Jump to content

Thợ Làm Vườn

Ban Quản Trị
  • Số bài viết

    1.365
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    10

Mọi thứ được đăng bởi Thợ Làm Vườn

  1. Mùa khát Cày đồng đang buổi ban trưa (*) Mồ hôi ba rơi thánh thót Mùa khát... Những trưa đổ lửa Hạt gieo vào đất chẳng nảy mầm xanh. Con trở về Tháng tư... Hoa vông cháy một góc trời thơ ấu Đêm đêm Bên hiên nhà đàn cóc nghiến răng trệu trạo Bà lại kể chuyện ngày xưa: “Cóc là cậu ông trời...” Dòng sông mùa cạn nước ngừng trôi Chiếc thuyền nhỏ phơi mình trên bãi vắng Những buổi trưa tĩnh lặng Văng vẳng xa eo óc một tiếng gà... Ba lặng lẽ nâng bát chè xanh Rồi trầm ngâm: “Đất chẳng phụ mình con ạ!” Hạt lại gieo hối hả Giọt mồ hôi ba lấp lánh những mùa vàng... * Ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...”
  2. Nghe vọng cổ trên sông Nửa đêm trên sông Ai ngâm nga mấy câu vọng cổ Giật mình Con cá thòi lòi quẫy đuôi vào nỗi nhớ Đám dừa nước lao xao Nghẹn ngào… Thuyền chòng chành trên sông trăng Không có tiếng đàn Mái chèo khuya hòa nhịp Văng vẳng xa Mấy điệu xàng xê nghe mênh mông… Thuyền bồng bềnh như chiếc lá Rặng bần đom đóm lập lòe Đám lục bình trôi… Khe khẽ Tựa hồ như cùng lắng nghe.
  3. Theo mình bài này không phải của Tố Hữu vì giọng thơ không giống lắm! Mình đã tìm trên mạng nhưng không thấy bất kỳ thông tin nào về bài thơ này.
  4. Em cứ để một dòng sông trôi Những ngôi nhà lá bên sông Mùa hoa nắng rơi đầy bên hiên vắng Tôi cúi nhặt tần ngần đứng lặng. Có những mùa hoa đã trôi mãi không về… Em đâu còn giặt áo ở bờ sông mà tôi cứ gửi theo dòng niềm nhớ? Hoa mua tím đôi bờ bỡ ngỡ vô tình để một dòng sông trôi…
  5. Điều không thể nói cùng em Rồi em cũng có chồng có con Ngày gặp lại, anh thành người cũ Thương em suốt một đời lam lũ Lặn lội thân cò mặn giọt mồ hôi... Đành im lặng thế thôi Trước cuộc sống vốn nhiều giới hạn Anh như là kẻ trộm Sợ cả con chó đá trước đình làng. Tháng giêng xanh biếc nụ tầm xuân Vườn nhà em rụng đầy hoa bưởi Anh về đứng giữa trời gió nổi Bước phía nào cũng thấy chông chênh.
  6. Ký ức sông Hoa mướp vẫn vàng bến sông ngày tôi trở lại Hàng dừa nước lao xao những bàn tay vẫy Con cá thòi lòi ngơ ngác - tuổi thơ tôi… Nơi dòng sông đi qua Tình yêu tôi còn cồn cào đôi bờ bãi Tuổi thơ trôi qua biết bao mùa lũ Hạt phù sa in dấu hình hài. Trong giấc mơ hằng đêm Ký ức tuổi thơ lại trở về nguyên vẹn Khúc sông hiền hòa những buổi trưa hè ngụp lặn Bắt con chuồn chuồn cắn rún tập bơi. Hoa bần xưa giờ vẫn còn trôi Cần vó treo tuổi thơ tôi mắc cạn Khúc sông nhỏ mà tình yêu thì vô hạn Nên miên man ở phía bãi bồi. Tôi - chú cá lìm kìm mãi đùa bóng nước Biết ai giữ giùm con sóng nhỏ ngày xa?
