Jump to content

Chuột Rain

Điều Hành Viên
  • Số bài viết

    373
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Mọi thứ được đăng bởi Chuột Rain

  1. - Tại sao khi HT "xử" Kiều, Kiều chẳng thể buông ra một lời biện hộ, thậm chí khi bị "nhục nhã" như vậy ? - Và tại sao khi Kiều "mở phiên toà" để xử HT, ghét lắm chứ (hình như tui cũng đã phân tích Kiều ghét HT còn nhiều hơn HT ghét TK), nhưng chẳng thể nào buộc tội được HT, bị "sư tử HĐ" đó kêu thán trên giữa "công đường". Tại vì HT nắm cái lý, còn Kiều thì không. Ở trên tui đã nói rồi, tui thấy mến HT vì nàng đối với TK, tuy giận nhưng vẫn biết cảm cái tài, thương cái phận của TK (nhưng chồng dĩ nhiên là không chia sẻ được). Sau khi "chia rẽ" được TS và Kiều, Hoạn Thư có hành hạ gì Kiều nữa đâu, đưa Kiều vào một cái am để tu. Đúng lý ra tại đây Kiều phải vui mừng, hài lòng vì ít ra đã có một cuộc sống yên ổn, chẳng phải lo ra vào chốn lầu xanh, chẳng phải làm lẽ của người ta (tui tin chắc rằng nàng chịu làm vợ TS cũng chỉ vì muốn thoát ra Lầu xanh chứ không yêu đương gì TS hết! Mà không yêu.. thì thà đi tu còn sướng hơn phải lấy người đó!) Cuộc sống như vậy đ/v Kiều là đã quá tốt rồi, vậy mà khi Thúc Sinh đến thăm lại khóc lóc kể lể, vương vấn lung tung gì gì đó ... để mà phải giật mình sợ hãi khi biết HT hay chuyện. Còn đổ ngược lại là HT thâm hiểm, ở đó sau này sống chết thế nào ! Nếu nàng biết yên phận, tha cho chồng của người ta thì có cần phải trốn chạy thêm lần nữa không. Nhục nhã vẫn là lúc trốn chạy và lấy cắp đồ của người ta. Đã bị người ta làm nhục.. nay lại làm vậy để người ta có thêm cớ mà hạ nhục mình. Tui khâm phục cái đầu của cô Kiều lúc đó. Còn HT, có sai người đuổi theo không? Có dồn nàng đến đường cùng không ? Không phải Kiều "nhân đạo", "thông cảm" mà tha cho HT, chỉ vì nàng không đủ lý lẽ để mà xử HT, thế thôi ! HT trắng án vì trong HT đã tồn tại cái tâm.
  2. Kiều và Từ Hải "Từ Hải có mặt trong Truyện Kiều với tư cách một anh hùng, một biểu tượng sảng khoái của khát vọng công lí và tự do “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” mà văn chương Việt Nam từ trước cũng chưa có. " - Hoài Thanh. Ok! Suy nghĩ hiểu biết của tui dĩ nhiên là không bằng các ông nhà văn nhà thơ nhà phê bình văn học gì đó, có thể theo mọi người nói là "bị lệch lạc" cũng không chừng. Nhưng suy nghĩ của tui về Từ Hải - hay nói đúng hơn là về đoạn bình luận trên như sau. Từ Hải có phải là một anh hùng hay không ? Từ Hải đã làm được những gì để có thể gọi là một anh hùng ? Ta cùng đọc lại đoạn Kiều gặp Từ Hải : Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải, vốn người Việt đông. Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Họ Từ dáng hình oai dũng, giang hồ lẫy lừng ... nhiêu đó có thể gọi là anh hùng chưa? Đối với tui là chưa ! Một tên giặc cũng có thể có những đặc điểm ấy. Mà hai chữ anh hùng, nói dễ mà khó, nói khó mà dễ ... Một kẻ có chút gan dạ, nhân thời loạn lạc kết bè lập đảng, cậy thế, ỷ quyền xưng hùng, xưng bá, may ra gặp thời họ sẽ vổ ngực, xưng ta đây là anh hùng biết thời thế ! Như Lữ Bố, uy nghi trước vạn quân, kẻ thù gặp phải run sợ, thế mà trước một nàng Điêu Thuyền thì u mê đắm đuối. Chinh phục muôn người nhưng phủ phục trước sắc đẹp chỉ là một kiểu anh hùng của sức khỏe. Nhắc đến chữ "anh hùng" phải nói đến những người