Jump to content

taoxanh

Thành viên
  • Số bài viết

    2.273
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    2

Bài viết được đăng bởi taoxanh


  1. Sốt ảnh Quế Vân - Cao Thái Sơn áp ngực trần
    Thứ Tư,07/11/2012 15:26 (GMT + 7)
    Có vẻ như cặp Cao Thái Sơn - Quế Vân đang "nương tựa" nhau để "thổi" tên tuổi bằng những chiêu trò mới?

    Sau scandal bị tố gay,Cao Thái Sơn xuất hiện bên một cô gái (mà sau đó được xác định là Quế Vân) để chứng tỏ mình "chuẩn man". Cũng từ đó,Quế Vân được nhiều người biết đến hơn,dù đã bước vào showbiz từ trước đó với việc ca hát. Cũng từ sau scandal Cao Thái Sơn,Quế Vân dính vào chuyện bị tố đánh người,liên quan tới Hồng Quế. Cũng trong khoảng thời gian đó,cô nàng lên tiếng: "Tôi yêu Cao Thái Sơn thật mà"!
    cao.jpg

    Quế Vân bán nude bên Cao Thái Sơn

    Sau một thời gian "im hơi lặng tiếng" của 2 người,thì mới đây cặp đôi này lại tận dụng lợi thế lan truyền của mạng xã hội facebook,tung lên những bức ảnh không manh áo che thân.

    Trên facebook Cao Thái Sơn đăng bức ảnh 2 người cởi áo,ôm ấp nhau với status: "Art... Coming soon" (Nghệ thuật... Sẽ sớm xuất hiện).
    sot-anh-que-van-cao-thai-son-ap-nguc-tra

    Bức ảnh bán nude nóng bỏng của Cao Thái Sơn - Quế Vân được cho là một chiêu tạo scandal mới.

    Không rõ dụng ý của anh chàng này là gì,chỉ biết rằng rất nhiều người đã phản ứng khá gay gắt trước bức hình này. Ngoài 1 số ít comment ủng hộ,khen bức ảnh này đẹp thì đại đa số đều cho rằng đây chỉ là chiêu trò của anh chàng "chuẩn man". Một trong nhiều thành viên facebook,bạn Maria Ros Ka nhận định đây là 1 chiêu trò để hâm nóng tên tuổi: "Lại muốn tạo scandal. Nghệ sĩ mà,nhờ scandal để nổi tiếng. Buồn thay giới showbiz!".

    Không lâu sau,cách đây chừng một giờ,đến lượt Quế Vân trên facebook của mình viết: "1 tấm mới V (Vân) chụp cho 1 tạp chí nè... Va chỉ còn 10 ngày nữa album sẽ phát hành... Mong quá đi"!
    sot-anh-que-van-cao-thai-son-ap-nguc-tra

    Bức ảnh đăng trên facebook Quế Vân.

    Về bức ảnh,có khá nhiều comment,trong đó bạn Vượng Cóc thắc mắc: "Chị Quế Vân hay nude thế nhỉ"? Bạn Minh Bui gay gắt: "Làm người mẫu cho tạp chí Playboy à"? Bạn Gà Bông: "Chẳng còn gì là thuần phong mỹ tục,thấy buồn với đám sao và ca sĩ. Người ta không hở hang,không scandal mà nổi tiếng bằng chính năng lực như vậy mới đáng kính phục". Thu Trang Nguyen thì khẳng định: "Ôi kiểu này ai thèm nghe album của Vân cơ chứ... Chỉ giỏi khoe hàng thôi còn hát có ra gì đâu"!
    Theo GDVN
    Link nguồn:[Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  2. Phước Sang: Chưa trả hết nợ đã làm từ thiện
    Thứ Tư,07/11/2012 15:09 (GMT + 7)
    Ngay trong lễ ra mắt phim Tết,Phước Sang đã ủng hộ cho quỹ từ thiện 100 triệu đồng.

    Một người đang “khát vốn”,rơi vào cảnh nợ nần vung tay làm từ thiện khiến dư luận đặt câu hỏi,phải chăng những scandal gần đây của Phước Sang là chiêu PR cho dự án phim Tết?

    Tên phim làm…hỏng tiếng Việt

    Sau khi được một “mạnh thường quân” tài trợ cho 8 tỷ đồng thực hiện nốt dự án phim còn dang dở,Phước Sang đã tổ chức gặp mặt báo chí để cảm ơn ân nhân. Cùng lúc đó,anh giới thiệu dồn dập về bộ phim mà hãng Phước Sang chuẩn bị ra mắt vào dịp Tết Nguyên đán này.

    phuoc-sang-chua-tra-het-no-da-lam-tu-thi
    Phước Sang
    Bộ phim ban đầu có tên “Yêu anh,em dám không?” nay được đổi thành một cái tên rất khó hiểu về mặt ngữ pháp và sai lỗi chính tả: “Iêu anh! Em zám hok?”. Sự thay đổi này được cho là nhằm mục đích gần gũi với đối tượng tuổi teen. Tuy nhiên,tựa đề của bộ phim đang khiến nhiều người băn khoăn vì nó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt,thiếu sự nghiêm túc của một bộ phim dành cho giới trẻ.

    Một độc giả chia sẻ với báo giơi: Nhà làm phim này đã tạo cảm giác đây là một bộ phim nhí nhố. Ngôn ngữ tuổi trẻ bây giờ có những sự thay đổi,nhưng chỉ là cách viết trên mạng,nhắn tin hoặc dùng không chính thống. Tiêu đề của một bộ phim hoặc văn bản thì không nên dùng cách viết này. Tôi cho rằng,đây là cách gây sự chú ý nhưng nó nhố nhăng quá! Muốn phim được nhiều người biết,nhiều người xem thì nên tập trung vào chất lượng.

    Một chiêu khác nữa là ngay trong lễ ra mắt bộ phim nói trên,Phước Sang đã ủng hộ cho quỹ từ thiện “Hiểu về trái tim” 100 triệu đồng. Đây được cho là việc làm khá lạ của một người đang “khát vốn”,rơi vào cảnh nợ nần.

    phuoc-sang-chua-tra-het-no-da-lam-tu-thi
    Phước Sang ủng hộ từ thiện 100 triệu đồng trong ngày ra mắt phim mới
    Trả nợ chưa hết

    Hàng loạt sự kiện liên quan đến Phước Sang trước dịp anh cho ra mắt bộ phim nói trên khiến một số người nghĩ rằng có mục đích PR cho dự án phim Tết. Còn nhớ,sau khi bị tố quỵt nợ,mượn ô tô không chịu trả,bỗng nhiên cái tên “Phước Sang” xuất hiện ồn ào trên nhiều mặt báo. Và gần như cùng thời điểm ông bầu bị tố cáo thì thông tin về chuyện “cơm không lành,canh không ngọt” của anh và Kim Thư cũng xuất hiện.

    Liên hệ với doanh nhân Chung Minh về món nợ mà ông này đã tố cáo Phước Sang dây dưa,chúng tôi được biết Phước Sang mới trả được 610 triệu đồng. Số tiền Phước Sang còn nợ ông Chung Minh khoảng 2,4 tỷ.

    Ông Chung Minh cho biết,số tiền 610 triệu đồng nói trên được Phước Sang trả khá đúng hẹn,còn số nợ còn lại sẽ được trả làm 2 lần vào cuối tháng 11 và cuối tháng 12/2012.

    Trong trường hợp Phước Sang đã trả hết nợ nần thì có lẽ những nghĩa cử của anh với các quỹ từ thiện sẽ là một tấm gương để nhiều người học hỏi. Và nếu như Phước Sang không quảng bá cho phim của mình vào đúng thời điểm nhạy cảm này thì có lẽ dư luận cũng sẽ không đặt ra những dấu hỏi về anh lớn đến như vậy.

    Theo GĐ&XH
    Link nguồn:[Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  3. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    Dù đã có chồng con, chị vẫn không chịu ý thức về vị thế, tư cách của mình, không biết giữ thể diện cho chồng con, cứ để người khác trêu đùa mua vui, đã vậy còn hưởng ứng với thái độ tự hào...

    VỢ CHOÁNG NGỢP

    Xinh đẹp, đảm đang, 19 tuổi, Thu Lan đã được Minh Quân rước “về dinh”, với lời tuyên bố: “Cưới về chỉ để yêu thương”. Quả thật, Quân rất cưng chiều vợ. Dù không giàu có nhưng nhờ Quân chăm chỉ làm lụng, nên tổ ấm của vợ chồng anh ngày một đầy đủ, no ấm hơn. Cuộc sống của họ êm đềm được 10 năm. Thấy các con tương đối lớn, đã biết tự giác học hành, Lan bàn với chồng mở một tiệm cà phê trước nhà kinh doanh cho vui. Chiều vợ, Quân bỏ ra cả trăm triệu xây dựng sân vườn nhà thành một quán cà phê dễ thương. Từ đó, chuyện hàng ngày của Lan với chồng chỉ quẩn quanh những người khách của cô ở quán cà phê. Lúc Lan kể chồng nghe người này khen mình trẻ, khi thì người kia khen mình đẹp, lúc khác lại là chuyện còn “bị” chàng trai mới 28 tuổi theo tán tỉnh. Lan nói: “Mấy đứa phụ quán mới 25, 26 tuổi mà toàn bị chê già hơn em. Ai vô quán cũng chỉ muốn nói chuyện với em, chính tay em bưng cà phê, tính tiền mới chịu, còn boa nhiều hơn tụi nhỏ nữa”.

    Lan choáng ngợp trước lời khen ngợi của những thanh niên trẻ trung, những ông chủ các cơ sở kinh doanh thường ghé quán cà phê. Cô sung sướng trước lời có cánh như: “Nhìn em không thể nào tin nổi đã quá 30”, “Cà phê em pha ngon nhất. Ghé quán này để uống cà phê chính em pha thôi”. Thậm chí khi tính tiền, có khách còn cợt nhã: “Thôi, để tối anh trả gấp đôi”. Cô cũng cười tươi đáp trả
    4-intrenet.jpg
    CHỒNG CHOÁNG VÁNG

    Là phó giám đốc nhân sự của một tập đoàn mỹ phẩm nước ngoài nhưng từ đó, mỗi chiều Quân đều ra quán phụ vợ. Thậm chí, để khẳng định Lan là “hoa đã có chủ”, anh còn gọi hai con ra quán cùng ăn chiều với mẹ. Nhưng, chỉ được khoảng hai tuần, Lan trách chồng: “Anh kỳ cục quá, nơi em làm ăn mà cứ kéo con ra ngồi, còn bày cơm ăn, làm sao em buôn bán được”. Quân từ tốn nói: “Anh thấy em coi trọng vai bà chủ quán cà phê hơn vị trí làm vợ của anh rồi. Em nghĩ thế nào mà để cho bọn “trẻ ranh” ấy trêu đùa mình trước mắt những nhân viên? Hai đứa con mình đang lớn, không khéo sẽ làm đổ vỡ hình ảnh của mình trong lòng các con đó!”.

    Cho là chồng ghen tuông vô cớ, coi thường công việc, sức lao động của mình, Lan khóc lóc kể lể khắp nơi. Cô nổi nóng với chồng con bất cứ lúc nào. Lan còn "cấm vận" chồng để biết thế nào là “lễ độ”. Thay vì mỗi chiều vào nhà ăn cơm với chồng con, Lan phó mặc hết cho người giúp việc để ở quán buôn bán. Bị vợ bỏ bê, Quân nhiều lần xuống nước nhưng cô vẫn kiên quyết không tha thứ. Thay vào đó, cô càng trang điểm, chưng diện nhiều hơn, vui vẻ hơn với khách ngay trước mặt chồng. Cảm giác bị xúc phạm khiến Quân chán nản, lao vào công việc ở cơ quan và những cuộc nhậu thâu đêm với bạn bè.

    Trang, thư ký của Quân, vốn lớn lên ở trại mồ côi, đã được dịp an ủi sếp khi thấy anh hay thẫn thờ nhìn ra ban công phòng làm việc. Cô dành thời gian trò chuyện, rủ anh chơi cầu lông mỗi sáng, như lời cô: “Chỉ là để thư giãn và giữ sức khỏe”. Thay vì theo anh đi nhậu như lời mời mọc của Quân, Trang đưa anh đến những quán cà phê sách, những buổi hòa nhạc tinh tế, nhẹ nhàng. Trang bày cho Quân đưa hai đứa con đi trại hè, giúp chúng năng động, tự tin hơn; rủ anh và hai nhóc vét đồ dùng cũ tham gia hội chợ từ thiện; tham quan những nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi để giúp hai cháu biết yêu thương và chia sẻ với những người bất hạnh. Hai rồi ba năm trôi qua, càng gần gũi, Quân càng nhận ra Trang chính là người phụ nữ của đời mình.

    Phát hiện mối quan hệ của Quân và Trang, Lan giận dữ, uất ức vô cùng vì nghĩ mình chưa làm điều gì quá giới hạn mà chồng phản bội lại mình. Khi Lan trách móc, xỉ vả chồng, Quân chỉ im lặng chìa ra lá đơn ly hôn. Bạn bè, người thân hòa giải, Quân chỉ nói gọn: “Lan không phù hợp với vị trí làm vợ, làm mẹ”.

    “Đong đưa” tình cảm là một trò chơi tai hại và nguy hiểm, không chỉ làm sụt giảm giá trị của người phụ nữ mà còn làm mất thể diện chồng con, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc hôn nhân.

