Jump to content

taoxanh

Thành viên
  • Số bài viết

    2.273
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    2

Bài viết được đăng bởi taoxanh


  1. (Nguoiduatin.vn) - Câu chuyện khó tin ấy lại xảy ra ở nơi miền quê yên ả, khi cuộc sống của người dân quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước.


    Cám cảnh cô gái tâm thần sinh con với kẻ bạc tình
    Chuyện người đàn bà có “H” sinh con trong bão tố cuộc đời



    Ngộ nhận về tình yêu

    Chàng trai mới lớn Lê Văn Thanh Truyền (SN 1996, ngụ xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai) và cô em họ tên L (SN 2000, ngụ cùng xã La Ngà) cùng sinh ra và lớn lên trên con sông La Ngà nổi tiếng với làng chài, quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước, lấy ghe thuyền làm nhà.

    Ba của Truyền và mẹ của L là anh em, hai người cùng đại gia đình quê ở An Giang lên đây lập nghiệp cũng đã hơn chục năm. Vốn xa quê và luôn thương yêu đùm bọc nhau, nên khi lập gia đình, hai gia đình làm hai cái nhà nổi cũng ở sát vách. Thường ngày những người đàn ông trong nhà đi đánh cá, phụ nữ thì đi bán cá, những đứa trẻ ở nhà nấu ăn, quanh năm chỉ chơi đùa được với nhau trong phạm vi nhỏ hẹp. Có tận mắt chứng kiến cuộc sống ở đây mới biết trẻ con miền sông nước này thiệt thòi đến cỡ nào. Những đứa trẻ suốt ngày ru rú trong nhà, những gia đình ở sát nhau thì con cái họ cũng tìm sang nhà nhau chơi, chẳng có trò gì ngoài việc làm cái cần câu nhỏ thả xuống sông, năm thì mười họa mới câu được con cá lòng tong, còn không bọn chúng chỉ ngồi nói chuyện phiếm.

    nguoiduatin-1998569732-anh2.jpg
    Ngôi nhà nổi của gia đình bé L


    Truyền và L cũng vậy, sinh ra trên sông nên cuộc sống của hai em cũng gắn liền với dòng sông này. Thường ngày Truyền qua nhà L chơi hoặc ngược lại, hai anh em thường nói chuyện và chia sẻ hết mọi chuyện. Truyền cũng là người anh tốt, thương yêu em hết mực, dù L là em họ, nhưng có miếng ngon nào hai anh em cũng nhường nhau, đi học cũng đi cùng. Có lẽ cuộc sống sẽ êm đềm trôi qua nếu hai anh em cứ thương nhau như máu mủ ruột rà, nhưng Truyền đã ngộ nhận những tình cảm mà Truyền và L đang trải qua là tình yêu, bởi tuy mới 12 tuổi nhưng L phổng phao và trông cũng dễ nhìn.

    Từ đó hai anh em càng gắn bó nhau hơn, cho đến một hôm L sang nhà Truyền chơi, vì khuya quá nên L ngủ lại. Vốn là những người chân chất, lại vô tư cứ nghĩ con cháu ruột rà của mình nên chị R (mẹ Truyền) nói L vào ngủ với Truyền và mấy đứa em, bởi thật ra với không gian của gia đình chị R thì cũng không còn nơi nào cho L ngủ. Sau đó Truyền và L có nói chuyện một lúc rồi cả hai chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm Truyền chợt cựa mình, quờ tay qua bên cạnh thì đụng phải L, chợt có cảm giác rạo rực nên Truyền đã làm chuyện người lớn, dù lúc đó L cũng biết nhưng trong đầu của cô bé non nớt này chỉ nghĩ rằng mình quý anh nên cứ cho anh làm. Sau chuyện đó hai đứa trẻ vẫn chơi đùa với nhau như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

    Cứ tưởng con béo lên...

    Thường ngày bé L cũng hơi mập hơn so với bạn cùng trang lứa, nhưng đến khi chị K càng ngày càng thấy bé béo lên một cách nhanh chóng nên đã mua vòng về cho bé lắc. Bởi theo như chị K nghĩ thì dù sao cũng cần phải giảm cân cho con gái, chứ 12 tuổi mà béo quá trông cũng xấu. Bé L thấy mẹ mua vòng về lắc thì cũng vui vẻ nghe lời. Từ đó mỗi sáng bé thức dậy sớm để cố gắng luyện tập, nhưng càng luyện tập thì cái bụng không giảm đi mà càng ngày càng to lên.

    nguoiduatin-1604876252-anh3.jpg
    Chị R (mẹ của đối tượng Truyền) đau lòng kể lại sự việc.


    Đến khi thấy con gái mình da xanh xao nhợt nhạt lại hay mệt mỏi nên gia đình mới đưa đi khám tổng quát sức khỏe tại bệnh viện huyện Định Quán. Tại đây mọi người trong gia đình cô bé như chết điếng khi được các bác sỹ thông báo đứa con gái mới 12 tuổi của mình đã mang thai tháng thứ 8. Vừa thương, vừa giận con, chị K đã tra hỏi con gái mình xem ai là "tác giả" của cái bào thai trong bụng.

    Sau một hồi tưởng lại quá khứ, bé H kể lại: "À, có một lần con và anh Truyền ngủ cùng nhau ở nhà bác R. Đêm hôm đó anh Truyền có ôm con, nhưng lâu lắm rồi...". Khi con gái vừa dứt lời, chị K òa khóc vật vã, chị không ngờ cha của đứa bé trong bụng con gái mình lại là Lê Văn Thanh Truyền, đứa cháu con anh trai trong gia đình. Sự thật quá đau đớn khiến người mẹ như ngã quỵ, còn cha của bé L chỉ biết ngồi thẫn thờ, lặng lẽ nhìn đứa con gái tội nghiệp mà chẳng nói lên lời.

    Nỗi đau quá lớn, nhưng vì là con cháu trong gia đình lại không muốn vạch áo cho người xem lưng nên chị K không làm đơn tố cáo đứa cháu nghịch đạo này lên công an. Thế nên hai gia đình đã ngồi lại với nhau bàn bạc chuyện chăm sóc bé L khi bé đến ngày sinh nở.

    Những tưởng rằng mọi chuyện đã được dàn xếp một cách êm đẹp, nhưng nào ngờ mọi việc lại không như những người trong cuộc mong đợi. Khi khám bệnh, phía bệnh viện nhận thấy trường hợp của bé gái 12 tuổi mà có thai nên đã thông báo về địa phương để xác minh. Ngay sau đó cơ quan công an huyện Định Quán đã mời Lê Văn Thanh Truyền, nghi can là tác giả của cái thai lên làm việc. Tại đây Truyền thành khẩn khai nhận có làm chuyện người lớn với em họ là L ở ngay tại nhà mình và chỉ có một lần vào đầu năm 2012.

    Con dại cái mang


    Từ khi chuyện buồn xảy ra, trong cái nhà bé nhỏ nằm trên sông La Ngà của vợ chồng chị Nguyễn Thị R luôn im ắng, bặt không còn tiếng cười nói rôm rả như trước nữa. Vẻ mặt thẫn thờ, ánh mắt hoen đỏ, người mẹ này kể lại: "Gia đình chị quê ở An Giang, vì kinh tế khó khăn nên chuyển về xã La Ngà làm bè để thả cá. Cuộc sống tuy có đỡ vất vả hơn nhưng cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Truyền là đứa con ngoan, thấy gia đình khó khăn nên chẳng hề đi đâu chơi mà chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ thi thoảng có qua nhà bé L chơi với mấy đứa em họ.

    Từ khi làm chuyện như vậy với cháu L., Truyền cũng không hề có biểu hiện khác lạ gì. Vì vậy khi sự việc được phát hiện thì đã quá muộn rồi, không còn cách nào để có thể cứu vớt được. Bây giờ bé L đã sinh một bé trai, may mắn là dù nhỏ tuổi nhưng bé cũng vượt cạn an toàn. Mọi thứ lại đổ dồn lên vai những bậc sinh thành. Giờ con trai thì vào tù, cháu gái thì lại làm mẹ bất đắc dĩ, câu chuyện đồn ầm ĩ cả xóm. Thời gian này cả gia đình tôi phải đối mặt với những nỗi buồn, nhưng dù sao cũng phải cố gắng vượt qua...".

    Hương Sen – Trung Nguyên

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  2. Tháng 10 -11 vào mùa chanh đào, nhiều người tìm mua như tìm vị thuốc quý khiến chúng trở nên “sốt”. Nhưng dưới góc nhìn của chuyên gia y tế, bạn không cần tốn tiền mua chanh đào thay chanh thường.

    Ca ngợi chỉ vì truyền miệng

    Chanh đào có vỏ mỏng (ngả vàng khi chín), ruột hồng, mọng nước, mùi thơm hơi hắc, được trồng phổ biến ở phía Bắc và Đà Lạt. Hiện đang vào mùa chanh đào nên hầu hết các chợ lẻ đều có bán loại quả này. Giá chanh đào luôn cao gấp đôi, gấp rưỡi, thậm chí có chợ bán với giá cao gấp ba lần chanh thường.

    151112_LSSK_chanh-dao02_dan-viet.jpg

    Trên các diễn đàn dành cho phụ nữ, chị em hô hào nhau “nhanh nhanh mua chanh đào về ngâm làm thuốc thôi, mỗi năm chỉ bán khoảng 1,5 tháng, mua không nhanh là hết”. Trên nhiều trang điện tử cũng đăng tải bài viết về công dụng của loại chanh này. Thông tin đó cứ truyền từ người này sang người khác, khiến chanh đào “được giá”.

    Tại chợ Ngã Tư Sở, chúng tôi đã gặp chị Nguyễn Thị Tuyết, quê ở Quốc Oai, Hà Nội chở cả sọt chanh đào. Chị kể: “Chị bán hàng được 10 năm rồi, đến mùa chanh đào chị chuyên bán loại này vì lãi cao. Nhiều người mua vài cân về ngâm với đường phèn, mật ong làm siro trị ho, làm quà biếu và dùng dần. Vì thế bán rất nhanh hết hàng”. Chúng tôi hỏi về công dụng của chanh đào, chị nói: “Chị nghe dân gian truyền miệng thế, nên khi bán cũng giới thiệu vậy thôi”. Sau đó chúng tôi đã hỏi khoảng 10 người đi mua chanh đào, tất cả đều nói: Mua về làm thuốc, tốt hơn chanh thường.

    Để làm sáng tỏ tác dụng của chanh đào, chúng tôi đã liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền từ các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Viện Quân y 103, Bệnh viện E, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, ĐH Dược Hà Nội. Ba bác sĩ chuyên khoa trong số đó đã trả lời rằng: Họ chưa nghiên cứu và cũng chưa nghe nói về công dụng của chanh đào. Chưa có tài liệu y khoa nào nói riêng về chanh đào!

    Chanh đào không khác chanh thường

    Chúng tôi cũng đã tìm tới ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ nhiệm bộ môn Đông Dược (Phương tễ), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Bác sỹ Hằng khẳng định: Chanh đào cùng nhóm với chanh thường. Chúng có cùng thành phần hóa học. Trong danh mục thuốc của Đông y, chanh chỉ có một loại bởi chúng có tác dụng như nhau.

    Chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông. Ruột quả chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng.

    Tuy nhiên, với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh. Đặc biệt khi sử dụng chanh, bạn nên lưu ý khi bị đi ngoài, trướng bụng thì tránh dùng. Chanh kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.


    Bạn có biết:

    Chanh ngâm với mật ong hay muối đều có tác dụng chữa ho, sát khuẩn tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt nhất định:

    - Chanh + muối chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và giải nhiệt.

    - Chanh + mật ong chữa các bệnh liên quan đến hô hấp và đường tiêu hóa.

    Bài thuốc thứ hai chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và bệnh nhân không bị nhiệt.

    Cách ngâm chanh làm thuốc

    - Chanh ngâm mật ong: Chanh rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra cho ráo nước và để thật khô. Lần lượt xếp 1 lớp chanh vào lọ rồi rải 1 lớp đường phèn lên trên, sau đó đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.

    - Chanh muối: Chọn những trái chanh tươi, mọng nước, vỏ không bị bầm dập, rửa sạch, hòa nước muối hơi mặn trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch rồi hòa nước muối nhạt hơn, đổ chanh vào ngâm trong 5 ngày nữa rồi lại vớt ra rửa. Sau đó hòa nước muối vừa phải cứ đêm ngâm, ngày vớt ra phơi, sau 5 lần thì mang ra phơi cho đến khô kiệt, cất vào chỗ mát dùng dần.


    Theo Sức khỏe Gia đình

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  3. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    Từng có hơn 20 năm làm nghề sửa chữa và buôn bán xe máy, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) khẳng định việc sang tên, đổi chủ khó khăn gấp hàng nghìn lần so với việc đăng ký mới, hàng triệu xe sẽ vĩnh viễn không đổi được chủ.

