Jump to content

Kieu Anh Huong

Thành viên
  • Số bài viết

    691
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    1

Mọi thứ được đăng bởi Kieu Anh Huong

  1. Thơ Kiều Anh Hương 1. VÙNG TRỜI THÁNH THIỆN Tặng vợ Núi sông vốn chẳng cắt chia Biên cương cũng không tự có ... Như Anh và Em - Bắc Nam đôi ngả Bỗng ở trong nhau ngót thập niên rồi... Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng... Chỉ sợ trái tim mình nhỏ hẹp Không đủ ngân rung phím nhạc cuộc đời... Dẫu đến ngàn ước vọng cũng vậy thôi Giông bão sẽ tan và bầu trời tĩnh lặng Giây lát ấy cuộc đời hơn cõi mộng Ta bỗng nhận ra nhau Thanh thản buổi ban đầu... Hà nội- 18/10/1991. 2. CAO THẤP Ngày xưa, thuở chúng mình đi học, mỗi lần xếp hàng vào lớp thấy rõ - đứa thấp - đứa cao ! Một năm qua rồi, chúng mình so vai, xếp hàng lên lớp thấy rõ - đứa trước - đứa sau ! Tuổi học trò, giấy trắng mực đen khát khao mơ mộng... Bây giờ, chúng mình lớn lên, những trang đời úp mở ... những đồng tiền sấp ngửa đỏ đen ... Dối trá và sự thật Nghèo hèn và hiển vinh... Số phận chăng ? Ai tỏ, Ai tường ? Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau giữa cuộc đời thường !! Tháng 11/1991 3. Ở CHIẾN TRƯỜNG VỀ Ở chiến trường về Anh có gì đâu Một cuốn sổ thơ Một cây đàn gỗ Thơ chưa chép hết mùa chiến dịch Cây đàn rung phím nhạc học trò... Cuốn sổ thơ sờn mép bên mình (Bạn của lính - tháng năm tâm huyết) Cây đàn gỗ vui buồn gõ nhịp Hành quân xa... Năm tháng hành quân xa... *** Ở chiến trường về Anh có gì đâu Da còn ngái xanh Môi còn ngái tím... Chữ thầy mười năm Rụng đầy sau vai áo Hoa cà, hoa cải ... sốt rừng ! Ở chiến trường về Chẳng có gì đâu ? Ba lô rỗng, áo quần vừa nghiêm -nghỉ Chỉ có trái tim vẫn hồng nguyên sắc đỏ Và những khát khao mang nặng suốt cuộc đời ! 12.1976 -12.1980 4. GẶP BẠN (Thân tặng V- GS-TS) Ngày chúng mình ra đi Mùa hè vẫn còn rất trẻ... Kỷ niệm về xóm nghèo, lán nhỏ Bom thù đốt trụi lớp 10D Chia tay nhau, lệ chẳng đẫm mi Mà mắt ai mỏi bờ vai níu lại Ta chợt nghĩ sẽ là mãi mãi .. Mùa thu chỉ còn trong giấc mơ thôi ! *** Chiến trường dài, năm tháng nhân đôi Không nhớ hết bao mùa súng nổ Những mùa thu cháy khô mái núi Võng đầu non, gối xép balô... Ta đã đi qua những cao điểm mùa khô Lả mình trong chót cùng khát, đói Măng cụt, sầu riêng ... Đất rừng nào, đồng đội ta nằm lại Giữa ngàn sâu, cánh võng lạnh tờ... Chiến trận nào, ta đã dong cờ, Le te một thời con trẻ Ôi, những thằng bạn giỏi giang nhất lớp Đã ra đi không hề tiếc mùa thu.. ? Vẫn biết chiến tranh, có kẻ ở người đi ! Day dứt một thời bão táp.... Mà sao vẫn mặn chát Nông sâu nỗi biển đời.. . Bạn ơi, áo lính chẳng hề bạc đâu ! Thật vinh hạnh được làm trò của bạn Những tâm hồn sáng choang quả cảm Đang trở về với cả mùa thu.. Ta bỗng nghe trong gió lạnh đầu mùa .. Trái tim hát giữa dòng máu đỏ Giữa đại ngàn Giữa Trường Sơn Độc thoại Những lời giải về cuộc đời Còn chặt hơn thuật toán... *** Ngẩng cao đầu nơi giảng đường xanh... Sau năm một chín bảy lăm (1975) Tôi chợt nhớ về mùa hạ Năm " Một - chín - bảy - mươi ..." ! Hà nội 9.1976 Kiều Anh Hương 5. Tặng em gái Ngọc Hà Thân tặng MN Ngập ngừng mãi đôi chân Người đi giữa làng hoa và tự hỏi: - Ngày hay đêm ? Nụ hoa không hề nói... Lối nhỏ ấy bỗng thành kỷ niệm Đất Ngọc Hà, nơi em tôi sống tuổi thiếu niên Bỗng là đất gọi hồn tôi trở lại Với những câu thơ day dứt một đời... Năm tháng rồi... năm tháng cứ dần trôi... Câu thơ nào túi ba lô trĩu nặng ? Câu thơ nào viết cho đồng đội ? Tôi nhọc nhằn gom góp giữa rừng sâu... ? Bài thơ nào viết cho Mẹ và Em ? Lời chân thật bỗng trở thành xa lạ Cuộc sống mới cứ ù à, ù ập.... Tôi bỗng trở thành cái gai trong mắt em ? Bài thơ cứ vô tình Nên năm tháng dần quên Em bỗng ra đi và trở thành thiếu phụ Tôi ở lại với câu thơ dang dở Chợt nhớ rừng xanh cháy đỏ một thời... *** Thơ viết xưa rồi Mà chẳng thể nào quên Lật lại thời gian bỗng thấy mình khờ dại ước gì bạn lính xưa sống mãi Để được yêu hơn mình đã yêu.... Để có ngày cho Tôi và Em Năm tháng trẻ trung như sắc lá Nụ cười chia vào khoé mắt Sau vòm cửa xanh là một khoảng trời... ĐH Bách khoa Hà nội 11.1977-1996
  2. Chân thành cảm ơn lời góp ý của ban! Tôi sẽ sửa khi choin
  3. Hiện nay, nạn học thêm ở các bậc học phổ thông là phổ biến và có thể nói là báo động đỏ! Ở Hà Nội hay TP.HCM, nếu bạn đến bất cứ trường học nào đều gặp các cô, cậu đeo kính cận dày thảm hại... Đấy cũng là hậu quả của nạn bắt con trẻ học tập quá tải. Vì đâu? Hẳn ai cũng biết; Tôi viết bài thơ này và mong mọi bậc phụ huynh cùng chia sẻ ! ÔI, CON TÔI ! "Ôi con tôi đôi mắt tròn xoe ôi con tôi mái tóc vàng hoe.." (thơ Tố Hữu) Cũng mừng, con sớm bằng chị, bằng anh Thi đỗ để vào Trường “Am" danh giá ! (*) Nhưng thực lòng, cha lại ước ao Giá như con được quay về trường làng đi học Không chừng, mọi nhẽ sẽ tốt hơn… Con sẽ không phải gồng mình lo toan hằng đêm Chất ngất với cơ man bài vở Giấc ngủ đến cũng nhiều đêm, thảng thốt Mà trong mơ không có nổi một cánh diều… Con sẽ không phải ngày 3 buổi nhọc nhằn Sớm đến trường… Chiều học thêm, Tối luyện thi, phụ đạo… Con sẽ không phải mất đi Những ngày chủ nhật quí báu Để ra sân vui cùng trái bóng tròn… Như tuổi thơ của cha ngày ấy Luyện đôi chân bền bỉ đến tận bây giờ ! Con sẽ không phải mất đi cả những mùa hè Để được chơi ve, để được ra biển xa hay về quê, nội ngoại Bởi “quê hương, nếu ai không có Sẽ không lớn nổi thành người…” ! Ôi con tôi, Nước da luôn mái xanh, kính cận, mắt lồi... Dẫu mẹ, cha từng lo toan để con không hề thiếu Nào rau sạch, tôm hùm, cá thịt Nào sữa tươi, can xi, pho mát… Nhưng có lẽ điều con cần, giản dị hơn nhiều Là được học và chơi, được chơi và học Lại là điều người ta đang đang đánh mất ! Tôi biết tìm và bắt đầu từ đâu ? Ôi, con tôi ! KIỀU ANH HƯƠNG Hà Nội, 25/07/2006 (*): Trường PTTH chuyên Hà Nội-Amstecdam ở Q.Ba Đình Hà Nội
