Jump to content

Thợ Làm Vườn

Ban Quản Trị
  • Số bài viết

    1.365
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    10

Mọi thứ được đăng bởi Thợ Làm Vườn

  1. Cảm ơn DucQuynh đã động viên nghen. Tại làm thử nghiệm thôi. Chương trình chính thức dài khoảng 30 phút với nhiều chuyên mục như: Tin tức, đọc thơ, giao lưu thành viên, nghệ thuật sống, quà tặng âm nhạc, thông điệp yêu thương, thơ phổ nhạc, v.v....
  2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Từ trong mối quan hệ hàng ngày với gia đình, với trường lớp, thầy cô, bạn bè, xã hội và thế giới chung quanh, các nhân vật tuổi mới lớn bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình. 2. Tuổi mới lớn và những dự định, ước mơ, hoài bão cho chính mình, cho đất nước, cho nhân loại. 3. Tuổi mới lớn và những băn khoăn, xao xuyến trước những vấn đề xã hội. 4. Những nhân vật tuổi mới lớn nghịch ngợm, hiếu động, sôi nổi. 5. Và đặc biệt, tuổi mới lớn trước những biến động tâm sinh lí lứa tuổi. THỂ LỆ: * Đối tượng dự thi: - Tất cả bạn đọc Mực Tím không phân biệt độ tuổi trên cả nước. - Bài dự thi phải là những sáng tác chưa từng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ địa phương đến trung ương. * Độ dài: - Truyện ngắn, không quá 3000 chữ (độ dài lí tưởng là 2.000 chữ). - Thơ, không quá 24 dòng. - Thời hạn nhận bài: Từ ngày 15/04/2006đến hết ngày 28/2/ 2007. * Bài dự thi gởi về: “Báo Mực Tím, 12 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP Hồ Chí Minh” (ngoài bì thư ghi rõ: Dự thi Chân dung tuổi mới lớn). Ban tổ chức khuyến khích các bạn gởi bài qua email: sonnm@kqd-muctim.com * Các tác phẩm vào vòng sơ khảo được đăng trên báo Mực Tím hàng tuần, Mực Tím đặc biệt hàng tháng, Mực Tím online, và tác giả được hưởng nhuận bút. + Định kì hai hoặc ba tháng, báo Mực Tím sẽ in thành sách các truyện ngắn dự thi được chọn vào vòng sơ khảo. Các tác giả được hưởng nhuận bút tượng trưng. GIẢI THƯỞNG: * Truyện ngắn: - 1 giải nhất: 5.000.000 đồng - 2 giải nhì: 3.000.000 đồng/giải - 3 giải ba: 2.000.000 đồng/giải - 10 giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải * Thơ: - 1 giải nhất: 4.000.000 đồng - 2 giải nhì: 2.500.000 đồng / giải - 3 giải ba: 1.500.000 đồng/giải - 10 giải khuyến khích: 700.000 đồng/giải BAN GIÁM KHẢO: - Nhà báo Đỗ Thị Mỹ, Tổng biên tập báo Mực Tím - Nhà văn Lê Văn Thảo - Nhà thơ Ý Nhi - Nhà văn Hồ Anh Thái - Nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu - Nhà thơ Nguyễn Thái Dương CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG: Vào dịp 30/4/2007, kỉ niệm 32 năm ngày giải phóng miền Nam.
  3. Cảm ơn những ý kiến của rongtrunghoa. Khi Thơ Trẻ làm radio chắn chắn phải nhờ rongtrunghoa giúp đỡ một tay rồi!
  4. Cảm ơn anh Ngô Hữu Đoàn rất nhiều vì anh đã có nhiều góp ý rất thiết thực cho Thơ Trẻ. Thơ Trẻ PR thực ra là một diễn đàn trên dịch vụ của Friendscircle.net nên không thể sát nhập vào diễn đàn này. Chỉ trừ việc xóa sổ và mời các thành viên sang đây. Tuy nhiên TTPR là tiền thân của TT và có những thành viên rất gắn bó với nó nên BQT quyết định cứ để song song 2 diễn đàn, như là 2 ngôi nhà khác nhau của TT. Thành viên thích bên nào cứ ghé bên đó, 2 diễn đàn tồn tại độc lập nhưng trong sự thống nhất với nhau. Việc sắp xếp menu trên trang chủ Diễn đàn này cũng làm TLV đau đầu vì có quá nhiều mục khiến giao diện bị phá, tự động nó nhảy xuống 1 dòng nữa rất xấu. Nếu xài tiếng Anh thì rất gọn nhẹ (ví dụ: thay vì "trợ giúp" thì tiếng Anh chỉ cần "help", "Ước nguyện" # "Wish" nhưng đây là diễn đàn tiếng Việt nên menu của diễn đàn sẽ là tiếng Việt. Góp ý của anh cũng là một ý kiến để TT tham khảo. Một lần nữa rất cảm ơn anh!
  5. Ủa, vị khách post bài ở trên là soi trang đấy à? Đúng là hiện nay trên thế giới đang bùng nổ blog. TLV đã được đọc rất nhiều bài thơ + truyện ngắn của soitrang. Nếu soitrang có hứng thú, xim mời tham gia thử nghiệm blog của diễn đàn nhé. Hiện nay bolg có ngôn ngữ tiếng Anh nhưng sau thời gian thử nghiệm sẽ có tùy chọn tiếng Việt.
  6. Xin chào thành viên mới! Rất vui khi bạn tham gia diễn đàn này. Hy vọng bạn sẽ tìm được nhiều bạn tâm đầu để cùng bàn luận về các vấn đề văn học tại diễn đàn này. Bài viết của bạn post vài box Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình là không phù hợp vì thế bài viết này sẽ được chuyển đến mục "Giao lưu - Gặp gỡ thành viên" bởi BQT Diễn đàn.
  7. Vâng, rất vui khi anh NguyenZZ trở lại với diễn đàn này. Nick Biển trên diễn đàn này là của Baby đó. Còn đất đai thì hiện Thơ Trẻ rất phong phú. Anh hãy lựa chọn kiểu box hay blog, TLV sẽ quy họach giúp anh. Các bài viết cũ rất tiếc là do cấu trúc dữ liệu khác nên không thể move sang diễn đàn này. Hiện các bài viết đó vẫn còn lưu trên mạng. TLV sẽ nhắn vào YIM của anh link để tìm lại các bài viết cũ.
