tranthanhxuan
Thành viên-
Số bài viết
86 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi tranthanhxuan
-
MƯA NGÂU Anh vượt qua cơn mưa Đợi em bên bờ nắng Trời xanh màu thanh lặng, Cái nắng văng mình trong thẳm sâu Nỗi nhớ tìm em tận đâu đâu... * Anh đã đợi em Qua cái nắng gắt gao mùa Hạ Tháng Bẩy về rồi Hoa mướp vàng xa lạ Những trận mưa buồn, không còn đúng ngày Ngâu ''Ngày bẩy Ngâu ra, ngày ba Ngâu vào '' Mà Ngâu không khóc được! Trời lầm lẫn mưa bóng mây dè sẻn nước Không khóc mối duyên trời ! Ôi! nỗi buồn chia xa. Hoa lạc mùa và anh lạc giữa ngã ba tranthanhxuan
-
NỖI NIỀM Ta đã chia sầu cho bóng đêm Niềm vui nho nhỏ vỗ về em Nhớ thương biết gửi cho ai nhỉ ? Mượn gió đưa hương ướp nỗi niềm
-
NỖI NIỀM Ta đã chia sầu cho bóng đêm Niềm vui nho nhỏ vỗ về em Nhớ thương biết gửi cho ai nhỉ ? Mượn gjó đưa hương ướp nỗi niềm
-
HẠNH PHÚC ĐÊM HÈ Hồn em là giếng ngọc Nối sợi dây gầu hăm hở , anh trao Nứơc nổi sóng xóa bóng người trên giếng Một vuông trời chết đuối mấy ngàn sao Được gầu nước. mồ hôi thánh thót Mồ hôi anh mặn cả vào giếng ngọt Nước mát rợn thịt da Hạnh phúc đêm hè Giếng lặng mơ màng Mồ hôi anh lại đổ với sao khuya . Trần Thanh Xuân
-
CHIA TAY MÙA TÍM Mùa hoa giục giã chia tay Sân trường cánh tím rụng đầy... Bằng lăng Hoa vương trên mũ ai cầm Lẫn vào ánh mắt âm thầm ...chia xa Rưng rưng giọt lệ của hoa Vấn vương nhuộm tím tình ta với đời Người đi về mọi nẻo trời Để cây ở lại đầy vơi nỗi niềm Cánh nào nâng gót chân êm Cánh nào vương tóc còn nguyên sắc mầu ? Người về sắc tím theo sau Người về hoa tím,tím mầu ước mơ * Bằng lăng ơi !Tự bao giờ ? Mà hoa đã hóa bài thơ tặng người tranthanhxuan
-
MÙA TÍM BẰNG LĂNG Tiếng chim tu hú gọi ai ? Mà Bằng lăng nở đợi hoài...tím cây Người đi từ bưổi heo may Gửi ta ánh mắt, đến nay chưa về! Bây giờ phượng đỏ mắt ve Lời ve đã cạn, lỗi thề Bằng lăng ! Ai còn có nhớ ai không? Nhặt hoa, nhặt cả nỗi lòng của nhau Cánh hoa như cánh lụa nhầu Phải chăng hoa đã chịu đau một thời ? Rầu rầu tím bạc, hoa ơi ! Nhớ ai tím một góc trời bâng khuâng Nơi người có nở Bằng lăng ? Nơi người hoa có gieo mầm sương thu ? Người đi sao quá hững hờ Tím Bằng lăng cứ ngẩn ngơ một mầu... tranthanhxuan
-
Đ I T Ì M Anh lại đi tìm anh Trong vui...buồn...chờ đợi... trong bóng chiều vời vợi Trong hờn dỗi, em ơi! Em là niềm vui Nhưng có phải nỗi buồn của anh không đó ? Anh yêu em biển trào sóng gió Khát khao...dào dạt...vỗ về Có cả vị mặn mòi nữa,em nghe! Nếu là đảo xa Em hãy nhận những cơn sóng vỗ Nếu là cánh buồm Em hẫy nhận một tình yêu lộng gió Còn Nếu em không phải là ...em! Thì em ơi, hãy yên lặng nhé! Cuộc đời anh bồn chồn trăn trở Lặn mãi vào trong em tranthanhxuan