  7. Nghệ thuật Như một nghệ sĩ tài ba Người lái máy cày vẽ lên mặt ruộng Những bức tranh trừu tượng Những đường loằng ngoằng… Những nét lổm chổm… Những gam màu nâu đen… Tôi mường tượng trên bức tranh kia Những vụ mùa tươi tốt, Những mầm xanh từ mặt đất nâu đen Vươn lên Và tôi ước mình hóa thân hạt giống Gieo mùa vàng. Những đường loằng ngoằng vô tận Những đường cong Đất lấp lánh ánh bạc Giọt mồ hôi cũng lấp lánh ánh bạc Những luống cày hình xoắn ốc Nở hoa…
  8. Viết ở một làng nghề Ông nói vui mà tôi nghe thật buồn “Bây giờ cha truyền nhưng con cái chắc gì chịu nối...” Sông càng chảy càng xa nguồn cội Con sãi ở chùa chẳng còn quét lá đa Những chàng trai bỏ làng lên phố Khát cháy giấc mơ đổi đời Nửa đêm giật mình Câu “Nhất nghệ tinh...” vẫn còn đau. Bàn tay người thợ tài hoa Năm tháng lấm lem bùn đất Không thể nặn nên những giấc mơ có thực Mồ hôi rơi... Mặn chát môi người Vá víu một đời Nguyên vẹn đam mê. Những cụ già sống bằng kí ức Nửa đêm trở dậy nhóm lửa lò Ngày mai đất sẽ nở hoa Hết đêm nắng lại chan hòa đấy thôi...
  9. Phía sau làng Tôi trở về bắt những con cà cuống ngoài đồng Ngày xưa bữa cơm chiều Mẹ nướng dầm nước mắm Mùi rơm rạ len vào miền sâu thẳm Kí ức tuổi thơ… Ruộng rẫy bây giờ Không còn những chú cua đồng Ngày xưa nhiều như rơm rạ Đêm đồng bằng nghe lời ru buồn bã "À ơi!… Về rẫy ăn còng… Về sông ăn cá về đồng ăn cua…" Những chú ếch đồng ngày xưa Bây giờ mùa mưa không còn kêu nữa Trẻ em lớn lên nghe kể về loài cà cuống Bắt đầu bằng: “Ngày xửa ngày xưa…” Tôi đi về phía tuổi thơ Giẫm lên dấu chân Những đứa bạn đã rời làng kiếm sống Đất không đủ cho sức trai cày ruộng Mồ hôi chẳng hóa thành bát cơm no… Thiếu nữ bây giờ không còn hát dân ca Cũng thôi để tóc dài ngang lưng nữa… Cánh đồng làng giờ nhà cửa chen chúc mọc Đâu còn những lũy tre ngày xưa… Tôi đi về phía làng Mang lên phố những nỗi buồn ruộng rẫy…
  10. Những mảnh ghép không logic Thơ Trương Trọng Nghĩa 1. Phía sau làng 2. Viết ở một làng nghề 3. Nghệ thuật 4. Ký ức sông 5. Điều không thể nói cùng em 6. Em cứ để một dòng sông trôi 7. Nghe vọng cổ trên sông 8. Mùa khát 8. Ký ức người đàn bà 9. Bên kia chân trời 10. Sức người 11. Thơ viết cho chị 12. Làng 13. Gửi quê 14. Tháng Giêng 15. Quán cóc 16. Đôi bàn tay mẹ 17. Thơ viết cho mùa thu 18. Một ngày bình thường 19. Những buổi chiều không ý tưởng 20. Buổi chiều của cô bé vẽ tranh 21. Độc ẩm trong đêm 22. Thành phố buổi sáng 23. Tự hát 24. Phút thật lòng trước em 25. Cho hạt mưa ngày xa 26. Viết trong một ngày xa phố núi 27. Vẫn còn thức một giấc mơ... 28. Một đêm mưa ở phố 29. Lời gã khờ 30. Entry mùa thu 31. Cánh bướm vườn xưa 32. Thơ cho người đã xa 33. Viết trên bàn nhậu với một lão nông 34. Mảnh vỡ 35. Măng Đen không em 36. Người đàn bà uống rượu một mình 37. Ngày về 38. Giấc mơ bị đánh mất
  11. Bạn cần thiết lập bộ gõ giống như gõ văn bản trong Microsoft Word. Tuy nhiên bảng mã phải thiết lập là Unicode mới hiển thị được. Thân mến!