  8. Radio trực tuyến là một hình thức rất phát triển trên các web và diễn đàn hiện nay. Theo bạn, có nên phát triển thêm mục Radio online cho Thơ Trẻ và nếu nên thì chúng ta cần có những mục nào? Xin bạn hãy cho ý kiến của mình ở bình chọn phía trên. Những ý kiến khác không có trong các chọn lựa hoặc bạn muốn góp ý kiến, ý tưởng riêng xin post dưới đây. Xin cảm ơn các bạn! BQT Thơ Trẻ
  9. Vâng, cảm ơn ý kiến của bạn. Hiện nay chỉ có tại box "góp ý" này người chưa đăng ký mới có quyền post còn tại tất cả các box còn lại người chưa đăng ký chỉ có quyền xem chứ không có quyền post. Điều này cũng nhằm để diễn đàn phát triển tốt nhất, tránh được những bài viết mang tính chọc phá. BQT đang xây dựng những tiêu chuẩn cần thiết cho việc lập box và blog.
  10. Có lẽ bạn sẽ có câu trả lời chính xác nếu ghé vào trang Thơ Tân Hình Thức
  11. Với "Bóng của cây sồi", nhà văn nữ quân đội, “người con của núi” Đỗ Bích Thúy thêm một lần nữa chứng tỏ sự hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộc sống của những người Tày, người Dao ở vùng cực bắc Hà Giang, nơi thượng nguồn con sông Lô huyền bí “tiềm ẩn trong nó một sức mạnh ghê người”. Ở vùng đất cực bắc xa xôi heo hút gió, giờ đây không còn là một miền sơn cước yên tĩnh nữa mà cộng thêm vào những hủ tục, lề thói cổ xưa là những lành dữ, hay dở do cơn bão kinh tế thị trường hỗn tạp mang đến. Những người trẻ tuổi, những đứa con sinh ra và lớn lên trên vùng đất đó sẽ sống và làm việc ra sao giữa sự giằng níu của những lề thói xưa cũ và sự đùn đẩy, tác động của cơ chế kinh tế thị trường hôm nay? Theo tôi, vấn đề chính, chủ yếu đặt ra trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi là như vậy. Đỗ Bích Thúy trực diện viết về cuộc sống hôm nay trong sự cảm nhận chân thực của mình. Qua những trang sách, vùng đất Lao Chải dần dà hiện rõ ra với cảnh sắc, con người, phong tục tập quán, những may rủi, buồn vui, tốt xấu hay dở đan cài nhau. Chuyện bắt đầu từ cảnh trưởng thôn Phù, bằng chiếc xe đạp cà tàng luôn bị tuột xích chở Kim lên Ủy ban xã Thanh Vân giải quyết vụ việc Kim đêm qua ăn trộm máy bơm của vợ chồng Phấn. Chẳng phải đợi lâu, người đọc nhập vào không khí của tiểu thuyết ngay. Cái không khí được tạo dựng lên bởi chất bi hài “cười ra nước mắt” vẫn thường xảy ra đó đây trong cuộc sống. Từ cái vụ việc máy bơm này, ba nhân vật quan trọng nhất của tiểu thuyết đã được giới thiệu. Đó là Phù, con trai già làng Phủ, trưởng thôn; cô Kim, cô gái xinh đẹp, chăm làm nhưng phải gánh chịu số phận hẩm hiu, bầm dập và Cường - tổ phó tổ tự vệ của thôn - là kẻ thâm hiểm, gian manh, luôn hại người khác để trở nên giàu có. Ba nhân vật, ba diện mạo, ba tính cách, ba con người trẻ tuổi của thôn Lao Chải… đã được nhà văn tô đắp, khắc họa khá rõ nét. Cùng sinh ra và lớn lên trên một vùng đất, cùng ăn củ sắn, hạt gạo của đất Lao Chải, cùng tắm nước đầu nguồn sông Lô và cùng ở trong bóng của những cây sồi nhưng ba con người - ba nhân vật ấy có tính cách và số phận khác nhau. Trưởng thôn Phù “trẻ người nhưng thạo việc, lại được già làng uốn nắn từ bé, biết phép tắc, xông xáo việc làng, việc họ, cũng được học hết lớp bảy, cả Lao Chải không ai hơn Phù”. Bi kịch cuộc đời của trưởng thôn Phù không phải ở vị thế và công việc xã hội mà chính ở tình cảm riêng tư của anh không được thỏa mãn, đáp ứng. Anh yêu Kim nhưng chỉ vì những ràng buộc ích kỷ của dòng họ, gia đình mà anh không lấy được Kim để suốt đời bị giày vò không yên. Chao ôi, cái bóng của cây sồi sao mà lớn thế, nó khiến cho “một nửa cuộc đời người đàn ông đã đi qua, chưa lần nào bứt được ra xa”… Kim là một cô gái xinh đẹp nhất và ngoan hiền chăm chỉ nhất ở thung lũng Lao Chải. Sơn nữ ấy “phả ra một thứ mùi thơm nồng như mùi quả bướng chín rụng”. Chỉ vì Kim là cô gái duy nhất trong làng không có bố nên cũng như mẹ cô “đã mười sáu tuổi rồi mà không ai muốn lấy về làm vợ”. Người già nói rằng dòng máu chảy trong người Kim không phải màu đỏ mà là màu đen, gột rửa mười đời không sạch được. Bi kịch cuộc đời Kim, có thể nói bắt đầu từ cách nghĩ cổ hủ đó. Nó lạc hậu, mông muội và vô lý làm sao nhưng cả Kim, Phù, cả cái thôn Lao Chải, cả cái xã Thanh Vân phải chấp nhận, phải theo nó. Đau đớn thay, cuộc đời Kim bị vùi dập tan nát giữa hai dòng lũ. Dòng lũ kỳ thị lạc hậu của muôn đời còn lưu lại và dòng lũ kinh tế thị trường không kém phần dữ dội hôm nay. Kim đã bỏ làng ra đi, rồi phải trở về làng với đứa con trai không có bố và cuối cùng bị bắt vì tội “cho người lạ ngủ trên giường nhà mình”. Nhân vật Cường là hiện thân của cái xấu, cái ác. Đây là một loại người sẵn sàng làm hại người khác để đạt được lợi ích riêng của mình. Hơn thế nữa, nó dám làm nhiều chuyện thất đức để kiếm tiền và giành giật địa vị. Ba nhân vật điển hình ấy như ba cái