Jump to content

Kieu Anh Huong

Thành viên
  • Số bài viết

    691
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    1

Mọi thứ được đăng bởi Kieu Anh Huong

  1. CHÁY BỎNG NHỮNG “SUY TƯ TRƯỜNG SƠN” ( Nhân đọc bài thơ : “Suy tư Trường Sơn” in trong tập “ Gặp lại tuổi hai mươi”)* NHÀ THƠ : THANH THẢO Nhân ngày 22/12, xin được bình một đoạn thơ trong tập thơ này : “Con đường ta đi trong mù sương Bom thù dội, cháy lưng đèo trước mặt Con gõ kiến cúi đầu: Cộc ! Cộc ! Bên gốc thông khói cuộn hương buồn... Con tắc kè đếm thời gian vô tận, vô cùng ! Con khỉ sải từng cánh tay Đếm cây rừng cao thấp Con hổ lặng thinh bên rừng già hun hút Nín chờ những bàn chân người lính đi qua ... Con nhện chăng tơ, rối cả mắt trẻ trai Con mối đùn lên làm nấm mồ khô khốc ? Chỉ có những câu thơ trong cổ tích Làm dịu nỗi đau của rừng.. Khi tiếng chim cu gáy vọng cuối đường Là khi chú tắc kè Giã vào đêm thăm thẳm .. ánh sáng chói vàng trong tầm mắt Bỗng tối sầm sau vách núi thung sâu ! Bài thơ gây xúc động với những hình ảnh sinh động về Trường Sơn, những hình ảnh mà dẫu ai đã qua Trường Sơn một lần trong chiến tranh, chắc còn nhớ mãi. Nhưng cái suy tư đau đáu của bài thơ này lại nằm ở phần cuối, ở những dòng thơ cuối: “Nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng Trụi lá, Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu, đen đủi, Có khi nào lòng ta chợt hỏi : Rừng ơi, ngươi có trách ta ? Trường sơn ơi, người có trách ta ? Xin đừng hát nữa lời ngợi ca, Hãy cứu lấy những gì còn sót lại ! “ Tháng 9.1978 Sau 23 năm, bây giờ càng thấm thía với lời cảnh báo trong bài thơ của một người lính, hồi ấy còn rất trẻ. Hãy giữ lấy Trường Sơn, cả những cánh rừng và cả những kỷ niệm, hãy bớt ngợi ca đi và hãy hành động, để cứu lấy những cánh rừng. Bọn quan tặc và lâm tặc đang đốn ngã cả những gì thiêng liêng nhất mà chúng ta hằng đổ máu để gìn giữ. (*) Bài viết đã in trong tập nguyệt san “Kiến thức gia đình“ – phụ san của báo Nông nghiệp Việt Nam, tháng 12/2001, trang Thanh Thảo và Thơ.
  2. CÕI LÒNG NGƯỜI LÍNH Bài viết của nhà văn. Nguyễn Quang Hà (nguyên TBT Tạp chí Sông Hương) nhân đọc tập thơ “Gặp lại tuổi hai mươi“ của Kiều Anh Hương. Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện“ có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng ..” Những người sống được chăng hay chớ, sống “nước chảy bèo trôi..” không thể có được tâm trạng dằn vặt cho “khát vọng” của mình đến vậy. Tôi gấp sách lại, đoán xem đường đi của tác giả trong tập thơ này..? Anh vốn là một người đã có ít thơ đăng trên tạp chí Sông Hương của Huế chúng tôi, nhưng chưa có một câu tâm trạng nào viết thành thơ hay thế. Mở sách đọc tiếp, bài “Cao thấp”, vẫn tâm trạng thăm thẳm ấy: “... Bây giờ Chúng mình lớn lên Những trang đời úp mở... Những đồng tiền sấp ngửa Đỏ den...” Tôi có cảm giác bão tố đang cuộn cuộn dâng trong Kiều Anh Hương. Đến bài thứ ba “Tặng em gái Ngọc Hà“ : “Bài thơ nào viết cho Mẹ và Em Lời chân thật, bỗng trở thành xa lạ Cuộc sống mới cứ ù à, ù ập...” Lắng lại phút chốc, tôi bỗng nhận ra đây là con người cần thiết của cuộc đời này, của hôm nay, của cuộc sống đầy biến động vây quanh chúng ta từng ngày. Người không có trách nhiệm với cuộc sống có kẻ thì than thở, có kẻ thì quay mặt, có kẻ phát khùng chửi bới, cũng có kẻ dám đối mặt bằng chính thơ mình. Khi biết Kiều Anh Hương vốn là người lính trận mạc đã đánh Mỹ ở A-Lưới, Tà-Cơn, Động-Tranh và ngay cả ở Huế nữa thì tôi yên lòng. Chỉ có người lính thực thụ, đã dám sống xả thân, sống cho một khát vọng, bây giờ đứng trước những thời vận “đỏ-đen“ mới vật vã mình đến vậy. Tôi gỡ rối bằng cách lần tìm đầu mối của Kiều Anh Hương, rất may tôi đã gặp. Anh đã giải thích cái lẽ cầm súng của mình : ”Tháng giêng, tháng hai Cái mủng rách, mẹ mòn tay Qua nhà người mượn vay, cầm cố Em đói ăn khóc lả trên nôi Cha thì lo ngược rừng Kiếm củi kịp về chợ chiều đổi sắn..” (Đất Làng) Sự cơ cực là điểm xuất phát vùng lên của dân tộc này. Phải thấm nỗi đau, nỗi nhục hai triệu rưỡi người chết đói năm 1945 mới hiểu nỗi khát khao “độc lập”. Thế hệ đàn anh của chúng tôi cũng lên đường cùng một cảnh ngộ : “Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá“ chỉ có cách giải thích ấy mới hiểu được cội nguồn cái lẽ : “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng“, vì “ta yêu sao làng quê non nước này“.. Cái quê hương của những người cầm súng chúng tôi có một tên gọi đầy hãnh diện : “Việt Nam“. Điều đó cũng lý giải được vì sao khi chúng tôi đi trong hàng ngũ cách mạng thì coi cái chết nhẹ như lông hồng. Những người không cùng thời khó hiểu được “Ngày hội của cách mạng“ là như thế nào và Kiều Anh Hương đã nói rất đúng tâm trạng của chúng tôi, thế hệ chúng tôi thời ấy, thời khát vọng tự do đã gặp được chân lý : “Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc“.. (Nhớ một thời) Đội ngũ những người lính đúng là “người ngươi, lớp lớp“, dù hoàn cảnh nào, dáng đi của họ vẫn hiên ngang. “Quãng đời vai quàng súng Chân dép lốp lội rừng Lưng cõng đầy gió núi..” (Thấy lại tuổi hai mươi) Đó là một dòng thác hăm hở, dòng thác xuyên rừng, băng qua mọi gian lao : “Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng..” (Ở rừng) Song nói tới người lính là phải nói tới súng đạn. Chính ở chỗ đó mới là nơi đích thực thử thách khát vọng của mình, mới là nơi đủ chứng cứ để nói rằng đâu là “dạ sắt, gan vàng”. Kiều Anh Hương tả “Cái hầm trên đèo“ của mình trong tư thế của người lính ấy: “Sáng sáng, mưa bom Chiều chiều, bão đạn Đêm đêm, pháo sáng Hầm vẫn bám đường..” Và rồi ở chốt “Tà Lương” chỉ cách Huế chừng ba chục cây số... thao thức chờ từng đợt bom thù dội trên đầu, không biết liệu mình có sống qua được sau trận bom tiếp theo. “ Tà Lương, một ngày không tính bằng một ngày Chỉ được tính bằng những lần đang thức Bom B.52 không chia thành khoảng cách “... Có chờ bom B.52 trong đêm mới hiểu mỗi giây trôi qua nặng nề đến thế nào! Nhân cách người lính là ở chỗ đó, dám đối mặt với bom đạn, nói cách khác là không sợ chết - Tức là dũng cảm! Người Quảng Trị đã tổng kết : Mỗi người dân Vĩnh Linh chịu bình quân 7 tấn bom trên đầu. Chiến trường Huế cũng không thua gì chiến trường Quảng Trị đâu. Nghiệt ngã vô cùng. Không chỉ bom đạn nghiệt ngã, mà cả miếng ăn cũng nghiệt ngã. Có lá thư của anh em viết ra, suốt bảy ngày không có cơm để dán phong bì. Có người chết vì đói quá, ăn phải quả độc. Phải ở chiến trường miền Nam những năm đánh Mỹ mới hiểu thế nào là bom đạn, đói khát. Có lúc trong mặt trận Thừa Thiên, nơi mà Kiều Anh Hương đã sống, chúng tôi đã tâm sự thật với nhau rằng : nếu ai sống ba năm, kiểu sống của người lính chúng tôi ở đất Thừa Thiên đói cơm, đói đạn nhường ấy đã xứng đáng là anh hùng rồi. Sống kề bên cái chết như thế, súng đạn dạy con người ta lòng nhân ái. Những kỷ niệm năm tháng nặng lòng đã cho Kiều Anh Hương những tứ thơ thật hay : “Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau Giữa cuộc đời thường..” (Cao thấp) Tôi tin rằng người lính, vâng người lính, đã trả giá cuộc đời bằng máu xương mình nên họ bao giờ cũng nhân ái. Tôi rất đồng ý với Kiều Anh Hương khi anh nói : “Tấm màn lính quây tròn kỷ niệm Vẫn phồng căng hơi thở bốn phương trời “ (Đêm ký túc xá) Tôi dám nói vậy, vì tôi đã đọc ở đâu câu thơ này : “Từ khi gắn ngôi sao vàng trên mũ, ta đã là con của vạn nhà“. Chính người chiến sĩ Việt Nam là người có hạnh phúc nhất, vì đi đến đâu họ cũng có “Người Mẹ”. Bất cứ người mẹ Việt Nam nào cũng gọi các anh bộ đội là “Con”. Có chuyện thật này : anh bộ đội trong hầm bí mật. Mỹ – Ngụy tới, bắt mẹ tra khảo. Chúng lấy tôn quấn quanh Mẹ, dùng rơm đốt nóng dần, nóng dần. Mẹ vẫn không khai. Cuối cùng Mẹ chết. Người lính lên hầm, mở tôn ra, da thịt Mẹ dính vào tôn. Anh bất giác oà khóc và gọi : “Mẹ ơi !”. Không có tình cảm ấy, Kiều Anh Hương không thể có được những câu nghĩ về bạn bè mình sâu nặng đến thế, dù lúc đó anh đã ngồi trên ghế trường Đại học : “Biết giờ này bạn ở nơi nào Rừng biên giới hay sóng xô hải đảo Mảnh trăng cuối tuần còn bên sườn núi Cánh võng phập phồng... giấc ngủ có tròn không ?” (Đêm ký túc xá) Kiều Anh Hương gắn bó lòng mình với đồng đội như thế đấy. Và phải thật là người lính anh mới nhìn Tổ Quốc mình một cách hết sức rạch ròi. Đau đấy, có lúc thật đau, nhưng bình tĩnh. Chả thế mà chỉ trong một bài thơ, hai khổ thơ để cạnh nhau, anh đã thấy Tổ Quốc mình dáng vươn vai đứng dậy hào hùng, dẫu mới 25 năm. “ Tấm huân chương năm một chín bảy lăm Không đổi được áo cơm cho con thời hậu chiến... ..... Năm 2000 đến thật rồi kia Con chợt thấy trên ngực cha lấp lánh Tấm huân chương cuộc đời Được tô lại bằng mồ hôi, nước mắt Bằng trái tim kiêu hãnh làm người ..” (Tấm huân chương cuộc đời ) Tôi hiểu hình tượng “Cha“ trong thơ Kiều Anh Hương là Tổ Quốc. Vậy Tổ Quốc chúng ta kiêu hãnh làm sao. Đọc ba câu đầu, tôi giật mình. Đọc tiếp năm câu sau, tôi trút một hơi thở dài khoan khoái, như trút được một gánh nặng. Kiều Anh Hương rất giản dị giải thích những trạng thái tâm hồn mình, có lý, có tình: “Một chút hương hoa thôi Cũng thoảng thầm bao thương nhớ“. Đọc thơ Hương, quả thật tôi như được sống lại tuổi hai mươi của đời mình. Chúng tôi được sống đến hôm nay đã là may lắm. Đại đội tôi 155 đứa, bây giờ chỉ còn 39 đứa đây. Càng thương nhớ bạn càng hiểu cuộc đời. Sự cảm thông ấy giúp tôi gặp Hương ở cái mối hàn nối hiện tại bây giờ với quá khứ ngày xưa : “Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội “ Thơ Kiều Anh Hương là một tấm lòng người lính Trị Thiên. Huế, ngày 22/12/2001 N.Q.H
  3. CÕI LÒNG NGƯỜI LÍNH Bài viết của nhà văn. Nguyễn Quang Hà (nguyên TBT Tạp chí Sông Hương) nhân đọc tập thơ “Gặp lại tuổi hai mươi“ của Kiều Anh Hương. Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện“ có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng ..” Những người sống được chăng hay chớ, sống “nước chảy bèo trôi..” không thể có được tâm trạng dằn vặt cho “khát vọng” của mình đến vậy. Tôi gấp sách lại, đoán xem đường đi của tác giả trong tập thơ này..? Anh vốn là một người đã có ít thơ đăng trên tạp chí Sông Hương của Huế chúng tôi, nhưng chưa có một câu tâm trạng nào viết thành thơ hay thế. Mở sách đọc tiếp, bài “Cao thấp”, vẫn tâm trạng thăm thẳm ấy: “... Bây giờ Chúng mình lớn lên Những trang đời úp mở... Những đồng tiền sấp ngửa Đỏ den...” Tôi có cảm giác bão tố đang cuộn cuộn dâng trong Kiều Anh Hương. Đến bài thứ ba “Tặng em gái Ngọc Hà“ : “Bài thơ nào viết cho Mẹ và Em Lời chân thật, bỗng trở thành xa lạ Cuộc sống mới cứ ù à, ù ập...” Lắng lại phút chốc, tôi bỗng nhận ra đây là con người cần thiết của cuộc đời này, của hôm nay, của cuộc sống đầy biến động vây quanh chúng ta từng ngày. Người không có trách nhiệm với cuộc sống có kẻ thì than thở, có kẻ thì quay mặt, có kẻ phát khùng chửi bới, cũng có kẻ dám đối mặt bằng chính thơ mình. Khi biết Kiều Anh Hương vốn là người lính trận mạc đã đánh Mỹ ở A-Lưới, Tà-Cơn, Động-Tranh và ngay cả ở Huế nữa thì tôi yên lòng. Chỉ có người lính thực thụ, đã dám sống xả thân, sống cho một khát vọng, bây giờ đứng trước những thời vận “đỏ-đen“ mới vật vã mình đến vậy. Tôi gỡ rối bằng cách lần tìm đầu mối của Kiều Anh Hương, rất may tôi đã gặp. Anh đã giải thích cái lẽ cầm súng của mình : ”Tháng giêng, tháng hai Cái mủng rách, mẹ mòn tay Qua nhà người mượn vay, cầm cố Em đói ăn khóc lả trên nôi Cha thì lo ngược rừng Kiếm củi kịp về chợ chiều đổi sắn..” (Đất Làng) Sự cơ cực là điểm xuất phát vùng lên của dân tộc này. Phải thấm nỗi đau, nỗi nhục hai triệu rưỡi người chết đói năm 1945 mới hiểu nỗi khát khao “độc lập”. Thế hệ đàn anh của chúng tôi cũng lên đường