Jump to content
Sign in to follow this  
vietsnets2

Bị Bắt Về Tội Trộm đồ, Tôi Sửa được Tính ăn Cắp Vặt.

Recommended Posts

Bước từ đồn công an ra, trời đất như quay cuồng điên đảo, mọi thứ trở nên xa lạ, tôi run rẩy leo lên chiếc xe máy đang chờ sẵn. Đó sẽ mãi là hình ảnh tôi không bao giờ quên được của một cậu sinh viên mười tám đôi mươi gặp phải ngay khi bước chân lên thủ đô học hành.

 

Sinh ra trong một gia đình thuần nông vùng đồng chiêm trũng, cuộc sống của tôi ngay từ nhỏ đã gắn liền với những thửa ruộng. Là con lớn trong nhà, tôi luôn phải làm nhiều việc để đỡ đần cha mẹ. Trái lại, mấy đứa hàng xóm nhà tôi thì khác, bố mẹ chúng nó làm công ăn lương, cuộc sống khá giả hơn.

 

Đã rất nhiều lần tôi nhìn chúng được bố mẹ mua cho cái này cái kia mà trong lòng không khỏi tủi hờn. Có lẽ ngày nhỏ tôi còn chưa hiểu gì nên hay trách mẹ sao không mua cho con đồ chơi, quần áo, mà không biết hoàn cảnh của mình ra sao. Cũng chính vì thế, lòng ghen tị hình thành trong tôi từ khi nào không hay.

 

Tôi không có đồ chơi đẹp, quần áo mới như chúng nó, tôi cũng chả làm gì được vì ngày đó còn nhỏ, làm sao kiếm được tiền, tôi ghen tỵ lắm. Và cái thói “tắt mắt” đồ của bọn trẻ trong xóm đã hiện hữu trong con người tôi.

 

Tôi không có những thứ như chúng nó, tôi lại không có tiền để mua nên ăn trộm và chỉ dám bày ra chơi một mình. Những lúc lấy được cái gì đó ngồi chơi một mình, tôi sung sướng biết nhường nào. Có lẽ đó là góc sáng nhất trong tuổi thơ nghèo của tôi.

 

Nhớ ngày đó, tôi còn bị mẹ bắt được vì lấy cái xe ôtô của thằng hàng xóm. Mẹ nhẹ nhàng bảo tôi như thế là không tốt, phải đem trả lại cho người ta. Nhưng mẹ chỉ nhắc nhở tôi được như thế, thậm chí những trận đòn roi của bố cũng không làm tôi bỏ được cái tính ăn cắp vặt đấy. Làm sao mà bỏ được khi trong tôi luôn có sự ghen tỵ, tủi hờn như thế.

 

Thời gian qua đi, tôi lớn lên và vẫn mang trong mình tính tắt mắt ấy. Nếu ngày xưa, bố đánh, mẹ đánh thì bây giờ chỉ nhắc nhở vì thấy tôi đã lớn, đã biết suy nghĩ. Chứ bố mẹ đâu hiểu rằng tôi không thể bỏ được, tôi vẫn thường trộm những thứ vặt vãnh mà tôi thích.

dien-thoai-1.jpg

Giờ đây dù món đồ có đẹp và giá trị như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không tắt mắt. Ảnh: ST

 

Cho đến một ngày, cầm tờ giấy báo đỗ đại học trong tay, mà đỗ hẳn trường ở thủ đô, tôi vô cùng mừng rỡ. Bao nhiêu dự định cho cuộc sống sinh viên sau này của tôi hiện ra. Tôi sẽ đi làm, kiếm thêm thu nhập để trang trải cho bản thân. Ra Hà Nội sinh sống và học hành, tôi mới biết thế nào là cuộc sống ồn ào, náo nhiệt của thành phố, nó khác hẳn với cái yên lặng, tĩnh mịch của chốn quê.

 

Và tôi lao đầu vào đi làm thêm. Chân ướt chân ráo lên thành phố, chắc chắn không thể tránh khỏi bị lừa. Tôi cũng vậy, tôi tìm đến trung tâm môi giới việc làm, phải đóng đến mấy trăm nghìn lệ phí, những tưởng sẽ được làm công việc đó. Nhưng khi đóng xong mới biết bị lừa thì không thể làm gì hơn ngậm ngùi đi về.

 

Cuối cùng tôi cũng kiếm được một chân phục vụ cho quán karaoke gần nhà trọ. Thời gian làm việc từ 2h chiều đến 12h đêm, lương được 1,6 triệu đồng một tháng. Tôi sung sướng nghĩ tới viễn cảnh cầm số tiền đó về nghỉ hè, chi tiêu cho bản thân. Niềm vui chẳng tày gang, lúc tôi vui nhất cũng là lúc tôi thấy thất vọng nhất.

 

Đó là một tối thứ bảy giữa hè, quán đông khách vì là cuối tuần, mọi người hay tụ tập đi hát hò, tôi vẫn cặm cụi làm việc như mọi khi. Phòng hát số 3 có bốn người trung tuổi đi ra, tôi và anh Quân vào dọn phòng. Trong lúc sắp xếp lại đồ đạc tôi đã nhìn thấy chiếc điện thoại nắp trượt mà khách bỏ quên. Nhìn thấy một chiếc điện thoại xịn như thế, lòng tham của tôi lại trỗi dậy vì tôi không có chiếc nào.