    Thủ tục rườm rà
    Xung quanh câu chuyện xe chính chủ làm nóng dư luận suốt tuần qua, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) cho biết, các nhà quản lý chưa lường hết được những khó khăn của người dân khi làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
    “Chỉ có người nghèo mới mua xe cũ. Nhưng tại sao khi mua xe cũ người ta không muốn làm thủ tục sang tên, đổi chủ trong khi ai cũng muốn chính chủ? Thực tế câu trả lời không phải vì mất bao nhiêu tiền mà do thủ tục hành chính vô cùng phức tạp và rườm rà”, anh Dương đặt vấn đề.
    Cụ thể, anh Dương cho biết, anh đã từng đi sang tên, đổi chủ cho nhiều người và nhận thấy có quá nhiều thủ tục hành chính rắc rối. Thời gian kéo dài, nếu trong tỉnh, có qua “cò” cũng phải mất 2 tuần, còn ngoại tỉnh có thể phải mất hàng tháng.



    20121114172421_IMG_1851.jpg
    Theo anh Dương, thủ tục sang tên đổi chủ vô cùng rườm rà và phức tạp. Ảnh minh họa: Phạm Hải



    Theo anh Dương, thủ tục hành chính này đã có từ nhiều năm trước nhưng nếu chưa trực tiếp đi đổi chủ cho xe, nhiều người sẽ không thể hình dung nó gồm những thủ tục và quy trình cơ bản ra sao.

    Trước hết, người mua xe phải gặp chủ xe để xin giấy mua, bán, cho, tặng… xe máy. Sau đó nhờ họ mang CMTND ra chính quyền sở tại xin xác nhận có dấu đỏ, chữ ký của chính quyền địa phương. Sở dĩ phải đến “xin” vì hiếm chủ xe nào chủ động ra chính quyền trình báo.

    Sau đó người mua xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú để rà số khung, số máy. Sau đó họ sẽ đối chiếu với bản gốc ban đầu, nếu trùng khớp tuyệt đối về kích cỡ, số, khoảng cách … mới có thể làm thủ tục.

    Tại đây, cơ quan công an sẽ thu lại đăng ký, biển số xe và yêu cầu người mua xe nộp lệ phí trước bạ. Thủ tục này hoàn tất từ một vài ngày đến 1 tuần.


    Khi người mua xe nhận lại, hồ sơ sẽ được đóng dấu giáp lai, không được bóc. Nếu ai vô tình bóc ra, coi như hồ sơ đó bị hủy.

    Tiếp đó người mua xe cầm hồ sơ này, mang xe đến nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp cho cơ quan đăng ký xe để xin cấp lại đăng ký mới.

    Tại đây, người mua tiếp tục phải nộp thuế và phí trước bạ một lần nữa, phải chờ đợi đến lượt để bấm số ngẫu nhiên, biển 5 số đối với xe trên 70cc và biển 4 số đối với xe dưới 50cc. Giai đoạn này, nhanh nhất sẽ phải mất 1 tuần.


    Theo anh Dương, quy trình cơ bản nói trên có thể thực hiện được trong các trường hợp tìm được chủ xe, xe còn số khung, số máy. Khổ chủ tìm chính chủ
    Có một thực tế, hầu hết xe cũ đều đã qua tay nhiều người, rất khó tìm được chủ xe. Qua quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, đục đẽo, ăn mòn… nên số khung, số máy hầu hết không còn nguyên vẹn. Đồng nghĩa hàng triệu xe sẽ không thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
    Anh Dương dẫn ví dụ một chiếc xe 82-70 đời 81 được mua đi bán lại qua nhiều chủ ở nhiều nơi và chủ sở hữu hiện tại là ông B ở Hà Tĩnh. Chủ xe chính chủ là bà Phan Thị A. (phường C, quận D, Hà Nội).
    Giờ muốn sang tên, ông B phải tìm gặp bà A. Tuy nhiên trong đăng ký xe chỉ ghi bà A ở phường C, chứ không ghi ngõ, số nhà cụ thể do vậy việc tìm bà A như mò kim đáy bể, đặc biệt đối với người dân từ quê ra.
    Ngoài ra, trường hợp bà A có thể đã mất hoặc chuyển tới sinh sống ở nơi khác hoàn toàn có thể xảy ra. Hoặc ngay cả khi tìm được nhà rồi nhưng năm lần, bảy lượt cũng chưa chắc gặp được bà A, do bà ấy đi du lịch, công tác… Với một số người khó tính hay là cán bộ (trước là công nhân), họ còn sợ mình đến thăm dò, trộm cắp, lừa đảo…
    Chưa hết, trong trường hợp ông B mua phải chiếc xe mà bà A đã bị lừa từ trước thì giờ sẽ không biết giải quyết thế nào.
    Anh Dương nhận định với những thủ tục rườm rà và việc xác định chủ xe khó khăn như vậy thì hầu hết người dân sẽ tìm cách chống chế hoặc mua xe mới. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái, bức xúc và lãng phí cho xã hội khi nhiều chiếc xe vẫn còn tác dụng sử dụng nhưng họ buộc phải bỏ. Người nghèo sẽ càng nghèo thêm.
    “Ví như chiếc xe tàu chạy tốt hiện tại chỉ có giá từ 1,5-2 triệu đồng. Nếu không thể sang tên đổi chủ, bị phạt 1 triệu đồng thì không khác gì tịch thu không của họ. Trong khi việc mua xe để mưu sinh là hoàn toàn chính đáng”, anh Dương phân tích.
    Liên hệ ngay tại Nam Định, anh Dương cho biết giai đoạn 2004 – 2005, UBND tỉnh ra quy định người có bằng lái xe mới được đăng ký xe. Ở Ninh Bình không có quy định này nên dân dồn sang Ninh Bình, mượn hộ khẩu để đăng ký. Giờ nhiều người tại Ninh Bình đã mất hoặc nhiều nhà đóng cửa im ỉm qua năm này tháng khác do đi làm ăn xa.
    Theo anh Dương, tỷ lệ xe không chính chủ hiện nay phải tới 70% chứ không phải số liệu 40% như công bố. Do đó các nhà hoạch định nên xem xét NĐ 71 dưới góc độ xã hội để tạo điều kiện cho người dân.
    M.Anh
    • Like 1

  4. Công nghệ chế biến cá khô bẩn

    Ở vùng chúng tôi phát hiện có chất làm thuốc trừ sâu trong chế biến hải sản ở Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), nhiều gia đình không dám ăn “hàng chợ”, muốn ăn, phải tự làm. Nhiều cơ sở chế biến cá không có giấy phép.


    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Xem bài khác trên Vef.vn

    Dân bản địa không dám ăn “hàng chợ”

    Theo tìm hiểu của PV, tại các thôn Nam Hải, Liên Hưng, Liên Thịnh... ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia), hằng ngày có hàng trăm lao động địa phương tham gia vào chế biến cá cho các xưởng thu gom, chế biến quy mô lớn, nhỏ.

    Một chị đang phơi cá, sát đê biển, trước lò hấp sấy cá của hộ ông T., thôn Nam Hải, cho biết chị được thuê phơi, cắt đầu cá, được trả công khoảng 100.000 đồng/ngày.

    Theo chị này, cá làm ra chủ yếu bán cho các vùng miền núi, còn dân ở đây cũng không dám ăn “hàng chợ”.

    “Gia đình tôi và nhiều người dân trong xã, muốn ăn cá khô hoặc đem biếu tặng cho người thân đều phải tự mua cá tươi ngoài thuyền về, tự mổ, phơi nắng. Rất hiếm khi chúng tôi ăn cá, tôm, mực khô bán ngoài chợ, vì sợ chất bảo quản” - chị nhân công này nói.

    Trong vai người tìm nguồn hàng để xuất đi Tây Bắc, chúng tôi được biết, ở Hải Bình, cá chế biến chia làm nhiều loại, có cả cao cấp, và hạng bình dân.

    Cá khô mặn, ngọt, được quét màu đỏ như gấc chín, trông bắt mắt, giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/kg, như cá trích, lầm, nục…thường bán cho miền núi. Có cả hàng xuất đi Trung Quốc và nước khác, nhưng với công nghệ chế biến khác khau.

    Ông K., thôn Liên Thịnh, cho biết khi chế biến cá gặp phải thời tiết mưa dài ngày có người sử dụng nước tẩy rửa để tẩy rửa vết đen, ố của cá. Có người còn sử dụng diêm sinh (lưu huỳnh) để sấy mực cho vàng, đẹp...

    20121115142940_1.jpeg

    Khâu cắt đầu cá, trước khi róc thịt để ướp được làm ngay trên nền bê tông ở xã Hải Bình.

    Tại thôn Liên Thịnh, việc quét màu cho cá đang phơi trên tấm nan được thực hiện công khai. Một người dân ở đây cho biết, họ chỉ biết quét làm cho đẹp cá, đỡ ruồi muỗi chứ không biết rõ chất gì, độc hại hay không.

    Đi dọc đê Hải Bình, nhất là khu vực sát cảng cá Lạch Bạng, những khu vực làm cá nước còn đọng, mùi hôi thối. Cá được cắt đầu, còn ruồi muỗi bu kín đặc.

    Khoảng 3 giờ sáng, những hộ dân đã tiến hành mổ cá, tẩm ướp, xếp lên các tấm đan làm bằng nứa, lưới và phơi khi trời bắt đầu hửng nắng. Chậu đựng gia vị để tẩm ướp cá được làm bằng xi măng. Gia vị tẩm ướp không tuân theo công thức, quy chuẩn mà dựa vào kinh nghiệm, pha chế bằng tay.

    Ai quản?

    20121115142940_2.jpeg

    Cá sau khi tẩm ướp màu bằng phụ gia được mang phơi tại bờ đê biển ở xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia.

    Ông Nguyễn Trùng Dương, Phó Chủ tịch xã Hải Bình, cho biết xã này là nơi tập trung thu mua, chế biến cá lớn nhất tỉnh Thanh Hóa.

    Hiện, xã có đội tàu thu mua dịch vụ, mỗi năm 60-80 nghìn tấn cá biển/năm tiêu thụ ở khu vực này. Xã có 10 công ty chuyên thu mua chế biến chả cá, bột cá, cá khô, hàng tươi sống xuất khẩu đi Trung Quốc và nước khác. Hải Bình có khoảng 150 cơ sở chế biến hộ gia đình, với quy mô mỗi cơ sở khoảng 20-50 tấn/hộ/năm.

    Về việc kiểm tra ATTP khi chế biến, ông Dương cho hay, xã có một Ban chuyên về ATTP, do một Phó Chủ tịch xã đứng đầu, thường đi kiểm tra định kỳ hàng tháng.

    “Việc kiểm tra chỉ quan sát bằng mắt thường, nhắc nhở, chưa phạt. Thực tế do máy móc không có, nên không thể phát hiện các hộ sử dụng chất gì khi chế biến”- ông Dương nói.

    Theo tìm hiểu của Tiền Phong, ở xã Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa) và xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc), một số hộ gia đình chế biến cá lẫm, cá nục đều phục vụ thì trường miền núi. Ông Nguyễn Hải Năm, Phó Chủ tịch xã Ngư Lộc, nói: “Xã chỉ có một hộ gia đình kinh doanh hải sản thành lập công ty, đăng ký kinh doanh. Còn lại hàng chục hộ gia đình thu mua, chế biến thủy hải sản (trong đó có cá khô), kinh doanh theo mùa vụ (mùa cá), nên dù đã được tuyên truyền đăng ký giấy phép kinh doanh, chế biến nhưng các hộ đều không mặn mà, chỉ làm theo thủ công, truyền thống”.

    Theo ông Năm, về mặt quản lý nhà nước thì sản phẩm này đưa ra thị trường, kinh doanh, chế biến như thế là chưa đúng quy định. Trong các lần kiểm tra về vệ sinh ATTP vấn đề nổi lên ở khu vực này là ô nhiễm chất thải từ việc chế biến cá...

    “Tôi cũng nghe nói có nơi, có vùng chế biến cá, mực, tôm khô có sử dụng một số hóa chất. Do vậy, trong các cuộc hội nghị, cuộc họp liên quan đến lĩnh vực này, chúng tôi đã có tập huấn, nhắc nhở người dân không sử dụng những thành phần không được phép sử dụng” - ông Năm nói.

    Để tìm hiểu về việc quản lý chất lượng ATTP trong chế biến hải sản trên địa bàn Thành Hóa, chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng được giao phụ trách của tỉnh trong lĩnh vực này, nhưng câu trả lời phóng viên nhận được là những lần “chuyền bóng”.

    Trao đổi với PV, ông Trần Văn Tâm- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, cho biết từ trước tới nay, đơn vị chưa tiến hành cũng như chưa phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm này.

    Trong khi đó, Chi cục VSATTP Thanh Hóa nói vấn đề này thuộc phát ngôn của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa.

    Còn giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Đình Ngư, nói họ cũng có nghe nói về việc người chế biến cá khô sử dụng các thành phần hóa chất, tuy nhiên vấn đề này Chi cục Vệ sinh ATTP trao đổi thì đúng chức năng hơn...!
    (Theo Tiền Phong)
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  5. Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt.

    images1054861_ImageView.aspx.jpg
    Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện


    5.841 học sinh được ăn cơm có thịt


    Bắt đầu từ bài viết “Hôm nay lên Suối Giàng”, đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), dự án “Cơm có thịt” đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.

    Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

    T.C.
    Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.

    Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.

    Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”.

    Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.