  4. HÀ NỘI LÚC 5 GIỜ ! Hà Nội lúc 5 giờ, Nõn nà như cô gái trẻ Không gian thật huyền ảo Phố phường như rộng hơn Làn gió mới tinh khôi Mơn man đầu ô nhỏ... Hà Nội lúc 5 giờ, Chị lao công lặng lẽ Trút bỏ nốt khẩu trang... Suy tư, chào buổi sáng ! Phố phường như nhẹ dâng Gánh hoa hồng ngát hương Trên vai em gái nhỏ Thanh tân chào bình minh ! Hà Nội lúc 5 giờ, Thong dong, người sải bộ Các cụ già Luyện Thái cực quyền, Múa kiếm… Trẻ con, í ới gọi nhau Quả bóng lăn tròn góc phố In dấu tuổi thơ tôi Năm tháng không bao giờ quên... Hà Nội lúc 5 giờ, Chợt đánh thức trong ta Một ước mơ cỏn con Bao giờ nhỉ, Hà Nội mình 24 giờ luôn đẹp thế ?! Kiều Anh Hương Hà Nội, 13/12/2005
  5. GƯƠNG MẶT THÀNH PHỐ ĐÊM 30/4 Ba mươi năm trước, tôi là lính Trẻ trung như các em bây giờ Chân đạp đất, tiến vào Thành Phố Đỏ cờ bay, như đi trong mơ Mũ tai bèo sạm khói chiến tranh Áo binh nhì, xanh màu hy vọng Trải nhiều thương đau Nhưng chưa bao giờ tin vào định mệnh Định mệnh cuộc đời, ta thắp trong tim ! … Rạo rực, thành phố đêm nay ! Bông hoa in trên áo em bỗng đẹp hơn bao loài hoa khác Dẫu khuôn mặt cũ mèm sau năm tháng Nhưng trong mắt anh vẫn lấp lánh tựa thần tiên ! Ơi thành phố, một thời ta mộng mơ ! Ôm ấp sau chiến hào lửa, khói Sẽ không còn là anh, Sẽ không còn là em… Nếu bao gương mặt xưa, đồng đội Không hoá thân Để làm nên chiến thắng diệu kỳ ! Gương mặt em cùng Thành phố sáng bừng Như giữa ngày 30 tháng tư năm ấy ! Kiều Anh Hương Đêm Th.phố HCM 30/4/2005
  6. Thơ Kiều Anh Hương 1. VÙNG TRỜI THÁNH THIỆN Tặng vợ Núi sông vốn chẳng cắt chia Biên cương cũng không tự có ... Như Anh và Em - Bắc Nam đôi ngả Bỗng ở trong nhau ngót thập niên rồi... Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng... Chỉ sợ trái tim mình nhỏ hẹp Không đủ ngân rung phím nhạc cuộc đời... Dẫu đến ngàn ước vọng cũng vậy thôi Giông bão sẽ tan và bầu trời tĩnh lặng Giây lát ấy cuộc đời hơn cõi mộng Ta bỗng nhận ra nhau Thanh thản buổi ban đầu... Hà nội- 18/10/1991. 2. CAO THẤP Ngày xưa, thuở chúng mình đi học, mỗi lần xếp hàng vào lớp thấy rõ - đứa thấp - đứa cao ! Một năm qua rồi, chúng mình so vai, xếp hàng lên lớp thấy rõ - đứa trước - đứa sau ! Tuổi học trò, giấy trắng mực đen khát khao mơ mộng... Bây giờ, chúng mình lớn lên, những trang đời úp mở ... những đồng tiền sấp ngửa đỏ đen ... Dối trá và sự thật Nghèo hèn và hiển vinh... Số phận chăng ? Ai tỏ, Ai tường ? Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau giữa cuộc đời thường !! Tháng 11/1991 3. Ở CHIẾN TRƯỜNG VỀ Ở chiến trường về Anh có gì đâu Một cuốn sổ thơ Một cây đàn gỗ Thơ chưa chép hết mùa chiến dịch Cây đàn rung phím nhạc học trò... Cuốn sổ thơ sờn mép bên mình (Bạn của lính - tháng năm tâm huyết) Cây đàn gỗ vui buồn gõ nhịp Hành quân xa... Năm tháng hành quân xa... *** Ở chiến trường về Anh có gì đâu Da còn ngái xanh Môi còn ngái tím... Chữ thầy mười năm Rụng đầy sau vai áo Hoa cà, hoa cải ... sốt rừng ! Ở chiến trường về Chẳng có gì đâu ? Ba lô rỗng, áo quần vừa nghiêm -nghỉ Chỉ có trái tim vẫn hồng nguyên sắc đỏ Và những khát khao mang nặng suốt cuộc đời ! 12.1976 -12.1980 4. GẶP BẠN (Thân tặng V- GS-TS) Ngày chúng mình ra đi Mùa hè vẫn còn rất trẻ... Kỷ niệm về xóm nghèo, lán nhỏ Bom thù đốt trụi lớp 10D Chia tay nhau, lệ chẳng đẫm mi Mà mắt ai mỏi bờ vai níu lại Ta chợt nghĩ sẽ là mãi mãi .. Mùa thu chỉ còn trong giấc mơ thôi ! *** Chiến trường dài, năm tháng nhân đôi Không nhớ hết bao mùa súng nổ Những mùa thu cháy khô mái núi Võng đầu non, gối xép balô... Ta đã đi qua những cao điểm mùa khô Lả mình trong chót cùng khát, đói Măng cụt, sầu riêng ... Đất rừng nào, đồng đội ta nằm lại Giữa ngàn sâu, cánh võng lạnh tờ... Chiến trận nào, ta đã dong cờ, Le te một thời con trẻ Ôi, những thằng bạn giỏi giang nhất lớp Đã ra đi không hề tiếc mùa thu.. ? Vẫn biết chiến tranh, có kẻ ở người đi ! Day dứt một thời bão táp.... Mà sao vẫn mặn chát Nông sâu nỗi biển đời.. . Bạn ơi, áo lính chẳng hề bạc đâu ! Thật vinh hạnh được làm trò của bạn Những tâm hồn sáng choang quả cảm Đang trở về với cả mùa thu.. Ta bỗng nghe trong gió lạnh đầu mùa .. Trái tim hát giữa dòng máu đỏ Giữa đại ngàn Giữa Trường Sơn Độc thoại Những lời giải về cuộc đời Còn chặt hơn thuật toán... *** Ngẩng cao đầu nơi giảng đường xanh... Sau năm một chín bảy lăm (1975) Tôi chợt nhớ về mùa hạ Năm " Một - chín - bảy - mươi ..." ! Hà nội 9.1976 Kiều Anh Hương 5. Tặng em gái Ngọc Hà Thân tặng MN Ngập ngừng mãi đôi chân Người đi giữa làng hoa và tự hỏi: - Ngày hay đêm ? Nụ hoa không hề nói... Lối nhỏ ấy bỗng thành kỷ niệm Đất Ngọc Hà, nơi em tôi sống tuổi thiếu niên Bỗng là đất gọi hồn tôi trở lại Với những câu thơ day dứt một đời... Năm tháng rồi... năm tháng cứ dần trôi... Câu thơ nào túi ba lô trĩu nặng ? Câu thơ nào viết cho đồng đội ? Tôi nhọc nhằn gom góp giữa rừng sâu... ? Bài thơ nào viết cho Mẹ và Em ? Lời chân thật bỗng trở thành xa lạ Cuộc sống mới cứ ù à, ù ập.... Tôi bỗng trở thành cái gai trong mắt em ? Bài thơ cứ vô tình Nên năm tháng dần quên Em bỗng ra đi và trở thành thiếu phụ Tôi ở lại với câu thơ dang dở Chợt nhớ rừng xanh cháy đỏ một thời... *** Thơ viết xưa rồi Mà chẳng thể nào quên Lật lại thời gian bỗng thấy mình khờ dại ước gì bạn lính xưa sống mãi Để được yêu hơn mình đã yêu.... Để có ngày cho Tôi và Em Năm tháng trẻ trung như sắc lá Nụ cười chia vào khoé mắt Sau vòm cửa xanh là một khoảng trời... ĐH Bách khoa Hà nội 11.1977-1996