-
LỜI CỎ MAY Xin ai đừng trách cỏ may Bám vào vạt áo bởi say tình người Chịu cho thân cỏ lẻ loi Để rồi người nhặt hoa rơi...bực mình. tranthanhxuan
-
MƯA... Cứ tưởng em đợi anh phía trước Anh vội vàng... Nhưng nào thấy em đâu! Lại tưởng em chờ ở phía sau Anh đi chậm lại... Giữa ngã tư Anh tìm em mãi... Trời mưa mau Những hạt mưa rơi vào rất sâu Nhòe cả những điều anh định nói ! tranthanhxuan
-
LỬA Anh tìm vào mắt em Anh gặp anh trong đó, Em hóa thành nỗi nhớ của anh lúc chiều về. Dối lòng mà làm chi ! Xin ai đừng trốn chạy Tình anh như lửa cháy Em có dám thổi bùng lên không ? tranthanhxuan
-
H O A S Ư Ã Gío rụng dưới gốc cây Nắng lười không vàng nữa Giữa trời chùm hoa sữa Trắng một màu nhớ ai ! tranthanhxuan
-
MƯA HOA Phượng đỏ sân trường vắng Ve khản cổ gọi ai! Gió mải theo áo trắng Để một mình hoa rơi... Tôi và... một mình tôi Nhặt trưa buồn trong nắng Nhặt đầy lời hoa rụng Ướp một trang nhớ thương. Cơn mưa hoa sân trường Cho tôi làm cánh bướm Mang tuổi thơ dập dờn Trò chuyện với cỏ non. Cỏ mang niềm thương ai, Mà hoa đầy lòng cỏ? Cỏ rối làn tóc ai Mà hồn xanh nỗi nhó ? Hoa nở tiễn mùa hoa Phượng đỏ và áo trắng Hoa người và người hoa Xôn xao chân trời nắng. tranthanhxuan [/center]
-
TIÊNG CHIM MÙA HÁI QUẢ Vải ửng chòm cây má ửng hồng Lá xanh, ai đó mắt xanh không ? Tiếng chim Tu hú say mùa quả Gió say người cành lá bõngchao rung
-
KHOẢNG TRỜI TRINH NỮ Lạc vào giữa khoảng trời em trời hoa Trinh Nữ hiện lên làm người, Thẹn thùng cánh tím em ơi ! Đắm say thầm kín nói lời tình yêu, Lời hoa khép mở mắt chiều Hương hoa nhuộm tím những điều ước mơ Ai gieo hạt tự bao giờ ? Để cho đất ngọt quả thơ vuờn người Vườn tình chẳng có chân trời Tay vòng không đủ đón lời em ru ! Tay vòng không hết mùa Thu Xin làm ngọn gió tương tư con đường. Gió lên từ xứ lời thương Lời thương giấu kín nẻo đường tặng anh Lưng tròi một cánh lá xanh Mong manh vẫn một sắc xanh đợi chờ... Trời em bát ngát mầu thơ Anh là sông lạ lạc bờ đêm trăng. Trăng tròn khuyết tận nguồn sông Đày vơi sóng gió đợi trông trăng tròn. tranthanhxuan
-
NỖI THÈM KHÁT 1 Tôi thèm khát một đêm quê yên tĩnh Chỉ có trăng vàng say đắm uống hương hoa, Hoa khỏa thân mơn mởn nõn nà Như dâng hiến tuyết trinh cho trăng ngọc... Mắt lá đa tình mơ màng vào mộng, Con gió thanh tân lọt cửa sổ khép hờ. Vát vẻo ngọn tre chim gọi nước làm thơ Giá đừng có xe đi như xé gió còi bấm vào đêm, vỡ cả tiếng chim đêm, vỡ giấc ngủ say mộng mị êm đềm trẻ nhỏ giật mình, òa lên tiếng khóc. 2 Tôi thèm khát cảnh đường quê khi mặt trời cao hơn tầm tay với Ôi mát mẻ con đường vào nửa buổi