  12. BQT đã gom lại giúp bạn. Sau này gửi bài bạn hãy bấm vào Relpy (trả lời) thay vì New Topic (gửi bài mới)
  13. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Truyện của Nguyễn Nhật Ánh "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" có một cách đọc khá lạ lùng. Đọc để nhớ lại. Có cách đọc này chính là do câu đề dẫn của Nguyễn Nhật Ánh: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Gặp nhau giữa “hai người bạn” Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là con người đa tài, trong anh luôn có một sự tồn tại song song. Các câu truyện anh viết cho thiếu nhi như Thằng quỷ nhỏ, Đi qua hoa cúc, Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang… luôn có những thế giới trẻ thơ thuần túy, nơi đó cuộc sống dù hiện thực hay kỳ ảo đều khá tách biệt với những vấn đề của hiện tại. Ngược lại, các bài báo, các tập tản văn của anh như Bay cao hơn Boeing, Người Quảng đi ăn mì Quảng, Chờ World Cup luận anh hùng… lại thấm đẫm những vấn đề xã hội mang nặng tính thời sự. Sau một thời gian dài để cho hai Nguyễn Nhật Ánh tồn tại song song, nhà văn đã quyết định cho cả hai gặp nhau. Và đó là lúc tác phẩm Tôi là Bê-tô xuất hiện. Cũng vẫn hình ảnh một cậu bé với đủ những chuyện vui buồn trong cuộc sống nhưng với những bạn đọc quen thuộc một Nguyễn Nhật Ánh “trẻ thơ”, tác phẩm này hơi lạ. Còn với những ai biết một Nhật Ánh “nhà báo-tản văn”, tác phẩm này lại hơi quen! Tuy nhiên, sự gặp gỡ ban đầu đó có phần hơi bối rối, giống như hai người bạn thân lâu ngày bất chợt gặp nhau nghẹn ngào chưa biết nói gì. Phải đến khi Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm mới nhất của nhà văn xuất hiện (ảnh), hai người bạn thân mới thật sự tay bắt mặt mừng với bao chuyện kể nhau nghe. Trẻ em và người lớn Truyện mở đầu rất đơn giản: “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là nhàm chán và tẻ nhạt. Năm đó tôi tám tuổi”. Cái cậu bé 8 tuổi đó ngao ngán khi cứ phải lập đi lập lại mỗi ngày những công việc quen thuộc. Nào là cố gắng dậy sớm, đi học, đánh nhau, học bài, đi ngủ… tất cả những điều đó khiến cậu bé 8 tuổi cảm thấy ngao ngán và âm mưu nổi loạn bằng những trò chơi kỳ cục với bạn bè. Nếu chỉ dừng ở đó, tác phẩm sẽ giống như mọi tác phẩm khác về thiếu nhi của chính nhà văn. Thế nhưng, đúng lúc đó, nhân vật cậu bé ở cái tuổi hơn 40 xuất hiện với những kinh nghiệm cùng suy nghĩ khác. Cậu bé 8 tuổi thấy cuộc sống lập lại là nhàm chán nhưng người đàn ông 40 tuổi thì gọi đó là sự ổn định! Và cái thế giới tuổi thơ vốn hồn nhiên, trong sáng đã được nhà văn xây dựng lên bằng cả hai đôi mắt, đôi mắt của trẻ thơ và đôi mắt của một người trưởng thành. Đứa trẻ 8 tuổi làm nên những chuyện “động trời” như cuộc cách mạng đổi tên sự vật, đóng giả làm những ông bố bà mẹ “hoàn hảo”, trò chơi gửi tin nhắn cho nhau… Tất cả những câu chuyện đó nếu chỉ thuần túy