng canh đã điểm ba,

 

"Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.

 

"Lòng riêng khấp khởi mừng thầm,

 

"Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay."

 

Như vậy cuộc đánh ghen quá nhẹ so với bất cứ cuộc đánh ghen nào khác trên cõi đời này. Sau trận đánh ghen nhân từ, rất trí tuệ và độc đáo của Hoạn Thư, Kiều tiếp tục làm bổn phận của một thị tì, nhưng lúc nào cũng tỏ vẻ buồn rầu. Hoạn Thư động lòng mới hỏi nguyên do. Kiều thưa :

 

"Lựa lời nàng mới thưa qua,

 

"Phải khi mình lại xót xa nỗi mình.'

 

Hoạn Thư bèn nhờ chồng hỏi lại cho rõ chuyện. Kiều dâng lên một lá đơn :

 

"Cúi đầu quì trước sân hoa,

 

"Thân cung nàng mới dâng qua một tờ.

 

"Diện tiền trình với tiểu thư,

 

"Thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình.

 

"Liền tay trao lại Thúc sinh,

 

"Rằng :'Tài nên trọng mà tình nên thương!

 

"Ví chăng có số giầu sang,

 

"Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên !

 

"Bể trần chìm nổi thuyền quyên,

 

"Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời.'

 

Sau đó, Hoạn chiều theo ý Kiều mà cho nàng được đi tu :

 

"Tiểu thư rằng: 'Ý trong tờ,

 

"Rắp đem mệnh bạc xin nhờ cửa không.

 

"Thôi thì thôi cũng chiều lòng,

 

"Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra."

 

Điều này chứng tỏ Hoạn Thư rất rộng lượng với Kiều. Ngoài ra, Hoạn Thư làm như vậy cũng là để giữ thể diện cho bản thân và cho gia đình vì Kiều không phải là một loại con hầu thông thường. Vì hoàn cảnh éo le, nàng đã trở thành một loại nô lệ cho nhà họ Hoạn. Ngay lúc đầu, Hoạn bà đã nói rõ :

 

"Đã đem mình bán cửa tao,

 

"Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này !"

 

Rồi chính Hoạn Thư cũng xác nhận như vậy :

 

"Rằng :"Hoa nô đủ mọi tài..."

 

Bây giờ Hoạn cho Kiều đi tu, tình trạng nô lệ vẫn còn nhưng được nhẹ bớt đi rất nhiều. Vì thế, nhân lúc vợ vắng nhà, Thúc sinh lẻn ra "Quan Âm các" thăm Kiều, nàng đã cầu khẩn xin Thúc :

 

"Liệu bài mở cửa cho ra,

 

"Ấy là tình nặng, ấy là ân sâu."

 

Trong khi hai người đang kể lể, than khóc thì Hoạn Thư trở về. Nhưng nàng không xuất hiện ngay :

 

"Hoa rằng: 'Bà đến đã lâu,

 

"Dón chân đứng núp độ đâu nửa giờ.

 

"Rành rành kẽ tóc chân tơ,

 

"Mấy lời nghe hết đã dư tỏ tường.

 

"Bao nhiêu đoạn khổ tình thương,

 

"Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than.

 

"Ngăn tôi đứng lại một bên,

 

"Chán tai rồi mới bước lên trên lầu."

 

Vụ "nghe lén" này đã làm Hoạn Thư an tâm, không còn sợ mất chồng nữa, vì Thúc đã dứt khoát cho Kiều biết dù còn thương nàng, chàng cũng không thể "lên thác xuống ghềnh" với nàng được :

 

"Đã cam tệ bạc với tình,

 

"Chúa xuân để tội một mình cho hoa.

 

"Thấp cơ thua trí đàn bà,

 

"Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời.

 

"Vì ta cho lụy đến người,

 

"Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh."

 

"Quản chi lên thác xuống ghềnh,

 

"Cũng toan sống thác với tình cho xong.

 

"Tông đường chút chửa cam lòng,

 

"Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai.

 

"Thẹn mình đá nát vàng phai,

 

"Trăm thân dễ chuộc một lời được sao ?"

 

và chàng còn khuyên Kiều trốn đi :

 

"Liệu mà xa chạy cao bay,

 

"Ái ân ta có ngần này mà thôi.

