Jump to content
Le Duc Hoang Van

Vì sao tôi không ghét Thúy Kiều

Recommended Posts

Cam on anh choi cha da dong y lang nghe, em xin co mot so y kien nhu sau

TUONG RANG DUYEN KY NGO

Khi gap Thuc Sinh, Kieu da xet than phan minh va so voi danh gia Thuc, nang thay qua that minh la ke hen kem nen khong ngan ngai tu choi y Thuc. Trong hoan canh nay, Kieu khong chi tu thay minh hen kem ma nang con so nua. Tam trng cua Kieu bay gio chang khac gi con chim bi ban mot lan roi, thay cay cung phai so. That ra trong tham tam Kieu, nang dau co muon song cuoc doi ky nu de cho ke khac day vo ve than xac ma minh phai tui nhuc trong tam hon. The nhung nang so rang theo Thuc Sinh roi buoc duong tuong lai se ra sao? Co that su thoat khoi kiep doi bac menh hay la:

"Cui dau luon xuong mai nha

Giam chua lai toi bang ba lua nong

O tren con co nha thong

Long tren trong xuong, biet long co thuong"

Do la ly do buoc Kieu tha chap nhan su bac menh hien tai hon la phai ruoc lay them mot su bac menh khac o tuong lai. Nhung chang Thuc da qua say me Kieu roi. Chang cuong dieu trong ngon tu khong can suy nghi

Sinh rang: "Hay noi de chung

Long day, long day chua tung hay sao?

Duong xa cho ngai Ngo Tao

Tram dieu ay hay trong vao mot ta

Da gan chi co duong xa

Da vang cung quyet, phong ba cung lieu"

Qua la chang Thuc Sinh vua nho si vua lai buon nay lieu that. Va sau do Thuc Sinh gio tro ke lai buon, dem Kieu giau mot noi, sap dat san chien thuat " chien va hoa" roi moi ban tin bao cho Tu Ba. The la Tu Ba danh chiu thua, can rang de cho chang Thuc Sinh ruoc Kieu ra khoi hanh vien

Phai chang Kieu da gap duoc moi duyen ky ngo de thoat khoi kiep bac menh? Chinh Kieu cung tuong nhu the, nhung than oi, nhung buoc doan truong moi van dang cho nang, o phia truoc.....

Nhung hien thoi Kieu da thoat khoi lau xanh va duoc Thuc Sinh yeu thuong tha thiet. Cuoc tinh nong nan nay keo dai duoc nua nam thi gap mot tro ngai. Ay la viec Thuc ong tu que tro lai, noi tran loi dinh khi biet ro con trai minh lay gai lau xanh lam vo. Ong ra lenh cho con trai phai cham dut ngay su lien he tinh cam voi Kieu va tra nang lai lau xanh

Di nhien chang Thuc khong de gi nghe theo loi day cua cha vi chang da "man" Kieu lam roi. Chang xuong nuoc nan ni cha roi dam ly. Thuc ong doi nao chiu thua chang "quy tu". Ong vac don kien con trai truoc quan Phu Lam Truy

Va day, chung ta hay xem mot cach xu kien cua dang "phu mau chi dan" Phu Lam Truy

Trong len mat sat den si

Lap nghiem truoc da, ra uy nang loi:

"Ga kia dai net choi boi

Ma con gnuoi the la nguoi dong dua

Tuong chi hoa thai, huong thua

Muon mau son phan danh lua con den

Suy trong tinh trang ben nguyen

Be nao, thi cung chua yen be nao

Phep cong chieu an luan vao

Co hai duong ay, muon sao mac minh

Mot la cu phep gia hinh

Mot la lai cu lau xanh pho ve"

La lung cho loi xu kien cua quan Tri Phu Lam Truy. Quan khong can biet nguyen nhan gan, nguyen nhan xa gi ca. Quan chui phu dau Thuc Sinh roi buoc Kieu phai chap nhanmot trong hai cach do quan dinh doat: mot la chiu gia hinh, mot la tro ve lau xanh tiep tuc lam diem. Nguoi con gai xau xo muon hoan luong song mot cuoc song dang hoang nhung quan khong chiu, quan muon nguoi con gai ay cu tiep tuc lam diem den het doi chang?

O day, chung ta thay Kieu that dang toi nghiep. Nang biet rang: neu khong chiu tro ve lau xanh theo loi quan phu thi tam than nang khong khoi bi bam dap vi don vot. Thit da nao chiu noi don dau, nhung Kieu van cuong quyet chap nhan don vot hon la phai tiep tuc cuoc song la gio canh chim

" Yeu tho, vang chiu truoc san loi dinh"

The la quan phu xuong tay that, cho khoa tay, gong co va ###### chan Kieu lai. Kieu can rang nuot tui chiu dung, den noi chang Thuc phai khoc than tham thiet, ke le dai dong thi quan phu moi "dong long trac an" ma nghi lai. Roi sau khi thu tai lam tho cua Kieu thi quan doi gian lam vui, xuyt xoa khen lay khen de va bay gio quan chu truong hop tac Kieu va chang Thuc

That vo cung buon cuoi cho cach tri dan tri nuoc cua mot dang quan phu. Di nhien quan phu cung xuat than tu gioi nho si, do dat moi duoc lam quan. Ton chi cua giao ly Khong manh ngay truoc day nguoi lam quan phai thuc hien su an cu lac nghiep cho dan, xay dung mot xa hoi lanh manh. Sao lai co mot ong quan "quai dan" nhu the.