    Tôi sẽ không nói gì về chuyện có hay không có việc lãnh đạo vụ và bộ bận đến mức suốt năm tháng chỉ có đi hết chuyến công tác này đến chuyến khác, đến mức chuyên viên chẳng thể trình được hồ sơ. Chuyện đó ông bộ trưởng biết hơn tôi. Còn về chuyện thứ hai là cái tên quỹ “Cơm có thịt”, dù chưa nhận được đề nghị bằng văn bản nào từ quý bộ đề nghị giải trình, tôi cũng xin giải thích: Nhóm tham gia từ đầu của hoạt động này chủ yếu là những nhà văn, nhà báo.

    Họ chắc không thiếu chữ nghĩa để đưa ra những cái tên sang trọng. Nhưng rồi chúng tôi đã quyết định để nguyên cái tên ban đầu đó, vì hai lẽ: Một là, nó đúng là mục tiêu, nguyện vọng mà chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé để hiện thực hóa nó trong cuộc sống học sinh nội trú vùng cao. Hai là: nhiều ngàn người góp tiền cho hoạt động này đã chẳng thấy cái tên ấy có gì không hay, không tốt. Hiện nay không chỉ trong nước mà sinh viên Việt Nam ở nhiều nước, bắt đầu từ Úc, cho đến Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore... đang gọi nhau đến với “Cơm có thịt”, và chưa thấy ai không hài lòng với cái tên đó. Khi cái tên (dẫu hay, dẫu chưa hay) nhiều người ủng hộ đã biết, việc thay đổi sẽ không tốt cho hiệu quả hoạt động.

    Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm. Tôi viết thư này là mong bộ trưởng bỏ thời gian để xem xét hai việc.

    Thứ nhất, mong bộ trưởng cho rà soát lại có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Nguyên do ở đâu, có phải là sự chậm trễ quan liêu đơn thuần, hay có sự e ngại nào với việc quản lý hoạt động thiện nguyện?

    Thứ hai: trước khi làm hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ, chúng tôi đã vất vả để tìm cách có nguồn tiền ở mức 2 tỉ đồng để sau này được Bộ Nội vụ công nhận có đủ điều kiện hoạt động. Nhưng sau khi chúng tôi nộp hồ sơ, theo quy định mới mức tiền mà quỹ nhất định phải có từ ban đầu đã cao hơn gấp vài lần (theo nghị định 30/2012-NĐ/CP đã nói ở trên là 5 tỉ đồng trở lên).

    Quy định này tất nhiên xuất phát từ những điều hợp lý, nhưng không phải cho mọi trường hợp. Thành lập quỹ không phải lúc nào cũng là người hay đơn vị nhiều tiền. Quan trọng là quỹ có vận động được nhiều người ủng hộ không. Nếu cứ phải có nhiều tiền mới lập được quỹ thì mới chỉ là “Lá lành đùm lá rách”. Thậm chí không phải lá lành, mà lá rất lớn mới được quyền đùm lá rách. Nhưng chúng ta chẳng vẫn thường hay nói tiếp nữa là: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” đó sao.

    Đây là quy định của Chính phủ, nhưng ta đều biết các nghị định dẫu do Thủ tướng hay Phó thủ tướng ký đều được soạn thảo và đề xuất từ các bộ, ngành. Hi vọng ông bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, ông hãy tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.

    Chúc ông bộ trưởng sức khỏe.

    Trân trọng.

    Cậu chủ quán trước cửa trường, sau mới biết rằng có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp gạo mỗi tuần 2kg và 5.000 đồng tiền thức ăn. Bọn mình không tin, cứ lục vấn mãi: Sao lại 5.000 đồng thì chúng nó ăn uống kiểu gì? Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế... (trích).

    Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.

    Hỏi: 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à? Bác người Mông nói: Nồi to lắm đấy, 13-14 cân gạo mới đầy đấy. Lại hỏi: Thế ăn cơm với cái gì? - Với canh rau... Bây giờ mới nhìn ra chỗ tôi tối có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu chứ không có trong bếp. Hỏi: Sao ít rau thế? - Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy. Thế có thịt cá ăn bao giờ không? - Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt...

    (Trích bài “Hôm nay lên Suối Giàng” 18-10-2011- blog Trần Đăng Tuấn)

    TRẦN ĐĂNG TUẤN


    Lãnh đạo Bộ Nội vụ chưa tiếp cận hồ sơ

    Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh khẳng định lãnh đạo Bộ Nội vụ chưa tiếp cận hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt”.

    * Theo phản ảnh của ông Trần Đăng Tuấn thì chuyên viên giải quyết hồ sơ nói rằng do lãnh đạo bộ bận quá nên chưa trình lên được?

    - Không phải như vậy. Nếu trình lên thì bất cứ lúc nào chúng tôi cũng xem xét. Có thể là đang trong quá trình trao đổi, thống nhất với nhau. Ví dụ như thủ tục có khi nghiên cứu không đầy đủ cho nên phải trao đi đổi lại. Thông thường, chuyên viên trực tiếp làm việc gần hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan với ban sáng lập rồi mới báo cáo lên lãnh đạo phê duyệt.

    * Thưa ông, việc thành lập một quỹ từ thiện có khó không?

    - Quy trình lập quỹ như vậy không khó nếu chuẩn bị đầy đủ theo pháp luật. Trong việc thành lập các hội, các quỹ có vấn đề là điều lệ hoạt động thường phải làm đi làm lại. Ví dụ như hội thì còn chờ đại hội, còn đối với quỹ khi ra quyết định thành lập đồng thời công nhận điều lệ luôn, cho nên điều lệ phải được hoàn chỉnh kỹ lưỡng.

    * Ông Trần Đăng Tuấn băn khoăn xung quanh vấn đề thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày, mà nay đã năm tháng chưa có hồi âm?

    - Có thể là các vụ chuyên môn xem hồ sơ xong lại chuyển cho các anh điều chỉnh. Các vụ chuyên môn làm xong thì mới trình chúng tôi để ký hay không ký. Về thủ tục, đặc biệt là điều lệ, nếu chưa hoàn thiện thì phải trao đi đổi lại.

    * Theo quy định hiện nay, mức tiền mà các quỹ nhất định phải có từ ban đầu (các sáng lập viên phải góp) là từ 5 tỉ đồng trở lên, như vậy liệu có quá nhiều cho hoạt động từ thiện đôi khi là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”?

    - Nghị định trước đây quy định là 2 tỉ đồng, nhưng nghị định mới điều chỉnh lên 5 tỉ đồng, và không chỉ điều chỉnh về tiền mà còn một số vấn đề khác. Quỹ từ thiện cũng phải đảm bảo các nguyên tắc pháp luật và còn phải chặt hơn vì liên quan nhiều đến kinh tế, vì sau này ngoài tiền đóng góp ban đầu thì các nhà lập quỹ còn có thể có những hoạt động như vận động, quyên góp cả xã hội. Một số vấn đề khác, ví dụ liên quan đến tên quỹ, đều được quy định cụ thể trong nghị định 30.

    V.V.THÀNH

    Theo Tuổi trẻ

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  6. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Về nhà sớm hơn dự định, chị Vinh uất lên khi biết mẹ chồng nhân lúc chị đi vắng mới gọi con gái sang thịt gà để ăn.

    “Đây không phải là chuyện con gà, chuyện miếng ăn, mà là chuyện bụng dạ con người ăn ở với nhau”, chị Vinh, 41 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chưa hết cay đắng khi nhắc chuyện cũ.


    Tuyệt tình vì con gà

    Tuy đã xây nhà mới trên nền đất cũ được chia nhưng cuối cùng, thuận theo lời thuyết phục của đại gia đình, nhất là anh trai chồng mới chuyển nhà lên thành phố, chị Vinh đồng ý về sống cùng mẹ chồng. Làm dâu 12 năm, sống cách nhau có vài chục bước chân, Vinh và mẹ chồng vốn có quan hệ tốt, hai bên quý nhau.

    “Đến khi ở cùng thì mới biết mình tưởng bở. Bố bọn trẻ chỉ hắt hơi sổ mũi, bà đã cuống lên như cháy nhà, anh ấy uống thuốc, ngủ ngon rồi mà nửa đêm bà còn bắt tôi dậy nấu cháo giải cảm. Còn tôi ốm liệt giường vẫn phải gượng dậy phục vụ cả nhà, ăn xong mệt quá vứt bát đấy để mai rửa còn bị bà mắng là lười nhác”, Vinh tố khổ.

    Điều làm Vinh hậm hực nhất là bất cứ việc lớn nhỏ nào trong nhà, cả việc riêng của vợ chồng chị, mẹ chồng cũng chỉ bàn với con đẻ chứ không bao giờ nói với con dâu một tiếng. Có lần chú em họ chồng sang gặp Vinh bảo chị đưa 2 chỉ vàng, Vinh ngơ ngác chẳng hiểu gì thì chú ta giải thích: “Chị Loan (em gái chồng Vinh) bảo em là anh chị cho vay, lúc nào có thì trả”.

    Vinh vẫn chưa hiểu ra sao thì mẹ chồng từ trong buồng đi ra thủng thẳng bảo: “Nó làm nhà còn thiếu một ít, hôm qua mẹ với con Loan bàn nhau là vợ chồng mày có 2 chỉ vàng, cho nó vay. Anh em phải giúp nhau. Thế chồng mày chưa bảo gì à?”.

    Chị Vinh tức nghẹn. Hai chỉ vàng bố mẹ đẻ cho hồi cưới, chị vẫn cất kỹ sau này cho con trai lấy vợ, hoặc phòng khi bất trắc, hồi làm nhà túng thiếu cũng không dám bán. Vậy mà mẹ chồng, em gái chồng tự ý hứa cho vay vàng của riêng chị, cứ như chị là cục đất vậy. Vinh bảo tại mẹ không hỏi con hẵng hứa, vàng ấy bán mất rồi. Mẹ chồng khăng khăng “tao biết là vẫn còn”.

    Chú em họ hầm hầm ra về. Mẹ chồng nhảy lên nhiếc móc. Vì chuyện này, cả họ nhà chồng lên án Vinh hẹp hòi, keo kiệt. Còn Vinh thì ngày một chán ngán khi thấy mình bị coi là người thừa, "công dân hạng hai" trong gia đình.

    Nỗi uất ức của Vinh lên đến đỉnh điểm vào cái ngày chị báo với mẹ chồng là có việc, chiều tối mới về. Nhưng việc không như dự định, chị về lúc 12h thì thấy cả nhà đang ăn uống vui vẻ, có cả cô em chồng. Mẹ chồng bảo con gái: “Con gà này mẹ muốn để dành bồi dưỡng cho mày, con Vinh cứ đòi thịt mấy lần rồi nhưng mẹ gạt đi bảo để bữa khác. May hôm nay nó đi vắng, chứ con gà bé tẹo, cả đống người ăn chả bõ”.

    Vinh ném thịch cái túi xuống nền nhà khiến ai nấy giật nảy. Chị đay nghiến: “Nếu bà không muốn cho con dâu ăn thịt gà thì cứ nói thẳng là không được ăn, việc gì phải chờ con đi vắng cho sốt ruột”, rồi quay sang chồng: “Nhìn anh vui nhỉ? Con gà ấy vợ anh nuôi từ khi mới nở đấy, thế mà vẫn phải lừa vợ con đi vắng để thịt ăn với nhau à?”.

    Mẹ chồng sau phút đơ máy vì xấu hổ, đã phản công bằng cách mắng con dâu có miếng ăn thôi mà cũng làm ầm ĩ lên. Vinh bảo: “Bà ạ, miếng ăn chả là gì, nhưng nhờ nó mà con thấy, bà luôn coi con là người ngoài, một miếng ngon nếu cho con ăn bà cũng thấy phí. Bà đã không coi con là con thì con cũng chả dám coi bà là mẹ. Từ hôm nay mấy mẹ con con dọn về nhà mình, anh ta có về hay không thì tùy”.

    Nhục mặt với vợ nên cuối cùng chồng Vinh cũng chịu dọn về nhà cũ. Từ đó chị rất hiếm khi qua nhà mẹ chồng và cũng không gọi bà một tiếng “mẹ” nào nữa”


    cho-con-dau-di-vang-me-chong-an-vung-thi

    ‘Thóc đâu mà đãi gà rừng”

    Những nàng dâu như chị Vinh thường được gọi là ghê gớm vì dám ra mặt so đo với mẹ chồng. Có điều nếu không có nhà riêng để về thì cũng chưa chắc chị đã dám làm um lên rồi bỏ đi. Các nàng dâu gặp trường hợp bị gạt ra rìa như chị vốn rất nhiều nhưng đa số phải chấp nhận.

    Chị Vân, sống ở ngay Hà Nội, cũng thất vọng và đau buồn khi biết hóa ra mình không thực sự được coi là con cái trong nhà, nhưng chẳng dám “đấu tố”, thậm chí còn chẳng dám tâm sự với chồng vì sợ sinh chuyện. Chị chỉ âm thầm.

    Không phải là dâu trưởng nên dù sống chung, chị vẫn ấp ủ kế hoạch ra riêng và cố gắng chắt chiu, tiết kiệm. Được cái Vân kiếm tiền rất khá, sau 6 năm đã đủ để nghĩ đến chuyện mua chung cư trả góp.

