Jump to content

Chuột Rain

Điều Hành Viên
  • Số bài viết

    373
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi Chuột Rain

  1. Cảm ơn bạn nhé! Đúng là không nhất thiết đâu, hơi phiền mọi người tí, nhưng Chuột Rain đang muốn thăm dò một số người... Chúc bạn cuối tuần vui vẻ. Nhà Chuột cũ kĩ đến nỗi Chuột ko nhớ vậy mà bạn cũng biết. Làm Chuột cảm động quá.
  2. Bạn Quang thân mến! Tôi thấy bạn có khả năng làm thơ 4 chữ đấy. Bạn tiếp tục với thể loại này đi nhé! Vì những câu thơ tuy ngắn nhưng chất chứa nhiều ý, theo Chuột đánh giá là súc tích, cô động. Còn mấy bài thơ dài của bạn, đọc cũng được, nhưng không có nhiều cảm xúc bằng. Chuột.
  3. Để đáp ứng theo lời mong mỏi tha thiết, và cảm thấy rất vui ở chỗ là bạn nguyetthao đã bị tớ lột mặt. Tớ sẽ bỏ tấm hình. to aily: Chuột Rain không ấm ức, và Chuột Rain đang muốn chọc cười cơ mà... Nếu mọi người cười coi như Chuột Rain đã thành công. Okie? To 25nick: Chuột Rain post ảnh ở chữ kí chỉ đơn thuần là chèn ảnh, trời ơi, bạn dùng từ "xảo thuật tin học" nghe mà phát ớn lun...
  4. Chuột Rain chỉ là dự đoán thôi mà... Chứ đâu khẳng định gì, nhưng bạn ạ! Trong số liệt kê đó, có 1 bài bạn biết chắc ko phải cửa nguyetthao, nhưng có 1 bài Chuột biết chắc là phải đấy. Thân.
  5. Bạn nói đúng đấy nguyetthao à! Bạn giống tắt kè hoa quá, thay đổi hình dạng chóng mặt.
  6. Chuột ko nói P.Đ. ừ, sai thiệt. tại gõ hơi nhanh, và phím gần nhau quá...
  7. Bạn nguyetthao, quachthuthao,nhathao gì đó ơi... Thơ bạn hay lắm... Biết rồi!
  8. Một ngày tốt lành nha nguyetthao,quachthuthao và nhathao.... Trời ơi, nick nhiều quá. Chúc mệt ghê. You don use mask again. Everyone also known. Here is not caliper stage for u staged. Go to he!!
  9. Bạn ơi, bạn nói bạn là thành viên mới. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Bạn là thành viên rất lâu năm và nhiều chuyện cãi cọ trên diễn đàn này rồi mà.... Bạn định làm động vật nào vậy, khả năng sinh sản vô tính của bạn thiệt cao nha...
  10. Heavens!!! Oh my God! a new nickname.I Checked and knew.... Hehhe... Very Lucky! Chuot Rain is conversant about this forum like who know oneself. Ah, Chuot Rain is very exited, all right! U being written at that topic, then write this topic. But ur entry is so old. Oh oh... I think u should honestly with urself. Dont create many another versions urself. Why do u vileness? Do You need to self control . All ur ridiculous, i knew. This is a ridiculous speech. I think so. Heaven forbid that have many new nickname again. Hix... Ver tired! Let listen in respectful silence, Chuot Rain know u so much. Yeh! to keep someone at a respecful distance, u must behave culturally ! That is what I want to speak to you.
  11. Hôm nay mình ngồi đọc lại những lời khen trong topic này và phát hiện ra một vài điều. Đó là nhiều khi người ta tự mâu thuẩn với chính bản thân mình đấy... Yêu đấy, và ghét đấy. Hahaha...
  12. Cảm được bài thơ này một phần nào rồi. Lúc đầu hơi khó hiểu, nhưng giờ hiểu được tí tí. Thích nhất đoạn cuối. Đọc thơ anh giữa thị thành Giật mình bỗng thấy ngọn ngành thương đau Ngỡ đâu ở chốn xôn xao Chỉ toàn hoa lệ sắc màu tươi vui Sao thơ chất chứa bùi ngùi Như lời than ván sụt sùi gió mưa Ngậm ngùi ngồi nhớ chuyện xưa Câu thơ lay động đong đưa võng đời Bao giờ cho hết thu rơi Câu thơ sáng toả giữa trời tinh khôi... Chuột Rain.
  13. Anh làm thơ rất hay, Chuột Rain rất muốn nói điều đó từ lâu nhưng cứ sợ thừa thãi. Nhưng hôm nay ngồi đọc lại 5 trang này thì phải công nhận anh làm thơ hay thiệt. Mong đọc nhiều bài mới của anh.