    Nghi Anh

  4. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]Trang Nhung là ca sĩ sinh ra và lớn lên tại Quảng Ninh, thuộc thế hệ trước của Hồ Quỳnh Hương. Cô chính là “cây văn nghệ” số 1 của Bưu điện tỉnh lúc bấy giờ khi liên tục đại diện Quảng Ninh thi thố và gặt hái nhiều thành công trong các hội diễn.
    Trang Nhung tham dự Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999, cô cùng Hồ Quỳnh Hương là hai giọng ca được chú ý và cùng được đặc cách vào học tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật quân đội. Nhưng vì do hoàn cảnh gia đình, con đường âm nhạc của Trang Nhungđã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc sống. Đến giờ, Trang Nhung chủ yếu dành phần lớn thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
    Chồng cô là Ngô Nhật Phương, một doanh nhân yêu nghệ thuật, cũng sáng tác nhạc họa và sẵn sàng đầu tư cho vợ những sản phẩm âm nhạc nghiêm túc. Trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 25, với sự ủng hộ của chồng, Trang Nhung đã có màn trình diễn vô cùng ấn tượng với khán giả TP. HCM.
    Trang Nhung và Ngô Nhật Phương đã có 4 người con. Dù có giọng hát trời phú nhưng cô lại chọn cách đứng sau lung chồng. Nữ ca sĩ đất mỏ thi thoảng mới đi hát vài chương trình ý nghĩa, cô chủ yếu ở nhà chăm sóc gia đình, dạy bảo con cái. Trong khi đó, Ngô Nhật Phương là cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh.
    Căn biệt thư mới của gia đình Trang Nhung mới dọn về nằm ngay đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, được xây dựng cầu kỳ với rất nhiều phòng, di chuyển bằng thang máy. Nội thất trong nhà được chính tay vợ chồng cô chọn theo phong cách hoàng gia. Mỗi phòng được thiết kế và tô màu phù hợp cung mệnh và phong thủy của từng thành viên trong gia đình. Được biết, cặp vợ chồng thành đạt này đã bỏ ra 100 tỷ để xây dựng căn nhà dạng biệt thự cũng như sắm sửa nội thất sang trọng. Và với một không gian thênh thang như thế này, nhà cô cần 7 người giúp việc để dọn dẹp, lau chùi đồ đạc.
    Ngắm không gian riêng của ca sĩ [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]:
    toan-canh-toa-biet-thu-6-tang-lau-cua-vo
    Cận cảnh ngôi nhà 6 tầng hoành tráng, gây chú ý trên đường Cộng Hòa của gia đình ca sĩ Trang Nhung
    cong-vao-nha-thiet-ke-them-dai-phun-nuoc
    Cổng vào căn biệt thự có đài phun nước cho hợp với phong thủy.
    khong-gian-thoang-phia-ben-canh-can-biet
    Không gian thoáng đãng bên cạnh căn biệt thự với vườn cây rộng rãi.
    loc3425.jpg
    Cầu thang nhìn từ trên xuống dưới.
    cau-thang-bo-cung-duoc-thiet-ke-thoang.j
    Cầu thang được thiết kế thoáng với nhiều ô cửa kính, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
    vi-nha-6-tang-lau-nen-gia-dinh-trang-nhu
    Nhà của ca sĩ được di chuyển bằng thang máy.
    phong-lam-viec.jpg
    Phòng làm việc của chồng Trang Nhung nổi bật với tông màu vàng sang trọng. Đây là nơi diễn ra những buổi gặp gỡ đối tác, hoặc họp hành với các nhân viên trong công ty.
    vi-cung-la-chu-kinh-doanh-noi-that-nen-n
    Vì gia đình kinh doanh nội thất nên những đồ dùng trong nhà cô đều rất đắt tiền, độc và lạ.
    phong-khach-tai-tang-tret.jpg
    Phòng khách tại tầng trệt rộng rãi với điểm nhấn là trần nhà được thiết kế cầu kỳ, độc đáo. Bộ salon sang trọng cũng rất lạ, vợ chồng Trang Nhung kỳ công mới mua được.
    tang-tret-cung-la-noi-de-ban-an-va-bep.j
    loc3292.jpg
    Một góc khác của phòng khách.
    loc3331.jpg
    Đây là phòng thư giãn để mọi người hát karaoke nổi bật với bộ salon màu kem.
    loc3308.jpg
    gian-bep-nha-trang-nhung.jpg
    Gian bếp chủ yếu với nội thất gỗ, sang trọng và sạch sẽ.
    day-la-phong-thu-gian-de-tu-tap-hat-karo
    loc3342.jpg
    Một góc trong phòng riêng của bố mẹ chồng Trang Nhung được bày biện gọn gàng với màu trắng trẻ trung.
    phong-cau-con-trai-thu-hai.jpg
    loc3352.jpg
    Phòng ngủ của cậu con trai thứ hai.
    phong-cho-co-con-gai-ap-ut.jpg
    Phòng ngủ của cô con gái áp út với màu hồng lãng mạn, trẻ trung.
    loc3359.jpg
    Phòng riêng của cô con gái đầu tiên.
    phong-ngu-cua-me-chong-trang-nhung.jpg
    Phòng ngủ của bố mẹ chồng Trang Nhung.
    vo-chong-trang-nhung-danh-han-mot-tang-d
    Một góc trong phòng ngủ của Trang Nhung và Ngô Nhật Phương được thiết kế tinh xảo, cùng những gam màu tinh tế. Vợ chồng cô còn đặt nguyên một bộ bàn ghế để tiếp khách thân thiết.
    phong-ngu-cua-hai-vo-chong-trang-nhung.j
    Giường ngủ của hai vợ chồng cô. Trong phòng cũng treo nhiều hình chung của hai người.
    trang-nhung-va-co-con-gai-ut.jpg
    Trang Nhung và con gái út trong ngày mừng tân gia.
    nhan-nhieu-loi-chuc-mung-tu-ban-be-khi-k
    Cô nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè.
    ngoai-30-tuoi-nhung-trang-nhung-van-rat-
    Ngoài 30 tuổi nhưng Trang Nhung vẫn rất trẻ trung, đặc biệt cô rất nhí nhảnh bên chồng.
    loc3483.jpg
    Vợ chồng Trang Nhung cùng mẹ cúng gia tiên trong ngày tân gia

  5. [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Sáng hôm nay, người dân ở lô B4 chung cư phường 3 (quận 4, TP HCM) hốt hoảng khi một phụ nữ đầm đìa máu chạy xuống cầu thang kêu cứu rồi quỵ xuống.

    hien_truong.jpg

    Vũng máu trong căn hộ của bà Vân. Ảnh: An Nhơn
    Nơi nghi bà Vân bị cứa cổ. Ảnh: An Nhơn

    Thấy bà Vàng Thị Vân (45 tuổi, chủ căn hộ 323) bị một vết cắt ở cổ và vết đâm ở bụng, mọi người vội đưa đi cấp cứu.

    Bà Nguyễn Thị Xuân (65 tuổi, hàng xóm) cho biết, khi còn tỉnh bà Vân nói khoảng 9h30 đang ở nhà một mình thì bị người em họ tên Tuấn cứa cổ. Bà Vân chống cự nên bị đâm tiếp một nhát vào bụng. Hung thủ tháo hết vòng vàng trên người bà.

    "Bà ấy đầm đìa máu trên người chạy từ trên xuống, lao vào căn hộ đang mở cửa cầu cứu. Chỉ kịp nói vài câu, bà Vân gục xuống", bà Xuân kể.

    cau_thang.jpg
    Máu vương vãi khắp nơi do bà Vân đã chạy xuống cầu thang cầu cứu. Ảnh: An Nhơn
    Máu vương vãi khi bà Vân chạy xuống cầu thang cầu cứu. Ảnh: An Nhơn

    Theo quan sát của VnExpress, trong nhà bà Vân có một vũng máu, đồ đạc bị xáo trộn. Mọi người trong chung cư hoảng sợ khi vụ đâm người diễn ra giữa ban ngày.

    Chồng bà Vân cho hay, sáng nay vợ chồng con trai đi làm, đứa cháu nhỏ gửi nhà trẻ, ông đi ra ngoài, chỉ có bà Vân ở nhà. Tuấn là bà con bên vợ ông, thỉnh thoảng vẫn lui tới chơi. Hiện gia đình chưa xác định tài sản bị hung thủ lấy đi, ngoài số nữ trang bà Vân đeo.

    Công an quận 4 đang truy bắt hung thủ.

    An Nhơn

  6. Khỉ sóc to bằng đầu ngón tay chào đời

    Tại Vườn thú tỉnh Eberswald (CHLB Đức) trong một gia đình khỉ sóc đã cho ra đời 3 chú khỉ con cực kỳ đáng yêu thu hút sự chú ý của rất nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ.


    20121107095746_anh1.jpg
    Chú khỉ sóc mới chào đời nằm trên tay của nhân viên chăm sóc của sở thú.


    Khỉ sóc là loài linh trưởng nhỏ bé nhất trên hành tinh, họ hàng rất gần gũi với đười ươi (orang-utang) mà cũng chẳng quá xa xôi lắm với loài người theo phả hệ.

    Quê hương của chúng là Nam Mỹ, đặc biệt tại các nước trong lưu vực sông Amazon. Khỉ sóc có nhiều loài và đặc trưng chung là… nhỏ xíu.

    Chiều dài thân của chúng chỉ từ 15 đến 59cm. Đuôi so với thân lại rất dài, khoảng 18 đến 42cm và rất khéo léo, có thể quấn lên các cành cây, giúp chúng đánh đu trên không.

    20121107095746_anh2.jpg
    Chú khỉ mới đẻ nằm gọn trong bàn tay người.


    Khỉ sóc cân nặng từ 70 đến vài trăm gam. Chúng chạy, nhảy rất nhanh trên các cành cây. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, các loại quả và hạt. Chúng biết diễn tả tình cảm bằng môi, mắt, tai và những đám lông trên đầu trông rất ngộ nghĩnh.

    Chúng phát ra những tiếng kêu biểu lộ các sắc thái tình cảm cũng như để thông tin cho nhau. Người ta ghi âm và phân biệt được hơn 10 tín hiệu âm thanh trao đổi giữa chúng.

    20121107095927_anh4.jpg
    Trong thiên nhiên, chúng sống ở vùng cao tại lưu vực sông Amazon thuộc các nước Bolivia, Braxin, Colombia, Ecuador và Peru.


    Trong thiên nhiên, khỉ sóc sống thành những gia đình lớn, nuôi dạy con cái chung trong cả bầy. Khỉ đực cõng các con khỉ con trên lưng, dạy và bảo vệ chúng trong khi khỉ cái chỉ chịu trách nhiệm cho “sắp nhỏ” ăn uống.

    Khác với các loài linh trưởng khác, khỉ sóc không chiếm hữu những vùng lãnh thổ riêng. Người ta có thể nuôi khỉ sóc trong gia đình như những con thú cưng, tinh nghịch và tình cảm. Tuổi thọ của chung từ 6 đến 10 năm.

    Bảo Châu
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  7. Ai đến đây cũng phải chết mê í chứ.

    Nơi đây tập trung tất tần tật các loại, đời xe, màu sắc của hãng Volkswagen ở Wolfsburg, Đức. Có tính năng như một bảo tàng thu nhỏ vậy, ở đây bao gồm cả trung tâm khách hàng và người mua có thể tha hồ chọn xe tùy thích để thử.

    1..jpg

    Một trong những điểm thu hút khách tham quan là tòa tháp cao, lấp lánh toàn kính và thép mạ kẽm nơi ôtô được tự động chuyển từ nhà máy Wolfsburg qua. Mỗi tòa tháp cao 60m và có 400 xe ôtô và là trung tâm giao xe tại Autostadt. Hai ngọn tháp được kết nối với các nhà máy sản xuất Volkswagen bởi một đường hầm dưới lòng đất sâu 700 m. Năm ngoái, có 175.893 xe ôtô được bán từ nơi đây.

    6..jpg

    2..jpg

    9..jpg

    Khi thành phố lên đèn, tòa nhà thật là lộng lẫy.

    3..jpg

    Du khách có thể tham quan bằng thang máy xung quanh là kính, quan sát được hết cảnh nông thôn nơi đây.

    4..jpg

    Vận chuyển rất khoa học.

    5..jpg

    7..jpg

    Nhìn từ xa cảnh tượng thật là quá đẹp.

    8..jpg

    Oliver
    Ảnh: AP
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]


  8. [h=2]Cha đẻ của "Kiss The Rain" đã bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội.[/h]Trong hai ngày 6 và 7/11, huyền thoại Yiruma đã bất ngờ xuất hiện ở Việt Nam. Không kèn không trống, nghệ sỹ dương cầm hàng đầu thế giới đã tới Hà Nội và biểu diễn miễn phí ở Keangnam Hanoi Landmark Tower.

    121107musikYIRUMA003-2542f.jpg


    "River Flows In You" - Yiruma

    Ngay sau khi những đoạn fancam ghi lại phần thể hiện của Yiruma lên sóng YouTube, netizen Việt đã đổ xô đi săn thông tin về chương trình biểu diễn này. Được biết, Yiruma đã mang đến cho các khán giả may mắn có mặt tại đó hai sáng tác đình đám nhất của mình: River Flows In YouKiss The Rain.

    121107musikYIRUMA002-2542f.jpg


    "Kiss The Rain" - Yiruma

    Theo thông tin hành lang, Yiruma đã biểu diễn miễn phí ở tầng 5 Keangnam Hanoi Landmark Tower trong các khoảng thời gian 9 – 10h và 14 – 15h. Các fan vẫn đang tích cực hóng hớt với hi vọng sẽ có cơ hội gặp thần tượng ở Việt Nam.


    Fancam ghi lại một màn biểu diễn khác của Yiruma

    Yiruma, tên thật là Lee Ru-ma, sinh ngày 15/2/1978. Ông là một nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng thế giới đến từ Hàn Quốc. Các concert của Yiruma tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ thường xuyên cháy vé. Những sáng tác nổi nhất của Yiruma phải kể đến River Flows In You, Kiss The RainMay Be. Album đình đám nhất của ông, First Love được phát hành hồi năm 2001.
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]



  9. Thì ra, chút ngọt ngào trong hôn nhân giống như mật quết trên lưỡi dao.
    Cơ thể Thảo như rời ra từng bộ phận, khi nghe chồng gọi điện thông báo: “Anh vừa lấy kết quả ở bệnh viện. Người đầu tiên anh muốn gọi chính là em. Xin lỗi em! Anh đã sai rồi”.

    Chị hốt hoảng hỏi lại: “Tại sao phải xin lỗi em? Anh đã sai ở chỗ nào? Sao có bệnh lại không nói với em?”. Giọng Khoa như đứt quãng: “Anh xin lỗi vì đã để lại em và các con bơ vơ giữa cuộc đời ...”.

    Chị quay xe rồ ga lao như đuổi cướp về phía bệnh viện, gửi xe còn suýt quên lấy vé rồi hốt hoảng chạy đi tìm chồng. Chỉ mình Khoa đang ngồi thẫn thờ trên ghế đá ngoài khuôn viên bệnh viện, trên tay cầm tờ kết quả. Thảo lao đến ôm chầm lấy chồng, tay sờ nắn khắp nơi, miệng hỏi dồn dập: “Anh thấy trong người có chỗ nào không khỏe, sao không nói để em đưa anh đi khám. Anh nói đi, đừng im lặng thế làm em sợ”. Khoa ôm chặt lấy vợ miệng chỉ nói một câu duy nhất: “Xin lỗi em! Xin lỗi em! Anh xin lỗi!”.

    dao1-13ab3.jpg

    Chị đọc kết quả trong tờ giấy vô tri kia mà cứ ngỡ mình đang bị ai hù dọa. Chị nghĩ bệnh nhân có tên trong đó chắc chắn không phải chồng mình, vì anh đang khỏe mạnh sao có thể kết luận anh đang bị ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy phải thường xuyên tiếp khách nhưng anh là người đàn ông chững chạc, rất có chừng mực.

    Gần 20 năm vợ chồng, chị chưa bao giờ thấy chồng say xỉn hay có những hành vi không đàng hoàng. Vả lại Khoa cũng đã là người học hàm, học vị đầy đủ, có tiếng tăm trong giới làm khoa học, được đề bạt lên tới chức Viện phó và thường xuyên được các trường mời đến giảng dạy. Ở nhà, anh là một người cha mẫu mực cho 2 “công chúa” soi gương. Cứ nói đàn ông thành đạt không mấy người biết chia sẻ việc gia đình với vợ, nhưng đằng này, ngày nghỉ cuối tuần anh đều tự tay vào bếp. Lúc vợ mệt anh sẵn sàng rửa bát, quét nhà, lau dọn bàn ghế... để 2 con có thời gian học tập. Chị cứ mải mê tận hưởng cái cảm giác ngọt ngào mà không biết trong lòng anh bấy lâu nay luôn canh cánh một gánh nặng mang tên “trưởng tộc”.

    Thấy anh không bao giờ đề cập đến chuyện con trai con gái, lại chiều chuộng 2 cô con gái hơn bất kì ông bố nào, nên chị cứ tưởng anh không quan tâm tới vấn đề đó. Mặt khác, cả hai anh chị đều là đảng viên lại có chức có quyền, nên cái sĩ diện lớn hơn hẳn người bình thường. Trong hành động anh không dám mạo hiểm bỏ tàu lớn để dong buồm ra khơi “đánh bắt xa bờ”. Nhưng trong suy nghĩ, chưa bao giờ anh từ bỏ ý nghĩ phải có con trai để mỗi lần về quê không phải ngồi ăn cỗ ở “chiếu dưới” với phụ nữ.
    Hoa hồng đẹp đến mấy cũng phải cần có lá xanh phụ họa. Bao nhiêu năm hôn nhân là bấy nhiêu ngày Thảo ngỡ mình nắm trọn trong tay hạnh phúc, bởi Khoa là người đàn ông quá chuẩn mực. Chị không ngờ sự chuẩn mực của chồng mình đã khiến biết bao sinh viên trẻ đẹp “phách lạc hồn xiêu”, trong số đó có người đã trở thành tình địch chưa lộ diện. Nhìn chồng ngồi trầm ngâm trước bàn ăn, cằm chống trên đũa mắt lơ đãng, Thảo không dằn nổi lòng mình, chị vỗ về: “Bác sĩ nói anh còn lại bao nhiêu thời gian? Anh có điều gì muốn mà chưa kịp làm không?”. Nước mắt đàn ông tuy hiếm hoi nhưng nó đã kịp rơi trước lời khẩn thiết: “Xin lỗi em! Xin lỗi vì đã làm tổn thương em”.
    Chưa bao giờ Thảo thấy chồng mình lòng vòng quanh quẩn mãi mà vẫn chưa vào được vấn đề. Chị sốt ruột phát cáu: “Bao nhiêu năm nay chỉ một mình em nói, giờ bảo anh nói thì nói!”. Bấy lâu nay Thảo luôn tỏ ra mình là người cứng cỏi, sắc sảo, nhưng thực ra trong lòng rất yếu đuối và dễ bị tổn thương. Nghe chồng vòng quanh một hồi thì trong lòng Thảo đã có linh cảm không tốt. Đến khi anh buột miệng thốt ra: “Anh có con trai rồi! anh mong em hãy đón nhận nó như một món quà ông Trời ban tặng”. “Anh bảo sao, đón nhận con riêng của chồng như một món quà tặng của Trời ư! Việc đó em không làm nổi” - Thảo tê cứng cả họng, thốt mãi mới ra lời.
    Đứng trước một người đang cầm trong tay bản án tử hình, chị không nỡ từ chối một lời giải thích. Anh ngập ngừng mãi mới dám mở miệng: “Cô ấy là nghiên cứu sinh ở viện anh, tình yêu cô ấy dành cho anh quá lớn nên đã khiến cho anh lỡ bước. Cô ấy thích anh từ khi còn là sinh viên, rồi cao học, và giờ là tiến sĩ. Cô ấy cố theo đuổi việc học hành là vì muốn được gần anh ...”. Thảo cắt ngang: “Mấy đứa?”. Khoa ấp úng: “Đứa lớn vào lớp 1, còn đứa bé mới sinh”.

    Thảo gào lên: “Thì ra anh sắp đặt màn kịch đẫm nước mắt này để ra mắt con hoang vợ lậu. Vì tôi không thể đường hoàng sinh cho anh một quý tử nên anh mượn gió căng buồm. Anh giỏi lắm! Giờ anh định thế nào?”.

    Khoa cố nài nỉ vợ: “Cho anh nhận 2 đứa làm con nuôi”. Thảo gằn giọng: “Thế còn mẹ chúng?”. Anh nói tránh mũi nhọn của vợ: “Anh sẽ cố bù đắp cho em và các con”. Chị nhắc lại: “Đề nghị anh trả lời thẳng vào câu hỏi! Tôi có biết cô ta không?”. Giờ anh mới nói thật: “Cô ấy là người em rất quý mến, chính vì thế nên cô ấy lại càng cảm thấy có lỗi với em. Cô ấy không dám đòi hỏi gì và tự nguyện sinh con cho anh. Giờ anh đã mua cho mẹ con cô ấy một căn hộ chung cư coi như bù đắp phần nào”.

    Bấy giờ Thoa mới khóc: “Thế còn tôi, anh định bù đắp thế nào đây. Bấy lâu nay tôi ngỡ mình là sói, nhưng thực tế lại chỉ là một con dê ngu ngốc nhất trong đàn. Còn cô sinh viên hiền lành của anh và đã từng làm bạn tốt của tôi, cứ ngỡ là con dê non ngoan ngoãn, ai dè chỉ mượn áo của dê. Còn anh đúng là loại sói không ra sói mà dê cũng chẳng ra dê”.

    Trong thoáng chốc Thảo nhận ra giông tố sắp nổi lên và chị không biết phải đối diện như thế nào với hiện thực phũ phàng ấy. Thì ra, chút ngọt ngào trong hôn nhân giống như mật quết trên lưỡi dao.

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  10. Dân Việt - Ba phụ nữ người Việt sau khi rời một trung tâm thương mại ở Jakatar đã bị bắt giữ vì phát hiện trong túi xách những người này có những bộ quần áo lấy cắp không trả tiền.

    6112012-thegioi-Pondok.jpg
    Ông Rikwanto thông báo về vụ việc.


    Người phát ngôn Cơ quan Cảnh sát Jakarta, ông Rikwanto ngày 5.11 đã có cuộc họp báo cho biết các nhân viên bảo vệ đã bắt giữ ba phụ nữ Việt Nam phạm tội ăn trộm quần áo tại Trung tâm thương mại Pondok Indah ở Nam Jakarta ngày 4.11.

    Các nhân viên an ninh của trung tâm đã theo dõi và kiểm tra túi xách của ba phụ nữ này trước khi rời cửa hàng, và phát hiện thấy một chiếc áo da và hai chiếc quần bó mang nhãn hiệu Top Man bị lấy trộm.

    Cơ quan cảnh sát cho biết danh tính của ba phụ nữ này là Lê Thị Huyền, Phạm Thị Dung và Nguyễn Thị Thu Ngân. Hiện cảnh sát Indonesia đang thẩm vấn những người này.

    T.V - Theo Antaranews

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  11. (NLĐO)- Với thủ đoạn lập nhiều nick, nhiều trang mạng xã hội trên mạng rồi giả vờ bị u não, cần sự giúp đỡ của mọi người, Đồng Phạm Nguyên (SN 1986 ở Bình Định) đã lừa được 240 triệu đồng.

    Một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp trên mạng internet đã bị Công an phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (Hà Nội) bắt vào khoảng 19 giờ tối ngày 5-11 tại 239 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy.

    Ke-lua-dao-Dong-Pham-Nguyen_0aba7.jpg
    Kẻ lừa đảo Đồng Phạm Nguyên bị vạch mặt trên mạng

    Tại cơ quan công an, kẻ lừa đảo được làm rõ là Đồng Phạm Nguyên (SN 1986, ở huyện Nhơn An, tỉnh Bình Định, có 2 tiền án tội trộm cắp).

    Nguyên bị bắt vì bị phát hiện và tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 12,5 triệu đồng của chị Lưu Ngọc Anh (trú tại huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc).

    Qua điều tra được biết, Nguyên đã lập nhiều nick ảo trên mạng internet, vào các diễn đàn, mạng xã hội đăng tải nội dung bản thân bị u não để "xin tiền" ủng hộ. Với thủ đoạn này, ở TPHCM, Nguyên đã lừa đảo chiếm đoạt 240 triệu đồng.

    Khi bị cộng đồng mạng phát hiện lên án, Nguyên đã ra Hà Nội tiếp tục ngựa quen đường cũ, sử dụng cùng kịch bản lừa đảo thì bị lực lượng công an bắt quả tang.

    N.Quyết

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  12. trích nguồn :[Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    'Mặt Trời' của Vinashin thành tàu ma?
    121105135818_vinashin_sun_464x261_vinash
    Tàu Vinashin Sun khi còn hoạt động trên các tuyến hải hành quốc tế
    Tàu hàng New Sun của tập đoàn Vinashin bị bỏ ngoài biển sau bão gây lo ngại về an toàn hàng hải.
    Tin từ báo chí Việt Nam hôm 4/11/2012 nói Hải Phòng đã yêu cầu công ty vận tải viễn dương Vinashin tìm cách xử lý vụ một tàu cargo của họ, New Sun, bị bỏ hoang gần đèn biển Ba Lăng, Hải Phòng.

    Con tàu do Vinashin đóng năm 2002, mang cờ Việt Nam, có trọng tải trên 12 nghìn tấn, hiện đang mắc cạn và bị bỏ rơi sau bão số 8, tin của tờ Lao Động cho biết.

    Báo Việt Nam nói hiện New Sun trông giống như một con tàu ma vì “ không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định”.

    Được biết Cảng vụ Hải Phòng đã gửi công văn cho Vinashin “yêu cầu xử lý sự cố của tàu New Sun”.
    An toàn hàng hải

    Vị trí tàu mắc cạn ngay cạnh đèn biển Ba Lăng cũng gây ra lo ngại về an ninh vì là khu vực có rất nhiều tàu thuyền lưu thông, theo truyền thông Việt Nam.

    Con tàu dài 136 mét và có trọng tải 12.669 tấn đã trôi dạt sau cơn bão số 8.

    "New Sun không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định"

    Vốn có tên là Vinashin Sun và được đổi thành New Sun mới năm 2011, con tàu xấu số đã từng chạy các tuyến vận tải tới Thượng Hải, và nhiều nơi khác.

    Hồi đầu năm 2004, báo chí Việt Nam ca ngợi rằng tàu Vinashin Sun đã hoàn tất chuyến hải hành “vòng quanh thế giới” với tư cách là “tàu đầu tiên có sức chở lớn nhất do Việt Nam đóng tại Bạch Đằng, Hải Phòng” và cập cảng TP Hồ Chí Minh.
    111213112310_vinashin_304x304_vinashin_n
    Vinashin từng có tham vọng đóng tàu lớn và đi đầu trong vận tải biển của Việt Nam

    Hành trình “lập kỷ lục” và chở hơn 11 nghìn tấn gạo tới cho Cuba năm đó được ngợi ca là “chuyến đi lịch sử của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam”.

    Báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam khi đó viết rằng trong vòng 129 ngày, đi qua Thái Bình Dương “hiên ngang đầy sóng gió” chứ không cần qua kênh đào Panama, tàu Vinashin Sun còn chở gỗ từ Guyana về Ấn Độ và chuyển trên 11 nghìn tấn bột mì từ Ấn Độ về Việt Nam.

    Đây không phải là con tàu đầu tiên của Vinashin, tập đoàn gây ra khoản thất thoát 4,5 tỷ đôla, bị bỏ rơi hoặc không sử dụng.

    Báo chí Việt Nam hồi đầu tháng nói ở vùng biển Quảng Ninh trong nhiều tháng đã có hai con tàu, chiếc Speedy Falcon của ngành dầu khí Việt Nam và Green Sea, của Vinashin - đang nằm 'chết lâm sàng'.

    Theo báo Lao Động hôm 1/11 vừa qua, trên tàu Green Sea, trọng tải 76 nghìn tấn, khi nhà báo đến tìm hiểu chỉ thấy có một thủy thủ trực và một con chó mực.

    Người thủy thủ cho hay từ sáu tháng qua ông không nhận được lương.

    Vẫn theo bài báo, tàu Green Sea đã trên 30 năm tuổi vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn, được Vinashin mua về năm 2007, sau một thời gian dài nằm chết ở biển Hòn Nét, Cẩm Phả.

  13. [h=1][/h]
    Đại diện Việt Nam xuất hiện khá rõ và nổi bật trong clip quảng cáo mới nhất cho phiên bản Next Top Model Châu Á.


