Jump to content
Ngo Huu Doan

Mấy bài thơ "thể hình"

Recommended Posts

Bác Ngô Hữu Đoàn kính mến!

Khi đọc những dòng thơ "thể hình" của bác tôi có cảm giác con người thật phi thường. Đúng là "nghệ thuật vị nghệ thuật". Phải có những cái thoát ly với truyền thống như thế mới thể hiện được con người của thời đại chứ. Đó là "một mặt tích cực" đáng được công nhận, nhưng ... theo ý kiến riêng của tôi (chỉ của tui thôi nhe), thi ngoài ra nó cũng còn "một đóng mặt chưa được tích cực":

1. Có thể sẽ có một cái khung rất đẹp và bên trong đó là sản phẩm cuối giờ của một bác thợ cạo.

2. " Trong đoạn Hoạn Thư gặp Thuý Kiều, không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Nguyễn Du lại đột ngột chuyển từ thể thơ lục bát truyền thống sang "thể hình viên đạn", nó cho thấy ... ".

3. Thơ "thể hình" chỉ có thể diễn tả bởi một chất giọng mạnh mẽ, vượt không gian và thời gian vì ... hình như trong cả bài thơ không hề có bất cứ một cái dấu câu nào hết.

4. Thơ "thể hình" chỉ có thể thể hiện qua IT hay MT vì ... tui đã cố gắng lắm rồi nhưng vẫn không thể tạo ra một cái hình gì "ngay ngắn" với cái bút chì của tui hết.

5. Còn tiếp ...

Đây là ý kiến rất chân thành của tôi, có gì xin bác thông cảm nha! Tất cả cũng chỉ vì "nền văn học nước nhà" thôi mà.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Theo mình đây là một cách chơi không mới gì .Đây không phải là một THỂ THƠ đâu nuitansongda. Chơi một thời gian người ta cũng chán vì khi chú ý tới HÌNH nhiều quá NỘI DUNG sẽ mất hay vì bị gò bó .Thậm chí với cây bút chì,người chơi không thể tạo ra một cái hình gì ngay ngắn như bạn khucthuahan đã sẻ chia kinh nghiệm.

Nhưng cũng nên chơi một lần cho biêt... nghề chơi cũng lắm công phu.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

ở xã hội bây giờ còn những nhà văn chân chính như bác khucthuahan thật là đáng nể. Cái câu " nghệ thuật vị nghệ thuật " đã lâu em không được nghe thấy, nay nghe thấy ở đây thì có một chút ý kiến

Chắc là bác chưa đọc hết bài thơ thứ nhất của bác Ngô Hữu Đoàn, hoặc do trí tưởng tượng không được phong phú lắm của bác nó hạn chế cái âm thanh của chiến tranh kia. Những âm thanh vang vọng rồi lắng sâu trong lòng người.

Và nếu cái câu trên của bác dành được cho bác Ngô Hữu Đoàn thì em thấy bác nên dành nó cho các bài thơ của Vi Thùy Linh trước ạ.

Còn cái câu cũng vì nền văn học nước nhà của bác nó mới thật vĩ đại làm sao. Chao ôi kiến thức của em nông cạn nên chắc không thể biết đến hoặc được nghía qua các tác phẩm của bác.

Bác thật " vĩ đại " lắm đấy ạ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Chào alone_rock!

Rất cảm ơn vì những lời "quá khen" của bác dành cho tui.

Tui nghĩ cái "vĩ đại" đều bắt đầu từ những việc "tầm thường", nhưng nếu ta cứ làm cái "tầm thường" thì sẽ chẳng bao giờ ta trở thành người "vĩ đại".

Tui đang làm cái việc rất "tầm thường" là đọc thơ và ... có ý kiến ... với người làm thơ, nên đó là những cảm xúc rất chân tình. Tui không phủ định những đóng góp to lớn,nhưng tui thấy được những cái chưa hoàn hảo của nó (theo tui nghĩ). Tui đã đóng góp ý kiến trên tinh thần rất xây dựng.

Tui có thói quen đọc những gì người khác viết hơn là viết cho người khác đọc (hay cứ cho là tui không có khả năng viết cho người khác đọc đi, kakaka),nên hai chữ "vĩ đại" mà bác dành cho tui thật tình tui không dám nhận. Nếu bác muốn "nghía qua" tác phẩm của tui thì hình như trên diễn đàn tui có vài bài "hứng khẩu". Còn nếu ... bác không tìm thấy nữa, thì tui ... thật sự nghi ngờ về sự "nông cạn" của bác đó.

Thôi chào nha!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Dạ ! thưa bác

Chẳng qua em nhận thấy cái chữ " nghệ thuật vị nghệ thuật " kia nó hơi bị gai mắt. Phải chăng cảm nhận của bác bị đứt quãng ở chỗ nào đó. Thế bác có hiểu cái câu " nghệ thuật vị nhân sinh " không ạ? Bác có hiểu nhân sinh là gì không ạ? Thế bài thơ thể hình thứ nhất kia có mang nhân sinh không ạ?

