Jump to content

Kieu Anh Huong

Thành viên
  • Số bài viết

    691
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    1

Mọi thứ được đăng bởi Kieu Anh Huong

  1. Cảm ơn bạn Giot Nho đã ghé thăm; KAH tặng bạn 3 bức ảnh về Pleiku từ... năm 1969! [
  2. Bài 197. GIAO THỪA SAPA! Tặng TH Sapa đêm mù sương Con tắc kè trốn lạnh Nên im hơi lặng tiếng Chỉ còn Em ngơ ngác Tìm Anh ?! Sapa đêm mù sương Giao thừa cùng hư ảo Gương mặt em ẩn hiện Trong sắc lửa bập bùng… Như bóng cô tiên rừng… Trong thẳm sâu cổ tích Như vết hằn ký ức Tựa vào núi, vào cây… Em, Sapa đêm nay Sao mà thương, thương thế Có hay không mầm lá Đang trổ đón đất trời… 15.02.2008 Kiều Anh Hương
  3. Bài 196. XUÂN ! Như thể là tia nắng Mơ ! Như thể là làn sương Chờ ! Như thể là hương cỏ Nhớ ! Như thể là cổ tích Em ! Như thể là quá khứ Anh ! Nỉ non trong trời đất ? Đài, nụ… Thôi, Hãy trổ hết lên Xuân ! 15.02.2008 KAH
  4. Bài 195. "Valentine... không tình yêu" Ngày xưa chúng mình yêu nhau Nào đâu có socola và "thần dược" Valentin như bây giờ... Ôi, tình yêu không bến không bờ Bài hát cũ một thời lại hát Thương nhau lặng thầm hương bưởi Lặng thầm nhớ, Lặng thầm mong... Để bây giờ,bao mùa Valen tin Trôi qua trước cửa Bóng rêu phong thềm cũ Người xưa dần xa... Thôi, xin hát lại khúc tình ca Của ngày xửa, ngày xưa ấy Để Valentine... không tình yêu ở lại Cùng những ký ức xanh... 14.02.2008 KAH
  5. Bài 194. BÓNG ĐÊM... Tặng Ngọc Yến! Bóng đêm, dấu cách một ngày Bóng đêm, nuôi giấc mơ say tình đời... Bóng đêm, giấu vội mặt người Bóng đêm, che phút bồi hồi... nụ hôn ! Giấu vào đêm, chút nhớ thương Giấu vào đêm, lúc "vô thường" không anh ! Giấu vào đêm, khúc "vĩ thanh" Để ngày mai lại "an lành" - mộng mơ ! 14/02/2008 Kiều Anh Hương
  6. Bài 193. EM RA HÀ NỘI ! Thân tặng Thùy Dương… Em ra Hà Nội Rét. Em ra Hà Nội Tết. Vui chửa thấy đâu Chỉ thấy Mùa đông ! Nhưng rồi bỗng thấy trong lòng Nắng trổ… Những khuôn mặt bạn bè- Phố Hà Nội chẳng rét đến thế đâu ! Đêm qua bên Hồ Thuyền Quang gió thổi Cà phê quán như chưa bao giờ thơm ngon hơn Khói cuộn trong hơi thở con gái Mờ mờ sương giăng Mắt đèn hư ảo… Thì ra Hà Nội Rét Thì ra Hà Nội Tết Cũng không vội vàng Cũng không ồn ã Cũng không hối hả Như ta dần lắng vào nhau Sau một chút ban đầu Bối rối… Hà Nội ơi Thế là Em đã tới… 13.02.2008 Kiều Anh Hương
  7. Bài 192. VIẾT CHO NGƯỜI Ở LẠI Em về với Nha Trang Để Anh và mùa xuân ở lại Quá biết rồi sao còn gặng hỏi Em chỉ có một miền đất riêng Nắng ấm và biển xanh… Em quyết về với Nha Trang Để lại Mùa xuân và Anh Đêm giá lạnh cuối năm Sân ga tàu hú gọi Nhắc ta nhớ về một miền ký ức Rã rời trắng đêm buồn… Không phải ghi chú thêm lời (Ta đang sống trong thời hiện đại Em nói đi là đi, không ngần ngại…?) Mùa đông thổi gió sau lưng Mùa đông hối người mau bước Không đợi xuân về, tóc anh thêm sợi bạc Em đang thì con gái trổ đòng Không thể vướng bận thêm tơ lòng Thôi nhé, em đi… Gửi anh cả trời xuân Hà Nội Gửi anh chiếc lá cuối đông…. Lạnh âm ! HN 13.08.2008 KAH