    Vietnam's Next Top Model (VNTM) đã thân quen và gắn bó với khán giả được 3 năm, chính vì thế, việc một đại diện của Việt Nam - Top 4 VNTM 2011 Thùy Trang - tham dự cuộc thi Next Top Model phiên bản Châu Á được công chúng quan tâm.
    550296-392053067530146-1813062184-n-jpg-
    Host của chương trình - cựu người mẫu nổi tiếng Singapore Nadya Hutagalung - cùng 14 thí sinh lọt vào ngôi nhà chung. Các cô gái đến từ nhiều quốc gia khu vực Châu Á.
    Phiên bản Next Top Model đầu tiên của châu Á gặp sự cố nho nhỏ ngay trước khi phát sóng. Thay vì ra mắt ngày 4/11, tập đầu của cuộc thi trên kênh Star World sẽ lùi lại sang ngày 25/11 lúc 19h55 giờ Hà Nội. Theo tờ Asiaone, sự cố này bắt nguồn từ việc công ty sản xuất chương trình có chút rắc rối về tài chính.
    Để giới thiệu Asia's Next Top Model, "mẹ đẻ" của chương trình, siêu mẫu Tyra Banks đã tham gia nhiều cuộc họp báo và đích thân góp mặt trong những clip quảng bá chương trình. Trong 2 clip mới được tung ra gần đây, cùng với sự góp mặt của người sáng lập Next Top, các chi tiết thú vị trong cuộc thi cũng được điểm qua. Thùy Trang xuất hiện với nhiều tạo hình ấn tượng.
    545747-455908367789076-1843481o076-n-jpg
    Thùy Trang khác biệt trong dàn thí sinh nhờ mái tóc ngắn vuông vức trẻ trung, cá tính.
    Untitled-2-jpg-1352185704-1352186819_500
    Đại diện của Việt Nam sở hữu chiều cao 1,77 m khá đáng tự hào và gương mặt góc cạnh, đôi mắt cương nghị, có hồn.
    Untitled-5-jpg-1352185704-1352186819_500
    Thùy Trang trong một thử thách catwalk ngoài trời.
    Untitled-10-jpg-1352186819_500x0.jpg
    Top 4 Vietnam's Next Top Model 2011 phải cạnh tranh cùng 13 thí sinh còn lại trong ngôi nhà chung ở Singapore và hoàn toàn phải dùng tới tiếng Anh.
    Untitled-9-jpg-1352185704-1352186819_500
    Thí sinh Đài Loan có gương mặt sắc sảo, xinh đẹp.
    Untitled-14-jpg-1352185704-1352186819_50
    Đại diện Hàn Quốc.
    Untitled-15-jpg-1352185704-1352186820_50
    Ấn Độ cũng có thí sinh tham dự cuộc thi này.
    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ][Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

    Châu Sa

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  14. [h=2]Nhìn lại hình ảnh của "bà mẹ một con" cách đây 8 năm để thấy vẻ đẹp cá tính và có phần hoang dại ở cô ở thời kỳ đầu khi bước chân vào showbiz.[/h]
    Ở tuổi đôi mươi, nhan sắc của Hồ Ngọc Hà là một cơn gió lạ trên sàn catwalk.
    ha-2-1.jpg
    Gương mặt cá tính, góc cạnh cùng phong cách lạnh lùng nhưng vẫn quyến rũ trên sân khấu đã tạo nên chỗ đứng cho Hồ Ngọc Hà trong làng chân dài Việt.
    e3.jpg
    Thậm chí, với nghề người mẫu, Hà Hồ đã đi đến tận cùng của vinh quang khi là một trong những vedette sáng giá nhất.
    e4.jpg
    Không chỉ trên sàn catwalk, trong các shoot hình, người đẹp luôn có những biểu cảm rất riêng biệt.
    e5.jpg
    Một thời cô là chân dài tạo cảm hứng cho rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng như stylist của làng thời trang Việt.
    e7.jpg
    e8.jpg
    e9.jpg
    e10.jpg
    e11.jpg
    e12.jpg
    Sau khi nổi đình nổi đám trên sàn diễn thời trang, năm 2005, Hồ Ngọc Hà tham gia bộ phim truyện nhựa.
    e13.jpg
    e14.jpg
    e15.jpg
    e16.jpg
    e17.jpg
    e18.jpg
    Bộ phim điện ảnh thứ hai của Hồ Ngọc Hà là 39 độ yêu.
    e19.jpg
    e20.jpg
    Phim được làm theo trào lưu Hàn Quốc thời bấy giờ với dàn diễn viên đẹp như Huy Khánh, Bình Minh, Hồ Ngọc Hà, Đinh Y Nhung.


    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  15. Xem cô Hà nè các chị em mình ơiiii, nhìn kì kì mà cũng ngộ ngộ :))

    Nếu bạn từng mê đắm vẻ đẹp hút hồn của Hồ Ngọc Hà trên sân khấu, nay sẽ càng bất ngờ hơn khi thấy cô hóa thân thành một ... anh chàng "đẹp trai"

    Ngoài giọng ca ấn tượng, gu ăn mặc của Hồ Ngọc Hà luôn được đánh giá cao. “Nữ hoàng giải trí”, “mỹ nữ Vpop”, “giai nhân ca hát”, "nữ hoàng thời trang" là những mỹ từ quen thuộc mà khán giả yêu thương không tiếc lời dành cho cô. Còn “trai đẹp” là từ có lẽ chưa bao giờ có! Chính vì vậy “trai đẹp” là phong cách đầu tiên Hồ Ngọc Hà chọn để hóa thân tại chương trình Đại nhạc hội Sảng khoái Fresh Concert tháng 11


    image001.jpg
    Hồ Ngọc Hà trong phong cách “trai đẹp”.


    Hồ Ngọc Hà luôn được đánh giá là một trong những nghệ sĩ đẹp toàn diện với danh hiệu "Nữ hoàng thời trang" bởi gu ăn mặc. Khó ai có thể phủ nhận những cố gắng trong việc xây dựng hình ảnh và chuyên môn của cô. Không chỉ thế, cô lại cực kỳ kỹ tính trong việc thể hiện hình ảnh bản thân trước công chúng. Hình ảnh này của Hồ Ngọc Hà được thể hiện đậm nét hơn trong chương trình Giọng hát Việt với vai trò huấn luyện viên. Hồ Ngọc Hà được nhiều khán giả yêu thích hơn khi dung hòa được cả yếu tố thời trang và duyên dáng trong cách thể hiện những nhận xét, góp ý cho các thí sinh.

    Với phương châm “đã làm thì phải làm cho tới, làm thật tốt”, Hồ Ngọc Hà muốn chăm chút cho từng phong cách mới của mình, cũng như với những sản phẩm âm nhạc cũng luôn được đầu tư để có sự mới lạ. Vì vậy, để refresh bản thân với những phong cách mới lạ, Hồ Ngọc Hà phải “đau đầu” gấp nhiều lần để lựa chọn những hình ảnh đẹp mà độc để khán giả hài lòng.


    image003.jpg
    Vẻ lịch lãm khó cưỡng lại của “trai đẹp” Hồ Ngọc Hà.

    image005.jpg
    Chắc hẳn là sẽ có rất nhiều mày râu ghen tị với vẻ đẹp của "anh chàng" này đây.


    Người đẹp chia sẻ: “Khán giả đã quen với hình ảnh một Hồ Ngọc Hà nữ tính, rất phụ nữ. Hy vọng, một chút táo bạo, phá cách, sẽ mang đến cho chương trình của Hà cảm xúc mới lạ và thú vị”.

    Nguồn: [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  16. 3 món lẩu ngon đậm chất miền Tây

    Lẩu cá linh hoa điên điển, lẩu mắm, lẩu cháo cua đồng là 3 món lẩu ngon, mang đặc trưng của ẩm thực Tây Nam bộ.[/h]Nhắc đến miền Tây nhiều người sẽ nghĩ đến những món ăn dân dã, nhưng vẫn rất thơm ngon và đậm đà. Trong số đó, lẩu được xem là bản hòa tấu của rau, đủ sắc xanh đỏ, tím, vàng. Món lẩu miền Tây đặc sắc ở chỗ nó có những quy tắc ẩm thực rất riêng. Ví như hoa điên điển, lại ăn rất bắt với món lẩu cùng cá linh; hoa bí vàng, hoa so đũa, rau đắng lại ngon tuyệt vời khi ăn cùng món lẩu mắm; hay rau ngót, mồng tơi xanh có thể kết hợp thành món ăn rất ngon cùng với lẩu cháo cua đồng...
    Lẩu cá linh hoa điên điển

    calinh.jpg

    Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.

    Mùa nước nổi không thể không nhắc đến cá linh và hoa điên điển, bởi đây chính là những nét đặc trưng rất riêng ở miền Tây. Người dân Nam bộ từ lâu rất tự hào về sự giàu có của những sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Điển hình như món lẩu cá linh hoa điên điển. Để món lẩu này ngon, trước hết phải chọn cá linh tươi mang về móc ruột, làm sạch, để vào rổ thưa cho ráo nước, ướp với tỏi, ớt, đường, chút muối khoảng 10 phút.
    Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi để nấu, cho vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi. Cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.
    Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Ăn kèm với món có thể là bún tươi hoặc cơm nóng, không thể thiếu một ít nước mắm ngon và ớt để chấm cá.
    Lẩu cháo cua đồng

    lau-.jpg

    Nếu có dịp được ghé xứ dừa Bến Tre, hoặc căn tin khu cư xá Sao Mai, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, bạn sẽ được thưởng thức qua món ăn ngon này.

    Để có được một nồi lẩu cháo thơm ngon, người đầu bếp phải cất công từ khâu chọn cua đến khâu chế biến. Cua đồng phải còn sống, được rửa sạch, bóc vỏ yếm, gỡ mai nạo lấy gạch trong cua để riêng, còn lại cho vào cối giã nát, sau đó lọc lại, cho ít muối, hạt nêm, tiêu. Sau đó, cho hỗn hợp cua vào nồi, đặt lên bếp để lửa vừa rồi chờ đến khi sôi và tiến hành vớt váng cua nổi trên mặt nước.
    Đặc biệt, gạo dùng để nấu cháo phải được rang hơi ửng vàng để khi nấu hạt cháo có mùi vị thơm thơm. Cháo nấu lẩu cua đồng phải thật loãng, ngập nước dùng để còn nhúng rau. Khi cháo chín mới đưa vào nồi lẩu cua đồng có nấm rơm, hẹ, hành tím, tiêu, ngò, hành lá và nêm mắm muối cho vừa ăn. Gạch cua cũng xào riêng cho dậy thơm và cho vào lẩu.
    Món ăn sẽ thêm phần hấp dẫn nếu bạn kết hợp với nhiều loại rau đồng quê: rau má, rau ngót, rau mồng tơi và mướp hương... Và một chút gừng xắt sợi kèm theo, cùng nước chấm mắm ngon cũng sẽ làm bạn ấm bụng hơn với món lẩu này.
    Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó, thực khách cũng đủ thấy khoái vị. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân giã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.
    Lẩu mắm miền Tây

    laumam.jpg

    Để thưởng thức một nồi lẩu mắm đúng chất miền Tây, bạn có thể ghé quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5, TP HCM.

    Người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu thành lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Tại đây họ có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và để có nồi lẩu mắm thơm, bạn phải chọn loại mắm ngon ở miệt vườn Cần Thơ, Cà Mau, hay Châu Đốc...
    Mắm sau khi nấu, lọc bỏ xương lấy nước. Cho tỏi băm, sả, ớt vào nồi đảo lên cho vàng đều, cho thịt ba dọi vào xào thơm, tiếp tục đổ nước mắm vào, nấu sôi lên, nêm một ít đường, bột ngọt. Để mùi mắm dịu, ngọt tự nhiên, nên lấy một nắm sả đập dập bỏ vào nấu. Tiếp theo, bạn cho cá vào trần để nồi nước mắm có vị ngọt, rồi vớt ra dĩa, tiếp tục bỏ cà tím, khổ qua (cắt miếng vừa ăn). Cuối cùng tất cả nguyên liệu vừa làm xong ra một cái lẩu, để lửa liu riu.
    Cái màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả; vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.
    Người ta thường nói "Về vùng sông nước ăn rau" và chính sự kết hợp tuyệt vời giữa các loại rau, hoa cùng với nồi lẩu, đã tạo nên bản âm hưởng giao hòa trong ẩm thực đặc trưng miệt sông nước. Đây cũng là cách để mỗi người có thề tận hưởng trọn vẹn phong thái ẩm thực thiên nhiên đầy khoáng đạt của miệt vườn, mà khó vùng đất nào có được.

    Thư Kỳ
    Link : [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]


  17. ka1jpg1352195886.jpg
    Nổi bật trong danh sách các hoa hậu kinh doanh chính là Hà Kiều Anh,
    hoa hậu báo Tiền Phong năm 1992.

    1kieuanh02JPG05702020Copy2020Copyjpg1352
    Hà Kiều Anh kinh doanh từ quán café, nhà hàng tới bất động sản.
    Cô rất mát tay trong lĩnh vực bất động sản khi sở hữu nhiều tài sản
    có giá trị và một khách sạn 5 sao ở Vũng Tàu.

    tt1jpg1352195886.jpg
    Đăng quang ngay sau Hà Kiều Anh, Hoa hậu Nguyễn Thu Thủy cũng nổi tiếng vì
    nhan sắc và tài kinh doanh.

    2thuthuy02jpg0570jpg1352195886.jpg
    Cô từng rất thành công với kinh doanh spa.

    3thuhuong01jpg0570jpg1352195886.jpg
    Cô từng rất thành công với kinh doanh spa. 3. Giành được vương miện
    Hoa khôi thể thao và Á hậu 2 Quý bà thế giới, Nguyễn Thu Hương còn rất
    nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh.

    th2jpg1352195886.jpg
    Cô rất thành công ở cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty lớn và Thư ký
    tòa soạn tạp chí Cẩm nang mua sắm.

    gm1jpg1352195886.jpg
    Hoa hậu Đền Hùng Giáng My được ca ngợi là người đẹp
    không tuổi.