    Hai vợ chồng bàn bạc với nhau, bố mẹ chồng biết được bèn gọi lại bảo: “Mua căn hộ tập thể làm gì. Tiền đó chúng mày dùng xây lại cái nhà này, sau này chúng mày ở luôn, có phải đàng hoàng hơn không. Thằng cả giỏi làm ăn đã có biệt thự rồi, bố mẹ chỉ cho một số tiền lấy khước là được”. Hai vợ chồng thấy có lý, số tiền định mua chung cư, nếu dùng xây nhà thì sẽ hoành tráng lắm. Vân định chờ mấy hôm nữa đến ngày đáo hạn là rút sổ tiết kiệm ngay.

    Hai hôm sau, Vân tình cờ nghe được bố mẹ chồng thì thầm bàn bạc với nhau. Bà khen ông "tỉnh", phản ứng nhanh. Ông đắc ý: “Tôi phải vậy, cái nhà này mới được như ngày nay. Bà xem, con Vân nó sắc sảo, kiếm tiền giỏi, hơn hẳn con trai mình. Ai mà biết chúng nó có ở với nhau suốt đời hay không. Nó mua nhà bên ngoài không đủ tiền, mình kiểu gì cũng phải cho thêm. Nhà mang tên vợ chồng nó, ly dị phải chia đôi, hóa ra lại đem thóc đãi gà rừng à? Xây lại nhà này thì giấy tờ vẫn là vợ chồng mình, nếu bỏ nhau thì con Vân phải tay trắng ra đi”.

    Vân lạnh người, không phải hú vía vì suýt mất tiền, mà vì trước giờ chị vẫn nghĩ mình được bố mẹ chồng quý như con đẻ và cũng yêu họ hết lòng. Hóa ra con dâu bao giờ cũng chỉ là người khác dòng máu. Vân nghĩ nát nước rồi quyết định đem hết sổ tiết kiệm gửi mẹ đẻ, rồi về “thú nhận” với chồng rằng trước đây chị trót tham nên nói dối là gửi tiết kiệm chứ thực ra đã cho vay ngoài để ăn lãi cao, nay người ta làm ăn thất bát chưa trả được.

    Mới đây, chị rút tiền mua một căn hộ xây gần xong, sau đó báo ngay với chồng là em đòi được tiền rồi, giá nhà xuống đáy nên mua ngay kẻo thiệt, sau này ở hay không tính tiếp. Chồng chị vô tư chẳng nghĩ gì, nhà của bố mẹ còn đẹp, chưa nhất thiết phải xây lại, Vân mua được thêm nhà là thêm của, càng tốt.

    Vân tâm sự: “Mình chẳng muốn tính toán làm gì, nhưng họ coi mình là gà rừng thì mình cũng coi họ là cáo thôi, phải phòng thân. Nói chung làm con dâu thì phải hết lòng thương yêu bố mẹ chồng, nhưng tấm lòng của mình, họ phải thật lòng đón nhận thì mình mới trao được. Tình cảm mà, bao giờ cũng phải đến từ hai phía”.

  7. Lọt thỏm giữa xóm lênh đênh sông nước, Long Biên có một bãi tắm "nude" theo cách gọi nghệ thuật văn minh phương Tây, hay trần tục dân dã theo tiếng Việt, quanh đó giản dị là bãi tắm "tiên" của những vị khách đủ mọi thành phần sống trong lòng Hà Nội...

    ImageHandler.ashx?ThumbnailID=249737&Wid
    Tắm tiên ở sông Hồng. Ảnh: Minh Đức.


    Đi dọc theo cây cầu huyền thoại Long Biên, Hà Nội, đến lưng chừng giữa cầu có hai đường nhánh dốc đứng một trái một phải dẫn người đời xuống bãi bồi, một dẻo đất uốn lượn trải dài từ An Dương tới tận gần cầu Thăng Long giữa sông Hồng.

    Bãi bồi từ trên cầu nhìn xuống xanh ngắt cây ngô mùa nước cạn, đó cũng là nơi sinh sống của hàng trăm gia đình dân vạn chài lênh đênh mỏng manh trên những căn nhà thuyền sắt, xi măng đúc dập dềnh trên mặt sông theo mùa nước trải dài dọc theo bãi bồi giữa Thủ đô.

    Lọt thỏm giữa xóm lênh đênh sông nước, Long Biên có một bãi tắm "nude" theo cách gọi nghệ thuật văn minh phương Tây, hay trần tục dân dã theo tiếng Việt, quanh đó giản dị là bãi tắm "tiên" của những vị khách đủ mọi thành phần sống trong lòng Hà Nội.

    Trái lại với những lời đồn thổi ác ý về tệ nạn xã hội dưới đó, sau hơn 8 tháng trải nghiệm cái "thế giới nhỏ" này, tôi tự kết luận họ hầu hết là người lao động tử tế. Trong vài năm gần đây, bãi giữa trở thành một khu "du lịch sinh thái" khá phổ biến cho nhiều thị dân đủ lứa tuổi tới để trải nghiệm cuộc sống, để tránh đi sự ồn ào bụi bặm đô thị, để tận hưởng những thú vui giản dị đậm đặc khoái cảm bên dòng sông Hồng lãng đãng. Họ tới đây để tồng ngồng như con trẻ ào xuống dòng sông Hồng mát lạnh trong những ngày hè và ấm nồng giữa mùa đông rét cắt da cắt thịt ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, một thế giới khuất nẻo kín đáo cách nền "văn minh" thượng thừa của xe hơi, của Internet, của máy tính văn phòng độ vài trăm mét về mọi hướng.

    Đứng trên cầu Long Biên nhìn xa xa về phía bãi tắm, thấp thoáng như hạt vừng nhấp nhô những tấm thân trần trụi với can nước làm phao cứu sinh buộc dây lõng thõng theo sau dưới sông hay ngổn ngang nằm đắp cát phơi nắng trên bờ nâu sẫm như những pho tượng đất sét. Bãi "tắm tiên" bên sông Hồng này xuất hiện từ khi nào không ai biết, nhiều người lớn tuổi sinh ra ở Hà Nội sống quanh khu vực Hoàn Kiếm cũng chỉ mang máng rằng từ hồi trẻ đã thấy nhiều người ra đó “tắm tiên” rồi.

    Những ngày hè, cứ ngoài 4h chiều khi nắng bắt đầu dịu thì những "dị nhân" quần xà lỏn ở trần túc tắc đạp xe từ khắp nơi đổ về đây để "thần tiên" không mặc quần thả bộ dọc bờ sông vài cây số, để đá bóng, để bơi, lác đác một vài xe máy một phần do lối đi vào bãi đường đất lầy lội gập ghềnh. Dịch vụ dưới bãi độc nhất một quán nước trà, bà chủ quán là người phụ nữ đã đứng tuổi thuộc tên làu làu từng vị khách, tính tình sởi lởi và luộc trứng vịt lộn rất khéo. Dân đến đây "tắm tiên" tênh hênh phía ngoài xa nhưng khi lên quán ngồi nghỉ, không ai bảo ai đều mặc quần rất nghiêm chỉnh. Để có thể tiêu hết 50.000 thời đắt đỏ dưới bãi tắm cũng là việc "thiên nan vạn nan khó", bởi cái gì cũng rẻ, no một bụng trứng vịt và nước ngọt cũng chỉ dăm chục ngàn...

    Theo Trí Minh - CAND

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  8. > Bị tuýt còi, gọi “người thân”!

    TPO–Va quệt xe máy, bị yêu cầu xuống giải quyết sự việc, nữ tài xế ô tô đã nhấn ga, hất người thanh niên lên nóc ca-pô chạy hàng chục cây số. Người dân phải bao vây mới bắt được nữ tài xế “đầu hàng”.

    ImageHandler.ashx?ThumbnailID=249869&Wid
    Sự việc thu hút đông đảo người dân hiếu kỳ tới xem.

    Người bị hất lên nóc ca-pô là anh Lương Đình Tuấn. Theo anh Lương Đình Lâm (35 tuổi, ở phố Quang Trung, Hà Đông) – em trai anh Tuấn cho biết: “Khoảng 12h30 ngày 15-11, tôi cùng anh trai lái chiếc Wave RS mang biển số 29X6 – 6691 ở Chợ Canh, xã Xuân Phương, Từ Liêm thì bị một chiếc ô tô hãng Hyundai mang biển số 30Z – 3524 đâm phải. Anh Tuấn ngồi sau xuống đề nghị chủ xe ô tô xuống giải quyết, thì bất ngờ nữ tài xế nhấn ga ô tô húc thẳng, hất lên nóc và tiếp tục chạy hướng ra Đại lộ Thăng Long, vòng vào Cầu vượt Phú Đô.

    Sau khi chạy vào đường Lê Đức Thọ, tôi gọi luôn cho cảnh sát 113 và phối hợp cùng người dân đuổi theo vây bắt.

    Khi đến trước siêu thị Fivi Mart, nghe tiếng tri hô, đồng thời nhìn thấy chiếc ô tô đang lạng lách, đánh võng, có người đang bị hất trên nóc ca-pô, người dân liền chạy ra chặn xe.

    ImageHandler.ashx?ThumbnailID=249870&Wid
    Lực lượng CSGT đã phải dùng xe cứu hộ để đưa chiếc ô tô về trụ sở làm việc.

    Nhiều người đã phải lấy xe máy chắn ngang đường mới chặn được chiếc ô tô trên. Tuy nhiên, nữ tài xế vẫn ngoan cố lùi để thoát thân. Một số người đã dùng gạch chặn bánh xe và xì hết hơi các lốp mới bắt được nữa tài xế trên. Sau đó, nhân được tin báo, lực lượng cảnh sát giao thông và công an huyện Từ Liêm đã có mặt.

    Khi cảnh sát giao thông yêu cầu chủ xe xuống làm việc, xuất trình giấy tờ, thì nữ tài xế đã đóng cửa kính, ngồi lì trong xe cầm điện thoại gọi người thân đến giải cứu. Lực lượng cảnh sát đã phải huy động xe cứu hộ để đưa về trụ sở Công an huyện Từ Liêm để tiếp tục điều tra làm rõ.

    Tuấn Nguyễn

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  9. Lẩu ốc bươu cơm mẻ miền Tây



    Ốc đồng gắn liền với tuổi thơ tôi qua những món ăn dân dã khó quên như: ốc luộc, ốc kho sả ớt, nấu canh chua, nướng tiêu, hấp lá gừng, nướng lá lốt... Gần đây, tôi khám phá thêm một món ăn rất độc đáo: Lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh.

    Nguyên liệu cần có cho món này là: Ốc bươu, chọn con vừa, không quá lớn ăn dai (khoảng 1 kg), thịt ba rọi (200 gr), tàu hũ (2 miếng), dừa tươi một trái, chuối xanh 2 trái, lá tía tô, lá lốt (200 gr) và các gia vị khác gồm tiêu, tỏi, đường, bột ngọt, bột nghệ… Chế biến món này tuy dễ nhưng hơi tốn công một chút vì phải trải qua các công đoạn.

    lau1.jpg
    Các nguyên liệu chính của món lẫu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh.

    Trước hết, ốc bươu cho vào xô nước cùng với ớt đâm nguyễn, ngâm khoảng một tiếng cho ốc bị cay nhả hết nhớt và tạp chất. Dùng dao bén chặt trôn (đuôi) ốc, lấy que khơi thịt, cắt bỏ mày và ruột ốc. Cho thịt ốc vào thau nước chà xát cùng với muối vài lần, sau đó chà với nước cốt chanh, xả sạch khoảng 3 lần cho thịt ốc trắng và hết nhớt.

    Để nguyên thịt ốc (nếu con nhỏ), cắt đôi (nếu con lớn) để ráo. Chuối xanh tước vỏ, rửa sạch xắt khúc chẻ làm 4, trụng nước sôi có pha chút muối cho chuối không ngả màu sẫm, vớt ra để ráo.

    Thịt ba rọi rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Phi mỡ, tỏi thơm cho thịt ba rọi cùng thịt ốc vào xào xăn lại. Kế đến, cho bột nghệ (khoảng một muỗng canh) + nước cơm mẻ (3 muỗng canh, nhiều ít tùy khẩu vị mỗi người) vào xào đều các nguyên liệu nêu trên.

    Nêm nếm gia vị lần cuối cho vừa khẩu vị. Tàu hũ xắt miếng hình vuông (hoặc chữ nhật) cho vào chảo dầu chiên hơi vàng để lên giấy thấm cho ráo. Lá tía tô, lá lốt rửa sạch để ráo, xắt sợi để sẵn ra đĩa…

    lau2.jpg
    Nồi lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh thơm lừng đầy hấp dẫn!

    Sau khi nguyên liệu đã sơ chế xong, bắc nồi lên bếp, cho nước dừa tươi vào nồi (nước khoảng 1/3 nồi) nấu sôi bùng lên, nhớ hớt bọt để nước dùng được trong. Cho các nguyên liệu đã sơ chế theo thứ tự: ốc và thịt ba rọi, tàu hũ, chuối xanh vào nấu sôi vừa chín tới. Nêm nếm gia vị (bột nêm) vừa khẩu vị. Cho lá tía tô, lá lốt vào. Sau cùng, thêm vài lát ớt sừng cho có màu sắc hấp dẫn, nhắc xuống và sang nồi vào lẩu để giữ nóng. Chỉ cần dọn món ăn lên bàn với một đĩa bún trắng ngần và một đĩa nước mắm ngon nguyên chất, trong đó có vài trái ớt chín (hoặc chén muối ớt) là xong.