chốt định vị không gian, thời gian của câu chuyện. Ít nhiều nó đã đại diện được cho những dạng người đang tồn tại trong cộng đồng xã hội miền núi ở phía Bắc hiện nay. Nó vừa phản ánh cuộc sống của vùng đất ấy vừa mạnh dạn đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết trước mắt và lâu dài về kinh tế xã hội. Tính xã hội, tính nhân văn, lòng trắc ẩn và khao khát của nhà văn đã được gửi gắm vào từng trang viết. Nó đã được nói qua nhân vật, qua giọng kể không mới lạ nhưng đằm lắng và nhiều cảm xúc của Đỗ Bích Thúy. Hiện tại, quá khứ, chuyện mới, chuyện cũ đan xen, cài quấn nhau như dòng chảy của cuộc sống muôn đời nay tiếp nối, tiếp nối không dứt. Lối dẫn chuyện tự nhiên và không gò bó, cách miêu tả thiên nhiên và đời sống của miền đất cực bắc đất nước khá sinh động là ưu điểm nổi trội của tiểu thuyết này. Nguồn: Công an nhân dân
  12. Sự bùng nổ của Internet đã mở ra một thời đại mới với những cuốn nhật ký điện tử - Blog, trong đó truyền tải văn xuôi và thơ (litblogs)... Ảnh: Một trang nhật ký điện tử Thường thì độc giả phải chờ khá lâu mới đến lúc tác giả công bố cuốn nhật ký mà vì lý do nào đó được coi là quan trọng: tính văn học cao, sự nổi tiếng hay số phận đặc biệt của tác giả. Sự bùng nổ của Internet đã mở ra một thời đại mới với những cuốn nhật ký điện tử - blog trong đó truyền tải văn xuôi và thơ (litblogs). Nội dung và chủ đề của các blog khá đa dạng. Có blog thiên về chính trị hoặc kinh tế và một số đã tung lên thơ và văn của chính mình. Cộng đồng web gọi các loại nhật ký trực tuyến này là Litblogs (viết tắt của từ Literature’s Blogs). Các chuyên gia cho rằng litblogs chủ yếu phát triển tại các quốc gia kinh tế mạnh với nền văn hóa đọc cao. Các tác giả post truyện ngắn, thơ, tự truyện cũng như những bài bình luận mang tính thời sự. Trên trang “modeste.twoday.net”, bạn sẽ tìm được những câu chuyện kỳ thú về cuộc sống hiện đại ở Berlin, Athens, Paris... Về cuộc sống sau 12h... Blog “itaipu.twoday. net” có những bài thơ mà kẻ bình thường như người viết bài này không hiểu nổi quá 3 chữ. Các quy định về ngữ pháp và văn phạm bị vứt bỏ không thương tiếc. Blog “textspeier.blog.de” là nơi sinh ra những truyện ngắn hài hước hiện đại. Một số trang công bố tác phẩm văn xuôi dài hơi. Trong bối cảnh phải xin xỏ chờ đợi để được xuất bản tác phẩm ở nhà in hoặc trên trang văn mới của những tạp chí văn học (ở quốc gia nào cũng vậy chứ không chỉ Việt Nam), và việc bỏ tiền túi ra in, phát hành khiến ít ai chịu được về mặt tài chính, thì blog như một phao cứu sinh hữu hiệu. Bạn có thể post sáng tác của mình lên mạng mà chỉ mất số tiền rất nhỏ. Cộng đồng đọc là vô tận. Nếu thông qua blogs, bạn được đánh giá tốt, số người truy cập tăng nhanh thì việc các NXB đến gõ cửa xin in thành sách chỉ là thời gian. Mấu chốt là hãy đưa đến cho người đọc cái mà họ thích và tiếp cận số lượng càng đông càng tốt. Một trong những người đi đầu trào lưu Blog ở châu Âu - mà thời cuối những năm 1990 còn chưa có cái tên đó - chính là nhà văn Đức Rainald Goetz. Năm 1998, anh tung nhật ký lên Internet. Một năm sau, nhận hợp đồng in cuốn Rác cho tất cả dày 860 trang. Theo đánh giá của các chuyên gia thì cuốn nhật ký này những cái đáng đọc chỉ chấm phá còn thì chẳng có gì đặc biệt. Tuy nhiên, ở đây lại là sự tò mò. Độc giả lần đầu được mở toang cánh cửa sổ đời tư của một người. Ăn. Uống. Đi ngủ. Thậm chí đánh răng… Đây là một ví dụ cho thấy ranh giới mong manh giữa nhật ký và những bài luận và văn học. Michael De Mol, cây bút văn học Hà Lan, nhận xét: “Nếu ta coi Litblogs là một nhánh trong văn học hiện đại thì cùng lắm chỉ là sự nỗ lực của tác giả cho có chất văn hoặc giá trị văn học trong câu chữ. Còn lại là khả năng tiếp cận rộng rãi khiến giá trị một tác phẩm được nâng cao. Một trong những Blogger tiên phong, cây bút quen thuộc ở châu Âu Rainer Meyer, tung tác phẩm văn học Don Alphonso từ năm 2001 lên mạng. Meyer bình luận: “Đối với nhà văn, việc công bố một tác phẩm thông qua Blog rất đơn giản. Thêm nữa, mối quan hệ trực tiếp với người đọc qua các bài phản hồi thực sự mới mẻ”. Nghiên cứu mới đây của Đại học Bamberg - CHLB Đức cho thấy 1/3 số Blogger không nhận được nhiều phản hồi. Tuy nhiên về nguyên tắc, những người phát hành Blog - cho dù bất cứ nội dung nào - đều không hẳn đòi hỏi bình luận, hay chờ đợi được chuyển thành sách, mà chỉ vì nhu cầu nội tâm, hay thỏa chí viết lách. Trong số các blogger, thông thường tỷ lệ nữ dao động từ 50-55% ở mọi lứa tuổi. Còn ở tuổi dưới 20, là 70%. Thời đại mà đám trẻ mới lớn giấu kín nhật ký đã qua. Phụ nữ thường kể chuyện hấp dẫn hơn. Cùng một nội dung, đàn ông sẽ đi thẳng vào vấn đề. Ngắn gọn. Cánh nhà văn - nhà thơ thực thụ và cộng đồng không ưa blogger, coi những kẻ này là đám thất bại, không đủ sức đối mặt với thực tại nên làm bạn với chiếc máy tính vô tâm. Tuy nhiên, trong cơn lốc blog, nhiều tác giả trực tuyến được ưa chuộng ở London, Berlin, Amsterdam, Paris..., đã tổ chức các buổi đọc “sách” trực tiếp trước khán giả như nhà văn thông thường. Rainer Meyer bình luận: “Rõ ràng Litblogs là một sân chơi mới đối với văn đàn, và thêm sự cạnh tranh”. --- Số liệu tham khảo: Theo hãng dịch vụ thống kê trực tuyến Technorati (Mỹ), hiện có ít nhất 30 triệu trang blog trên toàn thế giới, gấp 60 lần so với cách đây 3 năm. Mỹ dẫn đầu với 15 đến 20 triệu blog và nhiều trào lưu mới: Định dạng mp3 (Podcast) hay video (Vblog). Trên thế giới, bình quân mỗi giây có 1 trang blog ra đời. Cứ 5,5 tháng, số lượng tăng gấp đôi. Nguồn: Tiền phong
  13. Hội nhà văn Việt Nam vừa kết hợp với Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã phát động cuộc thi ký và truyện ngắn “Vì hạnh phúc tuổi thơ” 2006. Mục đích của cuộc thi là tạo ra những tác phẩm có chất lượng tốt để xuất bản thành các ấn phẩm tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, thu hút sự quan tâm của xã hội đến việc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ lang thang, bị xâm phạm tình dục hoặc phải lao động trong những điều kiện nặng nhọc… Tại lễ phát động, ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn - phát biểu: “Đây là môt hoạt động thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm của các nhà văn đối với thế hệ tương lai của đất nước”. Ông cho biết thêm, thiếu nhi - trẻ thơ là một trong những đề tài nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà văn lớn như Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Định Hải, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Thiều… Tuy nhiên, đội ngũ nhà văn viết cho thiếu nhi Việt Nam đến nay vẫn còn mỏng, số lượng tác phẩm dành cho các em còn quá khiêm tốn. Cuộc thi này sẽ là một dịp để bổ sung những ấn phẩm có giá trị cho thế hệ trẻ. Tác phẩm dự thi có thể viết bằng thể loại truyện ngắn hoặc ký (ký sự, bút ký, phóng sự…) với dung lượng 500 - 5.000 chữ. Mỗi tác giả có thể gửi đến cuộc thi 1-5 tác phẩm chưa từng công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa xuất bản thành sách hoặc trên mạng Internet. Hội nhà văn Việt Nam nhận bài dự thi từ 1/4 đến 31/7. Một giải nhất trị giá 10 triệu đồng, 3 giải nhì (5 triệu/giải), 5 giải ba (3 triệu/giải) và 10 giải khuyến khích (1 triệu/giải) sẽ được công bố vào dịp trung thu 2006. Theo eVăn
  14. À, đọc xong bài này thì biết rùi. Nhưng vấn đề giới tính của rongtrunghoa là gì thì đâu quan trọng bằng việc thơ hay hay dở, đúng không nhỉ?
  15. Diễn đàn đã cài sẵn bộ gõ tiếng Việt và mặc định với kiểu gõ VNI. Bạn nhìn dòng status bar sẽ rõ. Nếu bạn quen gõ kiểu Telex thì ấn F9 để đổi. Trường hợp máy tính của bạn đang chạy vietkey hoặc unikey với bảng mã VNI-window có thể xảy ra lỗi. Bạn nên tắt chúng đi hoặc chuyển sang chế độ tiếng Anh thì sẽ gõ được tiếng Việt. Chúc bạn thành công.
  16. Nhà thơ viết “Thơ duyên” trong tuổi 18. Chị yêu bài thơ khi còn ở tuổi học trò. Tình yêu ấy thành duyên ban đầu… Đó là câu chuyện giữa “hoàng tử thơ tình” Xuân Diệu và người bạn thơ Châu Anh Phụng. Ngày 22/10/1982, TP HCM nắng trở nhạt. Một cái gì như mây biếc, hoa lạnh, chiều thu… Và kia nữa… ngoài sân, hai cây me ríu rít tiếng chim… Tiếng gõ cửa rất nhẹ. Chị ra mở cửa. Nhà thơ Hoàng Trung Thông bước vào: - Châu Anh Phụng biết ai đây không nhỉ? Người đứng bên cạnh nhà thơ Hoàng Trung Thông im lặng, trán xòa mái tóc. Mái tóc, ánh mắt, cái phút giây lặng lẽ cũng từ xa của người ấy. Chị bất ngờ vụt gọi: - Ồ, thi sĩ Xuân Diệu! Nhà thơ Xuân Diệu bước nhẹ lên một chút, ríu ra đặc giọng miền Trung: - Ông Thông ở Sài Gòn ra kể, được biết Châu Anh Phụng đang làm một việc có ích lớn, tự bỏ tiền xây bia mộ cụ Đồ Chiểu ở Cần Giuộc. Tôi cũng đang sửa soạn chuyên luận mới, bổ sung cho tiểu luận Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, viết năm 1963… Chị với nhà thơ Hoàng Trung Thông đi vào nhà. Còn lại nhà thơ Xuân Diệu ở ngoài sân, ngẩn ngơ. Nhà thơ nghiêng nghiêng đầu, giọng nói to: - Châu Anh Phụng có nghe tiếng thu động, hơi thu giăng cánh, chân thu bước êm không? Những gì nhà thơ nói bỗng làm trong chị rưng rưng những câu Thơ duyên của Xuân Diệu: Chim nghe trời rộng giang thêm cánh/Mây lặng chiều thưa, sương xuống dần. Chiều hôm ấy, nhóm thơ Đường của Châu Anh Phụng đến thăm hỏi, chúc mừng nhà thơ Xuân Diệu. Ông vừa được Viện Hàn lâm khoa học Đông Đức phong Viện sĩ. Luôn tiện, nhóm thơ Đường mời Xuân Diệu nói chuyện về những bài thơ Đường luật của ông cho mọi người thưởng thức. Chiều 24/10/1982, nhà thơ Xuân Diệu làm một công việc không theo nghi thức xưa nay của mình: Bình thơ phải có bục đứng, bình hoa, người nghe thơ phải