Pham Chung
Thành viên-
Số bài viết
25 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
Điểm
0 NeutralVề Pham Chung
-
Xếp hạng
Cấp bậc:
Contact Methods
-
Website URL
http://www.chungpham.com/
-
ICQ
0
Profile Information
-
Đến từ
Texas, USA
-
Chiều thu đọc thơ Đỗ Phủ Hương đạo trắc dư anh vũ lạp Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi (Những hạt lúa còn sót sau khi chim anh vũ ăn rồi Cành Ngô biếc trên đó chim phượng hoàng thường đậu nghỉ cho đến lúc già) ---- thơ Đỗ Phủ -------- ngất ngưởng trên ngọn núi nào cây ngô đồng trút lá gọi mùa thu chim phượng hoàng tuyệt tích ngàn năm có bay về đậu ? mùa thu đã về ở đâu đó, chốn anh ở trời vẫn nắng cháy da. mùa thu của anh chỉ là đêm và những giấc mơ về Hà Nội. có lá bàng vàng rụng phủ mặt hồ Gươm và giữa khuya có sương mù giăng giăng nơi góc phố thơm hừng hoa sữa. và em bước qua nhẹ như cánh chim bay. có phải em - chim phượng hoàng - tự phục sinh từ lửa cháy sẽ bay về đậu trên nhánh ngô đồng ? có phải anh sẽ hoá thành cây ngô đồng giữa mùa thu cuộc đời lá rơi, trơ cành khô khốc, đợi mùa xuân về, với nụ biếc nở hoa ? buổi chiều nắng vàng vọt phủ xuống góc phố Houston. và buồn như một phút chia ly. bài hát điệu blues rũ rượi buồn từ tiếng kèn đồng của người nghệ sĩ nghèo cô đơn đứng ở một ngã tư đường giữa hai dòng xe xuôi ngược . tiếng kèn buồn vọng âm về đâu ? chiếc bóng của chim vụt bay qua in dấu nơi đâu ? ngô đồng nhất diệp lạc thiên hạ cộng tri thu (*) mùa thu đã về . Anh vẫn là cây ngô đồng trút lá giữa trời và Em như chim phượng hoàng mỏi cánh bỏ đường bay. Phạm Chung 9/2006 (tặng Ái Khanh) (*) thơ Lý Thương Ẩn : Một lá ngô đồng rụng Cả thiên hạ biết mùa thu tới
-
Cám ơn Trâ`n Ca, NhaThao và các bạn đã ghé đọc thơ và để lại lời nhă'n . Rất mong là các bạn ghé trở lại thăm trang thơ Phạm Chung. Cũng xin mời các bạn ghé trang nhà Phạm Chung ở http://www.chungpham.com đọc thơ, nghe nhạc Trân trọng Phạm Chung
-
yêu như trịnh công sơn cũng là điều hạnh phúc yêu mà được yêu chẳng có bao nhiêu, đời người, yêu mà lấy được người yêu cũng chẳng có nhiều (*) đôi khi nghe người yêu nói "mình lấy nhau đi" có người đã quay người chạy vắt giò lên cổ mà khi đã lấy nhau, rồi ăn không ngon ngủ không yên chán nhau bỏ của chạy lấy người thì cũng xẩy ra nhiều thà là yêu để mà yêu, yêu một chiều thì cũng có nhiều, yêu kiểu trịnh công sơn cũng là một điều hạnh phúc với Bích Diễm ngày ngày đi học qua nhà, sơn đã thấy con đường trước nhà “dài hun hút cho mắt thêm sâu", với Dao A và "đường phượng bay mù không lối vào", nguyên sa đã yêu người "em gầy như liễu trong thơ cổ", phạm chung yêu người áo lụa "em thướt tha áo lụa vàng, như trong tranh cổ chim hoàng hạc bay", yêu như chưa yêu lần nào, yêu người không từ lòng gian dối, yêu người không hề mệt mỏi, ngồi nhìn bóng mình trong mắt người yêu, nắm bàn tay gầy guộc nhỏ như thế yêu đã là quá nhiều chẳng bao giờ hoảng kinh chạy vắt giò lên cổ, bỏ của chạy lấy người, và yêu như trịnh công sơn kể cũng là một điều hạnh phúc phạm chung 9/2006 (*) mượn của Đỗ Kh www.chungpham.com