cùng một cảnh ngộ : “Quê hương anh nước mặn đồng chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá“ chỉ có cách giải thích ấy mới hiểu được cội nguồn cái lẽ : “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng“, vì “ta yêu sao làng quê non nước này“.. Cái quê hương của những người cầm súng chúng tôi có một tên gọi đầy hãnh diện : “Việt Nam“. Điều đó cũng lý giải được vì sao khi chúng tôi đi trong hàng ngũ cách mạng thì coi cái chết nhẹ như lông hồng. Những người không cùng thời khó hiểu được “Ngày hội của cách mạng“ là như thế nào và Kiều Anh Hương đã nói rất đúng tâm trạng của chúng tôi, thế hệ chúng tôi thời ấy, thời khát vọng tự do đã gặp được chân lý : “Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc“.. (Nhớ một thời) Đội ngũ những người lính đúng là “người ngươi, lớp lớp“, dù hoàn cảnh nào, dáng đi của họ vẫn hiên ngang. “Quãng đời vai quàng súng Chân dép lốp lội rừng Lưng cõng đầy gió núi..” (Thấy lại tuổi hai mươi) Đó là một dòng thác hăm hở, dòng thác xuyên rừng, băng qua mọi gian lao : “Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng..” (Ở rừng) Song nói tới người lính là phải nói tới súng đạn. Chính ở chỗ đó mới là nơi đích thực thử thách khát vọng của mình, mới là nơi đủ chứng cứ để nói rằng đâu là “dạ sắt, gan vàng”. Kiều Anh Hương tả “Cái hầm trên đèo“ của mình trong tư thế của người lính ấy: “Sáng sáng, mưa bom Chiều chiều, bão đạn Đêm đêm, pháo sáng Hầm vẫn bám đường..” Và rồi ở chốt “Tà Lương” chỉ cách Huế chừng ba chục cây số... thao thức chờ từng đợt bom thù dội trên đầu, không biết liệu mình có sống qua được sau trận bom tiếp theo. “ Tà Lương, một ngày không tính bằng một ngày Chỉ được tính bằng những lần đang thức Bom B.52 không chia thành khoảng cách “... Có chờ bom B.52 trong đêm mới hiểu mỗi giây trôi qua nặng nề đến thế nào! Nhân cách người lính là ở chỗ đó, dám đối mặt với bom đạn, nói cách khác là không sợ chết - Tức là dũng cảm! Người Quảng Trị đã tổng kết : Mỗi người dân Vĩnh Linh chịu bình quân 7 tấn bom trên đầu. Chiến trường Huế cũng không thua gì chiến trường Quảng Trị đâu. Nghiệt ngã vô cùng. Không chỉ bom đạn nghiệt ngã, mà cả miếng ăn cũng nghiệt ngã. Có lá thư của anh em viết ra, suốt bảy ngày không có cơm để dán phong bì. Có người chết vì đói quá, ăn phải quả độc. Phải ở chiến trường miền Nam những năm đánh Mỹ mới hiểu thế nào là bom đạn, đói khát. Có lúc trong mặt trận Thừa Thiên, nơi mà Kiều Anh Hương đã sống, chúng tôi đã tâm sự thật với nhau rằng : nếu ai sống ba năm, kiểu sống của người lính chúng tôi ở đất Thừa Thiên đói cơm, đói đạn nhường ấy đã xứng đáng là anh hùng rồi. Sống kề bên cái chết như thế, súng đạn dạy con người ta lòng nhân ái. Những kỷ niệm năm tháng nặng lòng đã cho Kiều Anh Hương những tứ thơ thật hay : “Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau Giữa cuộc đời thường..” (Cao thấp) Tôi tin rằng người lính, vâng người lính, đã trả giá cuộc đời bằng máu xương mình nên họ bao giờ cũng nhân ái. Tôi rất đồng ý với Kiều Anh Hương khi anh nói : “Tấm màn lính quây tròn kỷ niệm Vẫn phồng căng hơi thở bốn phương trời “ (Đêm ký túc xá) Tôi dám nói vậy, vì tôi đã đọc ở đâu câu thơ này : “Từ khi gắn ngôi sao vàng trên mũ, ta đã là con của vạn nhà“. Chính người chiến sĩ Việt Nam là người có hạnh phúc nhất, vì đi đến đâu họ cũng có “Người Mẹ”. Bất cứ người mẹ Việt Nam nào cũng gọi các anh bộ đội là “Con”. Có chuyện thật này : anh bộ đội trong hầm bí mật. Mỹ – Ngụy tới, bắt mẹ tra khảo. Chúng lấy tôn quấn quanh Mẹ, dùng rơm đốt nóng dần, nóng dần. Mẹ vẫn không khai. Cuối cùng Mẹ chết. Người lính lên hầm, mở tôn ra, da thịt Mẹ dính vào tôn. Anh bất giác oà khóc và gọi : “Mẹ ơi !”. Không có tình cảm ấy, Kiều Anh Hương không thể có được những câu nghĩ về bạn bè mình sâu nặng đến thế, dù lúc đó anh đã ngồi trên ghế trường Đại học : “Biết giờ này bạn ở nơi nào Rừng biên giới hay sóng xô hải đảo Mảnh trăng cuối tuần còn bên sườn núi Cánh võng phập phồng... giấc ngủ có tròn không ?” (Đêm ký túc xá) Kiều Anh Hương gắn bó lòng mình với đồng đội như thế đấy. Và phải thật là người lính anh mới nhìn Tổ Quốc mình một cách hết sức rạch ròi. Đau đấy, có lúc thật đau, nhưng bình tĩnh. Chả thế mà chỉ trong một bài thơ, hai khổ thơ để cạnh nhau, anh đã thấy Tổ Quốc mình dáng vươn vai đứng dậy hào hùng, dẫu mới 25 năm. “ Tấm huân chương năm một chín bảy lăm Không đổi được áo cơm cho con thời hậu chiến... ..... Năm 2000 đến thật rồi kia Con chợt thấy trên ngực cha lấp lánh Tấm huân chương cuộc đời Được tô lại bằng mồ hôi, nước mắt Bằng trái tim kiêu hãnh làm người ..” (Tấm huân chương cuộc đời ) Tôi hiểu hình tượng “Cha“ trong thơ Kiều Anh Hương là Tổ Quốc. Vậy Tổ Quốc chúng ta kiêu hãnh làm sao. Đọc ba câu đầu, tôi giật mình. Đọc tiếp năm câu sau, tôi trút một hơi thở dài khoan khoái, như trút được một gánh nặng. Kiều Anh Hương rất giản dị giải thích những trạng thái tâm hồn mình, có lý, có tình: “Một chút hương hoa thôi Cũng thoảng thầm bao thương nhớ“. Đọc thơ Hương, quả thật tôi như được sống lại tuổi hai mươi của đời mình. Chúng tôi được sống đến hôm nay đã là may lắm. Đại đội tôi 155 đứa, bây giờ chỉ còn 39 đứa đây. Càng thương nhớ bạn càng hiểu cuộc đời. Sự cảm thông ấy giúp tôi gặp Hương ở cái mối hàn nối hiện tại bây giờ với quá khứ ngày xưa : “Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội “ Thơ Kiều Anh Hương là một tấm lòng người lính Trị Thiên. Huế, ngày 22/12/2001 N.Q.H
  4. 46. TẤM ÁO MÙA ĐÔNG Khi ngọn gió bắc xoáy về Luỹ tre làng xào xạc Con chim nhỏ nào Bay đi tìm tổ mới nơi phương trời xa lắc.. Để lại những nhành khô Mù đông ! Mùa đông ! Bao người khoe sắc ấm Tím đỏ trăm màu vời vợi Hoa vương đầy trên áo những lứa đôi Cứ mỗi lần, mỗi lần cánh chim bay xa Cây xoan dâu ngõ nhà tôi trơ những nhành khô bé bỏng Là mỗi lần tôi mặc tấm áo Nhớ mãi một bàn tay... Hà Nội 1979 47. NHỠ HẸN Anh đến Bất ngờ Không gặp ! Cái buồn Dọc theo Đường về. Bấm ngón tay, Tính ngày tháng Chợt hiểu rằng : - Mười ngón còn... So le ! Hà nội 10-1979 48. TẢN MẠN HUẾ, NGÀY GẶP LẠI Thân tặng nữ ytá Bích, Lương Bệnh viên 217-Trường Sơn-Anh hùng Có một khoảng trời trong mắt Huế tôi thương Mười bốn năm rồi, Bây giờ gặp lại Ơi cô gái của miền Kinh Bắc Ngọn gió nào đưa em về đây. Nơi Cố Đô yêu, ta lại cầm tay Nhưng không phải để âu lo, thao thức Chiến thắng rồi, thôi em đừng khóc Nhắc chi hoài chuyện cũ, năm xưa.. Gió A-Sầu và nắng sông Hương, Làm nước da em bây giờ xạm lại Nhưng ánh mắt biếc xanh thì mãi mãi Không bao giờ phai nhạt trong anh ! Tuổi hai mươi cho ta gặp nhau Giữa chiến trường một thời tàn khốc Anh đã vượt qua tử thần, Khi sự sống chỉ như còn " Ngàn cân treo sợi tóc.." Cũng bởi vì máu thắm tình Em ! Thương Huế rồi, nay anh càng yêu hơn ! Đèo 40 Trường Sơn 1974 Huế - 1988 49. Kỷ niệm 10 năm về trước Kính tặng Trường ĐHBK Hà Nội 25 tuổi Mười năm trước , anh đã đến với trường Ươm một chồi non dọc con đường đôi ấy Bom giặc Mỹ rơi vào lòng Hà Nội Những mầm non nương nhau vươn lên Không còn ai có thể ngồi yên Cả nước dồn ra tuyến lửa Trời Lạng Sơn, những ngày sơ tán Đốt cháy lòng bao cuộc tiến đưa.. Mười năm anh đi, cây đã lên xanh Dưới bóng mát hàng cây, bao lớp người tuổi trẻ Qua con đường đôi - bước lên bục giảng Say sưa nói về tương lại ... Bây giờ anh trở về đây, Bên những giảng đường cao lộng gió Có những phòng học đơn sơ vừa dựng vội Vữa vôi thô, bàn ghế mới thơm nồng Chiếc bàn xinh màu gỗ xà cừ Tuổi cũng vừa tròn 10 năm thương nhớ Cuốn sách đẹp lật từng trang mở Hai mươi lăm năm - mái trường Bách Khoa ! Hà Nội 24/10/1979 50. MẮT BIẾC NGÀY XƯA Lại những đêm nồng nàn hoa sữa Gió vô tình vương qua hồn tôi Để chợt nhớ một khoảng trời xa ngái Dáng em như ngôi sao ban mai ! Có thể rồi nắng sẽ tràn vai áo bạc, tóc phai, Tất cả chỉ còn là ký ức Có thể rồi mưa ướt mắt Không bến không bờ, Mãi mãi Anh không Em ! Có thể rồi tất cả sẽ lãng quên Nhưng mắt biếc thì mãi xanh muôn thuở Ước gì cái ngày xưa ấy Lại quay về ngập tràn hồn tôi ! Một chút hương hoa thôi Cũng ấm nồng thương nhớ ! Hà nội 10/2000 ----------------------------------- THƠ - KIỀU ANH HƯƠNG : GẶP LẠI TUỔI HAI MƯƠI Nhà xuất bản Hội nhà văn- 65 Nguyễn Du – Hà Nội Tel & Fax : 04.8222135.Email : nxbhoinhavan@hn.vnn.vn. Chịu trách nhiệm xuất bản : Nguyễn Phan Hách Biên tập : Phòng văn học trong nước Vẽ bìa : Lan Hương/Sửa bản in : Bích Ngọc. In 1.000 cuốn, khổ 13 x 19, tại xưởng in GTVT. Giấy đăng ký KHXB số : 1/1386/XB-QLXB cấp ngày 12/10/2001. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11/2001.
  5. 46. TẤM ÁO MÙA ĐÔNG Khi ngọn gió bắc xoáy về Luỹ tre làng xào xạc Con chim nhỏ nào Bay đi tìm tổ mới nơi phương trời xa lắc.. Để lại những nhành khô Mù đông ! Mùa đông ! Bao người khoe sắc ấm Tím đỏ trăm màu vời vợi Hoa vương đầy trên áo những lứa đôi Cứ mỗi lần, mỗi lần cánh chim bay xa Cây xoan dâu ngõ nhà tôi trơ những nhành khô bé bỏng Là mỗi lần tôi mặc tấm áo Nhớ mãi một bàn tay... Hà Nội 1979 47. NHỠ HẸN Anh đến Bất ngờ Không gặp ! Cái buồn Dọc theo Đường về. Bấm ngón tay, Tính ngày tháng Chợt hiểu rằng : - Mười ngón còn... So le ! Hà nội 10-1979 48. TẢN MẠN HUẾ, NGÀY GẶP LẠI Thân tặng nữ ytá Bích, Lương Bệnh viên 217-Trường Sơn-Anh hùng Có một khoảng trời trong mắt Huế tôi thương Mười bốn năm rồi, Bây giờ gặp lại Ơi cô gái của miền Kinh Bắc Ngọn gió nào đưa em về đây. Nơi Cố Đô yêu, ta lại cầm tay Nhưng không phải để âu lo, thao thức Chiến thắng rồi, thôi em đừng khóc Nhắc chi hoài chuyện cũ, năm xưa.. Gió A-Sầu và nắng sông Hương, Làm nước da em bây giờ xạm lại Nhưng ánh mắt biếc xanh thì mãi mãi Không bao giờ phai nhạt trong anh ! Tuổi hai mươi cho ta gặp nhau Giữa chiến trường một thời tàn khốc Anh đã vượt qua tử thần, Khi sự sống chỉ như còn " Ngàn cân treo sợi tóc.." Cũng bởi vì máu thắm tình Em ! Thương Huế rồi, nay anh càng yêu hơn ! Đèo 40 Trường Sơn 1974 Huế - 1988 49. Kỷ niệm 10 năm về trước Kính tặng Trường ĐHBK Hà Nội 25 tuổi Mười năm trước , anh đã đến với trường Ươm một chồi non dọc con đường đôi ấy Bom giặc Mỹ rơi vào lòng Hà Nội Những mầm non nương nhau vươn lên Không còn ai có thể ngồi yên Cả nước dồn ra tuyến lửa Trời Lạng Sơn, những ngày sơ tán Đốt cháy lòng bao cuộc tiến đưa.. Mười năm anh đi, cây đã lên xanh Dưới bóng mát hàng cây, bao lớp người tuổi trẻ Qua con đường đôi - bước lên bục giảng Say sưa nói về tương lại ... Bây giờ anh trở về đây, Bên những giảng đường cao lộng gió Có những phòng học đơn sơ vừa dựng vội Vữa vôi thô, bàn ghế mới thơm nồng Chiếc bàn xinh màu gỗ xà cừ Tuổi cũng vừa tròn 10 năm thương nhớ Cuốn sách đẹp lật từng trang mở Hai mươi lăm năm - mái trường Bách Khoa ! Hà Nội 24/10/1979 50. MẮT BIẾC NGÀY XƯA Lại những đêm nồng nàn hoa sữa Gió vô tình vương qua hồn tôi Để chợt nhớ một khoảng trời xa ngái Dáng em như ngôi sao ban mai ! Có thể rồi nắng sẽ tràn vai áo bạc, tóc phai, Tất cả chỉ còn là ký ức Có thể rồi mưa ướt mắt Không bến không bờ, Mãi mãi Anh không Em ! Có thể rồi tất cả sẽ lãng quên Nhưng mắt biếc thì mãi xanh muôn thuở Ước gì cái ngày xưa ấy Lại quay về ngập tràn hồn tôi ! Một chút hương hoa thôi Cũng ấm nồng thương nhớ ! Hà nội 10/2000 ------------------------------------------------------------------- THƠ - KIỀU ANH HƯƠNG GẶP LẠI TUỔI HAI MƯƠI Nhà xuất bản Hội nhà văn- 65 Nguyễn Du – Hà Nội Tel & Fax : 04.8222135.Email : nxbhoinhavan@hn.vnn.vn. Chịu trách nhiệm xuất bản : Nguyễn Phan Hách Biên tập : Phòng văn học trong nước Vẽ bìa : Lan Hương Sửa bản in : Bích Ngọc. In 2.000 cuốn, khổ 13 x 19, tại xưởng in GTVT. Giấy đăng ký KHXB số : 1/1386/XB-QLXB cấp ngày 12/10/2001. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11/2001.