Người đi làm đi chợ cả rồi Trên đường làng chỉ có trẻ con chơi với lũ bướm tháng Ba vàng như nắng . Tầm Xuân cuói mùa hoa, nửa hồng nửa trắng Đi vào hè lưa thưa sau giậu gai Ngó xanh non mơn mởn vươn dài, thập thò thả mình vào lối ngõ Chiếc gai chưa đầy mùa ngứa vào nỗi nhớ Cái ngày xưa-cái ngày xưa bẻ ngó tầm xúân Tước vỏ thôi mà đứt sợi tơ xanh Cả giậu hoa giật mình thảng thốt Giá đừng có bên đường bao kiốt Những áo quần cùng đồ nhựa leo dây. Kẻ vô tình xe phóng như bay Không biét đi đâu mà phũ phàng đến thế ? 3 Tôi thèm khát một buổi trưa Cây đa đầu làng xòe bóng mát, Có đến nửa làng tụ họp nơi đây, Bác thợ cày ,cầm nón quạt luôn tay Mẹ về chợ mặt đỏ gay như nắng, Bà bán nước gió bay bay tóc trắng, Lũ trẻ con đuổi bắt lá đa rơi thổi làm kèn, xé guộn gấp đồ chơi, Trâu lá đa cho húc nhau cũng điên, cũng ngả, Đứa bám cành đu mình la lả, Đứa bám rễ cây đánh võng tít mù. Lão Thụ hiền lành trẻ với tre thơ. Những chuyện chợ, chuyện đồng, chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện cưới xin, đi ngang về ngửa Theo chân người đến góp nhặt nơi đây, Như sáo ăn đa tìm quả chín ngày ngày, hẹn đứng bóng mỗi trưa nông nực. Giá đừng có xe công nông,đầu ngang đầu dọc thả khói xăng đầu nồng nặc khét mù, khói ám cả vào bóng mát cổ xưa... Ôi nỗi khát ngày xưa như thuyền ngược bến bờ, Mơ một chút để hóa mình trong hiện đại. tranthanhxuan
-
GƯƠNG MẶT THÁNG HAI Tháng Hai rồi, trời vẫn chưa xanh Hoa bưởi nở hương không lan xa được, Hoa cam rụng, hương nặng đầy bụi nước Cánh bướm mùa vắng bóng những chiều mưa Gương mặt tháng Hai lãng mạn mơ hồ Bàng xòe lá trong làn mưa khói Những cao ốc say mưa đắm đuối đỏ mồ hôi mát mặt khối bê tông. Lúa rất xanh từ những cánh đồng Cỏ rất non,trâu bò phởn dạ Công ty sữa người người hối hả , Xe uống đầy no ngọt sữa xuân Tháng Giêng đi người vào chợ làm ăn Chợ chứng khoán bán mua từng con số Kẻ thắng người thua, khóc... cười... nhăn nhó... Lău nước mắt rồi lai cứ chen chân Chỉ có liễu bên hồ bình thản tắm nắng xuân và những đôi tình nhân giật mình nghe chim mách lẻo . Nhộn nhịp xe đi, người vvề trăm nẻo Đội mưa em về mang trời xanh cho anh tranthanhxuan
-
NGOAI VÙNG PHHỦ SÓNG 1- Hoa giấy tím chiều thu Lá me vàng lối ngõ Nỗi heo may gõ cửa Anh cầm điện thoại lên Gọi niềm vui phía em Chuông đều đều nổi nhạc, Đầu dây không lời đáp... 2- Mùa Đông đi tìm nắng Gió bấc lùa qua tim Nỗi nhớ buốt đường chim Anh cầm điện thoại lên Tìm hơi ấm phía em Chuông đều đều nổi nhạc Phía em không lời đáp... 3- Cánh Én Xuân rôn ràng Dệt trời xanh thắm sắc Gió đưa hương, rạo rực Anh cầm điên thoại lên Đợi tình yêu phía em Chuông đều đều nổi nhạc