  8. Em đây người đẹp, ai cũng biết…? Ngon không, nhà báo… em xin mời ! Nhân ngày báo chí, xin cảm tạ Thân em, vốn dạn dĩ quá rùi !... Báo chí cách mạng, cách mạng rồi Nhố nhăng, nhăng nhố…mặc kệ thôi Ai muốn bôi tro và trát trấu Xin cứ tự nhiên… vâng em mời ! (Ảnh copy từ Blog của keluoibieng trên 360.Yahoo.com: http://blog.360.yahoo.com/blog-byu08Qw.daF...Q--?cq=1&... )
  9. Bài 191.ĐI TÌM RIÊNG BÓNG CHO MÌNH ! Sáng-Chiều-Tối… Thời gian đan vào mười ngón tay Quay vô, Bốn bức tường - Trắng Quay ra, Cửa vẫn đóng- Then cài… Bóng ai chạm vào bóng mình Xiên xẹo-Ngả ngớn Giường đôi thiếu bạn Đơn lạnh nhân hai… Sáng Máy tính sách tay, kết nối Bạn và tôi, giãi bày tâm sự Công việc dẫu bộn bề, chia sẻ Gửi nụ hôn cho nhau… Chiều Đọc bài, sửa bông Xin giấy phép Thêm một cuốn sách…đang hình hài Ghép nối những mảnh đời chật chội Nụ cười viên mãn Người thiếu phụ âm thầm đẻ thuê.. Sũng nước mắt… Ước mơ ! Tối Chong đèn lên ngồi đọc Nhân tình thế thái Ai khóc ? Mạng vẫn đang kết nối Bạn bè bốn phương… Gõ vào Blog lời nguyện cầu Ai ơi Tìm hộ cho tôi cái bóng…! 13.02.2008 Kiều Anh Hương
  10. Bài 190. ĐỢI CHỜ ĐÊM… Nửa đêm, trăng soi bóng giếng Nồm nam không đủ gió lành Mồ hôi ướt đầm áo vải Cố lên, cối gạo...giã nhọc nhằn..! Em hớt bầu trăng trong giếng đêm Trưng lên một khối "toà thiên nhiên" Từng giọt, từng giọt... đời rượi mát Nhân gian, thế thái... mặc truân chiên! 08.02.2008 KAH
  11. Bài 189. TẾT HÀ NÔI 2008 ! Áo ấm muôn màu, khoe vóc dáng Mũ mão trăm hình, xe nối xe... Phố phường luôn rộng và thông thoáng Ngày thường, nếu gặp, chỉ trong mơ ! Không một giọt mưa... trời mờ sương Giá lạnh nên em xích gần hơn ? Hay vì xuân thắm, tình dễ bén Mà sao trời đất như nghiêng nghiêng ? Má ai chín đỏ màu đào nụ Sáng nay lên hướng Phủ Tây Hồ Lầm rầm lời khấn... cau bói quả Mùa sau, trầu biếc sẽ lên xanh ! Như thể huyền thoại, như cổ tích Ngoài đồng mạ chết, đất trắng đồng... Xuân đang thai nghén ngàn ước vọng Xá gì một chút khó ngày đông !!! Mồng 2 tết Mậu Tý (08.02.2008) KAH
  12. Bài 271. XUỐNG CẤP... Cùng với thời gian Tất cả đều xuống cấp Cơ thể ta, đồ rằng: “70 vẫn chạy tốt” Nhưng xem ra khó vượt Con số một trăm … Cùng với tháng năm Tất cả đều xuống cấp Tháp Chàm đang hoang phế Hoàng Thành Huế rêu phong Hội Trường Ba Đình sập… Xuống cấp ! Cùng với thời gian... Tất cả sẽ phải xuống cấp ! Nhưng, Tất cả đều trùng tu được Chỉ riêng mỗi CON NGƯỜI Một khi đã xuống cấp… Là phải bỏ đi thôi ! Hà Nội, ngày 12.06.2008 Kiều Anh Hương
  13. Hội trường Ba đình- Công trình kiến trúc thuần Việt thời kỳ cách mạng duy nhất còn lại ở Thủ đô đã bị phá bỏ. Nguyễn Cao Luyện là đồng tác giả của hội trường Ba Đình. Trong khi đó Hội trường Thống Nhất- Công trình kiến trúc thuần Việt cùng thời kỳ, nhưng của chế độ đối kháng (Mỹ Ngụy) thì vẫn còn tồn tại và được xếp vào di tích lịch sử cấp Quốc Gia; Nỗi đau này vì đâu ?? Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt khi còn sống đã kịch liệt phản đối kế hoạch này... Nhưng... Thương tiếc Người, KAH xin kính tặng bài thơ này cho hương hồn cố thủ tướng VVK.... Bài 270. NỖI ĐAU BA ĐÌNH… Một ngày bình yên… đi qua Lăng Bác Tim tôi bất chợt nhói đau…giật mình Cắc gì đâu mà người ta đập bỏ Hội trường lịch sử Ba Đình ! Hóa ra để xây Nhà Quốc Hội Nên, Dẫu là di tích của Đảng cũng phải hy sinh ! (Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua rồi đấy chứ…) Quốc Hội là đại diện cho ý chí nhân dân chúng mình ??