-
lạ vô cùng ánh trăng ảo mờ bên cửa sổ đêm lạ vô cùng này đêm! sát vào nhau ta cởi áo cho đêm gió lao xao nhẹ như tiếng thở sóng lao xao nhẹ như tiếng thở đêm trở mình hòa nhập vào Em mắt đêm & trăng long lanh Em lạ vô cùng Phạm Chung 8/2006 http://www.chungpham.com
-
đêm mơ đêm ngát hương nở đóa hoa mơ Em cười nụ anh chưa kịp hoá bướm trời đã bình minh ! Pham Chung http://www.chungpham.com
-
Bạn Nhã Thảo: Khi bạn muốn sửa chữa 1 bài thơ của bạn, bạn tìm ở phía dưới bên phải có 3 nút (button): | + Sửa | + Trích |" Trả Lời | bạn bấm vào nút Sửa và sau đó bấm vào Full Edit .... bạn sửa những chỗ cần sửa và sau đó tuỳ bạn chọn là "gởi bài đã chỉnh sửa nội dung" và "xem thử" Chúc bạn thành công. Phạm Chung http://www.chungpham.com
-
Trước hết tôi xin đính chính là bài "Trịnh Công Sơn reflux" không phải là bài thơ của nhạc sĩ quá cố Trịnh như anh NHD đã viết. Bài này là của Phạm Chung và chỉ có 5 câu in chữ nghiêng là những ca từ trích từ 1 bản nhạc của TCS mà tôi (Phạm Chung) đã sơ ý không ghi xuất sứ. Những chữ ở đoạn đầu là những địa danh ở Trung Đông nơi đang có cuộc chiến giữa Liban và Do Thái. Thêm vào đó có tên vài tỉnh ở Iraq và Sudan (Phi Châu). Tôi cũng có ghi là dấu hình là "cây thánh gia' " và hàng chữ RIP (rest in peace) thường ghi nơi những mộ bia như "nơi an nghỉ của ...." Tóm lại tôi đã dùng những câu trích từ nhạc của Trịnh Công Sơn để diễn tả lại những sự giết chóc, sự tàn phá của bom đạn, của chiến tranh. Cám ơn các bạn đã đọc bài thơ "thể hình" của tôi. Phạm Chung
-
Mời các bạn ghé trang thơ Phạm Chung [sáng tác của thành viên] để xem bài thơ "Trịnh Công Sơn reflux" có thể xếp vào loại "thơ thể hình" hay không ? [hình thánh giá RIP (rest in peace)]
-
trịnh công sơn reflux Đại bác đêm đêm dội về thành phố (*) Aita al-Shaab. Kfar Kela. Odayse. Tyre. Gaza. South Beirut. Tikrit. Baiji. Baghdad. Basra. Kabul. Nam Afghanistan Korma. Khartoum. Katyusha rocket : Kiryat Shmona. Haifa. Nahariyah. Nahariya Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy Đại bác qua đây con thơ buồn tủi (*) QANA, Lebanon : 60 người chết , 37 là trẻ ẹm Iraq : xe bom, ôm bom tự sát : 58 nạn nhân ngay giữa chợ đông người Korma, Sudan: 72 người bị giết, 103 bị thương và 39 phụ nữ bị hãm hiếp Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng (*) Cầu xập . Phi trường. Trường học. Nhà thương. Đài TiVi. Đài phát thanh. Tiếng còi hú báo động. Yên lặng. BOOM! Boom! B O O M ! DESTROY A CITY IN ORDER TO SAVE IT. B O O M ! B O O M ! R I P Pham Chung (*) nhac trịnh công sơn http://www.chungpham.com