  6. 41. HYỀN THOẠI MỚI. Kính tặng cố giáo sư-Tiến sĩ Phan-Phải * Hỡi những thần linh, đấng tối cao của muôn loài... Con chim trời đã đem tình yêu về cho Người Đẹp** Những tà thuyết về cỏ cây sinh vật, Bông hoa cũng của ngươi cho Con Người phải biết ngắm nhìn hoa và sống một cuộc đời đói nghèo nhẫn nhục... nở rồi tàn héo. Số phận đã ngự trị ở trên đầu, Hãy lặng im - Hạnh phúc chỉ là điều cảm nhận ! Nhưng chúng tôi đã cầm súng xuyên qua giữa rừng đêm Bông hoa Em ngập ngừng trao anh ngày nhập ngũ Không phải để ngắm nhìn nhau Nước mắt từng thấm ướt vai người ra mặt trận Đất đai như một lời thề Hạnh phúc là những điều rất thật Như cây lúa đó thôi, hạt mẩy, bông dầy.... ta vẫn thầm ước ao... Tôi cầm trên tay bông hoa Anh trao Bông hoa cổ xưa nhất anh vừa tạo lại Và bông hoa của nghìn năm sau huyền thoại Bắt đầu từ những gì ta gặp hôm nay... Bông hoa trăm cánh trăm màu Bông hoa của khát khao hy vọng... Rồi những cánh đồng, lúa trĩu bông ram ráp bàn tay Hạt chín mẩy no tròn nắng mật Khuôn mặt Anh rạng ngời Hạnh phúc Riêng tôi ngơ ngác mắt nhìn... Ngày mai,ngày mai... Chẳng còn xa đâu, trên đất đai này, Khi hạt giống Mẹ gieo không còn sống cuộc đời xưa cũ Đất làng ta, ruộng khoanh vùng gối vụ, nước đủ, phân nhiều... Những huyền thoại về cây ngô, cây lúa Sẽ giục gọi tình yêu người với đất Sinh sôi thêm những mùa vàng.... Hỡi Em, Hạnh phúc ở quanh mình Vất vả đó - nhưng là điều rất thật ! Hà nội,1981 ……………………… * Giáo sư-Tiến sĩ Sinh vật học Phan-Phải, là người đã có công rất lớn trong lĩnh vực lai tạo ra các giống lúa có năng suất cao ở Việt nam và nhiều loài cây trồng mới. ** Người Đẹp trong một bức tranh thánh cổ ở nhà thờ La Mã miêu tả về nguồn gốc người đàn bà đã sáng tạo ra thế giới con người. 42. BÀI THƠ VIẾT TẶNG EM NGÀY 30-4-2000 Tặng Thọ Không thể cứ lặng im Sau tháng năm trôi Vết bỏng thời gian còn đầy dấu sẹo Em ngã xuống đúng ngày độc lập. Khi triệu triệu người hát khải hoàn ca .. Chen giữa Sài Gòn đỏ rực cờ hoa Anh tìm đến một toà soạn báo Với bài thơ chia biệt xót xa Mong được sẻ chia cùng em và đồng đội Nhưng chiến thắng men say còn đó Nên bài thơ ai đã vô tình Ném vào quên lãng Để anh và Em Cùng khắc khoải đợi chờ Từng ngày, từng phút Bài thơ in viết đề tặng Em Bài thơ xưa Sẽ không bao giờ còn được lên khuôn Như Em đã ra đi Mãi không bao giờ trở lại Nhưng anh vẫn rất tin , rất tin Triệu triệu người sẽ thấy Bóng Em vươn lên phía mặt trời Khi Sài Gòn vừa thức dậy Trong tiếng súng rền ba mươi tháng tư ! Em ơi, Giây lát ấy .. Bóng Em còn hơn cả một đài thơ ! Hà nội ngày 30 tháng 4 năm 2000 43. KHÚC HÁT CON CÒ Câu hát xưa : Con cò-con vạc Lặn lội chi tháng ngày .. ? Tôi thương con cò thơ ngây Suốt bốn mùa soi gương áo trắng Tôi ghét con bội bạc Lén ăn cá đồng tôi... Tôi nhớ con cò bay trong ca dao Nhớ khuôn mặt bà rúm răn mưa nắng Tôi nhớ những cánh cò lấp lánh Vội vã bay trong ráng rựng hoàng hôn... Bài hát bà tôi - từ rất xưa Lời hát mẹ tôi - thuở ấu thơ Khúc hát em tôi - thời khôn lớn Cánh cò đan nhau vào giữa cuộc đời ! Tôi lớn lên và tôi đi đánh giặc Bạn bè tôi lại làm thơ và hát Về con cò trong ca dao Thành nỗi niềm day dứt ... Cò ơi - vẫn trắng tinh khôi ! Hà nội 1980 44. KHOẢNG CÁCH MỘT CÂU THƠ "Câu hát từ môi em cất lên và đậu xuống môi anh" Dòng thơ ấy tôi đã thuộc lòng Đến nỗi không còn nhớ rõ Em đã chép tặng tôi ! Chiều nay qua nhà em Tiếng đàn ai xao xuyến Tiếng hát ai cất lên như lỡ nhịp Bâng khuâng không nơi đậu xuống Để căn phòng bỗng dưng chật chội Âm thanh ứ đầy, cứ chạm vào nhau .. Để rồi tan ra Để lại hợp vào Để hai đứa lặng im ở giữa Để tiếng đàn không tắt được Để lời ca không tắt được Để khoảng cách hai ta Cứ ngắn lại và Lặng im ! 17/3/1983 45. KHI TÌNH YÊU LẠI ĐẾN Cầm đàn lên, lòng lại thoáng buồn Biết hát được bài ca gì người hỡi Hoa chi nở vừa thơm, vừa đắng Đầu ngõ nhà em lã chã lá vàng rơi.. Đã mấy mùa đông đốt lửa lên rồi Lửa lại tắt, lại gió lùa cóng buốt So lại phím đàn, lòng thêm ngơ ngác Tiếng trầm rung như muốn vỡ ngực mình ! Cánh chim lẻ loi bay qua chiều buồn Tiếng gọi bạn, cũng lạc nhoà trời đất Đâu khoảng trời xanh - âm thanh cao vút Và trái tim gõ nhịp bài ca ... Nhưng bất chợt, sáng mai nay Câu hát cũ đến nao người bừng dậy Ôm đàn lên - mùa xuân về rồi đấy Em đến kia - tia nắng ấm trong ngần... 10/1980
  7. 41. HYỀN THOẠI MỚI. Kính tặng cố giáo sư-Tiến sĩ Phan-Phải * Hỡi những thần linh, đấng tối cao của muôn loài... Con chim trời đã đem tình yêu về cho Người Đẹp** Những tà thuyết về cỏ cây sinh vật, Bông hoa cũng của ngươi cho Con Người phải biết ngắm nhìn hoa và sống một cuộc đời đói nghèo nhẫn nhục... nở rồi tàn héo. Số phận đã ngự trị ở trên đầu, Hãy lặng im - Hạnh phúc chỉ là điều cảm nhận ! Nhưng chúng tôi đã cầm súng xuyên qua giữa rừng đêm Bông hoa Em ngập ngừng trao anh ngày nhập ngũ Không phải để ngắm nhìn nhau Nước mắt từng thấm ướt vai người ra mặt trận Đất đai như một lời thề Hạnh phúc là những điều rất thật Như cây lúa đó thôi, hạt mẩy, bông dầy.... ta vẫn thầm ước ao... Tôi cầm trên tay bông hoa Anh trao Bông hoa cổ xưa nhất anh vừa tạo lại Và bông hoa của nghìn năm sau huyền thoại Bắt đầu từ những gì ta gặp hôm nay... Bông hoa trăm cánh trăm màu Bông hoa của khát khao hy vọng... Rồi những cánh đồng, lúa trĩu bông ram ráp bàn tay Hạt chín mẩy no tròn nắng mật Khuôn mặt Anh rạng ngời Hạnh phúc Riêng tôi ngơ ngác mắt nhìn... Ngày mai,ngày mai... Chẳng còn xa đâu, trên đất đai này, Khi hạt giống Mẹ gieo không còn sống cuộc đời xưa cũ Đất làng ta, ruộng khoanh vùng gối vụ, nước đủ, phân nhiều... Những huyền thoại về cây ngô, cây lúa Sẽ giục gọi tình yêu người với đất Sinh sôi thêm những mùa vàng.... Hỡi Em, Hạnh phúc ở quanh mình Vất vả đó - nhưng là điều rất thật ! Hà nội,1981 ……………………… * Giáo sư-Tiến sĩ Sinh vật học Phan-Phải, là người đã có công rất lớn trong lĩnh vực lai tạo ra các giống lúa có năng suất cao ở Việt nam và nhiều loài cây trồng mới. ** Người Đẹp trong một bức tranh thánh cổ ở nhà thờ La Mã miêu tả về nguồn gốc người đàn bà đã sáng tạo ra thế giới con người. 42. BÀI THƠ VIẾT TẶNG EM NGÀY 30-4-2000 Tặng Thọ Không thể cứ lặng im Sau tháng năm trôi Vết bỏng thời gian còn đầy dấu sẹo Em ngã xuống đúng ngày độc lập. Khi triệu triệu người hát khải hoàn ca .. Chen giữa Sài Gòn đỏ rực cờ hoa Anh tìm đến một toà soạn báo Với bài thơ chia biệt xót xa Mong được sẻ chia cùng em và đồng đội Nhưng chiến thắng men say còn đó Nên bài thơ ai đã vô tình Ném vào quên lãng Để anh và Em Cùng khắc khoải đợi chờ Từng ngày, từng phút Bài thơ in viết đề tặng Em Bài thơ xưa Sẽ không bao giờ còn được lên khuôn Như Em đã ra đi Mãi không bao giờ trở lại Nhưng anh vẫn rất tin , rất tin Triệu triệu người sẽ thấy Bóng Em vươn lên phía mặt trời Khi Sài Gòn vừa thức dậy Trong tiếng súng rền ba mươi tháng tư ! Em ơi, Giây lát ấy .. Bóng Em còn hơn cả một đài thơ ! Hà nội ngày 30 tháng 4 năm 2000 43. KHÚC HÁT CON CÒ Câu hát xưa : Con cò-con vạc Lặn lội chi tháng ngày .. ? Tôi thương con cò thơ ngây Suốt bốn mùa soi gương áo trắng Tôi ghét con bội bạc Lén ăn cá đồng tôi... Tôi nhớ con cò bay trong ca dao Nhớ khuôn mặt bà rúm răn mưa nắng Tôi nhớ những cánh cò lấp lánh Vội vã bay trong ráng rựng hoàng hôn... Bài hát bà tôi - từ rất xưa Lời hát mẹ tôi - thuở ấu thơ Khúc hát em tôi - thời khôn lớn Cánh cò đan nhau vào giữa cuộc đời ! Tôi lớn lên và tôi đi đánh giặc Bạn bè tôi lại làm thơ và hát Về con cò trong ca dao Thành nỗi niềm day dứt ... Cò ơi - vẫn trắng tinh khôi ! Hà nội 1980 44. KHOẢNG CÁCH MỘT CÂU THƠ "Câu hát từ môi em cất lên và đậu xuống môi anh" Dòng thơ ấy tôi đã thuộc lòng Đến nỗi không còn nhớ rõ Em đã chép tặng tôi ! Chiều nay qua nhà em Tiếng đàn ai xao xuyến Tiếng hát ai cất lên như lỡ nhịp Bâng khuâng không nơi đậu xuống Để căn phòng bỗng dưng chật chội Âm thanh ứ đầy, cứ chạm vào nhau .. Để rồi tan ra Để lại hợp vào Để hai đứa lặng im ở giữa Để tiếng đàn không tắt được Để lời ca không tắt được Để khoảng cách hai ta Cứ ngắn lại và Lặng im ! 17/3/1983 45. KHI TÌNH YÊU LẠI ĐẾN Cầm đàn lên, lòng lại thoáng buồn Biết hát được bài ca gì người hỡi Hoa chi nở vừa thơm, vừa đắng Đầu ngõ nhà em lã chã lá vàng rơi.. Đã mấy mùa đông đốt lửa lên rồi Lửa lại tắt, lại gió lùa cóng buốt So lại phím đàn, lòng thêm ngơ ngác Tiếng trầm rung như muốn vỡ ngực mình ! Cánh chim lẻ loi bay qua chiều buồn Tiếng gọi bạn, cũng lạc nhoà trời đất Đâu khoảng trời xanh - âm thanh cao vút Và trái tim gõ nhịp bài ca ... Nhưng bất chợt, sáng mai nay Câu hát cũ đến nao người bừng dậy Ôm đàn lên - mùa xuân về rồi đấy Em đến kia - tia nắng ấm trong ngần... 10/1980
  8. 36. GIÓ Tôi như một ngọn gió nào Lang thang chẳng giám đậu vào nơi đâu Vật vờ gõ cửa đêm sâu Làm em thức giấc lo âu hãi hùng ... Này em, chi rứa mà run, Nhà em kín cổng, cao tường thế kia Gió mồ côi giữa đêm khuya Phải còn vương chút tình chi đến người ? Ai thương ngọn gió giữa trời Ai thương ngọn gió một đời lang thang .. Hà nội 03/01/1981. 37. HẢI PHÒNG THƠ BÉ CỦA ĐỜI TÔI Ơi Hải phòng thơ bé của đời tôi Tôi lại đi dưới tán bàng bổi hổi Hàng phượng vĩ chói loà khăn quàng đỏ Gió lao xao đổ dọc triền sông. Trọn mười năm tôi mới về đây Phố cũ vẫn còn nguyên thuở ấy Chỉ tán bàng bâng khuâng kỷ niệm Đã trùm lên ngõ nhỏ nhà em. Mỗi lần qua, tôi lại ngước mắt nhìn lên Qua ô cửa, đầu cầu Hạ Lý Cái chấm nhỏ tí teo, xoè khăn quàng đỏ Như hút hồn tôi suốt mươi năm ..! 3/1981 38. KHÁT KHAO Em nói : Kỷ niệm mỏng manh như lá Tình yêu thoảng giấc chiêm bao Giọt mưa thấm màu ký ức Suốt đời cứ mãi khát khao. Hãy khát khao, Em ơi Khát khao yêu Trái tim là thế, Trái tim yêu Nếu không thể ... Một mai khi thức dậy Mặt đất sẽ hoang vu ! Trong mỗi nhành cây, hoa lá, sắc hương Đều ần chứa trái tim đời khao khát Hãy thử lắng nghe lời tim hát Điệp khúc nào không ẩn chứa yêu thương !! Hà nội, 1998 39. SÔNG HÀN Nắng ấm rồi, Em ơi Sông Hàn không còn lạnh nữa Đôi bờ, bông lau trổ cờ thương quá Như giục lòng ta bơi qua mộng mơ ... Nắng ấm rồi, Nhưng còn em và Thơ Cứ bảng lảng trong tim da diết nhớ Khi đỉnh Sơn Trà vẫn mờ sương khói Thương bể nông sâu vời vợi một đời ! Có thể nắng mưa là chuyện của trời Có thể áo cơm là chuyện của đời Anh mặc kệ, và anh thành xa lạ .. Chỉ có gió Sông Hàn thuở ấy Mới nghe được lời Em thôi Nắng đã ấm rồi Sông Hàn không còn lạnh nữa Đôi bờ, cờ hoa thắm đỏ Đang vẽ lên hơn cả mộng mơ ... Những sợi đàn Hạnh - Phúc ! Hà nội 28/04/2000 40. GẶP LẠI NGÀY XƯA Tặng H.P Bất ngờ gặp lại "người ta" Người ta, tôi vẫn ngỡ là mình mơ ? Bất ngờ gặp lại câu thơ Lời yêu dấu kín tới giờ mới hay ? Tình đời ai dễ quên đâu Tháng năm tự nó đo sầu, đong vui Gặp nhau đâu chỉ biết cười Chuyện ngày xưa, vẫn sụt sùi trong em .. Thôi đừng trách cứ nhau thêm Non xanh nước biếc đã liền bến xưa Đục - trong con nước đôi bờ Tựa như nỗi nhớ đợi chờ chia hai ? Để thêm ngút ngát rộng dài Cánh chim mỏi cánh một trời nhớ thương Cái ngày xưa - cứ vấn vương ? Níu chân ai, để tìm đường vu qui !... Em ơi, nhỡ chuyến đò quê Ngày mai anh sẽ tìm về với em ! Hà nội, 1999.
  9. 31. KỶ NIỆM Em và Tôi Ta có cùng tuổi thơ đi học ánh đèn dầu thắp đêm sơ tán Thành nỗi nhớ không bao giờ quên. Em và Tôi Tuổi mười lăm Trăng quê thật diệu huyền Đêm vít bờ tre cong cong xuống Che bóng hai người đang yêu nhau .... Em và Tôi Những năm tháng chiến tranh Tìm nhau qua thùng thư mặt trận Vách đá nào dấu chân con gái Tôi dẫm lên thành nỗi nhớ không tên ! Em và Tôi Từng khao khát một ngày bình yên Con đường nhỏ, ta lại về sánh bước Những sáng sương giăng đồng quê Nhưng chiều cò về trắng cửa Lán học bây giờ dẫu không còn tiếng trẻ Nhưng xóm nghèo sẽ ấm đêm đông ... Vậy mà, Tất cả chỉ còn là giấc mơ thôi Nỗi nhớ bây giờ chia hai đầu Đất Nước Lại những đêm Nam ngày Bắc Như sao hôm và sao mai ? Em ở lại Với đại ngàn xa xanh Con đường cũ anh về tìm lại Chẳng bóng Em Đường đêm cô quạnh ! Anh đi, Bóng trăng như cùng sánh bước Bóng trăng như Em đang bên anh ! Hà nội, ngày 23/02/2000 32. THÀNH PHỐ 300 NĂM Thân tặng T Chẳng mấy nữa đâu, lại Tết rồi Bỗng dưng anh nghĩ chuyện xa xôi Ba trăm năm trước ai đã hẹn Cho một tình duyên tận cuối trời ? Đất mẹ nghìn năm, triệu kiếp đời Từ trong trăm trứng cả đấy thôi Mà sao Nam - Bắc bao số phận Buồn vui không dễ được chia đôi ! Thành phố với ta thật bồi hồi Dầu năm tháng cũ đã trôi êm Bóng Em như một thiên thần nhỏ Đậu xuống đời anh giấc mơ tiên. Anh sẽ về trong, về với Em Ba trăm năm nữa, để se duyên Thành phố và ta cùng con cháu Say trong hương xuân, say trong men ! Hà nội, ngày 02/02/1999 33. GIÃ BIỆT Thân tặng H (Nam Ngư) Con tàu chiều, Vàng Em tần ngần đưa tiễn Biết nói gì nữa em Tiếng còi rền giã biệt ?! Anh về với miền quê Nắng khê nồng áo Mẹ Anh về với bờ tre ầu ơ bao câu hát Hát rằng : " Thương nhau tam tứ núi .. Thương nhau ngũ lục đèo .. " Hát rằng : Thương nhau thì chằm lá Chớ coi thường mưa rơi ! Hà Nội, tháng 6 /1982 34. NGƯỜI RA ĐI Chưa có mùa xuân nào chia tay Anh nhớ Hà nội như mùa xuân nay Con tàu đêm mệt nhoài chuyển bánh Để lại phía sau một chấm nhỏ cuộc đời Anh đi đón xuân ở cuối một góc trời Em ở lại vui tết cùng phố phường Hà Nội Cây đào anh trồng năm năm về trước Đã trổ hoa mà không thể nào mang về cho em được Một nhành phai toả sáng căn phòng... Sân ga đêm nay bịn rịn khác thường Rất nhiều người ra đi và rất nhiều người đưa tiễn Khi tình yêu rút ngắn cả khoảng trời Anh chẳng dám nhìn đâu những mắt người âu yếm ! Em, có nhớ đêm nay ra ga Thương lắm, gió mùa về ngực chưa đủ ấm Anh chợt nhớ, Những đêm thơ, em chọn bài và đọc Với trái tim kiêu hãnh tự hào Ôi, tất cả chỉ nhỏ nhoi vậy thôi sao ? Năm tháng mới thoảng thầm kỷ niệm Anh ra đi nhớ vô cùng phố nhỏ Bao đêm khắc những lời chào hẹn Bâng khuâng khi kẻ ở, người đi ..! Tháng 2/1981 35. THẤY LẠI TUỔI HAI MƯƠI Tháng năm này ta đến Với nhau trong nụ cười Nhìn em anh như thấy Trời xanh mây trăng trôi Đôi mắt ơi thơ ngây Cớ sao nhìn anh mãi Câu hát ơi thơ ngây Nghe mấy rồi vẫn lạ ! Lá vàng rụng về cội Đời mình càng không quên Tình yêu thời trai trẻ Súng quàng vai lên đường Tuổi hai mươi lội rừng Thịt da còn vàng võ Vết thương đầu cửa mở Trái gió vẫn còn đau Phải, Tình yêu em ơi ! Thắm hồng thêm máu thịt Mỗi khi thấy nhau cười Đời thêm yêu da diết.. Mười năm ta đã hẹn Cho nhau ánh mắt nhìn Để soi vào anh thấy Năm tháng cũ hồi sinh Yêu em càng yêu hơn Quãng đời vai quàng súng Chân dép lốp lội rừng Lưng cõng đầy gió núi. Cầm tay anh muốn nói Những lời người yêu nhau Tuổi hai mươi thấy lại Trong ánh mắt em cười ! Tháng 4/1981
  10. 26. NỬA ĐÊM Nửa đêm tỉnh giấc chiêm bao Ngỡ là ta đã lạc vào thiên thai Suối mơ, hò hẹn trúc mai Tàn trăng nào có bóng ai bên mình ? Lặng tờ Tích tắc Con tim .. Mà nghe như vỡ trăm nhìn mảnh tơ Thì ra chốn ấy - vườn xưa Trúc mai đã thắm, ý thơ đã nồng .. Trách sao, sao trách nỗi lòng ? Nửa đêm ngắm giọt sương hồng - sao Em ?? Hà nội. 10/07/1998 27. TÀ LƯƠNG (*) Tà Lương, một ngày không tính bằng một ngày Chỉ được tính bằng những lần đang thức Bom B.52 không chia thành khoảng cách Mặt đất này - nơi nào cũng như nhau ! Mặt đất này - nơi nào cũng như nhau Chứa chất nổ để gầm rung tiếng pháo ! A-lưới:1972 ------------------ (*) : Tà Lương là một sân bay dã chiến nhỏ ta chiếm được ở tay nam Huế năm 1972 và đã bố trí một trận địa pháo 122ly để uy hiếp địch ở Huế. Mỹ, Nguỵ đã dùng B.52, pháp hạm ngoài khơi liên tục đánh vào trận địa của ta, nhưng suốt chiến dịc 1972, pháo ta vẫn gầm lên nhả đạn. 28. CÁI HẦM TRÊN ĐÈO Kính tặng các chiến sĩ công binh trên đèo M. Cái hầm chênh vênh Trên đèo chênh vênh Của ba chiến sĩ Mở đường công binh Chiều khi tắt nắng Hầm là buồng tim Nối liền mạch máu Đường xe ra vào Nằm dưới tầm bom B.52 dội Nát đường, đổ núi Hầm vẫn trơ trơ Đêm đêm xe đi Ngược lên vách núi Một đốm lửa hồng Vẫn loà sáng chói Một đốm lửa hồng Ba trái tim trần Trên đèo là một Làm thành buồng tim Kiên cường bất khuất Sáng sáng mưa bom Chiều chiều bão đạn Đêm đêm pháo sáng Hầm vẫn bám đường Ơi cái hầm yêu Trên đèo dũng cảm Đứng cùng năm tháng Chấp cả đạn bom Đường vắt chênh vênh Nhưng hầm bám chặt Như tim và óc Của người công binh ! Dốc Mèo-Tây Huế, ngày 22/4/1972. 29. THỜI GIAN " Thời gian có và không, thấy được và không thấy được .." Chỉ khi lòng người trắc ẩn, thời gian mới hiện hữu .."! Mẹ đếm thời gian Bằng mũi chỉ đường kim Cha đếm thời gian Bằng đường cày, nhát cuốc Em đếm thời gian Bằng mỗi lần đón tết Anh đếm thời gian Bằng những cánh diều .. Anh và Em, Ta đã có một thời Sống đẹp như giấc mộng Em là chị Hằng Anh là chú Cuội Chị Hằng hiền như cô Tấm ngày xưa Chú Cuội thật hơn Chú Cuội bây giờ ! Rồi anh ra đi Mẹ đếm thời gian bằng từng sợi tóc bạc mòn Cha đếm thời gian Bằng vết nhăn trên trán Em đếm thời gian Bằng tiếng đêm mọt gặm Anh đếm thời gian Bằng những cánh rừng .. Ôi, Những cánh rừng thăm thẳm đại ngàn Nhói đau, trụi lá, Những cánh rừng bạn bè ta nằm lại Khi tuổi xuân chưa đếm hết đốt tay ! Mẹ đếm thời gian Bằng sợi nắng chiều phai Cha đếm thời gian Bằng chiều cao bóng núi Em đếm thời gian Bằng cánh hoa ép lại Anh đếm thời gian Bằng lý tưởng đời mình ! Thời gian, thời gian, Em nhận được những gì ? Chỉ còn lại những ngày giỗ kỵ Anh lặng lẽ không về Mẹ khóc, Hỏi thời gian đi đâu ? Thời gian đi xa, đi xa, rất xa ..! Nước măt cha chảy vào tâm khảm Bình rượu sầu không làm vơi nỗi nhớ Anh không về, Cha càng thương em, thương em .. Thời gian, thời gian .. Em nhận được những gì ? Chỉ còn lại những ngày giỗ kỵ Mẹ cha đã qui về cõi phật Chỉ còn lại Trường Sơn xanh Trường Sơn sớm nắng, chiều mưa Trường Sơn nơi ấy anh chờ mãi Em ! Quảng trị, tháng 3/1990 30. NHỚ MỘT THỜI Tôi thắp lên thơ tôi một nén hương Để nhớ về một thời xa lắm lắm Cái thời vợ tôi sấp mặt sau quầy gạo Cái thời cha tôi khuỵnh chân trước hàng bia hơi Cái thời mẹ tôi lo tích cóp đủ thứ trên đời Cái thời tôi được chia từng chiếc nan hoa xe đạp ... Tôi thắp lên thơ tôi một nén hương Để vấn lỗi trước gia tiên về một thời bất hiếu Con cháu quên cả việc đèn nhang hương khói Trước vong linh tông tổ nghìn đời ! Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc Chiến trường hơn mọi bài ca ! Tôi thắp lên thơ tôi .. chút xót xa Để kiêu hãnh nhìn về phía trước Chẳng có gì mà nhân dân ta không làm được Hãy lắng nghe tiếng vọng của nghìn đời ! Hà nội 12/1989.