… Hà Nội bây giờ đang mở rộng Để “uy danh” thế đứng Thủ Đô Đất có thiếu gì đâu mà các ngài “dân biểu” Cứ phải cố… quẩn quanh…bên cạnh lăng Bác Hồ ! Ôi lịch sử nghìn năm Thăng Long-Hà Nội Hãy điểm lại coi- còn sót được những gì ? Ta đã từng bao lần hờn căm quân xâm lược Dã tâm san phẳng đất Thăng Long-Đông Đô ! Vậy mà bây giờ, lại chính chúng ta Tự tay san bằng thêm một phần chính danh lịch sử ! Không để Bác Hồ được yên lành thêm giấc ngủ Khóc nhìn… Hội trường xưa - Ba Đình Tan hoang ! Và thế là từ nay, mỗi lần đi qua đây Triệu triệu những người con Bách Việt Sẽ chỉ biết nhìn nhau và tự hỏi, - Đâu rồi những “cái bọc trăm trứng” Đã sinh ra một lịch sử hoang đường..?! Đó chính là nỗi đau Ba Đình ! Hà Nội, ngày 12.06.2008 Kiều Anh Hương Xem thêm bài viết sau để hiểu rõ vì sao? Ngày 10.09.2008,Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã có viết một bài đăng trên báo “Thanh Niên” bày tỏ quan điểm của mình về việc xây “Nhà Quốc hội” tại không gian Hội trường Ba Đình hiện nay. Ông cho rằng Hội trường Ba Đình nên bảo tồn và Nhà QH nên có một không gian tương xứng… Bây giờ thì mọi sự dường như không có gì thay đổi được vì nó đã được QH thông qua (?) Bức thư này của ông Võ Văn Kiệt được coi là “thư riêng” còn vì một lẽ là kể từ khi nó được gửi đi đến nay chưa hề nhận được hồi âm., dù chỉ là một lời báo đã nhận được... Xin trích một phần bức thư để mọi người cùng tham khảo. Hà Nội, 2.4.2007 Đây là bức thư riêng nhưng chủ yếu nói về việc chung. Tôi biết bức thư này tới tay Anh thì mọi việc đã xong xuôi, như dân gian nói “ván đã đóng thuyền”, hàm ý nói đến việc thông qua nghị quyết của QH về phương án xây dựng Nhà Quốc Hội. Tôi rất tiếc không biết vì lý do gì, tôi không được phát phiếu thăm dò ý kiến về vấn đề này tại QH (có thể chỉ là lỗi về kỹ thuật ?). Vả lại, nếu có phiếu thăm dò thì cũng chỉ làm nhích lên con số 32+1 những người không tán thành xây Nhà QH tại địa điểm hiện nay đã quyết định. Cách tổ chức thảo luận để lấy ý kiến (ở tổ), việc hạn chế báo chí tham gia phản ảnh ý kiến và dư luận tất yếu sẽ dẫn đến kết quả “bấm nút” tại QH để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyết tâm xây nhà QH tại khu vực này. Cái còn lại sẽ là sự phán xét của nhân dân và lịch sử. Tất cả sẽ đuợc ghi nhớ và ghi lại (…) Tôi không bàn thêm ý kiến về việc xây Nhà QH ở đây có thể ảnh hưởng đến sự “toàn vẹn” của di tích Hoàng thành, cho dù dự án cũng đã nhấn mạnh đến mục tiêu bảo tồn và sự kết hợp hài hoà giữa nhà QH và khu di tích 18 Hoàng Diệu. Tôi lo lắng vì khi đã động thổ rồi thì ai ngăn được và kiểm soát nổi các nhà xây dựng? Bằng cứ là trong khi báo cáo của Chính phủ tỏ ra tuân thủ kết luận của Bộ Chính trị là “xây nhà QH trong khuôn viên hội trường Ba Đình hiện nay” thì chính báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học của QH lại thêm vào câu “có mở rộng sang khu C và D" (theo bản đồ khai quật khảo cổ học hiện nay) (!?)