Jump to content

Chuột Rain

Điều Hành Viên
  • Số bài viết

    373
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi Chuột Rain


  1. Cái này đâu cần phải hack mod đâu anh? Nó có sẵn trong ACP mà??? Nếu em nhớ không lầm thì IPB có mục

    Users and Groups

    · Pre-Register

    · Find/Edit/Suspend User

    · Delete User(s)

    · Ban Settings

    · User Title/Ranks

    · Manage User Groups

    · Bulk Email Members

    · List Suspended Users

    · Manage Validating

     

    Anh vào chỗ in đậm tạo group mới là okie.


  2. Bạn có biết tin?

     

    Một chuyến công tác dài đăng đẵng. Trời mưa thật nhiều ở miền tây nam bộ. Sình bùn, lậy lội. Lại còn lội xuống những dòng nuớc đen ngòm, đặc quánh và tù đọng. Khán giả có nguời thấy động lòng thương tôi, có ngừơi nói rằng tôi giả dối. Nhưng tôi vẫn tin, những cảm nhận thật thà của tôi sẽ cho tôi những bài học mới. Lòng tự hỏi mình đến bao giờ mình thôi nhiệt thành cho những công việc này...Mưa gợi nhiều trắc ẩn, mưa phố thị chật chội, bứt rứt; mưa miền quê mênh mang, ảo não. Tôi ngồi nhìn ra song cửa tre, trong cái màu trắng vô tận kia mà thầm mong nó đừng cuốn đi những khát vọng tồn sinh của người nghèo bé nhỏ, đừng vô ý chặn ngang những bước ước mơ tươi sáng của lũ trẻ quê. Em ơi, ngày đó như em, tôi cũng khờ khạo như vậy, cũng nhọc nhằn như vậy, nhưng tôi vẫn mạnh để tìm một ánh sáng xa xôi nào đó đang ở phía truớc. Và tôi đi. Em cũng hãy buớc tới và tìm lối đi cho mình. Chẳng bao giờ cô đơn em ạ, vì đâu đó luôn có nguời luôn sẵn sàng xuất hiện và chia sẻ, và chắc chắn luôn có một nguời luôn bên cạnh em, đó chính là bản thân em. Bé Hai, Bé Ba, rồi em sẽ truởng thành từ những khó nhọc này, vì truởng thành là những trải nghiệm đẹp và xấu mà chúng ta đã có đuợc trong suốt những chặng đuờng mình đã đi qua.

    Nhưng, như rau xanh, vẫn suốt đời tồn tại. Tôi vẫn tồn tại. Nhưng khá hơn rau, tôi sống. Để biết rằng có lúc niềm tin có nguy cơ suy sụp. Cái gì dùng nhiều quá cũng sẽ hết đi, như cục xà bông, nó rốt cuộc cũng sẽ mòn. Những lúc như thế tôi buồn bã hỏi mình rằng, niềm tin cho đi hết, trọn vẹn, thì mình mong đợi điều gì...Tôi thấy mình sợ. Sợ vì rồi mình chắc là sẽ vuột mất thêm một người, mất thêm một điều, mất thêm một chút sức lực...

    Mà, hay thật, cuộc sống chẳng bao giờ khép cửa...Cứ chấp nhận và mỉm cuời buớc tiếp.

     

     

    MC Đỗ Thụy'blog.


  3. Trà đạo- Một nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người Nhật

    Binh%20tra%20dao.jpg

    Đối với người Nhật, uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ

    Theo ý nghĩa thông thường, nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến hoặc khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức độ hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt.

    Còn nghi lễ là phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, có quy định chặt chẽ, bắt buộc đối với một người dùng trà. Như vậy trà đạo, một lối sống truyền thống của người Nhật chính là nghệ thuật dùng trà ở mức độ hoàn hảo, tuân theo những quy định chặt chẽ. Sở dĩ như vậy bởi lẽ trà đạo đưa con người đạt tới tinh thần “hoà kính tịch mịch”.

     

    Trà đạo xuất hiện từ thời Muromachi (1333- 1573), cùng lúc với nghi lễ cắm hoa (ikebana) và uống rượu sakê. Uống trà phải kết hợp nhiều đặc tính: Sự hài hoà giữa các đồ uống, tôn trọng ấm chén và khách, thể xác và tâm hồn phải trong sạch, phải đạt được sự tĩnh tâm theo tinh thần thần đạo. Vì vậy phòng trà phải hẹp, thể hiện sự khiêm tốn, nguyên liệu xây dựng và các đường nét phải giản dị, trang trọng, phải sử dụng các công cụ bằng tre hoặc các vật liệu bình thường khác, tránh khoe giàu sang.