  11. 21. TẤM HUÂN CHƯƠNG CUỘC ĐỜI Kính tặng vợ ! A. KHÚC BI Buồn tình, thương tấm huân chương Treo lên vợ giận, biết đường nào xoay Mười năm - đâu phải một ngày Bom rơi đạn nổ, xương dày, máu vơi… Vậy mà : Treo lên, họ cũng cười Dấu đi ai biết một đời truân chiên.. Thôi đành – Tủ nhỏ - Chưng nghiêng Buồn-Vui, thành nỗi niềm riêng Khép hờ ! B. KHÚC TRÁNG Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Khắc dấu một thời trận mạc Cha đã đổi bằng tuổi thanh xuân Không để lấy những lầu son gác tía ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Được khắc bằng xương bằng máu ... Cha nhận được sau bao trận đánh Không để lấy ánh hào quang vào đời ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Không đổi được áo cơm cho con thời hậu chiến Mẹ rất buồn... nên tóc cha sớm bạc Thương các con chưa bằng chị, bằng anh Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Từng lặng lẽ, âm thầm, ẩn sau tủ nhỏ Là nội lực cho cha vượt khó Hướng về tương lai ... Và .. Năm 2000 đến thật rồi kia ! Con chợt thấy trên ngực cha lấp lánh Tấm huân chương cuộc đời Được sơn lại bằng mồ hôi, nước mắt Bằng trái tim kiêu hãnh làm người ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Cha lại tự hào đeo lên trước ngực Con cứ cười ... Nhưng mẹ thầm lau nước mắt Nhớ một thời khốn khó sau lưng ... Ôi, những tấm huân chương .. Sẽ mãi mãi chói ngời cùng năm tháng Con sẽ nhận ra dáng hình Một thời oanh liệt Cha từng dấu sâu dưới đáy balô ... Hà nội 01/2000 22. LÀNG HÀ NỘI Hoàng hôn qua sông Tô Chiều buông xuống làn sương quần tụ Trong khói lam, bàn chân anh bỡ ngỡ đặt lên đất Trung - Hoà. Làng. Những ý niệm về không gian, thời gian Hơi ấm toả dọc dài theo lối ngõ Những mái nhà hiền như ý Phật Cong cong tựa cánh cung thần Dương trên thành quách rêu phong. Giọt mưa nghìn năm xói mòn tượng đá Để làng cứ sinh sôi Để con cháu đời đời quần tụ .. Anh đi trên những con đường nhỏ xinh Viên gạch nào là nơi bắt đầu một tình yêu đôi lứa ? Nơi ông bà ta xưa đưa nhau về nhóm lửa Lựa gió, tìm phương dựng nhà Để tháng năm đi qua Để tình yêu sinh sôi Để con đường làng cứ rộng dài thêm mãi Để bây giờ anh đi tìm em Lắt léo sau bao ngõ đẹp Bâng khuâng những ý niệm về làng .. Làng. Võng nhà ai kẽo kẹt gần xa Lích chích, lanh chanh, tiếng gà gọi mẹ Tiếng bước chân trâu gõ đều trên nền gạch Đủng đỉnh về cuối ngõ sâu ? Tường nhà ai vôi mới trắng tinh ? Hàng cau đang trổ buồng chạm ngõ ! Ngọn trầu xanh chờm qua vách dậu ? Cô bé nhà bên đang thêu hoa, Cho chiếc áo cưới đợi ngày lửa thắm ! ánh trăng tơ non mơn mởn giữa trời ? Làng ơi ! Sân đình, bến nước, cây đa Bờ tre ngọn gió la đà tiếng ru Vẳng nghe tiếng hạc hoang sơ Vỗ từ đất, thuở xa xưa .. hãy còn ? Làng ơi ! Bóngthời gian đổ dưới sân Bóng lang sau mỗi hừng đông xanh rì Cánh chim nhớ tổ tìm về Làng như một tấm nôi ru .. trọn đời ! Hà nội tháng 10/1980 23. QUA PHỐ NHÀ EM Một lần đi qua phố Nam Ngư Chợt gặp em từ trên gác nhỏ Đôi tay mềm đang hong nắng Những sợi len xanh như sắc biếc mùa thu ! Em chẳng biết đâu, Anh thoáng thấy nụ cười Nở từ trên ban công ấy Ôi, nụ cười như bao giờ cũng vậy Một bông hồng chúm chím vành môi ! Phố nhà em, từ đó em ơi, Cứ xẻ thẳng vào tim anh Rạo rực ! Hà nội. 1980 24. KHÔNG NGỦ Anh thương quá đôi tay Đôi tay đêm qua không ngủ được Đặt lên trán, thấy người yêu thao thức Đôi tay thì thầm trong đêm .. Anh thương quá đôi tay Đôi tay đêm qua không ngủ yên Đặt lên ngực, nghe trái tim thầm nhắc Ngủ ngoan hỡi đôi tay xinh .. Hà nội 4/10/1980 25. GIỌT SƯƠNG HỒNG Tặng M.H Ta đã lạc vào lòng Hà nội Hai mươi năm... Sao chẳng lạc vào nhau Để đến khi tóc bạc nửa mái đầu Chân lạc lối... Góc vườn xưa, chợt hiểu : Vẫn còn nửa mùa xuân thầm đợi Mặt trời lên thức gọi giọt sương hồng Cho ta soi vào năm tháng cũ Thấy thời gian không dễ phủ mờ Dẫu kỷ niệm chôn dầy Như thực, như hư ... Ta đã lạc vào lòng Hà nội Hai mươi năm... Sao đến tận bây giờ Khi hai ta chỉ còn hai nửa Bóng dẫu lạc vào nhau, Đến nghìn lần Cũng không thể Đến được với mùa xuân ... Thôi đành, Ta ngắm giọt sương hồng Qua lăng kính để vẹn nguyên Kỷ niệm ! Hà nội 17/02/1998.
  12. 36. GIÓ Tôi như một ngọn gió nào Lang thang chẳng giám đậu vào nơi đâu Vật vờ gõ cửa đêm sâu Làm em thức giấc lo âu hãi hùng ... Này em, chi rứa mà run, Nhà em kín cổng, cao tường thế kia Gió mồ côi giữa đêm khuya Phải còn vương chút tình chi đến người ? Ai thương ngọn gió giữa trời Ai thương ngọn gió một đời lang thang .. Hà nội 03/01/1981. 37. HẢI PHÒNG THƠ BÉ CỦA ĐỜI TÔI Ơi Hải phòng thơ bé của đời tôi Tôi lại đi dưới tán bàng bổi hổi Hàng phượng vĩ chói loà khăn quàng đỏ Gió lao xao đổ dọc triền sông. Trọn mười năm tôi mới về đây Phố cũ vẫn còn nguyên thuở ấy Chỉ tán bàng bâng khuâng kỷ niệm Đã trùm lên ngõ nhỏ nhà em. Mỗi lần qua, tôi lại ngước mắt nhìn lên Qua ô cửa, đầu cầu Hạ Lý Cái chấm nhỏ tí teo, xoè khăn quàng đỏ Như hút hồn tôi suốt mươi năm ..! 3/1981 38. KHÁT KHAO Em nói : Kỷ niệm mỏng manh như lá Tình yêu thoảng giấc chiêm bao Giọt mưa thấm màu ký ức Suốt đời cứ mãi khát khao. Hãy khát khao, Em ơi Khát khao yêu Trái tim là thế, Trái tim yêu Nếu không thể ... Một mai khi thức dậy Mặt đất sẽ hoang vu ! Trong mỗi nhành cây, hoa lá, sắc hương Đều ần chứa trái tim đời khao khát Hãy thử lắng nghe lời tim hát Điệp khúc nào không ẩn chứa yêu thương !! Hà nội, 1998 39. SÔNG HÀN Nắng ấm rồi, Em ơi Sông Hàn không còn lạnh nữa Đôi bờ, bông lau trổ cờ thương quá Như giục lòng ta bơi qua mộng mơ ... Nắng ấm rồi, Nhưng còn em và Thơ Cứ bảng lảng trong tim da diết nhớ Khi đỉnh Sơn Trà vẫn mờ sương khói Thương bể nông sâu vời vợi một đời ! Có thể nắng mưa là chuyện của trời Có thể áo cơm là chuyện của đời Anh mặc kệ, và anh thành xa lạ .. Chỉ có gió Sông Hàn thuở ấy Mới nghe được lời Em thôi Nắng đã ấm rồi Sông Hàn không còn lạnh nữa Đôi bờ, cờ hoa thắm đỏ Đang vẽ lên hơn cả mộng mơ ... Những sợi đàn Hạnh - Phúc ! Hà nội 28/04/2000 40. GẶP LẠI NGÀY XƯA Tặng H.P Bất ngờ gặp lại "người ta" Người ta, tôi vẫn ngỡ là mình mơ ? Bất ngờ gặp lại câu thơ Lời yêu dấu kín tới giờ mới hay ? Tình đời ai dễ quên đâu Tháng năm tự nó đo sầu, đong vui Gặp nhau đâu chỉ biết cười Chuyện ngày xưa, vẫn sụt sùi trong em .. Thôi đừng trách cứ nhau thêm Non xanh nước biếc đã liền bến xưa Đục - trong con nước đôi bờ Tựa như nỗi nhớ đợi chờ chia hai ? Để thêm ngút ngát rộng dài Cánh chim mỏi cánh một trời nhớ thương Cái ngày xưa - cứ vấn vương ? Níu chân ai, để tìm đường vu qui !... Em ơi, nhỡ chuyến đò quê Ngày mai anh sẽ tìm về với em ! Hà nội, 1999.