    7hoangyen02jpg0570jpg1352195886.jpg
    Hoa hậu Đền Hùng Giáng My được ca ngợi là người đẹp
    không tuổi.

    gm4jpg1352195886.jpg
    Cô còn được ca ngợi vì giỏi bốn ngoại ngữ Anh, Nga, Thái, Hoa.
    Hiện cô là giám đốc đối ngoại một tập đoàn truyền thông lớn của Thái Lan tại Việt Nam.

    dh5jpg1352195886.jpg
    Nguyễn Diệu Hoa cũng là gương mặt sáng giá trong giới Hoa hậu sau khi đăng quang
    ngôi vị cao nhất cuộc thi hoa hậu toàn quốc báo Tiền Phong lần thứ 2 năm 1990.

    5dieuhoa02jpg0570jpg1352195886.jpg
    Cô thông thạo 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Ấn và Thái. Hiện nay cô đang làm trưởng bộ phận
    kinh doanh tại công ty JF TRADING của Thái Lan.

    khjpg1352195886.jpg
    Hoa hậu quý bà Đoàn Thị Kim Hồng là một tiến sĩ.

    6kimhong01jpg0570jpg1352195886.jpg
    Cô là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty
    Quảng cáo và Hội chợ Thương mại CIAT.

    hy1jpg1352195886.jpg
    Hoàng Thị Yến sinh năm 1976. Cô đoạt vương miện Hoa hậu quý bà Việt Nam năm 2009.

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  18. Petrolimex lỗ 2.604 tỉ đồng năm 2011

    Kiểm toán nhà nước (KTNN) cho biết đã kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 tại [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]. Theo đó, doanh nghiệp này lỗ 2.604 tỉ đồng, chủ yếu do chênh lệch tỷ giá.
    Petrolimex-lo-2011.png

    Một cây xăng đại lý của Petrolimex


    Theo Tổng KTNN Đinh Tiến Dũng, trong phiếu ghi chất vấn, đại biểu Quốc hội đề nghị cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối lớn (hôm 29-10-2012), KTNN đã phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 tại Petrolimex.
    Theo đó, nguyên nhân do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng cao đột biến. Riêng với Petrolimex, đánh giá lại số dư vay và nợ vay phải trả bằng ngoại tệ ngày 11-2-2011 thì lỗ chênh lệch tỷ giá đã lên tới 1.853 tỉ đồng. Tiếp đến là giá bán lẻ nhiều giai đoạn thấp hơn giá cơ sở do liên bộ Công Thương-Tài chính thực hiện các biện pháp bình ổn giá xăng dầu.
    Nguyên nhân khác là do chi phí kinh doanh tăng do các yếu tố tiền thuê đất, tiền lương, chi phí vận chuyển tăng và một số nguyên nhân khác.
    Cụ thể hơn, lợi nhuận trước thuế năm 2011 theo báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex lỗ 1.423 tỉ đồng. Bao gồm: lỗ của khối kinh doanh xăng dầu là 2.358 tỉ đồng (trong đó lỗ kinh doanh xăng dầu là 2.604 tỉ đồng), lãi của khối các công ty cổ phần, kinh doanh khác và do bù trừ hợp nhất báo cáo tài chính 935 tỉ đồng. Số lỗ 1.423 tỉ đồng chưa tính đến khoản lỗ do định giá lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán tại thời điểm chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần là 949 tỉ đồng.
    Năm 2009 và năm 2010, KTNN không thực hiện kiểm toán tại Petrolimex. Song theo báo cáo của doanh nghiệp này, năm 2009 họ lãi 2.660 tỉ đồng và năm 2010 lỗ 172 tỉ đồng.
    KTNN cũng cho biết, năm 2011, kết quả kiểm toán tại Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipeco) cho thấy đơn vị này lỗ 18 tỉ đồng (năm 2009 lỗ 54 tỉ đồng và năm 2010 lỗ 136 tỉ đồng). Nguyên nhân lỗ của Mipeco cũng tương tự như Petrolimex. Song nơi này lỗ lũy kế toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đến 31/12/2011 là 568 tỉ đồng. Thị phần của Mipeco hiện còn 2,2% (theo thống kê của Bộ Công Thương).
    Riêng Saigon Petro, KTNN đang thực hiện kiểm toán, chưa có kết quả cuối cùng. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Saigon Petro, năm 2009 họ lãi 205 tỉ đồng, năm 2010 lãi 345 tỉ đồng và năm 2011 lỗ 63 tỉ đồng. Thị phần của Saigon Petro đến cuối năm 2011 là 11,9%.
    Bộ Công Thương vừa có góp ý dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 234 của Bộ Tài chính về cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu. Bộ Công Thương để nghị: để minh bạch giá cơ sở cần thống nhất định mức cụ thể của chi phí kinh doanh xăng dầu định mức và lợi nhuận định mức trước thuế .
    Ví dụ: chi phí kinh doanh là 860 đồng/lít, lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Hoặc con số này sẽ được Bộ Tài chính điều chỉnh và công bố tại thời điểm tháng đầu tiên hàng năm hay quí 1 và có nguyên tắc, cơ sở tính toán điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức.
    Bộ Tài chính đã dự kiến mức thù lao đại lý không quá 50% mức chi phí kinh doanh định mức. Song Bộ Công Thương cho rằng cần phải quy định cả mức thù lao tối thiểu (không quá 30% chi phí định mức) để ngăn ngừa tình trạng đầu mối ngăn đại lý nhập hàng, giảm lỗ.
    Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét việc ngừng trích quỹ bình ổn xăng dầu vì không thể trích quỹ từ túi người tiêu dùng mãi mà không có thời hạn và quy định cụ thể.

    Ngọc LanTBKTSG

    Link : [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  19. Ronaldo: "Khiêm tốn quá là kiêu căng!"



    TTO - Sau khi tuyên bố anh và Messi chẳng có bạn bè gì với nhau, Cristiano Ronaldo lại tiếp tục bằng phát biểu: nếu được quyền, anh sẽ bầu cho chính mình trong cuộc đua giành Quả bóng vàng FIFA 2012.

    ImageView.aspx?ThumbnailID=598044
    Là đội trưởng đội tuyển Bồ Đào Nha, Ronaldo không được phép bầu phiếu cho mình trong cuộc bầu chọn Quả bóng vàng FIFA 2012 - Ảnh: Getty

    Cầu thủ đoạt Quả bóng vàng là người có số phiếu bình chọn cao nhất dựa trên phiếu bầu của HLV trưởng, đội trưởng các đội tuyển quốc gia và một số nhà báo danh tiếng do tạp chí France Football đề cử. Theo luật FIFA, những người được quyền bỏ phiếu (HLV trưởng, đội trưởng các đội tuyển quốc gia) không được phép bầu chọn cho chính mình trong các cuộc bầu chọn.

    Hiện Ronaldo đang là đội trưởng đội tuyển Bồ Đào Nha. Và theo luật, Ronaldo sẽ không được bỏ phiếu cho chính mình trong cuộc bầu chọn Quả bóng vàng FIFA 2012 mà anh đang là một trong những ứng cử viên.

    Phát biểu trên tạp chí France Football, Ronaldo cho biết: "Nếu được quyền, tôi sẽ bầu cho chính mình. Tôi là tôi và tôi hạnh phúc vì điều đó. Khiêm tốn quá là điều không tốt. Ở Bồ Đào Nha, chúng tôi nói rằng nếu quá khiêm tốn lại là kiêu căng".

    "Tôi chơi bóng vì niềm đam mê và tình yêu với đội bóng mà tôi đại diện. Tôi không chơi bóng vì tiền. Nếu chơi bóng vì tiền, tôi đã đến với một CLB khác. Tất cả cầu thủ đều hạnh phúc khi được những đội bóng mạnh như Paris Saint-Germain, Manchester United hay Chelsea ve vãn, nhưng điều đó không nằm trong suy nghĩ của tôi", Ronaldo cho biết thêm.

    Chủ nhân Quả bóng vàng 2012 sẽ được FIFA công bố trong đêm gala tại Zurich (Thụy Sĩ) vào ngày 7-1-2013. Đối thủ lớn nhất của Ronaldo trong cuộc bầu chọn năm nay vẫn là Lionel Messi - nhạc trưởng của CLB Barcelona và cũng là đội trưởng đội tuyển Argentina.

    Lionel Messi đã giành Quả bóng vàng liên tiếp trong 3 năm vừa qua (2009, 2010, 2011), trong khi Ronaldo chỉ mới một lần giành chiến thắng vào năm 2008 và 3 lần về nhì vào các năm 2007, 2009 và 2011.

    THIÊN PHÚC

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  20. Giáo dục - những bài học "lạc lối":

    Lận đận đời phân ban



    TTCT - Việc tổ chức dạy học phân hóa theo mô hình phân ban là một chủ trương được ngành GD-ĐT kiên trì theo đuổi đằng đẵng mấy chục năm dù đã vài ba lần “phá sản”. Dư luận mặc nhiên xem phân ban đã chết, còn ngành GD-ĐT trên thực tế đang chấp nhận tiễn đưa chương trình phân ban về quá vãng một cách lặng lẽ...

    ImageView.aspx?ThumbnailID=597501

    Trần Việt S., sinh năm 1975, cựu học sinh ban D thí điểm khóa 1989-1992 Trường phổ thông trung học (PTTH) Hoàn Kiếm, nay là THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tự gọi mình là thế hệ “chuột bạch”: “Cấp I, cấp II là chuột bạch, cấp III cũng là chuột bạch, lên ĐH chúng tôi cũng thuộc lứa cuối cùng phải thi chuyển giai đoạn sau khi học ĐH đại cương”.

    Chân dung “mẻ sản phẩm đầu”

    S. và bạn bè cùng tuổi là “mẻ sản phẩm” đầu tiên của cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba - lần đầu tiên cả nước thực hiện thống nhất một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Năm học 1981-1982, S. được học luôn lớp 1 thay vì phải qua lớp vỡ lòng như học sinh các khóa trước. Cũng từ năm đó, sách giáo khoa mới được thay thế sách giáo khoa cũ theo trình tự cuốn chiếu, bắt đầu từ lớp 1 (không qua thí điểm như lần đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau này, từ năm 2002).

    Học xong lớp 8, một nửa số bạn cùng khóa S. tiếp tục học lớp 9 sách mới, nửa còn lại có kết quả học tập cao hơn được vào thẳng lớp 10 và học sách cũ. S. thuộc diện thứ hai nhưng lại không thoát khỏi vòng xoáy “chuột bạch” khi trở thành học sinh Trường PTTH Hoàn Kiếm, một trong hai trường trên toàn quốc được chọn làm thí điểm phân ban (hồi đó còn gọi là chuyên ban). Trường còn lại là PTTH (nay là THPT chuyên) Lê Hồng Phong, lúc đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định). Học sinh trúng tuyển vào hai trường này đều thuộc diện khá giỏi.

    S. học lớp 10 Trường Hoàn Kiếm năm học 1989-1990. Những học sinh khối 10 được chia ra học năm ban A, B, C, D, E - tương ứng với các khối thi ĐH, trừ ban E là ban dành cho những học sinh thi trượt bốn ban kia. Có bảy lớp, bốn lớp A - B - C - D và ba lớp E1- E2 - E3. S. học lớp D, chuyên ngoại ngữ. “Nếu học để thi vào ĐH thì học chương trình đó khá hiệu quả. Nhưng do học quá lệch một số môn mà chúng tôi tự thấy mình thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để học ĐH. Chẳng hạn, khi học các ngành kinh tế, những người học ban D rất khó khăn khi học về ma trận, tuyến tính hoặc các chương trình toán kinh tế.

    Ngồi lại với nhau sau 20 năm ra trường, anh em ban D chúng tôi thấy mình rất thiệt thòi so với các bạn ban A. Cứ như chúng tôi có cái vòng kim cô úp trên đầu, thi ĐH chỉ có thể thi khối D mà hồi đó chỉ các trường ngoại ngữ mới tuyển khối D, muốn thi khối A thì không đủ kiến thức. Để dễ xin việc, hầu hết chúng tôi đều phải học thêm ĐH chuyên ngành 2” - S. chia sẻ.

    Khóa của S. là khóa duy nhất học chương trình thí điểm đợt ấy. Cũng như Trường Lê Hồng Phong, với khóa sau đó (tuyển sinh năm học 1990-1991) Trường Hoàn Kiếm trở về dạy chương trình đại trà để đợi đến năm học 1993-1994 mới tiếp tục tham gia vào công cuộc thí điểm phân ban lần hai, rồi lần ba (từ năm học 2003-2004).

    Ăn đong

    Ngay trong lần đầu tiên thí điểm, chương trình phân ban đã gặp sự phản kháng của dư luận. Theo thiết kế, chương trình có năm ban nhưng chỉ Trường Hoàn Kiếm thực hiện đủ. Trường Lê Hồng Phong chỉ làm được ba ban A, C, D mà lý do như thầy Vũ Đức Thứ, nguyên hiệu trưởng nhà trường, nói: “Người dân không cho con đăng ký vào hai ban B và E”. Nhưng những ám ảnh, thậm chí là nỗi kinh hãi mà quãng thời gian thí điểm này in lại trong tâm trí các lãnh đạo, giáo viên hai trường trên vẫn là những chuyện hậu trường mà người trong cuộc mới thấm.

    “Triển khai một chủ trương ra đời từ trước đó chục năm mà lối làm việc rất chắp vá, thiếu trách nhiệm, vừa làm vừa ăn đong. Chúng tôi vừa dạy vừa chờ tài liệu nên có những bài như Chí Phèo của môn văn giáo viên phải dạy tới bảy tiết! Đã vậy nội dung tài liệu được biên soạn rất chán khiến giáo viên vừa không hứng thú vừa khó dạy” - thầy Nguyễn Châu Điểm, hồi đó là phó hiệu trưởng Trường Hoàn Kiếm, nói.

    Cũng theo thầy Điểm, kể cả hai đợt thí điểm về sau tình hình không khá hơn, giáo viên vẫn cứ phải chơi trò ú tim với Bộ GD-ĐT và các nhà soạn sách. Chẳng hạn hồi thí điểm lần ba, giáo viên dạy hết lớp 10 (năm học 2003-2004) rồi mà chưa biết lớp 11 năm tới sẽ dạy gì, dạy xong lớp 11 (năm học 2004-2005) lại “nghển cổ” đợi sách lớp 12.