    Nếu có dịp đi về miền Tây trong mùa lũ, bạn hãy tìm cơ hội để thưởng thức món ăn dân dã “lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh” này. Dùng vá múc miếng thịt ốc, lẫn chuối xanh, tàu hũ, thịt ba rọi, lá tía tô, lá lốt cùng một ít nước dùng cho vào chén với bún. Gắp từng thứ cho vào miệng nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ “ngậm mà nghe” vị dai sần sật của thịt ốc, bùi bùi của chuối xanh, béo béo của thịt ba rọi, hòa cùng hương thơm đặc trưng của cơm mẻ, của tinh dầu lá lốt, lá tía tô... thật quyến rũ.

    Bài và ảnh Hữu Tưởng

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  10. Mắm bò hóc trong ẩm thực của người Khmer



    Chế biến từ các loại cá rô, sặt, lóc... mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ là món ăn đặc trưng, gia vị quan trọng mang lại hương vị đậm đà cho ẩm thực vùng đất miền Tây.

    Cách làm mắm bò hóc không khó, trải qua nhiều công đoạn. Cá được làm sạch, bỏ đầu (người Việt thường giữ lại đầu cá khi làm mắm), ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên. Sau đó phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi... cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá - nửa cơm nguội - một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

    Mắm bò hóc còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ăn như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm...

    Món ăn đậm hương vị mắm bò hóc nhất phải kể đến là bún num bò chóc. Nhiều người mới nghe tên gọi sẽ rất e ngại mùi vị của mắm bò hóc mà không dám thưởng thức món ăn đầy hấp dẫn này. Khi ngửi mùi thơm của nước lèo thì sẽ không thể cưỡng lại được bởi mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm của ngải bún, sả và trái chúc... Các nguyên liệu đó hòa cùng với mắm bò hóc làm nên nước lèo có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh rất đặc trưng.

    bun-num-bo-choc.jpg
    Bún num bò chóc với hương vị đậm đà, thơm ngon là món ăn rất nổi tiếng của người Khmer. Ảnh: Khánh Hòa.

    Nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng) chỉ có ở Campuchia. Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả. Khi thưởng thức, bún được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, đậu đũa, dưa leo thái nhỏ, giá đỗ, bông súng…

    Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng mang đậm hương vị mắm bò hóc là bún nước lèo. Ở miền Tây có rất nhiều thương hiệu bún nước lèo nổi tiếng như: bún nước lèo Trà Vinh, bún nước lèo Sóc Trăng hay bún nước lèo Bạc Liêu... ngoài ra, các tỉnh khác cũng có món bún ngon miệng này nhưng không nổi tiếng bằng.

    Gia vị để nấu bún nước lèo nguyên thủy của người Khmer là mắm bò hóc. Để hợp khẩu vị của người Việt, nhiều người thay thế bằng mắm cá linh, cá sặt... ngoại trừ bún nước lèo của người Khmer ở Trà Vinh sử dụng loại mắm bò hóc đậm đà này.

    bun-nuoc-leo.jpg
    Bún nước lèo nổi tiếng ở miền Tây với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: bún nước lèo Sóc Trăng, Trà Vinh hay Bạc Liêu. Ảnh: Khánh Hòa.

    Điểm đặc biệt là nước lèo của loại bún này luôn trong veo, không có cặn. Để có được điều đó đòi hỏi không ít công sức của người đầu bếp. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được.

    Khi ăn, chần sơ bún tươi qua nước sôi và cho vào bát, bên trên là các nguyên liệu như tôm, thịt phi lê cá, thịt heo quay... chan ngập nước lèo. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống... Bên cạnh đó là chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà.

    Khánh Hòa

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  11. A- A A+ [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Ngao, dưa chuột, đậu phụ... rất có lợi cho bà bầu nhưng khi ăn mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều để tránh những hâu quả đáng tiếc.

    650a4b64823a15.img.jpg
    1. Ngao 1. Ngao

    - Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai.

    - Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.

    - Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.

    - Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.

    - Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.

    Lưu ý:

    Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn ngao chưa chín kĩ. Bởi vì ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.

    2. Nấm

    - Nấm là nguồn tuyệt vời của kẽm – chất quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi.

    - Còn axit pantothenic có trong nấm tác dụng tốt cho thần kinh và sản xuất hormone của bào thai.

    - - Selen và chất chống oxy hóa như ergothioneine hiện diện trong nấm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của mẹ và giúp tránh các bệnh trong thời gian mang thai.

    Lưu ý:

    Một số giống nấm được chứng minh là độc hại và có thể gây ra những phản ứng khác nhau như rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chúng cũng có thể gây rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc cho người mẹ.

    Bởi thế, tuyệt đối không ăn nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang hay mua ở những nơi du lịch mà nguồn gốc không rõ ràng... Các loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm kim châm, nấm mồng gà... được coi là an toàn.

    3. Dưa chuột

    - Vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp giảm táo bón và bệnh trĩ - những vấn đề mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

    - Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe. Bên cạnh đó, dưa chuột còn nhiều vitamin nhóm B, axit folíc, các chất khoáng như canxi, sắt, magiê và kẽm, hỗ trợ thai phát triển tốt.


    duachuotj-361d4.jpg

    Lưu ý:

    - Ăn nhiều dưa chuột có thể gây đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi... ở phụ nữ mang thai.

    - Một số trường hợp bị dị ứng dưa chuột có các triệu chứng như ngứa, sưng miệng...

    - Dưa chuột lợi tiểu nên ăn nhiều sẽ làm tăng chứng tiểu rắt.

    - Nhiều người mẹ lo ngại dưa chuột bị phun nhiều thuốc trừ sâu nên cần chọn mua dưa chuột có nguồn gốc an toàn, tránh ăn cả vỏ...

    4. Đậu phụ

    - Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.

    - Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.

    - Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.


    dauphu-d517c.jpg

    Lưu ý:

    Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.

    Đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.

    Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt... và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.

    5. Quả kiwi

    - Quả kiwi có chứa folate, là chất quan trọng giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh ở bào thai.

    - Vitamin C trong kiwi giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai.

    - Magiê trong kiwi giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Chất sắt trong kiwi giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ và bé.

    - Kiwi tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thần kinh ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu còn cho thấy, kiwi có tác động tích cực tới hệ hô hấp của mẹ và bé.

    Lưu ý:

    Kiwi có thể gây ra dị ứng ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn và các dấu hiệu dị ứng khác vì vậy mẹ bầu nên thăm dò cẩn thận trước khi ăn.


    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]


  12. Hai cựu sinh viên (không muốn nêu tên) khoa chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông lâm TP.HCM vừa xây tặng giáo sư Dương Thanh Liêm - nguyên hiệu trưởng nhà trường - một căn nhà mới tại Q.Thủ Đức, TP.HCM.

    TS Dương Duy Đồng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, một trong những người tổ chức bàn giao nhà cho giáo sư Liêm vào đầu tháng 11 - cho biết hai cựu sinh viên nói trên học khóa 1986-1991 và hiện đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc.
    Sau khi ra trường, hai sinh viên này vẫn giữ liên lạc với trường và thường hỗ trợ học bổng cho sinh viên khó khăn. Biết hoàn cảnh của thầy Liêm ngặt nghèo (75 tuổi vẫn ngày ngày nuôi vợ bệnh tâm thần, hai con gái bị suy nhược thần kinh, người con trai duy nhất đã chết đuối năm 13 tuổi) nên mong muốn hỗ trợ thầy.
    Thầy Liêm giảng dạy ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM từ năm 1976 và làm hiệu trưởng trường trong bốn năm (1994-1998), đến nay cả gia đình thầy vẫn ở trong khu tập thể của trường.
    “Khi hai cựu sinh viên xin phép được xây nhà giúp thầy, thầy một mực từ chối. Hai bạn nhờ tôi nói với thầy là hai bạn thành đạt, nên người như ngày hôm nay là nhờ những bài học của thầy ở lớp và cả trong cuộc sống. Xin thầy xem đó là tấm lòng của học trò với gia đình thầy trong lúc khó khăn” - ông Đồng kể. Về trị giá ngôi nhà, hai cựu sinh viên từ chối thông tin. Chỉ biết đó là một ngôi nhà ba tầng khang trang cùng tivi, tủ lạnh, bếp gas, giường, tủ...
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  13. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Ở huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, cùng lúc người ta đòi “đuổi” 80 giáo viên vô tội ra khỏi biên chế nhà nước, “tống” nhiều người khỏi bục giảng vĩnh viễn khi họ mới vừa tốt nghiệp sư phạm.
    Yên Bình dậy sóng
    Đã trải qua 3 cuộc họp, đã nhiều ngày ròng, cả 212 giáo viên thừa ở huyện Yên Bình “như ngồi trên đống lửa” với nỗi tuyệt vọng lớn

    Nhiều người trong số đó đã phải lo lót, bỏ mấy chục đến cả trăm triệu đồng ra để “chạy” đi dạy học tít rừng xanh núi đỏ. Chưa hết, huyện này còn nhận “thừa” đến hơn 300 trường hợp vào các hợp đồng, tuyển dụng, biên chế để rồi… tự tin đòi thải loại.



    Một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKTTU) Yên Bái thở dài nói với tôi: Có cô giáo chạy 40 triệu, có cô mất tận 120 triệu đồng, bán cả đàn lợn con, lợn nái, bán cả trâu bò đi để chạy, “quá là” chị Dậu trong “Tắt đèn”. “Người ta” đã làm liều đến mức càng điều tra tôi càng dựng tóc gáy lên, nhà báo ạ.



    Sáng 10/11/2012, sau quá trình dài thuyết phục, chúng tôi đã được các cô giáo “hóa trang” cho, cài vào tham dự một cuộc “đối thoại” nảy lửa giữa 80 giáo viên mầm non sắp bị đuổi ra khỏi biên chế với Chủ tịch UBND, cán bộ các phòng nội vụ, giáo dục huyện Yên Bình. Có lẽ không thể ngờ có nhà báo đến “dự”, nên chân tướng của lối ứng xử nhẫn tâm với các “kỹ sư tâm hồn” bộc lộ khá rõ ràng. Họ đã nhận tiền “của đút” để “ban ơn” các suất biên chế, hợp đồng; rồi họ ban ơn để cho các nhà giáo được gặp và đối thoại với cung cách tổ chức hết sức luộm thuộm, mà sự cãi vã phủ dụ cũng úi xùi lắm. Tôi thấy chưa bao giờ danh dự nhà giáo lại bị coi rẻ như thế.



    Kiểm điểm, kỷ luật 16 cán bộ



    Trước đó, từ dư luận dậy sóng, từ phát hiện “vô tình” trong một đợt kiểm tra đầy trách nhiệm, UBKTTU Yên Bái đã quyết liệt tìm hiểu chân tơ kẽ tóc thảm nạn giáo dục Yên Bình. Bản kết luận “06-KL/UBKTTU” của UBKTTU Yên Bái đã chính thức đề cập đến những dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, cùng các tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan ở Yên Bình. Theo đó, 16 vị lãnh đạo, cán bộ đồng loạt bị kiểm điểm và kỷ luật, đứng đầu là ông Bí thư Huyện ủy, cả Chủ tịch UBND huyện, các phòng và cả ở xã. Một sự kiện được bà đương kim Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá là chưa từng có trong lịch sử.


    Phòng Giáo dục Yên Bình - nơi khởi đầu của nhiều cơn “sóng gió”.
    Phòng Giáo dục Yên Bình - nơi khởi đầu của nhiều cơn “sóng gió”.



    Riêng ở lĩnh vực giáo dục, theo một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái, đã có hơn 300 giáo viên bị “thừa” ra, do họ ký hợp đồng, “trao biên chế” hoặc luân chuyển công tác một cách liều lĩnh. Huyện đang có biện pháp “xử” với 212 giáo viên dôi dư. Văn bản nói là thừa, là hàng trăm giáo viên vẫn chịu cảnh nhiều năm đi vùng cao dạy hợp đồng chờ biên chế, nhưng giáo viên ở các tỉnh khác vẫn “tèn tèn” được điều chuyển về rồi giữ các vị trí béo bở. Nhiều người đi cắm nhà ở ngân hàng, nợ tam khoanh tứ đốm để có số tiền “khổng lồ” thì mới được suất biên chế. “Người ta” đã thiết lập cả đường dây nhận tiền, quà, bổng lộc để “ban” các suất biên chế, hợp đồng, chuyển vùng công tác kể trên.



    Tội nghiệp cho các thầy-cô giáo vùng cao, lương ba cọc ba đồng, bố mẹ cho ăn học sư phạm tử tế, giỏi giang, vì thất nghiệp nên phải cắn răng “chạy” chỗ làm việc. Vì bị dọa ngay từ đầu là “đưa hối lộ” thì tội cũng nặng như nhận hối lộ, nên các thầy cô không dám khai rõ mình đưa tiền cho ai, bao nhiêu tiền. Nhưng khi được hỏi ai cũng bảo mất tiền, chừng bốn đến năm bảy chục triệu hoặc 120 triệu đồng/suất. Cơ quan thanh tra đã tiếp nhận những lá đơn, tiếp những ông chồng lên tận tỉnh tố cáo người ta nhận tiền của vợ mình (cô giáo) ra sao.