  14. Chào Linh, Chuột cũng đã đọc nhiều bài của Linh và Chuột rất tôn trọng Linh ở chỗ là Linh rất mạnh dạng nói lên những suy nghĩ của mình. Và Chuột rất thích như thế, dù đúng hay sai mình cũng nên nói ra để rồi sau đó cùng thảo luận, đó là một điều rất bổ ích vì từ đó chúng ta có thể rút ra được cho mình những bài học sau này. Có thể do Chuột diễn đạt không được rành rọt nên Linh đã hiểu nhầm ở chổ văn hoá phương Đông gì đó... Chuột lập luận: Thật ra, chuyện người con gái vì một lẽ gì đó phải trở thành gái lầu xanh đã được biết bao nhiêu nhà văn viết rồi. Nên chuyện TK bán mình không có gì mới lạ trong nội dung, nhưng cũng như bao nhiêu người đã thắc mắc : Tại sao Kiều phải bán mình mà không làm một việc gì khác? Chuột không nói Kiều vào lầu xanh, mà Chuột chỉ đặt câu hỏi vì sao Kiều bán mình! Đó là một suy nghĩ không thể gọi là khôn ngoan, tại sao Hoạn Thư trong lúc dao kề ngay cổ vậy mà người ta vẫn có cách tìm đường thoát, còn Thuý Kiều lại không? Nhưng nói như Linh cũng có lý, vì có lẽ Chuột suy nghĩ hơi hiện đại. Nên Chuột tôn trọng ý kiến của Linh. Chuột sẽ lần lượt đưa những ý kiến khác, nếu Linh phản đối thuyết phục thì có thể Linh đã giúp cho Chuột yêu mến Thuý Kiều như bao người khác. Chuột sẽ thay đổi ý kiến ngay, nếu thấy Linh nói thuyết phục. Không sao cả. Chúng ta thảo luận nhé! Có thể, tất cả chúng ta đều cho rằng Kiều là một người phụ nữ đáng thương, bị các thế lực phong kiến xưa kia chà đạp lên nhân phẩm, danh dự. Thế nhưng Chuột hỏi, một con người đáng thương thì có quyền làm cho người khác trở nên đáng thương ư? Chuột nói là không. Và chính vì thế mà Chuột ghét Thuý Kiều. Hãy cùng xem lại câu chuyện, Kiều sau khi bán mình để chuộc cha thì phải vào thanh lâu của Tú Bà, sau đó được Thúc sinh cứu ra. Và một trong những điều Chuột muốn nói nhất nằm ở chỗ này, là khi Hoạn Thư dùng kế đánh ghen Thuý Kiều. Việc Hoạn Thư làm là đúng hay sai, Chuột khoan nhận xét. Hãy đi đến những đỉnh điểm khác của câu chuyện để có thể cùng nhau làm rõ vấn đề. Chắc mọi người cũng biết, khi lấy Thuý Kiều, lúc đó Từ hải có đúng là một anh hùng "đội trời đạp đất" nhưng vẫn chưa "rõ mặt phi thường". Vậy thì lúc đó, có ai thấy Thuý Kiều nói với Từ Hải dù chỉ một lời về ân oán của mình ngày xưa. Thế mà tại sao khi Từ Hải trở về, làm nên nghiệp lớn thì ngay lúc đó, nàng Kiều của chúng ta lại "nhớ" đến quá khứ của mình? Giáp binh kéo đến quanh nhà, Đồng thanh cùng gửi: “Nào là phu nhân?” Hai bên mười vị tướng quân, Đặt gươm cởi giáp trước sân khấu đầu. … Kéo cờ luỹ phát súng thành, Từ công ra ngựa thân nghênh cửa ngoài. Rỡ mình là vẻ cân đai, Hãy còn hàm én mày ngài như xưa. Cười rằng: “Cá nước duyên ưa! Nhớ lời nói những bao giờ hay không? Anh hùng mới biết anh hùng, Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?” … Trong quân có lúc vui vầy, Thong dong mới kể sự ngày hàn vi: “Khi Vô- tích khi Lâm-truy, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương. Tấm thân rày đã nhẹ nhàng, Chút còn ân oán đôi đường chưa xong.” Từ công nghe nói thuỷ chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang. Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng, Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao. Tại sao lại như vậy? Tại sao ngay từ đầu nên vợ nên chồng lại không nói cho nhau nghe chuyện ân oán của nhau mà lại chờ cho đến phút này. Chẳng phải làm như thế thì Từ Hải sẽ hiểu vợ mình hơn sao, chẳng phải như thế thì ít ra ngoài lời hứa trở thành anh hùng thì khi ra đi Từ Hải sẽ đem theo một lời hứa khác cũng là một động lực cố gắng để giúp Kiều hoàn thành tâm nguyện hay sao. Còn đằng đây... Giả sử nếu như Từ Hải trở về với hai bàn tay trắng thì liệu Thuý Kiều còn có thốt lên được "Thiếp còn ân oán đôi đường chưa xong." nữa hay không. Chuột không nói ra, chắc các bạn cũng hiểu. Tiếc thay cho Từ thiếu gia, Lấy phải cô Kiều lòng dạ hiểm sâu. Nếu thật ngọc đá vàng thau, Sao không nói rõ cho nhau sự tình. Chỉ khi mười vạn tinh binh, Cái "tình" mới thấy cái "đinh" mới lồi. Có lẽ, nhiều người ở đây khi thấy Thuý Kiều tha cho Hoạn Thư thì bắt đầu ca ngợi rằng Kiều là một người có tấm lòng bao dung, độ lượng. Nhưng nghĩ mà xem, khi nói với Thúc sinh Kiều đã một lời quả quyết như thế nào: "Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau! Kiến bò miện chén chưa lâu, Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!" Những lời như thế, nếu không phải vì Thuý Kiều muốn rắp tâm trả thù cho được thì làm sao có thể nói ra. Vậy thì tại sao nàng lại tha cho Hoạn Thư, phải chăng vì nàng là con người rộng lượng, bao dung, hay là bởi cái lí của nàng không thắng nổi cái lẽ của Hoạn Thư: Khen cho: "Thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời. Tha ra thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Đã tri lòng quá thì nên, Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay." Nếu Thuý Kiều tha cho Hoạn Thư vẫn chưa đủ để chứng minh nàng là một con người "bao dung" thì hãy xem tiếp xem Thuý Kiểu xử tội với những người còn lại ra sao: Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao! Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta! Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà, Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh, Tú Bà với Mã Giám Sinh, Các tên tội ấy đáng tình còn sao?" Lệnh truyền quân xuống nội đao, Thề sao thì lại cứ sao gia hình. Máu rơi thịt nát tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời. Vâng, khoan dung đến mức độ mà chỉ có "máu rơi thịt nát". Đành rằng "phụ người chẳng bỏ khi người phụ ta" nhưng chẳng lẽ một con người "độ lượng" không còn hình phạt nào khác sao. Đành rằng những con người ấy đã lợi dụng, lừa đảo, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự của Kiều nhưng có phải ai cũng như ai. Có thể Tú Bà, hay Bạc Bà đáng tội chết thật đấy, nhưng còn Khuyển Ưng, cũng chỉ là nghe theo lời Hoạn Thư mà thôi, vậy sao chỉ tha cho Hoạn Thư mà lại xử tử Khuyển Ưng, khoan nói đến chuyện có khoan dung hay không mà ngay khi nhìn vào người ta đã thấy cái vô lí trong cái cách hành quyết của Kiều. Đó là còn chưa nói đến chuyện có bằng chứng hay không, biết là Hoạn Thư hại mình nhưng mà bằng chứng đâu. Kiều được xử án chỉ là bởi vì được mang cái danh phu nhân Từ công, chứ bây giờ hỏi thử không có Từ công Kiều có dám lên quan phủ kêu oan hay không. Một mình xử án, một mình xuống tay. Như tôi đã nói, có những kẻ vẫn chưa đáng bị khép vào án tử mà cuối cùng ai nấy đều như ai, "máu rơi thịt nát", Kiều xem mạng người là gì vậy? Tội nào tội chẳng có tình, Xử sao cũng phải cho tinh cho tường. Cớ sao trăm tội cùng đường, Dứt lời một khắc cùng phường âm ti. Âm ti cũng có Minh ti, Đến khi thác xuống biết ngay tội gì. Đoạn khi tiễn Thúc Sinh về, Thuý Kiều có dặn: Nàng rằng: "Non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Dễ loà yếm thắm trôn kim, Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng! Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh. Dù khi sóng gió bất tình, Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi. Hơn điều giấu ngược giấu xuôi, Lại mang những việc tầy trời đến sau. Thương nhau xin nhớ lời nhau, Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy. Thế nhưng, chắc hẳn ai ai cũng biết rằng Thúc Sinh đã làm một việc chẳng đáng mặt nam nhi: Nghĩ đà bưng kín miệng bình, Nào ai có khảo mà mình lại xưng? Vậy thì cái cốt rễ gây bao sóng gió cho Thuý Kiều là ở đâu. Thúc sinh là một con người như thế nào, cứu nàng ra khỏi đau khổ để rồi cho nàng một đau khổ khác. Cái này nhiều người đã nói mà chắc ai ai cũng hiểu nên Chuột không muốn nói lại. Chỉ thấy: Này thì nói dạ nói vâng, Đến khi nói thật có vâng một lời. Hại người oán cả một đời, Chán thay có thật một đời nam nhi. Thúc sinh đã thế, lại còn nàng Kiều. Nàng đủ thông minh để nhận ra âm mưu của Hoạn Thư, chẳng lẽ nàng lại không nhận ra cái cốt rễ của sự việc, hay là nàng cố tình không nhận ra. Công đầy mà tội cũng đầy, Sao chỉ thấy đáp mà không thấy đền? Trước khi vào vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề tôi muốn nói nhất, tôi xin được dẫn lại toàn bộ đoạn trích miêu tả Hoạn Thư: Vốn dòng họ Hoạn danh gia, Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư. Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa, Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày. Ơ ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già. Từ nghe vườn mới thêm hoa, Miện người đã lắm tin nhà thì không. Lửa tâm càng dập càng nồng, Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa: "Ví bằng thú thật cùng ta, Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên. Dại chi chẳng giữ lấy nền, Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình? Lại còn bưng bít giấu quanh, Làm chi những thói trẻ ranh nực cười! Tính rằng cách mặt khuất lời, Giấu ta, ta cũng liều bài giấu cho! Lo gì việc ấy mà lo, Kiến trong miệng chén có bò đi đâu? Làm cho nhìn chẳng được nhau. Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên! Làm cho trông thấy nhãn tiền, Cho người thăm ván bán thuyền biết tay." Nỗi lòng kín chẳng ai hay, Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài. Tuần sau bỗng thấy hai người, Mách tin ý cũng liệu bài tâng công. Tiểu thư nổi giận đùng đùng: "Gớm thay thêu dệt ra lòng trêu ngươi! Chồng tao nào phải như ai, Điều này hẳn miệng những người thị phi!" Vội vàng xuống lệnh ra uy, Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng. Trong ngoài kín mít như bưng, Nào ai còn dám nói năng một lời! Xin được phép nói đôi lời ngoài lề một chút: Có thể nhiều người thấy Chuột trích dẫn nhiều đoạn trong Kiều vào đây sẽ nói Chuột viết bài này để "khoe" rằng "ta đây đọc hết Kiều rồi này" với mọi người. À Chuột nói thật nhé, Chuột ghét Thuý Kiều ngay từ khi học lớp chín khi chỉ được học một vài đoạn trích nhỏ nhỏ chưa đến một phần mười của truyện, và Chuột thật sự chỉ cảm thấy thông cảm cho Hoạn Thư. Chuột đọc Kiều để tìm hiểu thêm về Hoạn Thư và bây giờ, Chuột viết bài để nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng Chuột sợ khi Chuột nói có nhiều người không hiểu, nên Chuột phải dẫn những đoạn này ra. Mặt khác trong những đoạn đó có những đoạn yêu thích của Chuột, Chuột đưa lên vì muốn mọi người cùng đọc chứ không phải là để khoe, nếu như muốn khoe Chuột sẵn sàng viết hết cuốn Kiều lên đây cho mọi người đọc và chẳng cần phải viết lên cảm nhận của mình như thế này. Trở lại với vần đề đang nói. Qua đoạn trích, rõ ràng chúng ta thấy Hựan Thư hiện lên là một tiểu thư nhà danh gia vọng tộc, ăn ở nết na, biết giữ khuôn phép. Hẳn các bạn cũng thấy khi có người báo với Hoạn Thư rằng Thúc Sinh có vợ lẻ để được thưởng công thì ngược lại, ngay lập tức Hoạn Thư cho người "vả miệng, bẻ răng" và nói rằng "thêu dệt ra lòng trêu ngươi", "hẳn miệng những người thị phi". Tại sao vậy, bởi Hoạn Thư muốn giữ gìn danh dự, cho Thúc Sinh cũng như cho mình. Và mấu chốt cũng ở đây, Hoạn Thư đánh ghen không phải là vì không muốn cho Thúc Sinh cưới vợ lẻ, mà là vì Thúc Sinh đã phạm vào các lễ nghi phép tắc gia đình. Hoạn Thư có bảo "Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?", Hoạn Thư không muốn ghen, nhưng chính Thúc Sinh đã làm cho Hoạn Thư phải ghen, phải làm cho Thuý Kiều: "Làm cho cho mệt cho mê, Làm cho đau đớn ê chề cho coi!" Ai nói Hoạn Thư ác độc, nhìn lại đi. Chẳng phải Hoạn Thư đã cho Thúc Sinh và Thuý Kiều một cơ hội rồi ư? Chuột chỉ thấy có một Hoạn Thư đã hết mực khoan dung chứ nếu là người khác, ngay cả cô Kiều, tôi hỏi cô có chịu được không? Thậm chí Hoạn Thư cũng chỉ đánh ghen có một vài lần rồi cho Kiều ra các viết kinh, chẳng phải đã quá nhân nhượng rồi sao. Vậy mà, Chuột không biết cô Kiều nghĩ cái gì, mà khi xử án, cô lại ban cho Thúc Sinh: "Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân, Dễ là lễ xứng báo ân gọi là." Trong khi hắn đã có một lỗi lầm không thể tha thứ thế mà cô lại làm cho Chuột tưởng hắn là là thánh ân. Rồi khi gặp Hoạn Thư: Nàng rằng: "Xin hãy rốn ngồi, Xem cho rõ mặt biết tôi báo thù!" ... Thoắt trông, nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều!" Thì Chuột lại tưởng Hoạn Thư là một con mụ đã làm cái gì đó tày trời, ghê gớm đối với cô lắm cơ. Nhưng mà hãy xem, Hoạn Thư đã nói những gì: Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi các viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai! Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!" Cô ( tức Thuý Kiều ) thấy đấy, cô làm sao mà báo oán nổi, cái việc mà cô và Thúc Sinh làm đã là cái tội trước tiên, thì cô làm gì có cái quyền xét xử người ta. Thật là... Trách người chi hãy nghĩ người, Trách người chẳng nghĩ người khinh mặt người. Nói tóm lại, Chuột cảm thấy Thuý Kiều chỉ là một con người đáng khinh, ngay từ cái việc cướp đi Thúc sinh của Hoạn Thư và cái việc báo oán vô duyên ấy. Chuột không phải là loại người hay ăn theo, thấy người ta thích cái gì là thích cái đó, Chuột cũng không phải loại người lập dị, thấy người ta thích cái gì thì mình lại ghét cái đó. Chuột chỉ đơn thuần nói lên nhưng gì mình nghĩ mà thôi. Cuối cùng, Chuột chỉ muốn nói một câu: Ở đời khen lắm Thuý Kiều, Đến khi chồng bỏ biết mà khen ai. Cười người rồi lại cười ta, Ta nào có khác người đâu mà cười. Chú thích: - Những dòng in nghiêng không phải trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cám ơn Linh ở chỗ sửa chính tả. Chuột rất hay viết sai chính tả, nên ai sửa dùm thì mừng lắm. Tại trên google thấy vẫn có người dùng nên mới gõ thế. - Chuột nhỏ tuổi hơn Linh, nên Linh có thể gọi Chuột là em hoặc là Chuột như bao người đã gọi. Đừng gọi anh, vì vậy Chuột tổn thọ. - Chuột là sinh viên khoa quản trị kinh doanh, Chuột không phải nhà văn, nhà thơ. - Chuột rất đồng cảm với Hoạn Thư, nếu ai nói Hoạn Thư ác thì cứ nêu lên, và chúng ta thảo luận tiếp. - Topic nói về Thuý Kiều, nhưng nếu như có ai muốn bàn về nhân vật khác thì Chuột cũng sẵn sàng nghe. - Chuột không quen chửi lộn, hoặc nói thề, những bạn nào dùng từ không hay Chuột sẽ không reply và không đọc bài của người đó nữa ( nếu viết tiếp ). - Tranh luận thẳng thắn, tôn trọng nhau là mục đích của Chuột khi lập topic này.
  15. Mình rất thích thơ bạn ở chỗ là nó gần gủi, dễ hiểu, không bay bướm, dùng từ văn hoa... Bài thơ này đề tài cũ, cảm xúc cũ, từ cũ... Nhưng lại khiến cho mình cảm thấy thích. Bạn có một tâm hồn đẹp đấy.
