Jump to content
congiodem

Vịn câu thơ đứng dậy"

Recommended Posts

Ở Chợ Chùa, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, có một nhà thơ đã 23 năm nay nằm một chỗ vì liệt cả người. Nhờ mẹ, bạn bè, anh em văn nghệ, người yêu thơ..., nhất là việc sáng tác thơ ca, anh đã vượt qua đau đớn, tủi cực, tuyệt vọng bởi bệnh tật để tìm niềm vui sống. Anh là Nguyễn Ngọc Hưng.

 

 

Nỗi đau bệnh tật 8a27ll.jpg

 

Nguyễn Ngọc Hưng sinh năm 1960, là "sản phẩm" duy nhất của mối tình vụng dại giữa một kép hát trên đường lưu diễn với một người phụ nữ mê tuồng trên đất Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

 

Hưng sinh ra thì người cha đã biền biệt tăm hơi, anh lớn lên giữa bàn tay gieo neo của mẹ. Bao nhiêu tình thương người mẹ dành hết cho con, dù nghèo mẹ vẫn gắng nuôi dưỡng con học hành đến nơi đến chốn. Sau này Hưng nhớ lại cái thời khốn khổ đến trường: Mười bốn cây số mùa xuân xuôi ngược/Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe/Không ngăn nỗi hồn nhiên chim sáo hót/Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe. Hưng cố gắng học thật giỏi để không phụ tấm lòng của mẹ. Năm 1983, anh tốt nghiệp thủ khoa toàn trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, được nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy và làm nghiên cứu sinh. Mọi thứ tưởng xuôi chèo mát mái, hứa hẹn một tương lai sáng sủa, vậy mà bỗng dưng, đôi chân chưa kịp một lần bước lên bục giảng bỗng yếu hẳn, đi đứng trở nên khó khăn. Năm đó, mẹ đưa anh ra điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng ròng rã suốt 4 tháng trời. Bệnh không hề thuyên giảm, mà có chiều hướng nặng hơn, đôi chân càng teo lại, nhức buốt toàn thân, các bác sĩ lắc đầu cho biết bệnh này trên thế giới còn phải bó tay.

 

Mẹ đưa con ra viện, trở về nhà. Còn nước còn tát, mẹ bán hết của cải trong nhà, hễ ai mách bảo ở đâu có thầy thuốc nam giỏi là mẹ cõng con đi, nhưng hầu như chẳng có kết quả. Rồi mẹ bỗng sinh bệnh nặng, sau nhiều năm tháng buồn tủi, kiệt sức, bà đã ra đi vĩnh viễn. Đến lúc này, Hưng càng bơ vơ hơn. Một phụ nữ buôn bán ve chai thấy thương hoàn cảnh của Hưng đã bàn bạc với chồng con rồi quyết định đưa Hưng về nuôi dưỡng. Người phụ nữ có trái tim nhân hậu ấy là dì Mười mà nhà thơ vẫn thường nhắc đến bằng tất cả niềm tri ân. Anh coi đó là một bà tiên trong cổ tích xuất hiện vào đúng lúc bế tắc nhất của đời mình. Gia đình dì Mười cưu mang nhà thơ bất hạnh suốt 3 năm ròng, không chỉ cơm áo, thuốc men mà còn cất công đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho anh.

 

Nhưng sự nghiệt ngã cứ tiếp tục vùi dập số phận nhà thơ. Đến lúc này, Hưng không thể chống gậy dù chỉ để đi lại trong nhà. Rồi bệnh đột ngột nặng hơn, hai chân cứng đơ không thể cử động, hai bàn tay teo lại, những ngón tay thì co quắp. Bạn bè khuyên Hưng vào ở hẳn trong trạm y tế xã. Ở đây có thuốc men, có người chăm sóc, được hưởng trợ cấp khó khăn của huyện mỗi tháng 80.000 đồng và nhất là ở gần nhà Xuân Anh, một người bạn tốt bụng đang làm trạm trưởng trạm y tế xã. Bạn bè còn mở một cái quán nhỏ để có thêm tiền lo lắng cho Hưng, giúp Hưng có nhiều cơ hội để gặp gỡ hàn huyên, tâm sự với anh em văn nghệ, những người yêu thơ, xem như đó là nguồn sinh lực để nhà thơ quên đi buồn phiền và nỗi đau bệnh tật.