Đầu dây không lời đáp... 4- Tiếng ve non óng ả Nắng Hè cay mắt lá chiều cô đơn lạnh lùng, Anh cầm điện thoại lên Tìm ngọn gió phương em Chuông đều đều nổi nhạc Phía em không lời đáp... 5- Anh gọi em qua bốn mùa Anh tìm em qua trời dông bão Phím điện thoại mòn Sóng tình phai mầu áo Đường dẫn tình nóng bỏng Còn em vẫn đóng băng... Anh bỗng nhận ra rằng: Anh ở ngoài vùng phủ sóng của tình em tranthanhxuan
-
KÊNH NHỚ Bắt đầu từ chố xa em Con đường như lạ như quen thế nào Rùng mình lá rụng xôn xao... Bánh xe lăn nát lối vào cõi Thu Phố đông, đường rối tít mù Tóc bay, gió cuốn bụi như đổ chiều Một mình về bến cô liêu Một mình về với những điiều lặng im... Một mình nghe lấy con tim Đập theo ''tần số '' tim em bồi hồi. Chỉ còn ''kênh nhớ '' này thôi Như ra đa nhặt sóng đời phía em tranthanhxuan
-
[center NGÕ CHỜ Hàng cây em đứng đơi anh Hoa vàng che nắng hóa thành nắng trưa Mấy chùm quả lép gọi mưa Gió heo hắt gió, người thưa vắng người ! Mùa đông lên mặt xám rồi, Áo ai mặc lẫn áo trời mùa đông Ngõ chờ lá đổ cành không Như bàn tay cóng chờ mong lửa hè Em đi ngược lối Đông về, Để ai rét cuối lời thề gió may. Lạnh lùng gió cuốn hàng cây Bàn tay em lạnh bàn tay ai cầm? Hoa vàng rụng với tháng , năm . tranthanhxuan [/center]
-
BONG TRƯA Một buổi trưa nắng trắng Trắng như là nắng thôi , Tóc buông dài tha thiết Nhẹ như là mây trôi... Mây bay vào thơ tôi, Ru hồn trong bóng mát Lặng im nghe cỏ hát Niềm thương xanh tháng Ba. Em trốn cho tôi bắt Tim và tim...bồi hồi! Bóng trưa vừa tròn thế Mà bỗng vỡ làm đôi! Một nửa em mang đi Đẻ soi vào nước mắt, Một nửa tôi mang về Gói lẫn vào trang sách. Lật giở những trang đời Gặp một trang Trưa ;rách! Tìm đọc những trang vui Gặp một trang Nước mắt ! Mây ơi, xin đừng trôi ! tranthanhxuan
-
NGHE NHẠC ''MƯA XUÂN Dập dìu khúc nhạc ''Mưa xuân'' Tiếng mưa gõ nhịp khi gần khi xa.. Mưa tình một thuở đẫ qua mà sao vẫn ướt lòng ta thuở này ! Mưa giăng tiếng nhạc vơi đầy, Thôn Đoài vào hội cờ bay khắp làng Lòng ai bối rối tơ vàng Đi tìm lời hẹn...bẽ bàng vì ai! Để cho nhạc cũng u hoài, Chấm từng chấm lạnh tay người trong mưa . Buồn buồn tiếng nhạc gieo thưa ""Thoi ngà nằm nhớ''...tay đưa ngập ngừng. Để đôi ta bước nửa chừng, Giẫm hoa mà sợ nát lòng...cố nhân. Ước gì gửi được áo khăn Che đầu thôn nữ đêm xuân thuở nào... Nhạc mưa vỗ động trời cao Cho hoa xoan nở tím vào mây xanh. Mưa cho em nép vào anh Che em ,ấm cả đêm tình-em ơi! Mưa rơi ...xin cứ roi rơi. trànthanh xuan
-