  16. Đừng trách anh, cô bé ạ! Bởi anh biết dù có cố gắng đến thế nào, anh vẫn không thể mang đến cho em một nụ cười thật sự nhất. Có bao giờ em hiểu rõ được cảm nhận của anh đâu, có bao giờ em hiểu rõ được anh đang muốn gì và nghĩ gì đâu. Anh xin lỗi em, dù anh biết rằng trái tim không bao giờ có lỗi. Anh không thể mang đến cho em niềm tin yêu như từ lâu em vẫn hoài vọng. Đừng trông mong, đừng chờ đợi bất cứ điều gì từ phía anh. Bởi anh biết, nếu em cứ hy vọng nhiều, em sẽ càng đau khổ thêm. Anh tin chắc là thế đấy! Cô bé của anh ơi, anh vẫn yêu màu xanh, bởi nó là màu của bầu trời và biển cả. Nó là màu của thế giới bao la. Anh biết em vẫn từng yêu màu xanh vì lý do như thế. Nhưng ... yêu màu xanh để làm gì khi nó chỉ vẹn nguyên là màu của hy vọng ? Em và anh hãy tập yêu một màu khác, như anh cũng đã từng nói với em anh sẽ cố gắng yêu màu hồng, vì đó là màu của cuộc đời vui. Màu của những nụ cười hạnh phúc. Em ạ! Thế giới của chúng ta thật rộng lớn, gặp nhau là duyên số, xa nhau cũng bắt nguồn từ chữ duyên. Em hãy tin là thế, hãy tin một ngày em sẽ tìm được một người nào đó, vẹn nguyên hơn cả anh. Anh tin là em sẽ cảm nhận được điều đó, vì anh biết anh không thể nào làm em thần tượng mãi được. Em có biết điều đó không ? Em ạ, có bao giờ em thử xoè đôi bàn tay của mình để đếm xem chúng ta quen nhau bao nhiêu ngày, chính thức gặp nhau bao nhiêu ngày ? Em thử đếm xem ... Có thể những con số không nói lên được điều gì, nhưng những con số cũng một phần nào chứng tỏ được tình cảm ngắn ngủi của đôi ta. Một tình cảm quá nhanh và ngắn quá! Có một dạo anh vẫn thường lẫn trốn em, anh sợ! Vâng, anh sợ cái cảm giác phải làm người khác đau lòng, khi đối diện với computer, em đâu biết là có nhiều lúc anh không muốn đọc những dòng tin của em, anh không muốn đọc những con chữ màu xanh biển, những con chữ mà anh muốn trốn tránh ... Anh xin lỗi em nhiều. Thế rồi em bỏ đi. Em bỏ đi như một cơn gió nhẹ, như một áng mây trôi, bay ngang rồi bay qua. Em ra đi không một lời từ biệt, đến bây giờ anh không biết được em đang ở đâu, hiện em sống như thế nào, em có khoẻ không, em vẫn còn viết tiếp câu chuyện mà nhân vật chính là anh nữa không ? Anh vẫn còn nhớ câu chuyện ấy, một câu chuyện dài kì mà nhân vật chính là Phan Lê Trung Tín, cứ mỗi tuần anh lên mạng để đọc câu chuyện dài tập của em, giờ đâu mất rồi... Em đi. Anh vẫn thế! Bởi anh biết tình cảm anh dành cho em chỉ đơn thuần là một cái nick chat. Em đừng buồn khi anh nói như thế. Bởi anh không muốn giấu em nhiều, anh không muốn một ai đó đã ra đi mà vẫn giữ mãi những hoài vọng không thật. Anh vẫn xem em như một đứa em, đừng ảo vọng gì hơn về anh nữa. Đừng bao giờ hỏi anh một câu hỏi :"Anh mến em như thế nào?" như em đã từng nhiều lần hỏi anh. Bởi nếu anh nói thật, chắc em sẽ khóc thật nhiều. Anh xin lỗi em, My à!
  17. Chuột rất thích đọc những câu thơ tứ tuyệt xúc tích của bạn. Mong sẽ đọc được nhiều sáng tác mới của Quang.
  18. Bạn ơi, mình cũng ủng hộ bạn luôn...
  19. Em rất thích bài thơ mùa thu này, em làm một bài tặng anh nhé! Thu...! Em nhặt lá cho mùa thu mới Đón gió sang như muốn đợi chờ Sao vẫn giấu nụ cười e thẹn Để thu về lại hóa bâng khuâng Từng con phố âm thầm câu hát Gió thu sang trải nhẹ trên đường Phía xa vời có chút nhớ thương Câu thơ cũ đong đầy tha thiết Em vẫn thế âm thầm mài miệt Tiếng yêu kia chẳng thốt nên lời Thu chưa nói nên vàng cánh lá Em ngại gì không đón thu sang ? Ta một mình trong cõi thênh thang Ngây ngô quá lời yêu của gió Vẫn lạ lùng vô tư của cỏ Nên lặng thầm chờ đón mùa thu Phan Lê Trung Tín.
  20. Không nói ai cũng biết Truyện Kiều đã từ lâu được xem như một tác phẩm lớn của đất nước ta, và Nguyễn Du cũng từ đó được mọi người tôn xùng là đại thi hào dân tộc. Có thể nói, nhờ có Truyện Kiều mà nền văn học của nước ta mới có thể vươn lên cùng với các nền văn học nước bạn. Nhưng không phải vì thế mà tác phẩm không có những hạt sạn đáng tiếc. Các nhà phê bình văn học đã tốn biết bao nhiêu giấy bút để nói lên điều đó, nhưng cuối cùng mọi việc chẳng được kết thúc êm đẹp. Trên khuôn khổ forums này, Chuột sẽ nói vì sao Chuột ghét Thuý Kiều... Sự việc diễn ra ngay từ chỗ Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Thật ra, chuyện người con gái vì một lẽ gì đó phải trở thành gái lầu xanh đã được biết bao nhiêu nhà văn viết rồi. Nên chuyện TK bán mình không có gì mới lạ trong nội dung, nhưng cũng như bao nhiêu người đã thắc mắc : Tại sao Kiều phải bán mình mà không làm một việc gì khác? Không có một lời mách bảo nào, thấy tình thế lâm nguy, Kiều lặp tức suy nghĩ đến việc :"Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha". Đây có thể coi là một suy tính khôn ngoan hay không? Ngay từ đầu, Nguyễn Du đã giới thiệu Kiều là một cô gái "thông minh vốn sẵn tính trời" nhưng trong truyện, Kiều lại là người dễ bị mắc mưu nhất. Và Chuột không thấy TK đã sử dụng tính thông minh của mình ngay trường hợp nào... Có thể nói, Truyện Kiều hay nhất là đoạn Kiều gặp Hoạn Thư. Trong suy nghĩ của nhiều người, đều cho rằng Hoạn Thư là một cô gái độc ác, ghen tuông. Nhưng thật ra không phải thế! Hoạn Thư không là đọc