là chị em phụ nữ ngồi đối diện. Bây giờ nhà thơ ngồi cùng người nghe quanh chiếc bàn dài hình quả xoài trong nhà chị Mai Huỳnh Hoa. Và đặc biệt chị Châu Anh Phụng được ngồi bên cạnh theo yêu cầu nhỏ của nhà thơ. Hôm ấy, Xuân Diệu chọn 3 bài tứ tuyệt: Trời vọng chân mây, Nắng vàng chiều và Hoa tím tương tư làm trong thời kỳ kháng chiến. Gần một giờ bình thơ, người nghe cứ lặng đi, hồn nhập vào hồn thơ Đường sống động. Bỗng chị Châu Anh Phụng như người làm trở mái chèo cảm xúc, hỏi nhỏ nhà thơ: - Bài Thơ duyên năm khổ. Nhưng mỗi khổ là một tứ tuyệt Đường thi độc lập trong một chỉnh thể, có phải không? Nhà thơ gật đầu tán thành và yêu cầu chị đọc cho một số khổ. Chị Châu Anh Phụng không ngần ngại đọc: Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang nắng trở chiều/ Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn/ Lần đầu rung động nỗi thương yêu. Chị đọc xong ngồi lặng im, mắt xa xăm. Chiều ấy, nhà thơ và Châu Anh Phụng trao đổi thật tâm đầu ý hợp về Thơ duyên. Bài thơ thật tinh tế, ghi lại cảm nhận của nhà thơ ở lứa tuổi 18. Còn người yêu bài thơ cũng yêu từ cái tuổi học trò. Trong cái tinh tế của người phụ nữ trưởng thành, chị hỏi nhà thơ, sao trong Thơ duyên chỉ có hoa rất chung. Trong khi đó, mọi thứ còn lại rất cụ thể. Đôi mắt nhà thơ nhìn chị, lấp lánh bái phục. Bất ngờ, nhà thơ hỏi: - Vậy chớ Phụng có biết nhà thơ sau này lắp thứ hoa nào vào cái tuổi 18 ấy không? - Thưa có phải hoa ngọc trâm không thi sĩ? Chị Phụng vui ra mặt, nhà thơ bồi thêm như đố: - Bài thơ Hoa ngọc trâm, Xuân Diệu viết năm nào vậy? - Thưa, tháng 6/1962, hai tháng sau bài Biển. Nghe chị Phụng cho một đáp án đúng, cả nhóm thơ Đường vỗ tay tán thưởng. Thơ là tình, tình là thơ trong hai người thơ Chiều 24/12/1983, nhà thơ Xuân Diệu đi công tác, đến thăm Châu Anh Phụng. Ông chép cho chị bài thơ Biển với lời đề tặng: “Biển cho cô Châu Anh Phụng”. Cũng chuyến đi ra Vũng Tàu lần ấy có cả nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhân dịp vào tiếp nhận ảnh chân dung cụ Đồ Chiểu. Đấy cũng là dịp khánh thành lăng thơ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ở phố thì chép bài thơ Biển, ra biển thì đọc bài thơ hoa. Đó là ý của nhà thơ Hoàng Trung Thông gợi ý Châu Anh Phụng đọc bài thơ Hoa ngọc trâm của Xuân Diệu. Chị Phụng hỏi lại, khổ nào nhà thơ thích nhất để xem có trùng vói ý mình hay không. Nhà thơ Xuân Diệu bảo chờ một chút, trăng lên khỏi biển mới đọc. Châu Anh Phụng ý nhị reo khẽ: “Trùng với ý Phụng rồi đấy”. Trên mặt biển, sóng Vũng Tàu đã vàng trăng canh một cùng giọng đọc thơ trong ngần của chị: Hoa giúp cho anh tỏ mối tình/ Vì ta hoa đã nở năm cánh/Dịu dàng canh một trăng soi bóng/Tha thiết canh năm nguyệt trở mình. Sau buổi chia tay nhà thơ Xuân Diệu, trong bài Hồi tưởng, người ta nghe một nỗi xốn xang trong tình, trong ý của chị: Ngọc trâm cài áo duyên còn nợ/ Sóng biển hôn bờ sóng vấn thanh. Và hai câu thơ cuối cùng trong bài thất ngôn bát cú của chị là lòng biết ơn một mối tình chung vạn thuở: Cảm ơn trời đất cùng thầy mẹ/ Nào uổng sanh ra giống hữu tình. Người ở Hà Nội, người ở Sài Gòn, khoảng xa cách trở. Anh Tịnh Hà, em trai cùng mẹ của nhà thơ, lâu lâu lại đến gõ cửa nhà chị để chuyển một bài thơ mới chưa in, một tập thơ mới vừa xuất bản và những lời nhắn thăm. Cứ mỗi lần nhận được tin anh Xuân Diệu, trong sổ tay thơ của chị lại xuất hiện những câu lục bát, nét chữ chân phương. Chị làm thơ để nhớ người tình thơ của mình: Nhớ khi thơ bắc nhịp cầu/ Nỉ non vẳng lại bên cầu tiếng tiêu/Biết em sống giữa cô liêu/Anh thường nắng sớm mưa chiều đến thăm. Nén nhang khóc người hay khóc một tình thơ Sớm ấy, anh Tịnh Hà mang thư anh Xuân Diệu cho tôi. Thư đề ngày 31/8/1985, hẹn gặp ở khách sạn Bông Sen, buồng 106, đường Đồng Khởi. Tôi hỏi anh Tịnh Hà, anh Xuân Diệu đến thăm chị Phụng chưa. Anh Tịnh Hà cho biết, anh Diệu có việc gấp, đi đồng bằng sông Cửu Long, nhờ Tịnh Hà nhắn chị Phụng sẽ gặp sau. Hôm sau, anh Tịnh Hà đến thông báo cho chị Phụng. Gặp lại tôi, vẻ mặt anh đau khổ. Anh nói: “Này, ông biết không, mình vừa nói anh Diệu về sẽ gặp sau, chị liền đứng dậy, lặng đi. Rồi như vừa hờn, vừa thương, chị đọc hai câu thơ xuất thần, như thơ tình cổ điển: Anh như chớp bể mưa nguồn/Em như dáng liễu trong vườn ngóng ai. Anh Xuân Diệu ở đồng bằng sông Cửu Long về, phút giây đầu tiên gặp gỡ, chị Phụng gửi nhà thơ bài Nhớ. Bài thơ được viết trên tờ giấy rời với lời đề tặng: “Riêng tặng tác giả tập thơ Gửi hương cho gió”. Mười tám câu thơ lục bát da diết một tâm hồn đồng điệu. Cuối bài thơ, chị lấy hai câu ca dao để làm ngàn năm nhớ và yêu của chị: Núi cao chi lắm núi ơi/Núi che mặt trời không thấy người thương. Một ngày vào tháng 12/1985, trước 15 phút anh Tịnh Hà đến, chị Châu Anh Phụng mệt, không đi làm, lòng