Con Thuc ong, lai cang buon cuoi hon quan phu. Khong kem che, dieu khien duoc con trai, Thuc ong phai loi con ra truoc cua cong kien cao. Uy the la cha cua Thuc Ong da tuot doc qua roi. Ngay luc dau Thuc ong cung muon to uy the lam cha cua minh ra, nghiem khac "lam cho ma phan lai ve lau xanh" nhung cau quy tu nhat dinh khong nghe loi nghiem huan nen ong moi kien cao. Hanh dong nhu the la Thuc ong muon uy the lam cha cua minh phai duoc moi nguoi ton trong de dung voi cai dieu goi la "phu tu cuong" theo giao ly cua Nho giao. The nhung khi nghe quan phu phan tich:

" Thuc la tai tu gian nhan

Chau Tran, con co Chau Tran nao hon

Thoi dung ruoc du, cuu hon

Lam cho lo nhip cho don ngang cung

Da dua den truoc cua cong

Ngoai thi da ly, song trong la tinh

Dau con trong dao gia dinh

Thoi thi dep noi bat binh la xong"

thi Thuc ong doi gian lam vui va thuan tinh ngay. Ro rang Thuc ong la mot nguoi cha "ba phai" het suc

Cung nho quan phu xu kien tuy hung va mot ong cha "ba phai" nhu the ma Thuy Kieu thoat khoi lau xanh. Tu day, Kieu duoc mot thoi gian thong dong hanh phuc ben canh Thuc Sinh, vi nang tuong rang minh da gap duoc duyen ky ngo

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

TRANH VO DUA GAP VO DUA

 

Kieu chung song hanh phuc voi Thuc Sinh dung mot nam: sau thang khong co mat Thuc ong va sau thang co Thuc ong o ben. Ke ra, Kieu co hanh phuc that trong thoi gian nay. Chang Thuc dam me nang that su trong buoi dau gap go o lau xanh cho den bay gio. Chang khong con nho gi den vo o nha nhung Kieu van canh canh trong long mot noi lo:

" Phan bo tu ven chu tong

Doi thay nhan yen da hong day nien

Tin nha ngay mot vang tin

Man tinh cat luy, nhat tinh tao khang

Nghi ra that cung nen duong

Tam hoi, ai de giu giang cho ta

Trom nghe ke lon trong nha

O vao khuon phep, noi ra moi giuong

E thay nhung da phi thuong

De do ron bien, khon luong day song

Ma ta suot mot nam rong

The nao cung chang giau xong duoc nao

Bay chay nhu to tieu hao

Hoac la trong co lam sao chang la

Xin chang lieu kip lai nha

Truoc nguoi dep y, sau ta biet tinh

Dem ngay giu muc giau quanh

Nay lan mai lua nhu hinh chua thong"

Du duoc chang Thuc Sinh say dam va huong hanh phuc that nhung Kieu khong he nuoi ao tuong. Nang van biet than phan cua nang la mot ke le mon. Le mon cung la mot so phan bac menh cua nguoi phu nu. Vi hieu duoc nhu the nen Kieu van nom nop lo. Ca nam troi cang Thuc khong nhan duoc mot tin tuc gi tu gia dinh khien nang cang lo them nua. Nang thuc giuc chang Thuc hay mau mau tro ve Vo Tich tham gia dinh va lieu loi thu that voi vo chang:

" Den nha, truoc lieu noi song cho minh

Du khi song gio bat tinh

Lon ra uy lon toi danh phan toi

Hon dieu giau nguoc giau xuoi

Lai mang nhung viec tay troi den sau

Thuong nhau xin nho loi nhau

Nam chay cung chang di dau ma chay"

Kieu da xac dinh duoc vi tri cua minh doi voi gia dinh chang Thuc. Nang muon cong khai hoa cuoc song chung cua minh va nguoi tinh, du la voi than phan le mon, de tranh nhung su bat ky ve sau. O day, chung ta thay Kieu khong con con duong nao khac de chon lua. Tu mot co gai buon huong ban phan o lau xanh tro thanh mot nguoi vo le va neu duoc vo lon chap thuan, thi qua la mot cuoc doi doi doi voi nang. O lau xanh hay lam vo le deu la kiep bac menh cua nguoi phu nu nhung muc do bac menh co cao thap khac nhau. Di nhien la than phan cua mot nguoi vo le duoc vo lon chap thuan van gia tri hon than phan mot co gai lau xanh. Kieu da chap nhan so phan bac menh cua doi minh nhung nang van phai chon lua chu khong nham mat buong xuoi doi minh

Truoc do Kieu cung da rao don voi Thuc Sinh nhieu, cung da nghi den than phan le mon neu ung lay Thuc. Bay gio Thuc Sinh doi voi nang cung nhu mot cai phao de nang bam viun vao hau thoat khoi con ba dao dang giang xe doi minh. Do do khi bi Thuc ong loi den cua cong, Kieu kien quyet "yeu tho xin chiu truoc san loi dinh" hon la tro lai lau xanh. Kieu phai bang moi cach giu cho minh khong phai tro ve con duong cu. Gia su neu chang Thuc la mot thanh nien chua co vo hay la mot nguoi da goa vo thi khong con chuyen gi phai noi nua, thi co le cuoc doi Kieu da cham dut bac menh tu day. Nhung dang nay Thuc Sinh da la mot nguoi co vo va du Kieu chua he biet vo chang Thuc la nguoi nhu the nao, nhung nang van muon duoc xac dinh vi tri cua minh mot cach chinh dang. Ro rang la Kieu co nhan thay mot khuc quanh trong cuoc doi minh va nang chap nhan khuc quanh nay nhu chap nhan mot so phan....

( con tiep)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào bạn Vân!