  13. 31. KỶ NIỆM Em và Tôi Ta có cùng tuổi thơ đi học ánh đèn dầu thắp đêm sơ tán Thành nỗi nhớ không bao giờ quên. Em và Tôi Tuổi mười lăm Trăng quê thật diệu huyền Đêm vít bờ tre cong cong xuống Che bóng hai người đang yêu nhau .... Em và Tôi Những năm tháng chiến tranh Tìm nhau qua thùng thư mặt trận Vách đá nào dấu chân con gái Tôi dẫm lên thành nỗi nhớ không tên ! Em và Tôi Từng khao khát một ngày bình yên Con đường nhỏ, ta lại về sánh bước Những sáng sương giăng đồng quê Nhưng chiều cò về trắng cửa Lán học bây giờ dẫu không còn tiếng trẻ Nhưng xóm nghèo sẽ ấm đêm đông ... Vậy mà, Tất cả chỉ còn là giấc mơ thôi Nỗi nhớ bây giờ chia hai đầu Đất Nước Lại những đêm Nam ngày Bắc Như sao hôm và sao mai ? Em ở lại Với đại ngàn xa xanh Con đường cũ anh về tìm lại Chẳng bóng Em Đường đêm cô quạnh ! Anh đi, Bóng trăng như cùng sánh bước Bóng trăng như Em đang bên anh ! Hà nội, ngày 23/02/2000 32. THÀNH PHỐ 300 NĂM Thân tặng T Chẳng mấy nữa đâu, lại Tết rồi Bỗng dưng anh nghĩ chuyện xa xôi Ba trăm năm trước ai đã hẹn Cho một tình duyên tận cuối trời ? Đất mẹ nghìn năm, triệu kiếp đời Từ trong trăm trứng cả đấy thôi Mà sao Nam - Bắc bao số phận Buồn vui không dễ được chia đôi ! Thành phố với ta thật bồi hồi Dầu năm tháng cũ đã trôi êm Bóng Em như một thiên thần nhỏ Đậu xuống đời anh giấc mơ tiên. Anh sẽ về trong, về với Em Ba trăm năm nữa, để se duyên Thành phố và ta cùng con cháu Say trong hương xuân, say trong men ! Hà nội, ngày 02/02/1999 33. GIÃ BIỆT Con tàu chiều, Vàng Em tần ngần đưa tiễn Biết nói gì nữa em Tiếng còi rền giã biệt ?! Anh về với miền quê Nắng khê nồng áo Mẹ Anh về với bờ tre ầu ơ bao câu hát Hát rằng : " Thương nhau tam tứ núi .. Thương nhau ngũ lục đèo .. " Hát rằng : Thương nhau thì chằm lá Chớ coi thường mưa rơi ! Hà Nội, tháng 6 /1982 34. NGƯỜI RA ĐI Chưa có mùa xuân nào chia tay Anh nhớ Hà nội như mùa xuân nay Con tàu đêm mệt nhoài chuyển bánh Để lại phía sau một chấm nhỏ cuộc đời Anh đi đón xuân ở cuối một góc trời Em ở lại vui tết cùng phố phường Hà Nội Cây đào anh trồng năm năm về trước Đã trổ hoa mà không thể nào mang về cho em được Một nhành phai toả sáng căn phòng... Sân ga đêm nay bịn rịn khác thường Rất nhiều người ra đi và rất nhiều người đưa tiễn Khi tình yêu rút ngắn cả khoảng trời Anh chẳng dám nhìn đâu những mắt người âu yếm ! Em, có nhớ đêm nay ra ga Thương lắm, gió mùa về ngực chưa đủ ấm Anh chợt nhớ, Những đêm thơ, em chọn bài và đọc Với trái tim kiêu hãnh tự hào Ôi, tất cả chỉ nhỏ nhoi vậy thôi sao ? Năm tháng mới thoảng thầm kỷ niệm Anh ra đi nhớ vô cùng phố nhỏ Bao đêm khắc những lời chào hẹn Bâng khuâng khi kẻ ở, người đi ..! Tháng 2/1981 35. THẤY LẠI TUỔI HAI MƯƠI Tháng năm này ta đến Với nhau trong nụ cười Nhìn em anh như thấy Trời xanh mây trăng trôi Đôi mắt ơi thơ ngây Cớ sao nhìn anh mãi Câu hát ơi thơ ngây Nghe mấy rồi vẫn lạ ! Lá vàng rụng về cội Đời mình càng không quên Tình yêu thời trai trẻ Súng quàng vai lên đường Tuổi hai mươi lội rừng Thịt da còn vàng võ Vết thương đầu cửa mở Trái gió vẫn còn đau Phải, Tình yêu em ơi ! Thắm hồng thêm máu thịt Mỗi khi thấy nhau cười Đời thêm yêu da diết.. Mười năm ta đã hẹn Cho nhau ánh mắt nhìn Để soi vào anh thấy Năm tháng cũ hồi sinh Yêu em càng yêu hơn Quãng đời vai quàng súng Chân dép lốp lội rừng Lưng cõng đầy gió núi. Cầm tay anh muốn nói Những lời người yêu nhau Tuổi hai mươi thấy lại Trong ánh mắt em cười ! Tháng 4/1981
  14. 16. KHÚC HÁT TÌNH YÊU Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Tình yêu dài năm tháng Âm thầm trong tim tôi Nói làm sao Em ơi Trái tim lời chân thật Nói làm sao Em ơi Trái tim đầy túi lửa.... Khi Anh lặng nhìn Em Nơi đầu nguồn thác đổ Khi Anh phải xa Em Gió xoáy tròn nỗi nhớ Khi Anh đến bên Em Sông một dòng cuộn chảy Thác ngầm sôi gầm réo Khao khát vỗ đôi bờ... Khi Em giận, Em hờn Mây giăng đầy phía núi Khiến lòng Anh bối rối Lo cơn mưa dầm dề... Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Khi Anh cầm tay Em Tình yêu thành khúc hát Thì thầm trên đôi môi .. Hà nội 11/1980 17. XIN ĐỪNG QUÊN NĂM THÁNG SAU LƯNG Từ chiến trường về Sau ba lô tôi là cây đàn gỗ Hành trang theo tiếp cuộc đời Là những trang sách cũ .. .. Tôi nâng niu, gom lại tháng năm trôi ! Từ chiến trường về Sau ba lô tôi là những trang thơ Trang thơ ấy chứa đầy ước mơ Bạn bè tôi - một thời khao khát Mong ngày bình yên, ta lại cùng tới trường ! Niềm ước đó - nay đã thành gió núi thì thầm Đã thành sương sa, đã thành khói hương ! Niềm ước đó - nay đã thành ký ức Sau vai tôi, đâu chiếc balô xanh.. Niềm ước đó nay đã thành bia khắc trùng trùng Đã thành rêu phong, đã thành hư không ! Niềm ước đó - sau vai tôi trĩu nặng Nên bài thơ viết mãi không nên lời ! Và từ đó, trong từng bước chân cuộc đời Bên tai tôi, luôn vang vọng lời tháng năm Giọt xăng nào cháy thành áo cơm Giọt dầu nào thắp lên hạnh phúc Xin đừng quên - đừng quên.. Năm tháng sau lưng mình ! Hà nội 19/01/2000 18. NGƯỜI MẸ TRẺ TRONG BỆNH VIỆN Người mẹ trẻ ẵm con đi bệnh viện Hai hốc mắt trũng sâu Giữa phòng đợi... ầu ơ ... tiếng khóc Tiếng khóc ru đợi ai về ... Tôi bỗng gặp trong sâu thẳm mắt buồn Chút thơ trẻ vô tư còn hằn vết... Chợt nhớ những ngày giặc giã Chợt hiểu bao ngày anh phải xa em Và lòng ta càng hiểu Mẹ nhiều hơn, Những tháng năm, khi còn thơ bé Cơn sốt bất ngờ, rung hầm sâu địa đạo Mẹ vẫn một mình canh đợi mặt trời lên ... Hà nội tháng 09/1992 19. HAI MẶT CON ĐƯỜNG - HAI MẶT CUỘC ĐỜI Mặt A: Bình minh trong vắt chim ca Nắng đan bóng lá cài hoa sân trường Tinh khôi màu áo học đường Hoà âm-Tiếng trẻ dạo chương-Một ngày... áo em trinh trắng nhẹ bay Mặt đường ngỡ giấc mơ say.. Mặt đường ! Mặt B: Hoàng hôn ập xuống vội vàng Bóng "con nai lạc " đêm ngàn đó sao ? Cuối đường rền rĩ nhạc rao Hương cà phê trộn, phấn đào...bán mua... Còn đâu yên ả phố thơ Còn đâu...bão dập giấc mơ em rồi Còn đâu bóng một ngày vui Mặt đường đẫm lệ - hoa rơi - mặt đường ! Đường Nguyễn Du – Thành phố HCM đêm 31/10/1991 20. ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN ... Thân tăng Mây Đã có một mùa xuân như thế ở làng Mơ Táo Anh đứng đợi trong vườn gió lặng Nghe hơi thở mùa đông dần qua .... Em ngồi chấm lại thời gian Đáp án nào ta từng trăn trở ? Khi cuộc đời vẫn là ẩn số Phép nhân luôn nằm kề phép chia .. Đừng so đo đếm lại hành trang Màu phai bạc, áo một thời chiến trận Anh chẳng giống những chàng trai lối phố Tấm áo này, sương gió quá đi thôi .. Chẳng dại gì cộng thêm gian nan Nên em đặt dấu trừ lên trước Ngai ngái xanh, da một thời sốt rét Dẫu thương nhiều cũng chẳng thể sẻ chia .. Chẳng dại gì nhân thêm nắng mưa Làng mơ táo đang dâng hương, phất lộc Mơm mởn lá xoè tay ôm chồi biếc Dẫu ngậm ngùi thương lắm gió sương ơi ! ... Anh lặng thầm giã biệt lối mòn xưa, Giã biệt ngõ quen làng mơ táo .. Có còn chi để mà thế chấp Trái tim này " chẳng đáng gì đâu " ! * Dẫu bạc rồi, trót nhuộm màu mây Nhưng áo lính vẫn xanh không thể khác ! Hà nội - Xuân 2001 --------------- *: Lời một người con gái
  15. 31. KỶ NIỆM Em và Tôi Ta có cùng tuổi thơ đi học ánh đèn dầu thắp đêm sơ tán Thành nỗi nhớ không bao giờ quên. Em và Tôi Tuổi mười lăm Trăng quê thật diệu huyền Đêm vít bờ tre cong cong xuống Che bóng hai người đang yêu nhau .... Em và Tôi Những năm tháng chiến tranh Tìm nhau qua thùng thư mặt trận Vách đá nào dấu chân con gái Tôi dẫm lên thành nỗi nhớ không tên ! Em và Tôi Từng khao khát một ngày bình yên Con đường nhỏ, ta lại về sánh bước Những sáng sương giăng đồng quê Nhưng chiều cò về trắng cửa Lán học bây giờ dẫu không còn tiếng trẻ Nhưng xóm nghèo sẽ ấm đêm đông ... Vậy mà, Tất cả chỉ còn là giấc mơ thôi Nỗi nhớ bây giờ chia hai đầu Đất Nước Lại những đêm Nam ngày Bắc Như sao hôm và sao mai ? Em ở lại Với đại ngàn xa xanh Con đường cũ anh về tìm lại Chẳng bóng Em Đường đêm cô quạnh ! Anh đi, Bóng trăng như cùng sánh bước Bóng trăng như Em đang bên anh ! Hà nội, ngày 23/02/2000 32. THÀNH PHỐ 300 NĂM Thân tặng T Chẳng mấy nữa đâu, lại Tết rồi Bỗng dưng anh nghĩ chuyện xa xôi Ba trăm năm trước ai đã hẹn Cho một tình duyên tận cuối trời ? Đất mẹ nghìn năm, triệu kiếp đời Từ trong trăm trứng cả đấy thôi Mà sao Nam - Bắc bao số phận Buồn vui không dễ được chia đôi ! Thành phố với ta thật bồi hồi Dầu năm tháng cũ đã trôi êm Bóng Em như một thiên thần nhỏ Đậu xuống đời anh giấc mơ tiên. Anh sẽ về trong, về với Em Ba trăm năm nữa, để se duyên Thành phố và ta cùng con cháu Say trong hương xuân, say trong men ! Hà nội, ngày 02/02/1999 33. GIÃ BIỆT Thân tặng H (Nam Ngư) Con tàu chiều, Vàng Em tần ngần đưa tiễn Biết nói gì nữa em Tiếng còi rền giã biệt ?! Anh về với miền quê Nắng khê nồng áo Mẹ Anh về với bờ tre ầu ơ bao câu hát Hát rằng : " Thương nhau tam tứ núi .. Thương nhau ngũ lục đèo .. " Hát rằng : Thương nhau thì chằm lá Chớ coi thường mưa rơi ! Hà Nội, tháng 6 /1982 34. NGƯỜI RA ĐI Chưa có mùa xuân nào chia tay Anh nhớ Hà nội như mùa xuân nay Con tàu đêm mệt nhoài chuyển bánh Để lại phía sau một chấm nhỏ cuộc đời Anh đi đón xuân ở cuối một góc trời Em ở lại vui tết cùng phố phường Hà Nội Cây đào anh trồng năm năm về trước Đã trổ hoa mà không thể nào mang về cho em được Một nhành phai toả sáng căn phòng... Sân ga đêm nay bịn rịn khác thường Rất nhiều người ra đi và rất nhiều người đưa tiễn Khi tình yêu rút ngắn cả khoảng trời Anh chẳng dám nhìn đâu những mắt người âu yếm ! Em, có nhớ đêm nay ra ga Thương lắm, gió mùa về ngực chưa đủ ấm Anh chợt nhớ, Những đêm thơ, em chọn bài và đọc Với trái tim kiêu hãnh tự hào Ôi, tất cả chỉ nhỏ nhoi vậy thôi sao ? Năm tháng mới thoảng thầm kỷ niệm Anh ra đi nhớ vô cùng phố nhỏ Bao đêm khắc những lời chào hẹn Bâng khuâng khi kẻ ở, người đi ..! Tháng 2/1981 35. THẤY LẠI TUỔI HAI MƯƠI Tháng năm này ta đến Với nhau trong nụ cười Nhìn em anh như thấy Trời xanh mây trăng trôi Đôi mắt ơi thơ ngây Cớ sao nhìn anh mãi Câu hát ơi thơ ngây Nghe mấy rồi vẫn lạ ! Lá vàng rụng về cội Đời mình càng không quên Tình yêu thời trai trẻ Súng quàng vai lên đường Tuổi hai mươi lội rừng Thịt da còn vàng võ Vết thương đầu cửa mở Trái gió vẫn còn đau Phải, Tình yêu em ơi ! Thắm hồng thêm máu thịt Mỗi khi thấy nhau cười Đời thêm yêu da diết.. Mười năm ta đã hẹn Cho nhau ánh mắt nhìn Để soi vào anh thấy Năm tháng cũ hồi sinh Yêu em càng yêu hơn Quãng đời vai quàng súng Chân dép lốp lội rừng Lưng cõng đầy gió núi. Cầm tay anh muốn nói Những lời người yêu nhau Tuổi hai mươi thấy lại Trong ánh mắt em cười ! Tháng 4/1981
  16. 26. NỬA ĐÊM Nửa đêm tỉnh giấc chiêm bao Ngỡ là ta đã lạc vào thiên thai Suối mơ, hò hẹn trúc mai Tàn trăng nào có bóng ai bên mình ? Lặng tờ Tích tắc Con tim .. Mà nghe như vỡ trăm nhìn mảnh tơ Thì ra chốn ấy - vườn xưa Trúc mai đã thắm, ý thơ đã nồng .. Trách sao, sao trách nỗi lòng ? Nửa đêm ngắm giọt sương hồng - sao Em ?? Hà nội. 10/07/1998 27. TÀ LƯƠNG (*) Tà Lương, một ngày không tính bằng một ngày Chỉ được tính bằng những lần đang thức Bom B.52 không chia thành khoảng cách Mặt đất này - nơi nào cũng như nhau ! Mặt đất này - nơi nào cũng như nhau Chứa chất nổ để gầm rung tiếng pháo ! A-lưới:1972 ------------------ (*) : Tà Lương là một sân bay dã chiến nhỏ ta chiếm được ở tay nam Huế năm 1972 và đã bố trí một trận địa pháo 122ly để uy hiếp địch ở Huế. Mỹ, Nguỵ đã dùng B.52, pháp hạm ngoài khơi liên tục đánh vào trận địa của ta, nhưng suốt chiến dịc 1972, pháo ta vẫn gầm lên nhả đạn. 28. CÁI HẦM TRÊN ĐÈO Kính tặng các chiến sĩ công binh trên đèo M. Cái hầm chênh vênh Trên đèo chênh vênh Của ba chiến sĩ Mở đường công binh Chiều khi tắt nắng Hầm là buồng tim Nối liền mạch máu Đường xe ra vào Nằm dưới tầm bom B.52 dội Nát đường, đổ núi Hầm vẫn trơ trơ Đêm đêm xe đi Ngược lên vách núi Một đốm lửa hồng Vẫn loà sáng chói Một đốm lửa hồng Ba trái tim trần Trên đèo là một Làm thành buồng tim Kiên cường bất khuất Sáng sáng mưa bom Chiều chiều bão đạn Đêm đêm pháo sáng Hầm vẫn bám đường Ơi cái hầm yêu Trên đèo dũng cảm Đứng cùng năm tháng Chấp cả đạn bom Đường vắt chênh vênh Nhưng hầm bám chặt Như tim và óc Của người công binh ! Dốc Mèo-Tây Huế, ngày 22/4/1972. 29. THỜI GIAN " Thời gian có và không, thấy được và không thấy được .." Chỉ khi lòng người trắc ẩn, thời gian mới hiện hữu .."! Mẹ đếm thời gian Bằng mũi chỉ đường kim Cha đếm thời gian Bằng đường cày, nhát cuốc Em đếm thời gian Bằng mỗi lần đón tết Anh đếm thời gian Bằng những cánh diều .. Anh và Em, Ta đã có một thời Sống đẹp như giấc mộng Em là chị Hằng Anh là chú Cuội Chị Hằng hiền như cô Tấm ngày xưa Chú Cuội thật hơn Chú Cuội bây giờ ! Rồi anh ra đi Mẹ đếm thời gian bằng từng sợi tóc bạc mòn Cha đếm thời gian Bằng vết nhăn trên trán Em đếm thời gian Bằng tiếng đêm mọt gặm Anh đếm thời gian Bằng những cánh rừng .. Ôi, Những cánh rừng thăm thẳm đại ngàn Nhói đau, trụi lá, Những cánh rừng bạn bè ta nằm lại Khi tuổi xuân chưa đếm hết đốt tay ! Mẹ đếm thời gian Bằng sợi nắng chiều phai Cha đếm thời gian Bằng chiều cao bóng núi Em đếm thời gian Bằng cánh hoa ép lại Anh đếm thời gian Bằng lý tưởng đời mình ! Thời gian, thời gian, Em nhận được những gì ? Chỉ còn lại những ngày giỗ kỵ Anh lặng lẽ không về Mẹ khóc, Hỏi thời gian đi đâu ? Thời gian đi xa, đi xa, rất xa ..! Nước măt cha chảy vào tâm khảm Bình rượu sầu không làm vơi nỗi nhớ Anh không về, Cha càng thương em, thương em .. Thời gian, thời gian .. Em nhận được những gì ? Chỉ còn lại những ngày giỗ kỵ Mẹ cha đã qui về cõi phật Chỉ còn lại Trường Sơn xanh Trường Sơn sớm nắng, chiều mưa Trường Sơn nơi ấy anh chờ mãi Em ! Quảng trị, tháng 3/1990 30. NHỚ MỘT THỜI Tôi thắp lên thơ tôi một nén hương Để nhớ về một thời xa lắm lắm Cái thời vợ tôi sấp mặt sau quầy gạo Cái thời cha tôi khuỵnh chân trước hàng bia hơi Cái thời mẹ tôi lo tích cóp đủ thứ trên đời Cái thời tôi được chia từng chiếc nan hoa xe đạp ... Tôi thắp lên thơ tôi một nén hương Để vấn lỗi trước gia tiên về một thời bất hiếu Con cháu quên cả việc đèn nhang hương khói Trước vong linh tông tổ nghìn đời ! Tôi thắp lên thơ tôi một nén trầm Để nhớ về bao đồng đội Họ đã sống một thời sáng choang quả cảm Không sợ đói nghèo Chỉ sợ không được đi đánh giặc Chiến trường hơn mọi bài ca ! Tôi thắp lên thơ tôi .. chút xót xa Để kiêu hãnh nhìn về phía trước Chẳng có gì mà nhân dân ta không làm được Hãy lắng nghe tiếng vọng của nghìn đời ! Hà nội 12/1989.