  7. Khúc hát tình yêu Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Tình yêu dài năm tháng Âm thầm trong tim tôi Nói làm sao Em ơi Trái tim lời chân thật Nói làm sao Em ơi Trái tim đầy túi lửa.... Khi Anh lặng nhìn Em Nơi đầu nguồn thác đổ Khi Anh phải xa Em Gió xoáy tròn nỗi nhớ Khi Anh đến bên Em Sông một dòng cuộn chảy Thác ngầm sôi gầm réo Khao khát vỗ đôi bờ... Khi Em giận, Em hờn Mây giăng đầy phía núi Khiến lòng Anh bối rối Lo cơn mưa dầm dề... Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Khi Anh cầm tay Em Tình yêu thành khúc hát Thì thầm trên đôi môi .. Hà nội 11/1980
  8. Than chao ban Quang Tuan ! Dĩ nhiên là rất vui khi có bạn thơ chia sẻ, nhưng nỗi đau của chiến tranh không dễ ai quên. Chúng ta đồng ý khép lại quá khứ, nhưng không đồng nghĩa với việc quên đi quá khứ; Chính vì vậy, trong một sáng tháng năm ấy, khi đứng ngay dưới chân tòa tháp đôi ở Mỹ vừa sụp đổ, tôi lại nhớ Hà Nội, nhớ Phố Khâm Thiên xưa vô cùng ! Chúc bạn sẽ viết được nhiều thơ hay và mình sẽ cố gắng đọc các bài thơ của bạn trên diễn đàn này ! Thân ái
  9. KHOẢNG TRỐNG Thành phố Newyooc – một sáng tháng 5 Nơi tôi đứng chỉ còn là một khoảng trống Khoảng trống của niềm tin, Khoảng trống không thể lấp đầy… Dẫu đôla, Phố Uôn chưa bao giờ thiếu ! Chúng tôi, những cựu chiến binh Việt Nam, Đến từ bên kia, bán cầu – Lặng lẽ đặt vào khoảng trống này Một nén trầm của Trường Sơn (từng quặn đau trong lửa napan huỷ diệt !) Xin được sẻ chia cùng nhân dân Mỹ Nỗi đau thương này. Lời con tim muốn nói Trái chín của hoà bình Không thể gieo từ “cường bạo”…! Giữa bạt ngàn những “binhđinh” chọc trời Tôi chợt nhớ về phố nhỏ Khâm Thiên, Hà Nội Nơi đó, vẫn còn một khoảng trống Khoảng trống không bao giờ liền vết.. Và trong sương khói, hư vô, thành kính ! Tám mươi triệu người Việt Nam Vẫn luôn nhớ về những ngày tháng chạp, Năm một chín bảy-hai ! Thành phố Newyooc – một sáng tháng 5 Nơi tôi đang đứng sẽ mãi vẫn là một khoảng trống… Newyooc, 5/2004 Hà Nội, 09/2004
  10. GỬI MỘT NGƯỜI Tặng Phương Chiều một mình qua phố Chợt, mênh mang nỗi buồn… Phố đông người qua lại Nỗi buồn càng nhiều hơn Cô đơn càng nhân thêm ! Trong dòng đời vội vã Ánh mắt nào lướt vội Nhìn ta, chút hững hờ ? Ước chi trong nắng xế Ta gặp lại dáng xưa Ước chi trên phố cũ Bóng người thương hiện về… Bây giờ em ở đâu Tình xưa còn, quên - nhớ Tóc nhuốm màu sương gió Mà tình có phôi pha ? Chiều một mình qua phố Chợt, mênh mang nỗi buồn… Người xưa đi, đi mãi Để riêng ta, một mình ! Hà Nội 12.2005
  11. NHỮNG DÒNG CHẢY VÔ THƯỜNG ! Sắc sắc, không không ! Hư hư, thực thực... Tôi đắm mình vào dĩ vãng Tìm lại khởi nguồn xa xưa Đâu những giọt xăng Đâu những giọt dầu Tháng năm đang lặng thầm tuôn chảy... Dòng sông La quê tôi Bắt đầu từ ngàn Sâu, ngàn Phố Bắt đầu từ rất xa... Qua bạt ngàn, nương dâu, bãi mía... Dòng sông Hồng quê em Bắt đầu từ Sơn La, Tạ Bú Cũng bắt đầu từ rất xa ... Đỏ ngầu hạt phù sa thương nhớ Lặng thầm bồi đắp nên quê ... Sắc sắc, không không Hư hư, thực thực ... Có ai tắm được hai lần ... Khi dòng sông đang chảy Có ai đốt được hai lần ..? Khi giọt cay, giọt đắng.. Đang cháy lên Trong những động cơ cao tốc Sắc sắc, không không ! Hư hư, thực thực .. Mẹ tôi cầu kinh, niệm phật. Tôi đắm mình vào dòng chảy cuộc đời Thấy rất rõ ông bà, tiên tổ Thấy rất rõ những ngày xa, xưa ... Thấy rõ cả ngày mai, ngày kia Những giọt phù sa ngầu đỏ Những giọt xăng, giọt dầu đã hoá sương sa Luân hồi, hoàn vũ... Có hữu danh, vô thực Có hữu lợi, vô luân Có đỏ đen, may rủi Có đố kỵ, tầm thường... Và có cả những điều rất thật Những khát khao vô thường Cháy lên thành tâm thức Hãy cho nhau nhiều hơn ! Sắc sắc và không không ? Hà Nội 20/02/2002
  12. Thêm một nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật Kiều Anh Hương kém tôi hơn chục tuổi nhưng vào chiến trường Miền Nam chỉ sau tôi ba năm. Nhưng trước sau mà làm gì, chính Kiều Anh Hương nói thế, cao thấp mà làm gì, chỉ có trái tim bè bạn/ mới nhận ra nhau/ giữa cuộc đời thừơng. Đúng là như vậy, những người chiến sĩ cùng một chiến trường ngày nào, bây giờ gặp nhau giữa chốn ồn ào, liệu còn nhận ra nhau ? Cái áo xanh ngày nào không còn. Không còn khói bụi bám trên tóc, trên vai. Cả màu xanh sốt rét nữa. Thoáng đấy mà đã mấy chục năm trôi qua. Tất cả có thể sẽ thành quá khứ nhưng trái tim đồng đội ngày nào thì vẫn vẹn nguyên : Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc Chiến trường hơn mọi bài ca ! Bây giờ lớp người sinh sau năm 1975 đọc những dòng trên đây không hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là hai dòng cuối của đoạn thơ trên. Phải lắng nghe lại nhịp tim của cả một dân tộc một thời mới thấy sự giản dị đến ghê người trong cảm xúc của cả một cộng đồng của thời bom lửa ấy. Phải nhớ lại, đọc lại những lá thư từ tuyến đầu Tổ Quốc với tội ác chồng chất của giặc Mỹ và những cỗ máy chém lưu động của những