 

Như bản năng, tôi nhanh chóng quay lại chỗ anh Quân bảo anh đi lấy giẻ để lau bàn. Ngay tức thì, tôi nhét chiếc điện thoại vào túi quần chạy thẳng xuống nhà vệ sinh dưới tầng 1. Ở đây, tôi nhanh chóng lôi chiếc điện thoại ra và cố gắng tắt nguồn nhưng không biết tắt ở đâu. Giữa lúc đó, chiếc điện thoại rung lên, tôi giật bắn người, may quá nó đang ở chế độ rung nên không phát ra âm thanh. Không làm gì được, tôi lại nhét chiếc điện thoại vào túi quần và phi một mạch về khu nhà trọ để giấu.

 

Trở lại quán, mồ hôi tôi nhễ nhại, các anh làm cùng quán hỏi đi đâu mà toát hết mồ hôi thế này, tôi ậm ừ rồi lại tiếp tục trở lại với công việc. Một lát sau, khách phòng đó quay lại bảo có quên điện thoại, ai có nhặt được thì cho xin lại., tôi và anh Quân đều bảo không thấy.

 

Khi công việc tìm kiếm không đạt kết quả gì, chủ quán karaoke đã kéo tôi ra nhẹ nhàng nói: “Cháu có nhặt được thì cho chú ấy xin, chứ điện thoại này không lấy được, chú là cảnh sát ở đây”. Tôi tái mặt đi, nhưng đâm lao thì phải theo lao liền quả quyết: “Cháu không thấy thật mà”.

 

Mọi ánh mắt đều hướng đến chỗ tôi như biết chắc rằng tôi chính là kẻ trộm. Lúc đó tôi còn nói một câu rất thách thức: “Cảnh sát cũng chả tìm được”. Mọi người lại ai về vị trí của người đó, tôi lại bình thản làm việc mà trong đầu vẫn mơ màng đến cảnh cầm chiếc điện thoại xịn này đi chơi, khoe với bạn bè.

 

Khi giờ nghỉ làm còn chừng 15 phút nữa, bỗng nhiên tôi bị gọi xuống nhà, tôi và anh Quân được một chiếc xe của cảnh sát phường Dịch Vọng đưa đi. Tới đồn công an, tôi và anh mỗi người một phòng riêng và có anh cảnh sát mặc đồng phục đang ngồi chờ sẵn, tôi biết là tôi đang sắp bị hỏi cung. Từ bé đến giờ, tôi đã bao giờ phải ngồi trong đồn công an đâu cơ chứ, tất cả chỉ thấy được qua phim ảnh, người tôi run lên.

 

Tôi phải kê khai một bản lý lịch, nhưng chưa kịp viết hết thì anh cảnh sát đã hỏi: “Có phải mày lấy điện thoại không? Mày có biết ông đấy là ai không?”. Tôi lạnh người, cố lấy hết can đảm: “Em không biết điện thoại đấy ở đâu”. Ngay lúc đó, một cái tát trời giáng vào mặt tôi. Tôi tối sầm mặt mũi vào, choáng váng, người như bật khóc đến nơi. Tôi sốc thật sự và biết là không thể che giấu được nữa.

 

Chủ quán đã đến bảo lãnh cho tôi, ông im lặng không nói gì. Về đến quán, ông nói sẽ gửi giấy về nhà trường, nước mắt tôi bỗng dưng trào ra, tôi khóc như một đứa trẻ. Nếu mà gửi giấy về trường thì tôi chắc chắn sẽ bị đuổi học. Tôi liền nghĩ tới bố mẹ đang ở quê, những tưởng tôi lên đây sẽ học hành tử tế nhưng không ngờ rằng...

 

Nước mắt lại càng trào mạnh hơn, tôi nài xin ông chủ nhưng dường như vô vọng. Tất cả mọi người trong quán từ khi biết tôi đến giờ đều nghĩ tôi hiền lành, nào ngờ lại ra thế này. Họ động viên, bảo tôi cứ tiếp tục làm ở đây rồi ông chủ sẽ bỏ qua cho. Nhưng tôi còn mặt mũi nào mà đối diện với mọi người đây.

 

Trước khi tôi trở về nhà trọ, anh Hồng, người mà tôi quý nhất ở quán có nói với tôi: “Em à! Đừng buồn nữa, trong đời, ai cũng phải vấp ngã ít nhất một lần. Quan trọng là sau lần vấp ngã ấy có đứng dậy được không. Ông trời luôn công bằng với tất cả mọi người. Hãy hưởng thành quả từ chính đôi bàn tay lao động của mình”.

 

Đã 3 năm kể từ cái ngày đấy, giờ đây tôi cũng đã sắp ra trường, lại đang có trong tay một công việc part-time cũng khá ổn định, tôi càng thấm thía hơn câu nói của anh. Tôi thầm cảm ơn anh một lần nữa, và quan trọng hơn cả, tính trộm vặt của tôi đã được bỏ hoàn toàn.

Sưu tầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Loading...
Sign in to follow this  

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...