 

"Bây giờ kẻ ngược người xuôi,

 

"Biết bao giờ lại nối lời nước non ?"

 

Hoạn Thư thấy cuộc đánh ghen của mình đã đạt kết quả tốt đẹp, nên khi xem Kiều viết Kinh thì tỏ ra vui vẻ :

 

"Khen rằng: 'Bút pháp đã tinh,

 

"So vào với thiếp Lan đình nào thua !

 

"Tiếc thay lưu lạc giang hồ,

 

"Nghìn vàng thực cũng nên mua lấy tài."

 

Phải nói rằng chưa có một người đàn bà nào lại khen ngợi tình địch đến như vậy. Vì thế, khi Kiều báo ân, trả oán, không thể trừng phạt nổi Hoạn Thư mà phải tha kẻ thù của mình. Trong cuộc báo ân, trả oán của Kiều, Hoạn Thư là tội phạm đứng đầu sổ :

 

"Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,

 

"Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư."

 

Ai cũng tưởng Hoạn nương sẽ phải lãnh một hình phạt rất nặng nề, không bị băm vằm thì cũng bị đánh nhừ xương. Nhưng, sau khi nghe Hoạn trình bày, Kiều phải tha cho nàng :

 

"Rằng: 'Tôi chút dạ đàn bà,

 

"Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

 

"Nghĩ cho khi các viết kinh,

 

"Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

 

"Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,

 

"Chồng chung chưa dễ ai chiều được ai.

 

"Trót lòng gây việc chông gai,

 

"Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng ?"

 

Trước những lý lẽ vững chắc đó, Kiều đành nói :

 

"Tha ra thì cũng may đời,

 

"Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen

 

“Đã long tri quá thì nên,

 

"Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay."

 

Hai chữ "nhỏ nhen" chứng tỏ rằng Thúy Kiều cũng biết Hoạn Thư đã dễ dãi và rất rộng lương với mình, nên không có lý do gì mà hành hạ kẻ thù. Hay nói một cách khác Kiều hiểu Hoạn Thư không thực sự đánh ghen mà chỉ muốn "dằn mặt" Thúc Sinh vì cái tội có vợ nhỏ mà không "thông báo" cho đúng phép tắc. Hoạn đã nói rõ điều đó khi về bàn tính với mẹ :

 

"Thưa nhà huyên hết mọi tình,

 

"Nỗi chàng ở bạc, nỗi mình chịu đen."

 

“Nghĩ rằng: ngứa ghẻ hờn ghen,

 

“Xấu chàng mà có ai khen chi mình.”

 

Đến đây chúng ta có thể nói rằng nếu Hoạn Thư đánh ghen (như người ta vẫn gán cho nàng) thì cuộc đánh ghen đã rất nhân từ, độ lượng, không giống những vụ đánh ghen độc ác, tàn nhẫn khác. Riêng chúng tôi nghĩ rằng Hoạn Thư muốn hành hạ Thúc Sinh, nhưng luân lý ngày xưa không cho phép vợ được hỗn láo, lăng loàn với chồng. Hoạn phải chọn Kiều để hành hạ vì biết rằng Thúc sẽ đau khổ hơn chính chàng bị hành hạ. Và Hoạn Thư đã đạt mục đích: Thúc không những đau khổ vô cùng mà còn đành phải "cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai". Hoạn Thư còn mong gì hơn nữa khi đã dành được chồng khỏi tay tình địch. Nàng đã mãn nguyện nên khi Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc lẻn trốn đi, không sai người đuổi bắt lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯA DỨT BỤI TRẦN!

 

(Viết về sư Giác Duyên - cũng đáng ghét nốt!)

 

Đã đem thân gửi cửa Thiền,

 

Pháp danh sư nữ Giác Duyên rõ rồi.

 

Thấu câu "nhân quả, luân hồi….”

 

Giúp Kiều hiểu sự nổi trôi “Đoạn trường”

 

Lạ chi hai chữ vô thường,

 

Oán ân, ân oán con đường tránh xa….

 

- Tại sao đạo hạnh như Bà,

 

Không ngăn Kiều bỏ khảo tra, hành hình…

 

Tan xương, thịt nát chúng sinh,

 

Để làm thỏa mãn chuyện mình ngày xưa !?

 

Ngồi nhìn máu chảy như mưa….