SÔNG THƯƠNG BẾN NHỚ Trôi trên dòng sông Thương Anh lạc vào bến Nhớ Cánh buồm mang tình gió Tim tím chiều hoa May Đời em là men say cho anh dài cơn khát Nắng Hè như lửa rát Nước sông Thương đôi dòng. Tình yêu con nước trong Nỗi buồn con nước đục Tìm bến bờ hạnh phúc Anh nắm vào...tay em Ngập ngừng con nước lên Ngập ngừng con cá lội Ai ngập ngừng trông đợi Giữa đôi bờ nhớ thương ? tranthanhxuan
-
CHIỀU LÁ VỠ Nghe trong gió những hồn lá vỡ Có bước chân người đang bước vội qua nhau Có mong moỉ nào không hướng về em ? Đời mấy tri âm trong ngàn lần tương ngộ ! Nếu làm được chân trời viễn xứ Đón mây trắng về cho trời xanh hơn Để con thuyền đến biển lòng em, không nghiêng ngả bởi muôn trùng sóng dữ. Cây lên xanh ,trưa đời hiu hiu gió Phố chìm sâu, những cặp chim chuyền... Lại gặp người, mùa đông đến chậm hơn Thu buông lá che khuất miền xa vắng. Tìm dâu chân quen Ai đi nhặt nắng ? Long bâng khuâng nhặt phải lá vàng tranthanhxuan
-
CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội. CHIM NHUỘM Chim, chim, chim, chim! Ai chim không? Ai chim này! Chim to, chim nhỏ Chim đỏ, chim xanh Chim khôn, chim đẹp Họa mi, vàng anh... Hai cô gái tuổi chừng mười chín, đôi mươi dắt hai xe đạp cồng kềnh những cái lồng với những con chim đang nhảy nhót, len lỏi vào các ngõ phố cất tiếng rao lảnh lót như chim. Nghe tiếng rao lạ tai lẫn với tiếng chim ríu rít, bọn trẻ cứ bám theo mà trêu đùa. Mấy chàng trai tinh nghịch cũng buông lời chòng ghẹo: - Đới thuở nhà ai, con gái mà lại bán chim! - Nhưng là chim mái đấy! Một cô gái láu lỉnh đối đáp lại. - Này hai em ơi! Các em có chim cu không? Mà cu phải gáy được, ít ra là bổ ba, còn phải là bổ năm, thì các anh mới mua. Còn cu câm cu điếc thì để mà dùng, đừng bán cho người đấy nhé. - Có! Cu xịn trăm phần trăm đấy, không phải cu dởm như nhà các anh đâu. Câu nói tinh nghịch của cô gái chẳng chịu vừa, làm cho mấy anh con trai đỏ mặt, lủi như cuốc vậy. Thấy cười đùa rộn rã, tôi cũng vui lây nên dừng lại ngắm nghía đôi chim lạ có bộ lông đẹp như vàng anh. Chưa kịp lên tiếng thì một cô gái đã hỏi: - Bác dùng chim gì? - Đây có phải chim vàng anh không, cô? - Vâng! Đúng vàng anh ạ! - Nhưng sao mỏ lại đỏ chót như mỏ vẹt thế kia? - Mỏ đỏ mới quí. Bố không biết à? Đó là giống vàng anh Tây mới nhập, chứ Việt Nam mình làm gì có loại chim này. Mỏ đỏ đắt hơn mỏ vàng mấy chục ngàn đấy. - Ra thế? Nó là giống chim ngoại! - Ngoại lai nội. Các nhà sinh vật đã lai giống sơn ca, nên vàng anh mà có giọng sơn ca, bố ạ! - Tài thật! Quí hiếm thật! Tôi buột mồm thán phục, làm cho cô hàng chim dựa vào đó mà bắc giá: - Chim quí, nhưng chúng con lấy rẻ bố hai trăm hai, không kể lồng. Bố là người sởi lởi, thật thà nên chúng con không nói thách, chỉ xin cái vía may của bố. Tôi lắc đầu, tìm cách thoái thác: - Sao