Jump to content

Bình chọn cho bài thơ "Hương rạ"  

59 bình chọn

  1. 1. Bạn đánh giá bài thơ này ở mức độ?

    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_1.gif[/img]
      6
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_2.gif[/img]
      5
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_3.gif[/img]
      12
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_4.gif[/img]
      9
    • [img]http://diendan.thotre.com/style_images/1/rating_5.gif[/img]
      27


Recommended Posts

Những cơn gió rủ rỉ thổi những thân rạ không xương nghiêng nghiêng lớp lợp theo một chiều như chiều mái nhà mái lá . Hình ảnh mái rạ xuất phát từ đây .

 

Mái lá che nhà / mái rạ che ruộng ( nguyetthao)

 

 

còn bạn nói hôn lên mái rạ, từ dưới đất mà phóng lên mái mà hôn à, dẫu cho mái rạ là một kiểu mái nhà lợp hơi thấp xuống hơn so với mái tranh thì cũng không thể nào ôm lên mà hôn được, đâu tính ước lệ của nó đâu, cái tính ước lệ càng kém thì cái cảm xúc càng thấp.Có cảm xúc mà không diễn được bằng văn thì bị rớt điểm vậy thôi. ( honmgcong )

 

Có những trận mưa / nhất là mưa đêm / buổi sáng thức dậy đi dọc theo những bờ rạ này có một mùi hương thoang thoảng ngan ngát nhưng lại vây phủ ngập tràn cả không gian đồng ruộng . Không phải - không là - không giống - không như hương bưởi hương cau hương sứ hương quỳnh cái mùi hương này nó âm ẩm mông mốc nó mùi đất mùi trời mùi người , nó thơm rắn thơm luơn thơm chuột , nó tanh cá tanh cua tanh ếch . . . Anh bạn bảo đó là hương rạ đấy . ( nguyetthao )

 

Ý tứ bài thơ khởi hành tử chỗ này đây .

Lại ngẫm ta mà suy ra người .

 

Thường là phát xuất từ những cảm xúc rất thật . Nên nếu là t/g thì / tình huống /chất liệu của bai thơ này sẽ phải : cả một thời tuổi thơ nguyetthao ở vủng lúa ( có thể là lúa nước ) , lớn lên thành phố làm ăn , đây là chuyến trở về đầu tịên sau hai ba năm xa cách . Ngày mai lại phải trở lên thành phố . Chiều nay thả dọc hồn theo những bờ rạ . Buổi trưa cơn mưa không lớn lắm nhưng đủ làm mềm đất mềm trời mềm người . Những gốc rạ xám xì bị gió đùa nghiêng từng hàng lớp chồng đè lên nhau gợi lên hình ành những mái nhà lợp lá . .

 

Không phải là một chút thoang thoảng ( len lén trong gió ) như hương bưởi hương cau . Mà cái mùi hương rạ tanh nồng ngai ngái bốc thoát lên từ những vuông rạ ngút ngát ào ùa ập dập vào tâm cảm làm choáng ngợp từng mỗi hơi hít thở ( không phải hình ảnh phải áp sát mũi vào tận cái gì đó để ngửi hít . )

 

Trong hương rạ đã là cả một vùng trời ký ức tuổi thơ nguyetthảo rồi .

 

Ngày mai xa nữa !

 

Ở thành phố có thể mua bất kỳ một loại hoa trái nào ( hương hoa , , hương trái cây xoài mít ổi mận vú sữa v. v. v. ) cũng được . Nhưng dứt khoát không một cái chợ to bé nào , một cái siêu thị lớn nhỏ nào trưng bày chào bán những gốc rạ cả và thế là hương rạ ơi ! vĩnh biệt .

Rồi bồng bềnh trong nỗi cảm xúc ấy . t/g nguyetthao bỗng hồi tưởng , ước mơ được trở lại thành con bé nhà quê loắt choắt ngày nào để được quăng mình nằm bò lê lết trên những vuông rạ ( như đã từng chui vào những ụ rơm )kia đặng hit lấy hít để cái mùi hương rạ cũng là níu băt cầm giữ lại cái ký ức tuổi thơ cũa mình . . .

 

Ngun ngút trời thị thành khói dựng / (thăm thẳm lòng trải chiều lối ruộng)

Dâng ngột ngạt phù hoa hương phấn / ( vây nực nồng hương rạ quê quơ )

 

Xin một lần!...

Được hôn lên mái rạ

Là do vậy đấy anh hongcong ơi !