tháng năm đau thương ấy. Vâng, trước khi đọc thơ của một tác giả nào đó, với tôi, cần có hai thứ : một chén nước trà và một chút quá khứ của tác giả. Kiều Anh Hương ( tên thật là Kiều Đình Kiểm ) sinh ngày 26 tháng 7 năm 1953, quê ở xã Đức Hồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi đã qua lại và đã có những năm tháng ở Hà Tĩnh mà không nhớ được Đức Hồng là ở vùng nào. Cái vạt đất Đức Thọ-Can Lộc là vạt đất có Huy Cận, có Xuân Diệu mà tôi có lần đã lần tìm trong mưa để xem làng xóm quê hương những người mà tôi trân trọng. Đức Thọ là huyện sớm có nghề buôn bán và cũng là huyện giàu có của Hà Tĩnh mà không thấy dấu vết trong mỗi ngôi nhà. Nghèo, rất nghèo. Chỉ có lạ một nỗi là câu hát dân gian, từ trẻ con đến người lớn ai cũng thuộc. Có lẽ Kiều Anh Hương cũng đã được lớn lên trong bầu không khí dân gian kỳ lạ ấy của quê mình. Bây giờ thì anh đã là một kỹ sư hoá dầu. Tôi không biết một chút nào về công việc của anh. Rằng trị số ốctan trong loại xăng này thì thế nào mà độ bốc hơi trong loại xăng kia thì thế nào ? Không, tôi nghĩ rằng điều duy nhất trong nghề nghiệp sau chiến tranh liên quan đến thơ của chính tác giả cũng là quá khứ. Chỉ khác một điều là quá khứ của cacbon ép qua bao thiên niên kỷ thì thành than đá, thành xăng dầu mà quá khứ của chiến tranh ép qua thời gian cũng biến thành thơ. Hai thứ đều cháy được, một đằng cháy thành lửa có ngọn mà một đằng cháy chìm. Suốt từ năm 1971, Kiều Anh Hương tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng đất nóng bỏng Quảng Trị về dải đất dài đông và tây Thừa Thiên Huế. Những trận mở màn của thời kỳ mà khi ấy gọi là Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt bắt đầu từ năm 1972 ở Trị -Thiên tôi cũng có mặt ở đó. Và cũng chỉ từ năm 1972 thôi, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh mới có thể lật cánh sang đông và mới thực sự có tuyến Trường Sơn Đông mà tôi nói trong thơ từ mấy năm trước đó. Kiều Anh Hương và các đồng đội của anh đã góp công mở rộng tuyến đường mang tên Bác. Nhưng, Trường Sơn, Trường Sơn ơi ! Mãi còn đó nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng trụi lá Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu đen đủi Có khi nào lòng ta chợt hỏi Rừng ơi, người có trách ta ? Cái lạ trong những dòng thơ ấy là có chứa sự day dứt dành cho tương lai. Phải có tấm lòng nồng nàn yêu mảnh đất mẹ hiền của nghìn đời đến mức độ nào mới có thể nhìn núi non của thời bom lửa như vậy. Tôi đọc Kiều Anh Hương và tôi khép tập sách lại mà tự hỏi ; tại sao bây giờ mình mới đọc người chiến sĩ này. Mà thực ra Kiều Anh Hương đã từng có giải thưởng văn học ngay trong chiến tranh. Năm 1973, truyện ngắn của Kiều Anh Hương đã nhận giải của Văn Nghệ Quân Giải Phóng Trị Thiên Huế. Và thơ nữa, anh từng nhận giải cao nhất của Văn nghệ Thành phố Huế trước giải phóng, ấy là chưa nói đến một lĩnh vực khác là sáng tác âm nhạc. Ca khúc của Kiều Anh Hương đã tới với nhiều người và đã có giải thưởng, cả trong và ngoài quân đội. Nhưng ở vào thời kỳ thị trường này rất khó lắng nghe nhau. Ngày nào chỉ gọi một tiếng đồng đội đã nghe thấy, bây giờ ồn ào quá, gọi năm bảy tiếng mà bạn bè vẫn không nghe. Trong đời thường cũng vậy, mà trong sáng tác cũng vậy, nghe điệu mà tâm hồn chiến sĩ của anh đã run rẩy trong nhịp đập của tôi. Tôi reo lên rằng, thế là, lại thêm được một nhà thơ chiến sĩ. ở chiến trường về Tôi chẳng thể nào tin Hạnh phúc lớn, chưa kịp lau nước mắt Mẹ và Em lại... Tôi trích không hết câu. Xin bạn hãy đọc nốt trong bài thơ Thời Hậu Chiến. Phải là người của hôm nay mới đau cái đau của những gì mà cả chặng đường dài Đất Nước lo toan. Cái điều tôi muốn ghi nhận ở đây là nghệ thuật thơ, kỹ thuật thơ, mà làm gì khi đã có tâm hồn ? Không, không thể không nói vì đó là điều cuối cùng và quan trọng nhất. Hê-ghen nói : " Hình thức là cái đầu tiên và là cuối cùng để con người ta gặp được Thượng đế. " Có dầu mỏ mà không có giàn khoan thì làm sao có thể khai thác được. Kỹ thuật trong thơ giống như cái giàn khoan trong ngành dầu khí vậy. Giữa rừng, sương vẫn giăng đầy Xế chiều nắng mới rắc đầy lối đi ... Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng. Lục bát trong " ở rừng " như vậy là đạt được độ nhuần nhuyễn. Tôi thấy Kiều Anh Hương rạt rào trong thể bốn chữ : Cái hầm chênh vênh Trên đèo chênh vênh Của ba chiến sĩ Mở đường công binh.. Nhưng cái mạnh của anh là thơ chuyển thể và thơ tự do. Có thể nhận xét rằng, từ tâm hồn đến con chữ, Kiều Anh Hương đã có được một cuộc hành trình tỉ mỉ. Tất nhiên, không có một sự vật nào là toàn bích hoàn toàn. Nhưng tôi hoàn toàn tin rằng trên con đường vất vả của nghệ thuật, Kiều Anh Hương sẽ còn có nhiều đóng góp mới với tư chất của một nhà thơ chiến sĩ. Tháng bảy năm 2001 Phạm Tiến Duật