  17. 21. TẤM HUÂN CHƯƠNG CUỘC ĐỜI Kính tặng vợ ! A. KHÚC BI Buồn tình, thương tấm huân chương Treo lên vợ giận, biết đường nào xoay Mười năm - đâu phải một ngày Bom rơi đạn nổ, xương dày, máu vơi… Vậy mà : Treo lên, họ cũng cười Dấu đi ai biết một đời truân chiên.. Thôi đành – Tủ nhỏ - Chưng nghiêng Buồn-Vui, thành nỗi niềm riêng Khép hờ ! B. KHÚC TRÁNG Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Khắc dấu một thời trận mạc Cha đã đổi bằng tuổi thanh xuân Không để lấy những lầu son gác tía ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Được khắc bằng xương bằng máu ... Cha nhận được sau bao trận đánh Không để lấy ánh hào quang vào đời ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Không đổi được áo cơm cho con thời hậu chiến Mẹ rất buồn... nên tóc cha sớm bạc Thương các con chưa bằng chị, bằng anh Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Từng lặng lẽ, âm thầm, ẩn sau tủ nhỏ Là nội lực cho cha vượt khó Hướng về tương lai ... Và .. Năm 2000 đến thật rồi kia ! Con chợt thấy trên ngực cha lấp lánh Tấm huân chương cuộc đời Được sơn lại bằng mồ hôi, nước mắt Bằng trái tim kiêu hãnh làm người ... Tấm huân chương Năm Một-Chín-Bảy-Lăm Cha lại tự hào đeo lên trước ngực Con cứ cười ... Nhưng mẹ thầm lau nước mắt Nhớ một thời khốn khó sau lưng ... Ôi, những tấm huân chương .. Sẽ mãi mãi chói ngời cùng năm tháng Con sẽ nhận ra dáng hình Một thời oanh liệt Cha từng dấu sâu dưới đáy balô ... Hà nội 01/2000 22. LÀNG HÀ NỘI Hoàng hôn qua sông Tô Chiều buông xuống làn sương quần tụ Trong khói lam, bàn chân anh bỡ ngỡ đặt lên đất Trung - Hoà. Làng. Những ý niệm về không gian, thời gian Hơi ấm toả dọc dài theo lối ngõ Những mái nhà hiền như ý Phật Cong cong tựa cánh cung thần Dương trên thành quách rêu phong. Giọt mưa nghìn năm xói mòn tượng đá Để làng cứ sinh sôi Để con cháu đời đời quần tụ .. Anh đi trên những con đường nhỏ xinh Viên gạch nào là nơi bắt đầu một tình yêu đôi lứa ? Nơi ông bà ta xưa đưa nhau về nhóm lửa Lựa gió, tìm phương dựng nhà Để tháng năm đi qua Để tình yêu sinh sôi Để con đường làng cứ rộng dài thêm mãi Để bây giờ anh đi tìm em Lắt léo sau bao ngõ đẹp Bâng khuâng những ý niệm về làng .. Làng. Võng nhà ai kẽo kẹt gần xa Lích chích, lanh chanh, tiếng gà gọi mẹ Tiếng bước chân trâu gõ đều trên nền gạch Đủng đỉnh về cuối ngõ sâu ? Tường nhà ai vôi mới trắng tinh ? Hàng cau đang trổ buồng chạm ngõ ! Ngọn trầu xanh chờm qua vách dậu ? Cô bé nhà bên đang thêu hoa, Cho chiếc áo cưới đợi ngày lửa thắm ! ánh trăng tơ non mơn mởn giữa trời ? Làng ơi ! Sân đình, bến nước, cây đa Bờ tre ngọn gió la đà tiếng ru Vẳng nghe tiếng hạc hoang sơ Vỗ từ đất, thuở xa xưa .. hãy còn ? Làng ơi ! Bóngthời gian đổ dưới sân Bóng lang sau mỗi hừng đông xanh rì Cánh chim nhớ tổ tìm về Làng như một tấm nôi ru .. trọn đời ! Hà nội tháng 10/1980 23. QUA PHỐ NHÀ EM Một lần đi qua phố Nam Ngư Chợt gặp em từ trên gác nhỏ Đôi tay mềm đang hong nắng Những sợi len xanh như sắc biếc mùa thu ! Em chẳng biết đâu, Anh thoáng thấy nụ cười Nở từ trên ban công ấy Ôi, nụ cười như bao giờ cũng vậy Một bông hồng chúm chím vành môi ! Phố nhà em, từ đó em ơi, Cứ xẻ thẳng vào tim anh Rạo rực ! Hà nội. 1980 24. KHÔNG NGỦ Anh thương quá đôi tay Đôi tay đêm qua không ngủ được Đặt lên trán, thấy người yêu thao thức Đôi tay thì thầm trong đêm .. Anh thương quá đôi tay Đôi tay đêm qua không ngủ yên Đặt lên ngực, nghe trái tim thầm nhắc Ngủ ngoan hỡi đôi tay xinh .. Hà nội 4/10/1980 25. GIỌT SƯƠNG HỒNG Tặng M.H Ta đã lạc vào lòng Hà nội Hai mươi năm... Sao chẳng lạc vào nhau Để đến khi tóc bạc nửa mái đầu Chân lạc lối... Góc vườn xưa, chợt hiểu : Vẫn còn nửa mùa xuân thầm đợi Mặt trời lên thức gọi giọt sương hồng Cho ta soi vào năm tháng cũ Thấy thời gian không dễ phủ mờ Dẫu kỷ niệm chôn dầy Như thực, như hư ... Ta đã lạc vào lòng Hà nội Hai mươi năm... Sao đến tận bây giờ Khi hai ta chỉ còn hai nửa Bóng dẫu lạc vào nhau, Đến nghìn lần Cũng không thể Đến được với mùa xuân ... Thôi đành, Ta ngắm giọt sương hồng Qua lăng kính để vẹn nguyên Kỷ niệm ! Hà nội 17/02/1998.
  18. 16. KHÚC HÁT TÌNH YÊU Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Tình yêu dài năm tháng Âm thầm trong tim tôi Nói làm sao Em ơi Trái tim lời chân thật Nói làm sao Em ơi Trái tim đầy túi lửa.... Khi Anh lặng nhìn Em Nơi đầu nguồn thác đổ Khi Anh phải xa Em Gió xoáy tròn nỗi nhớ Khi Anh đến bên Em Sông một dòng cuộn chảy Thác ngầm sôi gầm réo Khao khát vỗ đôi bờ... Khi Em giận, Em hờn Mây giăng đầy phía núi Khiến lòng Anh bối rối Lo cơn mưa dầm dề... Tình yêu thật lạ kỳ Muôn lời không biết nói Khi Anh cầm tay Em Tình yêu thành khúc hát Thì thầm trên đôi môi .. Hà nội 11/1980 17. XIN ĐỪNG QUÊN NĂM THÁNG SAU LƯNG Từ chiến trường về Sau ba lô tôi là cây đàn gỗ Hành trang theo tiếp cuộc đời Là những trang sách cũ .. .. Tôi nâng niu, gom lại tháng năm trôi ! Từ chiến trường về Sau ba lô tôi là những trang thơ Trang thơ ấy chứa đầy ước mơ Bạn bè tôi - một thời khao khát Mong ngày bình yên, ta lại cùng tới trường ! Niềm ước đó - nay đã thành gió núi thì thầm Đã thành sương sa, đã thành khói hương ! Niềm ước đó - nay đã thành ký ức Sau vai tôi, đâu chiếc balô xanh.. Niềm ước đó nay đã thành bia khắc trùng trùng Đã thành rêu phong, đã thành hư không ! Niềm ước đó - sau vai tôi trĩu nặng Nên bài thơ viết mãi không nên lời ! Và từ đó, trong từng bước chân cuộc đời Bên tai tôi, luôn vang vọng lời tháng năm Giọt xăng nào cháy thành áo cơm Giọt dầu nào thắp lên hạnh phúc Xin đừng quên - đừng quên.. Năm tháng sau lưng mình ! Hà nội 19/01/2000 18. NGƯỜI MẸ TRẺ TRONG BỆNH VIỆN Người mẹ trẻ ẵm con đi bệnh viện Hai hốc mắt trũng sâu Giữa phòng đợi... ầu ơ ... tiếng khóc Tiếng khóc ru đợi ai về ... Tôi bỗng gặp trong sâu thẳm mắt buồn Chút thơ trẻ vô tư còn hằn vết... Chợt nhớ những ngày giặc giã Chợt hiểu bao ngày anh phải xa em Và lòng ta càng hiểu Mẹ nhiều hơn, Những tháng năm, khi còn thơ bé Cơn sốt bất ngờ, rung hầm sâu địa đạo Mẹ vẫn một mình canh đợi mặt trời lên ... Hà nội tháng 09/1992 19. HAI MẶT CON ĐƯỜNG - HAI MẶT CUỘC ĐỜI Mặt A: Bình minh trong vắt chim ca Nắng đan bóng lá cài hoa sân trường Tinh khôi màu áo học đường Hoà âm-Tiếng trẻ dạo chương-Một ngày... áo em trinh trắng nhẹ bay Mặt đường ngỡ giấc mơ say.. Mặt đường ! Mặt B: Hoàng hôn ập xuống vội vàng Bóng "con nai lạc " đêm ngàn đó sao ? Cuối đường rền rĩ nhạc rao Hương cà phê trộn, phấn đào...bán mua... Còn đâu yên ả phố thơ Còn đâu...bão dập giấc mơ em rồi Còn đâu bóng một ngày vui Mặt đường đẫm lệ - hoa rơi - mặt đường ! Đường Nguyễn Du – Thành phố HCM đêm 31/10/1991 20. ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN ... Thân tăng Mây Đã có một mùa xuân như thế ở làng Mơ Táo Anh đứng đợi trong vườn gió lặng Nghe hơi thở mùa đông dần qua .... Em ngồi chấm lại thời gian Đáp án nào ta từng trăn trở ? Khi cuộc đời vẫn là ẩn số Phép nhân luôn nằm kề phép chia .. Đừng so đo đếm lại hành trang Màu phai bạc, áo một thời chiến trận Anh chẳng giống những chàng trai lối phố Tấm áo này, sương gió quá đi thôi .. Chẳng dại gì cộng thêm gian nan Nên em đặt dấu trừ lên trước Ngai ngái xanh, da một thời sốt rét Dẫu thương nhiều cũng chẳng thể sẻ chia .. Chẳng dại gì nhân thêm nắng mưa Làng mơ táo đang dâng hương, phất lộc Mơm mởn lá xoè tay ôm chồi biếc Dẫu ngậm ngùi thương lắm gió sương ơi ! ... Anh lặng thầm giã biệt lối mòn xưa, Giã biệt ngõ quen làng mơ táo .. Có còn chi để mà thế chấp Trái tim này " chẳng đáng gì đâu " ! * Dẫu bạc rồi, trót nhuộm màu mây Nhưng áo lính vẫn xanh không thể khác ! Hà nội - Xuân 2001 --------------- *: Lời một người con gái
  19. 11. THÀNH PHỐ THÁNG TƯ Tôi như lữ khách Trong Em tháng Tư Cách biệt hai đầu Một thời chiến trận Tôi như lữ khách Trong Em tháng Tư Cách biệt hai mùa Đến - Đi, không hẹn ! Bỗng ngày trở lại Lang thang đường xưa Tôi thành lữ khách Trong Em Tháng-Tư Như một giấc mơ Em -Tôi hai nửa Một nụ hôn đầu Thắp trong đạn lửa Giờ Em ở đâu Biết còn thương nhớ Nụ hôn đầu môi Cháy trong dang giở Nụ hôn ngày xưa Cho tôi một nửa Thành phố tháng Tư Cho tôi một nửa Đỏ trời cờ hoa... Hà nội, Tháng 01/1998 12. HUẾ Huế tôi yêu từ thuở có Em Dẫu trang sử một thời lật giở Những vương chúa, hoàng thành tráng lệ Cũng chỉ là cơn gió thoảng qua thôi. Huế tôi yêu từ thuở biết Em Trong ký ức có bờ ao, gốc khế Dẫu nỗi nhớ nhiều khi huyễn hoặc Như chuyện cổ tích ngày xửa, ngày xưa ... Huế tôi yêu từ bấy đến chừ, Không quên được Ngày cùng nhau đi cắm cờ giải phóng ! Chừ xa ngái một khoảng trời chia cắt Huế bỗng thành nỗi nhớ của riêng tôi ! Huế tôi yêu từ thuở biết Em.... Khi ôm súng vượt A sầu A lưới... Huế thành niềm tin cho ngày thắng lợi Em đón tôi về trước cửa Ngọ Môn... Huế tôi yêu từ thuở có Em ... Tháng ba ấy, đúng ngày hai sáu ! Mặt trận tây nam Huế 3/1975 13. ĐÊM KÝ TÚC XÁ ( Đêm B7 - Bách khoa ) Thân tặng Cần Đêm buông dài suốt hành lang Một dư âm khẽ cũng ngân vang Gió vặn mình, thu rung liếp cửa... Bỗng nhớ bạn xưa, nhớ đại ngàn ! Tiếng đàn ai thảng thốt xa vời ừ , năm tháng cũng như giấc mộng.... Tấm màn lính quây tròn kỷ niệm Vẫn phồng căng hơi thở bốn phương trời... Biết giờ này bạn ở nơi nào Rừng biên giới hay sóng xô hải đảo Mảnh trăng cuối tuần còn bên sườn núi Cánh võng phập phồng... giấc ngủ có tròn không ? Biết giờ này bạn đang ở đâu Cơn sốt đến chập chờn phiên gác ? Giặc giã tan rồi, sao chưa về đi học Cứ để tinh khôi nỗi nhớ học đường .... 12/1977 14. ĐẤT LÀNG Hát rằng: Đất cũng chỉ là đất thôi Mà nơi lúa chín, mà nơi cỏ tràn... Con cò yêu cánh đồng làng Yêu đời lam lũ mà sang với mình Bạn ơi, đất cũng hữu tình, Ta yêu đất sẽ hoá mình cho ta ...! 1. Thời cha anh Đất quê tôi, sỏi đá cào tướp chân những mẹ gà chăm chỉ nuôi con. Tôi lớn lên, đất đai từ bao đời đã vậy. Cây lúa ít được sống hết thời con gái, lơ thơ cánh đồng làng... Mùa gặt về, những đụn rơm như nấm đùn lên quanh nhà mà hạt thóc chẳng bao giờ kín nổi vành cót. Bữa ăn, chỉ có khoai cõng sắn. Quả cà, đĩa nhút quanh năm *** Tháng giêng, tháng hai... Cái mủng rách mẹ mòn tay qua nhà người mượn vay, cầm cố.. Củ khoai non cũng khó Em đói ăn khóc lả trên nôi Cha thì lo ngược rừng Kiếm củi kịp về chợ chiều đổi sắn... *** Tháng tám - chọi trâu, nước lụt dềnh qua làng xóm. Chị kê bếp lên chõng tre luộc con cá bạc Em nô đùa thả chiếc thuyền trôi Cha hết đứng lại ngồi Mẹ nhẩm tính nợ người chưa trả hết Lửa cháy trên tay Mưa dội trên đầu Hết mùa trọi trâu Đất làng lại trơ sỏi đá... Tôi lớn lên, Đất làng từ bao đời đã vậy ! Tuổi hai mươi mới lần đầu biết đọc Chữ O tròn một góc chiến hào.... 2. Thế hệ chúng tôi Thời chúng tôi sống, sau tiếng gà gáy sáng, tiếng kẻng ngân vang giục gọi ra đồng, tiếng đục đạc đàn trâu âm vang như khúc nhạc dạo .. Màn sương mờ trắng còn buông Tiếng nghé ọ thương như con trẻ, Tiếng cút kít xe lăn trên những bờ vùng Tiếng gọi mạ, gọi phân đoàn người đi cấy Tiếng nước chảy loong toong Tiếng rúc rích, rì rầm... Mặt trời kéo màn sương lên Đất làng dậy bài ca bừng sáng ! Thời chúng tôi sống, đất làng ấp iu đầy gió mát Lũ trẻ chăn trâu suốt ngày ca hát Những bài đồng ca, cô giáo dạy thuộc lòng Đất kẻ ô khoanh vùng hợp tác Những dự án, công trình đắp đập ngăn sông Kéo điện, dựng nhà xây trường học ... áo vải mộc, màu nâu non nắng nhạt Mà lòng người ngan ngát hương thơm... *** Thời chúng tôi sống, trang sách bình yên đang lật mở bỗng nhoà máu đỏ. Đất làng những năm đánh Mỹ Cũng oằn lên, lửa cháy, bom rơi Chỉ còn Mẹ và Em ra đồng Hạt thóc chia đôi, hạt thóc chia ba Tôi nhận phần mình nơi tuyến lửa Cây lúa biết sống hết sức mình bằng tình yêu của người ở lại Một nắng, hai sương... vẫn chưa đủ để có bát cơm cho người ra phía trước.. Mẹ đội mũ rơm đi cày Chị khoác súng, gặt dưới tầm pháo sáng Em lội dọc chiến hào đi học Đất đai trộn thêm sắt thép mảnh bom, mảnh pháo giặc thù... 3. Thời hậu chiến ở chiến trường về , tôi chẳng thể nào tin. Hạnh phúc lớn, chưa kịp lau nước mắt Mẹ và Em lại hành khất lên đường... Câu hát xưa buồn đến tận bây giờ ? Xương chất núi để tàn gio bể ? Đất đã khoanh vùng, Đất lại xẻ chia Lòng người hợp, lòng người ly tán Phiên chợ làng thêm người bớt của Túp lều tranh dựng vội vẹo xiêu... Lũ trẻ lớn lên không biết cầm cày Con gái, con trai bỏ làng ra thành phố ... Vàng thau - trinh trắng.. trao mua Đã có kẻ lương tâm bán đổi Nước đục, nước trong... vấy bẩn cánh cò Đất làng xót xa ...ngoảnh mặt với trời Cây lúa lại đói ăn, hơn cả người đang sống ! Nắng mưa, vạn vật đổi thay ? Nhói đau vết thương người trở lại .... 4. Bây giờ Rồi cánh cửa cuộc đời chợt mở, bắt đầu từ khoán hộ Lòng người hiểu nhau hơn Bưng bát cơm ăn, nhận rõ gương mặt mình Làng lại thức trước khi gà gọi sáng Mùa lạc, giục mùa khoai, Dáng tảo tần của Mẹ xưa lại thấy Trên tay em nắng cháy mưa dầm Mồ hôi đổ mà tim đời dịu mát Chợt yên lòng trước những nấm mồ bạn xưa... *** Hát rằng : Dẫu cho sương gió bời bời Đất làng ta lại sáng ngời nụ hoa Bây giờ chẳng phải chia xa Đất làng đang hát bài ca chính mình Tay em khiêng đá lấp ngầm, Nghiêng đồng chắt nước, gieo mầm xuân lên Nụ cười sáng cả trời đêm Khát khao lời gió, nỗi niềm ý trăng... Đèn khuya thơ đã sang trang Mà sao lòng dệt ... tơ lòng... rối tinh Bạn ơi đất cũng hữu tình, Ta yêu, đất sẽ hoá mình cho ta ! Hà nội 1981 15. Ở RỪNG Ở rừng thuở mới tìm lên Người như đã chếnh hơi men quá rồi ở rừng thuở mới yêu thôi Có bao nhiêu chuyện tặng người mình yêu. Em ơi, cây đến thật nhiều Nhiều hơn lá rụng bao chiều bà gom ? Đất thì sẫm, suối thì trong Thì ra còn có rừng bằng, rừng nghiêng... Rừng nghiêng, mưa cũng rơi nghiêng Hành quân dép cứ trồi lên gối mình Tiếng chim vọng ở cuối đường Biết cơn mưa cũng nửa rừng, mới hay ! Giưã trưa, sương vẫn giăng đầy Xế chiều nắng mới rắc đầy lối đi Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng... Thương nhau đốt lửa Hoàng Cầm Đất đai rừng sẽ âm thầm dấu ta Tiếng con hoẵng tác đồi xa Biết cơn mưa cũng sắp oà sau thung Gió thì lay tán lá rừng Giấc mơ bên võng lay từng gốc cây Vẳng nghe thác dội đâu đây Bâng khuâng chợt nhớ đêm nay... ngủ rừng ! Trường Sơn 1972