    “Có người còn bán cả đàn lợn con, mượn con bò của em gái họ đi cầm cố lấy tiền đưa cho người ta lo lót xin được đi dạy học. Đúng là chồng chất nợ nần, bán đàn lợn con cũng như chị Dậu bán đàn chó con trong tác phẩm kinh điển “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố” - một cán bộ “điều tra” vụ việc ngậm ngùi kể.



    Một ông hiệu trưởng dám thẳng thắn chống lại tình trạng các cơ quan “liên đới” của huyện nhận cả “núi” giáo viên về để... ăn tiền đút lót, rồi “gí” xuống bắt các trường phải nhận “khiến chính trưởng phòng giáo dục cũng không biết cả hiệu trưởng mới bổ nhiệm trong huyện mà mình quản lý” (!), đã nhận định: “Các thầy-cô giáo, nhiều người 10 năm dạy hợp đồng giáo dục, đang cống hiến ở vùng cao rồi, giờ ước ao biên chế, có người học đại học sư phạm ra, ước ao được đi làm. Họ “chạy chọt” để được đi làm, mưu cầu cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc, yêu trường mến trẻ, chứ có phải chạy làm quan làm tướng gì đâu - xót xa quá!”.



    Vị cán bộ UBKTTU này còn đau đớn chứng kiến cảnh “xe ôtô của cán bộ sai phạm cứ xếp hàng dài ở nhà tôi, có khi 12 giờ đêm họ vẫn phục kích chờ tôi về để... xin gặp (nhằm xin nương tay giảm tội). Tôi phải tắt đèn nằm trên gác, hoặc nằm ở ngoài khu nhà mình mà trốn!”.



    Đột nhập “chảo lửa” của các cô giáo mầm non



    Trở lại câu chuyện “đột kích” chảo lửa cãi vã ở huyện Yên Bình kể trên. Vì “quan tham” nhận tiền rồi nhận thừa cả mấy trăm giáo viên, nên tỉnh và huyện đã giải quyết hậu quả bằng cách khiển trách vài vị “quan” rồi chuyển họ lên vị trí công tác... cao hơn. Ông chủ tịch huyện tai tiếng nhất trong vụ này thì chuyển lên đảm trách cương vị Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh! Tội lỗi của người ta gây ra, giờ đổ cả lên đầu các cô giáo mầm non liễu yếu đào tơ, nghèo kiết xác, bao năm ròng héo hon với trẻ thò lò mũi xanh ở rừng xanh núi đỏ.


    Phòng Giáo dục Yên Bình - nơi khởi đầu của nhiều cơn “sóng gió”.
    Các cô giáo khổ sở đọc bản hợp đồng được đề nghị ký sau khi hủy biên chế, với những điều khoản vô lý hơn cả hồi... tạm tuyển!



    Cụ thể, với 212 giáo viên tuyển dụng vượt biên chế, vượt quy mô hợp đồng sẽ bị “giải quyết” trong dịp này, ông Phạm Duy Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - đã ra thông báo nói rõ: Hủy quyết định tuyển dụng với 80 giáo viên biên chế (trong tổng số 119 suất biên chế được tuyển vượt chỉ tiêu).



    Bà Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - cho biết: Chưa bao giờ tỉnh Yên Bái đưa ra nhiều quyết định kỷ luật cán bộ cùng lúc đến như vậy, đủ thấy mức độ nghiêm trọng của vi phạm cũng như thái độ quyết liệt của tỉnh đối với vụ việc kể trên. Tuy nhiên, có một sự thật vô lý mà trẻ lên ba cũng trông thấy: Rằng là tiền tỉ ăn của đút vào túi quan tham, nó là tiền của hàng trăm “chị Dậu” - giáo viên thì đã không lấy lại được, còn hậu quả thì giáo viên phải nai lưng ra gánh chịu.



    Trở lại với cuộc họp tôi và độc giả đang “xâm nhập” kể trên. Một cuộc họp không giấy mời, không chủ tọa, không thư ký, nháo nhào nhào, giáo viên mầm non không có đàn ông, tất cả 80 chị em đều buồn bã, bất bình, nghiến răng nghiến lợi, nhiều người bụng mang dạ chửa, khóc lóc sầu thảm. Tóm lại là huyện, phòng giáo dục “đánh tiếng” mời 80 cô giáo có biên chế ra để đưa cho họ cái hợp đồng phía họ đã thảo sẵn, rồi bảo các cô ký vào, từ nay các cô không còn là biên chế nhà nước nữa, mà là hợp đồng công chức.



    Cậu cán bộ phòng giáo dục ra lời trước, rất bề trên, hách dịch: “Mời các đồng chí vào phòng, chúng tôi sẽ phát cho các đồng chí bản hợp đồng, các đồng chí cũng không phải viết tay gì cả mà chỉ việc ký thôi, nếu mà có những thông tin ví dụ như ngày tháng năm sinh, nơi sinh, chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp mà sai thì các đồng chí sửa bằng bút khác màu để tôi biết sửa lại. Còn về cái mục hưởng lương, ở trong này tôi đã tính cả...”. “Quan” huyện úy lạo các kỹ sư tâm hồn của chúng ta rằng: Hợp đồng dân nuôi ấy cũng là hợp đồng công chức, nó có giá trị như... biên chế. Một cô giáo ối giời ơi ầm ĩ, nếu nó giống nhau thì đuổi chúng tôi ra khỏi biên chế, bắt chúng tôi ký lại làm gì?

  14. (SKDS) - Rau, củ, quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin rất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu mắc sai lầm khi ăn uống rau, củ, quả sẽ gây hại cho sức khỏe.

    Ăn cà chua trước bữa ăn?

    Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu… Vì vậy, cà chua nên ăn sau bữa ăn mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày.

    Trộn lẫn củ cải với cà rốt

    Không nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

    Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu

    Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.

    Tiêu thụ quá nhiều caroten

    Mặc dù caroten rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều caroten (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm…

    15.1-e404f.jpg


    Ăn mướp đắng sống

    Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, không nên ăn mướp đắng sống mà trước khi ăn nên trần mướp đắng trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

    Ăn quá nhiều rau cải bó xôi

    Cải bó xôi chứa một lượng lớn axit oxalic vì vậy không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalat, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.

    Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín

    Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrat trong đó sẽ biến thành nitrit, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.

    Nấu rau xanh quá lâu

    Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrit, bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất rất nhiều dinh dưỡng.

    Hoài An
    (Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng)
    Nguồn suckhoedoisong

  15. SGTT.VN - Là thành viên Chính phủ cuối cùng trả lời chất vấn sáng nay (14.11), Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ mà Đảng đã giao, Quốc hội đã bầu, để trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Trung Quốc: “Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

    Tôi sẽ tiếp tục nhiệm vụ…


    “Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho Thủ tướng, Chính phủ có đủ sức mạnh để thực hiện giải pháp của mình”, đại biểu Dương Trung Quốc bắt đầu câu hỏi chất vấn. Ông nói:

    Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng trong đó có Thủ tướng xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước mà thôi khiến người dân tự đặt câu hỏi dường như Thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước Đảng. Dẫu sao Thủ tướng đã có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì việc xin lỗi – một hành vi văn hóa rất đáng được khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân. Không thể xin lỗi việc chậm trễ giờ bay của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt theo quy định nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Việc làm cho dân hiểu là Nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài để rồi Thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi vì đã không giải thích rõ cho dân hiểu lầm…

    Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình đển các quan chức của ta từng bước làm được điều ở các quốc gia tiên tiến vẫn làm".


    "Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta từng cáo quan hồi hương. Còn Đảng ta đã từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất năm 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba nhiệm kỳ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư kịp góp phần công cuộc đổi mới trước khi từ trần”.

    Đại biểu đặt hai câu hỏi: “Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng Thủ tướng đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân? Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho một sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”

    ImageHandler.ashx?ImageID=186571

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Trong 51 năm qua, tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác, mặt khác cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi”.


    Thủ tướng nói: “Hôm nay, chỉ còn ba ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác, mặt khác cũng không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi”.

    “Tôi đã báo cáo nghiêm túc, báo cáo đầy đủ với Đảng, với bộ Chính trị, BCH TƯ, đầy đủ về bản thân mình và Đảng, Bộ Chính trị, BCH TƯ cũng đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, sức khỏe, thương tật, tâm tư nguyện vọng của tôi. Đảng lãnh đạo quản lý trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo, đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua".

    Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đặt vấn đề: "Thủ tướng, Chính phủ đã nhận lỗi, nhưng giải pháp khắc phục chưa rõ. Để khắc phục yếu kém trong điều hành kinh tế, Thủ tướng có giải pháp gì, thời gian bao lâu, nếu không được, Thủ tướng hành động ra sao?”

    Thủ tướng cho biết, để khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, Chính phủ tập trung vào một số việc: Thứ nhất là nâng cao năng lực và chất lượng trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế và nâng cao năng lực thực thi thể chế, cơ chế luật pháp. Thứ hai, tăng cường nâng cao năng lực dự báo, phân tích, đánh giá tình hình trên cơ sở đó đề xuất cơ chế chính sách phản ứng kịp thời, hợp lý. Thứ ba, Chính phủ đã và đang tập trung năng lực, hiệu quả quản lý trong xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch, khắc phục điểm yếu bấy lâu là quy hoạch không sát với thực tế, gây kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư, cản trở quá trình phát triển. Thứ tư, Chính phủ tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thanh tra, giám sát, nhất là các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), xử lý nghiêm, kịp thời hành vi vi phạm. Thứ năm là hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy của Chính phủ và bộ máy hành chính các cấp sao cho tinh gọn, hiệu quả. Thứ sáu, Chính phủ đang chỉ đạo đề cao trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu.

    Tăng tổng cầu, tăng tín dụng

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương và đại biểu Thích Thanh Quyết về những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đề ra nhiều cơ chế chính sách, đã và đang triển khai, thực thi, có kết quả nhất định. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trước rất nhiều khó khăn. Để tiếp tục tháo gỡ, Chính phủ tập trung vào một số biện pháp: trước hết là phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát bởi lạm phát cao, lãi suất cao, tỷ giá biến động, giá trị đồng tiền suy giảm, chi phí doanh nghiệp tăng lên… Cùng với đó, phải duy trì mức tăng trưởng hợp lý, muốn vậy phải giữ mức tăng tổng cầu hợp lý, bao gồm cả tăng dư nợ tín dụng, tăng đầu tư, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm từng bước bảo đảm cân đối hợp lý cán cân thanh toán tổng thể nền kinh tế. Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trước hết là tập trung vào ba khâu: tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống tài chính. Đi kèm đó, phải tiếp tục giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu, giải quyết đóng băng của chị trường BĐS. Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục dẩy mạnh cải cách hành chính, bao gồm cả thể chế và thủ tục hành chính. Ông cũng nhấn mạnh: “Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong từng thời gian. Tuy nhiên, chỉ riêng Chính phủ hành động chưa đủ mà bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực vượt khó, cơ cấu lại quản trị, tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động.

    Tiếp tục trả lời câu hỏi của đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương: “đế tái cơ cấu kinh tế thành công, đâu là động lực đột phá?” Thủ tướng cho rằng: không cách nào khác chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; thực hiện đầy đủ, đồng bộ tất cả các giải pháp. Trong đó, động lực có ý nghĩa quyết định, cơ bản, theo Thủ tướng là phải thực hiện dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm, chăm lo lợi ích của nhân dân, tạo sự đồng thuận của dân.

    Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến cuối năm và năm 2013, Thủ tướng cho biết sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ: giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, sẽ tăng nhanh tổng cầu, tăng dư nợ tín dụng, mở rộng tín dụng, đẩy mạnh giải ngân, phân bổ vốn, tạo sức lan tỏa từ những dự án lớn như các công trình nông thôn, phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng. Thực hiện dự toán ngân sách 2013, Chinh phủ điều chỉnh mức lương từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng cùng với điều chỉnh trợ cấp người có công, cân đối nguồn để khi có điều kiện tăng lương theo lộ trình.

    Chính phủ cũng đã giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, phân loại nợ, từng bước tháo gỡ nợ đọng xây dựng cơ bản (hiện khoảng 90.000 tỷ đồng); đưa nợ xấu về 3 – 4% vào cuối năm 2015. Để tháo gỡ thị trường bất động sản, Thủ tướng chỉ đạo mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đẩy mạnh phân khúc nhà cho người có thu nhập trung bình, sinh viên…

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  16. 14/11/2012 | 06:34
    Thủ đoạn mới của bọn tội phạm
    (Dân Việt) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xảy ra một số vụ cưỡng đoạt tài sản.
    Thủ đoạn của bọn tội phạm là sử dụng loại xe 15 chỗ ngồi chạy trên đường giả vờ đón khách. Khi khách lên xe, chúng tìm cách cưỡng đoạt tài sản. Chỉ từ tháng 9 đến nay đã có 3 vụ bọn tội phạm dùng xe 15 chỗ ngồi lừa đón khách rồi đẩy xuống chỗ vắng để cưỡng đoạt tiền, vàng và tài sản có giá trị khác.


