Jump to content
Ngo Huu Doan

Cần phải định nghĩa để phân biệt gia đoạn của thơ

Recommended Posts

Kính gửi BQT Diễn đàn thơ trẻ.

Là một người yêu thơ,nhưng Ngân Thảo lại có rất ít thời gian lang thang trên net.Hôm nay đọc topic này bỗng dưng chột dạ,như lời bác Thơ làm vườn trả lời với Congiodem "Thơ trẻ là nơi dành cho những nhà thơ trẻ đã nổi danh".Do không có sự phân biệt ,định hướng rõ ràng như nhiều bạn trẻ,hơn nữa do lúc tham gia vào diễn đàn bài viết còn quá ít.Ngay cả nội quy của diễn đàn cũng chưa có,nên đã post sai nhiều chủ đề.

Thơ trẻ theo Ngân thảo nghĩ cũng đồng nghĩa với thơ mới,thơ hiện đại,chứ không nghĩ là topic thơ trẻ là topic của những nhà thơ trẻ đã nổi danh.

Vậy nay xin bác Thơ làm vườn chuyển dùm chủ đề KIM NGÂN (ngay cả cái tên chủ đề cũng phạm quy) sang Sáng tác của các thành viên ,cho nó hợp lý hơn và sửa lại tên sao cho đúng với nội quy của diễn đàn (chẳng hạn như:thơ Ngân thảo).

Hy vọng bác Tholamvuon mau chóng giúp đỡ,để nganthao post thêm bài mới(thú thực hôm nay định gửi bài lên nhưng vì thấy mình đã lạc đề nên đành thôi vậy).

Nganthao mong diễn đàn thơ trẻ mỗi ngày mỗi phát triển, và đẹp đẽ,sáng sủa hơn cả về nội dung lẫn hình thức,xứng đáng với cái tên miền tuyệt đẹp:thotre.com.

Thân chào! Ngân Thảo.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

TLV không trả lời Congiodem "Thơ trẻ là nơi dành cho những nhà thơ trẻ đã nổi danh" mà chỉ nói box Thơ Trẻ hiện tại chủ yếu giới thiệu các bài thơ của các tác giả trẻ và thơ của các bạn thành viên sưu tầm được. TLV cũng công nhận với bạn là các box trên Thơ Trẻ hiện nay là chưa hoàn chỉnh và chưa có sự rõ ràng. TLV đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này với đại ý sẽ đợi một thời gian nữa khi có một số thành viên nhất định, một lượng bài viết nhất định sẽ định hình từng box. Còn nội quy diễn đàn thì đã có rất lâu nhưng dường như không ai xem. (Nội quy, post ngày 15/06). Xin lưu ý: TLV không đánh đồng topic thơ trẻ là topic của những nhà thơ trẻ đã nổi danh. Các bạn vẫn có thể post vào đó sáng tác của những người trẻ và những sáng tác có nhiều cách tân về nội dung và hình thức.

Cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn nganthao. TLV đã chuyển bài viết theo yêu cầu của bạn.

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện từng box trong Thơ Trẻ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, TLV có cảm giác khác nhiều bạn quan trọng quá việc chia các box. Hình như các bạn cảm thấy chia như vậy là quá phân biệt "đẳng cấp thơ" chăng??? Thay mặt BQT xin khẳng định, chúng tôi chia như thế là để phân biệt giữa thơ sưu tầm và THƠ CỦA THÀNH VIÊN THƠ TRẺ sáng tác chứ không hề có ý phân biệt về chất lượng. Một chú ý quan trọng: Đề nghị các bạn khi post thơ của mình cần đề rõ bút danh ký dưới mỗi bài thơ. Vài dòng lan man...

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Tôi không thể viết dông dài ở đây thế nào là "Hiện Đại", thế nào là "Hậu Hiện Đại" vv... Có rất nhiều bài viết trên net đề cập đến những từ này . Tôi nghĩ là không thể chỉ với đôi dòng chữ ở đây có thể diễn giải rõ ràng được .