    “Chúng tôi chỉ mong các tác giả viết sách về trường để đề nghị họ dạy cho chúng tôi những bài họ soạn xem họ có dạy được không! Tôi từng đề nghị ngành giáo dục nên học tập ngành nông nghiệp tổ chức những “hội nghị đầu bờ”, nghĩa là các nhà khoa học tổ chức dạy mẫu rồi thảo luận rút kinh nghiệm ngay sau tiết dạy luôn nhưng chẳng ai quan tâm” - thầy Điểm bức xúc.

    Thầy Vũ Đức Thứ dùng khái niệm “ăn đong” khi nhận xét về quãng đường hơn chục năm với ba đợt thí điểm phân ban mà lần nào cũng “rất cập rập, thiếu sự chuẩn bị cả về con người lẫn tài liệu, nội dung một số tài liệu cũng viết lôm côm”. Một số giáo viên giỏi của Trường Lê Hồng Phong sau khi dạy thí điểm một năm đã tỏ thái độ không phục các tác giả viết sách bằng cách xin thôi dạy các lớp thí điểm vì hồi đó trường vừa có hệ thí điểm vừa có hệ đại trà. “Sự không nghiêm túc, không cẩn trọng trong tu thư là vấn đề tồn tại đến bây giờ” - thầy Thứ nhận xét.

    ImageView.aspx?ThumbnailID=597500
    Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) khối C năm 2012 tại hội đồng thi Trường CĐ kỹ thuật Cao Thắng TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

    Gọt chân cho vừa giày

    Theo các chuyên gia giáo dục, phân ban là một mô hình tổ chức dạy học có tính lịch sử của nước ta. Đó là mô hình được áp dụng từ thời thuộc Pháp và vẫn được duy trì ở miền Nam cho đến năm 1975. Ở miền Bắc, cuộc cải cách giáo dục lần 1 năm 1950 đã xác lập hệ thống giáo dục phổ thông gồm chín năm (chưa kể năm vỡ lòng) thay thế hệ thống cũ; năm 1956 lại cải cách một lần nữa để hợp nhất hai hệ thống giáo dục (vùng tạm chiếm và vùng tự do) thành một hệ thống gồm mười năm. Sau năm 1975, miền Nam vẫn duy trì hệ thống giáo dục 12 năm nhưng bỏ phân ban.

    Chủ trương phân ban lần đầu tiên được đề cập vào năm 1979. Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị BCH T.Ư khóa IV ban hành năm 1979 về cải cách giáo dục nêu “sẽ thực hiện phân ban một cách hợp lý trên cơ sở giáo dục toàn diện”.

    Đây là cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba của Đảng và Nhà nước ta nhưng là cuộc đầu tiên được tiến hành một cách rất bài bản bởi có hẳn một ủy ban cải cách giáo dục mà chủ tịch ủy ban là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thành viên ủy ban là những trí thức, những nhà lãnh đạo lừng danh một thuở như cố bộ trưởng Bộ Đại học Nguyễn Đình Tứ, bộ trưởng Bộ Giáo dục (và sau này là phó chủ tịch nước) Nguyễn Thị Bình, cố GS viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn, cố GS viện sĩ Trần Đại Nghĩa, GS viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS viện sĩ Đặng Hữu... Tuy nhiên, những được mất của lần cải cách giáo dục này là gì không ai có thể khái quát được bởi đơn giản là nó chưa bao giờ được tổng kết.

    Dẫu là con đẻ của một khởi đầu bài bản như vậy nhưng chương trình phân ban qua các lần thí điểm thiếu hẳn một tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt. Do thiếu lập luận khoa học vững chắc nên các nhà thiết kế chương trình vừa làm vừa nghe ngóng kiểu “đẽo cày giữa đường”, vì thế diện mạo mô hình phân ban thay đổi chóng mặt, các phương án liên tục được điều chỉnh theo cách “gọt chân cho vừa giày”. Mỗi lần thí điểm lại gắn với những cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý khoa học khác nhau nên càng thí điểm càng mông lung. Sát đến giờ “G” mà phương án phân ban vẫn chưa ngã ngũ.

    Tới tháng 9-2006 đã phải triển khai đại trà (sau khi lỗi hẹn hai năm) mà tháng 9-2005, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục mới đề xuất bổ sung một ban bên cạnh hai ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn theo thiết kế ban đầu của thí điểm lần ba. Ban mới này ban đầu có tên là cơ sở, về sau được ấn định tên là cơ bản. Ngay lập tức giới chuyên môn hình dung đây chính là “ban không phân ban”. Như vậy dù thí điểm hai ban nhưng từ năm học 2006-2007 khi triển khai đại trà, chương trình phân ban có tới ba ban.

    Duy có một ý chí bền bỉ không suy giảm theo tháng năm là niềm tin vào tính tiên tiến bậc nhất của mô hình phân ban của các thế hệ lãnh đạo Bộ GD-ĐT, mặc dù quan điểm này có rất nhiều học giả phản đối. GS Trần Thanh Đạm khẳng định: “Về giáo dục cũng như về khoa học, trung học phân ban là một mô hình giáo dục phổ thông lỗi thời chứ không phải tiên tiến”. Còn GS Nguyễn Xuân Hãn thắc mắc: “Thực tế phân ban không được xã hội chấp nhận. Vậy tại sao vẫn đeo bám?”.

    Khát vọng khẳng định sự thành công?

    Thật ra từ năm 2005, phía Bộ GD-ĐT mà đại diện tiêu biểu là GS Nguyễn Hữu Châu, viện trưởng Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (nay là Viện Khoa học giáo dục VN), và ông Lê Quán Tần, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, đã thường xuyên sử dụng khái niệm “phân hóa”. Lúc đó ông Tần là người vừa được lãnh đạo bộ luân chuyển sang vị trí vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thay ông Nguyễn Văn Trang, còn ông Trang làm chánh thanh tra thay ông Tần.

    Theo những nguồn tin đáng tin cậy, việc thay người này liên quan tới quan điểm của ông Trang về khả năng thành công của thí điểm phân ban. Ông Tần gọi cái mà Bộ GD-ĐT đang thí điểm và sắp triển khai đại trà là “dạy chương trình phân hóa”. Đó là lý do để ông Tần cho rằng việc phủ định hay khẳng định ý kiến “phương án phân ban đã sụp đổ ngay từ lúc chưa mở đầu” đều không có căn cứ thực tế. Hồi đó ông Tần cho rằng mục đích của thí điểm chương trình phân ban là dạy chương trình phân hóa nên cho dù thực tế ở đâu đó chỉ còn lại một ban cũng không có nghĩa là phân ban đổ vỡ!?

    Khát vọng được thừa nhận sự thành công của chương trình phân ban của Bộ GD-ĐT thể hiện đặc biệt mạnh mẽ trong ngày họp báo chuẩn bị năm học 2006-2007. “Trong quá trình thí điểm chúng ta đã phát hiện và thấy rằng phải tìm kiếm mô hình hiệu quả hơn. Đó chính là sự tích cực, là thành công của thí điểm” - GS Nguyễn Hữu Châu nói.

    Còn ông Lê Quán Tần lập luận: “Phân ban là một hình thức tổ chức dạy học chứ không phải chương trình dạy học. Chúng ta không chuẩn bị sách giáo khoa cho phân ban mà chuẩn bị cho việc dạy học phân hóa”. Nhưng theo một chuyên gia cao cấp của Bộ GD-ĐT, phân hóa là một cách thức tổ chức dạy học, trong đó phân ban mô hình cổ điển của dạy học phân hóa mà Pháp và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp thường áp dụng.

    Một mô hình khác của dạy học phân hóa được nhiều người tâm đắc là dạy học bắt buộc vài môn, còn lại là tự chọn. Điển hình cho xu hướng này là giáo dục Mỹ. Tuy nhiên, để tổ chức được mô hình tự chọn, số phòng học phải nhiều ít nhất gấp ba lần số lớp học, trong khi ở ta đa số trường vẫn phải tổ chức học hai ca/ngày. Đó là lý do vì sao mô hình phân ban được lựa chọn làm thí điểm.

    Trên thực tế, tổ chức dạy học phân hóa theo mô hình phân ban gần như không còn ý nghĩa mà bao trùm lên vẫn là phân hóa theo khối thi đại học. Theo tổng kết của Bộ GD-ĐT sau ba năm triển khai đại trà phân ban, năm học 2008-2009 cả nước có gần 84% học sinh lớp 10 học ban cơ bản, hơn 14% học ban khoa học tự nhiên, xấp xỉ 2% học ban khoa học xã hội và nhân văn.

    Trước đó, năm 2006, bộ hi vọng tỉ lệ này đạt lần lượt là 60% - 30% - 10%. Đến nay, Bộ GD-ĐT chưa công bố số liệu mới nào về tỉ lệ phân ban. Trong báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 gồm 59 trang của Bộ GD-ĐT, tuyệt nhiên không nhắc đến từ “phân ban”.

    Lớp phân ban biến thành lớp luyện thi ĐH

    Bạn Nguyễn Huỳnh Phương Duy, từng học chương trình phân ban khoa học tự nhiên tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM, cho biết đã chọn học phân ban đúng nguyện vọng cá nhân, vì có sở thích và năng khiếu các môn tự nhiên và hướng đi thi ĐH khối A. Nhưng vào học thực tế thì thấy chương trình phân ban “loay hoay cũng chỉ có lợi ích để luyện thi ĐH, không mấy ai thấy mục đích ý nghĩa thật sự của phân ban, ấn tượng chương trình này nhạt nhòa. Giờ không học sinh nào quan tâm phân ban đang sống chết ra sao. Chỉ thấy hiện nay, để nhẹ nhàng hơn, người ta cho học chương trình cơ bản và tăng tiết các môn thi ĐH”.

    Đặng Nhật Ánh, cựu học sinh chuyên văn Trường chuyên Quang Trung (Bình Phước), từng học chương trình THPT phân ban khoa học xã hội, cho biết: “Gọi là phân ban theo năng lực, sở thích của người học nhưng thực tế nhà trường dắt đi đâu học sinh phải theo đó. Cứ vào lớp chuyên văn đương nhiên học phân ban xã hội, không có sự chọn lựa nào khác. Năm lớp 10, lớp phân ban của tôi học đúng chương trình nâng cao (bốn môn văn, sử, địa, ngoại ngữ) nhưng lên lớp 11 và 12 chỉ học nâng cao ba môn thi ĐH của mình thôi. Như vậy, định hướng phân ban có khác gì luyện thi ĐH?”...

    Thực tế nhiều học sinh học phân ban theo định hướng của nhà trường nhưng không biết học để làm gì...

    PHÚC ĐIỀN



    Sơ lược lịch sử thí điểm chương trình phân ban

    Lần 1: Tiến hành thí điểm chỉ với một khóa học sinh duy nhất (1989-1992) tại hai trường là Hoàn Kiếm và Lê Hồng Phong. Mô hình hẹp (5 ban) và sớm (từ lớp 10).

    Lần 2: Thí điểm năm khóa liên tục, tuyển sinh từ năm học 1993-1994 đến năm học 1997-1998, mô hình rộng (3 ban), sớm. Bắt đầu thí điểm tại 14 trường thuộc bảy tỉnh/thành, về sau mở rộng 214 trường tại 53 tỉnh/thành. Dự kiến năm học 2000-2001 sẽ triển khai đại trà. Nhưng năm 1998, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngừng tuyển sinh thí điểm phân ban, Bộ GD-ĐT thành lập ban nghiên cứu để khẩn trương xây dựng lại chương trình phân ban THPT. Tuy nhiên, năm 2000 những học sinh khóa cuối cùng của đợt thí điểm này mới tốt nghiệp.

    Lần 3: Thí điểm từ năm học 2003-2004, tại gần 50 trường của 11 tỉnh/thành, mô hình rộng (2 ban), sớm. Dự kiến thí điểm một năm rồi triển khai đại trà luôn từ năm học 2004-2005. Trên thực tế, hai năm sau, từ năm học 2006-2007 ngành GD-ĐT mới triển khai được đại trà sau khi đã nhiều lần điều chỉnh phương án phân ban. Lần điều chỉnh cuối cùng là thêm ban cơ bản, một ban được giới chuyên môn xem là “ban không phân ban”, để cuối cùng cả nước hầu như chỉ học “ban không phân ban” này.



    THƯ HÊN

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    • Like 1

  21. Cho con thuê nhà?



    PNO - Lâu lắm rồi vợ chồng ông bà Hoàng mới lại có chuyện lục đục. Bởi về hưu đã hơn chục năm, ông bà cũng đã “yên” với những nỗi sân si, ham muốn, tỵ nạnh… của cuộc đời và trong gia đình.

    Họ đang sống nhẹ nhàng với cậu con trai 28 tuổi đang dự định năm sau cưới vợ. Chuyện cưới xin đã được gia đình hai bên quyết đâu vào đấy. Quan trọng nhất là nhà cửa của đôi vợ chồng trẻ cũng không còn gì phải bàn bạc. Bạn bè hai đứa nhỏ đều ganh tỵ chúng tốt số vì ông bà Hoàng có dư một căn nhà khá xinh, cho thuê khoảng gần chục năm nay, giờ lấy lại cho con. Ông bà rất hãnh diện với gia đình sui gia vì lo được cho con từ chuyện học hành, công việc và cả nhà cửa khi ra riêng.

    Tuy nhiên, nghĩ tới nghĩ lui, ông bà cũng lo vì tiền thuê nhà coi như không có nữa, vợ chồng chỉ còn lương hưu để chi tiêu mọi khoản. Bà an ủi ông: “Lâu nay tôi cũng dành được ít tiền gửi ngân hàng, cộng với lương hưu cũng không thiếu đâu, ông đừng lo. Mà lỡ có đau ốm, bệnh hoạn gì, chẳng lẽ con nó không lo cho mình”. Mọi việc xếp đặt đã xong thì đùng một cái, lại phát sinh chuyện phải suy nghĩ.