-
cớ sao cớ sao mây trắng bay qua mặt hồ xanh, mây chỉ là bay qua cớ sao khi em bước qua, hồn tôi sóng động. Em, và trăm năm Phạm Chung
-
Nguồn: Bài viết này là lời Tựa cho cuốn sách song ngữ Việt-Anh sắp xuất bản: Thơ không vần - Tuyển tập Tân Hình Thức (An Anthology of Vietnamese New Formalism Poetry), Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2006 --------------------------------------------------------------------------------------------------- Đặng Tiến Tân Hình Thức, nhịp đập của thời đại Tân Hình Thức là một trường phái thi ca hiện đại được phổ biến từ năm bảy năm nay, phát khởi do Tạp Chí Thơ, ấn hành tại Mỹ, chủ yếu từ số 18, xuân 2000 «chuyển đổi thế kỷ», và được nhiều nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước hưởng ứng. Tên Tân Hình Thức dịch từ tiếng Anh New Formalism, một trường phái thơ Mỹ, thịnh hành những năm 1980 - 1990. Thơ Tân Hình Thức có những đặc tính sau đây: Thơ không vần, nhịp điệu hoàn toàn khác với thơ cổ điển, nhưng được trình bày trên trang giấy như một bài thơ truyền thống: nhìn vào thì nhận ra ngay là thơ; Mỗi dòng như thơ cổ điển, gồm 5, 6, thường là 7, 8 chữ (âm), có khi là lục bát, có thể xếp thành khổ 4 (hay nhiều) dòng. Cứ đến số chữ quy định là xuống dòng, không cần tôn trọng cú pháp, ý nghĩa của câu nói. Từ khổ trên xuống khổ dưới cũng vậy, và cứ vậy tiếp tục. Khi có, khi không chấm câu; Để xâu kết câu nói, các tác giả thường kể chuyện, chuyện nọ xọ chuyện kia, khi có khi không mạch lạc; Từ vựng đời thường, thông tục, có khi tục, của người bình thường sử dụng hằng ngày, trong sinh hoạt cụ thể. Không có mỹ từ pháp cổ điển như ẩn dụ, hoán dụ, biền ngẫu, nhưng có luyến láy để tạo nhịp cho câu nói. Các tác giả tỏ ra hãnh diện về điều này, là đưa cuộc sống vào thơ, làm sống chất thơ trong cuộc sống, như vậy là cách tân, thậm chí là cách mạng. Nếu không mang được những câu nói thông thường vào thơ thì làm sao mang được đời sống vào thơ? Và nếu không thì làm sao chia sẻ được nỗi vui buồn của mọi tầng lớp xã hội, để thơ trở thành tiếng nói của thời đại? [1] . Trong chừng mực nào đó, họ có lý. Thơ Tân Hình Thức là một loại ca dao tân thời, không phải thứ ca dao đã trở thành văn học được chọn lọc và giảng dạy ở nhà trường qua lăng kính thẩm mỹ trí thức, mà câu ca dao do người dân quê phát biểu trong đời sống, để sống đời sống hằng ngày. Ví dụ câu ru em này có hai thoại: Thoại A, gần với thơ Tân Hình Thức: Hai tay cầm bốn tao nôi Tao mô thẳng thì thôi Tao mô dùi thì sửa lại cho cân Thoại B, gần với thơ truyền thống: Hai tay cầm bốn tao nôi Tao thẳng, tao dùi, tao nhớ, tao thương Thơ Nôm Nguyễn Khuyến: Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa Phần thuế quan thu, phần trả nợ Nửa công đứa ở, nửa thuê bò Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Đây