…. Về vấn đề bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long và khả năng công nhận Di sản thế giới tôi không nhắc lại vì đã có ý kiến của GS Phan Huy Lê với tư cách người thay mặt cao nhất của Hội Sử học VN và cả ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là Hội trưởng Danh dự của chúng tôi. Tôi đặc biệt lưu ý đến Hội trường Ba Đình. Giai đoạn đầu chính ý kiến của Bộ Chính trị đặt vấn đề là phải bảo tồn công trình kiến trúc này, nay lại vì lý do công trình đã bị xuống cấp về kỹ thuật mà đưa ra ý kiến phải phá bỏ cùng giải pháp lưu niệm bằng mô hình, hiện vật…Tôi thấy cả lý do và giải pháp đều không xác đáng. Quảng trường Ba Đình trước Cách mạng tháng Tám 1945. Xin hãy chỉ cho tôi, trên địa bàn Thủ đô, trái tim của đất nước đâu là di sản vật thể (công trình xây dựng và giá trị lịch sử) tiêu biểu nhất của một thời kỳ lịch sử với những nội dung vô cùng quan trọng của dân tộc (Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước…). Biết bao sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây. Chỉ riêng với lịch sử Đảng đã có 7 Đại hội Đảng và cũng từng ấy nhiệm kỳ QH. Biết bao sự kiện lịch sử quyết định những vấn đề trọng đại (Hội nghị Chính trị đặc biệt, Hội nghị Chính trị Hiệp thương thống nhất đất nước, Quyết định đổi Quốc hiệu, nơi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh…)… Thật đáng tiếc là trong khi TP HCM (ngay từ năm 1976) đã đăng ký Dinh Độc lập của chế độ cũ làm di tích lịch sử để có cơ sở pháp lý bảo tồn, kể cả bảo tồn những dấu tích của chế độ cũ (như phòng làm việc của Tổng thống…), thì tại Thủ đô Hà Nội, một di tích có giá trị như vậy không được quan tâm về mặt pháp lý để nay phá bỏ kiến trúc Hội trường Ba Đình. Mọi giải pháp bảo tồn khác chỉ làm tăng thêm câu hỏi cho đời sau về lý do phá bỏ kiến trúc của Hội trường Ba Đình hiện nay mà thôi. Nếu cho rằng kiến trúc này không “đẹp” thì xin hỏi trên lãnh thổ Hà Nội hiện nay có kiến trúc VN nào đẹp hơn? Có cái gì đẹp hơn thì đều là kiến trúc ngoại (hoặc của thời thuộc địa, hoặc kiến trúc hoàn toàn xô viết như Lăng Bác, Cung Hữu nghị Việt Xô…). Nhưng điều quan trọng nhất, Hội trường Ba Đình vẫn là kiến trúc của Việt Nam một thời. Xin hỏi rằng, nay mai Nhà QH mới được xây theo kiến trúc hiện đại nhất (rồi chắc chắn lại của người nước ngoài thiết kế như Hội trường Quốc gia) thì trong cái không gian mà chúng ta coi là linh thiêng này, đâu là dấu ấn của kiến trúc Việt Nam? (Ở Hàn Quốc, khi đất nước của họ đã giàu mạnh, tại thủ đô Seoul họ đã phá bỏ khu dinh thự của Toàn quyền thời thuộc địa của Nhật Bản và xây Dinh Tổng thống của họ theo kiến trúc kết hợp cổ truyền với hiện đại, biểu dương một cách hoành tráng niềm tự hào dân tộc). Nếu chỉ xây mới một công trình hiện đại thì việc mời người nước ngoài là lẽ thường. Nhưng phá một công trình kiến trúc của mình lại chứa chất bao nhiêu giá trị lịch sử để mời người nước ngoài thiết kế mới thì đó