mãi không thấy nó hót nhỉ! Hay là ... - Bố ơi! Ở đây đông thế này, nó sợ, những lúc vắng mà xem, nó thánh thót nỉ non ra phết đấy! Bố cứ lấy đi không sợ giả đâu. Chỉ có người giả chứ làm gì có chim giả mà bố sợ. Không thể lùi được, chỉ còn cách là mặc cả giá. Theo kinh nghiệm của những người mua bán thành thạo thì chỉ trả một nửa giá. Hai cô gái cũng xuống giá dần dần để ép tôi phải mua bằng được. Cuối cùng, tôi phải lấy đôi chim với giá một trăm sáu mươi ngàn, còn lồng thì được các cô “kính biếu”. Mặc dù vậy, cầm lồng chim mà lòng cứ ngẩn ngơ như vừa đánh mất một cái gì. Còn hai cô gái kia thì mồm năm miệng mười, cười cười, nói nói có vẻ đắc thắng lắm: - “Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh, chui vào tay áo!” Đấy, đấy! Chú cứ mở rộng túi là bao nhiêu chim rừng cũng chui hết vào đấy. - Cả người bán chim chứ? Tôi đùa. - Vâng! Chỉ sợ túi anh không đủ chứa hai chúng em thôi! Không dám đùa nữa, tôi vội vã lên xe như sợ có ai đuổi. Thấy mang chim về, vợ tôi có vẻ không vui: - Nhà đã đầy chim, ông còn rước của nợ này về làm gì? - Của quí hiếm đấy, bà ạ! Để đánh trống lấp, tôi giới thiệu về giống chim lạ này không kém gì người bán chim sành sỏi. Vợ tôi nghe đến đâu thì cười mỉa mai đến đấy: - Ông đã bị nó lừa rồi. Nghe bọn con gái nói thì tít mắt lại chứ còn gì. Không biết chống chế ra sao, nên chỉ còn cách là chờ đợi con chim lên tiếng. Ngày ngày, tai tôi hướng về phía nó để rình bắt lấy một tiếng chim, nhưng càng chờ, càng thất vọng. Cái mỏ đỏ đầy kiêu kì của nó suốt ngày chỉ vùi đầu vào những chén kê, chén thóc. Đúng là giống chim câm, chim điếc. Tôi vẩn vơ, hối hận vì đã “vung tay quá trán”. Vợ tôi bỗng xen vào với giọng mát mẻ: - Anh ơi! Sao “vàng anh Tây” không lên tiếng hót? - Đông người thế này thì nó hót làm sao được? Chỉ khi nào vắng vẻ nó mới chịu lên tiếng. Tôi giải thích theo giọng điệu của cô gái bán chim. Vợ tôi phá ra cười: - Chỉ có em và anh mà là đông à? Vậy nó chỉ hót cho mình nó nghe chắc? Tôi lúng túng, không biết trả lời thế nào trước lí lẽ đó. Không thể mất tiền hoài phí mà phải bắt con chim này há mỏ, mở mồm mới được. Tôi kiếm quả ớt xanh, vặt đôi ra, nhét vào mỏ mỗi con một miếng và tin chắc cái vị ớt hăng hăng cay xé kia sẽ làm cho nó phải lên tiếng. Nào ngờ đâu cả hai đều nuốt chửng ớt một cách ngon lành! Bực mình tôi thả hai con chim hoang này vào một cái lồng to, có đủ các loại chim tạp, không cần nuôi riêng như nuôi loài chim thanh quí nữa. Cứ tưởng “ma cũ bắt nạt ma mới”, thế mà chỉ trong giây lát, đôi chim rừng này đã thành “chèo bẻo”, làm cho cả mấy chục con chim trong lồng hoảng loạn. Con thì