     

    Vào phòng trà phải bò qua một cửa hẹp, như vậy tâm hồn mới đi vào trạng thái khiêm tốn và tĩnh tại. Loại trà dùng là “matcha” từ Trung Quốc nhập vào thời Kamakura, lúc đầu “matcha” được xem như một loại thuốc, thói quen thưởng trà được phổ biến trong tầng lớp quý tộc, võ sỹ, nhà buôn giàu có. Trà đạo thể hiện lòng tin, tìm ý nghĩa sâu sắc, vẻ đẹp trong phong cách đơn giản.

    Trà đạo vừa là một thú vui thanh tao đồng thời vừa thể hiện một nét đẹp trong văn hoá lối sống truyền thống của người Nhật.

     

    Ở trà đạo, ta tìm thấy mối quan hệ đồng hoà khí giữa con người với nhau như là tình bạn hữu, tìm thấy sự tôn trọng, lòng tin. Sự bình đẳng xã hội trong trà đạo phải chăng chính là ước muốn lý tưởng về một xã hội thực tế. Khi lạc vào nghệ thuật uống trà đạo khiến cho con người ta có cảm tưởng rằng đó gần như trạng thái của cõi niết bàn của Phật giáo- trạng thái vắng lặng, tịch diệt, sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha…

     

    Có thể nói rằng trà đạo là một nét đẹp trong văn hoá lối sống truyền thống của người Nhật. Trà đạo thể hiện nét đẹp nội tâm của con người Nhật. Đằng sau cuộc sống náo nhiệt, sôi động của cường quốc có nền kinh tế phát triển, trà đạo đã tìm được chỗ đứng vững chắc của mình gần 7 thế kỷ trong lịch sử văn hoá Nhật. Nó thể hiện những giá trị tinh thần đầy chất nhân văn. Và trong xã hội ngày càng hiện đại như Nhật Bản thì trà đạo là một giá trị văn hoá lịch sử truyền thống được củng cố, đề cao và mở rộng

    (nguồn:trieu nhat)


  4. Cách dùng đũa- Nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của người Nhật

    Dua5.jpg

    Nhận xét về văn hoá ăn, có nhà nghiên cứu đã nói: Phương Đông ăn kiểu chim, phương Tây ăn kiểu thú”. Ấy là nói về việc đa số người Phương Tây sử dụng dao, thìa, dĩa… để cắt xé thức ăn (giống như các loài thú thường hay dùng móng vuốt để xé nhỏ con mồi) trong khi đó người Phương Đông thường sử dụng đũa để gắp và và thức ăn (giống như các loài chim dùng mỏ của nó). Vì thế trong ăn uống, người Phương Tây có văn hoá dùng thìa dĩa thì người Phương Đông có văn hoá dùng đũa.

     

    Như các nước thuộc nền văn hoá Phương Đông, người Nhật Bản cũng thường sử dụng đũa để và và gắp thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy ở mỗi nước văn hoá dùng đũa lại có những nét chung và riêng. Ở Nhật Bản, đũa cũng có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như tre, gỗ, sừng, sắt... nhưng ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang trong mình một giá trị khác.

     

    Xa xưa, đôi đũa bằng ngà voi chắc chắn có giá trị hơn so với đôi đũa gỗ, tre... đôi đũa sắt chỉ là sản phẩm xuất hiện khi trình độ kỹ thuật của con người có một bước "nhảy vọt" đáng kể. Trong quá trình giao lưu văn hóa với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 đến 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản).

     

    Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn. Đũa của các quan lại dài hơn. Khoảng thời gian từ 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ đũa của anh dài hơn đũa của em.

     

    Thời xưa muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý", vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4- 8 làm "ngày hội đũa" trên toàn quốc.

     

    Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi (Hachi) mà HaShi lại là đôi đũa nên ngày 4-8 được gọi là ngày hội đũa. Ngày nay, ở Nhật Bản trưng bày rất nhiều loại đũa bằng các chất liệu, màu sắc khác nhau. Ở không ít gia đình có tục lệ thay đổi đũa mới trong ngày hội đũa.

     

    So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản cho rằng: "Đũa Trung Quốc dài và hơi to quá nên khó sử dụng".

     

    Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa... theo kiểu người phương Tây.

     

    Trên bàn ăn người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gắn với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương ngừơi đã khuất sau khi hỏa táng và chuyền cho nhau.

     

    Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết ***c. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác.