Tác phẩm của bác nó vĩ đại quá, nó làm cho em giật mình khi thế hệ các nhà văn mới ngày nay có những người tài năng như bác. Chắc do bác giỏi quá, nên người ta ghen tị chỉ để ý đến các tác phẩm của Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư mà quên mất bác.

Quả thật em ko dám trèo cao với đến cái tầm kiến thức cao siêu của bác ạ.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Hehe...! Chàon các bạn khucthuahan, gomun, alone rock !

 

Lâu lâu vào đây, thấy anh em tranh luận rom rả zui wá ! NHD đã nói kiểu chơi này là kiểu "trời ơi" rùi mà ! Nói chung là tui không nói nó hay bao giờ, thú thật tui cũng chẳng biết nó là cái gì nữa ! tui tạm gọi nó là "thơ" và thấy có hình hài nên nói đại "thơ hình" ! tui cũng chẳng biết nói gì gì về thơ cả, dường như nó (là thơ nói chung, chứ ko phải nói riêng à nghen) vừa xa vừa gần vừa cao vừa thấp ! tui cũng chả hiểu gì về nó cả ! thôi kệ nó, mình chả học lò võ nào, theo môn phái nào nên cứ huơ tơ huơ chân túi bụi thôi, trúng đâu nó trúng, trúng đòn thì về mua thuốc uống thôi ! hehehe..... !

 

Cảm ơn các bạn, rảnh rảnh vào dien dan này chơi nha !

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Lúc đầu em đọc bài thơ thứ nhất, em cũng thấy nó là lạ

Không quen và không hiểu lắm

Nhưng đến khi em xem bản tin thời sự

Thì đây nó chính là những cái em xem hàng ngày, những điều bình dị ngay bên cạnh em.

Đâu đó văng vẳng bên tai những tiếng kêu, tiếng khóc

Tuy rằng em không sinh ra trong thời chiến tranh nhưng những điều đau thương đó em có thể cảm nhận được một phần

Và mãi mãi những kẻ mở mồm ra chỉ biết phê phán người khác sẽ chẳng thể hiểu được những giá trị của cuộc sống ngay bên cạnh mình

Còn anh Ngô Hữu Đoàn không muốn nói thôi. Dù sao trong mắt em anh ấy cũng là một nhà văn thật sự.

Bác kia mở mồm ra phê phán người ta, thế mà cái mà bác chê được đưa vào sách cho nhiều người đọc đấy.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn NGÔ HỮU ĐOÀN ơi !

 

Xin lỗi,chắc vì hôm trước tôi viết tắt tên bạn nên bạn không nhận ra mình mà trả lời.

Hôm nay tôi xin đặt lại câu hỏi với bạn.Bạn có biết ông Guillaume Apollinaire không?

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Bạn NGÔ HỮU ĐOÀN ơi !

 

Xin lỗi,chắc vì hôm trước tôi viết tắt tên bạn nên bạn không nhận ra mình mà trả lời.

Hôm nay tôi xin đặt lại câu hỏi với bạn.Bạn có biết ông Guillaume Apollinaire không?

 

Úi dzà ơi ! Nghĩ vậy tội nghiệp tui gomun ơi ! làm gì có chuyện "viết tắc.. không nhận ra...". Mấy hôm nay tui ko vào đây nên ko thấy phần trả lời của bạn, cho tui xin lỗi vì trả lời chậm nha !

 

Hehehe... thú thiệt với bạn, tiếng tây tiếng u tui dở ẹt, đọc tài liệu kỹ thuật thì tui còn cố lõm bõm vì công việc, còn tiếng tây cho văn chương thì hầu như mù tịt, nên các tác giả ngoại quốc cũng xem như mù tịt luôn ! chỉ biết một ít tác giả hồi học phổ thông thui (vì tiếng Việt, và ngắn)... hic...hic...! cũng đang cố gắng khắc phục nó đây !

 

Khi đọc câu hỏi bạn tui vội vàng search theo tên Guillaume Apollinaire thì có rất nhiều tài liệu về ông này, dường như cũng nổi tiếng lắm. Tui đã save một ít, và có lẽ sẽ "ngâm cứu" khi rảnh. Dường như ông là nhà văn, nhà thơ theo trường phái siêu thực, tượng trưng gì đó.

 

Không biết gomun muốn nói với tui điều gì về ông Guillaume Apollinaire ko dzậy ? xin cứ thỏa mái đi gomun à ! Tui chả là gì, tui làm bầy bậy bà bạ chơi vậy thôi, đừng ngại gì nghen ! nhắc lại là tui rất thỏa mái.

 

Có lẽ gomun đã biết nhiều về ông này, có thể gõ ít dòng vào đây cho pà kon tìm hiểu đi gomun ơi !

 

Chào gomun nha

Thân mến

 

 

 

Ngô Hữu Đoàn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...