 

Lắng nghe lời nói đẩy đưa của Kiều!

 

* Áo tu bụi bám hơi nhiều,

 

Sư Bà có nhớ những điều Phật răn?!

 

Dungle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Linh thân mến! Đã hơn một tuần qua tôi không ghé vào forum này vì đang bận thực tập ở Trà Vinh cùng với thầy tôi, nên những chuyện xảy ra trên diễn đàn có nhiều việc khiến tôi hơi bất ngờ.

Thứ nhất, topic Thuý Kiều tôi lập ra sau một thời gian khá im lắng thì bạn của tôi đã thay tôi post reply cho mọi người. Về phần này tôi đã có đọc, và thấy không có gì nghiệm trọng cả nên đã không xoá, cũng như không góp ý.

Nhưng có một điều tôi thấy bạn Linh hơi thái quá, và những hành động của bạn vô tình đã xúc phạm đến tôi. Nhưng cũng qua đó tôi đã đánh giá được một chút về con người bạn.

Tôi lập topic này chỉ với mục đích nói lên những suy nghĩ thiển cận của cá nhân tôi, và đã là thiển cận thì ắt hẳn phải có những lập luận trái chiều. Trong bất kì cuộc thảo luận nào cũng có những suy luận đối lập nhau như thế, đó là điều không tránh khỏi. Và nếu như bạn đọc kỹ những gì tôi khởi xướng thì tôi không hề yêu cầu bất cứ một ai có đồng suy nghĩ giống như tôi. Bạn yêu bạn thích, bạn ghét bạn căm thù ai đó là quyền của bạn. Tôi ghét màu xanh vì có nhiều lý do, bạn không thể lấy những lập luận của bạn để bắt tôi phải thích màu xanh. Đó là điều tôi muốn nói ở topic truyện Kiều.

Tôi không hiểu bạn lập topic "Vì sao tôi thất..." nhằm mục đích gì! Và tôi không biết bạn thất vọng gì về Chuột Rain, nếu như bạn biết là nick của tôi được cả nhóm bạn tôi thường xuyên dùng để post bài, kể cả thầy tôi. Tôi dạo này rất bận, nhưng nói chung tôi cũng có đọc một vài nhận định khi người ta lạm bàn về tôi.

Đối với tôi, mạng không quan trọng bằng cuộc đời. Bản thân mình ra sao thì những người xung quanh mình sẽ đánh giá chứ không phải là những người bạn trên mạng. Tôi không biết bạn đánh giá trình độ tôi qua hình thức nào, nhưng không sao cả. Tôi không có thói quen khoe khoang kiến thức, bởi tôi vốn dĩ là một thằng ngốc - không hơn không kém - mong bạn hiểu điều đó. Những lời của một thằng ngốc Chuột Rain thì không đáng để bạn phải bận tâm và thất vọng đâu. Tôi cũng có sự ngưỡng mộ, và thất vọng về ai đó. Nhưng tôi không khi nào nói nhục mạ bất cứ ai. Mình có bao giờ nói chuyện trực tiếp, chạm mặt để đối thoại nhau chưa mà vội đưa nhận xét?

Về chuyện thứ hai, bạn khiến tôi khá bất ngờ. Tôi không hề chứng tỏ mình thuộc Kiều. Một số câu trích dẫn thường do thầy tôi đọc cho bạn tôi gõ lên. Và có một số bài bạn tôi copy từ các trang văn học khác. Có lẽ bạn sẽ hơi rối, khi biết được là bạn đang tranh cãi với một nick nhưng đến hai, ba người dùng. Nhưng bạn yên tâm đi, từ bây giờ thì chỉ có mình tôi dùng nick này thôi. Bạn sẽ không còn lầm lẫn nữa.

Bài trên do đứa bạn tôi post, tôi không hề có ý định lôi kéo bất cứ ai. Tôi không rãnh rỗi để làm chuyện đó. Tôi bận bịu hàng trăm công việc, 24h đối với tôi đôi khi là rất ít thì những chuyện hiểu lầm trên mạng không đáng để tôi bận tâm. Mong bạn lần sau không tỏ ra bốc đồng như thế nữa.