là điều đáng suy nghĩ, không chỉ “hậu kim bạc cổ” mà con “hậu ngoại bạc nội”(…) Hơn thế nữa, phá bỏ Hội trường Ba Đình, cái tên đã ăn sâu vào tiềm thức lịch sử để rồi đặt tên cho công trình kiến trúc mới là “Toà nhà QH” thì đó cũng là một điều phi lý và phi lich sử. Vì có một sự thực là trong mấy thập kỷ qua Quốc hội họp tại Hội trường Ba Đình chứ chưa bao giờ Hội trường Ba Đình là Nhà Quốc hội cả (cũng như Nhà Hát lớn HN đã từng là nơi QH họp chứ nó vẫn là Nhà Hát của thành phố). Hội trường Ba Đình là một chứng tích lịch sử của một thời đại lịch sử chứ không phải là nhà Quốc hội cũ nay được xây lại! Bằng quyết định này chính QH đã vi phạm tinh thần của Luật Di sản, cho dù Hội trường Ba Đình chưa được “xếp hạng di tích”, nhưng nó đã đuợc xếp hạng trong tâm thức nhiều thế hệ là di tích hàng đầu của lịch sử hiện đại, lịch sử của chế độ, lịch sử kiến trúc VN … Phá Hội trường Ba Đình là phá một phần ký ức của dân tộc, của chế độ cũng là một phần của lịch sử cách mạng, lại là một thời kỳ đáng đựơc ghi nhớ nhất. Cho dù đưa ra lý do gì thì cũng không thể che lấp đươc cái sự thực ấy. Tôi tin rằng quyết định này sẽ được đa số đại biểu QH nhiệm kỳ XI thông qua nhưng nó không phải là ý nguyện của nhân dân và thế hệ sau sẽ phán xét. Quốc hội chúng ta phải chịu trách nhiệm. Tôi cũng vậy. Lại nói thêm về lịch sử, đã ai quan tâm đến lý do vì sao thực dân Pháp khi đặt nền đô hộ của chúng đã chọn vị trí cửa phía Tây của thành Hà Nội (cũng là của kinh thành Thăng Long xưa) để đặt Dinh Toàn quyền và sau đó là các thiết chế chính trị khác hay không? Và một công việc hàng đầu để làm mặt bằng quy hoạch là san phẳng mấy quản núi đất vốn được coi là thế đất theo quan điểm phong thuỷ xưa với hy vọng trấn trị dân tộc Việt Nam và sau này còn tạo một chảo đua xe đạp ngay giữa khu vực quảng trường Ba Đình hiện nay (mà khi đó đặt tên cho khu vực này là Ronde (vòng) Puginier, tên của một vị cố đạo hàng đầu…). Và cho tới thập kỷ 20 của thế kỷ trước, thì phía trước của Phủ Toàn quyền cong được xây một quả núi bê tông trên có tượng “bà Cộng hoà” (la Républicaine) để trấn trị… Tất cả cho thấy cần xem xét lại tính linh thiêng của không gian này nên được hiểu như thế nào? (…) Là thế hệ thiếu niên của Thủ đô hồi những năm 60 của thế kỷ trước. Hẳn nhiều người còn nhớ có một mùa Hè Bác Hồ “mời” các cháu thiếu nhi vào chơi Phủ Chủ tịch và cho các cháu cắm trại vui chơi nhiều ngày ở đó. Tôi còn nhớ đinh ninh, và sử liệu chắc đều ghi lại việc Bác “bộc bạch” với các cháu thiếu nhi ý nguyện sau này khi đất nước giàu có hơn không gian của Phủ Toàn quyền xưa sẽ giành cho các cháu làm nơi vui chơi còn Chính phủ sẽ đi ra nơi khác nhường cho các cháu tất cả. Ý tuởng ấy không chỉ cao đẹp bởi lòng yêu thương thế hệ trẻ mà hẳn còn có một thâm ý sâu xa gì nữa chăng ?... Còn rất nhiều điều muốn nói nhưng thư đã dài, chỉ xin lưu ý thêm một vài điểm: rồi đây ta sẽ có “luật biểu tình” để nhân dân có cơ hội bày tỏ ý nguyện của mình một cách hợp pháp. Mà nơi bày tỏ tốt nhất là Quốc hội. Đó gần như là một thông lệ thế giới. Vậy