như Quan Công : tiết nghĩa là mục tiêu, giàu sang không đổi lòng, gặp nguy không nhục chí, không giết kẻ cùng đường, thà hy sinh tính mạng chứ không để mất đi hai chữ tiết nghĩa, ấy mới là kẻ anh hùng. So về tài , về sức lực ông đâu bằng Lữ Bố, nói đến trí tuệ đâu dám sánh Khổng Minh, thế mà nói về hai chữ "anh hùng" không ai dám mở lời phủ nhận. Còn nói về hình ảnh Từ Hải, ai nói Từ trí dũng chứ tui chỉ thấy đó là một kẻ ... hơi bị đần, khoái phô trương quyền lực. Cái cảnh Từ đi rước Kiều về có cần rầm rang thế không ! Gì mà : Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương, Ngất trời sát khí mơ màng, Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh. lại còn : Giáp binh kéo đến quanh nhà, Đồng thanh cùng gửi: nào là phu nhân? Hai bên mười vị tướng quân, Đặt gươm, cởi giáp, trước sân khấu đầu. Cung nga, thể nữ nối sau, Rằng: Vâng lệnh chỉ rước chầu vu qui. Sẵn sàng phượng liễn loan nghi, Hoa quan phấp phới hà y rỡ ràng. Dựng cờ, nổi trống lên đàng, Trúc tơ nổi trước, kiệu vàng theo sau. Hoả bài tiền lộ ruổi mau, Nam đình nghe động trống chầu đại doanh. Kéo cờ lũy, phát súng thành, Từ công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài. Rỡ mình, là vẻ cân đai, Hãy còn hàm én mày ngài như xưa. hơn hai mươi câu "kinh phong động địa" chỉ để tả cảnh Từ đón vợ về ! Rõ là một ông tướng phô trương ! Đem quyền đem uy đem binh đem lính dập đầu lấy lòng một người đàn bà. Khác chi những tên "công tử" ngày nay đem tiền của, xe cộ ra mà lòe bọn con gái ! "Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng đoán giữa trần ai mới già" Ừm... khoe khoang tự phụ, đó là những ấn tượng mà Từ Hải để lại cho tui... khoe khoang cho lắm, cuối cùng cũng chết vì lời ngon ngọt của một người đàn bà. "Từ Hải đến với cuộc đời Thúy Kiều như một đấng cứu tinh. Từ Hải đã làm một việc kì lạ giữa trần gian đó là đưa một “con đĩ” ( dĩ nhiên là bất đắc dĩ) là Thúy Kiều lên địa vị một bà chánh án, định đoạt công lí rạch ròi, làm hả lòng, hả dạ người đọc bao đời nay. " - Hoài Thanh. Đúng, Từ đến với Kiều như một đấng cứu tinh. Nhưng cái câu "Từ Hải đã làm một việc kì lạ giữa trần gian đó là đưa một “con đĩ” ( dĩ nhiên là bất đắc dĩ) là Thúy Kiều lên địa vị một bà chánh án, định đoạt công lí rạch ròi, làm hả lòng, hả dạ người đọc bao đời nay" rõ là tức cười. Từ khác gì Trụ Vương, Lữ Bố ... những kẻ đam mê sắc đẹp nghe lời nỉ non ỉ ôi của các nường mà để họ thao túng quyền lực ! Đúng là nói vầy cũng quá đáng, nhưng vẫn là một câu hỏi cũ : nếu nàng xấu xí vụng về thì có bị lừa gạt, bị chà đạp, bị ô nhục đến đâu thì Từ làm gì để ý tới ! Người đẹp dù gì cũng có chỗ đứng của người đẹp ! Đời thuở ngày nay có quan tòa nào lại "khách quan, công bằng" khi mà nạn nhân đứng ra làm Chánh án, Kiều vẫn là ỷ quyền ỷ lực xem đó là sức mạnh công lý. Nhưng thôi, những kẻ như Tú Bà, Ưng Khuyển dẫu sao cũng là những kẻ đáng chết ! Nhưng muốn nói hình ảnh Từ lúc đó thật tức cười, im lặng bên cạnh bà vợ "Chánh Án" của mình muốn xử gì thì xử, không nói tiếng nào ! Trí dũng Từ ở đâu ? Bà Chánh Án sao không xử ngay từ tên tên bán tơ vu oan giá họa cho gia đình mình, là đầu chốt gây bao nhiêu năm lưu lạc ? Bà Chánh Án sao không dùng quyền uy ấy quay về cố hương, thăm cha thăm mẹ , nuôi nấng chăm sóc lúc tuổi già ? Có ai trả lời những câu hỏi này dùm tui ?