Tôi nhắc lại một lần nữa. "Kỹ sư kinh tế" bạn đã dùng không đúng chỗ. Dù cho nghĩa đen, hay bóng bẩy đến cỡ nào thì đó cũng là một từ sai. Đừng nguỵ biện đến việc nghĩa bóng để bào chửa lỗi sai của mình. Bạn thông minh, khôn khéo đến đâu mà lại nghĩ người ta không biết những gì bạn viết. Tôi biết là bạn đã biết mình sai, nhưng vẫn cố gắng đôi co bào chửa cho chính mình. Nhưng càng làm thì càng làm trò cười cho bọn tôi. Hy vọng bạn không nên như thế nữa.

Topic này tôi lập ra, và có sự tham gia của Phố Đêm, một anh bạn thân nhất của tôi ( so với các member khác trên forum này ), chúng tôi thảo luận công bằng, trong sáng và tôn trọng lẫn nhau. Và cũng qua đó chúng tôi vô tình thân nhau. Từ khi bạn vào reply, những gì bạn thảo luận về Kiều thì ít, mà lại lạm bàn về đời tư người khác thì nhiều. Tôi không có hứng tranh cãi ai cả. Nhưng tụi bạn tôi thì rất "xung" trong chuyện này. Nên những chuyện ẩu đả đã xảy ra. Tôi hứa là lần sau dù bạn có chửa cha, mắng mẹ tôi thì tôi cũng sẽ im ru, không dám nói lời nào, đó là cách tốt nhất khiến tôi không phải mất thời gian ( chỉ có ai dư thời gian mới lên mạng gõ những dòng chữ ẩu đả người khác ) và member của forum này không phải đọc nhiều bài bẩn nữa.

Chuột Rain sinh sau đẽ muộn, vào forum này chỉ vì muốn làm quen với những bạn văn thơ, vào vô tình bị "dính" vào topic của nhathao, sau đó thì nick Chuột Rain đã lao vào cuộc tranh chấp với nhiều member khác, khiến cho nick này bỗng trở nên "nổi" lên rất nhiều. Tôi không biết các member cũ nghĩ gì, nhưng tôi vẫn là tôi. Vẫn dám nói ra những gì mình nghĩ mà không cần phải dùng những từ ngữ bóng bẩy gì. Dù cho có nghĩ sai hay đúng thì đó cũng là chính kiến của mình. Có ai dám tự nhận là mình là kẻ luôn nói đúng không? Bạn Linh có dám nhận không? Vậy thì những chuyện đúng - sai của tôi có đáng để lên án không?

Bạn Linh thân mến! Tôi vào đây cốt chỉ để tìm những bài thơ hay, và tập tành viết lách. Bài của tôi có dở đến cỡ nào, có chán cỡ như đọc "xã luận" thì cũng đâu khiến bạn đem lên đây để bôi bác tôi. Tôi từ đó giờ cũng đọc nhiều bài trên forum này, nhưng có bao giờ tôi có câu nhận xét đầy thông minh-văn hoá-trí thức như bạn?

Hiện tại tôi không có nhiều thời gian, nên chỉ nói với bạn có thế. Từ trước bạn đã tranh cãi với một Chuột Rain mơ hồ nào đó, nhưng hôm nay thì bạn "được" tranh cãi với một người thực chất là Chuột Rain đây.

Rất vui khi bạn đọc đến những dòng cuối cùng.

Chuột.

P.S: viết sai chính tả là một điều tối kị của Chuột, nhưng không phải vì thế mà Chuột luôn là người viết đúng chính tả, nhất là gõ bằng laptop thì việc gõ sai lại càng nhiều, nhất là dấu hỏi và ngã. Mong bạn Linh thông cảm và đừng trách hờn gì kẻ ngu, và chẳng biết gì về lịch sử, con người.. này. Thiết nghĩ, một người thông minh, am tường mọi lĩnh vực, khôn khéo như bạn Linh không hẹp hòi như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Chuot Rain va chi Hai Khu than men.

em co mot so y kien nua ve truyen Kieu, khong biet anh chi co muon doc khong.Phan vi nhung y kien cua em do lam, phan vi may tinh nha em bi loi mat roi, khong danh co dau duoc, em so lam anh chi moi mat.

Cam on anh chi nhieu ve cac y kien cua anh chi tu truoc den gio!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Loading...
Sign in to follow this  

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...