thấy bồn chồn, mắt mờ mịt. Chị ngồi dậy, chép lại 4 câu thơ đầu của bài Nhớ: Mây bay mà ngỡ trăng đi/Nhớ anh đã nói những gì với em/Một mùa lá đổ bên thềm/Tương tư nặng gánh tăng thêm nét sầu. Chị chưa kịp lau hai mắt ướt, anh Tịnh Hà đột ngột đến báo tin anh Xuân Diệu mất vào lúc 12h40. Hôm ấy là ngày 18/12/1985. Chị nghe lòng như có sóng. Còn 20 phút nữa anh Tịnh Hà lên máy bay ra Hà Nội thọ tang anh. Chị Châu Anh Phụng bước đến bàn thờ, rút một nén nhang Ông Thọ, bọc vào giấy điều, gửi anh Tịnh Hà. Cho đến bây giờ, chị Phụng vẫn không quên giây phút đau buồn ấy của đời mình. Sau 5 ngày thọ tang, anh Tịnh Hà trở về nói cho tôi biết, nén nhang của chị Phụng vừa cắm xuống lư đồng, lửa bốc lên đỏ rực, làm mờ hết tấm hình anh Xuân Diệu trên bàn thờ. “Có lạ không ông?”, anh Tịnh Hà vịn vào vai tôi thổn thức. Ảnh: Bút tích nhà thơ Xuân Diệu tặng Châu Anh Phụng. Nguồn: Thế giới văn hóa
  17. “Nếu ở khu vực phía Bắc đã có cuốn thư pháp Truyện Kiều của anh Nguyệt Đình, hiện đặt tại nhà thờ cụ Nguyễn Du ở Hà Tĩnh thì sao không nghĩ đến chuyện nhà thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu cần có một tác phẩm thư pháp tương tự để trưng bày? Nếu được, chúng tôi sẽ tặng tác phẩm này cho tỉnh Bến Tre” - ông Vĩnh Thọ nói. Gần hai tháng qua, trong ngôi nhà số 30 Nguyễn Hoàng, TP Huế có một đôi vợ chồng hưu trí lặng lẽ tạo dựng “hình hài” mới cho truyện thơ "Lục Vân Tiên" ... Đó là tác phẩm thể hiện bằng thư pháp chữ quốc ngữ và chữ Nôm viết song song trên nền vải lụa dài 120m, xếp thành 260 trang... Nét chữ phiêu bồng trên vải “Tui nghĩ Lục Vân Tiên mang đậm triết lý Á Đông, với trung, hiếu, tiết, nghĩa... làm đầu. Những giá trị xuyên suốt thời gian ấy, với cuộc sống hiện tại vẫn mang ý nghĩa thời sự - ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ, 63 tuổi, tác giả chính của cuốn thư pháp truyện thơ Lục Vân Tiên, tâm sự - Ngoài ra chúng tôi cũng muốn sinh viên có điều kiện tiếp cận tác phẩm, xem nó như một nguồn tư liệu chữ Nôm để tham khảo”. Tác phẩm được thực hiện dựa trên ấn phẩm Lục Vân Tiên của tủ sách văn hóa Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa - Sài Gòn năm 1975 (bản hiệu đính phụ bản chữ Nôm). Trên nền vải lụa trắng dài 120m, tác phẩm Lục Vân Tiên xếp thành 260 trang (khổ 0,85 x 0,45m) với phần chữ quốc ngữ thể hiện theo lối thư pháp và chữ Nôm viết theo lối chân phương. Cả hai đều là song ngữ đối chiếu viết song song trên hai mặt trang vải liền kề. Nét chữ tài hoa, khoáng đạt, phiêu bồng của Vĩnh Thọ kết hợp với mặt vải được điểm xuyết bằng hình ảnh của tứ bình (mai, lan, cúc, trúc hay tùng, cúc, trúc, mai) càng tăng thêm sự trang trọng, mềm mại, thanh thoát của tác phẩm. Tác phẩm dài 120m nhưng khi hoàn thành nó sẽ được phân rạch ròi từng trang một và không đóng gáy, để giúp người xem dễ lật từng trang thưởng thức. Cuốn sách nặng hàng chục kilôgam này sẽ được đặt trên chiếc giá xếp bằng gỗ sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh xảo do ông Vĩnh Thọ đặt hàng từ bàn tay nghệ nhân xứ Huế. Cuốn thư pháp truyện thơ bằng... lương hưu Người ta biết đến ông Vĩnh Thọ là huấn luyện viên môn võ judo nhiều hơn là nhà thư pháp, dù ông là thành viên của CLB thư pháp Huế. Ông cũng từng làm quản lý giáo dục, giáo viên dạy văn THCS trước khi nghỉ hưu cách nay vài năm. Nếu hai người bạn của ông trong CLB thư pháp Huế là Viên Đức và Hồng Vân giúp ông khâu kỹ thuật trang trí thì người vợ của ông - bà Lê Thị Lệ Thủy, một giáo viên tiểu học nghỉ hưu, chính là người bên ông sớm tối trong tất cả công đoạn thực hiện tác phẩm: từ việc bưng bê, cuốn, ép, cắt giấy lót, ghim từng trang để viết chữ trên trang vải đến chia trang sao cho phù hợp một cách sóng đôi chữ quốc ngữ - chữ Nôm... Khi mới thực hiện tác phẩm , vợ chồng ông mất cả tháng để thử nghiệm, phải bỏ 10m vải đầu tiên, rồi mua cồn, hồ, mực, thuốc tẩm... để thử trong ba tuần liền sau đó rút kinh nghiệm mới chính thức làm. Tất cả kinh phí để thực hiện cuốn sách chưa có trong tiền lệ này đều bằng đồng lương hưu ít ỏi của hai vợ chồng ông. “Mình làm bằng cái tâm mà thôi, chi phí đáng kể chi. Hơn nữa, ông nhà tui là rứa...” - bà Thủy cười kể. Ảnh: Ông Vĩnh Thọ và vợ đang hoàn tất nốt những "bức tranh chữ" cuối cùng của tác phẩm, hứa hẹn ra mắt công chúng vào dịp Festival Huế vào tháng sáu tới Theo Tuổi Trẻ