  3. - Vì sao Kiều bán mình chuộc cha : đây là ý riêng của tui, không dám cho là đúng, nhưng suy nghĩ như vầy. Bản thân Kim Vân Kiều truyện chỉ là một tác phẩm rẻ tiền, cố tình tạo ra các tình tiết éo le để "ép" Kiều phải bán thân, làm nền cho các đoạn "hấp dẫn" như Kiều tiếp khách...Kiều với mấy anh chàng kia v.v.. Đó là Kim Vân Kiều truyện, khi tác phẩm qua tay Nguyễn Du thì đây trở thành một tác phẩm mang đầy tính nhân văn qua cái nhìn mới của ông. Thế nhưng tình tiết câu chuyện thì không khác gì nhiều. Kiều bán mình chuộc cha là do Kim Vân Kiều truyện "ép" nàng như vậy (đem lại sự hấp dẫn cho các tiểu thuyết ba xu)! Có nhiều cách khác : bán ruộng đất, nhờ vả Kim Trọng (không thể nói Kiều chưa là gì hết mà không dám nhờ vả KT, đứng trước một tình thế phải bán thân thì tất cả các biện pháp cứu chữa khác đều phải được tính đến, đừng nói đến KT mà cho dù bất kỳ người nào Kiều vẫn có thể kêu cứu bằng mọi giá !) Nhưng chuyện này tui không muốn bàn đến, cho là trong cái xã hội nhiễu nhương ấy Kiều chỉ có một cách duy nhất là bán mình chuộc cha, dù gì cái tình tiết này cũng đẹp. - Bán mình chuộc cha nghĩa là đã trả hết nợ cho gia đình rồi, tui không hiểu tại sao nếu nàng chết đi gia đình sẽ khổ ?!? (hổng ai kiếm tiền lo cho gia đình được ư ?) Dù gì thì trong bao nhiêu năm lưu lạc, một năm trời ở với Mã Giám sinh (lúc này cuộc sống nàng tương đối nhàn hạ rồi) và cả đến lúc giàu có, có quyền lực khi làm phu nhân Từ Hải nàng cũng không hề ngó ngàng gì về đến gia đình. Đúng là phụ nữ VN cam chịu, nhưng cam chịu như nàng thì tui không có hoan nghênh. Có nhiều kiểu cam chịu, hèn nhát, tham sống sợ chết cũng là một kiểu cam chịu. Thử hỏi cái suy nghĩ "à, thân mình dù sao cũng dơ, thôi thì còn gì nữa mà giữ gìn, hổng chơi tiếp luôn !" có đáng để mà ủng hộ hay không ? Tui cũng từng nói, đọc truyện Kiều thông cảm thôi thì cũng thông cảm được cho nàng, nhưng nâng cái giá trị nàng lên và "ca ngợi" là một điều tui không bao giờ chấp nhận được ! Cái hoàn cảnh "éo le" của Kiều thời nào cũng có, thời này cũng không thiếu, bao nhiêu cô gái "vì nghèo" mà bán mình, sa cơ thất thế làm vợ hết người này đến người khác, sau đó là đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện hộ cho những bước trượt chân của mình. Còn cái lúc mà Kiều vì muốn hộ thân nên trộm đi của cải nhà Hoạn Thư thì hình ảnh Kiều đ/v tui xấu hết chỗ nói. Người ta ca ngợi những cái gọi là "Nghèo cho sạch, rách cho thơm", "Trong đầm gì đẹp bằng sen, gần bùn mà vẫn không tanh mùi bùn"... chứ không ca ngợi kiểu bất chấp thủ đoạn của nàng. Kể ra Kiều cũng may mắn khi gặp Từ Hải, thử hỏi trong bao nhiêu cô gái lầu xanh ngày này như Kiều đã có cái may mắn gặp được một ân nhân như thế ? Kiều cũng chỉ là một con người tầm thường (ta thương nàng là tại nàng đẹp, chứ Kiều có kém cỏi nhan sắc thì cũng chẳng có tác phẩm nào thương tiếc cho nàng), tham sống sợ chết, thích sự an nhàn, chỉ nghĩ đến bản thân. Tại sao nàng tự tử ? Cái này tui cũng nói rồi, đó là do nàng không còn một ai có thể bám víu được. Phải mà lúc này nàng có gặp cái tên nào thậm chí đểu giả cà chớn hơn cả Sở Khanh thì nàng cũng sẽ ... cam chịu tiếp cho coi ! Nàng là một người biết chịu đựng rất rất giỏi . Bởi vậy mà tui chỉ thích truyện Kiều ở giá trị nghệ thuật, về nội dung vẫn có thể gọi là hay khi mà tác phẩm đưa ra một loạt các nhân vật rất có tính cách, có hồn. Chỉ có điều tui không đánh giá cao giá trị của Thúy Kiều, ở Kiều chẳng có gì để ta học hỏi và ca ngợi, thế thôi !
  4. -Tôi không phê phán gì ở Nguyễn Du cả, và hình như bạn cũng hiểu sai mục đích của người lập ra topic này. Suốt bao nhiêu năm qua, đọc Kiều của Nguyễn Du, tranh cãi là chuyện thường. Có người đọc Kiều, và cảm thông với Kiều, có người thì không. Đó là do cách nhìn của mỗi người khác nhau. Cũng như bạn thích màu hồng, tôi thích màu xanh, vậy đâu thể nào bắt buột tôi phải thích giống bạn. Có chăng là bạn tự mình dùng lí lẽ để lập luận để khẳng định lý do bạn cảm thông Kiều và yêu nhân vật đó là hoàn toàn đúng, tuy nhiên, đâu thể vì thế mà bạn cho rằng người khác SAI??? -Tôi nói rồi, tôi không hề phủ nhận những giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã đưa ra trong Kiều. Cái chế độ Phong kiến chèn ép nhân phẩm, thân phận của người phụ nữ là đáng để lên án và cảm thông với 1 kiếp người đàn bà chịu nhiều trắc trở bởi ràng buộc lễ giáo Tam Tòng Tứ Đức là điều tôi rất tâm đắc với ND. Tôi chỉ không đồng ý với các ý kiến của L***, nó phi văn học và phi logic, vì vậy nên tôi phản bác lại. Tôi làm thế là sai? Nếu 1 ý kiến được đưa ra là đúng, tôi chấp nhận, 1 ý kiến đưa ra thiếu thuyết phục, tôi phản bác. Bạn đưa ra ý kiến của mình thì chưa đủ, bạn phải làm sao cho tôi cảm thấy bạn đúng, những lời bảo vệ ý kiến của bạn mới là quan trọng. Đó là tranh luận. Đâu thể nào gây nên 1 cuộc tranh luận nghiêm túc với chỉ vài câu nói : Tôi cho là như thế này....tôi đúng, anh sai...??? Hồi Phổ Thông tôi cũng được học Kiều, tôi cũng có những suy nghĩ của tôi và tôi hiểu những gì mà Nguyễn Du muốn truyền bá trong tác phẩm của ông. Nhưng chuyện tôi không thích nhân vật Thúy Kiều, có gì là sai? Tôi đồng cảm với Vân có gì sai? Với kiến thức ít ỏi của mình, tôi chỉ đứng bên 1 cuộc tranh cãi để "học hỏi" và khách quan mà nói tôi chẳng theo bên nào hết, tôi chỉ thấy cái gì không đúng thì nói. Rất vui và rất hoan nghênh những ý kiến cũng như phản bác của mọi người!!! Với những gì mọi người hiểu và tôi hiểu qua Kiều, hy vọng ta sẽ có 1 cuộc tranh luận đúng nghĩa!