thì nếu Nhà Quốc hội đặt tại nơi đây thì việc biểu tình liệu có cấm đoán hay không và nếu không thì không gian đâu để khỏi ảnh hưởng đến những thiết chế khác trong đó có Lăng Bác?... Tại sao chúng ta không đưa ra phương án xây dựng Nhà Quốc hội ở nơi có không gian thích hợp và cứ mỗi buổi khai mạc kỳ họp hay những phiên trọng thể chúng ta “hành hương” đến Hội trường Ba Đình thực hiện nghi thức rồi trở về Nhà QH đúng nghĩa là một không gian kiến trúc của một thiết chế hoàn chỉnh làm việc quanh năm?... Nguồn edu.net.vn
  14. Bài 188. CHÔNG CHÊNH TẾT CHUỘT ! Năm nay đón cái tết đích danh, Họ nhà Chuột ! Sướng chưa, xuân Mậu Tý Nào cánh đồng xa, cánh đồng gần Tết này lạnh quá Toàn cầu tuyết, băng trắng xóa… Chết rồi, lấy gì mà ăn ?? Nông dân không gieo cấy được, Có gì mà gặt ? Nhà máy thiếu than, thiếu dầu… Đêm không điện, Người và Chuột Có chắc được hòa bình…? Nhưng cứ mặc kệ thôi Năm nay là tết nhà mình Họ nhà Chuột tha hồ đục khoét Đói rét thì sinh ra chiến tranh Thiếu ăn thì sinh ra cướp giật Này các cô – các cậu họ Nhí, họ Nhắt Phải bỏ ngay cái thói nhố nhăng Đua xe, cướp nét… Hãy noi gương Bác Cống, Bác Chù Cần cù chịu khó… Nơi thối tha là nơi hạnh phúc Nơi tối tăm càng dễ ăn chia… Mưa lạnh, gió giật Khí hậu toàn cầu bất ngờ tăng tốc Khẩu chiến-Đối đầu Thay vì đối thoại-hợp tác… Xem kìa, lũ Con Người ngu ngốc Ra tay chặt phá môi sinh Ôm bom hủy diệt chính mình… Để lại một bầu trời tối đen Cho họ nhà Tý đón xuân, cầu lộc… Chông chênh-Tết Chuột Nào ta cùng hát: À, ối a… Là lá la... Con Người là Con Người ơi ! Ngày 01.02.2008 Kiều Anh Hương
  15. TÌNH YÊU VÀ TÔN GIÁO Chúa-Phật hay Thánh Ala Tất cả đều do con người sinh ra Tất cả đều nhân văn và hướng thiện Chỉ những kẻ tội đồ của Chúa, của Phật Và Tội đồ của Thánh ALa mới có thể Ngăn cản tình yêu giữa những con người ! Khi yêu em, anh sẽ mãi luôn Đứng trước Chúa thành tâm cầu nguyện Khi yêu anh, em sẽ mãi luôn Cúi mình trước Thánh thành tâm mong ước Để đôi ta luôn hạnh phúc bên nhau ! ... Chẳng có tôn giáo nào có thể ngăn trở được tình yêu Nếu trái tim đôi ta luôn hòa làm một ! Hãy tranh đấu với những kẻ tội đồ của Chúa, Hãy tranh đấu với những kẻ tội đồ của Phật... Thánh Ala, hay Chúa Giesu... Những chính danh cao thượng Luôn che chở chúng mình ! Nam mô adi đà phật Amen chúa lòng lành... 17.06.2008 KAH
  16. Bài 187. BÀI THƠ XUÂN MẬU TÝ ! Tặng con giai KHK đang ở SGP! Đêm ba mươi- Năm Hợi Bố vẫn sốt đùng đùng... Mà lạ thay Mồng Một Năm Mậu TÝ vừa sang Bố lại như "sáo sậu" Hoá giải mọi lo toan... Đêm qua con điện về Mẹ nghe con kể chuyện Ở "Hol" có một mình Mà nước mắt vòng quanh... Bố cũng thật yếu đuối Chẳng nói được chi nhiều Nứơc mắt luôn chực sẵn Chỉ sợ nhà mất vui... Hãy cố lên con nhé Sang năm thêm lớn khôn Tết sau về thăm Mẹ Cả nhà cùng đón xuân ! Chỉ tiếc bao bánh trái Cá thịt có đầy nhà Mà thiếu con nên ế Ăn mãi mà vẫn còn Và bao nhiêu thứ khác Này nhé "phong lì xì" Có hình thằng chuột chít Nó cũng mê tiền luôn... Bác Vũ thì "chơi" đẹp Mừng tuổi cực kỳ nha Bao "lì xì" căng cứng Chị Giang cũng hết "buồn" ! Phần con Mẹ nhận hết Sang năm chuyển sang Sing Coi như một năm mới Mới thực sự bắt đầu ! Ngày 7.02.2008 KAH