  20. 11. THÀNH PHỐ THÁNG TƯ Tôi như lữ khách Trong Em tháng Tư Cách biệt hai đầu Một thời chiến trận Tôi như lữ khách Trong Em tháng Tư Cách biệt hai mùa Đến - Đi, không hẹn ! Bỗng ngày trở lại Lang thang đường xưa Tôi thành lữ khách Trong Em Tháng-Tư Như một giấc mơ Em -Tôi hai nửa Một nụ hôn đầu Thắp trong đạn lửa Giờ Em ở đâu Biết còn thương nhớ Nụ hôn đầu môi Cháy trong dang giở Nụ hôn ngày xưa Cho tôi một nửa Thành phố tháng Tư Cho tôi một nửa Đỏ trời cờ hoa... Hà nội, Tháng 01/1998 12. HUẾ Huế tôi yêu từ thuở có Em Dẫu trang sử một thời lật giở Những vương chúa, hoàng thành tráng lệ Cũng chỉ là cơn gió thoảng qua thôi. Huế tôi yêu từ thuở biết Em Trong ký ức có bờ ao, gốc khế Dẫu nỗi nhớ nhiều khi huyễn hoặc Như chuyện cổ tích ngày xửa, ngày xưa ... Huế tôi yêu từ bấy đến chừ, Không quên được Ngày cùng nhau đi cắm cờ giải phóng ! Chừ xa ngái một khoảng trời chia cắt Huế bỗng thành nỗi nhớ của riêng tôi ! Huế tôi yêu từ thuở biết Em.... Khi ôm súng vượt A sầu A lưới... Huế thành niềm tin cho ngày thắng lợi Em đón tôi về trước cửa Ngọ Môn... Huế tôi yêu từ thuở có Em ... Tháng ba ấy, đúng ngày hai sáu ! Mặt trận tây nam Huế 3/1975 13. ĐÊM KÝ TÚC XÁ ( Đêm B7 - Bách khoa ) Thân tặng Cần Đêm buông dài suốt hành lang Một dư âm khẽ cũng ngân vang Gió vặn mình, thu rung liếp cửa... Bỗng nhớ bạn xưa, nhớ đại ngàn ! Tiếng đàn ai thảng thốt xa vời ừ , năm tháng cũng như giấc mộng.... Tấm màn lính quây tròn kỷ niệm Vẫn phồng căng hơi thở bốn phương trời... Biết giờ này bạn ở nơi nào Rừng biên giới hay sóng xô hải đảo Mảnh trăng cuối tuần còn bên sườn núi Cánh võng phập phồng... giấc ngủ có tròn không ? Biết giờ này bạn đang ở đâu Cơn sốt đến chập chờn phiên gác ? Giặc giã tan rồi, sao chưa về đi học Cứ để tinh khôi nỗi nhớ học đường .... 12/1977 14. ĐẤT LÀNG Hát rằng: Đất cũng chỉ là đất thôi Mà nơi lúa chín, mà nơi cỏ tràn... Con cò yêu cánh đồng làng Yêu đời lam lũ mà sang với mình Bạn ơi, đất cũng hữu tình, Ta yêu đất sẽ hoá mình cho ta ...! 1. Thời cha anh Đất quê tôi, sỏi đá cào tướp chân những mẹ gà chăm chỉ nuôi con. Tôi lớn lên, đất đai từ bao đời đã vậy. Cây lúa ít được sống hết thời con gái, lơ thơ cánh đồng làng... Mùa gặt về, những đụn rơm như nấm đùn lên quanh nhà mà hạt thóc chẳng bao giờ kín nổi vành cót. Bữa ăn, chỉ có khoai cõng sắn. Quả cà, đĩa nhút quanh năm *** Tháng giêng, tháng hai... Cái mủng rách mẹ mòn tay qua nhà người mượn vay, cầm cố.. Củ khoai non cũng khó Em đói ăn khóc lả trên nôi Cha thì lo ngược rừng Kiếm củi kịp về chợ chiều đổi sắn... *** Tháng tám - chọi trâu, nước lụt dềnh qua làng xóm. Chị kê bếp lên chõng tre luộc con cá bạc Em nô đùa thả chiếc thuyền trôi Cha hết đứng lại ngồi Mẹ nhẩm tính nợ người chưa trả hết Lửa cháy trên tay Mưa dội trên đầu Hết mùa trọi trâu Đất làng lại trơ sỏi đá... Tôi lớn lên, Đất làng từ bao đời đã vậy ! Tuổi hai mươi mới lần đầu biết đọc Chữ O tròn một góc chiến hào.... 2. Thế hệ chúng tôi Thời chúng tôi sống, sau tiếng gà gáy sáng, tiếng kẻng ngân vang giục gọi ra đồng, tiếng đục đạc đàn trâu âm vang như khúc nhạc dạo .. Màn sương mờ trắng còn buông Tiếng nghé ọ thương như con trẻ, Tiếng cút kít xe lăn trên những bờ vùng Tiếng gọi mạ, gọi phân đoàn người đi cấy Tiếng nước chảy loong toong Tiếng rúc rích, rì rầm... Mặt trời kéo màn sương lên Đất làng dậy bài ca bừng sáng ! Thời chúng tôi sống, đất làng ấp iu đầy gió mát Lũ trẻ chăn trâu suốt ngày ca hát Những bài đồng ca, cô giáo dạy thuộc lòng Đất kẻ ô khoanh vùng hợp tác Những dự án, công trình đắp đập ngăn sông Kéo điện, dựng nhà xây trường học ... áo vải mộc, màu nâu non nắng nhạt Mà lòng người ngan ngát hương thơm... *** Thời chúng tôi sống, trang sách bình yên đang lật mở bỗng nhoà máu đỏ. Đất làng những năm đánh Mỹ Cũng oằn lên, lửa cháy, bom rơi Chỉ còn Mẹ và Em ra đồng Hạt thóc chia đôi, hạt thóc chia ba Tôi nhận phần mình nơi tuyến lửa Cây lúa biết sống hết sức mình bằng tình yêu của người ở lại Một nắng, hai sương... vẫn chưa đủ để có bát cơm cho người ra phía trước.. Mẹ đội mũ rơm đi cày Chị khoác súng, gặt dưới tầm pháo sáng Em lội dọc chiến hào đi học Đất đai trộn thêm sắt thép mảnh bom, mảnh pháo giặc thù... 3. Thời hậu chiến ở chiến trường về , tôi chẳng thể nào tin. Hạnh phúc lớn, chưa kịp lau nước mắt Mẹ và Em lại hành khất lên đường... Câu hát xưa buồn đến tận bây giờ ? Xương chất núi để tàn gio bể ? Đất đã khoanh vùng, Đất lại xẻ chia Lòng người hợp, lòng người ly tán Phiên chợ làng thêm người bớt của Túp lều tranh dựng vội vẹo xiêu... Lũ trẻ lớn lên không biết cầm cày Con gái, con trai bỏ làng ra thành phố ... Vàng thau - trinh trắng.. trao mua Đã có kẻ lương tâm bán đổi Nước đục, nước trong... vấy bẩn cánh cò Đất làng xót xa ...ngoảnh mặt với trời Cây lúa lại đói ăn, hơn cả người đang sống ! Nắng mưa, vạn vật đổi thay ? Nhói đau vết thương người trở lại .... 4. Bây giờ Rồi cánh cửa cuộc đời chợt mở, bắt đầu từ khoán hộ Lòng người hiểu nhau hơn Bưng bát cơm ăn, nhận rõ gương mặt mình Làng lại thức trước khi gà gọi sáng Mùa lạc, giục mùa khoai, Dáng tảo tần của Mẹ xưa lại thấy Trên tay em nắng cháy mưa dầm Mồ hôi đổ mà tim đời dịu mát Chợt yên lòng trước những nấm mồ bạn xưa... *** Hát rằng : Dẫu cho sương gió bời bời Đất làng ta lại sáng ngời nụ hoa Bây giờ chẳng phải chia xa Đất làng đang hát bài ca chính mình Tay em khiêng đá lấp ngầm, Nghiêng đồng chắt nước, gieo mầm xuân lên Nụ cười sáng cả trời đêm Khát khao lời gió, nỗi niềm ý trăng... Đèn khuya thơ đã sang trang Mà sao lòng dệt ... tơ lòng... rối tinh Bạn ơi đất cũng hữu tình, Ta yêu, đất sẽ hoá mình cho ta ! Hà nội 1981 15. Ở RỪNG Ở rừng thuở mới tìm lên Người như đã chếnh hơi men quá rồi ở rừng thuở mới yêu thôi Có bao nhiêu chuyện tặng người mình yêu. Em ơi, cây đến thật nhiều Nhiều hơn lá rụng bao chiều bà gom ? Đất thì sẫm, suối thì trong Thì ra còn có rừng bằng, rừng nghiêng... Rừng nghiêng, mưa cũng rơi nghiêng Hành quân dép cứ trồi lên gối mình Tiếng chim vọng ở cuối đường Biết cơn mưa cũng nửa rừng, mới hay ! Giưã trưa, sương vẫn giăng đầy Xế chiều nắng mới rắc đầy lối đi Mồ hôi đẫm ướt ba lô Súng quàng vai, lá nhấp nhô điệp trùng... Thương nhau đốt lửa Hoàng Cầm Đất đai rừng sẽ âm thầm dấu ta Tiếng con hoẵng tác đồi xa Biết cơn mưa cũng sắp oà sau thung Gió thì lay tán lá rừng Giấc mơ bên võng lay từng gốc cây Vẳng nghe thác dội đâu đây Bâng khuâng chợt nhớ đêm nay... ngủ rừng ! Trường Sơn 1972
  21. 1. VÙNG TRỜI THÁNH THIỆN Tặng vợ Núi sông vốn chẳng cắt chia Biên cương cũng không tự có ... Như Anh và Em - Bắc Nam đôi ngả Bỗng ở trong nhau ngót thập niên rồi... Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng... Chỉ sợ trái tim mình nhỏ hẹp Không đủ ngân rung phím nhạc cuộc đời... Dẫu đến ngàn ước vọng cũng vậy thôi Giông bão sẽ tan và bầu trời tĩnh lặng Giây lát ấy cuộc đời hơn cõi mộng Ta bỗng nhận ra nhau Thanh thản buổi ban đầu... Hà nội- 18/10/1991. 2. CAO THẤP Ngày xưa, thuở chúng mình đi học, mỗi lần xếp hàng vào lớp thấy rõ - đứa thấp - đứa cao ! Một năm qua rồi, chúng mình so vai, xếp hàng lên lớp thấy rõ - đứa trước - đứa sau ! Tuổi học trò, giấy trắng mực đen khát khao mơ mộng... Bây giờ, chúng mình lớn lên, những trang đời úp mở ... những đồng tiền sấp ngửa đỏ đen ... Dối trá và sự thật Nghèo hèn và hiển vinh... Số phận chăng ? Ai tỏ, Ai tường ? Chỉ có trái tim bè bạn Mới nhận ra nhau giữa cuộc đời thường Tháng 11/1991 3. Ở CHIẾN TRƯỜNG VỀ ở chiến trường về Anh có gì đâu Một cuốn sổ thơ Một cây đàn gỗ Thơ chưa chép hết mùa chiến dịch Cây đàn rung phím nhạc học trò... Cuốn sổ thơ sờn mép bên mình ( Bạn của lính - tháng năm tâm huyết ) Cây đàn gỗ vui buồn gõ nhịp Hành quân xa... Năm tháng hành quân xa... *** ở chiến trường về Anh có gì đâu Da còn ngái xanh Môi còn ngái tím... Chữ thầy mười năm Rụng đầy sau vai áo Hoa cà, hoa cải ... sốt rừng ! ở chiến trường về Chẳng có gì đâu ? Ba lô rỗng, áo quần vừa nghiêm -nghỉ Chỉ có trái tim vẫn hồng nguyên sắc đỏ Và những khát khao mang nặng suốt cuộc đời ! 12.1976 -12.1980 4. GẶP BẠN ( Thân tặng V- GS-TS ) Ngày chúng mình ra đi Mùa hè vẫn còn rất trẻ... Kỷ niệm về xóm nghèo, lán nhỏ Bom thù đốt trụi lớp 10D Chia tay nhau, lệ chẳng đẫm mi Mà mắt ai mỏi bờ vai níu lại Ta chợt nghĩ sẽ là mãi mãi .. Mùa thu chỉ còn trong giấc mơ thôi ! *** Chiến trường dài, năm tháng nhân đôi Không nhớ hết bao mùa súng nổ Những mùa thu cháy khô mái núi Võng đầu non, gối xép balô... Ta đã đi qua những cao điểm mùa khô Lả mình trong chót cùng khát, đói  Măng cụt, sầu riêng ... Đất rừng nào, đồng đội ta nằm lại Giữa ngàn sâu, cánh võng lạnh tờ... Chiến trận nào, ta đã dong cờ, Le te một thời con trẻ Ôi, những thằng bạn giỏi giang nhất lớp Đã ra đi không hề tiếc mùa thu.. ? Vẫn biết chiến tranh, có kẻ ở người đi ! Day dứt một thời bão táp.... Mà sao vẫn mặn chát Nông sâu nỗi biển đời.. . Bạn ơi, áo lính chẳng hề bạc đâu ! Thật vinh hạnh được làm trò của bạn Những tâm hồn sáng choang quả cảm Đang trở về với cả mùa thu.. Ta bỗng nghe trong gió lạnh đầu mùa .. Trái tim hát giữa dòng máu đỏ Giữa đại ngàn Giữa Trường Sơn Độc thoại Những lời giải về cuộc đời Còn chặt hơn thuật toán... *** Ngẩng cao đầu nơi giảng đường xanh... Sau năm một chín bảy lăm ( 1975 ) Tôi chợt nhớ về mùa hạ Năm " Một - chín - bảy - mươi ..." ! Hà nội 9.1976 5. TẶNG EM GÁI NGỌC HÀ Thân tặng MN Ngập ngừng mãi đôi chân Người đi giữa làng hoa và tự hỏi: - Ngày hay đêm ? Nụ hoa không hề nói... Lối nhỏ ấy bỗng thành kỷ niệm Đất Ngọc Hà, nơi em tôi sống tuổi thiếu niên Bỗng là đất gọi hồn tôi trở lại Với những câu thơ day dứt một đời... Năm tháng rồi... năm tháng cứ dần trôi... Câu thơ nào túi ba lô trĩu nặng ? Câu thơ nào viết cho đồng đội ? Tôi nhọc nhằn gom góp giữa rừng sâu... ? Bài thơ nào viết cho Mẹ và Em ? Lời chân thật bỗng trở thành xa lạ Cuộc sống mới cứ ù à, ù ập.... Tôi bỗng trở thành cái gai trong mắt em ? Bài thơ cứ vô tình Nên năm tháng dần quên Em bỗng ra đi và trở thành thiếu phụ Tôi ở lại với câu thơ dang dở Chợt nhớ rừng xanh cháy đỏ một thời... *** Thơ viết xưa rồi Mà chẳng thể nào quên Lật lại thời gian bỗng thấy mình khờ dại ước gì bạn lính xưa sống mãi Để được yêu hơn mình đã yêu.... Để có ngày cho Tôi và Em Năm tháng trẻ trung như sắc lá Nụ cười chia vào khoé mắt Sau vòm cửa xanh là một khoảng trời... Trường ĐH Bách khoa Hà nội 11.1977-1996