là một bài thơ Đường luật chỉnh chu, thậm chí là sắc sảo trong lề lối của nó. Nhưng đặt ra ngoài niêm luật, thì nó rất «Tân Hình Thức», trong lý tưởng thâm trầm nhất: đưa lời thường và đời thường vào thơ. Cụ Tam Nguyên mà sống vào thời này tí toáy nghịch thơ Tân Hình Thức, e các cụ Đỗ Kh., Nguyễn Đăng Thường phải sĩ khí rụt rè, và cụ Khế Iêm khỏi bỏ công viết cả mấy trăm trang dài thoòng biện hộ cho «hiệu ứng cánh bướm» [2] . Ngoài ra, theo tôi, người làm thơ Tân Hình Thức đầu tiên là Nguyễn Văn Vĩnh, khi năm 1914 ông hạ bút viết câu «Ve sầu kêu ve ve», là Tân Hình Thức hết nấc. Ngược lại, câu vè dân gian: Nghe vẻ nghe ve /Nghe vè đánh bạc /Đầu hôm xao xác… lại là một câu vần vè cổ điển, gần với thi ca truyền thống. Nguyễn Văn Vĩnh tiết lộ: trước khi dịch bài ngụ ngôn của La Fontaine, «Con Ve và con Kiến», ông chưa hề làm thơ, nghĩa là chưa tập tành. Câu ve sầu kêu ve ve có lẽ đến tự nhiên, theo ý câu tiếng Pháp, ông Vĩnh không có ý đồ cách tân, tham vọng văn học gì. Nhưng vô hình trung, ông đã thay đổi tương quan giữa thơ và cuộc sống, và bẻ một bước ngoặt trong tâm thức văn học Việt Nam, dù rằng, trong thực tế câu thơ ấy không mấy ảnh hưởng vào văn học. Các nhà thơ sau này mới có ý thức và dụng công cách tân rõ rệt hơn. Kỹ thuật vắt dòng, hay bắc cầu (enjambement) thường gặp trong Thơ Mới, là một kinh nghiệm tiếp thu từ thơ Pháp, làm nổi bật một từ ngữ, hình ảnh nào đó. Đến Bích Khê (1915-1946) thì lối vắt dòng trở thành một thi pháp toàn diện, có giá trị thẩm mỹ riêng (dùng chữ ngắt dòng có lẽ đúng hơn là vắt dòng) như bài «Duy Tân» (1941): Người họa điệu với thiên nhiên, ân ái Buồn, và xanh trời. (Tôi trôi với bờ Êm biếc – khóc với thu – lời úa ngô Vàng… Khi cách biệt – giữa hồn xây mộ – Tình hôm qua – dài hôm nay thương nhớ…) Trong bài tựa Thơ Bích Khê (1988), Chế Lan Viên thừa nhận là do ảnh hưởng thơ Bích Khê, ông đã làm bài «Tập qua hàng»: Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ Trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây Cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm Cũng thêm màu trên cánh đang bay [3] Bài này chưa «Tân Hình Thức» vì còn vần cây - bay, nhưng vần ở đây, không có tác dụng gì. Bỏ vần đi, thay chữ cây bằng vườn, và xếp đặt lại, ta sẽ có: Chỉ một ngày nữa thôi em sẽ trở về nắng sáng cũng mong vườn cũng nhớ ngõ cũng chờ và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay Bài thơ dưới dạng này, mà gửi đăng Tạp Chí Thơ thì… tuyệt! Nói vậy để thấy trong thơ, ranh giới giữa trường phái này trường phái khác, cựu nọ tân kia, không phải lúc nào cũng rạch ròi. Trong tinh thần đó Tân Hình Thức là một biến thái của trường thơ dân tộc; và chúng tôi tâm đắc với Khế Iêm khi anh viết «Nhìn lại mọi thời kỳ, từ truyện thống đến tự do và Tân Hình Thức, Thơ như sợi chỉ xuyên suốt, luôn luôn đổi thay, phù hợp với nhịp đập của thời đại» [4] . Là một trong những người chủ xướng, có lẽ là người tận tụy nhất với Tân Hình Thức, anh tâm sự: «Mỗi thời kỳ văn học đều có quan điểm thẩm mỹ và giá trị lịch sử của nó, vì không ai có thể phủ nhận. Nhưng có điều nghich lý là tiến trình sáng tạo cũng là tiến trình phủ nhận. Những điều chúng tôi nêu ra trong thơ tiền chiến hay tự do cũng chỉ là thể hiện tiến trình phủ nhận chính mình vì chúng tôi đã từng sáng tác thơ vần điệu và tự do trước khi chuyển qua Tân Hình Thức [5] » (Khế Iêm đã xuất bản hai tập thơ là Thanh xuân, 1992 và Dấu quê 1996, làm theo thể tự do). Ngay ở Hoa Kỳ, Tân Hình Thức cũng là một thuật ngữ mới xuất hiện trong thập niên 1980 dưới dạng Neo Formalism. Đến 1996 mới có 25 nhà thơ ra mắt dưới danh xưng New Formalism như hiện nay, với tập thi tuyển Những thiên thần nổi loạn [6] . Nhưng dường như thơ Tân Hình Thức lại bắt nguồn từ Pháp, từ thi phẩm Jean Ristat, Từ khúc giục mùa xuân rảo bước, đăng nhiều kỳ trên báo La Nouvelle Critique giữa 1977-1978. Thể thơ thông dụng ở Pháp là Alexandrin, 12 chân (âm) và tiếng Pháp đa âm. Tác giả cứ mỗi dòng 12 chân thì xuống hàng, bất chấp cú pháp và từ vựng. Đỗ Kh. đã dịch bài thơ dài này, cũng bằng cách xuống dòng, dưới dạng lục bát, có lẽ vì nó «dân tộc»: đến chữ thứ sáu thì xuống dòng tám chữ, cứ như thế… như thế suốt non một ngàn câu [7] . Bản dịch có trích đoạn đăng rải rác trên các báo như Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, số 2 (1994), số 18 (2000). Nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, ở Luân Đôn, hợp tác vào bản dịch, tâm đắc và cao hứng làm một bài thơ dài, 31 khổ 5 câu, cũng theo lối xuống dòng Tân Hình Thức, nhưng chọn thể thất ngôn, là bài «Những nụ hồng của máu», được đánh giá là tân kỳ và đặc sắc. Bài thơ đăng trên báo Thế Kỷ 21 số 27, tháng 7 năm 1991, California, có lẽ là tác phẩm thơ Tân Hình Thức đầu tiên cùng với bản dịch của Đỗ Kh. mà gần đây Nguyễn Đăng Thường đã in lại, theo dạng thủ công nghệ, dưới tên nhà xuất bản Giọt Sương Hoa. Cuối dịch phẩm Đỗ Kh. đã cẩn thận ghi chú bối cảnh chính trị của bài thơ, Jean Ristat làm để góp phần vào tham vọng «đổi mới» của Đảng Cộng sản Pháp trước thềm Đại hội thứ 22 đầu năm 1977, do đó mà có hình ảnh giục giã mùa xuân. Anh còn nói thêm Ode, dĩ nhiên, còn là một bài thơ tình. Jean Ristat là bạn trai của Aragon, là bí thư và là người thừa kế di sản văn chương của Aragon, và bài thơ có âm hưởng đồng tính luyến ái. Nói rộng ra, phong trào Tân Hình Thức tại Âu Mỹ nằm trong một khí quyển văn hóa đặc biệt, bên cạnh các phong trào nữ quyền, quyền đồng tính luyến ái, phản chiến, thậm chí có cả cao trào Hội chứng (Chiến tranh) Việt Nam. Cho nên khi Tạp Chí Thơ công bố: «Tân Hình Thức là một cuộc hòa điệu giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và tự do, giữa nhiều nền văn hóa khác biệt, và ở phần sâu xa hơn, hóa giải những mầm mối phân tranh đã ăn sâu vào ký ức, chẳng phải của một dân tộc mà của cả nhân loại từ hàng trăm năm trước. Chúng ta với thời gian hơn một phần tư thế kỷ, có may mắn cận kề và học hỏi những cái hay của nền văn hóa bao quanh, áp dụng những yếu tố thích hợp vào ngôn ngữ, để làm giàu cho nền thơ Việt» [8] , lời văn có vẻ đại ngôn, nhưng là tâm nguyện chân thành. Các tác giả là những người có ý thức sâu sắc về văn học, và trách nhiệm của họ, họ xả thân (và tài chánh) cho thơ mà không có một tham vọng chính trị hay văn học nào. Thậm chí, sau cả thập niên cố gắng, họ vẫn âm thầm làm việc trong đơn độc, có khi là đố kị, không được như những người chủ xướng nhóm Đa Đa tại Âu Châu hồi đầu thế kỷ trước, hay nhóm Xuân Thu Nhã Tập, tại Việt Nam về sau. Nghiệm cho cùng, thơ và người đều có tử vi. Phan Khôi đã nổi danh với bài «Tình già» đăng năm 1932 trên Phụ Nữ Tân Văn. Ngày nay, e không báo nào đăng một bài gọi là thơ như «Tình già»; mà có đăng thì sẽ không có tiếng vang. Lỡ có tiếng vang e chỉ gây phiền hà cho tác giả. Cụ Phan dù tái sinh, e cũng đành dứt hương thề. Gần đây, nhà thơ Chân Phương, trước kia cùng lò Tạp Chí Thơ có bài phê bình gắt gao trường phái Tân Hình Thức Việt Nam, cho rằng bắt chước không phải phép, biến trò vắt dòng thành một tiểu xảo máy móc thiếu suy nghĩ [9] . Theo tôi thì các nhà thơ Tân Hình Thức Việt Nam cũng “tôn trọng ước lệ và cách luật” ít nhất là trong tiềm thức. Chỉ lấy ví dụ trên Tạp Chí Thơ số 20 đã dẫn, thì bài «Giữa những dòng thơ» của Phan Tấn Hải cấu trúc chìm là thơ 5 chữ, «Con mèo đen» của Khế Iêm là thơ 6 chữ, «Mưa muộn» của Nguyễn Thị Thanh Bình là thơ 7 chữ. Có người sẽ hỏi: như vậy vắt dòng làm gì. Trả lời: vắt dòng là thành phần hữu cơ trong toàn bộ kỹ thuật Tân Hình Thức. Có khi gây hứng thú, như bài «Nụ hồng của máu» của Nguyễn Đăng Thường đã nói ở đoạn trên; mở đầu như sau: Mười ngàn lẻ một đêm mưa trước Ngày chúa bị đóng đinh trên cây Vĩ cầm buổi trưa hôm đó có một tia nắng khẳng khiu chiếu rọi qua khung cửa tò vò rơi trúng... Hứng thú vì đọc kiểu gì, vắt hay không vắt dòng, thơ vẫn hay. Như vậy, khen tác giả tài tình cũng được, chê tác giả ăn gian, bắt cá hai tay cũng xong. Anh tự sự: “Bài thơ dài (dòng) vì tôi rất mong muốn với vài ba người nó sẽ là một thứ Chanson du Mal Aimé, hoặc Giây phút chạnh lòng hay Le condamné à mort của một thời kỳ, thời đại nhiễu nhương. ‘Những nụ hồng’ là một ca khúc đầy ‘âm thanh và cuồng nộ’, là thơ tình, thơ lãng mạn, thơ hài, thơ châm, thơ hiện thực, siêu thực, thơ hạng nhất, thơ hạng bét hay không thơ (tùy người đọc), là tiểu thuyết ba xu, là soap opera, là film noir, cải lương, hát bộ, TV, phim thời sự, là một tranh