 

Thời gian này thật hạnh phúc cho Hưng vì được sống giữa sự đùm bọc yêu thương của mọi người, nhất là thơ anh đến với công chúng, được bạn đọc cổ vũ, sách in ra với lượng phát hành lớn ít nhiều giúp nhà thơ trang trải nợ nần. Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành đã quyết định cấp cho anh một mảnh đất tại thị trấn Chợ Chùa, bạn bè thì tiếp sức, tiền để dành nhờ phát hành thơ cộng với vốn liếng dành dụm của vợ chồng bạn Xuân Anh gom góp lại để xây một ngôi nhà khá khang trang, Hưng và vợ chồng bạn Xuân Anh ở chung với nhau.

 

...Vịn câu thơ đứng dậy

 

Hai mươi ba năm lao đao vất vưởng với cơn bệnh hiểm nghèo, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng đã vượt qua nhờ vào tình yêu thương đùm bọc đầy nghĩa tình của mọi người chung quanh, trong đó thơ ca góp một phần quyết định, nhất là những khi anh đã tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết. Thơ đem lại cho anh cơm áo nhờ phát hành được sách. Quan trọng là niềm vui sáng tạo, nỗi lòng thiết tha gắn bó cuộc sống, niềm tin vào chính mình, sự thăng hoa tâm hồn để quên đi nỗi đau thể xác.

 

Đến nay Nguyễn Ngọc Hưng đã cho ra đời 8 tập thơ (Cầm sợi gió trên tay, Lời ru trắng, Lửa trời nhóm bếp, Còng con tìm mẹ, Lá non, Gọi trăng, Lửa xanh thầm, Từ khi có phượng) với gần 10 giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong, Báo Tài hoa trẻ, Văn nghệ Gia Lai, Tạp chí Cửa Việt, được tặng thưởng huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật và giải thưởng quốc tế về thơ của người tàn tật.

 

Trong những tác phẩm đã xuất bản, tác giả dành phần nhiều cho mảng thơ thiếu nhi với những dòng thơ nồng ấm thương yêu, mà ở đó bằng hồi ức chính mình, thế giới tuổi thơ được tái hiện với vẻ ngây thơ tinh khiết đến lạ lùng. Đọc thơ thiếu nhi của anh, có cảm tưởng như nhà thơ giành hết đau thương đã trải nghiệm cho riêng mình, còn tất cả hạnh phúc dành để cho các em.

 

Dù số phận nghiệt ngã, nhưng lạ một điều: những vần thơ được viết trên giường bệnh, nằm ngửa mà viết, viết nhọc nhằn dưới những ngón tay co quắp đau đớn mà vẫn ấm áp, chắt chiu niềm vui và tin yêu vào con người: Tôi lại về với miền Trung nắng gió/Học cây xương rồng... bám cát trổ hoa... Cho dẫu cây đời trăm năm không kết trái/Ai cấm được vô hình nụ hạnh phúc đơm hoa. Và thật trong trẻo, hồn nhiên: Phượng vẫn đỏ như từ khi có phượng/Gió vẫn mềm tựa thuở gió sơ sinh...

 

Nhà văn Tạ Duy Anh tâm sự: "Mỗi khi cầm tập sách mới của Nguyễn Ngọc Hưng trên tay, không hiểu sao tôi lại nghĩ ngay đến một chiến tích thuộc về con người. Vâng, trong khổ đau, thi sĩ đã vịn câu thơ đứng dậy. Thơ đã đồng hành trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, để vinh danh cho chiến tích của con người. Hơn thế nữa, chính cuộc đời anh, thơ anh, đã dạy cho chúng ta về tình yêu cuộc sống hơn bất cứ người hạnh phúc nào khác".

 

 

theo báo tn

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Đôi khi, những người nhu vầy họ sống trọn vẹn với cảm xúc hơn. Vậy nên những câu thơ viết ra có thể còn trúc trắc và vụng dại nhưng là máu thịt cắt ra...

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác
Nhà văn Tạ Duy Anh tâm sự: "Mỗi khi cầm tập sách mới của Nguyễn Ngọc Hưng trên tay, không hiểu sao tôi lại nghĩ ngay đến một chiến tích thuộc về con người. Vâng, trong khổ đau, thi sĩ đã vịn câu thơ đứng dậy. Thơ đã đồng hành trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, để vinh danh cho chiến tích của con người. Hơn thế nữa, chính cuộc đời anh, thơ anh, đã dạy cho chúng ta về tình yêu cuộc sống hơn bất cứ người hạnh phúc nào khác".

Tôi rất thích đầu đề của bài viết. Một điểm tựa trong cuộc sống, ai cũng cần đến. Nguyễn Ngọc Hưng đã tựa vào thơ, tựa vào chính nỗi niềm của mình để vươn lên và bước tới.

Chia sẻ bài viết này


Liên kết
Chia sẻ trên các trang khác

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Khách
Trả lời chủ đề này...

×   Bạn vừa dán nội dung có định dạng.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

Đang xử lí...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...