 

nguyetthao

(suýt quên :vô cùng xin lỗi t/g bài thơ vì những lanh chanh láu táu của mình )

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Gửi Nguyệt Thảo.

Thiệt là bạn bình kiểu này tui chịu không nỗi, chắc mai mốt tui phải về quê khám nghiêm lại lần nữa mấy cái hương bưởi , hương trầu, hương xe bò, mà đặc biệt là phải ấn tượng cho được cái mùi mái rạ, mới biết thêm cái chữ quê quơ, cái chữ này chữ mới, mới biết lần đầu.

à, cũng như cái zdụ bữa trước, "đất níu trời đè" tui cũng về quê khám phá rồi mà không được, làm tui cứ nhớ anh Bình Thường trong diễn đàn này hoài.

Hình như tới đây tui nghiệm ra một điều, mà cái điều này trước đây tui đã có nghe một giáo sư giảng văn nói, ông nói trong một câu chuyện văn mà cuối cùng ông đưa ra một câu kết khôi hài- á hậu có khi đẹp hơn hoa hậu-, à ông muốn nhắc tới là trong một cuộc thi về nghệ thuật, khéo vì khi chấm người ta dễ làm mất đi cái cảm xúc bình thường, giống như khi ta nếm món ăn ta nếm quá nhiều lần ta sẽ khó phân biệt cái ngon đích thực của nó. Tui cứ tự hỏi liệu những bài thơ mà ta chấm là hay nó có tồn tại trong trí não ta độ khoảng chừng vài ba tháng không, hay ta chỉ nhớ tới những cuộc tranh luận gay gắt mà thôi.

Hình như những cái tinh túy người trước đã khám phá ra hết, tôi thật khôi hài khi nghĩ tới những cái mới xuất hiện, nhưng thôi nói thì vậy, nhưng tôi cũng cố công đi tìm nó, và tôi hình dung nếu chính nó là mới, chắc chắn nó phải tuyệt dịệu không thể nào sánh nỗi.

 

 

 

HC.

.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn dingdong mến,mình cũng đồng ý với bạn là câu cuối của bài " Hương Rạ" tác giả viết chưa thật hay lắm,ý mình là tác giả dùng từ chưa thật đắt lắm,chỉ 1 vài từ trong câu cuối thôi chứ không phải cả câu.Xin phép tác giả bài "Hương Rạ" ,mình mạo muội 1 tí nhé.nếu mình là tác giả thì câu cuối của mình có thể là :

"Dưới bếp nghèo mẹ nhóm lửa chiều đông"

"Bếp nghèo" và "Chiều đông" liệu có làm cho bài thơ sáng lên hơn không nhỉ?Đó chỉ là ý kiến của riêng mình thôi,xin mọi người đừng giận.Nhưng biết đâu mình dùng 2 từ trên lại không đắt bằng của tác giả và của nhiều bạn khác vì mỗi người mỗi ý mà!

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Một bài thơ rất hay, tôi vote bài này 5 sao.

 

Thấy các bạn tranh luận nhiều tôi cũng xin có vài ý kiến cảm nhận tham gia vui như sau:

 

1. Trước hết tôi thấy tác giả tả thuần về cảnh quê Bắc Bộ, ở miền bắc rơm rạ hay được dùng để lợp mái nhà, bếp...

bây giờ thì ít ngày xưa thì rất nhiều trong các gia đình nghèo. ổ rơm nơi bếp hay cây rơm sau nhà là chỗ vui chơi quên thuộc của tuổi thơ nông thôn.

 

nói thực với các bạn, mùa gặt rơm rạ phơi khắp làng hương rất nồng và thơm nhất là những ngày nắng to. còn mùi hương rạ thoang thoảng chỉ là mùi khói bếp đốt bằng rạ hay mùi của cây rạ khi được phơi khô kỹ rồi và để dự trữ đốt dần thôi.

 

2.Thấy các bạn tranh luận nhiều về câu cuối

 

Được hôn lên mái rạ

Dưới bếp chiều mẹ nhóm lửa ngày đông.

 

Bạn Vanthanhdat rất tinh ý đấy khi suy nghĩ về câu này, một người thuần chất từ nông thôn việc chân lấm tay bùn nhiều khi ngã chúi mặt xuống bùn còn không ngại, không bẩn huống chi hôn lên mái rạ đã gắn bó với bao dấu ấn tuổi thơ, đời cha mẹ, đời ông bà (mà ngày xưa nhà lợp rạ không cao đâu nhất là bếp), các bạn đã bao giờ thấy hình ảnh những thiếu nữ nông thôn e thẹn đứng cắn rạ chưa.