 

Chuột Rain có một cái tật xấu là bị cận thị nhưng không bao giờ chịu đeo kiếng ( vì đeo xong thấy mình sao sao á! ), nên đọc bài của Vân, Chuột thấy nhức mắt quá, và rất có thể đọc lầm, dẫn đến hiểu sai ý của Vân ( là điều không tránh khỏi ). Lần sau Vân ráng kiếm bộ gõ, viết có dấu cho Chuột dễ đọc.

 

Trở về vấn đề Thúy Kiều, Chuột không có ý nói Thúy Kiều là một con người sung sướng. Nhưng bạn nghĩ xem, một người đau khổ cũng đau có quyền bắt người khác phải đau khổ theo mình! Đó là điểm mấu chốt mà Chuột muốn nói.

 

Topic này lạm bàn về Thúy Kiều, nhưng nhân đây cho Chuột lật mọi việc theo một cái nhìn khác. Tức nhiên là thiển cận thôi. Mong bạn Vân giải đáp giúp Chuột mấy điều sau, để Chuột Rain có thể yêu truyện Kiều bằng nội dung hơn là nghệ thuật.

 

- Tại sao Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân? Như vậy có phải là tàn nhẫn với Thúy Vân không? Kim Trong và Thúy Vân không yêu nhau, nhưng lại buộc họ sống chung với nhau để giữ danh giá cho Kiều, vậy có phải là Kiều ích kỷ không? Trong 15 năm lưu lạc, Kiều có thể yêu được nhiều người ( Thúc Sinh, Từ Hải... ) nhưng Kiều lại bắt Thúy Vân chung thủy với Kim Trọng, vậy Kiều có ác lắm không???

 

- Tại sao Kiều nói dối sư Giác Duyên? Sao không khai thật sự tình?

 

- Tại sao Hoạn Thư biết tôn trọng Thúy Kiều, còn Thúy Kiều thì không? Tại sao Thúy Kiều ăn cắp đồ của Hoạn Thư mà không biết xấu hổ, lại còn định xử phạt Hoạn Thư ( tội ăn cắp ngày xưa rất nặng, có thể bị chặt tay )? Hoạn Thư làm gì Thúy Kiều mà Thúy Kiều đòi giết ?

 

- Tại sao Thúy Kiều không kể rõ sự tình của mình cho Từ Hải biết, để Từ Hải hiểu rõ Kiều hơn? Đợi đến khi Từ Hải thăng quan, Kiều mới bày tỏ mối thù của mình, vậy có phải Thúy Kiều đang núp dưới bóng Từ Hải không? Nếu Thúy Kiều trong sạch, sao không gõ cửa kêu oan, lại chờ đến Từ Hải lên ngôi, rồi Kiều xử xét mọi người không cần bằng chứng, suy xét, chỉ tòan là phân xử cá nhân?

 

- Tại sao Giác Duyên đứng đó mà không khuyên giải Kiều? Lại ung dung nhận tiền thưởng rồi quay về? Những lời Phật dạy, Giác Duyên đã quên rồi chăng?

 

- ...

 

( còn nữa )

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

TRÁNH VỎ DƯA GẶP VỎ DỪA(tt)

Trong chế độ phong kiến, người đàn ông có năm thê bảy thiếp là chuyện thường, thì Thúc Sinh có thêm một cô vợ nhỏ là Kiều đâu phải là chuyện nghịch lý, trái lẽ. Thế nhưng ý muốn khiêm nhường, thủ phận của Kiều Nương cũng không được đáp ứng. Ra ngoài xã hội, Chàng Thúc là một tay ăn chơi bạt mạng, quen thói bốc rời nhưng khi về với gia đình, chàng là một kẻ chủ trương "thờ bà", hoàn toàn đánh mất bản lĩnh của kẻ trượng phu.

Trong suốt một năm trời chàng Thúc lặn hụp với tình yêu riêng lẻ của mình ở Lâm Truy thì ở quê nhà, vợ chàng là Hoạn Thư đã biết tất cả. Người đàn bà này chẳng những là dòng dõi trâm anh phế thiệt ( con gái quan bộ lại thượng thư) mà còn là một con ngươi tinh khôn hết mực. Về nhan sắc chắc chắn là Hoạn Thư không bằng Kiều nhưng về sự khôn ranh, lõi đời thì Hoạn Thư phải vượt xa Kiều nương. Họ Hoạn thuộc tầng lớp cao cấp trong xã hội ấy, hay nói một cách khác là nàng thuộc tầng lớp thống trị, còn Kiều là người thuộc tầng lớp bị trị. Do cái "mặc cảm" tự tôn ấy nên khi Hoạn Thư nghe biết chồng có vợ lẽ và dù chưa biết mặt người vợ lẽ ấy như thế nào, họ Hoạn vẫn có giọng kẻ cả:

" Ví bằng thú thật cùng ta

Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên

Dại chi chẳng giữ lấy nền

Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?

Lại còn bưng bít dấu quanh

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười

Tính rằng cách mặt khuất lời

Giấu ta, ta cũng liệu bài giấu cho

Lo gì việc ấy mà lo

Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu

Làm cho nhìn chẳng được nhau

Làm cho đày đọa cất mình chẳng lên

Làm cho trông thấy nhãn tiền

Cho người thăm ván, bán thuyền biết tay"

Cách tính toán của Hoạn Thư cho chúng ta thấy nàng là một người đàn bà trưởng thượng, vừa sâu sắc và vừa cao tay ấn. Đã biết rõ và đã toan tính như thế trong lòng, mà ngoài mặt Hoạn Thư vẫn làm như không có chuyện gì khiến nàng phải bận tâm. Thậm chí người nhà báo cho nàng biết chuyện chàng Thúc như thế, chẳng những nàng gạt bỏ mà còn trị tội kẻ báo tin đế tâng công. Rồi nàng vẫn "ra vào một mực nói cười như không"

Đến khi chồng về nhà, trong tiệc tẩy trần, Hoạn Thư vẫn nói bóng gió xa xôi;

"....trong ngọc đá vàng thau

Mười phần ta đã tin nhau cả muời

Khen cho những miệng rông dài

Bướm ong lại đặt những lời nọ kia

Thiếp dù vũng, chẳng hay suy

Đã dơ bụng nghĩ, lại bia miệng cười!"