  5. Những đoạn không ăn nhập gì đến nội dung "Vì sao tôi ghét Thúy Kiều?"
  6. Trời ơi, sao một người lại dùng đến 2,3 nick vậy nè!!!! Bộ định đóng 2,3 vai một lúc à??? Hé hé...
  7. Khi tui và Chuột lập topic này thì đã biết trước là có người phản đối nên tụi tui mới lập. Chứ nếu biết ai cũng đồng tình thì chẳng dại gì lập cho mất công. Bạn Linh hơi lanh chanh, và đi xa vấn đề quá. Ngay cả nội dung tiêu đề đã thể hiện cái chủ quan của người viết :"Vì sao tôi ghét Thúy Kiều?" và bạn Chuột đã đưa ra những ý kiến của cá nhân mình để lên án Kiều. Bạn đồng tình, thì thôi. Còn không thì đưa những lập luận trái chiều để bác bỏ. Tự dưng bạn lại nói Chuột này, Chuột nọ, chẳng phải bạn là người muốn gây sự hay seo? Và hình như cả tui và Chuột điều ghét những cách nói chuyện khá dài dòng, và theo tụi tui là chẳng ăn nhập gì đến nội dung bài viết cả. Riết rồi bạn làm tụi tui mất hứng với tiêu đề này quá. Bạn thiệt rỗi hơi! Bạn đả kích cho đã đời, mà rốt cuộc chẳng thấy bạn nói gì đến những sự việc Chuột đề cập. Như vậy chẳng khác nào bạn đang ăn nói linh tinh hay sao? Tự nhiên topic nói về nàng Kiều mà bạn lại lôi nào là kỹ sư kinh tế ( thưa bạn, tụi tui ko phải là kỹ sư kinh tế ) rồi lại là tin học linh tinh gì đó. Bạn có thấy bạn đang xúc phạm đến người khác không. Nhưng thằng Chuột thì tính khí nó ít khi nào bận tâm đến mấy chuyện này, nhưng tui thì ghét nhất ai đá động để nghề nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thảo luận, tụi tui phân tích dựa vào tác phẩm truyện Kiều chứ không hề đề cập đến đời sống cá nhân của ai. Chỉ có bạn là cố tình gây sự... Câu trên, tui dùng từ "yêu" chứ không phải Chuột dùng. Nhưng tui thấy thật sự là bạn yêu tui thiệt mà....! Topic này lập bởi Chuột Rain, nhưng tui post bài bằng nick Chuột Rain là chủ yếu. Nên bạn Chuột nhà ta đã vô tình vạ lây rùi... Còn về pé Vân, chị sẽ tiếp tục nghe pé phân tích tiếp nhé! Đừng sa đà vào cách diễn giải rùng rợn của Linh! Hai Khù.
  8. Ôi, một bài thơ về thời số duy nhất trong cuộc thi thơ ( tính vào thời điểm này )...! Bài thơ như một món ăn lạ vậy. Tuy có vài câu hơi lẩn quẩn nhưng vẫn chấm bài này 4 sao nha!
  9. I'm busy!!! Hồi mấy tháng trước, chuchimsau có nói với mình một câu là:"Tôi nói chuyện với ông mà có cảm giác như đang nói chuyện với một busymen á". Mình chỉ cười cười thôi, chứ không cãi lại. Bởi thiệt tình là mình bận kinh khủng, mà có lẽ là do mình không biết sắp xếp thời gian hay sao á. Bạn bè vào phòng mình, ai cũng choáng khi thấy cái lịch làm việc mình dán trên tường, kèm theo một câu danh ngôn mà mình rất thích:"Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng!". Nhưng thiệt tình là mình không có khi nào làm hết những gì mình vạch ra, có khi mình đã khóc vì điều đó. Và cuối cùng, mình lại viết một cái lịch khác, nói chung cũng chỉ đảo lại vị trí công việc. Và mình lại bỏ dở không ít điều. Không khi nào mình ngủ trước 2h sáng. Mà thỉnh thoảng mình "giải lao" cho những công việc căng thẳng của mình là... nhá máy bác Thợ Làm Vườn, kế đến là pác Me Lộc. Rồi lại lao vào công việc, nhức đầu như điên. Có lần mình bị stress vì công việc quá tải, vừa làm tóan nào là tài khoản 111, tài khoản 112... Rồi lại viết văn, nào là mây, mưa, nắng, gió... Ôi thôi... Rồi lại học về CNTT, nào là code, nào là mã... huhuhu... Mình viết một bài bâng quơ trên blog, tự dưng báo Mực Tím "xí" đăng. Rồi sau đó thầy mình "lanh chanh" gửi báo AT, rồi báo AT cũng "xí" luôn. Mình khó xử quá, đành viết một nội dung mà tới 2 bài. Ôi trời, mang tiếng mang tai quá đi, huhuu.... Mới hôm qua, mình vừa "luyện giọng" trong sự ép buộc của khá nhiều người. Cuối cùng lên hát cũng đc, may là không có ai chết. Rồi lại đến học về ATGT, sao cái gì cũng đổ trút lên mình hết vậy nè... huu... Mà phải công nhận là mình có vài đứa bạn tốt, như nhỏ Hai Khù luôn "bố thí" cho mình vào những ngày chờ nhuận bút mà chưa có, như thằng oắt Rồng Vàng hay soạn bài cho mình (vậy mà mình còn chưa hiểu bài ) thấy vui và an ủi gì đâu. Thiệt tình, nếu mình không có được những đứa luôn sẵn sàng giúp đỡ và ủng hộ mình như thế. Chắc mình bỏ nghề luôn quá!!!