cắt dán hằm bà lằng, hay đầy nghệ thuật (tùy vào người xem) với những cóp nhặt từ đông tây kim cổ “ [10] (những bài thơ Nguyễn Đăng Thường nhắc đến là của Apollinaire, Thế Lữ và Genet). Và hứng thú ở chỗ này nữa: Nguyễn Đăng Thường vô hình trung đã đưa ra một định nghĩa linh động và cụ thể về thơ Tân Hình Thức, mà anh không ngờ tới. Ngoài ra Tân Hình Thức không cắt đứt với truyền thống, ngược lại còn đa mang, hỗn mang hằm bà lằng quá khứ. * Cao đẹp thay dụng tâm đưa lời thường, và đời thường, vào thơ. Khốn nỗi, đời thường, ai biết là đời nào đây? Cùng một chuyến Tân Hình Thức, cô Mai Ninh làm thơ trên du thuyền trên sông Nil, cô Trọng Tuyến làm thơ giữa một hội nghị khoa học tại Nhật, cô Thanh Bình ngược con đường gió trên cánh đồng xuân đến nhà ông Đinh Cường, khi ông này làm thơ trong lúc vẽ tranh tại Vỉginia; cô Ngọc Nhung làm thơ khi đi chợ đêm mua băng vệ sinh tại Quận Cam, ông Đỗ Minh Tuấn làm thơ lúc chữa ống nước tại Hà Nội, ông Đỗ Kh. vừa làm thơ, vừa làm tình rải rác đó đây trên thế giới rồi chép miệng sướng cũng chẳng có nhiều... Vậy đời nào là đời thường? Lời nào là lời thường? Do đó mà thơ Tân Hình Thức ỳ à ỳ ạch. Trong thơ truyền thống, từ Nguyễn Trãi đến Xuân Diệu cách nhau năm trăm năm, câu thơ không khác nhau bao nhiêu. Giữa hai ông Lưu Hy Lạc và Phan Nhiên Hạo, cách nhau vài buổi chiều, vài con đường, sao mà Tân Hình Thức khác biệt nhau quá [11] ! Đó là chưa kể đến chuyện ngăn sông cách núi, rào dậu ngăn sân, tường lửa màn tre. Thơ, đầu tiên là câu hát vui chơi; về sau trở thành khẩu khí, ngôn chí của xã hội, phương tiện của quyền bính và đối tượng của quyền lực chuyên chính. Các bạn Tạp Chí Thơ, chủ yếu là Khế Iêm, trong tay chỉ có một ngọn nến. Mười mấy năm, ngày ngày thắp nến đi tìm hiệu ứng cánh bướm; Khế Iêm ý thức rõ khó khăn của thơ Tân Hình Thức, lớn nhất là không có độc giả trẻ. Lớp trẻ ở hải ngoại không đọc tiếng Việt. Còn người trong nước, ít ai biết đến thơ Tân Hình Thức, không phải vì kém giá trị nghệ thuật, nhưng vì ít được phổ biển trong một xã hội mà văn học không độc lập với quyền lực chuyên chính. Trong văn chương, nghệ thuật, một xã hội tiến bộ khi chính trị là sản phẩm của văn hóa. Xã hội ngưng đọng, thậm chí tụt hậu khi văn hóa là phương tiện của chính trị. Tương lai của Thơ, trong đó có Thơ Tân Hình Thức nằm ở biên độ giữa hai tình thế này. Từ Kinh Thi của Khổng Tử, từ Thi pháp của Aristote đến nay, hơn hai ngàn năm qua, chuyện Thơ nói đi nói lại đã nhàm tai. Nhưng có câu này, nghe còn sướng: «Đụ mẹ, tao với mày cưa đôi trái lựu đạn. Hổng phải ngon lành gì, nhưng mà chuyện Thơ cần có một chút tâm.» Câu này chỉ có thể là của Đỗ Kh., mà không nhớ chàng viết ở đâu. Tìm chàng mãi không ra để mà hỏi. Vậy Khiêm ơi, câu này cậu (mày) viết ở đâu? Tết Bính Tuất, 02/02/2006 -------------------------------------------------------------------------------- [1]Tạp Chí Thơ, số 20, tr. 73, 2001, California [2]Khế Iêm, Tân Hình Thức, tr. 35-74, nxb Văn Mới, 2003, California. Sách lý thuyết về thơ Tân Hình Thức, 180 trang. [3]Chế Lan Viên, Tuyển tập, tr.282, nxb Văn Học, 1983, bài này trích từ tập Hái theo mùa, 1973-1977 [4]Khế Iêm, Tân Hình Thức, sđd, tr. 19 [5]Khế Iêm, Tạp Chí Thơ, tr.114, số 21, 2001, California. [6]Mark Jarman và David Mason ấn hành, Rebel Angels, nxb Story Line Press, 1996, Oregon, tái bản 1998. [7]Jean Ristat, Ode pour hâter la venue du Printemps, nxb Gallimard, 1978, Bản dịch Đỗ Kh. Đoản khúc để mùa Xuân đến vội, nxb Giọt Sương Hoa, 2001, London. E-mail: ndtdel@indirect.co.uk, giá 5 Euro [8]Tạp chí Thơ, số 20, sđd, tr.75 [9]Chân Phương, Tạp Chí Văn Học, tr. 74, số 226, tháng 7- 8, 2005, California. [10]Nguyễn đăng Thường, Tạp Chí Thơ, tr. 124, số 18 năm 2000. [11]Cho đến hôm nay, tôi biết có ba tập Thơ Hình Thức đã xuất bản: Trong nước: Đoàn Minh Hải, Đại nguyện của đá, 2002. Tại Hoa Kỳ : Lưu Hy Lạc, 26 bài thơ Tân Hình Thức (?); Hà Nguyên Du, Gene đại dương, nxb Tạp Chí Thơ, 2003. Nguồn: Bài viết này là lời Tựa cho cuốn sách song ngữ Việt-Anh sắp xuất bản: Thơ không vần - Tuyển tập Tân Hình Thức (An Anthology of Vietnamese New Formalism Poetry), Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2006
-
Cần phải định nghĩa để phân biệt gia đoạn của thơ
chủ đề trả lời Pham Chung trong Ngo Huu Doan ở Thắc mắc - Góp ý - Hỗ trợ
Anh NHD: Tôi đã đọc bài viết trả lời của anh và những ý nghĩ của anh về thơ Tân Hình Thức (THT). Tôi cũng chỉ là kẻ tập tễnh làm thơ THT thôi, nên chắc là không đủ thẩm quyền trả lời những điểm anh đưa rạ Trong diễn đàn này có mục thơ THT do anh Khế Iêm "cầm chầu". Anh có thể vào và đặt thẳng vấn đề cùng anh ây. Anh KI cũng là 1 trong số những người chủ xướng ra thơ THT. Trân trong. Pham Chung -
Golden: Cám ơn Golden đã ghé thăm và đọc thơ P.Chung . "Gần như hiểu" ...? Không sao đâu! Golden cứ xoá bỏ chữ "gần như" là xong ngay . Mong Golden ghé thăm hoài hoài nhé . Biết đâu sẽ có 1 ngày Golden sẽ viết là "a, Golden hiểu hết rồi"... hihi
-
[version mo+'i cho ba`i tho+ "mu'a" ------------------------------------------------- thơ xanh Không gian quay thành những vòng kỷ niệm Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh -- thơ Thanh Tâm Tuyền -- âm hưởng điệu Blues rũ rượi buồn, những con chữ nhẩy múa trên mỗi dòng thơ . hãy nhắm mắt . lắng nghe tiếng đàn trầm, này em! nhẩy cùng anh khúc nhạc này, giữa trang thơ vừa khép lại . Blues ! Phạm Chung 7/2006 http://www.chungpham.com
-
múa tiếng nhạc dịu dàng những con chữ múa trên mỗi dòng thơ này em hãy nhẩy cùng anh bản nhạc này giữa trang thơ vừa ráo mực Phạm Chung
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.