Đây quả là một dịp tốt để chàng Thúc mở lời bày tỏ tâm tình, nhưng chàng lại không làm thế mà chỉ "nói xuôi đỡ đòn". Trước kia khi gặp Kiều và ngỏ ý muốn lấy Kiều, chàng Thúc cường điệu rất ngon lành:

" Đường xa chớ ngại Ngô Tào

Trăm điều ấy hãy trông vào một ta

Đã gần chi có đường xa

Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều'

Chàng đã liều thật, nhưng chàng liều với cha chàng để bị ông lôi cả chàng lẫn Kiều đến cửa công. Kiều cũng đã trăm điều đặt vào một mình chàng nên mới bị quan phủ đóng gông. Giờ đây trước mặt vợ, chàng Thúc đã quên hết những lời căn dặn của Kiều và chàng cũng không dám liều nữa. Phải chăng vì chàng Thúc nghĩ rằng " nào ai có khảo mà mình lại xưng?"

Không phải hoàn toàn chàng Thúc Nghĩ như thế mà do chàng quá sợ vợ. Chất trượng phu của kẻ làm chồng, sĩ khí của một nho sĩ nửa mùa chỉ dành để khoa ngôn với người khác ngoài xã hội mà thôi. Khi ở trước mặt vợ, dù vợ không thuộc loại "sư tử Hà Đông" nhưng chất trượng phu, sĩ khí của Thúc Sinh đã tiêu tan hết. Tình huống ấy phản ánh sự mất giá của tinh thần sĩ phu trong chế độ phong kếin thời ấy

Giả sử rằng lúc bấy giờ Thúc Sinh can đảm một chút, thú thật cùng Hoạn Thư rằng mình đã trót dan díu với Thuý Kiều ( thiếu lí do gì để chàng viện dẫn) thì Hoạn Thư có lẽ cũng chẳng hẹp lượng gì mà không ch6áp nhận. Vì hơn ai hết người đàn bà ấy biết rằng trong cái xã hội mà nàng sống, trong cái tầng lớp nhân sinh mà nàng là một thành viên, người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Bấy giờ chính chàng Thúc đã bỏ lỡ cơ may cho chính mình và cho nàng Kiều nữa. Còn tệ hại hơn thái độ "nói xuôi đỡ đòn" càng làm cho Hoạn Thư căm tức thêm để nàng quyết tâm thực hiện ý nghĩ độc ác của mình......

(mấy hôm nay mình bận quá nên không có thời gian viết được, mục này còn một ít nữa, các bạn ráng đọc ngắn đoạn nhé.Còn các câu hỏi của Chuột mình viết xong muc này sẽ trả lời sau. Xin lỗi các bạn nhiều)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

TRÁNH VỎ DƯA GẶP VỎ DỪA(TT)

 

Một năm sống với vợ ở quê nhà, dĩ nhiên là chàng Thúc nhớ Kiều lắm và đã rạo rực trong lòng muốn ra đi như cũng vì sợ vợ quá mà không dám hé môi. Người đàn bà tinh khôn ấy đoán biết được ý chồng nên đã mở đường cho chồng bằng lời khuyên đi thăm cha:

" Cách năm, mây bạc xa xa

Lâm Truy cũng phải tính mà thần hôn"

Không còn gì mừng hơn, Thúc Sinh vội vàng lên đường ruổi dong về Lâm Truy. Và bấy giờ mới là lúc Hoạn Thư ra tay cho hả sự đè nén suốt hai năm dài.

Hoạn Thư chỉ cần ngồi ở nhà chỉ đạo, thế là Kiều bị Khuyển, Ưng đánh thuốc mê bắt về nhà Hoạn bà. Nàng bị bắt mà vẫn không biết. đến khi mở mắt ra thì mới giật mình;

Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai

Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây

Và bấy giờ, nỗi đoạn trường lại ập đến với Thuý Kiều khi mẹ Hoạn Thư hét:

" Con này chẳng phải thiện nhân

Chẳng màu trốn chúa, thì quân lộn chồng

Ra tuồng mèo mả gà đồng

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào

Đã đem mình bán cửa tao

Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này

Nào là gia pháp nọ bay

Hãy cho ba chục,biết tay một lần"

Lời buộc tội của Hoạn bà thật hồ đồ và vu vơ. Nhưng cần gì phải hợp tình hợp lý, vì đây là một cái cớ để hành hạ, dằn mặt Kiều cơ mà. Thế là Kiều bị:

Trúc côn ra sức đập vào

Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh

Bị một trận đòn tơi bời rồi bị bắt làm tôi đòi mà Kiều cũng chưa biết tại sao. Quả là cái kiếp bạc mệnh chơi khăm khách má hồng. Nàng còn biết làm sao hơn là tự mình than thở:

"Phong trần kiếp chịu đã đầy

Lầm than lại có thứ này bằng hai

Phận sao bạc chẳng vừa thôi

Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan"

Than ôi, cái kiếp bạc mệnh nó buộc mãi người hồng nhan là như thế. Kiều đã tránh vỏ dưa, lại đạp phải vỏ dừa........