  10. Hình như bạn Linh đang cố tình đi lệch hướng những gì Chuột nói nhỉ? Chuột không thích từ "nó" do Linh sử dụng. Đề nghị bạn có cách xưng hô thuyết phục hơn. Về việc TK bán mình, Chuột đã nói ngay từ đầu. Và tạm thời chấp nhận phương án Kiều bán mình là đúng. ( đã nói ở trên ). Vậy không hiểu bài của Linh cứ xoáy sâu vào những quan điểm bán mình để làm gì khi mọi chuyện đã yên lắng? Chuột không thích đọc nhiều quote không liên quan, Linh tạm thời ngưng post quote nữa. Rất là rối mắt. Về kiến thức, văn học là cảm nhận từ tâm hồn. Đó là kiến thức cơ bản nhất. Và với cùng một tác phẩm văn học, mỗi người có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Cảm phiền bạn không lôi ra những từ ngữ đại loại "kỹ sư kinh tế"... ( từ này dùng sai rồi đó! Lần sau có lặp lại thì dùng từ khác - Hình như mình đã có nói một lần với binhthuong rồi nhi? ) Bạn Linh hay nhỉ? Bạn nói là qua bài viết của tôi, bạn có thể đánh giá được tôi không có vốn hiểu biết. Thế thì thưa bạn, hiểu biết như các nhà lý luận - phê bình văn học thì cũng không ít người lên án TK đâu. Bạn cho tôi đặt tư tưởng hiện đại vào tác phẩm, thì bạn có biết Nguyễn Công Trứ đã sống thời kì nào, và ông ta cũng đã lên án TK đến mức nào không? Tôi đang rất bận, định không reply bài viết này, nhưng thấy bạn nhắc mãi đến tôi (hình như bạn "yêu" tôi?) nên tôi reply cho bạn vài dòng. Nếu bạn cảm phiền xem lại những gì tôi viết ở trước,( bạn cố gắng nắm bắt trọng tâm vấn đề nhé, bạn đi lan man riết rồi tôi không biết bạn nói gì) bạn sẽ thấy những gì tôi viết ra đều trên phương diện chủ quan duy ý chí, và tôi không hề lên án bất cứ ai có suy nghĩ ngược lại. Tôi đã nói ở ngay những chữ đầu của nội dung topic ( cảm phiền xem lại ). Và tôi không thích bạn xoáy sâu vào tôi ( mà đáng lý ra phải là ả Kiều ) để rồi bài viết của bạn loãng chưa từng có. Bạn Linh này, tôi có thắc mắc một điều là không biết bạn sống ở thế kỷ nào vậy? Nếu ta không có ý tưởng phê phán thì những nhà văn, nhà thơ chết toi rồi. Nguyễn Du viết truyện Kiều cũng để phê phán xã hội phong kiến đó. Mà Nguyễn Du có làm được cái xã hội tư bản không mà phê phán (nói theo phân tích của bạn).... Mà thôi, bài viết của bạn còn sơ hở nhiều quá.... Tôi đang bận. Busy nha! <Đoạn này có vài chỗ bạn tôi gõ, nên có thể vài chỗ không trơn tru, mong mọi người thông cảm>