Tác giả để từ "ngày đông" ở đây là rất đắt đấy, tôi đã ở nhiều trong miền nam và biết khí hậu ở đây khác rất nhiều miền bắc vì vậy nối sinh hoạt cũng có nhiều nét khác lắm, ở miền bắc những ngày đông giá lạnh (nhiều năm trước đây, bây giờ khá hơn rồi nhưng vẫn còn ở nhiều vùng núi) mọi người thường ngồi trong bếp trông nồi cám lợn, đun siêu nước, nướng vài củ khoai, bắp ngô vừa ăn vừa nói chuyện đầm ấm và tình cảm lắm, không phải chỉ mỗi trong gia đình với nhau đâu mà cả với hàng xóm đến chơi cũng vậy, trai gái tìm hiểu nhau cũng vậy. Bây giờ đi xa ngày đông bếp chỉ còn mỗi mẹ hình ảnh chứa quá nhiều suy tư lửa ở đây mong cho mẹ ấm những ngày đông nhưng lửa ở đây cũng chính là ngày đông trong lòng tác giả, quả tác giả rất sâu sắc và cũng rất mộc mạc.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Bạn nguyetthao và bạn hongkong mến,hình như ở trang thotre này mọi người đều được quyền "bình" và "luận" thì phải?.Nhưng ở phần "luận",2 người cứ như đang "choảng" nhau ấy.Mình xin lỗi 2 bạn nếu như mình nói không đúng.

Hai bạn đang tranh luận 3 dòng thơ:

"Con rất thèm một lần

Một lần!...

Được hôn lên mái rạ"

đúng không?

Cho mình xin lỗi bạn hongkong trước.Theo mình,chẳng có điều gì là không xảy ra cả.Cả ngoài đời thực lẫn trong thơ ca.Người ta hôn lên nấm mồ,hôn lên hòn đất,...,thậm chí là hôn lên đôi chân trần của người khác còn được (Ở ngoài đời đã có vị Giáo Hoàng Đệ Nhị của toà thánh Vatican hôn lên bàn chân các con chiêng của Chúa,con trong thơ ca thì mai mốt mình cho hongkong đọc một bài thơ của mình nói về việc hôn lên bàn chân của một ai đó.Nếu mình có hơi quá lời thì bạn cho mình xin lỗi,nhưng đó hoàn toàn là sự thật ) huống hồ gì chỉ là việc hôn lên mái rạ.Đâu có gì là không thể!Con người khi đã đạt đến một tình yêu tuyệt đỉnh,một tình yêu bất diệt đối với ai đó,đối với một cái gì hay môt điều gì đó thì đối với họ những thứ đó sẽ trở nên thiêng liêng cao quí lạ thường! "Mái rạ" của tác giả đâu chỉ đơn thuần là một mái rạ mà nó còn là tổ ấm của một gia đình,có thể còn là một gia đình hạnh phúc nữa!Và cao hơn, "mái rạ" là hồn quê của nông thôn Việt nam, là những gì gợi nhớ quê hương một khi ta đang trên đất khách.Nên chẳng có gì là mang tính ước lệ,là bắt chước một ý thơ nào,một câu thơ nào của một ai đó ở đây cả.

Đó là mình nói với hongkong thế thôi chứ theo mình thì nụ hôn: hôn lên mái rạ của tác giả chỉ là nụ hôn trong tâm tưởng mà thôi.Đọc thì biết:"Con rất thèm một lần" có nghĩa là chưa xảy ra.Đúng không?Người ta có yêu trong tâm tưởng,ngoại tình trong tưởng,thì sao không thể hôn trong tâm tưởng nhỉ? Với lại một người có tình yêu gia đình,yêu quê hương nồng nàn thắm thiết ;có nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết vì một lý do nào đó chưa về với quê được thì hôn trong tâm tưởng những gì mình đã từng yêu thương và gắng bó như zdậy có gì là không đúng,là không được.Đó chỉ là ý kiến của riêng mình.Nếu có gì quá lời,mong các bạn thông cảm bỏ qua.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Gửi bạn Legiang.

Thỉnh thoảng tôi lại ghé diễn đàn, hôm qua lại được đọc bài của chị, thật cám ơn.

Đáng lẽ là tôi cũng không viết nhiều cho bài viết này vì lẽ cái tính nhân văn như tôi đã viết trong một bài trước là cái bài này có một chi tiết làm tôi không thỏa mãn, chị hãy xem lại.