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Lâu quá mình không có thời gian lên diễn đàn. Kiếm mãi mới có một ngày rảnh như thế này, nên mình sẽ viết tóm 5tắt những gì mình nghĩ tiếp tục cho chủ đề này, các bạn thông cảm giủm mình nhé

Trước hết, mình sẽ nhắc lại suy nghĩ của mình : Hoạn Thư là mộtt con người độc ác, nham hiểm, một con người có những nét tính cách đa dạng về phương diện điển hình hoá.

Hoạn Thư là một nhân vật phản diện, nhưng không hoàn toàn xấu hằn. Trong số những người hành hạ Thuý Kiều, Hoạn Thư là người hiểu Kiều nhất, Hoạn Thư biết rõ cái tài, cái tình của Kiều. Cũng chính vì thế, Hoạn Thư không làm như mẹ của mụ, đánh cho Kiều một trận phủ đầu rồi bắt làm thị tỳ là xong chuyện. Làm thị tỳ cũng là một nỗi đau đớn vô cùng cho Kiều rồi. Thoát khỏi cảnh lầu xanh, tưởng có thể yên ấm sống bên cạnh Thúc Sinh, nhưng bỗng chốc lại trở thành một con hầu - người có địa vị thấp nhất trong xã hội. Đó là một nỗi đau đớn ô nhục khôn kể. Nhưng Hoạn Thư đâu chỉ ra tay có vậy. Mụ còn muốn hành hạ Thuý Kiều hơn nữa, hành hạ cho bõ tức cái chuyện Thúc Sinh đã qua mặt mụ, mụ phải thức hiện cái việc "giết người không dao' của mình, hành hạ để không những Thuý Kiều khổ, mà Thúc Sinh cũng khổ, và nỗi đau khỗ của Thuý Kiều phải động đến từng chân tơ kẻ tóc, từng đầu dây thần kinh của Thúc sinh :

Làm cho nhìn chẳng được nhau

Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên

Làm cho trông thấy nhãn tiền

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay

Hành động của Hoạn Thư đến hai lần độc ác, vì bản chất của mụ và vì Hoạn Thư cùng một lúc muốn trả thù hai đối tượng. Chứ riêng một mình Hoạn Thư với Thuý Kiều thì Hoạn Thư cũng tỏ ra biết điều đôi chút. Tiếng đàn não ruốt của Thuý Kiều có làm cho Hồ Tôn Hiến nhăn mày rơi châu đôi chút, thì cũng không ảnh hưởng đến cách cư xử của hắn đối với nàng ...(còn tiếp)

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tèo xin nói rằng, trên danh nghĩa và ly thuyết, TK không bán mình cho lầu xanh, chỉ là nàng đi lấy chống trên danh nghĩa mà thực tế đây là cuộc mua bán.Có người hỏi rằng, tại sao khi cha nàng bị bắt, TK lại không bán nhà, bán hết đồ đạc, để lấy tiền cứu cha ? Xin thưa rằng đồ đạc trong nhà nàng liệu còn được bao nhiêu để mà bán từ khi cha nàng bị bắt ? chúng ta chắc hẳn phải còn nhớ đôi dòng giới thiệu về Vương gia của Truyện Kiều

"...

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung..."

Tuy mang cái danh là viên ngoại nhưng thực tế chỉ là cái hư danh, đâu ai có thể nói rằng cứ viên ngoại là phải giàu hoài ! Nhà họ Vương thực chất chỉ là 1 nhà trung lưu -hơn đám hạ lưu dân đen 1 bậc- đủ tài sản để cho nhà họ Vương sống kiểu "có kẻ hầu người hạ" trong những năm cuối cuộc đời nhị vị Vương lão, nếu như nhà Vương viên noại mà giàu thì Thúy Kiều đâu phải bán mình để báo hiếu với thân sinh. Và nếu, Thúy Kiều đang tâm bán hết đồ đạc trong nhà nàng, hay bán luôn cái nhà thì khi Vương viên ngoại được cứu về sẽ ở đâu, đầu đường hay ống cống ? Sẽ sống cuộc sống thế nào khi mất gần như toàn bộ tài sản ? Cày thuê hay cuốc mướn ?

 

- Tại sao Thúy Kiều lại trao duyên cho Thúy Vân? Như vậy có phải là tàn nhẫn với Thúy Vân không? Kim Trong và Thúy Vân không yêu nhau, nhưng lại buộc họ sống chung với nhau để giữ danh giá cho Kiều, vậy có phải là Kiều ích kỷ không? Trong 15 năm lưu lạc, Kiều có thể yêu được nhiều người ( Thúc Sinh, Từ Hải... ) nhưng Kiều lại bắt Thúy Vân chung thủy với Kim Trọng, vậy Kiều có ác lắm không???

 

 

Chi tiết nào nói lên việc Thúy Vân không yêu Kim Trọng, người quân tử hào hoa như Kim Trọng biết bao người đã yêu và đang yêu ? Và chi tiết nào nói Kim Trọng không yêu Thúy Vân khi

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần

...

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

Nếu Kim lang không yêu Thúy Vân có lẽ đã "duyên cầm sắt cũng là duyên bạn bầy" với Thúy Vân từ lâu đằng này lại "sâu duyên mới" với Thúy Vân !

 

Trong 15 năm lưu lạc, chi tiết nào nói TK yêu Thúc Sinh, MGS, Sở Khanh, v.v... ngoài Từ Hải ? Xin được nhắc rằng chỉ có người khác yêu TK chứ TK có bao giờ tự nói lời yêu với người khác ngoài chàng Kim và Từ Hải.