giả, không là tác giả... Hoạn Thư làm sao biết được Kiều là ai, làm sao có thể chịu đựng nổi khi chồng mình đã bị một cô gái lầu xanh cướp đoạt? Hoạn Thư vốn dĩ là một cô gái "ở ăn thì nết cũng hay" chứ đâu phải phường vô học. Hoạn Thư chỉ đấu tranh giành lại những gì thuộc về phần mình. Nếu nói nặng hơn, Thuý Kiều chẳng khác gì "giật chồng" của người khác. Cái tâm của Hoạn Thư được thể hiện rất rõ ràng ở chỗ, Hoạn Thư chỉ muốn lấy lại chồng, chứ không hề muốn hãm hại Thuý Kiều. Hoạn Thư tuy ghét Thuý Kiều, nhưng cô vẫn chừa cho Kiều một con đường sống. Thử hỏi, Thuý Kiều ăn cắp đồ nhà của Hoạn Thư rồi "cao chạy xa bay", nếu lúc đó Hoạn Thư cho người theo đuổi bắt thì Thuý Kiều có trốn thoát được không? Nhưng Hoạn Thư đã không làm thế, mục đích của cô chỉ muốn lấy lại chồng của mình. Nhưng tới lúc Kiều lên ngôi, Kiều lại muốn giết Hoạn Thư! Vậy cái tâm tốt đẹp của Kiều ở đâu? Chưa kể Kiều đến chùa, lại còn nói dối với nhà sư, để hòng mình có được một chỗ ở. Ngay cả một vị sư già Kiều còn dám nói dối, thì thử hỏi TK có đáng được tôn trọng không? <còn nữa>
  21. Khi một nhà thơ chưa cảm thấy thoả mãn ở vị trí nhà thơ, mà khao khát làm một triết gia ba xu và không ngừng nỗ lực làm rõ những thứ triết lí ba xu lởn vởn trong ý nghĩ của mình, thì quả là một tai hoạ cho chính người ấy và thế giới chung quanh người ấy. Có lẽ không ít người trong chúng ta vẫn thường phải chịu đựng cảnh một nhà thơ nào đó, giữa một buổi nhậu đông người, oang oang gân cổ diễn giải những ý nghĩa triết lí trong một câu thơ nào đó của y (mà chưa chắc những ý nghĩa đó đã được hàm chứa trong câu thơ ấy). Thoạt tiên, câu thơ có vẻ đẹp tự nhiên và giản dị, nhưng sau năm phút gân cổ diễn giải, tác giả của nó đã biến nó thành một thông điệp triết lí ba xu. Giữa một buổi nhậu thì còn chịu được, vì mặc cho nhà thơ gân cổ đóng vai triết gia ba xu, ta cứ nhẩn nha thưởng thức các món nhắm và tai ta ơ hờ nghe lời diễn giải lông bông như một thứ âm thanh karaoke thoảng qua rồi mất. Chứ khi phải đọc những triết lí ba xu in trên giấy thì thật là khó chịu. Chữ nghĩa phơi sờ sờ ra đấy với những thứ lí sự sáo rỗng hay mòn vẹt, những thứ ý tưởng tự đá nhau lung tung, làm ta ngấy đến tận cổ và lắm khi muốn phát điên lên vì bực dọc. Những lời nói trong bàn nhậu thì nghe oang oang, nhưng khi nhà thơ hết hơi thì chúng biến mất, chứ chữ nghĩa in trên giấy thì cứ nằm ì như thế rất lâu dù ta gạt phăng chúng đi, không thèm đọc đến. Tôi vẫn thường chịu đựng những thứ triết lí ba xu của nhiều nhà thơ trong những bài phỏng vấn, những tùy bút, và những "tiểu luận" của họ. Những thứ triết lí ba xu ấy nếu nằm chen rải rác trong những bài thơ thì tôi chịu đựng nổi, vì chúng bị làm nhoè đi bởi những hình tượng, âm thanh, tiết tấu thú vị của thơ. Còn khi chúng được phơi bày lồ lộ trong một bài viết bằng văn xuôi thì tôi không thể chịu đựng nổi. Gần đây, đọc bài "Tuỳ bút" của Vi Thuỳ Linh tôi rất đỗi kinh ngạc. Tôi vẫn xem Vi Thuỳ Linh là một nhà thơ rất khá, với những bài thơ tuy chưa phải là thực sự mới lạ nhưng biểu lộ một mức độ giàu có nào đó trong hình tượng, trong lối liên tưởng, và một sự trôi chảy tự nhiên trong ngôn từ. Nhưng đến khi đọc bài tuỳ bút của cô, tôi không khỏi cảm thấy bực dọc và thấy cô từ vị trí một nhà thơ ngã sóng soài vào vị trí của một triết gia ba xu. Thật là đáng tiếc. Thiết nghĩ tôi không cần phải phân tích quá dài dòng về những điều cô phát biểu, mà chủ yếu chỉ xin nêu lên một số ví dụ về lối triết lí vụn theo kiểu chân nam đá chân chiêu mà cô đã thốt lên trong cùng một bài viết. Tôi cảm thấy cái ý tưởng rằng con người sáng tạo là kẻ cô đơn là một ý tưởng đến nay đã quá mòn vẹt đến độ trở thành triết lí ba xu. Bất cứ lúc nào nghe một nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ... hùng hồn thốt lên: "Tôi sáng tạo trong cô đơn", tôi có cảm giác mình đang xem một vở cải lương rất cũ và rất rẻ tiền. Tất nhiên từ ban đầu ý tưởng đó tự nó không rẻ tiền, nhưng sự lập lại lải nhải không ngừng từ người này đến người khác, từ ngày này đến ngày khác, làm nó rẻ tiền, đặc biệt khi người ta chỉ bắt chước thốt lên ý tưởng đó để làm dáng, chứ không thực sự dám sống với ý tưởng đó. Cụ thể là một nhà thơ có thể vừa gào lên "tôi chọn sáng tạo trong cô đơn" và cùng lúc lại khao khát được sự chú ý của đám đông, sung sướng khi thấy thơ mình bán chạy, và ra sức tiếp thị ồn ào bằng mọi phương tiện truyền thông để đám đông luôn nhớ đến mình. Vi Thuỳ Linh có vẻ gì giống như thế. Trong bài tuỳ bút của cô, có những đoạn cô viết hùng hồn như một nhà sáng tạo cô đơn tách mình ra khỏi đám đông, đối đầu với xu hướng của tập thể, bất chấp sự bất mãn của dư luận, và sẵn sàng sống với sự bất an và tạo nên sự bất an trong cảm nhận thẩm mỹ của người đương thời: ... Với tôi, cuộc đi đẹp nhất trong sáng tạo, là độc mã. Tôi phục những con thú dám tách khỏi bầy, dù nó sẽ gặp nhiều hiểm nguy... ... Dám tách khỏi bầy tự tìm kiếm và khai phá con đường khác, sống khác với xu thế, với đám đông phong trào, để riêng biệt là mình với những lựa chọn của mình, đồng nghĩa với mất dần các mối quan hệ sau mỗi lần gặp họa, sự biến và nhân lên sự