  17. Bài 186. KARAOKE HÁT… Kinh tế thời mở cửa Sự hát Chẳng giống nhau… Nhà hát-sụt sồi đóng - mở Gánh hát-chết dần trong “từ điển” Con hát-cùng “hội nghị” chạy sô “Sao” hát-hiện tùm lum bất kể ngày – đêm… Kinh tế thời mở cửa Sự hát Chẳng giống nhau… Karaoke hát… Mọc nhiều hơn nấm sau mưa Hỉ - nộ - ái - ố… Hổ đốn sắc thái, ca từ Những màng loa căng hết cỡ Thùm thụp xé toang vách, tường rách màng nhĩ Giai điệu… ngang như cua Rền rĩ buồn như ống coóng rỉ Khản đục tâm sự, mời chào… Quan chức, comlê Nông dân, chân đất… Sắc phục, mũ sao Quân thần, bợ hót… Học sinh, nhà giáo Thôi đủ cả… Như mối vỡ tổ Đua nhau đi hát… Màn hình phẳng Màn hình cong… Em Tềnh toàng áo thiếu vải Cười xinh Mắt vô hồn Anh Thùm thụp bàn tay vũ đạo Thi tài công năng mới! Nồng nặc bia rượu Chếnh choáng men tình… Kinh tế thời thị trường ! Sự hát Không chỉ để hát Phòng Vip hay phòng bình dân Quan to hay nhỏ Công chức hay Nông dân Thợ thuyền hay lính tráng Đều giống nhau tuốt… Chỉ thương các em.. Đổi xác thân Lấy vài đồng bạc lẻ Thượng đế quay quắt “bo” Không thương tiếc Cái thân con gái… Caraoke! 18.01.2008 KAH
  18. Cảm ơn Tulipdenus ! KAH vẫn khỏe, có điều dạo này ít ghé thăm mọi người được; Sáng nào cũng cố gửi vào diễn đàn một bài coi như "của để dành" thôi. KAH cũng đã nhìn thấy đường link mới của bạn rồi; Khi nào rỗi nhất định sẽ ghé thăm ! Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc ! KAH
  19. Bài 185. Ở ĐỒ SƠN ! Bất chợt nhớ về Hải Phòng, nơi có màu mây rất hồng và biển đồ rằng sơn son thếp bạc… chẳng để làm chi khi sóng chẳng còn xanh và biếc cuộc đời cởi bỏ đi mọi vướng bận thả mình với thiên thanh… Bất chợt nhớ về các em những câu thơ rụng rơi chiều lá dăm mắt buồn mà sao không ướt vẽ vời chi nét mi cong như cánh cung đến thánh thần cũng không vô tư được lượn lờ, trốn về chốn này…tận hưởng thú vui cuộc cờ ! Chẳng cứ phải là đêm đến cả ban ngày… phía ấy cuộc đời vẫn chào mời chèo kéo nụ cười thả lưới nhã nhặn dâng cho không mặc cả người đến rồi đi chỉ mình em ở lại đồ rằng sơn son thếp bạc… cũng chẳng để làm chi ! Gió lang thang trôi mây lẳng lơ bĩ cực nhân gian muôn đời luôn có những mảng màu sáng tối ? Tôi và Em… Chúng ta, đồ rằng sơn hải biển vẫn đục trong như thế cây vẫn xanh và lá vẫn rơi người đi kẻ ở khắc khoải Đồ Sơn ơi !? Hải Phòng 10.01.2008 KAH
  20. Bài 184. BÁN (Triết lý của điếm) Bán. Đúng rồi Em có thể bán. Nhưng chỉ một lần thôi Bởi mọi của cải trên đời Khi đã “bán” rồi đều trở thành “đồ cũ” Nhưng chắc chắn không thể là “đồ cổ” Bởi đồ cổ vô giá… Chẳng thể nào đem bán được Bạn ơi! Bán. Đúng rồi Em có thể… Nhưng còn lương tâm Đó là điều rất cần suy nghẫm Kẻo cuộc đời mang tiếng Vô thần… Ngày, bán. Đêm, bán. 24 giờ, Lúc nào em cũng sẵn sàng, Bán! Nhưng than ôi, Chỉ cái thân em Bán mãi vẫn còn Bởi vì… Chẳng ai dại gì chứa chấp ! Tôi cầu Chúa, lòng lành Hãy đòi lại cho em Chút linh hồn Quỉ Sa-tăng đã lấy cắp… Ngày 13.02.2008 Kiều Anh Hương