 

Thúy Kiều bắt Thúy Vân chung thủy với Kim Trọng ?, chi tiết nào nói lên điều đó, Thúy Kiều chỉ nhờ em giúp mình trả nợ ân tình, nếu thích, Thúy Vân có thể không lấy Kim Trọng khi chị mình đã lưu lạc suốt 15 năm trời dằng dặc không biết sống chết ra sao ?

 

Tại sao Kiều nói dối sư Giác Duyên? Sao không khai thật sự tình?

 

Tại sao Thúy Kiều phải nói dối vãi Giác Duyên ? Thế có chùa nào dung túng cho 1 gái lầu xanh, thân đã không còn trong sạch ? Có mấy ai tin tưởng lời của gái lầu xanh ! Nếu chùa không dung túng cho Kiều thì đến bước đường đó, Kiều sẽ đi đâu, về đâu ? Đây là trường hợp bắt buộc Kiều phải nói dối sư Giác Duyên khi lâm vào bước đường cùng !

 

Tại sao Hoạn Thư biết tôn trọng Thúy Kiều, còn Thúy Kiều thì không? Tại sao Thúy Kiều ăn cắp đồ của Hoạn Thư mà không biết xấu hổ, lại còn định xử phạt Hoạn Thư ( tội ăn cắp ngày xưa rất nặng, có thể bị chặt tay )? Hoạn Thư làm gì Thúy Kiều mà Thúy Kiều đòi giết ?

 

Hoạn Thư tôn trọng Thúy Kiều ? Dẫn chứng ? Thúy Kiều không tôn trọng Hoạn thư ? Dẫn chứng ?

"Vợ chồng chén tạc chén thù,

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.

Bắt khoan bắt nhặt đến lời,

Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay.

Sinh càng như dại như ngây,

Giọt dài giọt ngắn, chén đầy chén vơi.

=> Hoạn thư tôn trọng Kiều là đây ?

Thúy Kiều đòi giết Hoạn Thư khi nào ?

Thúy Kiều ăn cắp đồ nhà Hoạn Thư ? Có không ? Thúy Kiều chỉ lầy đồ nhà chồng của mình thôi !! Lấy đồ trong nhà của chồng mình cũng quy là ăn cắp ?

 

Tại sao Thúy Kiều không kể rõ sự tình của mình cho Từ Hải biết, để Từ Hải hiểu rõ Kiều hơn? Đợi đến khi Từ Hải thăng quan, Kiều mới bày tỏ mối thù của mình, vậy có phải Thúy Kiều đang núp dưới bóng Từ Hải không? Nếu Thúy Kiều trong sạch, sao không gõ cửa kêu oan, lại chờ đến Từ Hải lên ngôi, rồi Kiều xử xét mọi người không cần bằng chứng, suy xét, chỉ tòan là phân xử cá nhân?

 

"...Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng…”

Bấy giờ hai người đã trò chuyện, ý hợp tâm đầu rồi thì Từ Hải trả tiền cho Tú Bà chuộc Kiều về chung sống tại bản doanh. Nhưng vừa được nửa năm thì chàng lại thanh gươm yên ngựa lên đường chiến đấu… và khi chiến thắng trở về, Từ Hải đã sai mười vị tướng quân và cung nga, thể nữ đến rước nàng về lâu đài tình ái theo nghi lễ của bậc quân vương:

“Sẵn sàng phương tiện loan-nghi,

Hoa quan giáp giới hà-y rỡ ràng.

Dựng cờ, nổi trống lên đàng,

Từ Công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài.

Lữa mình là vẻ cân đai,

Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.

Cười rằng: Cá nước duyên ưa,

Nhớ lời nói những bao giờ hay không?

Anh hùng mới biết anh hùng…”

Rồi sau đó Từ Hải còn cho phép Thúy Kiều được tùy nghi xét xử những phạm nhân đã làm khổ nàng trước kia như Bạc Hạnh, Bạc-bà, Ưng, Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà cùng Mã Giám Sinh và cả Hoạn Thư nữa.

 

Còn nữa...

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Tèo xin nói rằng, trên danh nghĩa và ly thuyết, TK không bán mình cho lầu xanh, chỉ là nàng đi lấy chống trên danh nghĩa mà thực tế đây là cuộc mua bán.Có người hỏi rằng, tại sao khi cha nàng bị bắt, TK lại không bán nhà, bán hết đồ đạc, để lấy tiền cứu cha ? Xin thưa rằng đồ đạc trong nhà nàng liệu còn được bao nhiêu để mà bán từ khi cha nàng bị bắt ? chúng ta chắc hẳn phải còn nhớ đôi dòng giới thiệu về Vương gia của Truyện Kiều

"...

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung..."

Tuy mang cái danh là viên ngoại nhưng thực tế chỉ là cái hư danh, đâu ai có thể nói rằng cứ viên ngoại là phải giàu hoài ! Nhà họ Vương thực chất chỉ là 1 nhà trung lưu -hơn đám hạ lưu dân đen 1 bậc- đủ tài sản để cho nhà họ Vương sống kiểu "có kẻ hầu người hạ" trong những năm cuối cuộc đời nhị vị Vương lão, nếu như nhà Vương viên noại mà giàu thì Thúy Kiều đâu phải bán mình để báo hiếu với thân sinh. Và nếu, Thúy Kiều đang tâm bán hết đồ đạc trong nhà nàng, hay bán luôn cái nhà thì khi Vương viên ngoại được cứu về sẽ ở đâu, đầu đường hay ống cống ? Sẽ sống cuộc sống thế nào khi mất gần như toàn bộ tài sản ? Cày thuê hay cuốc mướn ?