    Ông Thịnh là người quen của ông Hoàng, ở nước ngoài đã mấy chục năm, giờ về chơi. Không phải là người sĩ diện, háo thắng nên ông Thịnh tâm sự thật lòng rằng, dù ở bên cái xứ giàu sang, hiện đại nhưng cuộc sống của ông cũng không phải dễ dàng có gì. Mãi 5,6 năm trước tuổi về hưu, ông mới trả hết nợ căn nhà khang trang mà mọi người nhìn thấy trong ảnh. Tài sản lớn nhất của ông bây giờ là căn nhà đó và hai đứa con đã lập gia đình và có công ăn việc làm. Giờ ông sống khá thảnh thơi, không phải lo toan về vật chất vì lương hưu tạm đủ xài, chỉ mỗi tội cô đơn vì vợ ông mất cách đây đã chục năm. Điều quan trong là đúng vào lúc này, ông tìm lại được cô bạn gái mà ông yêu thời còn đi học. Ý hợp tâm đầu, họ quyết định gắn kết tuổi già với nhau. Để chiều ý người vợ tương lai không muốn tha hương tuổi già, ông quyết định về Việt Nam định cư. Toàn là những thông tin vui vẻ nên cuộc gặp mặt của ông bà Hoàng với ông Thịnh hết sức thoải mái, rôm rả.

    Bất chợt, giữa câu chuyện, ông Hoàng hỏi ông Thịnh: “Vậy cái nhà anh bên đó để lại cho đứa nào? Có nhiều tiền không?”. Ông Thịnh điềm nhiên trả lời ngay: “Thì cũng vài trăm ngàn USD nhưng bước đầu tui chưa bán, dự tính cho thằng con trai nó thuê. Vợ chồng nó đang tính ra riêng, mua nhà. Giờ nó ở luôn nhà của tôi thì trả tiền thuê nhà cho tôi. Một tháng nó thuê nhà cũng phải 1.500 USD, tôi chỉ lấy của nó 7-800 USD thôi”. Vợ chồng ông bà Hoàng tròn mắt: “Chứ… ông không để cho nó ở mà lại cho thuê”. Ông Thịnh nói luôn: “Tôi cũng đang cần tiền để xây dựng cuộc sống mới. Nó thuê nhà của bố nó thì quá rẻ…”.

    Chuyện của ông Thịnh khiến vợ chồng ông Hoàng tranh cãi nhau ngay đêm hôm đó. Bà Hoàng chỉ trích: “Ai lại đi lấy tiền nhà của con. Đúng là loại người ích kỷ. Hay sống ở xã hội rạch ròi tiền bạc, người ta như thế không biết”. Ông Hoàng phân tích: “Thật ra, tôi thấy ông Thịnh cũng có cái lý của ổng. Làm thế để con cái biết cố gắng phấn đấu xây dựng cái của mình. Tụi mình cũng từ nghèo khó đi lên, cũng vất vả lắm mới có cơ ngơi này nên mình biết quý trọng, biết giữ gìn. Bước đầu tạo dựng sự nghiệp, tụi nó cũng phải từ bàn tay trắng thì mới có ý chí phấn đấu, có trách nhiệm với gia đình và bản thân. Lo cho tụi nó hết thì tụi nó sẽ ỷ lại”. Bà Hoàng phản bác: “Cả đời mình làm để làm gì? Mình sống, làm lụng, kiếm tiền cũng là để cho con cho cháu, cho tụi nó được dễ dàng hơn mình, chứ có phải để cho mình hưởng đâu?”. Ông Hoàng cau mặt: “Mình đã nuôi chúng ăn học thành tài, có cái nghề cái nghiệp, theo tôi đã là hoàn thành nghĩa vụ với con. Cái dở của chúng ta là lúc nào cũng nghĩ làm vì con, sống vì con, hy sinh hết cho con. Thế rồi cả cuộc đời mình sống cũng không ra sống. Đến con mình lại sống cuộc sống như thế với con cái chúng. Vậy thì ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người là ở đâu?”.

    Nghe ông lý luận, bà Hoang nhìn ông lom lom đầy cảnh giác: “Hôm nay ông có kiểu suy nghĩ gì thế? Hay lại muốn bắt chước người Tây, thu tiền nhà của con?” Ông Hoàng trả lời: “Tôi thấy ông Thịnh suy nghĩ có cái đúng của ông ấy. Việt Nam mình có khối người làm lụng quần quật cả đời, đến già giao nhà cửa tiền bạc cho con, rồi gặp đứa bất hiếu, đuổi ra khỏi nhà, tranh giành nhau… Trong khi bây giờ gây dựng ý thức trách nhiệm cho nó, thì đến lúc mình chết đi cũng để cho nó chứ cho ai, có ai mang theo đâu. Mà bà thấy ông Thịnh kể, con ông ấy cũng có phản đối gì đâu. Tụi nó coi đó là chuyện bình thường”. Bà Hoàng giãy nảy: “Phải rồi, phân minh rạch ròi thế, sòng phẳng thế, hèn chi con cái bên đó nó có cần phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ đâu. Nó lớn là đường nó nó đi, nhà nó nó ở, nửa năm hay có khi vài năm mới thăm bố mẹ một lần. Có khi còn đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão rồi bỏ đó luôn”.

    Lời qua tiếng lại, đến mức ông Hoàng to tiếng: “Bà chê người ta sòng phẳng, còn bà thì sao? Nếu bà nghĩ cho tụi nó để rồi tụi nó phụng dưỡng mình, cũng có khác gì đi thuê tình cảm?” Bị xúc phạm, bà Hoàng quay lưng ngủ, miệng còn lẩm bẩm: “Thôi thì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Ai có cách xử sự của người đó, miễn là người trong cuộc thấy bằng lòng, tôi không phán xét người quen của ông, nhưng ông cũng đừng bắt tôi làm thế với con cháu mình”.Ông Hoàng cũng quay lưng lại vợ, ngẫm nghĩ: “Ừ, bà ấy nói cũng đúng. Nhà nào có cách giải quyết vấn đề của nhà đó. Nhưng, nhà mình một vấn đề có đến hai cách giải quyết. Ai đúng, ai sai đây?”.

    LINH HÀ

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  22. Lời hứa



    PN - Chị tâm sự, mẹ chị rất khổ vì ba chị phong kiến, gia trưởng, anh hứa không bao giờ. Chị nói, rất sợ vì tấm gương ngay trước mắt là ông anh chị đi làm về cứ nằm dài đọc báo chờ dọn cơm sẵn mới chịu ngồi vô bàn, anh hứa không bao giờ.

    Chị kể, chị gái của chị lúc nào cũng buồn vì chồng cất tiền riêng, anh hứa không bao giờ. Chị nói, có đứa bạn thân phận như đầy tớ vì chồng phát tiền chợ mỗi ngày, vợ mua thứ gì cũng phải kê khai rõ ràng, anh hứa không bao giờ. Chị kể, cô hàng xóm ra đường dù mùa hè cũng luôn phải mặc áo kín mít để che những vết thâm tím vì bị chồng đánh, anh hứa không bao giờ.

    Có quá nhiều điều khiến chị sợ hôn nhân, nhưng rồi chị cũng gật đầu về với anh. Hai người bắt đầu cuộc sống lứa đôi bằng việc mua sắm vật dụng cho phòng trọ 20m2. Nhiều đồ thì càng chật chội, anh muốn nói vậy nhưng nhớ tới lời hứa của mình, sợ vợ hiểu lầm nên thôi. Có lẽ hay nhất là cố kiếm tiền để thuê một chỗ ở rộng rãi hơn cho vợ tha hồ bày biện. Nhớ tới những điều vợ kể và lời hứa của mình, anh đưa hết tiền lương cho vợ, cả tiền kiếm được nhờ làm thêm. Về tới nhà, anh vào bếp giúp vợ nấu nướng. Vợ có thai gần đến ngày sinh, anh ngỏ ý nhờ mẹ tới chăm sóc nhưng vợ nói sợ phải làm dâu, anh đành tự mình lo nuôi bà đẻ. Vợ nghỉ ngơi trọn vẹn ba tháng mười ngày và sự nghỉ ngơi đó trở thành thói quen với lý do “tối con khóc quấy nên em mệt quá”.

    Anh mơ hồ nhận ra điều gì đó không ổn nhưng nhớ lời hứa của mình, lại tiếp tục nín lặng. Dần dần, tất cả việc nhà đều do anh làm, ngay cả khi đang có hàng xóm tới chơi nhà mà con khóc thì người đứng lên dỗ con cũng là anh. Mọi người khen chị có phước, chị vui lắm, hãnh diện lắm. Chị mở toang cửa cho mọi người nhìn thấy chồng đang đút cháo cho con, còn mình thì đang bận tay chuyển kênh ti vi.

    Anh thấm mệt vì lời hứa của mình, những lời hứa mà càng cố gắng thực hiện anh thấy mình càng bị tổn thương hơn là đem lại hạnh phúc cho người con gái mà anh từng sợ là dễ vỡ. Ở cơ quan, giờ ăn trưa, anh nhìn cà mèn cơm của người đồng nghiệp được vợ chịu khó dậy sớm nấu cho, lắng nghe đồng nghiệp khoe vợ khéo tay tự may áo quần cho chồng… chợt thấy mình đang nghĩ bâng quơ và…tủi thân!

    Lỗi tại mình cưng chiều vợ quá chăng? Anh tự hỏi. Có lẽ từ nay nên thay đổi. Mà thay đổi cách nào đây? Đứa con trai đã quen được anh chăm sóc nên anh vừa về tới nhà là quấn chặt lấy bố cho tới lúc đi ngủ. Chẳng lẽ đẩy con ra? Cứ thử xem. Anh nói: “Ba bận làm việc, con chơi với mẹ nhé”. Anh đợi vợ dang tay đón con vào lòng nhưng không, vợ anh đang dán mắt vào màn hình máy tính, vừa down về một bộ phim bom tấn, phải xem ngay để mai vào cơ quan có cái “tám” với bạn bè. Anh không kiềm chế được nữa: “Em chưa tắm cho con à?”. Vợ vô tư lắc đầu: “Chưa”. Anh quát lên: “Tắt phim đi”. Vợ nhìn anh, mắt mở to với vẻ chờ đợi cái điều mà chị từng nghi ngại sẽ xảy ra, với vẻ biết chắc là đàn ông rồi ai cũng thế thôi, chỉ màu mè được giai đoạn đầu rồi lộ nguyên hình là kẻ thô cục.

    Anh xẹp xuống, lặng lẽ bế con vào phòng tắm. Tắm con xong, anh không biết mình nên làm gì nữa. Trống rỗng và ngao ngán. Đôi chân đưa anh tới cái nơi mà mọi đàn ông trên thế gian này đều tìm tới khi vui cũng như khi tuyệt vọng: quán nhậu.

    ***

    Chị trách, sao dạo này anh sinh tính nhậu nhẹt. Anh chẳng buồn trả lời. Anh đã thực hiện đủ những gì anh hứa rồi! Chuyện đột nhiên thích uống rượu là phần đời riêng của anh, không liên quan đến chị, đến những lời hứa, hình như vậy.

    Nguyên Hương

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  23. Đừng khóc



    TTCT - Phòng vệ sinh ở bệnh viện phải nói là kinh khủng. Một phòng chưa đầy 18m2, ngăn ra làm hai. Bên tay trái khoảng 3-4 phòng dùng để cho hàng trăm con người tắm rửa, vệ sinh. Bên tay phải là cái bồn dài, là nơi để đánh răng, súc miệng và rửa tùm lum thứ.

    50972e2415791101028.jpg
    Minh họa: Salem

    Phía dưới bồn là một mớ tạp nham, đồ ăn thừa vung vãi, hòa với đủ loại nước bầy nhầy và cả máu. Xung quanh là rác thải y tế không thể nào ghê tởm hơn. Nếu phải đi giặt khăn cho ba, tôi cố gắng vừa đi vừa chỉ dám mở he hé mắt, vừa nín thở. Thế nhưng, bữa đó, ở chỗ dơ bẩn đó, tôi đã dừng chân gần 15 phút.

    Là bởi có một đứa con gái nhỏ thó, cứ đứng vò chiếc khăn nhàu nát và khóc. Việc một người khóc ở bệnh viện đã trở nên bình thường, chẳng ai màng tới. Lúc đầu tôi cũng vậy. Nhưng tới lần thứ ba đi giặt khăn thì đứa con gái ấy vẫn đứng vò cái khăn, y vị trí đó, và nấc từng cơn. Vì em ấy tầm tuổi em trai mình nên tôi thấy đau lòng. Tôi hỏi em ấy có sao không? Em liền trả lời, kiểu như đang cần người chia sẻ, chị ơi, ba em không được tái khám nữa, bác sĩ nói về nhà cố chăm sóc tốt cho ba.

    Lúc này em ấy khóc thành tiếng. Tôi chỉ biết nói không sao đâu, còn nước còn tát mà em, những lời mà má hay động viên những lúc ba tuyệt vọng. Từ bên ngoài, giọng một người đàn ông gọi với vào, sao lâu quá vậy. Em vội rửa mặt, hỏi mắt em còn đỏ không chị. Em hít sâu một hơi, nói lẩm nhẩm đừng khóc, lặp lại hai ba lần như thế. Rồi mặt em ấy tươi hẳn lên, chạy lại đưa ba ra phòng khám làm thủ tục.

    Vậy là ba em ấy, nói như mấy người quê mình, là bác sĩ chê, trả về. Giờ mới thấu hiểu vì sao người ta lại sợ căn bệnh này đến thế. Đầu tiên là một cú sốc nặng, tưởng chừng như có thể chết đi được khi biết mắc phải căn bệnh ấy. Sau đó cả nhà động viên nhau, làm quen với cái tên của nó, chuẩn bị tinh thần lẫn tiền bạc để chiến đấu. Trong hành trình ấy có những lúc phải sống trong nỗi sợ hãi tột cùng. Một nỗi sợ mà cả người bệnh lẫn người nhà phải chịu đựng và đương đầu. Tôi đã quen với cái cảnh như thế.

    Thức dậy từ 2 giờ sáng đi lấy số, chen lấn khi nghe người ta đọc tên, rồi lo sợ, đứng ngồi không yên lúc chờ lấy kết quả. Nếu kết quả xấu, bắt đầu hóa trị, xạ trị. Rồi lại tiếp tục chờ đợi ngoài phòng phẫu thuật. Rồi những đêm nằm lê lết ngoài hành lang lúc nhúc bệnh nhân lẫn người nhà, nghe tiếng la hét đau đớn từ khoa chỉnh hình vọng lại, tiếng xe cấp cứu rú còi dồn dập. Rồi chỉ muốn khóc khi chứng kiến cảnh ba quằn quại vì đau đớn.