 

Tuy nhiên, khi NHD đã viết là :"Tui nghĩ từ "Tân hình thức" ra đời chẳng qua là bí quá phải gọi vậy thôi ....". Chắc chắn lúc khởi đầu anh Khế Iêm, người chủ xướng thơ tân hình thức, không đến nỗi dùng từ ấy vì bí quá . Mong anh NHD và các bạn nào muốn tìm hiểu hơn về thơ THT ghé trang nhà http://thotanhinhthuc.org/ để đọc thêm về sáng tác thơ THT và các tiểu luận về THT.

 

Thưa anh Phạm Chung ! Đúng là cái từ "bí quá" tôi dùng chưa chuẩn lắm, và điều đó anh có thể cho là "thằng cẩu thả" ! Nhưng chúng ta hãy nhìn về Tân Hình Thứ (THT) một cách khách quan hơn những gì đang ồn ào bên ngòai.

 

Tôi thiết nghĩ THT cũng sẽ có thể là cái danh xưng, vì không có cái "tân" nào là "tân" mãi, đó là quy luật tiến hóa và phát triển. Ngày xưa cũng sinh ra "thơ mới" nhưng bây giờ thì có mới nữa đâu, và nó đã trở thành một danh từ của một sự gán đầu tiên. Tôi nói nó cũng sẽ có thể là cái danh xưng là vậy, nó (thơ THT) cũng như tên của tờ báo Tuổi Trẻ nhưng bây giờ không chỉ dùng cho tuổi trẻ ! nó cũng như tên tờ báo Thanh Niên nhưng bây giờ thì không dành riêng cho thanh niên, nó cũng như vănnghệsôngcửulong nhưng bây giờ không dành riêng cho Sông Cửu Long ! Và tóm lại nó cũng sẽ có thể là cái danh xưng.

 

Nhưng cái danh xưng là vẫn tốt cho sự ra đời của một cái mới, khi đó ta không cần phải tranh luận về ý nghĩa của cái tên nữa, như tôi đã nói như trên. Nhưng nếu gọi cái thơ "kiểu mới" này ra đời là THT thì THT đã có từ lâu ! Những bài thơ có đặc tính như các bài thơ mà hiện nay người ta gọi là THT đã có từ lâu. Tôi không cần dẫn chứng điều này vì tôi biết rằng những người đặt ra cái tên THT cũng đã biết khá rõ ! Nhưng thôi, chúng ta cũng không quan tâm nhiều đến các bài thơ có đặc tính "THT" đã có từ lâu nữa mà chúng ta hãy xem nó như một đứa con ra đời nhưng chưa đặt tên và chưa có giấy khai sinh, và những người đi sau như hiện nay đã đặt tên và làm giấy khai sinh cho nó ! Điều đó cũng bình thường thôi !

 

Theo tôi, về Tính truyện thì trong Thơ tự do đã có rồi. Thơ tự do cũng đã bỏ tính vần, tính nhịp rồi. Kỹ thuật "vắt dòng" cũng đã có mấy chục năm rồi. Về "tính nhạc" thì THT cũng không có gì khác thơ tự do, sở dĩ em nói vậy là THT chỉ vắt dòng trên hình thức, còn khi đọc ra con âm thì không thể ngắt hơi theo dòng được, nếu ai đó ngắt giọng đọc theo cách xuống dòng của THT thì không ai hiểu được cả, mà tính nhạc lại là thuộc tính của âm thanh chứ không phài của hình thức xuống dòng ! Vậy THT khác gì so vớ thơ Tự do ?