     

    Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. Ở mỗi gia đình, mỗi ngừơi có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thì đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi - biểu hiển sự trong sạch của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

     

    Người Nhật Bản rất cầu kỳ trong ăn uống, trong việc chế biến, nấu nướng các món ăn cũng như sử dụng các vật dụng ăn uống. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc này của Nhật thì bạn có thể đến các nhà hàng Nhật Bản, nơi đó có những món ăn đẹp mắt, độc đáo đựng trong những chiếc bát, chiếc đĩa… rất xinh xắn có nguồn gốc “made in Japan” đấy.

    (nguồn: trieu nhat)


  5. Bò Kobe nướng Teppanyaki

    bo%20kobe.jpg

    Teppanyaki hay còn gọi là món nướng Nhật Bản ( yaki: nướng) được ví như nghệ thuật ẩm thực tinh tuý nhất của đất nước Phù Tang. Bò Kobe là một trong những món nướng nổi tiếng nhất và không thể thiếu được trong các thực đơn Teppanyaki.

     

    Ông Shinzato Masayoshi, bếp trưởng người Nhật làm việc tại nhà hàng Triều Nhật- Asahi Sushi cho biết: “Trước khi chế biến món thịt bò Kobe phải lựa chọn và biết rõ về nguồn gốc loại thịt bò nổi tiếng nhất thế giới này. Các bạn có thể dễ nhận biết đựoc thịt bò của các nước như Việt Nam, Úc, Newzeland…chúng có những đặc trưng của thịt bò thông thường. Nhưng khi bạn tận mắt nhìn thịt bò Kobe sẽ thấy ngạc nhiên đến mức phải tò mò. Bò Kobe cấu tạo theo từng thớ thịt, một lớp nạc xen kẽ một lớp mỡ. Bò Kobe chỉ duy nhất có trên đảo Kobe của Nhật Bản, với số lượng hạn chế và được chọn lọc gen một cách kỹ càng. Bò Kobe được người dân bản địa nuôi theo một công thức đặc biệt và được giữ bí mật. Chỉ biết rằng Bò Kobe được ăn loại ngũ cốc đặc biệt, khi khát thì được uống bia tươi, tắm bằng rượu sake và khi buồn thì giải trí cao cấp bằng cách thưởng thức nhạc cổ điển của các nhạc sỹ thiên tài như Moza, Bethoven…”

     

     

    Thịt bò Kobe ở nhà hàng Triều Nhật- Asahi Sushi được chế biến theo suất 200g dành cho 3 người ăn (hoặc 100g cho 1 người ăn). Các gia vị để chế biến món bò Kobe nướng gồm có: tỏi trắng thái lát, muối, tiêu đen, rượu sake (tất cả đều là gia vị nhập khẩu từ Nhật Bản). Món bò Kobe có thể ăn kèm theo salad rong biển tươi hoặc salad cà chua.

     

     

    Trước khi chế biến món này bạn phải quan tâm nhất đến nhiệt độ của bàn nướng sao cho phù hợp: trung bình 2000C. Do cấu tạo đặc biệt đã nói ở trên nên quanh viền miếng thịt bò có một dải mỡ trắng. Bắt đầu chế biến phải nướng cho miếng mỡ đó cháy xém, tạo ra được mùi thơm rất đặc trưng. Sau đó cắt miếng thịt bò ra thành những phần vuông vắn, đều nhau, cho hai thìa rượu sake, rắc đều muối dùng bàn đảo tung nhẹ các miếng thịt cho thấm đều. Sau cùng là tỏi băm được nướng vàng phủ quanh thịt bò và dùng hạt tiêu đen rắc nhẹ lên trên.

     

    Chế biến thịt bò Kobe trên bàn Teppanyaki thoạt nhìn rất đơn giản, rất dễ học nhưng thật ra lại rất khó. Vì cấu tạo của thịt bò Kobe rất đặc biệt nên các bạn phải nắm được nhiệt độ chế biến sao cho miếng thịt không bị khô và giữ được sự mềm mại, vị ngọt, thơm, béo nhưng không ngậy của bò Kobe. Miếng thịt bò Kobe nướng đạt yêu cầu phải thật mềm, thơm mùi rượu sake, tỏi tiêu đen, vị đậm và ngọt đặc trưng của bò Kobe thấm muối trắng Nhật Bản.

    (nguồn:trieu nhat)


  6. Vài nét về văn hoá ẩm thực Nhật Bản

    Người Nhật vẫn luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực đầy truyền thống của mình với những món ăn và nghệ thuật trang trí ẩm thực mà chỉ ở Nhật bản mới có. Nhiều món ăn của Nhật bản được nhiều người trên thế giới biết đến như sushi, sashimi...và có thể tìm thấy ở nhiều nơi ngoài nước Nhật ví dụ như ở Việt Nam.