    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  17. Dù mở lớp học thêm tại nhà, cô giáo vẫn dạy học trò trả lời "không" nếu có ai hỏi "cháu có đi học thêm không". Cô còn luyện các con trả lời trên lớp trước khi đoàn thanh tra xuống kiểm tra.

    Phụ huynh có con đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc cho biết, cô giáo chủ nhiệm của con liên tục dạy học sinh nói dối. Cách đây vài tháng, con gái về nhà kể chuyện cô giáo dặn "Nếu sao đỏ hỏi có ăn quà vặt không, các con phải trả lời là không".

    Câu chuyện về sự trung thực tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó thì cách đây vài ngày, con chị lại kể cô giáo dặn nếu ai hỏi "Lớp mình có đi học thêm không, các con phải trả lời là không". Để chắc chắn là các con "thuộc bài", cô còn cho học trò tập thử trên lớp. Khi cô hỏi, cả lớp đồng thanh hô "Dạ thưa cô không ạ" dù cô vẫn dạy thêm tại nhà.

    "Chúng tôi vừa bức xúc, vừa lo lắng. Ở nhà bố mẹ không dám làm điều gì để làm gương xấu cho con, đưa con đến trường học cái tốt đẹp thì cô lại dạy con nói dối. Như vậy tương lai các con sẽ thành người như thế nào?", người mẹ trẻ băn khoăn.

    Cùng chung bức xúc, một nam phụ huynh có con đang học lớp 2 trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, trước khi vào năm học anh đã đóng góp xây dựng trường, rồi tiền học thêm. Cô giáo thường dạy vào sáng thứ bảy một ca 20 cháu, chiều một ca 20 cháu. Ngoài ra, còn các khoản khác như tiền máy chiếu, dù không nhiều tiền nhưng cũng làm phụ huynh bức xúc vì nó không phục vụ hiệu quả cho việc học của con.

    Tuy nhiên, trong bữa cơm, cả gia đình giật mình khi con trai hồn nhiên kể trên lớp cô dạy nếu chơi ở ngoài sân có người lớn hỏi cô có dạy thêm hay không thì phải trả lời là không. Trước đợt thanh tra của Sở, trưởng ban phụ huynh còn điện thoại đến gia đình nói nếu trong giờ đưa đón con có người hỏi tiền máy chiếu có tự nguyện không thì nói là tự nguyện.

    "Vài ngày sau thì có trưởng ban phụ huynh đến nhà nói khoản tiền 350.000 đã nộp để mua máy chiếu nếu không đồng ý thì nhận lại, còn không thì ký tên vào giấy "tự nguyện". Tôi cho rằng việc cô dạy trò nói dối, trưởng ban phụ huynh dặn dò các thành viên khác để đối phó với thanh tra là việc làm rất phản giáo dục", nam phụ huynh nói.

    Trao đổi với VnExpress, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, giáo dục phải dạy cho người ta trung thực, làm được thì nói được, không làm được thì thẳng thắn nhận lỗi. Trẻ con như một tờ giấy trắng, nếu thầy cô bày cho nó chuyện nói dối thì rất sai trái. Như vậy là không xứng đáng với vai trò của người thầy giáo.

    "Trẻ nói dối nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dần dần nó sẽ nói dối cha mẹ, nói dối xã hội thì làm sao đất nước có thể phát triển. Hậu quả chúng ta nhìn thấy được là hiện nay có nhiều người lớn đang nói dối. Mình phải ngăn chặn chuyện đó", thầy Nhĩ nói.

    Vị giáo già cũng cho rằng phải kỷ luật nghiêm khắc những thầy cô đã dạy học sinh nói dối. Nói một, hai lần còn phê bình cảnh cáo, nói nhiều lần thì phải mời ra khỏi ngành bởi giáo viên như thế không xứng đáng với nghề nghiệp.

    "Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần", nguyên Thứ trưởng giáo dục nhấn mạnh.
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  18. (VnMedia) - Theo công mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á, việc áp thuế cao đối với các nhà sản xuất thuốc lá sẽ đẩy giá mặt hàng này tăng cao, sẽ cứu sống hơn 27 triệu người dân châu Á mỗi năm.

    Ngân hàng ADB, trụ sở chính ở Manila (Philippines) cho biết, việc tăng giá thuốc lá từ 25 đến 100% sẽ làm giảm tới 67 triệu người hút thuốc hiện tại và tương lai ở năm quốc gia gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

    Theo ghi nhận của ADB, việc tăng giá thuốc lá lên 50% tương ứng với việc tăng thuế khoảng 70-120%, tăng thu ngân sách thêm 24 tỉ USD mỗi năm.

    Ngoài việc tăng thu ngân sách, nghiên cứu cho thấy biện pháp can ngăn người hút thuốc bằng cách tăng giá thuốc lá cũng sẽ làm tăng năng suất lao động và giảm chi tiêu y tế.

    Nghiên cứu của ADB cũng ghi nhận 2/3 người sử dụng thuốc lá của thế giới sống tại 15 nước, 5 trong số này ở châu Á. Nếu không có sự can thiệp, các chuyên gia của ADB nói rằng việc hút thuốc sẽ cướp đi sinh mạng của khoảng 267 triệu người hút thuốc hiện tại và tương lai ở 5 nước châu Á.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thói quen hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư cuống họng, xơ vữa động mạch... dẫn tới tử vong.

    Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, người hít phải khói thuốc lá lại có yếu tố nguy cơ gấp 4 lần so với người hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa hơn 4700 chất độc hại khác nhau, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, chủ yếu là ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột,... nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotine, chất gây nghiện,...

    Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp như: bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn không khí, viêm phế quản mãn tính. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành các điều kiện và nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc mạch máu, xuất huyết não. Người hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá còn mắc các bệnh về răng, lợi, đồng thời tăng các yếu tố nguy cơ loãng xương gây đau nhức, khó ngủ và giảm thể lực. Nam giới hút thuốc lá sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Riêng đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Còn đối với trẻ em hít phải khói thuốc lá thì dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

    Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội.

    Diệu Linh

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  19. Ngày 13/11, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã điều tra việc nhiều người xông vào Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất để cướp xác một bà lão, song chưa người nào bị bắt giữ.

    Theo thông tin ban đầu, tối 12/11, Khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị Hương (77 tuổi, ở phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) trong tình trạng đã tử vong ngoài viện.

    bao-ve.jpg

    Bảo vệ bệnh viện bị nhóm người cướp xác đánh. Ảnh: V.Q.H

    Xác bệnh nhân sau đó được chuyển xuống nhà đại thể, nhưng nhóm người tự xưng là thân nhân của bà Hương không đồng ý. Một người xông đến ôm xác đưa lên taxi đậu sẵn trong sân bệnh viện. Toàn bộ bảo vệ được huy động ngăn cản vụ việc bất thường.

    Tuy nhiên, ngay sau đó hơn 30 người đứng bên ngoài gào thét gây náo loạn. Sau hồi xô xát giữa bảo vệ và nhóm người này, xác bà Hương bị đưa lên chiếc taxi khác lao nhanh về hướng cầu Đồng Nai.

    Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết, bà Hương đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện, nguyên nhân tử vong chưa rõ. Theo quy định, chỉ trường hợp tử vong có nguyên nhân rõ ràng bệnh viện sẽ giải quyết cho gia đình đưa về nhà ngay, còn lại phải đưa vào nhà xác để chờ công an xác định nguyên nhân.

    "Tại bệnh viện trước đây từng xảy ra vụ cướp xác tương tự. Lần đó dù công an đến kịp thời nhưng người nhà vẫn đưa được xác bệnh nhân ra khỏi bệnh viện", ông Dũng nói.

    Trong cuộc ẩu đả đêm 12/11, theo bác sĩ Dũng, bảo vệ Trần Đình Phúc bị chấn thương đầu. Một bảo vệ khác bị đánh rách miệng. Ngay sau đó, bệnh viện đã báo vụ việc cho Công an thành phố Biên Hòa để điều tra.

    Võ Quan Hệ


    Link nguồn
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  20. (VnMedia) - “Các đồng nghiệp, vì hình ảnh của nghề nghiệp, danh dự, lòng tự trọng hãy thay đổi nhân cách, thay đổi hành vi về phong bì, về thái độ để được nhân dân ghi nhận” – Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi

    Như VnMedia đã đưa tin, chiều qua (13/11), các đại biểu đã tập trung chất vấn và Bộ trưởng Y tế đã trả lời nhiều vấn đề. Riêng những chất vấn liên quan đến y đức, sáng nay Bộ trưởng đã đăng đàn trả lời rất chi tiết.

    “Lương quá thấp” khiến y đức thấp theo

    Nói về thực trạng của y đức, Bộ trưởng thừa nhận, đây là một vấn đề mà ngành y tế rất quan tâm, trăn trở, đang tìm cách làm và giải pháp. Bộ trưởng cũng nêu lên một loạt biểu hiện thiếu y đức như thái độ tiếp xúc với người bệnh không thân thiện, có lúc cáu gắt quát mắng, việc nhận phong bì “khá phổ biến” và rất khó chấp nhận; có tiền lót tay thì được khám trước; ăn hoa hồng của các hãng dược để ghi toa nhiều loại thuốc không cần thiết, thuốc biệt dược, cộng thêm vào đó là có cả hiện tượng yếu kém vè chuyên môn…

    Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng đó chỉ là những “con sâu bỏ rầu nồi canh”, đồng thời thổ lộ: “chúng tôi nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi đã hy sinh thầm lặng ở các trạm y tế xã, ở các bệnh viện huyện và có những người đã chết… Có những bác sĩ ở tuyến huyện đi làm nhưng về vẫn phải đi làm ruộng và khi chết chỉ có ống nghe, những bộ quần áo lúc làm chiến sĩ. Những bác sĩ trẻ có khi bị hành hung…”

    “Có những tấm gương nhưng thực trạng nó là như thế thì nhân cách không giữ được” - Bộ trưởng khẳng định một trong những nguyên nhân khiến y đức bị xuống cấp.

    Cùng với đó, người đứng đầu ngành Y tế cũng nại ra một loạt lý do, đó là điều kiện quá tải cho nên ai cũng muốn khám trước, “khám nhiều thì thái độ không thể hòa nhã được, mệt và cũng không kỹ được” - Bà Tiến trần tình tiếp.

    Nguyên nhân thứ ba được Bộ trưởng dẫn ra để “thanh minh” cho việc xuống cấp đạo đức của các y bác sĩ, đó là cơ sở vật chất. “Hiện nay có những bệnh viện có phòng chỉ có mấy mét tất cả các bác sĩ đều vào đấy, chúng tôi đề nghị phải tách phòng bác sĩ nam, bác sĩ nữ nhưng vì kê giường, tăng phòng khám có những lúc không đủ chỗ cho các bác sĩ ngồi sau khi khám bệnh để kê toa. Những cơ sở đó tồn tại cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội” – bà Tiến than thở.

    Nguyên nhân cuối cùng được Bộ trưởng nhấn mạnh, đó là “lương quá thấp”. “Chúng tôi thấy hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp cách nhau một bức tường thì bên bệnh viện Việt Pháp không có vấn đề phong bì, không có vấn đề thái độ nhưng bệnh viện Bạch Mai đã phải làm phát động phong trào và kiểm tra” – Bộ trưởng so sánh.

    Chính vì nhìn nhận những lý do trên nên ngoài những giải pháp như ban hành văn bản, phát động phong trào, cuộc thi… thì một trong những giải pháp được người đứng đầu ngành y tế đưa ra, đó là “khi cơ cấu giá thành dịch vụ, đưa tiền lương vào, đưa phụ cấp vào… cũng là giải pháp cơ bản để giải quyết thái độ y đức”.

    Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng chúng tôi nghĩ cần có sự ủng hộ tham gia của đồng bào, cử tri cả nước, của đại biểu Quốc hội.

    “Chúng tôi cũng mong cử tri dứt khoát không đưa phong bì và giám sát, nếu nơi nào chứng kiến cảnh đưa phong bì đó thì chụp ảnh lại và ghi lại tên người điều dưỡng, bác sỹ, cán bộ y tế đó gửi cho Giám đốc bệnh viện và gửi cho chúng tôi” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi.

    vnm_2012_498255.jpg
    Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - ảnh: TT


    Hãy đến Việt Nam mà học!


    Liên quan đến những vụ tai biến liên tục xảy ra gần đây, nhất là những tai biến của sản phụ, bà Tiến khẳng định: “Trong hội nghị lớn gần đây nhất tại Oasinhton DC tháng 10 về vấn đề tử vong ở mẹ và trẻ em thì Việt Nam được đánh giá là 1 trong 8 nước đầu tiên được xếp hạng hàng đầu trong 74 nước đánh giá là có tỷ lệ tử vong mẹ giảm 3 lần trong khoảng 20 năm trở lại đây, đó là một điểm sáng trong thiên niên kỷ”.

    Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng cho biết, giá thuốc ở Việt Nam không hề cao hơn giá thuốc ở các nước trong khu vực và lâu nay đã bị “hiểu nhầm”: “Giá thuốc của Thái Lan hơn chúng ta 3,16 lần trung bình và giá thuốc của Trung Quốc gấp hơn 2 lần của Việt Nam. Về đánh giá trên mạng của Tổ chức Y tế thế giới là giá thuốc của Việt Nam cao gấp 40 lần thế giới, Tổ chức Y tế thế giới đã có văn bản khẳng định đó là hiểu nhầm, vì họ đánh giá giá thuốc dựa vào chuẩn của giá quốc tế và chia giá thực cho giá đó để ra một chỉ số index, của Việt Nam là 40 còn như của Thái Lan là 72,7, nhìn vào đó là không phải thực chất giá của chúng ta thấp hơn.” – bà Tiến khẳng định.

    Bộ trưởng Y tế cũng nhận tiện cho biết, trong hội nghị lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Giám đốc Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định là “các đồng chí học về y tế, mạng lưới y tế cơ sở không đi đâu xa, hãy đến Việt Nam mà học”, bởi, “họ không tưởng tượng một người dân thu nhập 1000 đô mà có những trạm y tế xã kể cả vùng núi có thể làm đỡ đẻ, tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng của chúng ta cũng là điểm sáng trong thiên niên kỷ” – bà Tiến tự hào nói.

    Ngắt dòng “kể thành tích” của Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng khẳng định, “trong thời gian tới chất lượng khám, chữa bệnh, vấn đề y đức, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, vấn đề phòng, chống các dịch bệnh, kể HIV/AIDS, vấn đề quản lý giá thuốc, đấu thầu giá thuốc có tiến bộ hơn không?”.

    Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng cho biết, 3 văn bản sắp tới đưa ra thực hiện sẽ có ảnh hưởng tác động tốt đến giá thuốc; đề án giảm tải bệnh viện và một loạt các chỉ thị sẽ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Riêng vấn đề y đức, cho rằng đây là lĩnh vực nhạy cảm nhưng Bộ trưởng cũng khẳng định “sẽ có cải thiện”.

    “Nhân diễn đàn này, chúng tôi cũng mong muốn các đồng nghiệp hãy vì hình ảnh của nghề nghiệp, danh dự, lòng tự trọng hãy thay đổi nhân cách, thay đổi hành vi, vấn đề về phong bì, vấn đề về thái độ để được nhân dân ghi nhận. Chúng tôi mong rằng các cử tri ủng hộ chúng tôi bằng cách phát hiện và cương quyết không đưa phong bì cho cán bộ y tế khi đến khám bệnh ở cơ sở y tế. Chúng tôi nghĩ với nỗ lực của cả 2 bên, với sự tương tác của cả 2 bên thì trong tương lai hình ảnh của người cán bộ y tế sẽ được cải thiện và y đức sẽ tốt hơn” – người đứng đầu ngành Y tế một lần nữa kêu gọi.

    Xuân Hưng

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  21. Hoa hậu Việt Nam khiến nhiều người ở sân bay Hong Kong phải ngoái lại ngắm nhìn bởi vẻ đẹp nổi bật trong bộ đồ đơn giản, vóc dáng cao và thanh mảnh, gương mặt luôn nở nụ cười thân thiện.
    1-37.jpg
    Thùy Dung sang Hong Kong làm khán giả trong chương trình nghệ thuật Hennessy Artistry diễn ra vào 15/11 tới.
    3-29.jpg
    2-33.jpg
    Á hậu Hoàng Yến cũng là bạn đồng hành của Thùy Dung trong chuyến đi này
    8-12.jpg
    4-23.jpg
    Hoa hậu luôn nở nụ cười rạng rỡ và thân thiện với mọi người
    5-16.jpg
    Ngoài mục đích đi xem show Hennessy Artistry, hoa hậu không bỏ lỡ cơ hội được mua sắm ở nơi được mệnh danh là hội tụ đầy đủ nhất các thương hiệu trên thế giới.
    6-15.jpg
    Hoàng Yến cũng là một cô nàng "nghiện" shopping
    7-15.jpg
    Chương trình nghệ thuật mà hai người đẹp làm khán giả có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ như ca sĩ người Mỹ Elle King, nữ ca sĩ Hàn Quốc NS Yoon G, ca sĩ người Malaysia gốc Hoa Li Hsing Ni, nhóm nhạc được mệnh danh "The Beatles của Trung Hoa" Mayday.
    Bảo Anh
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  22. Thứ Tư, 14/11/2012 15:38
    [h=3](NLĐO)- Một người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, không có gương chiếu hậu đã bị CSGT tỉnh Thái Nguyên xử phạt thêm cả lỗi chưa sang tên, đổi chủ phương tiện. Đây được xem là trường hợp chưa sang tên, đổi chủ đầu tiên bị xử phạt theo Nghị định 71.[/h] Biên bản do Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) lập ngày 13-11 ghi rõ: anh Mai Thành Nam (SN 1988, ngụ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) điều khiển xe máy BKS 14H8-0168 đã vi phạm 3 lỗi: không đội mũ bảo hiểm (mức phạt trong Nghị định 71 là 100-200 nghìn đồng - PV), không có gương chiếu hậu (300-500 nghìn đồng - PV) và chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện (800.000-1.200.000 đồng - PV) theo quy định.

    Bien-ban-xe-khong-chinh-chu_4f56f.JPG

    Biên bản xử phạt anh Mai Thành Nam về lỗi chưa sang tên, đổi chủ

    Tổng số tiền anh Mai Thành Nam phải nộp phạt cho 3 lỗi này trong khoảng 1.200.000 - 1.900.000 đồng. Biên bản xử phạt này ngay lập tức được đưa lên Facebook và gây bức xúc cho cộng đồng mạng.

    Theo Công điện 141 ngày 11-11 gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố của Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII-Bộ Công an), trường hợp người điều khiển xe trên đường có giấy tờ xe không chính chủ mà người đó nói là xe mượn của người thân, xe thuê thì chưa xử phạt.

    Theo thống kê của Tổng cục VII, đến hết ngày 11-11 lực lượng CSGT trên cả nước chưa xử phạt bất cứ trường hợp nào liên quan đến lỗi này.

    Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an) cho biết, khi vi phạm các lỗi phải tạm giữ xe hoặc chiếc xe đó gây ra tai nạn thì CSGT mới truy nguồn gốc chủ xe, đã làm thủ tục sang tên, đổi chủ hay chưa để ra quyết định xử phạt.

    Còn Thượng tá Nguyễn Kim Hải - phụ trách Phòng Hướng dẫn tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông - Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - cho biết sẽ không có chuyện CSGT lập chuyên đề xử phạt riêng về lỗi chưa sang tên, đổi chủ.

    Với hai lỗi điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm và xe không có gương chiếu hậu của anh Mai Thành Nam, theo quy định tại Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa tới mức phải tạm giữ xe.

    Trong biên bản xử phạt của Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến cũng thể hiện rõ điều này, khi chỉ tạm giữ giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe của anh Nam. Biên bản cũng đề nghị anh Nam có mặt Đội CSGT Công an TP Thái Nguyên vào sáng 22-11 để giải quyết.

    Như thế có thể hiểu, lực lượng CSGT Công an TP Thái Nguyên đã “cố gắng” truy hỏi việc anh Nam có phải là chủ nhân của chiếc xe này hay không và việc anh Nam trung thực thừa nhận là “có” đã khiến anh bị xử phạt (?!).

    Trước đó, tại buổi họp báo chiều ngày 12-11, trả lời câu hỏi của Báo Người Lao động về việc làm thế nào xác định xe đi mượn hay xe chưa sang tên đổi chủ, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó tổng cục trưởng Tổng cục VII - cho biết, việc xác định được phương tiện mua bán có sang tên hay không rất khó khăn.

    Nếu quy định phải thực hiện xác minh ngoài đường thì cũng được nhưng sẽ khó cho người dân và không tạo được sự đồng thuận. Vì vậy trước mắt Tổng cục VII quy định ngoài đường thì chấp nhận trình bày. Thiếu tướng Nghị cũng thừa nhận khi Nghị định 71 ban hành, có tình trạng CSGT lúng túng khi áp dụng quy định này.

    Sau khi nhận được phản ánh của Báo Người Lao động, Thượng tá Hoàng Văn Ninh - Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Thái Nguyên - cho biết đang tiến hành xác minh về sự việc xử phạt thêm lỗi chưa sang tên, đổi chủ với anh Mai Thành Nam.

    Thế Kha
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]


  23. Từ trước đến nay, Hà Hồ luôn gắn mới hình ảnh một ca sĩ xinh đẹp, quyến rũ, nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt.

    Tham dự 1 chương trình ca nhạc với phong cách e ấp, nhẹ nhàng của nàng công chúa Lọ Lem, bước ra từ xứ sở cổ tích không chỉ khiến khán giả thích thú, mà chính Hồ Ngọc Hà và ê-kíp của cô cũng phải bất ngờ, dù trước đó cô đã thổ lộ: "Hà chưa bao giờ mơ làm công chúa".

    cùng ngắm công chúa HỒ NGỌC HÀ trẻ trung và thu hút thế nào nhé!

    image001-6.jpg

    image003-5.jpg

    image005-3.jpg

    image007-3.jpg

    image009-3.jpg

    image011-2.jpg

    Quý khán giả có thể đến thưởng thức chương trình Fresh Concert, được xem là minishow của Hồ Ngọc Hà vào lúc 19h00 tại Nam Quang Club để xem cô ca sĩ này trình diễn những ca khúc cực HIT và diện những bộ trang phục độc đáo nhất

    Nguồn: [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  24. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    Ngưỡng mộ quá, làm thế nào đc thế này các mẹ nhỉ ?, vào phòng tập hay ra công viên nhảy với các bà, mà nếu tập thì nên tập ở những phòng tập loại nào nhỉ.
    Xin lỗi hỏi ngây ngô vì mình rất lười thể thao nên đã để mất hết fom rùi, bây giờ muốn lấy lại quá, nhờ các mẹ giúp @};-@};-@};-

  25. cooking37220737.jpg
    Nên đảm bảo giữ vệ sinh an toàn khi nấu nướng - Ảnh: Shutterstock

    (TNO) Một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy nhiều người liếm muỗng khi làm bếp, hoặc ăn vài thứ đã lỡ rơi xuống sàn nhà, theo Fox News.

    Trang web health.com tại Mỹ đã thực hiện cuộc khảo sát với 400 độc giả và 100 đầu bếp chuyên nghiệp về thói quen ăn uống, nấu nướng. Sau đây là một vài số liệu về những thói quen có hại cho sức khỏe.

    73% liếm muỗng khi nấu ăn

    Thói quen này có thể truyền vi khuẩn trong miệng đến người khác thông qua thức ăn.

    Tuy vậy, theo ông O. Peter Snyder, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Viện Công nghệ và Quản lý An toàn thực phẩm ở St.Paul, Minnesota (Mỹ), nếu đó là bột làm bánh sẽ được nướng trong lò, hoặc món ăn đang được nấu sôi trên bếp, thì vi khuẩn từ miệng bám trên muỗng có thể bị tiêu diệt trước khi lây lan sang người khác.

    54% ăn đồ ăn đã rơi xuống sàn nhà

    Một nghiên cứu cho thấy những thức ăn đã rơi xuống sàn sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi khuẩn salmonella gần như ngay lập tức. Đây là loại vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm.

    Những thức ăn khô như đậu thì ít bị nhiễm khuẩn khi rơi xuống sàn nhà so với những thức ăn ẩm ướt khác như thịt và trái cây.

    Nếu đã nhiều lần ăn đồ ăn bị rơi xuống đất mà vẫn không hề hấn gì, thì một ngày nào đó rồi bạn cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.

    Nếu lỡ tay làm rơi thức ăn xuống đất, bạn nên cắt bỏ phần bị tiếp xúc với mặt đất hoặc làm nóng lại chúng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

    52% dùng thức ăn đã quá hạn sử dụng

    Theo bà Joan Salge Blake, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng (Mỹ) thì hạn sử dụng có liên quan nhiều đến chất lượng hơn là tính an toàn khi sử dụng thực phẩm.

    Theo đó, thực phẩm khô như khoai tây chiên thì dù quá hạn sử dụng nhưng thường không gây hại gì. Sữa, phô mai hoặc sữa chua quá hạn vài ngày song chưa có mùi ôi thiu thì vẫn an toàn. Trứng thì vẫn có thể dùng trong vòng 3 đến 5 tuần từ khi bạn mua về.

    Tuy vậy, nên tránh sử dụng thịt sống, thịt gà hoặc cá đã quá hạn sử dụng vài ngày, nếu không, bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

    31% không vẩy rau quả để loại bỏ sâu bọ

    Sâu bọ bám vào rau củ là chuyện thường gặp. Tuy vậy, có người lại không có thói quen loại bỏ sâu bọ trong rau củ.

    Nếu bạn nhìn thấy một con giun đất hay sâu trong rau củ thì chỉ cần lấy chúng ra và vẫn sử dụng các món đó bình thường. Đó là ý kiến của bà Sarah Klein, chuyên gia về an toàn thực phẩm thuộc Trung tâm Khoa học Công cộng tại Washington D.C. (Mỹ).

    Nếu trên thức ăn có vài con kiến hoặc nhện thì cũng chẳng hại gì. Nhưng nếu bạn thấy có gián trong thực phẩm thì chúng từ trong bếp mà ra, không phải từ nông trại trồng rau củ. Vì chúng có thể truyền vi khuẩn, do đó bạn nên vứt bỏ thức ăn ấy đi.

    Đức Trí

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...