 

Nếu nói về tính "tình dục" để làm đặc điểm riêng cho THT thì đó là một điều có sự phân biệt được. Nhưng nếu THT lấy tính "tình dục" làm đặc điểm riêng thì tôi cho rằng quá hời hợt để làm cơ sở đặt tên. Tình dục theo cách viết của một số người làm thơ THT hiện nay là một sự bừa bãi, chẳng mang tính nghệ thuật. Có lẽ có một số người đã đọc về các bài thơ "tình dục" trên các web Tiền Vệ, Tạp Chí Thơ ... Theo tôi, cái cách viết tình dục như vậy thì bất cứ một người nào có sinh lý bình thường và thậm chí không biết chữ cũng có thể viết được, tôi gọi đó là "cách viết bản năng", và văn học loại này là “văn học bản năng” chứ không phải văn học nghệ thuật !

 

Tóm lại: THT theo tôi vẫn có thể xem như một "tên gọi" của một phép gán. Nhưng các đặc tính của THT không khác gì thơ tự do, còn kỹ thuật "vắt dòng" thì đã có lâu rồi trước khi THT ra đời. Cách viết về "tình dục" như Lý đợi, Bùi Chát là cách viết bản năng. Nếu THT xem đây là một thuộc tính của mình thì tôi nghĩ THT sẽ khó tồn tại, nếu là vậy thì THT chỉ là một "hiện tượng" do sự sắp đặt của con người, của một cái tất yếu đã có từ khi loài người sinh ra, đó là tính dục. Và nó cũng sẽ để xem chơi cho biết chứ không được ủng hộ trong một thế giới văn hóa, văn minh. Sẽ không ai đọc bài thơ "Úp mặt vô L(*) mà thơ" trong một chương trình văn nghệ nghiêm túc, không ai đọc bài thơ "Úp mặt vô L(*) mà thơ" cho học sinh nghe cả, cho dù bất cứ thời đại văn mình nào trong tương lai !

 

Với suy nghĩ thiển cận của mình tôi viết vậy. Mong nhận được các điều mới mà tôi chưa biết từ anh Phạm Chung để hiểu thêm vấn đề.

 

Chú thích: (*) : L là viết tắt của một từ Tiếng Việt, có nghĩa tương đương Tiếng Anh là Vagina

 

Trân trọng

 

Ngô Hữu Đòan

19.07.2006

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Anh NHD:

 

Tôi đã đọc bài viết trả lời của anh và những ý nghĩ của anh về thơ Tân Hình Thức (THT).

Tôi cũng chỉ là kẻ tập tễnh làm thơ THT thôi, nên chắc là không đủ thẩm quyền trả lời những điểm anh đưa rạ Trong diễn đàn này có mục thơ THT do anh Khế Iêm "cầm chầu".

Anh có thể vào và đặt thẳng vấn đề cùng anh ây. Anh KI cũng là 1 trong số những người chủ xướng ra thơ THT.

 

Trân trong.

 

Pham Chung

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

*

Đối với những con người thường chúng tôi thì một bài thơ chỉ có hai câu hỏi ( vấn đề cũng được ) đơn giản nhưng quan trọng : một là bài thơ hay hoăc dở ( nghệ thuật ) hai là bài thơ có làm lợi hay gây hại gì không ( nhân sinh ) . Còn những yếu tố khác như định vị ( thời sử : thơ hiện đai - thơ hậu hiện đại v.v.. Thời niệm : thơ mới - thơ trẻ v.v. ) hay định dang khuôn dáng ( thơ tự do - thơ lục bát v.v. )

nên dành cho những nhà nghiên cứu hoặc những nhà sư phạm . Tất nhiên , có được điều kiện để khám phá học hỏi thêm ( ở đây xin được cảm ơn bạn NG. H. Đoàn - bác Khế Iêm - anh PH. Chung đã đăng đàn giúp tôi và một số bạn đọc trong D.Đ hiểu thêm được ít nhiều .... những điều nên hiểu ) thì quả là cực tốt . Nhưng có lẽ theo bác Khế Iêm thì khi phải vất vả vật vã để giải nghĩa - hoặc gọi là thảo luận - cái vấn đề thế nào là ...thế này thì có thể hoặc ( lại hoặc ) là bác Khế Iêm không thừa thời giờ hoặc ai đó chưa xứng đáng tầm cỡ để bác phải hạ cố .