  13. Thêm một nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật Kiều Anh Hương kém tôi hơn chục tuổi nhưng vào chiến trường Miền Nam chỉ sau tôi ba năm. Nhưng trước sau mà làm gì, chính Kiều Anh Hương nói thế, cao thấp mà làm gì, chỉ có trái tim bè bạn/ mới nhận ra nhau/ giữa cuộc đời thừơng. Đúng là như vậy, những người chiến sĩ cùng một chiến trường ngày nào, bây giờ gặp nhau giữa chốn ồn ào, liệu còn nhận ra nhau ? Cái áo xanh ngày nào không còn. Không còn khói bụi bám trên tóc, trên vai. Cả màu xanh sốt rét nữa. Thoáng đấy mà đã mấy chục năm trôi qua. Tất cả có thể sẽ thành quá khứ nhưng trái tim đồng đội ngày nào thì vẫn vẹn nguyên : Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc Chiến trường hơn mọi bài ca ! Bây giờ lớp người sinh sau năm 1975 đọc những dòng trên đây không hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là hai dòng cuối của đoạn thơ trên. Phải lắng nghe lại nhịp tim của cả một dân tộc một thời mới thấy sự giản dị đến ghê người trong cảm xúc của cả một cộng đồng của thời bom lửa ấy. Phải nhớ lại, đọc lại những lá thư từ tuyến đầu Tổ Quốc với tội ác chồng chất của giặc Mỹ và những cỗ máy chém lưu động của những tháng năm đau thương ấy. Vâng, trước khi đọc thơ của một tác giả nào đó, với tôi, cần có hai thứ : một chén nước trà và một chút quá khứ của tác giả. Kiều Anh Hương ( tên thật là Kiều Đình Kiểm ) sinh ngày 26 tháng 7 năm 1953, quê ở xã Đức Hồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi đã qua lại và đã có những năm tháng ở Hà Tĩnh mà không nhớ được Đức Hồng là ở vùng nào. Cái vạt đất Đức Thọ-Can Lộc là vạt đất có Huy Cận, có Xuân Diệu mà tôi có lần đã lần tìm trong mưa để xem làng xóm quê hương những người mà tôi trân trọng. Đức Thọ là huyện sớm có nghề buôn bán và cũng là huyện giàu có của Hà Tĩnh mà không thấy dấu vết trong mỗi ngôi nhà. Nghèo, rất nghèo. Chỉ có lạ một nỗi là câu hát dân gian, từ trẻ con đến người lớn ai cũng thuộc. Có lẽ Kiều Anh Hương cũng đã được lớn lên trong bầu không khí dân gian kỳ lạ ấy của quê mình. Bây giờ thì anh đã là một kỹ sư hoá dầu. Tôi không biết một chút nào về công việc của anh. Rằng trị số ốctan trong loại xăng này thì thế nào mà độ bốc hơi trong loại xăng kia thì thế nào ? Không, tôi nghĩ rằng điều duy nhất trong nghề nghiệp sau chiến tranh liên quan đến thơ của chính tác giả cũng là quá khứ. Chỉ khác một điều là quá khứ của cacbon ép qua bao thiên niên kỷ thì thành than đá, thành xăng dầu mà quá khứ của chiến tranh ép qua thời gian cũng biến thành thơ. Hai thứ đều cháy được, một đằng cháy thành lửa có ngọn mà một đằng cháy chìm. Suốt từ năm 1971, Kiều Anh Hương tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng đất nóng bỏng Quảng Trị về dải đất dài đông và tây Thừa Thiên Huế. Những trận mở màn của thời kỳ mà khi ấy gọi là Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt bắt đầu từ năm 1972 ở Trị -Thiên tôi cũng có mặt ở đó. Và cũng chỉ từ năm 1972 thôi, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh mới có thể lật cánh sang đông và mới thực sự có tuyến Trường Sơn Đông mà tôi nói trong thơ từ mấy năm trước đó. Kiều Anh Hương và các đồng đội của anh đã góp công mở rộng tuyến đường mang tên Bác. Nhưng, Trường Sơn, Trường Sơn ơi ! Mãi còn đó nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng trụi lá Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu đen đủi Có khi nào lòng ta chợt hỏi Rừng ơi, người có trách ta ? Cái lạ trong những dòng thơ ấy là có chứa sự day dứt dành cho tương lai. Phải có tấm lòng nồng nàn yêu mảnh đất mẹ hiền của nghìn đời đến mức độ nào mới có thể nhìn núi non của thời bom lửa như vậy. Tôi đọc Kiều Anh Hương và tôi khép tập sách lại mà tự hỏi ; tại sao bây giờ mình mới đọc người chiến sĩ này. Mà thực ra Kiều Anh Hương đã từng có giải thưởng văn học ngay trong chiến tranh. Năm 1973, truyện ngắn của Kiều Anh Hương đã nhận giải của Văn Nghệ Quân Giải Phóng Trị Thiên Huế. Và thơ nữa, anh từng nhận giải cao nhất của Văn nghệ Thành phố Huế trước giải phóng, ấy là chưa nói đến một lĩnh vực khác là sáng tác âm nhạc. Ca khúc của Kiều Anh Hương đã tới với nhiều người và đã có giải thưởng, cả trong và ngoài quân đội. Nhưng ở vào thời kỳ thị trường này rất khó lắng nghe nhau. Ngày nào chỉ gọi một tiếng đồng đội đã nghe thấy, bây giờ ồn ào quá, gọi năm bảy tiếng mà bạn bè vẫn không nghe. Trong đời thường cũng vậy, mà trong sáng tác cũng vậy, nghe điệu mà tâm hồn chiến sĩ của anh đã run rẩy trong nhịp đập của tôi. Tôi reo lên rằng, thế là, lại thêm được một nhà thơ chiến sĩ. ở chiến trường về Tôi chẳng thể nào tin Hạnh phúc lớn, chưa kịp lau nước mắt Mẹ và Em lại... Tôi trích không hết câu. Xin bạn hãy đọc nốt trong bài thơ Thời Hậu Chiến. Phải là người của hôm nay mới đau cái đau của những gì mà cả chặng đường dài Đất Nước lo toan. Cái điều tôi muốn ghi nhận ở đây là nghệ thuật thơ, kỹ thuật thơ, mà làm gì khi đã có tâm hồn ? Không, không thể không nói vì đó là điều cuối cùng và quan trọng nhất. Hê-ghen nói : " Hình thức là cái đầu tiên và là cuối cùng để con người ta gặp được Thượng đế. " Có dầu mỏ mà không có giàn khoan thì làm sao có thể khai thác được. Kỹ thuật trong thơ giống như cái giàn khoan trong ngành dầu khí vậy. Giữa rừng, sương vẫn giăng đầy Xế chiều nắng mới rắc đầy lối đi ... Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng. Lục bát trong " ở rừng " như vậy là đạt được độ nhuần nhuyễn. Tôi thấy Kiều Anh Hương rạt rào trong thể bốn chữ : Cái hầm chênh vênh Trên đèo chênh vênh Của ba chiến sĩ Mở đường công binh.. Nhưng cái mạnh của anh là thơ chuyển thể và thơ tự do. Có thể nhận xét rằng, từ tâm hồn đến con chữ, Kiều Anh Hương đã có được một cuộc hành trình tỉ mỉ. Tất nhiên, không có một sự vật nào là toàn bích hoàn toàn. Nhưng tôi hoàn toàn tin rằng trên con đường vất vả của nghệ thuật, Kiều Anh Hương sẽ còn có nhiều đóng góp mới với tư chất của một nhà thơ chiến sĩ. Tháng bảy năm 2001 Phạm Tiến Duật
  14. Kieu Anh Huong