  11. Chị Ngôn Hoa ơi, cho bé Chuột làm quen với nha!!!
  12. Nhân vật Thúc Sinh là một nhân vật vừa hèn vừa tình cảm. Nói chung nhân vật này có đa tính cách, và khó mà có được nhận xét rõ ràng. Cho đến cuối thế kỷ XX, trong nền văn học hiện đại vẫn không ít tác phẩm xây dựng nhân vật theo kiểu tính cách một chiều. Thế nhưng trong Truyện Kiều đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, dường như là trung gian của mọi quan niệm: Thúc Sinh. Thật khó có thể xếp anh ta vào loại nhân vật nào – chính diện hay phản diện? Tốt hay xấu? Mọi quan niệm của thời đại, qua Thúc Sinh, dường như đều bị đảo lộn. Thời đại Thúc Sinh, thi ca được dùng “chở đạo”, nói “chí”, vịnh cảnh, ngợi ca những thú nho nhã, thanh cao... Còn Thúc Sinh, thi hứng chỉ phát sinh khi anh chàng trông thấy người đàn bà khoả thân đang tắm - điều mà văn học phong kiến tối kỵ! Kiều đang khi “lòng còn gửi ánh mây Hàng” nhớ mẹ, nhớ cha da diết thì chàng lại đem chuyện tắm táp của nàng ra mà ngợi ca, ngâm vịnh. Thế đã đủ vô duyên! Dan díu với nàng từ xuân qua hè, mà vẫn tưởng Thuý Kiều là con gái Tú Bà, đến nỗi kinh ngạc hỏi một câu ngớ ngẩn: “Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?”. Kiều nói thẳng thừng: Thúc là người “yêu hoa yêu được một màu điểm trang”, “ngắn ngày thôi chớ dài lời làm chi” mà anh chàng không hề tự ái. Nghe Kiều trù liệu, ái ngại những tình huống có thể phát sinh từ phía Hoạn Thư và Thúc Ông, Thúc chẳng bận tâm nghĩ lại, còn cho Kiều là “hay nói dè chừng”. Không phải vì muốn trấn an Kiều mà vì anh ta tin như vậy. Thúc đâu có hiểu gì về cha mình, vợ mình! Để đến khi mọi việc xẩy ra, anh ta chỉ còn biết trách mình, khóc người. Nông nổi, hời hợt đến thế, nhưng trong ngôn ngữ đối thoại. Thúc Sinh toàn dùng những lời cực tả, những từ ngữ “búa lớn, đao to”: 1329. Sinh rằng: - Từ thuở tương tri, Tấm riên riên những nặng vì nước non. Trăm năm tính cuộc vuông tròn, Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.” nghe có vẻ sâu sắc, tình nghĩa! 1363. Đường xa chớ ngại Ngô, Lào, Trăm điều hãy cứ trông vào một ta. Đã gần chi có điều xa, Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”. nghe có cái chí của người quân tử, cái khí của người anh hùng, với một quyết tâm son sắt, chung thuỷ. Sâu nặng, hùng hồn là thế mà người nghe không khỏi có cảm tưởng “thùng rỗng kêu to”. Nhưng Thúc Sinh không phải là kẻ hoàn toàn huênh hoang, dối trá. Anh ta cũng đã dám chèo chống trước Tú Bà, Thúc Ông và quan xử kiện. Thúc yêu thương Kiều thực lòng, nhưng là yêu thương theo kiểu của Thúc, tình yêu bắ t đầu từ nơi hành viện, từ chuyện gió trăng có vẻ đắm đuối, nồng nàn, thiên về sắc dục. Lúc tưởng Kiều chết, Thúc khóc than vật vã ghê gớm. Đến phút chót, chỉ một suy nghĩ “thân này dễ lại mấy lần gặp tiên?” đầy tiếc rẻ Nguyễn Du - với một nụ cười hóm hỉnh – đã cho thấy tất cả sự tiếc thương và toàn bộ bản chất tình yêu của Thúc đối với Kiều. Nhưng, điều đó mới chỉ làm rõ nét tính cách của Thúc. Thúc chỉ hoàn toàn bộc lộ bản chất, tính cách của mình khi đối mặt với Hoạn Thư, nhất là trong những cuộc chạm trán tay ba Hoạn – Thúc - Kiều. Trước mặt Hoạn Thư, Thúc “xếp cáng” bị vợ giật dây như con rối. Đến cả cái khóc cười, Thúc củng không còn “mình được là mình” mà phải theo sự điều khiển của người khác. Không giữ được chút gì thể diện của người đàn ông, Thúc càng không giữ được vai trò của người chủ gia đình của một “đấng trượng phu” trong quan hệ phu - phụ của trật tự phong kiến. Khi lo liệu việc dàn xếp gia đình, người ta chỉ nghe thấy tiếng nói của Kiều (2 lần 32 câu). Đến lúc tính toán cho Kiều “liệu bài xa chạy cao bay”, Thúc tựa như chiếc radio bắt trúng tần số, nói tưởng chửng không dứt, Hoạn Thư xuất hiện, lập tức anh ta “tắt đài”, trả lời vợ được đúng một câu, lại là câu nói dối. Thúc ba lần đối đáp với Hoạn Thư thì hết hai lần chối quanh, nói dối. Gặp Kiều ở Quan Âm các, Thúc khóc như mưa, nhận tội hết sức thành khẩn: 1945. “-Đã cam chịu bạc với tình, Chúa xuân để tội một mình cho hoa! Thấp cơ thua trí đàn bà, Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời. Vì ta cho lụy đến người, Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh.” Thấy Kiều bị hành hạ, Thúc chỉ biết “trông vào đau ruột”, đến cả một tiếng bênh vực cho nàng, Thúc cũng “ngại lời”, không dám nói ra. Thậm chí khóc thương Kiều, bị vợ hỏi, Thúc còn phải nói trại ra là khóc thương người mẹ quá cố: 1931. Sinh rằng: “Hiếu phục vừa xong, Suy lòng trắc dĩ đau lòng chung thiên!” Phải viện đến cái chết của