lao vào mổ xé thịt con chòe lửa. Con thì túm đầu con khiếu đen mà mổ xơ xác. Có lúc nó còn rúc cái mỏ đỏ như quả ớt cay xé làm rụng đám lông đuôi của mấy con chim ngói. Cả lồng chim nhớn nhác, kêu loạn xạ. Đôi “vàng anh Tây” càng được thể, lên mặt kiêu căng, ưỡn ngực, dướn mình, xòe cánh, vươn mỏ buông ra những tiếng kêu “chít, chít” như chuột rít tìm mồi trong đêm. - Trời ơi! - Tôi buột miệng than thở. Bạc đầu rồi còn mắc lừa mấy đứa trẻ ranh. Mua chim mà thành mua chuột bay mất rồi. Người ta nuôi chim cảnh là để nghe lấy tiếng hót. Nhất là khi phải nghe quá nhiều những tiếng hát gay gắt đến chói tai, của những ca sĩ lên gân, lên cốt, ưỡn ẹo khoe mình với những khúc nhạc giật giọng như xay lúa, làm cho quay cuồng chóng mặt, thì lại rất cần một tiếng chim trời hồn nhiên trong sáng. Những tiếng hát của các ca sĩ thiên nhiên này cứ trong mát, lung linh như những giọt sương sớm long lanh, rơi nhè nhẹ vào thế giới tâm hồn rồi òa vỡ và tỏa ra những tia nắng ban mai làm cho lòng thanh thản. Thế mà tôi lại đốc đời đi mua đắt mấy con vật nửa chim nửa chuột này có cực không! Tôi cứ tự đay nghiến mình và tìm nguồn an ủi từ nỗi buồn không đáng có kia. Phải rồi, người ta đâu chỉ thưởng thức bằng tai mà còn bằng mắt nữa chứ. Tôi như muốn reo lên: Không uổng phí đâu! Đôi chim này, dù sao cũng có vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nó không phải là Hoàng yến, như một chấm nắng vàng lơ lửng, hoặc Bạch yến, trắng như một viên tuyết bay bay, nhưng bộ lông nhiều màu của nó cũng là một vẻ đẹp đa sắc. Vậy thì tôi phải nhốt riêng đôi “vàng anh Tây” này ra để ngày ngày được ngắm nhìn. Nhưng càng ngắm nhìn, thì càng không tin vào mắt mình nữa. Lông chim cứ nhạt dần đi, rồi ở đầu cánh, lộ ra một vết trắng vẩn như quét vào lòng tôi một nỗi hoài nghi. Chẳng lẽ chim đã không biết hót lại còn mang bộ cánh giả ư?. Nghĩ vậy thôi, chứ tôi không dám tin. Nhưng cái điều mà tôi không dám tin thì nó đã đến. Một chiều mưa to gió lớn xối xả, làm ướt cả những lồng chim. Tiếng chim kêu mưa, rú rít, xao xác. Mưa tạnh, những cánh chim kia đã trở lại bình yên, tiếp tục mổ thóc vàng. Chỉ có đôi “vàng anh Tây” như bị đè nặng bởi những giọt mưa, không đứng dậy được. Đôi cánh rã rượi và hiện nguyên hình là một giống chim hoang dại với đám lông trăng trắng, đen đen, loang lổ, không khác gì lũ quạ khoang. Quạ mà không phải là quạ, vì nhỏ bé và không có nổi cái dáng vóc lực lưỡng của những con quạ. Mắt chim nhắm nghiền đến thảm hại như thấm vị thuốc nhuộm cay xót. Cái mỏ đỏ đã biến đâu mất, chỉ còn lại chiếc mỏ xám ngoét. Thuốc nhuộm như ứa ra từ bộ lông, thấm vào da thịt làm