    Ôi, con tôi !

    Hiện nay, nạn học thêm ở các bậc học phổ thông là phổ biến và co sthể nói là báo động đỏ; Ở Hà Nội hay thành phố HCM, nếu bạn đến bất cứ trường học nào đều gặp các cô, cậu đeo kính cận dày. Đấy cũng là hậu quả của nạn bắt con trẻ học tập quá tải. Vì đâu? Hẳn ai cũng biết; Tôi viết bài thơ này và mong mọi bậc cha mạ hãy cùng chia sẻ ! ÔI, CON TÔI ! Cũng mừng, con sớm bằng chị, bằng anh Thi đỗ để vào Trường “Am danh giá” ! Nhưng thực lòng, cha lại ước ao Giá như con được quay về trường “Làng” đi học Không chừng, mọi nhẽ sẽ tốt hơn… Con sẽ không phải gồng mình lo toan hằng đêm Chất ngất với cơ man bài vở Giấc ngủ đến cũng nhiều đêm, thảng thốt Mà trong mơ không có nổi một cánh diều… Con sẽ không phải ngày 3 buổi nhọc nhằn Sớm đến trường… Chiều học thêm, Tối luyện thi, phụ đạo… Con sẽ không phải mất đi Những ngày chủ nhật quí báu Để ra sân vui cùng trái bóng tròn… Như tuổi thơ của cha ngày ấy Luyện đôi chân bền bỉ đến tận bây giờ ! Con sẽ không phải mất đi cả những mùa hè Để được chơi ve, để được ra biển xa hay về quê, nội ngọai Bởi “quê hương, nếu ai không có Sẽ không lớn nổi thành người…” ! Ôi con tôi, Nước da luôn mái xanh, kính cận, mắt lồi Dẫu mẹ, cha từng lo toan để con không hề thiếu Nào rau sạch, tôm hùm, cá thịt Nào sữa tươi, can xi, pho mát… Nhưng có lẽ điều con cần, giản dị hơn nhiều Là được học và chơi, được chơi và học Lại là điều người ta đang đang đánh mất ! Tôi biết tìm và bắt đầu từ đâu ? Ôi, con tôi ! KIỀU ANH HƯƠNG Hà Nội, 25/07/2006
  15. 1. KHÓC MẸ Dẫu ngàn lần không đợi Nhưng Mẹ ơi định mệnh đến kia rồi ? Khi nỗi đau, Mẹ không còn biết được Là khi trái tim con máu chảy tơi bời !.... Xin hãy để con nhìn Mẹ lần cuối cùng Gió lạnh, đồng sâu, nỡ nào con bỏ lại Dẫu vẫn biết, Mẹ về cùng tiên tổ Có đâu xa mà nước mắt tuôn, rơi... Có phải không hỡi Mẹ kính yêu ơi ! Mẹ đã giận mình con, nhiều, nhiều lắm Khi tuổi thơ đến trường, ham chơi không học Khi đánh giặc trời xa, chậm cánh thư về ..? Khi đất nước thanh bình, Mẹ thầm nhắm “một người” Nhưng con chẳng chịu vâng lời “thăm hỏi…” Để Bà hát ru, để Ông bồng cháu Để mái nhà thêm vui, tiếng trẻ bi bô... …. Mẹ càng giận nhiều hơn, Khi vợ chồng chúng con, Ngày nào “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”; Tiếng bấc, tiếng chì.. Vò nát trái tim khô ?... Ôi, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này đây Vậy là nợ Thái Sơn còn đó ! Ta mất Mẹ, Chính là khi ta cần có Mẹ nhiều nhất Để mênh mông hờn giận vỗ về ... Nhưng đành thôi, cho con được cúi đầu Lạy tạ, trước hương hồn của Mẹ Mẹ ơi, Mẹ có nghe con khóc Không chỉ bằng nước mắt ngày xưa ! Hà nội tháng 10/1997 2. GẶP MẸ TRONG MƠ Dẫu vẫn biết, chỉ là giấc mơ thôi Mà sao, con vẫn thầm khao khát Mong hằng đêm, luôn được gặp lại Mẹ... Phút khắc khoải đợi chờ, như chưa từng lâu hơn thế Con ùa về phía Mẹ hư vô ! Con ngắm nhìn bóng Mẹ mờ xa... Muốn được xà vào vòng tay khô, gầy yếu Mà sao, bàn chân không thể tới ở phía kia, sương giá giăng đầy ! Mẹ ơi, có thật Mẹ vẫn còn ? Mẹ chỉ hoá thiên thần trong giây lát Nên hằng đêm Mẹ vẫn về nâng giấc ngủ Cho chúng con bớt lạnh giá, cô đơn ? Để hằng đêm, căn nhà ta được ấm hơn Có bóng Mẹ bồng bềnh trong mộng... Có tiếng trở mình, mỗi khi mất điện Tiếng phe phẩy, quạt nan, gió lùa... Có tiếng khóc hờn, cháu thức gọi bà Tiếng tích tắc đồng hồ, đo màu đêm sâu thẳm... Tiếng cối trầu, miết vào cay đắng Cháy lên thắm đỏ, môi cờ... Con bỗng giật mình, chợt hiểu một điều Bấy lâu rồi, Mẹ luôn cô quạnh Ngôi nhà rộng, càng thêm hụt hẫng Khi hằng đêm, Mẹ ngóng đợi con về… Nhưng chúng con, nào hay biết gĩ Chuyện mưu sinh, tối ngày mải miết Đâu biết được, Mẹ chờ cơm từng bữa Đâu biết được, đất trời đang trở gió… “Mẹ già như chuối chín cây...” ! Hoá ra, tất cả vẫn như ngày xưa ! Chỉ có khác - Bây giờ, Chính chúng con, phải hằng đêm khắc khoải Mong ngóng từng phút, từng giây, Để được gặp lại Mẹ Dẫu chỉ là trong giấc mơ thôi !.. Hà Nội, ngày giỗ Mẹ 13/10 Quí Mùi 2003 3. MẸ Một đời nghèo đói, tha hương Mồ hôi chan bát cơm thường, nhạt tênh... Gánh rau lửng sáng, từ đêm Gầy hao, dáng Mẹ tảo tần bán mua Oằn cong, gánh nợ bốn mùa Một đời Mẹ trả hết chưa. Cơ hàn ? Chợ đêm, nơi đó vẫn còn Khoảng không tĩnh lặng, xoáy tròn dấu xưa… Bây giờ, hơn cả ước mơ Nhà lầu, cơm áo... đủ vừa, mười mươi Bây giờ, con cháu nên người Mong sao chín suối, ngậm cười, Mẹ vui ! Hà Nội tháng 7.2004
  16. Kieu Anh Huong