được kể dưới con mắt trẻ thơ với chất giọng của nhà văn cũng đủ để vui, để cười. Thế nhưng, với cả hai đôi mắt, những câu chuyện đó đã đưa bạn đọc đến một khoảng trời khác hẳn, nơi đó, những trò con nít không còn đơn thuần là “trò con nít”. Những đứa trẻ 8 tuổi tự hỏi nhau “tại sao người lớn có quyền lên án trẻ em mà lại không cho trẻ em lên án người lớn”. Còn người lớn thì lại tự nhủ “tôi sợ nếu cho nó phán xét thì nó sẽ thấy người đáng bị quỳ gối nhiều nhất trong nhà là tôi chứ không phải là nó, Khỉ thật!”. Cứ thế, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nhớ về một tuổi thơ đã qua và đồng thời nhìn lại tuổi thơ đó bằng suy nghĩ của người lớn. Tấm vé về một thời ai cũng có Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có một cách đọc khá lạ lùng. Đọc để nhớ lại. Có cách đọc này chính là do câu đề dẫn của tác giả: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Mỗi câu chuyện của tác giả như một sự gợi mở, gợi cho những người từng là trẻ em nhớ về cái thời trẻ em đó. Và như vậy, coi như bạn đọc đã cầm một tấm vé để về với sân ga tuổi thơ. Từ tuổi thơ trong tác phẩm để sống lại với tuổi thơ của chính mình và vui buồn những kỷ niệm của một thời ngây thơ. Tấm vé mà tác giả xin ở nhan đề sách đã chuyển thành tấm vé để những ai đọc sách có thể đi chuyến tàu về tuổi thơ. Theo Tường Vy Sài gòn Giải phóng
  14. Chà, đến Nhật đúng vào mùa hoa anh đào thích nhỉ? Có nhiều người đẹp mặc kimono đứng cạnh thế ki không lý gì anh KAH không xuất khẩu thành thơ nhỉ? Hêhê...
  15. Theo mình: Mưu sinh: Mang tính chủ động nhiều hơn, có nghĩ là ai đó phải tự thân kiếm sống. Nuôi sống: Mang tính bị động, được ai đó nuôi hoặc tự nuôi mình. Ngực: Phần cơ thể trên bụng, bao gồm cả vú. Vú: Một bộ phận của ngực. Theo mình thì giữa 2 bộ phận này có tên gọi giống nhau ở nam và nữ.
  16. Topic đó vẫn nằm chỗ cũ, tuy nhiên Thợ thấy vì một chuyện nhỏ mà có sự tranh luận không đáng có nên xin phép khóa topic này lại.
  17. Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu nhé, nếu không bài viết sẽ bị xóa theo quy định của diễn đàn.
  18. Đề nghị bạn post tiếng Việt có dấu, nếu không bài viết của bạn sẽ bị xóa theo quy định của diễn đàn. Bạn vui lòng không post thành nhiều chủ đề riêng.
  19. Giọt Nhớ ơi, chẳng thấy hình đâu cả. Hay là tại: "áo em trắng quá nhìn không ra"?
  20. Vừa chú ý cho 1 số topic mới, bỏ chú ý cho các topic cũ. Các topic sẽ luôn phiên được đưa chú ý. Còn chuyện vào hội hay không đó là sở thích của mỗi người, thích thì làm đơn xin vô, không thì thôi, quan trọng vẫn là tác phẩm. Đâu phải cứ là hội viên thơ mới hay? Có nhiều nhà văn viết rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa vào Hội Nhà văn VN. Xung quang chuyện xét duyệt vào Hội năm nào cũng có dư luận không hay... Mà thú thật cái thẻ Hội viên cũng không đem "khè" được ai đâu. Hê hê...