mẹ để che giấu những giọt nước mắt khóc thương Thuý Kiều! Chỉ một câu nói thôi cũng đủ cho thấy cái bi hài của tính cách Thúc, thân phận Thúc! Xét theo vị thế xã hội, Thúc là chủ nhân ông của gia đình. Lẽ ra Thúc phải có quyền quyết định, xếp đặt mọi việc. Thế nhưng, nghịch cảnh ở đây là đến nhận mặt vợ lẽ, Thúc còn không dám, nói chi đếm bênh vực, bảo vệ. Buổi tiệc mừng chàng sum họp gia đình, chàng phải là người được hưởng mọi niềm vui hạnh phúc. Nhưng sự thực, Thúc “như dại như ngây”, “phách lạc, hồn xiêu”, “nát ruột tan hồn”, “thảm thiết bồi hồi”, và “lã chã”, “sụt sùi” - chỉ toàn nước mắt... Đành đoạn cắt đứt, bỏ rơi Kiều vào lúc nàng gặp khó khăn, nguy hiểm nhất trong khi Thúc có khả năng giải thoát cho Kiều – nhưng lời lẽ ngôn ngữ đối thoại của Thúc vẫn mang cái vẻ sâu tình, nặng nghĩa buổi ban đầu: 1973. “Bây giờ kẻ ngược, người xuôi, Biết bao giờ lại nối ời nước non? Dẫu rằng sông cạn, đá mòn, Con tằm đến thác cũng còn vương tơ” Thúc yêu thương Kiều thực lòng, mà khi Kiều bị đoạ đày, gặp nguy hiểm, Thúc đã bỏ rơi nàng, để mặc nàng tự xoay sở, chèo chống. Rốt cuộc thì Thúc chỉ thực sự yêu mỗi bản thân mình. Xây dựng nhân vật Thúc Sinh, Nguyễn Du ít miêu tả tính cách xã hội được quy định bởi nghề nghiệp buôn bán của Thúc, mà chủ yếu tập trung miêu tả tính cách cá nhân của một điển hình ươn hèn, sợ vợ. Sự lép vế của Thúc Sinh trước Hoạn Thư có một phần mang dấu ấn xã hội: sự lép vế của tầng lớp thương nhân trước giai cấp phong kiến quý tộc, nhưng chủ yếu là do tính cách nhân vật. Cặp vợ chồng này hoàn toàn đối lập nhau về tính cách: Hoạn Thư sâu sắc, lý trí, chủ động bao nhiêu thì Thúc Sinh nông cạn, hời hợt, bị động bấy nhiêu. Hoạn Thư kỷ cương, Thúc Sinh phóng túng. Hoạn Thư bản lĩnh, Thúc Sinh bạc nhược... Một người như Hoạn Thư, thông minh như Kiều còn khiếp đảm, Thúc Sinh sợ là phải. Nhưng sợ vợ hơn cả sợ cha, sợ quan như Thúc Sinh thì quả là trong văn học Việt Nam xưa nay chỉ có một, dù tiền thân của Thúc - những anh chàng sợ “giàn thiên lý đổ” – trong văn học dân gian cũng chẳng hiếm gì! Xây dựng một nhân vật đặc biệt như Thúc Sinh, Nguyễn Du sử dụng một thủ pháp nghệ thuật khác hẳn các nhân vật khác. Thúc Sinh là đối tượng của sự châm biếm, của cái hài và cái bi hài. Ngôn ngữ của anh ta có độ đàn hồi rất lớn. Khẩu khí, sắc thái, tính ngôn ngữ đối thoại của Thúc Sinh mỗi lúc mỗi thay đổi trước từng đối tượng giống như sự đổi màu của một con kỳ nhông. Thúc huênh hoang trước Thuý Kiều, nhưng lại nhún nhường “xuống nước” trước Thúc Ông, thành thật trước quan xử kiện nhưng lại loanh quanh, dối trá với Hoạn Thư... Cái thật của Thúc Sinh cũng không hoàn toàn đồng nhất với sự trung thực. Sống với Thuý Kiều, Thúc mới được là Thúc: vừa nông cạn, bản năng, vừa chân thật, vừa bốc đồng. Thúc Sinh khoác lác một cách thành thật, cũng luôn thành thật thừa nhận mọi lỗi lầm, yếu kém: -“Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu.” -“Thấp cơ thua trí đàn bà.” Hiếm có nhân vật nào trong văn học Việt Nam lại luôn luôn ‘xưng tội” một cách nhiệt tâm thành khẩn như Thúc. Các nhân vật Truyện Kiều phần đông đều rất thông minh, chỉ một Thúc Sinh là trí tuệ hơi kém người một chút, nhưng bù lại, anh ta rất giàu nước mắt. Giống Sở Khanh, Thúc Sinh có những phút nói năng khẩu khí hùng hồn như một trang hiệp sĩ, một Từ Hải anh hùng. Nhưng, khác với Sở Khanh, khi nói với Thuý Kiều. Sở Khanh biết nói dối, còn Thúc Sinh lại tin là mình nói thật. Nếu xét theo quan niệm sáng tác của văn học trung đại, Thúc Sinh là đối tượng của cái hài một phạm trù mỹ học thường gắn với nhân vật phản diện. Nếu xét theo quan niệm đạo đức, anh ta là kẻ ăn chơi trác táng, bội bạc, đạo lộn cương thường. Nhưng anh ta là người trung hậu và đã có công cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống nhà chứa ô nhục, bẩn thỉu. Trong con mắt Thúy Kiều là ân nhân, là nhân vật chính diện. Trong xã hội Truyện Kiều, những người vừa có tài, vừa chí tình với Thuý Kiều như người anh hùng Từ Hải, chàng văn nhân Kim Trọng, cuối cùng đều bất hạnh. Rốt cuộc, chỉ một Thúc Sinh chẳng tài cán gì, mà vừa được hưởng hạnh phúc với Kiều, vừa được nàng ban thưởng – ngay cả sau khi anh ta bỏ rơi nàng. Nhân vật này làm ta nhớ đến Dương Khuông của Hoàng Lê nhất thống chí “vì ngu si mà được hưởng phúc thái bình”. Phải chăng, đây cũng là một khía cạnh của ý nghĩa xã hội toát lên từ hình tượng nhân vật Thúc Sinh? - Một phản đề có ý nghĩa bổ sung cho thuyết “tài mệnh tương đố” được tác giả thể hiện trong tác phẩm.