    Thơ viết về Mẹ !

    1. KHÓC MẸ Dẫu ngàn lần không đợi Nhưng Mẹ ơi định mệnh đến kia rồi ? Khi nỗi đau, Mẹ không còn biết được Là khi trái tim con máu chảy tơi bời !.... Xin hãy để con nhìn Mẹ lần cuối cùng Gió lạnh, đồng sâu, nỡ nào con bỏ lại Dẫu vẫn biết, Mẹ về cùng tiên tổ Có đâu xa mà nước mắt tuôn, rơi... Có phải không hỡi Mẹ kính yêu ơi ! Mẹ đã giận mình con, nhiều, nhiều lắm Khi tuổi thơ đến trường, ham chơi không học Khi đánh giặc trời xa, chậm cánh thư về ..? Khi đất nước thanh bình, Mẹ thầm nhắm “một người” Nhưng con chẳng chịu vâng lời “thăm hỏi…” Để Bà hát ru, để Ông bồng cháu Để mái nhà thêm vui, tiếng trẻ bi bô... …. Mẹ càng giận nhiều hơn, Khi vợ chồng chúng con, Ngày nào “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”; Tiếng bấc, tiếng chì.. Vò nát trái tim khô ?... Ôi, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này đây Vậy là nợ Thái Sơn còn đó ! Ta mất Mẹ, Chính là khi ta cần có Mẹ nhiều nhất Để mênh mông hờn giận vỗ về ... Nhưng đành thôi, cho con được cúi đầu Lạy tạ, trước hương hồn của Mẹ Mẹ ơi, Mẹ có nghe con khóc Không chỉ bằng nước mắt ngày xưa ! Hà nội tháng 10/1997 2. GẶP MẸ TRONG MƠ Dẫu vẫn biết, chỉ là giấc mơ thôi Mà sao, con vẫn thầm khao khát Mong hằng đêm, luôn được gặp lại Mẹ... Phút khắc khoải đợi chờ, như chưa từng lâu hơn thế Con ùa về phía Mẹ hư vô ! Con ngắm nhìn bóng Mẹ mờ xa... Muốn được xà vào vòng tay khô, gầy yếu Mà sao, bàn chân không thể tới ở phía kia, sương giá giăng đầy ! Mẹ ơi, có thật Mẹ vẫn còn ? Mẹ chỉ hoá thiên thần trong giây lát Nên hằng đêm Mẹ vẫn về nâng giấc ngủ Cho chúng con bớt lạnh giá, cô đơn ? Để hằng đêm, căn nhà ta được ấm hơn Có bóng Mẹ bồng bềnh trong mộng... Có tiếng trở mình, mỗi khi mất điện Tiếng phe phẩy, quạt nan, gió lùa... Có tiếng khóc hờn, cháu thức gọi bà Tiếng tích tắc đồng hồ, đo màu đêm sâu thẳm... Tiếng cối trầu, miết vào cay đắng Cháy lên thắm đỏ, môi cờ... Con bỗng giật mình, chợt hiểu một điều Bấy lâu rồi, Mẹ luôn cô quạnh Ngôi nhà rộng, càng thêm hụt hẫng Khi hằng đêm, Mẹ ngóng đợi con về… Nhưng chúng con, nào hay biết gĩ Chuyện mưu sinh, tối ngày mải miết Đâu biết được, Mẹ chờ cơm từng bữa Đâu biết được, đất trời đang trở gió… “Mẹ già như chuối chín cây...” ! Hoá ra, tất cả vẫn như ngày xưa ! Chỉ có khác - Bây giờ, Chính chúng con, phải hằng đêm khắc khoải Mong ngóng từng phút, từng giây, Để được gặp lại Mẹ Dẫu chỉ là trong giấc mơ thôi !.. Hà Nội, ngày giỗ Mẹ 13/10 Quí Mùi 2003 3. MẸ Một đời nghèo đói, tha hương Mồ hôi chan bát cơm thường, nhạt tênh... Gánh rau lửng sáng, từ đêm Gầy hao, dáng Mẹ tảo tần bán mua Oằn cong, gánh nợ bốn mùa Một đời Mẹ trả hết chưa. Cơ hàn ? Chợ đêm, nơi đó vẫn còn Khoảng không tĩnh lặng, xoáy tròn dấu xưa… Bây giờ, hơn cả ước mơ Nhà lầu, cơm áo... đủ vừa, mười mươi Bây giờ, con cháu nên người Mong sao chín suối, ngậm cười, Mẹ vui ! Hà Nội tháng 7.2004
  17. 47. Nhỡ hẹn Anh đến Bất ngờ Không gặp ! Cái buồn Dọc theo Đường về. Bấm ngón tay, Tính ngày tháng Chợt hiểu rằng : - Mười ngón còn... So le ! Hà nội 10-1979 48. Tản mạn Huế, ngày gặp lại Thân tặng nữ ytá Bích, Lương Bệnh viên 217-Trường Sơn-Anh hùng Có một khoảng trời trong mắt Huế tôi thương Mười bốn năm rồi, Bây giờ gặp lại Ơi cô gái của miền Kinh Bắc Ngọn gió nào đưa em về đây. Nơi Cố Đô yêu, ta lại cầm tay Nhưng không phải để âu lo, thao thức Chiến thắng rồi, thôi em đừng khóc Nhắc chi hoài chuyện cũ, năm xưa.. Gió A-Sầu và nắng sông Hương, Làm nước da em bây giờ xạm lại Nhưng ánh mắt biếc xanh thì mãi mãi Không bao giờ phai nhạt trong anh ! Tuổi hai mươi cho ta gặp nhau Giữa chiến trường một thời tàn khốc Anh đã vượt qua tử thần, Khi sự sống chỉ như còn " Ngàn cân treo sợi tóc.." Cũng bởi vì máu thắm tình Em ! Thương Huế rồi, nay anh càng yêu hơn ! Đèo 40 Trường Sơn 1974 Huế - 1988 49. Kỷ niệm 10 năm về trước Kính tặng Trường ĐHBK Hà Nội 25 tuổi Mười năm trước , anh đã đến với trường Ươm một chồi non dọc con đường đôi ấy Bom giặc Mỹ rơi vào lòng Hà Nội Những mầm non nương nhau vươn lên Không còn ai có thể ngồi yên Cả nước dồn ra tuyến lửa Trời Lạng Sơn, những ngày sơ tán Đốt cháy lòng bao cuộc tiến đưa.. Mười năm anh đi, cây đã lên xanh Dưới bóng mát hàng cây, bao lớp người tuổi trẻ Qua con đường đôi - bước lên bục giảng Say sưa nói về tương lại ... Bây giờ anh trở về đây, Bên những giảng đường cao lộng gió Có những phòng học đơn sơ vừa dựng vội Vữa vôi thô, bàn ghế mới thơm nồng Chiếc bàn xinh màu gỗ xà cừ Tuổi cũng vừa tròn 10 năm thương nhớ Cuốn sách đẹp lật từng trang mở Hai mươi lăm năm - mái trường Bách Khoa ! Hà Nội 24/10/1979 50. Mắt biếc ngày xưa Thương tặng Hoài Phương Lại những đêm nồng nàn hoa sữa Gió vô tình vương qua hồn tôi Để chợt nhớ một khoảng trời xa ngái Dáng em như ngôi sao ban mai ! Có thể rồi nắng sẽ tràn vai áo bạc, tóc phai, Tất cả chỉ còn là ký ức Có thể rồi mưa ướt mắt Không bến không bờ, Mãi mãi Anh không Em ! Có thể rồi tất cả sẽ lãng quên Nhưng mắt biếc thì mãi xanh muôn thuở Ước gì cái ngày xưa ấy Lại quay về ngập tràn hồn tôi ! Một chút hương hoa thôi Cũng ấm nồng thương nhớ ! Hà nội 10/2000
  18. NHỮNG DÒNG CHẢY VÔ THƯỜNG ! Sắc sắc, không không ! Hư hư, thực thực... Tôi đắm mình vào dĩ vãng Tìm lại khởi nguồn xa xưa Đâu những giọt xăng Đâu những giọt dầu Tháng năm đang lặng thầm tuôn chảy... Dòng sông La quê tôi Bắt đầu từ ngàn Sâu, ngàn Phố Bắt đầu từ rất xa... Qua bạt ngàn, nương dâu, bãi mía... Dòng sông Hồng quê em Bắt đầu từ Sơn La, Tạ Bú Cũng bắt đầu từ rất xa... Đỏ ngầu hạt phù sa thương nhớ Lặng thầm bồi đắp nên quê... Sắc sắc, không không Hư hư, thực thực... Có ai tắm được hai lần... Khi dòng sông đang chảy Có ai đốt được hai lần..? Khi giọt cay, giọt đắng… Đang cháy lên Trong những động cơ cao tốc Đẩy hôm nay đến mai sau... Sắc sắc, không không ! Hư hư, thực thực... Mẹ tôi cầu kinh, niệm phật. Tôi đắm mình vào dòng chảy cuộc đời Thấy rất rõ ông bà, tiên tổ Thấy rất rõ những ngày xa, xưa... Thấy rõ cả ngày mai, ngày kia Những giọt phù sa ngầu đỏ Những giọt xăng, giọt dầu đã hoá sương sa Luân hồi, hoàn vũ Có hữu danh, vô thực Có hữu lợi, vô luân Có đỏ đen, may rủi Có đố kỵ, tầm thường... Và có cả những điều rất thật Những khát khao vô thường Cháy lên thành tâm thức Hãy cho nhau nhiều hơn ! Sắc sắc và không không ? Hà Nội 20/02/2002 Kiều Anh Hương
  19. Kieu Anh Huong