  18. Nằm trong khuôn khổ Hội sách Thành phố HCM lần thứ tư, lễ tổng kết trao giải cuộc thi “Những cuốn sách vàng” lần ba vừa diễn ra vào sáng 23-3-2006. Cuộc thi do Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM phát động từ trung tuần tháng 2-2006, cho đến ngày 16-3-2006 đã nhận được tổng cộng 426 cuốn. Sách dự thi gồm sách cuốn và sách bộ với các loại: Từ điển, sách tiếng Việt, sách tiếng Pháp, sách Hán, Nôm, Latinh, trong đó sách tiếng việt dự thi nhiều nhất: 250 cuốn. Giải nhất cho sách bộ thuộc về ông Nguyễn Nhật Ánh (công ty Nhã Nam) với bộ sách Đại Nam quốc âm tự vị - Dictionnaire Annamite - Francais: Langue officelle et vulgaire. Sách của tác giả Jean Bonet gồm có hai tập, sách rất thiết thực cho những người nghiên cứu về chữ Hán, Nôm. Giải nhì sách bộ thuộc về 2 đơn vị: Thứ nhất là bà Hồ Thị Hoàng Anh với bộ sách 10 tập Ngự chế Việt sử tổng vịnh do vua Tự Đức soạn năm 1874, gồm 212 bài thơ; đơn vị thứ hai nhận giải là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM với bộ sách Le vieux Tonkin của tác giả Claude Bourrin in ở Sài Gòn năm 1938 nói về phong tục, tập quán và nghệ thuật tuồng ở Bắc kỳ từ 1884 đến 1889. Không có giải ba cho sách bộ. Về sách cuốn: Giải nhất được trao cho ông Hoàng Minh với cuốn Lịch sử Đàng Ngoài của tác giả Alexandro de Rhodes, xuất bản năm 1652. Sách viết về lịch sử Đàng Ngoài thời vua Lê chúa Trịnh từ năm 1617 cho đến năm 1646. Đặc biệt người đoạt giải nhì cho sách cuốn lần này là linh mục Nguyễn Hữu Triết với hai cuốn Grammaire de la langue annamite (Văn phạm tiếng Nam) và cuốn Cuors dhistoire annamite (Lịch sử nước Nam). Được biết linh mục đã dự thi hơn 70 cuốn sách. Giải ba cho sách cuốn thuộc về ông Trương Ngọc Tường với hai cuốn sách Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du (in 1879) và cuốn Tự điển Việt - Pháp của Legrande de la Liraye (in 1874). Hai giải sách độc đáo được trao cho những cuốn sách có nét giá trị tương đối đặc biệt vì ban giám khảo không thấy cuốn nào thật sự độc đáo. Theo đó, giải độc đáo thứ nhất thuộc ông Đỗ Cao Lợi với cuốn Cuộc phỏng vấn các nhà văn của Lê Thanh xuất bản 1943; và giải độc đáo thứ hai thuộc về nhà báo Nguyễn Văn Yên với cuốn Cổ sử Việt Nam của học giả Đào Duy Anh xuất bản 1955. Ngoài ra còn có 12 giải khuyến khích và 20 cuốn sách hay được chọn để trưng bày tại hội sácsách. Theo Tuổi Trẻ
  19. Nhằm khuyến khích văn hóa đọc, tìm kiếm thêm nhiều cây bút trẻ trong một thể loại phù hợp với cuộc sống hiện đại, báo Tuổi Trẻ quyết định mở một cuộc thi văn học mang tên Truyện ngắn... 1.200. - Cuộc thi dành cho mọi người viết trong và ngoài nước, không giới hạn tuổi tác, đề tài (hãy viết những gì bạn thích). Riêng số chữ thì có giới hạn: dưới 1.200 chữ, viết trên một mặt giấy, chưa đăng trên bất cứ phương tiện thông tin nào. Không chấp nhận các tác phẩm phóng tác hoặc chuyển thể. - Truyện ngắn... 1.200 không đánh mã số, không rọc phách, bản thảo gửi dự thi đề nghị sử dụng bút danh quen dùng hoặc tên thật (có ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại để tiện liên hệ). - Thời gian nhận bản thảo: từ 1-4-2006 đến 1-4-2007 (tính theo dấu bưu điện). Phát giải vào dịp 30-4-2007. - Trong thời gian diễn ra cuộc thi, những truyện ngắn có chất lượng sẽ được chọn đăng trên báo Tuổi Trẻ. - Giải thưởng: một giải nhất: 15 triệu đồng, hai giải nhì: 10 triệu đồng/giải, 10 giải ba: 3 triệu đồng/giải. - Bản thảo tham gia cuộc thi xin gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, bìa thư đề: Cuộc thi Truyện ngắn... 1.200 hoặc qua email: ngadt@tuoitre.com.vn. Nguồn: báo Tuổi Trẻ
  20. Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam - tổ chức thi "Thơ tình" in trên báo Văn nghệ Trẻ từ ngày 1.3.2006 đến hết tháng 2.2007. Mọi công dân Việt Nam và kiều bào ở xa Tổ quốc đều được dự thi từ 5 đến không quá 15 bài thơ, có thể gửi nhiều lần. Không nhận trường ca, diễn ca, truyện thơ... Bài dự thi phải chưa in sách, báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương. Nơi nhận: 17 - Trần Quốc Toản - Hà Nội (ghi rõ dự thi Thơ tình). Về giải thưởng trao cho chùm thơ với giải A trị giá 5.000.000 VNĐ; giải B trị giá 4.000.000 VNĐ; giải C trị giá 3.000.000 VNĐ; giải khuyến khích trị giá 2.000.000 VNĐ. Bà con nào trong Thơ Trẻ thấy mình có thể tham gia thì góp dzui nhé! (Nguồn: báo Văn nghệ Trẻ số 10, 5.3)
  21. Với chủ đề "Sách - Tri thức - Hội nhập và phát triển", Hội sách TP HCM lần IV diễn ra từ ngày 20 đến 26/3, tại Hội trường Thành phố, 111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Ước tính có khoảng 10 triệu cuốn sách với 100.000 tựa sách hay sẽ được triển lãm và bày bán tại đây. Hội sách có sự tham gia của 91 đơn vị xuất bản, phát hành sách, các nhà sách lớn cùng nhiều đơn vị kinh doanh văn hóa phẩm trong và ngoài nước, trong đó có 25 NXB đến từ các nước như: Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Singapore, Trung Quốc... Ngoài cuộc thi truyền thống Những quyển sách vàng, Ban tổ chức và NXB Văn Nghệ còn mở thêm cuộc thi Tủ sách gia đình. Đây là cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên, mở rộng cho tất cả các đối tượng yêu thích sách tham gia. Thể lệ cuộc thi: Tủ sách của gia đình có từ 1.000 cuốn trở lên; sắp xếp khoa học và đẹp; bảo quản tốt. Cuộc thi kéo dài đến ngày 1/3, phiếu tham dự gửi về NXB Văn Nghệ: 179 Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP HCM. Tổng trị giá giải thưởng là 30 triệu đồng. Bên cạnh việc trưng bày và triển lãm, bày bán sách, tại ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: giao dịch, trao đổi bản quyền trong và ngoài nước; giao lưu giới thiệu tác giả tác phẩm với bạn đọc; hội thảo; nói chuyện chuyên đề, bình sách, tọa đàm đề tài "Văn hóa đọc với sinh viên"; mở các phòng đọc sách miễn phí, đố vui về sách... Hội sách mở cửa từ 8h30 đến 22h mỗi ngày. Theo eVăn