  13. Thế để cho thứ rác rưởi Dingdong nói mấy câu linh tinh đó à..?
  14. Mình viết rất bốc đồng và thẳng tính, nên không thấy có gì trau chuốt và hay cả. Bạn khen lầm rồi. Mình đồng ý với bạn là TK không lén lút, nhưng dẫu sao lấy chồng người khác là có không nên, một người con gái "gia giáo" lại sống vượt qua giới hạn phong kiến ( lẽn ra khỏi nhà kiếm Kim Trọng ) thì phải hiểu là không nên làm lẻ như thế. Tại sao TK kiếm KTrọng giữa đêm khuya như thế kia lại cho là Kiều đã dám vượt ra bức tường phong kiến ( dù ngày nay những cô gái như thế vẫn còn bị xã hội dèm pha ), rồi đến lúc Kiều làm lẽ thì lại đổ thừa là do xã hội phong kiến? Sao lộn tung beng thế?
  15. Có lý. Mình viết sao mà bạn phục? [hỏi ngoài lề]
  16. Thấy entry này toàn nhắc đến mình nên mình reply cho bạn. Chứ thiệt mình đọc bài không có dấu thì nhức mắt lắm. - Về chuyện TK bán mình, Chuột đã hiểu một phần nào qua lời giải thích của Linh nên Chuột sẽ bổ cứu suy nghĩ của mình. Bạn đem cái lý lẽ "một người con gái gia giáo" ra để biện hộ cho việc TK bán mình thì có chính xác chưa? Nếu "gia giáo" thì chắc không làm thế rồi... Bán nhà, bán cửa, vay cắt cổ... cũng được vài trăm lạng rồi bạn ơi... Vì gia đình TK không nghèo. - Về chuyện Hoạn Thư, tôi hỏi bạn, tại sao TK tha cho Hoạn Thư mà không tha Ưng Khuyển. Lý lẽ "nhân đạo" của TK ngộ vậy? Người trên trứơc thì tha, còn bọn lính canh thì đầu rơi thịt nát. Một người nhân đạo, thì dù người ta có ác với mình cỡ nào mình cũng tha thứ mới là nhân đạo chứ. Còn TK xử theo kiểu có vai có trả thì không có lý gì nói Kiều nhân đạo. ( chưa kể đến trả nợ không xứng đáng ). - Về Giác Duyên, nếu Kiều kể rõ sự tình, và xin làm nicô thì Giác Duyên sẽ giữ Kiều lại thôi. Thì như bạn thấy đấy, khi sự việc phát giác, thì G.Duyên cũng giúp đỡ TK tận tình vậy. Sao không nói thẳng lúc đầu. Một người thông minh là một người biết lường tính trước sự việc, chứ đâu phải là một người nghĩ cách nói dối. - v..v...
  17. Bạn ơi, ngoài việc bạn copy nguyên xi bài viết của tôi thì bằng có nói lên đc điều gì?
  18. Mà thôi kệ, tới đâu thì tới, giờ tôi cũng chưa dám thú thật nữa... Mà mình bàn chuyện riêng kẻo tác giả nổi giận thì tôi ko biết trốn ở đâu...
  19. Thì nhầm giới tính thôi... Nhưng kệ, miễn Chuột biết người đó là được... kekeke...
  20. Bạn ơi, khi nào bạn lâm vào tình cảnh đó bạn mới hiểu. Như trường hợp của tôi đây nè, người yêu cũ của tôi đã có "bồ" rồi, nên khi nhớ lại thì chỉ dám "xuyến xao" thôi, chứ biết làm gì nữa. Khi bị thất tình, buồn bã quá nên quen đại với một cô gái khác, nhưng khi giật mình tỉnh lại thì thấy mình đâu có yêu cô ta (nhưng cô ta yêu mình đắm đuối) thế là mình tiêu rồi. Đến giờ mình chưa dám thú thật nữa... huhuhu... Bài này hay, nói đúng tâm sự mình quá, vote 10 sao mới đúng... có 5 sao uổng ghê!
  21. Mình thì thấy bài này rất dạt dào cảm xúc, chắc tác giả là một cô gái đa sầu đa cảm nhỉ?
  22. Bài thơ thì hay thiệt, nhưng thấy hơi gượng. Nhưng mình sẽ cho bài này vài sao, hy vọng các bạn đọc cũng đồng ý kiến với mình.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...