 

 

Chi tiết nào nói lên việc Thúy Vân không yêu Kim Trọng, người quân tử hào hoa như Kim Trọng biết bao người đã yêu và đang yêu ? Và chi tiết nào nói Kim Trọng không yêu Thúy Vân khi

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần

...

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

Nếu Kim lang không yêu Thúy Vân có lẽ đã "duyên cầm sắt cũng là duyên bạn bầy" với Thúy Vân từ lâu đằng này lại "sâu duyên mới" với Thúy Vân !

 

Trong 15 năm lưu lạc, chi tiết nào nói TK yêu Thúc Sinh, MGS, Sở Khanh, v.v... ngoài Từ Hải ? Xin được nhắc rằng chỉ có người khác yêu TK chứ TK có bao giờ tự nói lời yêu với người khác ngoài chàng Kim và Từ Hải.

 

Thúy Kiều bắt Thúy Vân chung thủy với Kim Trọng ?, chi tiết nào nói lên điều đó, Thúy Kiều chỉ nhờ em giúp mình trả nợ ân tình, nếu thích, Thúy Vân có thể không lấy Kim Trọng khi chị mình đã lưu lạc suốt 15 năm trời dằng dặc không biết sống chết ra sao ?

 

 

Tại sao Thúy Kiều phải nói dối vãi Giác Duyên ? Thế có chùa nào dung túng cho 1 gái lầu xanh, thân đã không còn trong sạch ? Có mấy ai tin tưởng lời của gái lầu xanh ! Nếu chùa không dung túng cho Kiều thì đến bước đường đó, Kiều sẽ đi đâu, về đâu ? Đây là trường hợp bắt buộc Kiều phải nói dối sư Giác Duyên khi lâm vào bước đường cùng !

 

 

Hoạn Thư tôn trọng Thúy Kiều ? Dẫn chứng ? Thúy Kiều không tôn trọng Hoạn thư ? Dẫn chứng ?

=> Hoạn thư tôn trọng Kiều là đây ?

Thúy Kiều đòi giết Hoạn Thư khi nào ?

Thúy Kiều ăn cắp đồ nhà Hoạn Thư ? Có không ? Thúy Kiều chỉ lầy đồ nhà chồng của mình thôi !! Lấy đồ trong nhà của chồng mình cũng quy là ăn cắp ?

 

 

"...Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng…”

Bấy giờ hai người đã trò chuyện, ý hợp tâm đầu rồi thì Từ Hải trả tiền cho Tú Bà chuộc Kiều về chung sống tại bản doanh. Nhưng vừa được nửa năm thì chàng lại thanh gươm yên ngựa lên đường chiến đấu… và khi chiến thắng trở về, Từ Hải đã sai mười vị tướng quân và cung nga, thể nữ đến rước nàng về lâu đài tình ái theo nghi lễ của bậc quân vương:

“Sẵn sàng phương tiện loan-nghi,

Hoa quan giáp giới hà-y rỡ ràng.

Dựng cờ, nổi trống lên đàng,

Từ Công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài.

Lữa mình là vẻ cân đai,

Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.

Cười rằng: Cá nước duyên ưa,

Nhớ lời nói những bao giờ hay không?

Anh hùng mới biết anh hùng…”

Rồi sau đó Từ Hải còn cho phép Thúy Kiều được tùy nghi xét xử những phạm nhân đã làm khổ nàng trước kia như Bạc Hạnh, Bạc-bà, Ưng, Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà cùng Mã Giám Sinh và cả Hoạn Thư nữa.

 

Còn nữa...

Lý lẽ của "Lão" thật hay và đúng với cảm nhận của cá nhân Tieubang.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Lý lẽ của "Lão" thật hay và đúng với cảm nhận của cá nhân Tieubang.

 

Lão cái gì màv lão, 9x đây. Tiểu Băng chắc cũng 9x đúng hem

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trở lại với vấn đề : Đọc đi đọc lại, Tèo vẫn thấy & muốn mọi người nhìn lại nhân vật Hồ Tôn Hiến hay nói thẳng ra là Tèo muốn bênh vực cho nhân vật này.

 

Chắc hẳn trong diễn đàn đây, ai cũng biết rõ về nhân vật Hồ Tôn Hiến nên Tèo ko cần nhắc lại thêm. Đa số những người đọc xong truyện Kiều đều phê phán những nhân vật phản diện như : Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh v.v... trong đó, có cả Quan tổng đốc đại thần Hồ Tôn Hiến.

 

Có người nói rằng, Hồ Tôn Hiến là kẻ dối trá, gạt lừa Thúy Kiều & Từ Hải, là kẻ bất tín, hám sắc v.v...

Xin được trả lời rằng, trước giờ có mấy ai cầm binh ra trận mà không dùng thâm mưu độc kế. Trong binh thư có dạy "thân làm tướng, ra trận phải đánh nhanh thắng nhanh, nhất quyết ko được trì hoãn lâu dài" & "thân làm tướng, cầm trong tay tánh mạng ba quân, kẻ nào không độc ác mới chính là kẻ độc ác". Vì vậy, Hồ Tôn Hiến mới dùng cách đánh nhanh nhất mà hiệu quả nhất đó chính là đánh sau lưng Từ Hải bằng cách dẫn dụ Thúy Kiều thuyết phục Từ Hải ra hàng triều đình. Tuy là người "thông minh vốn sẵn tính trời" như tác giả miêu tả đi nữa nhưng Thúy Kiều vẫn chỉ là thân nữ nhi, vẫn có ước ao như bao người con gái khác, chính là ước muốn sống 1 cuộc đời bình yên bên cạnh người mình yêu. Bởi thế nên Thúy Kiều mới nhẹ dạ mà tin lời chiêu dụ của Hồ Tôn Hiến.