  21. Đã xóa các bài viết theo yêu cầu của bạn. Riêng 2 bài viết của Zidan, mình nghĩ nên giữ lại. Bài viết của tác giả không vi phạm Nội quy của diễn đàn nên không có lý do để xóa. Mong nguyen nguyen thông cảm cho TLV nhé!
  22. Bổ sung thêm một số hình. Click vào hình để xem đúng cỡ... Từ trái qua: Hồ Huy Sơn, Đinh Thị Vân Anh, Hà Thị Hằng, Lệ Bình Quan Đại biểu và các tác giả đoạt giải chụp hình lưu niệm Thợ Làm Vườn và nguyen nguyen Thợ Làm Vườn và anh Kiều Ánh Hương Chụp nhiều lắm nhưng lười resize và post lên quá. Pà kon thông cảm nhá!
  23. Hai hôm nay Thợ không online nên hôm nay mới xem được góp ý này. Tranh thủ được 10 phút trước khi đi học buổi chiều xin trả lời vắn tắt để anh TTNV và các bạn hiểu mục đích tạo các topic chú ý. Thật tình không phải diễn đàn đang lăng-xê cho thành viên nào. Đầu tiên, TLV đặt chú ý cho trang thơ Nguệyt Thảo, điều này thì không bàn cãi nữa. Sau đó theo dõi diễn đàn có nhiều thành viên post bài thành nhiều topic khác nhau khiến khó theo dõi, TLV mới bỏ công ra gom các topic lại. Sợ các bạn không tìm được bài viết nên mới đặc chú ý để các bạn dễ tìm. Tuy nhiên lại sợ thành viên thắc mắc về chuyện đặt chú ý nên TLV mới chọn ra một số topic có nhiều bài viết và có bài mới post tại thời điểm để đưa chú ý qua đó cũng nhằm giúp các thành viên khác có thể tham khảo cách post bài. Thật tình TLV cũng chọn ngẫu nhiên các trang có nhiều bài và có bài mới nên nó đang nằm ở trang 1. Dự định là sẽ luân phiên thay đổi các chủ đề chú ý, sẽ lần lượt chú ý cho các trang HOT. TLV có thể khẳng định là rất công tâm trong vấn đề này. Những chủ đề này sẽ được đặt chú ý không quá 2 tuần và sẽ thay thế bằng chủ đề khác nhằm tránh sự quen thuộc dẫn đến nhàm chán. Xin cám ơn ý kiến của anh TTNV và bạn Aily. TLV mong các bạn cho thêm ý kiến là nên hay không nên duy trì việc đặt chú ý cho các topic tại box Sáng tác của thành viên để diễn đàn hoạt động tốt hơn.
  24. BQT Thơ Trẻ rất cảm ơn ý kiến của bạn. Tuy nhiên theo mình thì cuộc thi thơ không nên tổ chức trong thời gian quá gần nhau như vậy vì: - Không có bài mới, hay tham gia. - Không có nhiều tác giả mới. - Không đủ kinh phí. - Một cuộc thi tổ chức không phải là chuyện đơn giản, và tốn nhiều thời gian cũng như sức lực nên không thể làm thường xuyên. - Tổ chức nhiều quá sẽ gây nhàm chán. - ... Theo mình cuộc thi thơ online chỉ nên tổ chứ 2 hoặc 5 năm một lần. Xin thêm ý kiến của các bạn.
  25. nguyen nguyen ơi, ít ra bạn cũng cho mình cái link bài viết chứ bạn nói như thế mình biết topic nào? Không khéo xóa nhầm thì khổ. Bạn nhìn bên góc phải trên cùng của mỗi bài viết, có dạng: Bài viết # [xxx], với xxx là thứ tự của bài viết, copy vào gửi cho mình nhé! Hai hôm nay mình không online nên hôm nay mới trả lời bạn được.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...