  21. 183. ĐÊM NOEL Ở HỒ GƯƠM Hình như đêm qua anh gặp em Hà Nội say trong lễ hội Noel Bên máng cỏ, vầng hào quang chợt sáng Khi mắt người con gái ngước nhìn lên !! Đường đến với Chúa, chật như nêm Hơi lạnh chẳng thể nào lạnh được thêm Nhưng nước Hồ Gươm như ấm lại... Bởi trong lòng Anh bỗng có Em... Noel 2007 KAH
  22. Bài 182. NỖI NHỚ THÁNG CHẠP Ở HÀ NỘI Không hiểu vì sao, Nỗi nhớ em cứ dồn về tháng chạp Với một niềm tin có thật trên đời Nơi Ông Già Noel luôn hiện hữu Sẽ trở về trong một Giáng sinh vui... Đêm nay, lại một đêm không em Tận tít trời xa em có hiểu Hà Nội năm nào cũng luôn vắng thiếu Em và một chút nắng hồng ?... 25.12.2007
  23. Bài 181. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Thân tặng TH “Một tấc bản đồ, vạn tấc quê hương”! Cảm ơn câu thơ xưa của ngưỡi viễn xứ Cảm ơn em, đã cho anh thấy lại Tuổi Hai Mươi đốt lửa một thời ! Đêm qua, Cũng chỉ là câu chuyện đêm qua thôi… Những Bạn Lính đi qua một thời chiến trận Lại hội ngộ bên nhau, sống cùng hoài niệm Nhắc gọi tên bao đồng đội không về ! Những câu thơ cứ huých thẳng vào lòng Đừng khóc nhé, ta cắn môi nhủ vậy Mà nước mắt cứ rơi không cầm được Khi biết bạn tôi, mất một chân rồi ! Chân gỗ thôi, vẫn mải miết mỗi ngày Trên đường đời mưu sinh… Chẳng ai biết đó là người lính Đã để lại trên chiến trường một phần xương thịt… Của chính mình cùng tất cả tuổi xuân ! “Một tấc bản đồ, vạn tấc quê hương”! Ta dám chết không toàn thây vì Tổ Quốc Thì cớ sao mi vô cảm, giữa đời Hỡi những người con Đất Việt ?! Hãy khắc vào trái tim mình Hãy khắc lên tất cả những nơi nào con người có thể thấy Dòng chữ này : “Hoàng Sa và Trường Sa là của Viêt Nam” Hoàng Sa, Trường Sa chính là Tổ Quốc tôi! 22.12.2007 Kiều Anh Hương
  24. Bài 180. CHÚNG TÔI CHỈ LA LÍNH THÔI MÀ ! Mỗi năm ta lại có một ngày Được gặp mặt nhau-Bạn lính ! Được cầm tay và hàn huyên về quá khứ Quá khứ bi hùng, anh dũng, thương đau…. Mỗi năm ta lại có một lần, gặp nhau… Những bạn lính, đa phần đều thiếu học Bởi bút nghiên xếp lại rồi, cùng ra mặt trận (Có sao đâu, khi Đất Nước đang cần !) Chỉ tiếc rằng sau năm tháng hào hùng Sốt rừng, đạn bom… Tuổi thanh xuân có nhạt phai đi nhiều ít… Những dấu hỏi về cuộc đời phía trước ?? Không dễ gì khỏa lấp hết nỗi đau… Vẫn biết rằng áo lính chẳng còn xanh Dẫu “hồn lính” vẫn trẻ trai không thể khác ! Cũng chẳng so đo…chuyện muôn đời vẫn thế Chúng tôi, chỉ là lính thôi mà… Chúng tôi chỉ là lính thôi mà… Quan trọng gì, trên bàn cờ thế sự Nhưng đừng quên nếu không có lính Sẽ không có chiến trường Và muôn đời sẽ không có Bình Yên ! 20.12.2007 Kiều Anh Hương
  25. Bài 179. LẲNG LƠ 2008 Bất ngờ… Thị màu nhìn tôi Lẳng lơ… Chào năm hai lẻ tám (2008) ! Đôi mắt xéo ngang Từ Đông qua Tây Sắc hơn dao cạo Em cầm ném Tim tôi Từ Nam ra Bắc !. Lẳng lơ như Thị Màu Thì trên thế gian này chỉ có một Nghìn năm, vạn năm rồi, Ông Bà ta siêu thực… Đến như thế… Là cùng ! Chào nhé năm hai lẻ tám Cánh thiệp đầu tiên… chúc mừng Hẳn là Đất –Trời dư dả lắm Khiến cho đời sẽ lẳng lơ… Vui ! Hà Nội, ngày 17.12.2007 Kiều Anh Hương

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...