    Và không gì hạnh phúc hơn khi nghe bác sĩ thông báo đến ngày xuất viện. Lại muốn khóc khi thấy bước chân rộn ràng, nét mặt hớn hở của ba vì sắp được về nhà, cả những cái bắt tay của ba với mấy chú nằm cùng lời hẹn ngày gặp lại, cùng đủ thứ câu dặn dò, động viên nhau...

    Trưa hôm đó, em dọn dẹp đồ đạc. Em nói tôi lấy nước sôi mà dùng, em còn nhiều lắm. Giọng em nghe nghẹn lại. Ba em ốm nhom, vẫn chưa thay bộ đồ màu hồng của bệnh viện, ngồi bệt dưới đất ăn phần cơm khô khốc bệnh viện phát. Tự nhiên nhớ ngày đầu tiên ba tôi nhập viện, cũng mặc bộ đồ đó, ngồi bệt một góc trong bệnh viện, và cứ nói mãi một câu, biết cảnh kinh khủng thế này ba ở nhà, không bao giờ vào đây. Nếu những ai trải qua cảnh tượng ấy, dám chắc sau này không có nỗi đau, nỗi sợ hãi nào có thể đánh gục được họ.

    Sau khi hai cha con em đi khỏi cái hành lang đầy bệnh nhân, mọi người to nhỏ với nhau rằng ông ấy không trở lại đây nữa rồi. Hôm ấy, từ tầng sáu xuống nhà xe, tự nhiên chân mình bủn rủn bước không nổi. Một ngày nào đó nếu rơi vào hoàn cảnh như em ấy, mình phải làm thế nào đây.

    Sắp tới ngày tái khám của ba, đừng coi đó là nỗi muộn phiền, hãy đón nhận như một niềm vui lớn...

    NGỌC THAO

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  24. Diễn đàn sống đẹp:


    Từ câu nói của nhà hoạt động xã hội Matin Luther King, nữ sinh lớp 11 đã có bài nghị luận sâu sắc về sự bất thường khi người tốt im lặng.



    Đỗ Thị Ngọc Anh (Lớp 11chuyên Anh trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương)
    Về sự im lặng đáng sợ của người tốt


    > [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    TP - Xót xa trước hành động của người xấu là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao chúng ta lại xót xa hơn trước sự im lặng đến đáng sợ của người tốt? Trong suy nghĩ của mọi người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.


    ImageHandler.ashx?ThumbnailID=245366&Wid
    Cái đẹp chỉ đủ mạnh khi người tốt kết nối với nhau (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Tuấn.
    Lời van nài của một thanh niên trên xe buýt
    Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví.
    Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, nhưng giấy phép lái xe này lại là một vật vô cùng có giá trị với người thanh niên ấy nên anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài kẻ trộm: “Cho em xin…không có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi…”.
    Vậy mà trước hoàn cảnh đáng thương của anh thanh niên, không ai dám lên tiếng, không ai hỏi han hay có ý giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp. Câu chuyện này để lại trong tôi nhiều suy nghĩ, suy nghĩ về cách sống và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay.
    Cũng bàn về vấn đề này, Martin Luther King - nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt”.
    Con người sinh ra và lớn lên, họ luôn đối diện với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trạng thái khác nhau trong cuộc sống. Xót xa là một cảm giác đau đớn, nuối tiếc vô cùng sâu sắc.
    Còn im lặng tức là không có hành động hay phản ứng cụ thể trước những tình huống, sự việc đáng lẽ cần có thái độ, có phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong cách ứng xử của con người có thể gây ra cảm giác bất an cho người khác.
    Thực tế, chúng ta sống trong một xã hội luôn tồn tại hai loại người: kẻ xấu là người kém đạo đức, đáng khinh ghét, có thể gây hại, mang lại những điều không hay.
    Lời nói và hành động của họ đều không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực đạo đức, làm tổn thương người khác và có những tác động tiêu cực đến xã hội.
    Ngược lại, người tốt luôn có những biểu hiện đáng quý về tư cách đạo đức, về thái độ hành vi trong các mối quan hệ và được mọi người đánh giá cao.
    Như vậy, thông qua câu nói của mình, Martin Lutherking muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp sâu sắc: Nỗi đau đớn nuối tiếc do những lời nói và hành động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ hay bất kì phản ứng nào trước việc làm sai trái ấy.
    Đồng lõa với cái xấu từ bao giờ?
    Khi còn nhỏ, ta không mấy khi quan tâm đến những thứ xung quanh mình mà chỉ thường quan tâm tới chính bản thân: Hôm nay sẽ được ăn món gì, sẽ học gì, sẽ có phim hoạt hình gì, có truyện tranh gì sắp ra…Lớn lên một chút, bước vào tuổi biết nghĩ, ta thấy bạn bè quay cóp trong giờ kiểm tra trong khi chính mình phải học cật lực, ta thấy bãi gửi xe gần trường thu 3.000 đồng một chiếc xe đạp trong khi đó quy định là 2.000 đồng.
    Rồi ta còn thấy người ta vượt đèn đỏ, lượn lách đánh võng, thấy đám côn đồ dối trá, lừa lọc bà cụ bán nước ven đường. Chứng kiến những hành động như thế, thử hỏi ai mà không bất bình?
    Bởi lẽ, những hành động ấy là biểu hiện của sự thấp kém về nhận thức và ý thức, nó gây ra những tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho mọi người và xã hội.
    Hơn thế nữa, sự tồn tại của những lời nói và hành động của kẻ xấu cũng là biểu hiện của sự bất ổn của xã hội ở một mức độ nhất định.
    Xót xa trước hành động của người xấu là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao chúng ta lại xót xa hơn trước sự im lặng đến đáng sợ của người tốt? Trong suy nghĩ của mọi người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
    Với phẩm chất vốn có ấy, họ không thể nào không có phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, những điều “chướng tai gai mắt” trong xã hội. Vậy nên, thái độ im lặng của họ chính là một biểu hiện bất thường.
    Sự im lặng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ im lặng bởi họ bất lực khi thấy phản ứng của mình không hề có hiệu quả. Họ im lặng khi cảm thấy cô độc, lạc lõng vì những việc tốt mình làm không nhận được sự ủng hộ của số đông.
    Chăm lo làm kinh tế khiến đời sống khá giả, nhưng mê mải quá nhiều lại đẩy người ta ra xa nhau hơn, lo cho lợi ích của mình hơn là lợi ích người khác.
    Có rất ít người sẽ la lên khi thấy một tên trộm đang trộm xe trên vỉa hè hay đứng ra bênh vực nạn nhân trong một vụ va chạm trên đường phố - nhất là kẻ gây sự lại là đám côn đồ, lưu manh.
    Người tốt im lặng khi họ mất niềm tin, khi họ thấy kết quả của những lời nói, hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm lại trở thành sự coi nhẹ, chế nhạo của người khác, thậm chí còn gây ra những tổn thương không đáng có cho chính họ.
    Quay trở lại câu chuyện của anh thanh niên trên chuyến xe buýt không ít người cảm thấy buồn và xót xa. Xung quanh đó có rất nhiều người đang chờ xe, nhưng đáp lại lời khẩn cầu của anh thanh niên là sự im lặng.
    Cuối cùng người đàn ông bơ vơ đành phải bước đi với gương mặt tuyệt vọng.
    Rõ ràng, muốn bắt tên trộm kia không phải là chuyện khó. Tài xế đóng cửa xe lại, yêu cầu tất cả mọi người bảo quản hành lí, gọi điện cho cơ quan chức năng khám xét từng người.
    Nhưng sao không ai dám lên tiếng? Phải chăng chúng ta không dám bênh vực người lương thiện, phải chăng nỗi sợ hãi cái xấu, cái ác đang giết chết dần lương tâm chúng ta?
    Xét cho cùng, im lặng vì bất kì lí do nào đi nữa thì đó cũng là biểu hiện của sự tha hóa ở mỗi cá nhân và cho thấy dấu hiệu bất ổn của xã hội.
    Nói cách khác, khi người tốt im lặng là khi xã hội đang đứng trên bờ vực của sự phá sản những giá trị tinh thần.
    Làm gì để người tốt không im lặng?
    Vậy làm thế nào để người tốt không im lặng nữa? Hãy trao quyền và khuyến khích người tốt cất lên tiếng nói của mình bằng cách lắng nghe tiếp thu ý kiến và sẵn sàng sửa đổi theo những ý kiến đóng góp đúng đắn của họ.
    Hãy đưa ra những chính sách bảo vệ để tránh tối đa những tổn thất mỗi khi người tốt cất tiếng nói.Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ cái tốt điều hay, bởi có thể cá nhân ấy không đủ sức mạnh.
    Nhưng không có nghĩa chúng ta phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Bởi ngay cả khi không đủ sức mạnh để thay đổi nó, ta vẫn luôn có đủ quyết tâm để không đồng tình và không bị nó lôi kéo.
    Chúng ta đang sống trong một xã hội mà những mối quan hệ với cộng đồng đã trở nên không thể thiếu. Không ai có thể đơn độc trong cuộc sống được, vì vậy, trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, cần xây dựng những hiệp hội của những người cùng chí hướng mục đích để phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội, để người tốt có chỗ đứng và điểm tựa.
    Khi đó họ sẽ không ngần ngại bày tỏ ý kiến quan điểm của mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là sống dũng cảm, là làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, và để nó tự nhân bản.
    Ý kiến của Martin Luther King là một lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện những hành vi ứng xử của con người trong đời sống.
    Có người đã nói: “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”. Hãy nhớ rằng, cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó. Và nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta nhìn nó với ánh mắt khinh miệt và xa lánh.
    Đây là một ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là một thái độ đúng, tích cực, xuất phát từ nhận thức về yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến bộ, nhân văn.
    Khi đơn độc một mình, người tốt sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược và thất bại cay đắng. Họ chỉ đủ mạnh khi họ kết nối với nhau trong một tập thể, trong một xã hội biết coi trọng giá trị nhân văn đích thực của con người.
    Trước sự im lặng của người tốt, xót xa là điều khó tránh song điều đó là chưa đủ mà ta còn phải hành động, phải có những giải pháp tích cực để thay đổi hiện trạng đó trong mỗi cá nhân con người và toàn xã hội.
    Mỗi chúng ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mà ở đó con người được sống trong yên vui hạnh phúc.
    Hãy coi câu nói của Martin Luther King là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể.
    Tôi tin rằng điều đó không phụ thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được. Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!

    Đón đọc cuộc trao đổi giữa những người thực hiện Diễn đàn với Đỗ Thị Ngọc Anh - tác giả bài văn và giáo viên, quanh chủ đề SỐNG ĐẸP ở số báo tới.
    Đỗ Thị Ngọc Anh

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]

  25. cong%20tu.JPG?width=440&height=293&crop=

    Ngôi nhà của hội đồng Trần Trinh Trạch nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu

    [Hãy đăng ký thành viên hoặc đăng nhập để xem link này bạn nhé! ]
    Công tử Bạc Liêu – cụm từ được tỉnh Bạc Liêu khai thác một cách triệt để để làm du lịch. Hàng loạt dự án du lịch xoay quanh căn nhà của dòng họ Trần Trinh (căn nhà của hội đồng Trần Trinh Trạch – thân sinh công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy) được triển khai.
    Trước đây, căn nhà được làm khách sạn cùng tên do Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu quản lý khai thác, nhưng hiệu quả không cao. Từ năm 2012, VP Tỉnh ủy liên kết với Cty du lịch TPHCM trùng tu lại khách sạn để khai thác du lịch. Ngoài ra, khuôn viên rộng trên 2.000m2 được dự kiến xây dựng khu phức hợp phục vụ du lịch. Cụm nhà Công tử Bạc Liêu là địa chỉ như là điểm đến của du lịch Bạc Liêu dù rằng công tác trùng tu, khai thác chưa được trọn vẹn.

    Trong khi đó, cụm khu mộ của dòng họ Trần Trinh- thuộc ấp Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng, cách Bạc Liêu chưa đến 2km từ trước đến nay chưa hề được nhắc đến trong bất cứ văn bản nào của Sở VHTTDL Bạc Liêu trong việc phát triển du lịch. Du khách tìm đến khu mộ phải vẹt cỏ tìm đường. Cổng khu mộ bị dây leo che khuất gần hết. Khuôn viên khu mô cỏ dạy mọc đầy, chứng tỏ thiếu bàn tay chăm sóc của người nhà.

    Đến thăm khu mộ của dòng họ Trần Trinh (trong đó có mộ của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy), du khách không khỏi bùi ngùi cho một dòng họ giàu nhất tiếng Nam Kỳ và tỏ ra khó hiểu với kiểu làm du lịch của Bạc Liêu. Giá như, chỉ cần đầu tư chút ít (làm sạch cỏ, làm đường, trồng cay xanh) xung quanh khu mộ và lựa chọn một trong điểm đến trong chuỗi du lịch cụm nhà Công tử Bạc Liêu, khu mộ của dòng họ Trần Trinh, du khách cảm thấy thích thú hơn. Đáng buồn là ý kiến này không được Sở VHTTDL Bạc Liêu chú ý đến. Vì vậy, tại khu mộ của dòng họ Trần Trinh, cỏ cứ dày thêm theo năm tháng.
    cong%20tu%201_copy.JPG
    Cụm nhà Công tử Bạc Liêu được Bạc Liêu triệt để khai thác du lịch.
    cong%20tu%202_copy.JPG
    Ngôi mộ của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy nằm trong khu mộ đầy cỏ dại và dây leo của dòng họ Trần Trinh.
    cong%20tu%203_copy.JPG
    Khu mộ của dòng họ Trần Trinh tại ấp Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi cách trung tâm TP.Bạc Liêu chưa tới 2km.
    cong%20tu%204_copy.JPG
    Khu mộ dòng dọ Trần Trinh nhìn từ bên ngoài.
    cong%20tu%205_copy.JPG
    cong%20tu%206_copy.JPG
    Cổng rào vào khu mộ đầy dây leo.
    cong%20tu%207_copy.JPG

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...