 

Ai dám nói Hồ Tôn Hiến sai trong việc dẫn dụ Thúy Kiều ??

Nếu HTH không làm thế chắc hẳn phải có 1 trận ác chiến, 2 bên lại phải đổ máu, lại phải thêm nhiều gia đình lâm vào cảnh mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mất cha, là người làm thống lĩnh, là quan phụ mẫu của nhân dân, là huynh đệ của ba quân, HTH khi nghĩ đến cảnh ấy không đau lòng sao ?? Bởi thế, cách đánh này của HTH phải nói là diệu kế, bỏ 1 Từ Hải mà đổi sanh mạng cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình không đáng sao ?? Tuy cách đánh này của HTH có phần nham hiểm nhưng ko phải xấu xa, tuy có chút dối trá nhưng không phải là bất nhân nhất. Vì thế, hành động dẫn dụ TK để thuyết phục Từ Hải của HTH trên phương diện quân sự và đạo lý là hoàn toàn không sai

 

Có người cho rằng, sau khi đánh bại Từ Hải, HTH đã có những hành động đê hèn với TK.

Vậy hành động đó là gì ?

Một cung gió thảm mưa sầu,

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!

Ve ngâm vượn hót nào tày,

Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.

 

Người "đê hèn" cần chi phải "nhăn mày rơi châu" !!

Chẳng qua, HTH cũng chỉ bắt Kiều phải "thị yến dưới màn", mỹ nhân như TK, ai mà không say mê, ngay cả Từ Hải cũng vì Thúy Kiều mà bỏ đi sự nghiệp, bỏ mặc huynh đệ để ra hàng triều đình thì tại sao lại bắt HTH không được say mê TK ?? Và cái hành động bắt Kiều phải "thị yến dưới màn" có gì là đê tiện ?? Xin nhắc rằng, lịch sử và tiểu thuyết đôi khi cũng khác nhau.

Có người nói, HTH đã làm nhục TK (??)

HTH là nhân vật lịch sử có thật, ai là nhân chứng cho việc ông ta làm nhục TK ngoài ngòi bút mang đậm nét tình cảm & tưởng tượng phong phú của 2 tác giả (Thanh Tâm Tài Nhân & Đại thi hào Nguyễn Du) ??

 

Và Sáng hôm sau, để tránh lời đàm tiếu về mình, Hồ Tôn Hiến đã gán Kiều cho người Thổ quan.

 

Có người nói hành động gán Kiều cho người Thổ quan là sai.

Thử hỏi có gì sai, lấy 1 người nhi nữ đổi lấy sự thuần phục của 1 khu vực không đáng sao ??

______________________________________________________________________________________________________________________________________________

 

Chúng ta hãy xem qua cuộc đời của HTH trong Sử sách

 

Năm Gia Tĩnh thứ 17 (đời Minh Thế Tông) (1538), Hồ Tông Hiến đỗ tiến sĩ.

Năm Gia Tĩnh thứ 19 (1540), nhậm chức tri huyện Ích Đô (Sơn Đông), trị hạn hán và nạn sâu bọ phá lúa, dẹp yên được trộm cướp, tiếng vang nổi lên từ đấy.

Năm Gia Tĩnh thứ 26 (1547), nhậm chức tri huyện Dư Diêu (Chiết Giang), cần mẫn phục vụ chính sự.

Năm Gia Tĩnh thứ 28 (1549), nhậm chức ngự sử, tuần thị Tuyên Phủ, Đại Đồng, sau đó được điều đến bắc Trực Lệ giữ chức Tuần án Giám sát ngự sử.

Năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Hồ Tông Hiến nhiều lần ra quân đánh dẹp nụy khấu ở ven biển đông nam nhưng gặp nhiều bất lợi. Sau đó Tông Hiến sử dụng mưu kế của Từ Vị, chủ yếu chiêu hàng các đầu mục của nụy khấu, lập kế dụ hàng bắt được Uông Trực, Từ Hải, Trần Đông, Ma Diệp đem trị tội.

Năm Gia Tĩnh thứ 39 (1560), Minh Thế Tông nhân Hồ Tông Hiến có công bắt được Uông Trực, khen rằng Tông Hiến một lòng vì nước, dốc hết trung mưu, công lao không nhỏ, nên gia phong quan tước để khích lệ. Sau đó Hồ Tông Hiến được thăng chức Thái tử thái bảo, giữ các chức Đô sát viện tả đô ngự sử kiêm Binh bộ hữu thị lang và Tổng đốc như cũ, ba tháng sau được thăng làm Thượng thư bộ Binh kiêm Đô sát viện hữu đô ngự sử.

Năm Gia Tĩnh thứ 40 (1561), Hồ Tông Hiến được thăng hàm Thiếu bảo kiêm quản lý Giang Tây.

Năm Gia Tĩnh thứ 43 (1565), triều đình bắt được thư của Nghiêm Thế Phồn (con Nghiêm Tung) gửi cho Hồ Tông Hiến, không còn đường chối cãi, Tông Hiến bị bắt giam. Đến ngày 3 tháng 11, Hồ Tông Hiến ngâm bài thơ: "Bảo kiếm mai oan ngục, trung hồn nhiễu bạch vân" rồi uất ức tự vẫn, chết ở trong ngục.

Năm Vạn Lịch thứ 17 (1589), Minh Thần Tông khôi phục lại quan tước, cho tống táng theo lễ thiên tử, truy đặt tên thụy là Tương Mậu.

 

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...