cô đơn. ... “Cần phải biết bơi ngược dòng”, phương châm của Albert Camus, tôi sống theo phương châm ấy và chấp nhận trả giá. Kẻ tìm ra điều đúng sớm trước có thể bị tiêu diệt nhưng chân lí thì không. ... Trong tiếng la ó của đám đông, tôi solo. Luôn solo. Thế nhưng, ở những đoạn khác, ngay trong cùng một bài viết, cô lại để lộ ra một con người sợ hãi trước sự bất an, e ngại trước những điều "xa vời và không tưởng", và bị dày vò bởi những lời đàm tiếu của đám đông: ... Tôi muốn đến một ngày tròn đầy giấc ngủ không mộng mị hoảng hốt, không giật mình thở dốc, không thấy đắng cay trước trang giấy trắng, đến một ngày không bất an. ... Tôi luôn bị ám ảnh về sự ngắn ngủi của kiếp người, nên không ước những điều xa vời và không tưởng. ... những lời đồn thổi tai quái, ác nghiệt, sự đày đọa phi lí dồn dập dai dẳng đổ vào tôi, làm tôi mệt mỏi. Và câu nói sau đây là câu nói của một nhà thơ sợ cô đơn nhất, một nhà thơ khao khát đại chúng nhất: ... Tôi khao khát được hét vang tên Tổ quốc mình, gắn nó với mình và góp phần nhỏ làm Việt Nam được nhắc tới như một danh từ, động từ, tính từ đầy quyến rũ. Tôi tưởng câu nói trên là của một nhà vận động chính trị, chứ chẳng phải của một "nhà thơ sáng tạo trong cô đơn". Đấy, triết lí ba xu là thế đấy. Để làm triết lí ba xu, người ta cứ nhặt nhạnh những ý tưởng rất kêu từ mồm của văn gia này, chính trị gia nọ, triết gia kia, rồi ghép bừa chúng vào nhau thành một dạng tư duy chân nam đá chân chiêu, và sẵn sàng phát ngôn ầm ĩ bất cứ lúc nào có cơ hội quảng cáo mình. Dạng tư duy chân nam đá chân chiêu như thế này dàn trải khắp bài viết của Vi Thuỳ Linh. Người đọc có thể thấy ngay cô vừa hô hoán: "Trong tiếng la ó của đám đông, tôi solo. Luôn solo", nhưng cô lại khăng khăng chọn đứng ngay giữa đám đông và nói theo giọng của đám đông. Về chuyện sex, chẳng hạn, cô tuyên bố: ... Tôi ghê tởm những kẻ đồng tính và chuyện sex của họ. Đó là sự bệnh hoạn. Hà Lan và vài quốc gia chấp nhận chuyện đó – đó là sự nguy hại, làm nhiễu loạn thế giới. Lời tuyên bố này rõ ràng đến từ một đám đông hết sức lạc hậu và thiếu thông tin. Nhà thơ hiển nhiên không biết gì đến những thay đổi quan trọng trong cái nhìn của con người đương thời trên thế giới đối với người đồng tính luyến ái. Không những nhiều nước trên thế giới đã thực sự tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của người đồng tính luyến ái, mà ngay cả nhiều tôn giáo cũng đã thay đổi cái nhìn. Sau khi phải đương đầu với vô số những cuộc tranh đấu dữ dội, nhiều giáo xứ thiên chúa giáo Anh quốc đã chấp nhận linh mục đồng tính luyến ái (cũng như đã chấp nhận linh mục nữ giới). Ở Việt Nam tất nhiên đa số quần chúng vẫn chưa biết tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của người đồng tính luyến ái, nhưng "trong tiếng la ó của đám đông", đáng lẽ nhà thơ Vi Thuỳ Linh phải "solo, luôn solo", chứ tại sao lại hùa theo? Con người solo đúng nghĩa là con người luôn luôn đứng một mình bên ngoài đám đông, dù là đám đông chính trị hay đám đông tôn giáo. Con người solo không sợ sự cô đơn, không sợ đám đông trút những khổ ải lên thân phận mình.Thế nhưng, nhà thơ solo Vi Thuỳ Linh lại tuyên bố: ... Tôi đã vào đạo Thiên Chúa, với tên thánh Teresa, một tất yếu, một khát vọng được cứu chuộc và giải thoát khỏi sự bủa vây của những nỗi khổ và cô đơn dằng dặc. Khi con người còn cần đến tôn giáo và muốn đẻ con để tiếp nối sự sống của mình, tức là con người vẫn đầy cô đơn và yếu đuối. Vi Thuỳ Linh tự cho mình là "solo", "luôn solo", và khẳng định "tôi không bao giờ đánh mất mình". Nhưng cùng lúc ấy cô lại tuyên bố: ... Tôi không trông cậy vào con người, và như hàng triệu người khác, tôi trông cậy vào sự chở che của đấng siêu nhiên. Để được gột rửa và sống thánh thiện, hướng thượng, để giữ lại tôi bằng đức tin trọn vẹn vào Chúa. Đã trao đức tin trọn vẹn vào Chúa, mà không bao giờ đánh mất mình ư? Cũng trong mạch văn đầy rẫy những ý tưởng lộn xộn, chắp vá, tự mâu thuẫn ấy, Vi Thuỳ Linh tuyên bố: ... Tôi ước được làm một người đàn bà bình thường. Rồi ngay lập tức, cô lại tuyên bố: ... Và làm đàn bà hay làm thơ, tôi đều muốn làm mới và lạ. ... Tôi không muốn những bài thơ bình thường vì nó không bao giờ tạo ra sự đột biến, cuộc cách mạng. ... Con người cần biết trở thành một kỳ quan trước khi tiếp tục xây dựng những kỳ quan. Tôi là một kỳ quan. Đã "ước được làm một người đàn bà bình thường", đã vào đạo Thiên Chúa để tránh "những nỗi khổ và cô đơn dằng dặc", đã mang "đức tin trọn vẹn vào Chúa", đã hùa theo đám đông để "ghê tởm những kẻ đồng tính", đã "muốn đến một ngày tròn đầy giấc ngủ không mộng mị hoảng hốt, không giật mình thở dốc, không thấy đắng cay trước trang giấy trắng, đến một ngày không bất an", đã "không ước những điều xa vời và không tưởng"..., thì sao lại còn "muốn làm mới và lạ", còn muốn "tạo ra sự đột biến, cuộc cách mạng", còn muốn "trở thành một kỳ quan"? Kỳ quan? Thật sao? Hay phải hiểu chữ "kỳ quan" là "cảnh tượng kỳ cục"? Vâng, khi chứng kiến một nhà thơ khoác áo triết gia ba xu, tuyên bố những điều chắp vá lộn xộn bất kể tự mâu thuẫn như thế, ai mà chẳng thấy đó là một cảnh tượng kỳ cục?