Nhân đây tôi lại bàn thêm về chữ hương trong tiếng Việt, tại sao người ta không nói hương đường hương muối, mà phải là mùi đường mùi muối, ta không gọi là hương sắt , hương kẽm mà ta chỉ nói là mùi sắt , mùi kẽm; nhưng ta lại có các hương xoài hương ổi, hương cam, hương sen v.v , ấy thế là do bởi tiếng Việt, tiếng Việt người ngoại thường kêu lên là thứ tiếng phức tạp, vâng nói cho đúng hơn nó là thứ ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhưng đa dạng không có nghĩa là nói như thế này thì phải hiểu như thế khác, tôi không đồng ý với quan điểm cho rằng "thơ viết ra như thế này, ai muốn hiểu sao thì hiểu", đó chỉ là cách nói cho văn vẻ thôi,sáng tác thơ thì phải có một chủ đích nhất định; trở lại với vấn đề chữ hương, đã nói là hương cũng có nghĩa là nó mang một mùi mà mùi của nó phải dễ chịu, hương xoài tại sao lại gọi hương xoài tại vì nó có mùi thơm của trái xoài, hoặc xa hơn nó còn có mùi của bông xoài, tất cả những tính chất đó nó gợi ra được cái hương, nên ta gọi hương xoài, chứ nếu không ,có một trái xoài thối thì tôi gọi là hương xoài thối được không, đó như vậy đó thì tất những thứ hương khác nó cũng được hình thành như vậy. cho nên không thể gọi là hương đường , hương muối được!!! đúng là tiếng Việt diễn đạt rất chuẩn xác, ngôn ngữ đa dạng đa nghĩa thì nó cũng nằm trong cái logic đa dạng đa nghĩa của nó chứ không thể khác được.

Tôi là dân ở quê, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai nói là hương rạ, người ta có nhớ quê thì người ta nói nhớ hương lúa , bởi vì lúa nó thơm nên nó mới có chữ hương ghép vào, hoặc là ta nhớ trong tâm tưởng cái mùi rơm rạ, và nếu người ta cách điệu lên một chút thì gọi là nhớ hương rạ, nhưng từ mùi rạ để lên hương rạ rồi hôn lên rạ hãy còn xa lắm.

Nếu ai bảo với tôi , "vậy thì cậu cho rằng hương đất , hương rừng thì sao...", à câu này thì khó , nhưng bạn biết đấy, hương đất là nó biểu hiện bao trùm của nhiều thứ hương, trong đó có cả hương tình yêu, hương quê, hương xứ sở nó là đại diện cho một "tập" chỗ này phải thêm một chữ tiếng Pháp chua nghĩa như các cụ thì mới hay.

Thế thì hương rạ đã đạt được cái biểu hiện cho một tập chưa, có lẽ là chưa, bởi vì vẫn còn hongkong tui chưa cuối đầu chui vô cái " tập " hương rạ đó, thân ái chào chị.

 

HC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

"Cánh đồng tuổi nhỏ" và "hương rạ" là hai bài thơ về đề tài kí ức tuổi thơ về một miền quê máu thịt. Tôi đã đọc qua một vài lời bình của thành viên và rồi nói rằng: "Thơ ca làm sao mà nhìn nó bằng cấp độ xã hội học dung tục được". Ví như việc "hôn lên mái rạ"; làm sao mà không được nhỉ? Nghệ thuật thơ ca thì việc này có gì mà bàn. Theo tôi, "hôn" là nhãn tự của bài thơ này. Thử loại nó ra ngoài, lựa chọn khác đi, thì "hương rạ" bài thơ này chỉ còn là thứ "hương vu vơ".

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Gởi bạn thieule,

 

Bạn nói vậy thì tôi chịu thua , thực ra thì lý luân trong văn chương rất khó, không cứ hể cái này được thì cái kia cũng được, nó không phải theo cách chúng ta cảm nhận, mà bác bỏ đi tính biện luận của ngôn ngữ, ngôn ngữ luôn luôn ở chung quanh ta, nó không phải là thứ gì xa vời lắm, thực sự nếu một bài thơ vừa mới đọc lên mà nó không có cảm xúc gì thì rõ ràng đó không phải là một bài thơ hay , cho dù nó có được luận lý thế nào đi nữa, vì sao vậy , vì ngôn ngữ thực không quá khó hiểu đối với chúng ta. Một người chế biến máy móc thì họ phải đi từ những chi tiết rồi sau đó mới sản xuất ra ( sản phẩm), còn một người làm nghệ thuật thì khác hẵn, họ phải có cuộc sống trải nghiệm, và nhờ đó vốn sống đã để lại trong tiềm thức, cho nên khi sáng tác họ không đi từ chi tiết , mà họ có thể sáng tác ngay ra một tác phẩm, rồi sau đó mới kiểm chứng lại, cho nên trong văn chương mà sáng tác như cách xếp chữ thì liệu rằng nó có giống như chế tạo một cái máy không, chúng ta cầm bút để phê bình thơ hay nói một cách đơn giản hơn là tìm hiểu một bài thơ, thì cũng có nghĩa là ta đi ngược lại từ sản phẩm để đi luận tìm những chi tiết của nó, nói như vậy thì cũng có nghĩa là một bài thơ hay luôn rất dễ cảm nhận, nó không phải là những thứ khó hiểu để rồi nghiền ngẩm mà tự dưng cho nó hay,