*

Bác Khế Iêm có nói một câu ( đại ý ) thế này : " họ ghét T.H.T. vì họ không theo kịp T.H.T. " . Tôi lại nhanh nhẩu đoảng vơ vội ngay vào mình ( đại ý ) thế này : " té ra mình chẳng ưa Nó tí nào chỉ vì mình không theo kịp Nó " và run rảy bởi một ám ảnh khi nghĩ đến cái đại họa ( đại ý ) thế này : " ta thua kém , ta không theo kịp rất nhiều người lắm chẳng biết ta có sức để mà ghét đủ hết hay không " rồi lại bất chợt động lòng nghĩ đến tha nhân ( đại ý thế này ): " có vô số nguờì không theo kịp bác Khê Iêm . chẳng biết bác có cảm giác sung sướng thế nào khi cái khối vô số người này lại bắt chưóc cái kiểu ghét - cái cớ ghét - hèn hạ giống ta ...". Cuối cùng tự bản thân tôi lại ngộ ra một chân lý : " ghét người ta cũng mất sức mà để người ta ghét cũng rất ... mệt . Thôi thì vô vi hết , thế là nguyện từ đây thề không ghét ( để theo kịp ) T.H.T. cho xong !

*

Chưa biết là đã theo kịp T.H.T hay chưa nhưng khi cởi bỏ được cái cảm giác ghétmột thể thơ vô cớ kia tự dưng thấy lòng thanh thản lạ và khi lòng thanh thản thì lại tự dưng sáng suốt hẳn ra , trong cơn sáng suốt bỗng chợt nhớ đến có bài thơ rất hay mới đọc hôm nào khi mặt trời khuất sau măy vả mưa bỗng đổ lênh láng tôi nhớ về những ngày cũ xưa lẻ loi bước trong mưa .... sau cái quan trọng là xác định ( theo riêng cảm nhận của mình ) bài thơ hay tôi mới từ tốn nhận ra đây là một bài thơ thuộc thể loai gọi là Tân Hình Thức . Oái ăm

thế đấy .

Nói như vậy cốt là cãi lại cái ý bạn bè cứ bảo nhathao có luận điệu xuyên tạc công kích T.H.T.

Không đâu , cái điều đáng nói không phải ở tại cái thể thơ này cái thể thơ kia mà chính yếu là ở cái thái độ trở đầu ( chứ không còn là đón đầu nữa rồi )của một nhóm đa đề anh chị trong cung cách giao tiếp đón nhận T.H.T những ngày đầu khi thể thơ này vừa du nhập vào trong nước . Các bậc cha chú văn học này không biết rước ở đâu về mà tôn thờ một kiểu truyền thống cứ kinh tế thì tung hô việt kiều còn văn hóa thì muôn năm hải ngoại . Lại còn có đấng hoc giả tỏ ra thức thời hơn khôn ngoan hơn lấy cái hình dáng hằm bà lằng ấy sáng tạo bẻ tay bẻ chân thêm để làm ra cái tân tân mới hơn nữa như bạn NG .H Đoàn gọi là quái thơ ...

*

Lại bác Khế Iêm bảo : " Không chết bởi những kẻ ghét mà T.H.T chết bởi những bài thơ T.H.T dở ..." Nếu bác phán đúng thì quả thật nhathảo xin phép hỏi bác một câu - xã giao là chính không vu vơ thương ghét gì cả - liệu Tân Hình Thức của chúng ta ( !! ) có sống nổi để nghe hết Điệu Nhạc Năm Gìơ không khi chẳng biết tìm ở đâu ra cái tiếng mưa mà nước trong máng xối lại chỉ chảy tong tong ( tôi thì chỉ được nghe tiếng nươc trong máng xối chảy ra ào ào thôi !

Có điều gì không phải tất cả lượng thứ cho cái kẻ không theo kịp này .

TRÂN TRỌNG

 

nhathao 210706

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...