  22. Chiếc khẩu trang Mình có một thói quen nho nhỏ là hễ ra đường thì phải đeo khẩu trang. Không phải mình điệu hay sợ đen da gì đâu. Mà do mũi của mình rất dễ bị dị ứng, và rất dễ bị át xì. Nên lúc nào mình cũng kè kè cái khẩu trang bên mình. Để cẩn thận hơn, mình còn mua khoảng năm, sáu cái khẩu trang bỏ vào từng túi quần, để phòng mình quên thì có mà sử dụng. Nhưng ngày hôm qua, mẹ mình đã lấy khẩu trang từ túi quần mình ra để giặt mà không nói cho mình biết. Thế là mình không bận tâm, cứ tưởng là có sẵn trong túi. Ai dè, hôm ấy ra đường mình bị át xì điên cuồng. Nhưng có một điều rất đau lòng đã xảy ra... Mình chạy xe ngang qua cô đẩy xe rác. Vì mũi mình rất nhạy cảm, nên mình không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng mình đã làm một hành động cực kì vô duyên là lấy tay che mũi lại. Dù không ai trách mình tiếng nào, nhưng tự dưng thấy mình thiếu văn hoá quá. Đáng lý ra mình nên kiềm chế hơn. Bỗng dưng mình thấy chiếc khẩu trang thật cần thiết làm sao!
  23. Mâu Thuẩn Con người là một thực thể mâu thuẩn đan xen lẫn nhau. Mâu thuẩn ý kiến với người khác và mâu thuẩn cả với bản thân mình. Nhưng tôi không trách chuyện này đâu. Bởi thiết nghĩ, nhờ có những ý kiến mâu thuẩn mà cuộc sống có thêm nhiều dư vị. Nhưng tôi thích những mâu thuẩn có lý do. Hơn là những mâu thuẩn chỉ vì bốc đồng một chuyện gì đó. Tôi thích chê hơn là khen. Thích phản bác hơn là đồng tình. Tôi ít khi nào khen ai, và ít khi nào đồng tình về một chuyện gì đó mơ hồ. Tôi vẫn thường suy nghĩ rất kĩ mới dám nói câu :"Tôi đồng ý!". Có lẽ vậy mà nhiều người nói tôi thận trọng hoặc cụ non quá. Nhưng thà như vậy mà mình không hối hận những gì mình đã thốt ra, bởi người ta vẫn thường tiếc nuối vì những điều đáng lý ra nên nói lại không nói, và không nên nói lại nói. Đó là một điều rất đau buồn. Trên diễn đàn này, tôi đang có mâu thuẩn. Người-mà-ai-cũng-biêt-là-ai-đấy luôn cố tình chống đối những suy nghĩ của tôi. Mặc dù tôi biết trình độ của nhân thật hạn hẹp và qua cách dùng từ ngữ, tôi biết nhân không phải là người am tường vấn đề. Bằng chứng là nhân chỉ đưa ra những câu mắng mỏ dung tục mà trong suốt quá trình tranh luận, nhân chẳng nói mình đồng tình với nội dung chủ đề hay không. Có một chuyện rất tréo ngoe thế này! Diễn đàn ta có cuộc thi thơ. Và rất may mắn là Admin đã giấu tên tác giả. Nên tôi đã có một lần vào thử chê bai, thắc mắc một bài của chính mình sáng tác. Và thế là người-đó đã vội vàng phản bác lại ý kiến của tôi. Phải nói là tôi vừa cảm thấy tức, nhưng sau đó liền thấy vui ngay. Sao họ có thể dễ dãi với bản thân của mình như thế chứ? Buồn cười hơn, cô nàng NT đã chẳng biết gì, lại hô hào, tỏ ra mình rất biết rõ rằng, thằng Chuột đã bị người-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy ngồi trên đầu. Lại thêm một người không suy nghĩ kĩ càng đã vội kết luận. Tự dưng lúc này mình thấy câu nói của Hoa Bằng Lăng khôn khéo làm sao! Thật tình tôi không hề kể lể gì cho cô bé này biết, nhưng cô lại có thể am tường như thế. Cô thật hay! Dân Chuyên Tiền Giang thì thông minh phải biết. Tôi dừng tranh cãi cũng có nhiều lý do lắm. Thứ nhất là đã có nhiều người tán đồng ý kiến của tôi. Và thứ hai là tôi cảm thấy đối thủ của mình không thuộc dạng "cao" như mình nghĩ. Thế là mình đành im. Bỗng nhiên tôi lại nhớ đến lời khuyên của anh NgocDinh ( tôi không tiện kể ra ), tôi mới thấy việc mình dừng lại rất có ý nghĩa. Cám ơn anh NgocDinh lần hai nhé! Sở dĩ mình viết những chuyện này vì mình đang có một mâu thuẩn nhỏ trong chính bản thân mình. Hiện tại mình học hai trường ĐH tại hai tỉnh khác nhau. Và mình luôn phải đấu tranh và tranh cãi với chính mình rằng nên học trường nào trước, nên học bài môn nào trước. Rối rắm quá đi!

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...