Một bài thơ không tạo ra nhiều cảm xúc thì tất nhiên những chi tiết cuả nó cũng y hệt như vậy, ở trong bài thơ này, chữ hương rạ nó đã diễn tả đúng cảm xúc của người nông thôn chưa, thường thì chữ hương phải mang trong nó một cảm giác dễ chịu , chẳng hạn như hương rừng, thì rừng bản thân của nó đã có mùi thơm của những loài hoa, và cộng với mùi thanh khiết của rừng, Hương Thầm tựa đề một bài thơ của Phan thị Thanh Nhàn, trong đó nó chất chứa hương bưởi, còn hương rạ nó đã tích đủ những điều kiện mà ta cảm nhận hay chưa, hay nó chỉ là một cách ghép chữ, rồi sau đó chúng ta cứ nói cái này nó giống cái kia, ừ thì cũng được, có hương đất hương rừng , hương đồng nội thì đây có hương rạ, thực là chúng ta chỉ biết xem trên ngôn ngữ rồi thấy ra vậy, chứ chúng ta thử về vùng quê ta nói chữ hương rạ người vùng quê họ có nghe cho không, mà có khi họ cho là văn vẻ trưởng giả, chữ nghĩa thì nó nằm quanh ta , nhưng đã luận lý thì nó không đơn giản, ta cứ bảo nó như thế này ,nó phải như thế kia, lấy cái gì để chứng minh, lý luận thì nó phải có logic, chứ không thể à cái này được thì cái kia được, một bài thơ khi nó lọt vào trong cảm xúc của ta rồi thì sau đó ta mới nghiền ngẫm, ngay chính tác giả của nó cũng phải vậy thôi , nó là một quá trình đi ngược so với một quá trình để chế tạo ra một chiếc máy.

Bạn thấy đó, bạn nói bạn hôn lên mái rạ , bạn đã thật bụng chưa, nó khó lắm , nó không gieo vào người đọc một cảm xúc thật, còn như bạn legiang có nhắc tới việc hôn lên bàn chân ,thì hôn lên bàn chân là một cảm xúc có thật,trong bài này thí dụ bạn nói hôn lên cánh đồng rạ thì tôi chịu ,nó là cài hôn trừu tượng, không cụ thể, đằng này bài viết là hôn lên mái rạ là một cái hôn cụ thể, thì nó khó vẻ nên một cảm xúc thật, có cái cụ thể(mái rạ) lại khó thực hiện được một cái cụ thể ( là cái hôn), thì nó là một mệnh đề sai, giống như phương pháp "qui nạp" vậy đó.

Cứ nói loanh quanh , nhưng bài này ngay lúc đầu đã không cho tôi một cảm xúc gì, thường tôi đọc thơ tôi thấy hay liền rồi sau đó tôi mới phân tích , chứ thơ mà khó hiểu quá thì e rằng chỉ có người làm thơ hiểu với nhau thôi, và ai cũng phải nghiệm ra điều này, khi một mặt hàng bị khách hàng quay lưng thì chính là lúc những chủ hàng tự trao đổi với nhau , không riêng gì trong văn học, mà có thể thấy tất cả những thứ khác trong đời sống cũng đều theo chung một qui luật, chẳng hạn một ngày nào đó người ta không ưa chuộng bóng đá nữa thì chỉ có những người đá bóng coi với nhau thôi, vậy câu hỏi này có đặt ra cho các nhà làm thơ bây giờ không,!!...Nhưng có một điều thơ ca lại là một sản phẩm văn hóa, nó không phải là một món hàng giải trí thuần túy,cho nên nó phải tạo một sức hút hơn nữa để đi lên .

 

HC.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Khách
This topic is now closed to further replies.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...