    BỐN MÙA

    BỐN MÙA Thu sang đã được mấy ngày Lòng còn vương vấn ngất ngây, nắng hè Thiên thanh, bỗng nhớ tiếng ve Nấu sôi trời đất, chiều quê, chạnh lòng… Rượu khan, giã bạn mấy tuần Ngẩn ngơ, lòng những bần thần, quên say… Hè ơi, tạm nhé, chia tay Phượng hồng cháy đỏ, bao ngày vấn vương! Hết thu rồi sẽ sang đông Người ơi còn chút lửa lòng, khơi lên Giá băng chi, giọt mưa đêm Để câu hát cũ, môi mềm trong ai… Khổ đau… đợi một ngày mai Nhành xuân, sẽ trổ một đài thiên nhiên… Kìa em, chồi biếc nhú nghiêng Chạm vào tận đấy con tim… thẫn thờ! Hà Nội, 8.2005 Kiều Anh Hương
  20. Kieu Anh Huong

    Vợ

    VỢ Vợ là gì nhỉ, người ơi ? Mà sao thiên hạ, lắm lời đại ngôn… Vợ là duyên nợ càn khôn* Vợ là báu vật, suối nguồn…thi ca Vợ là “vương quốc” riêng ta ! Tay ôm má ấp, dĩ hoà, sớm khuya… Vậy mà, lắm kẻ tình si Vợ người lại thích, vợ mình lại chê ! Vợ người như nửa trăng quê Tỏ mờ, hư ảo, bùa mê… lú hồn Vợ mình như “cái chổi cùn” Bỏ đi thì tiếc, để dùng thì không ? Vậy nên, bao chuyện buồn thương Vợ mình, mình vợ, đoạn trường, riêng ai… Sông kia, dẫu đến là dài Mà sao, đoản mệnh, bi hài… khúc quanh ? Núi kia, cao những… mấy phân Mà đời mòn mỏi gót trần bao phen Rạng đèn, nào tỏ chân đèn… Vợ mình, mình vợ… nỗi niềm nhân đôi ! Hoa hồng, ai tặng vợ tôi ? Thư tình, mấy tập, vợ tôi giấu mèm Rượu say ai uống vì em… Thơ tình ai viết, nửa đêm, ướt nhoè..? “Tình xưa…không rủ cũng về” ** Càn Khôn - duyên nợ, tang bồng mà chi ! Kẻ cười, người khóc, chia li Thì ra, Trời Đất nhiều khi cũng lầm ! Còn duyên, gánh nợ cho chồng Hết tình, vỏ ốc, đổ sông tặng người Thế gian, nhiễu sự lắm thôi Thà về lên núi mồ côi mà thiền …! Hà Nội, 20/12/2005 Kiều Anh Hương
  21. Kieu Anh Huong

    Tết Dậu

    TẾT DẬU 2005 Tết Dậu năm nay, nói chuyện gà Gà thời lắm loại, tây lẫn ta... Nuôi được vài con, chưa kịp gáy Dịch cúm tràn về, lăn quay ra... Nhiễu nhương thế sự, âu cũng vậy Tiêu cực trong ngoài, ai không hay Người tốt, người tài, chưa miễn dịch H5... “tái xuất” lại cuốn bay ! Muốn nghe gà gáy, gọi bình minh Người ơi, chớ vội “đại sát sinh” ! Muốn diệt giặc tham, không thể khác Khoanh vùng, phân loại, phải tường minh... Gà chết rũ rồi, còn dựng lên * Làm sao, ngăn được đại dịch điên... (Tham nhũng, ắt hẳn còn đất sống !) Năm gà, gà chết, lẽ tất nhiên ! Hà Nội- 02/02/2005 Kiều Anh Hương
  22. Kieu Anh Huong

    Đi tìm Sapa

    Đi tìm Sapa [Tặng Hồng Nga] Ơi Sapa mù sương ! Con đường nào dẫn ta về lại Đâu rồi phiên chợ đêm huyền thoại Tiếng khèn lá gọi bạn tình... Thấp thoáng sau bóng rừng Là sắc đỏ áo em, lửa cháy Thắp lên những bình minh... Ơi Sapa mù sương ! Lối mòn vẽ tranh vào mây Bóng núi mờ biên ải Con đường nào dẫn ta về lại Phố xưa, thơm lừng thắng cố... Ngựa hý ngoài sân, Khèn vang dốc núi Xoay tròn, xoay tròn, Mấy vòng khèn lượn Gọi nhau, quên cả trời chiều... Men theo bóng núi Nghiêng theo điệu khèn Người đi tìm nhau... Đây rồi Sapa ! Tình yêu tôi đó Tiếng khèn anh, lời trái tim khao khát Nhuộm lên thắm đỏ môi em Thành những hoàng hôn trước mặt Cho chúng mình gặp nhau... Hà Nội 7/9/2004
  23. Kieu Anh Huong

    Suy tư Trường Sơn

    SUY TƯ TRƯỜNG SƠN Con đường ta đi trong mù sương Bom thù dội, cháy lưng đèo trước mặt Con gõ kiến cúi đầu: Cộc ! Cộc ! Bên gốc thông khói cuộn hương buồn Con tắc kè đếm thời gian vô tận, vô cùng ! Con khỉ sải từng cánh tay Đếm cây rừng cao thấp Con hổ lặng thinh bên rừng già hun hút Nín chờ những bàn chân người lính đi qua ... Con nhện chăng tơ, rối cả mắt trẻ trai Con mối đùn lên làm nấm mồ khô khốc ? Chỉ có những câu thơ trong cổ tích Làm dịu nỗi đau của rừng.. Khi tiếng chim cu gáy vọng cuối đường Là khi chú tắc kè Giã vào đêm thăm thẳm .. Ánh sáng chói vàng trong tầm mắt Bỗng tối sầm sau vách núi thung sâu ! Đường hành quân vẫn sóng bể trào dâng Rừng che nắng, che mưa Che bom và che lửa Bên vết máu bầm đen sót lại Một cánh phong lan thơm thoảng cuối đèo Lặng lẽ xua đi hương khói độc .. Nhưng Trường sơn, Trường sơn ơi ! Mãi còn đó một nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng Nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng Trụi lá, Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu, đen đủi, Có khi nào lòng ta chợt hỏi : Rừng ơi, ngươi có trách ta ? Trường sơn ơi, người có trách ta ? Xin đừng hãt nữa lời ngợi ca, Hãy cứu lấy những gì còn sót lại ! Hà nội tháng 9.1978 Kiều Anh hương
  24. Kieu Anh Huong

    Vùng trời thánh thiện

    VÙNG TRỜI THÁNH THIỆN TẶNG VỢ Núi sông vốn chẳng cắt chia Biên cương cũng không tự có ... Như Anh và Em - Bắc Nam đôi ngả Bỗng ở trong nhau ngót thập niên rồi... Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng... Chỉ sợ trái tim mình nhỏ hẹp Không đủ ngân rung phím nhạc cuộc đời... Dẫu đến ngàn ước vọng cũng vậy thôi Giông bão sẽ tan và bầu trời tĩnh lặng Giây lát ấy cuộc đời hơn cõi mộng Ta bỗng nhận ra nhau Thanh thản buổi ban đầu... Hà nội- 18/10/1991 KAH
  25. CAO THẤP Ngày xưa, Thuở chúng mình đi học, mỗi lần xếp hàng vào lớp thấy rõ - đứa thấp - đứa cao ! Một năm qua rồi, chúng mình so vai, xếp hàng lên lớp thấy rõ - đứa trước - đứa sau ! Tuổi học trò, giấy trắng mực đen khát khao mơ mộng... Bây giờ, chúng mình lớn lên, những trang đời úp mở ... những đồng tiền sấp ngửa đỏ đen ... Dối trá và sự thật Nghèo hèn và hiển vinh... Số phận chăng ? Ai tỏ, Ai tường ? Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau giữa cuộc đời thường ! Tháng 11/1991

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...