cho đôi chim giẫy lên đành đạch. Phía dưới lồng, nước đọng lại từng vũng xanh xanh, vàng vàng như có trận mưa màu kì lạ vậy, chứ không phải nước mưa ở vùng hoàng phổ. Than ôi! Cái vẻ tự nhiên của chim trời đã bị kẻ buôn gian bán dối bôi bác, tô vẽ để kiếm lời. Ấy thế mà mấy con chim nhuộm này đâu có biết. Nó lại cứ vênh vênh, váo váo, khoe cái mẽ bề ngoài giả dối, đến mức làm cho nhiều con mắt phải hoa lên mà thán phục. Đáng ghét hay đáng thương hại cho những kẻ không tự biết mình. Làm đẹp trong sự giả dối thì cũng gục ngã trong giả dối. Vợ tôi như đã thấy trước được sự việc, nên không còn gằn hắt nữa mà chỉ than thở về thói đời: - Giả dối đến mức nhuộm cả chim trời. Con tôi cũng góp thêm một vài nhận xét: - Con đã thấy họ sơn màu cho cá cảnh, buộc hoa, cắm quả vào cây nữa. Nghe thế tôi lại càng ngơ ngác như lạc vào một thế giới khác. Vì xưa nay chỉ nghe nói người ta đánh bóng mạ kền, tân trang xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhuộm áo, sửa quần, biến cũ thành mới, hoặc tân trang trình độ kiến thức, từ học viên bổ túc văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông mà thành thạc sĩ, giáo sư tiến ... tới hệ tại chức, chứ chưa thấy ai vẽ vẩy cho cá và nhuộm lông chim, lấy dây thép cắm hoa cắm quả vào cây để mang đi lừa gạt bao giờ. Ở ngoài kia, nghe như vẫn có tiếng rao lảnh lót của người bán chim: Ai mua chim không? Chim xanh chim đỏ... Tôi đuổi theo tiếng rao quen quen ấy, nhưng tôi sững lại ngạc nhiên. Trên mặt hai cô gái bán chim, hôm nay, loang lổ những vệt màu đã chín lại do thuốc nhuộm ăn vào, còn hai bàn tay thì xanh xám một màu chàm khó lòng mà tẩy rửa được. Hai cô hàng chim, bắt gặp cái nhìn ngơ ngác của tôi, nhưng lặng lẽ vờ như chưa từng gặp và cứ thản nhiên ném vào không gian tiếng rao bị đứt quãng: Ai chim này! Chim khôn, chim đẹp Hạo mi, vàng anh... Trần Thanh Xuân - ĐT: 04 8544493 Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội.
-
QUÁ NỬA THU RỒI Quá nửa thu rồi, cây vẫn còn xanh, Gió về sớm mà sắc vàng thì muộn quá ! Tiếng chim đi se chiều lạnh giá, Bối rối tây hồ mặt nước bóng mây qua. Thu ở gần mà em lại đi xa... Phải vì nhớ, cây buồn rụng lá ? Mưa vô tâm giăng kín lối trăng về. Em mắc nợ anh một nửa lời thề Như trăng mắc nợ thu một đêm rằm tháng tám Cái nắng hanh cứ vô tình cho bưởi rám, Cốm cứng dần trong hơi lá sen khô * Hà nội vươn cao về phía ngoại ô Những tháp điện nguy nga,để mây mùa lạc lối Tơ liễu xanh... Tơ liễu xanh bên hồ ai bối rối? Gió đưa tay mơn nhẹ má Thu hồng Quá nửa thu rồi ! Người ơi! có hay không ? tranthanhxuan
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.