  22. Từ tháng 4-2006, Ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam mở trang văn học nghệ thuật dành riêng cho tuổi mới lớn. Chương trình sẽ giới thiệu những sáng tác và những tác giả viết cho tuổi mới lớn cùng phần trao đổi, tọa đàm về các vấn đề thuộc văn học dành cho tuổi mới lớn. Những mục chính trong trang văn học tuổi mới lớn: thơ, truyện ngắn, giới thiệu sách hay, văn học nước ngoài, cửa sổ tâm hồn giới thiệu những bài viết, những mẩu chuyện hướng dẫn, giáo dục lối sống tuổi mới lớn và mục các nhà văn học văn như thế nào. Chương trình phát sóng từ 15 giờ 30 đến 16 giờ thứ sáu hằng tuần, phát lại vào 20 giờ 15 - 20 giờ 45 trên sóng AM hệ 2 của Đài tiếng nói Việt Nam, khu vực Hà Nội sóng AM 549; Huế (AM 729), Đà Nẵng (AM 702), TP.HCM (AM 558), khu vực Nam Bộ (AM 783). Chương trình đầu tiên sẽ phát vào ngày 3.4.2006 với sự tham gia của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - tác giả của 23 tựa sách được tuổi mới lớn yêu thích như Mắt biếc, Đi qua hoa cúc, Trại hoa vàng, Thằng quỷ nhỏ, Hoa hồng xứ khác... Theo Thanh Niên
  23. Không một ai bám được vào giấc mộng em đâu, không một ai cả, nói em nghe – bây giờ bốn mùa ở miền nhiệt đới bầy thú đã thuần chủng đương động tình – tôi ăn em miếng da thịt nồng mùa cá ươn, chẳng có sự đồng lỏa nào ngoài hai bờ mông cong thoai thoải con dốc sau nhà dẫn về biển bắc, lặng trong mỗi con mắt khép; tôi biết không một ai bám được vào giấc em mơ, không ai cả chỉ bốn mùa nước dâng cùng tiếng reo vang dục lạc, mùi của hơi thở ẩm ướt dậy những cơn mưa xuân đầy ắp dục tình tắm đẫm hình hài; tôi một tên khát tình kẻ giật gấu vá vai trong từng giấc mộng con ca cẩm, trời đất đang chìm vào mắt em say; tôi ăn em miếng da thịt nồng mùa cá ươn chẳng có sự đồng lỏa nào ngoài hai bờ mông vung, căn phòng lặng, màn đêm bắt đầu rạng, biển một màu biếc xanh và mưa vẫn lất phất đầy vàng; con dốc thoai thoải sau nhà dẫn về biển bắc lặng trong mỗi con mắt khép; tôi biết không một ai bám được vào giấc mộng em đâu, không ai cả chỉ mãi bốn mùa nước dâng cùng tiếng reo vang dục lạc gọi bầy thú đã thuần chủng nơi miền nhiệt đới giao hoan và tôi vẫn mãi khát tình, kẻ giật gấu vá vai trong từng giấc mộng con ca cẩm. LƯU HY LẠC Nguồn: Tân Hình Thức
  24. Giải thưởng văn chương đầu tiên của thế giới dành cho các quyển sách xuất bản từ blog (một dạng trang web cá nhân hay còn gọi là nhật ký mạng) vừa công bố danh sách 16 quyển sách vào chung khảo vào tuần qua. Giải thưởng dành cho sách trên blog mang tên Blooker ("nhại" theo tên giải Booker - giải thưởng văn học uy tín của Anh) này lôi cuốn sự chú ý của "thị trường" ngày càng lớn mạnh của các tác giả chưa có tên tuổi, muốn tìm được sự ủng hộ rộng rãi. Có mặt trong chung khảo giải thưởng Blooker dành cho các tác phẩm phi tiểu thuyết có sách của một cô gái gọi ở London mà blog Belle de Jour nổi tiếng của cô đã được in và trở thành sách bán chạy. Một tác phẩm vào chung khảo khác vốn là những ghi chép xuất hiện đầu tiên trên blog của một người phụ nữ nỗ lực thực hiện các món ăn ngon. Cùng tranh giải còn có một quyển khác viết về các quán ăn rẻ tiền - đã được in theo lời yêu cầu của một NXB. Vào chung khảo tiểu thuyết có bộ truyện Africa Fresh! New Voices from the First Continent và Gus Openshaw's Whale-Killing Journal của Keith Thomson. Ở giải Blooker lần đầu tiên này, có tất cả 89 tác phẩm từ châu Phi đến châu Úc được xét duyệt ở 3 thể loại: tiểu thuyết, phi tiểu thuyết và truyện tranh web. Người thắng giải chung cuộc sẽ nhận được 2000 USD và 2 người thắng giải ở 2 thể loại khác sẽ được 1000 USD mỗi người. "Những blogger có xu hướng xuất bản những gì họ đã đưa lên website thành sách. Đó là sự phát triển tất yếu, một hiện tượng xuất bản thật sự và các nhà xuất bản đang xây dựng những dự án quanh xu hướng này". Stephen Fraser - một phát ngôn viên của nhà xuất bản kỹ thuật số Lulu - nhà tài trợ của giải thưởng, nhận định. Kết quả của giải thưởng văn học mới phản ánh xu hướng của thời đại Internet này sẽ được công bố vào ngày 6-4-2006. Theo Reuters và Tuổi Trẻ

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...