  22. 6. NGÀY HẸN CƯỚI Tháng bảy anh ôm vào lòng một khoảng trời xanh Hạnh phúc như một vầng mây ấm Nhưng tháng bảy này anh lại ôm vào lòng ngọn lửa Đang bùng lên trên mặt chiến hào... Ngày cưới Em ơi đành hẹn mùa sau ! Thượng Đức tháng 7/1974 7. HOA GẠO Sáng nay em đến lớp Hoa gạo đỏ lưng trời Cánh chim về ríu rít Giữa khoảng đời sáng tươi. Trên tầng cao lộng gió Hoa gạo vượt lên rồi Đỏ hồng như sắc máu Như lửa tình đang khơi. Sáng nay ai ra đi... Sân ga người đưa tiễn Bông gạo hiền khiêm tốn Đậu trên túi ba lô. Biên giới này mùa xuân Nhớ nhau người yêu nhé Đừng quên bông gạo đỏ Âm thầm ta trao nhau. Giảng đường Bách khoa 10.1979 8. CÁI NIÊU ĐẤT Cái niêu đất của Mẹ tôi đã bể lâu rồi, răng mà chắp lại được... Ôi, cái niêu đất của một thời xa ngái Tôi mang theo suốt dọc cuộc đời ... Mẹ chẳng còn và cả Em tôi Cát bụi lại hoàn cát bụi ... *** Ngày ấy, vẫn như còn tinh khôi, Và chiến tranh như chưa hề có Cao xanh một khoảng trời Phiên chợ làng bé nhỏ Bóng mẹ gầy lõ mõ, áo nâu nhạt xênh xang... Đòn triêng quẩy hai đầu phiên chợ Mớ khoai non cầm bữa... Mẹ tiện tằn sắm cái niêu con, Đợi Cu Tí về .... Kho con cá tộ.... Đợi Cu Tý về ngô rang rang nở Đợi Cu Tý về sáng tưng hàm răng... Nào ngờ, bỗng có một ngày Bụi đất quầng lên, Cùng đoàn quân nam tiến Âm vang xe xích, Âm vang khúc quân hành Trùng trùng những gương mặt lính trẻ, Đứa nào cũng tựa hồ Cu Tý Đang vẫy chào, tạm biệt người thương ... Đôi mắt nhỏ nhăn nheo, Mẹ dõi theo, dõi theo .. ( Linh cảm trái tim mách bảo mẹ sẽ gặp Cu Tý nhà mình...) Đất -Trời lặng thinh, lặng thinh... Và Mẹ bỗng nhận ra .. Cơn lốc như ào qua trước mặt Mẹ nhào theo đoàn xe Cả binh đoàn nhoè trong nước mắt Cái niêu đất một đời cực nhọc Từ từ rớt lại sau lưng Vỡ tan tành mặt đất... *** Cắt từng khúc ruột để chia ly Nuốt từng tiếng khóc để ra đi Đất nước đã ngàn ngày như thế, Mẹ biết, nhưng không thể Máu chảy ruột mềm ! Con ơi, Sẽ có một ngày Không còn bom rơi, đạn nổ Mẹ sẽ đợi con về Để lại được thức canh giấc ngủ Cho con từng sáng, từng chiều Không lỡ buối đến trường, đến lớp ... *** Bây giờ mặt đất đã xanh liền Cái niêu đất thuở nào biết ai còn nhớ ? Khúc khải hoàn âm vang một thuở Bỗng lạc rơi một nốt trầm Vỡ tan tành mặt đất.... Mẹ chẳng còn, và cả Em tôi, Cát bụi lại hoàn cát bụi ... Chỉ còn lại những mảnh vỡ ngày xưa Từ cái niêu đất của Mẹ Tôi nhọc nhằn ghép lại cho thơ Để mặt đất xanh liền một dải .. Ôi cái niêu đất một thời xa ngái ! Hà Tĩnh tháng 5.1971 - Hà nội tháng 07.1996 9. NÓI VỚI EM NHƯ THẾ NÀO ĐÂY ? Nói với em như thế nào đây ? Cháy sạch rồi những trang thơ anh viết... Người xưa yêu nhau có câu ví bắc cầu Có dải yếm lụa đào nhắn gởi Có quan họ theo về bến đợi Có chiếc nón bài thơ lúng liếng trao nhau... Còn bây giờ, Anh biết nói với em như thế nào em ơi ! Câu ví người xưa anh chưa học được, Quan họ thì anh không biết hát Những vần thơ viết tiếp run run... Để anh bắc sang bên đó nắng xanh Âm thanh thật hồng, thời gian thật tím Qua cầu em đừng làm rơi nón, Để bài thơ anh theo sang bên... 10.10.1980 10. SUY TƯ TRƯỜNG SƠN Con đường ta đi trong mù sương Bom thù dội, cháy lưng đèo trước mặt Con gõ kiến cúi đầu: Cộc ! Cộc ! Bên gốc thông khói cuộn hương buồn Con tắc kè đếm thời gian vô tận, vô cùng ! Con khỉ sải từng cánh tay Đếm cây rừng cao thấp Con hổ lặng thinh bên rừng già hun hút Nín chờ những bàn chân người lính đi qua ... Con nhện chăng tơ, rối cả mắt trẻ trai Con mối đùn lên làm nấm mồ khô khốc ? Chỉ có những câu thơ trong cổ tích Làm dịu nỗi đau của rừng.. Khi tiếng chim cu gáy vọng cuối đường Là khi chú tắc kè Giã vào đêm thăm thẳm .. ánh sáng chói vàng trong tầm mắt Bỗng tối sầm sau vách núi thung sâu ! Đường hành quân vẫn sóng bể trào dâng Rừng che nắng, che mưa Che bom và che lửa Bên vết máu bầm đen sót lại Một cánh phong lan thơm thoảng cuối đèo Lặng lẽ xua đi hương khói độc .. Nhưng Trường sơn, Trường sơn ơi ! Mãi còn đó một nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng Nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng Trụi lá, Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu, đen đủi, Có khi nào lòng ta chợt hỏi : Rừng ơi, ngươi có trách ta ? Trường sơn ơi, người có trách ta ? Xin đừng hãt nữa lời ngợi ca, Hãy cứu lấy những gì còn sót lại ! Hà nội tháng 9.1978
  23. 6. NGÀY HẸN CƯỚI Tháng bảy anh ôm vào lòng một khoảng trời xanh Hạnh phúc như một vầng mây ấm Nhưng tháng bảy này anh lại ôm vào lòng ngọn lửa Đang bùng lên trên mặt chiến hào... Ngày cưới Em ơi đành hẹn mùa sau ! Thượng Đức tháng 7/1974 7. HOA GẠO Sáng nay em đến lớp Hoa gạo đỏ lưng trời Cánh chim về ríu rít Giữa khoảng đời sáng tươi. Trên tầng cao lộng gió Hoa gạo vượt lên rồi Đỏ hồng như sắc máu Như lửa tình đang khơi. Sáng nay ai ra đi... Sân ga người đưa tiễn Bông gạo hiền khiêm tốn Đậu trên túi ba lô. Biên giới này mùa xuân Nhớ nhau người yêu nhé Đừng quên bông gạo đỏ Âm thầm ta trao nhau. Giảng đường Bách khoa 10.1979 8. CÁI NIÊU ĐẤT Cái niêu đất của Mẹ tôi đã bể lâu rồi, răng mà chắp lại được... Ôi, cái niêu đất của một thời xa ngái Tôi mang theo suốt dọc cuộc đời ... Mẹ chẳng còn và cả Em tôi Cát bụi lại hoàn cát bụi ... *** Ngày ấy, vẫn như còn tinh khôi, Và chiến tranh như chưa hề có Cao xanh một khoảng trời Phiên chợ làng bé nhỏ Bóng mẹ gầy lõ mõ, áo nâu nhạt xênh xang... Đòn triêng quẩy hai đầu phiên chợ Mớ khoai non cầm bữa... Mẹ tiện tằn sắm cái niêu con, Đợi Cu Tí về .... Kho con cá tộ.... Đợi Cu Tý về ngô rang rang nở Đợi Cu Tý về sáng tưng hàm răng... Nào ngờ, bỗng có một ngày Bụi đất quầng lên, Cùng đoàn quân nam tiến Âm vang xe xích, Âm vang khúc quân hành Trùng trùng những gương mặt lính trẻ, Đứa nào cũng tựa hồ Cu Tý Đang vẫy chào, tạm biệt người thương ... Đôi mắt nhỏ nhăn nheo, Mẹ dõi theo, dõi theo .. ( Linh cảm trái tim mách bảo mẹ sẽ gặp Cu Tý nhà mình...) Đất -Trời lặng thinh, lặng thinh... Và Mẹ bỗng nhận ra .. Cơn lốc như ào qua trước mặt Mẹ nhào theo đoàn xe Cả binh đoàn nhoè trong nước mắt Cái niêu đất một đời cực nhọc Từ từ rớt lại sau lưng Vỡ tan tành mặt đất... *** Cắt từng khúc ruột để chia ly Nuốt từng tiếng khóc để ra đi Đất nước đã ngàn ngày như thế, Mẹ biết, nhưng không thể Máu chảy ruột mềm ! Con ơi, Sẽ có một ngày Không còn bom rơi, đạn nổ Mẹ sẽ đợi con về Để lại được thức canh giấc ngủ Cho con từng sáng, từng chiều Không lỡ buối đến trường, đến lớp ... *** Bây giờ mặt đất đã xanh liền Cái niêu đất thuở nào biết ai còn nhớ ? Khúc khải hoàn âm vang một thuở Bỗng lạc rơi một nốt trầm Vỡ tan tành mặt đất.... Mẹ chẳng còn, và cả Em tôi, Cát bụi lại hoàn cát bụi ... Chỉ còn lại những mảnh vỡ ngày xưa Từ cái niêu đất của Mẹ Tôi nhọc nhằn ghép lại cho thơ Để mặt đất xanh liền một dải .. Ôi cái niêu đất một thời xa ngái ! Hà Tĩnh tháng 5.1971 - Hà nội tháng 07.1996 9. NÓI VỚI EM NHƯ THẾ NÀO ĐÂY ? Nói với em như thế nào đây ? Cháy sạch rồi những trang thơ anh viết... Người xưa yêu nhau có câu ví bắc cầu Có dải yếm lụa đào nhắn gởi Có quan họ theo về bến đợi Có chiếc nón bài thơ lúng liếng trao nhau... Còn bây giờ, Anh biết nói với em như thế nào em ơi ! Câu ví người xưa anh chưa học được, Quan họ thì anh không biết hát Những vần thơ viết tiếp run run... Để anh bắc sang bên đó nắng xanh Âm thanh thật hồng, thời gian thật tím Qua cầu em đừng làm rơi nón, Để bài thơ anh theo sang bên... 10.10.1980 10. SUY TƯ TRƯỜNG SƠN Con đường ta đi trong mù sương Bom thù dội, cháy lưng đèo trước mặt Con gõ kiến cúi đầu: Cộc ! Cộc ! Bên gốc thông khói cuộn hương buồn Con tắc kè đếm thời gian vô tận, vô cùng ! Con khỉ sải từng cánh tay Đếm cây rừng cao thấp Con hổ lặng thinh bên rừng già hun hút Nín chờ những bàn chân người lính đi qua ... Con nhện chăng tơ, rối cả mắt trẻ trai Con mối đùn lên làm nấm mồ khô khốc ? Chỉ có những câu thơ trong cổ tích Làm dịu nỗi đau của rừng.. Khi tiếng chim cu gáy vọng cuối đường Là khi chú tắc kè Giã vào đêm thăm thẳm .. ánh sáng chói vàng trong tầm mắt Bỗng tối sầm sau vách núi thung sâu ! Đường hành quân vẫn sóng bể trào dâng Rừng che nắng, che mưa Che bom và che lửa Bên vết máu bầm đen sót lại Một cánh phong lan thơm thoảng cuối đèo Lặng lẽ xua đi hương khói độc .. Nhưng Trường sơn, Trường sơn ơi ! Mãi còn đó một nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng Nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng Trụi lá, Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu, đen đủi, Có khi nào lòng ta chợt hỏi : Rừng ơi, ngươi có trách ta ? Trường sơn ơi, người có trách ta ? Xin đừng hãt nữa lời ngợi ca, Hãy cứu lấy những gì còn sót lại ! Hà nội tháng 9.1978
  24. MIỀN TRUNG CỦA TÔI Nếu tất cả con người đều vô tri không hiểu thế gian này sẽ còn lại gì ?! Miền Trung của tôi ơi, Mùa này đã hết gió Lào chưa ? Em còn nhớ, Đường về “khu eo” không đó ? Quê anh ở Đèo Ngang Nơi Bà Huyện Thanh Quan Đề thơ vào Dốc Nhớ Nên lòng càng quặn đau Thương ba tấc đá vô tri… Nhưng bây giờ, Hình như con người càng vô tri hơn ! Khi bỏ quên cả một miền thương nhớ ! Kiều Anh Hương Đèo Ngang, tháng 12/2005
  25. 6. NGÀY HẸN CƯỚI Tháng bảy anh ôm vào lòng một khoảng trời xanh Hạnh phúc như một vầng mây ấm Nhưng tháng bảy này anh lại ôm vào lòng ngọn lửa Đang bùng lên trên mặt chiến hào... Ngày cưới Em ơi đành hẹn mùa sau ! Thượng Đức tháng 7/1974 7. HOA GẠO Sáng nay em đến lớp Hoa gạo đỏ lưng trời Cánh chim về ríu rít Giữa khoảng đời sáng tươi. Trên tầng cao lộng gió Hoa gạo vượt lên rồi Đỏ hồng như sắc máu Như lửa tình đang khơi. Sáng nay ai ra đi... Sân ga người đưa tiễn Bông gạo hiền khiêm tốn Đậu trên túi ba lô. Biên giới này mùa xuân Nhớ nhau người yêu nhé Đừng quên bông gạo đỏ Âm thầm ta trao nhau. Giảng đường Bách khoa 10.1979 8. CÁI NIÊU ĐẤT Cái niêu đất của Mẹ tôi đã bể lâu rồi, răng mà chắp lại được... Ôi, cái niêu đất của một thời xa ngái Tôi mang theo suốt dọc cuộc đời ... Mẹ chẳng còn và cả Em tôi Cát bụi lại hoàn cát bụi ... *** Ngày ấy, vẫn như còn tinh khôi, Và chiến tranh như chưa hề có Cao xanh một khoảng trời Phiên chợ làng bé nhỏ Bóng mẹ gầy lõ mõ, áo nâu nhạt xênh xang... Đòn triêng quẩy hai đầu phiên chợ Mớ khoai non cầm bữa... Mẹ tiện tằn sắm cái niêu con, Đợi Cu Tí về .... Kho con cá tộ.... Đợi Cu Tý về ngô rang rang nở Đợi Cu Tý về sáng tưng hàm răng... Nào ngờ, bỗng có một ngày Bụi đất quầng lên, Cùng đoàn quân nam tiến Âm vang xe xích, Âm vang khúc quân hành Trùng trùng những gương mặt lính trẻ, Đứa nào cũng tựa hồ Cu Tý Đang vẫy chào, tạm biệt người thương ... Đôi mắt nhỏ nhăn nheo, Mẹ dõi theo, dõi theo .. ( Linh cảm trái tim mách bảo mẹ sẽ gặp Cu Tý nhà mình...) Đất -Trời lặng thinh, lặng thinh... Và Mẹ bỗng nhận ra .. Cơn lốc như ào qua trước mặt Mẹ nhào theo đoàn xe Cả binh đoàn nhoè trong nước mắt Cái niêu đất một đời cực nhọc Từ từ rớt lại sau lưng Vỡ tan tành mặt đất... *** Cắt từng khúc ruột để chia ly Nuốt từng tiếng khóc để ra đi Đất nước đã ngàn ngày như thế, Mẹ biết, nhưng không thể Máu chảy ruột mềm ! Con ơi, Sẽ có một ngày Không còn bom rơi, đạn nổ Mẹ sẽ đợi con về Để lại được thức canh giấc ngủ Cho con từng sáng, từng chiều Không lỡ buối đến trường, đến lớp ... *** Bây giờ mặt đất đã xanh liền Cái niêu đất thuở nào biết ai còn nhớ ? Khúc khải hoàn âm vang một thuở Bỗng lạc rơi một nốt trầm Vỡ tan tành mặt đất.... Mẹ chẳng còn, và cả Em tôi, Cát bụi lại hoàn cát bụi ... Chỉ còn lại những mảnh vỡ ngày xưa Từ cái niêu đất của Mẹ Tôi nhọc nhằn ghép lại cho thơ Để mặt đất xanh liền một dải .. Ôi cái niêu đất một thời xa ngái ! Hà Tĩnh tháng 5.1971 Hà nội tháng 07.1996 9. NÓI VỚI EM NHƯ THẾ NÀO ĐÂY ? Nói với em như thế nào đây ? Cháy sạch rồi những trang thơ anh viết... Người xưa yêu nhau có câu ví bắc cầu Có dải yếm lụa đào nhắn gởi Có quan họ theo về bến đợi Có chiếc nón bài thơ lúng liếng trao nhau... Còn bây giờ, Anh biết nói với em như thế nào em ơi ! Câu ví người xưa anh chưa học được, Quan họ thì anh không biết hát Những vần thơ viết tiếp run run... Để anh bắc sang bên đó nắng xanh Âm thanh thật hồng, thời gian thật tím Qua cầu em đừng làm rơi nón, Để bài thơ anh theo sang bên... Hà Nội, 10.10.1980 10. SUY TƯ TRƯỜNG SƠN... Con đường ta đi trong mù sương Bom thù dội, cháy lưng đèo trước mặt Con gõ kiến cúi đầu: Cộc ! Cộc ! Bên gốc thông khói cuộn hương buồn Con tắc kè đếm thời gian vô tận, vô cùng ! Con khỉ sải từng cánh tay Đếm cây rừng cao thấp Con hổ lặng thinh bên rừng già hun hút Nín chờ những bàn chân người lính đi qua ... Con nhện chăng tơ, rối cả mắt trẻ trai Con mối đùn lên làm nấm mồ khô khốc ? Chỉ có những câu thơ trong cổ tích Làm dịu nỗi đau của rừng.. Khi tiếng chim cu gáy vọng cuối đường Là khi chú tắc kè Giã vào đêm thăm thẳm .. ánh sáng chói vàng trong tầm mắt Bỗng tối sầm sau vách núi thung sâu ! Đường hành quân vẫn sóng bể trào dâng Rừng che nắng, che mưa Che bom và che lửa Bên vết máu bầm đen sót lại Một cánh phong lan thơm thoảng cuối đèo Lặng lẽ xua đi hương khói độc .. Nhưng Trường sơn, Trường sơn ơi ! Mãi còn đó một nỗi đau Những chồi non quặn mình trong lửa độc Ta kiêu hãnh Đi tới tận cùng của ngày toàn thắng Nhưng mỗi khi nhớ về những cánh rừng Trụi lá, Chĩa lên trời xanh như triệu triệu cánh tay Khẳng khiu, đen đủi, Có khi nào lòng ta chợt hỏi : Rừng ơi, ngươi có trách ta ? Trường sơn ơi, người có trách ta ? Xin đừng hãt nữa lời ngợi ca, Hãy cứu lấy những gì còn sót lại ! Hà nội tháng 9.1978

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...