     

    Giờ không phải đi tận xa xôi, ngay trong lòng Hà Nội, nhà hàng Triều Nhật – Asahi Sushi là một nhà hàng lớn, sang trọng chuyên phục vụ những món Nhật.

     

     

    Nằm trên đường Bà Triệu, nhà hàng Triều Nhật được bài trí đúng theo nguyên mẫu của Nhật Bản. Dưới ánh đèn ***g giấy toả dịu dàng, những ca khúc trữ tình của Nhật, những cô gái mặc áo kimono đi lại duyên dáng….nếu bạn có thú thưởng thức những món ăn Nhật, nhấp nháp ly rượu sakê ấm nồng và lựa chọn những món ăn vô cùng phong phú như sushi, teppanyaki, tempura, udon (mì của Nhật, sợi to, to hơn sợi bún bánh canh VN), súp Miso và nhiều món hấp dẫn khác.

     

    Những món ăn của Nhật nhìn chung giống như nhiều nước Đông Nam Á. Bởi vì Nhật có nền nông nghiệp lúa và bữa ăn của họ từ xa xưa có phần chính là cơm, bên cạnh đó là những món thức ăn khác. Tuy vậy đối với người Nhật, cá và các hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu và được chế biến theo nhiều kiểu, người Nhật rất chú ý đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm và chính điều đó làm nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật (ăn sống, nướng, hấp, luộc...) đã đóng vai trò không thể thiếu trong các bữa ăn thường ngày của người Nhật.

     

     

    Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành lại là một thứ không thể thiếu trong ẩm thực Nhật. Các loại Toufu (đậu hũ sống), abura-age (đậu hũ chiên) ,nattou(đậu cho lên men- khi ăn phải đánh lên cho hơi sền sệt, càng đánh càng như keo lại. Có rất nhiều người thích ăn món này. Miso(gần giống như tương của VN) , một sản phẩm khác từ đậu nành lại là một gia vị không thể thiếu để nấu thành món canh (súp) Miso không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình Nhật. Và chính những món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên này là một phần lời giải thích vì sao người Nhật lại khoẻ mạnh và sống lâu đến thế.

     

    Người Nhật xưa quan niệm:"Tam ngũ" với các món ăn, đó là "Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp". "Ngũ vị " gồm : Ngọt, chua, cay, đắng, mặn; "Ngũ sắc" gồm : Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen; "Ngũ pháp" có : Để sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Nói tóm lại các món ăn của Nhật được thực hiện nhằm giữ lại nhiều nhất các hương vị, màu sắc của thiên nhiên. Cảm quan về thiên nhiên, đặc biệt là các mùa xuân, hạ, thu, đông thể hiện rất rõ qua các món ăn truyền thống này, thông qua việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn theo từng mùa và tạo cho thực khách cảm giác về từng mùa khi thưởng thức. Góp phần không nhỏ tạo nên cảm giác này là các vật liệu để bày biện cũng như phương pháp trang trí, thể hiện các món ăn.

     

    Ngày nay giới trẻ Nhật Bản cũng như giới trẻ của nhiều nước tân tiến trên thế giới coi việc đi ăn nhà hàng trở nên quen thuộc, nhất là trong những dịp quan trọng như họp bạn, hẹn hò, tổ chức sinh nhật, tổ chức lễ kỷ niệm ….không chỉ đơn giản mang lại cho họ niềm vui và thú hưởng thụ mà thông qua đó họ không ngừng mở mang thêm kiến thức nền văn hoá ẩm thực của nhiều nền văn hoá khác như Á, Âu,… nhưng đối với họ, họ vẫn luôn tự hào về truyền thống nghệ thuật ẩm thực của dân tộc mình.


  7. Trưa hè. Ngồi ở một góc quán quen, nhìn ngắm những chiếc áo dài tung bay trong gió lẫn vào những nhành hoa phượng đầu mùa. Chợt lòng tôi lâng lâng rất lạ. Cùng lúc đó, giai điệu của bản nhạc quen thuộc Ngày xưa Hoàng Thị phát ra nơi quán nước, khiến tôi cảm thấy lòng mình như đang ngân những khúc nhạc du dương.

     

    Tôi trầm ngâm khá lâu để lắng nghe ca từ bản nhạc. Từng câu ca đã làm tôi xao xuyến nơi đáy lòng. Mối tình của chàng trai trong ca khúc thật mong manh và trong sáng. Đẹp như những ánh pha lê.

     

    Em tan trường về / Đường mưa nho nhỏ / ...Tóc dài tà áo vờn bay...

     

    Mối tình đầu nhiều hoa mộng. Yêu em từ thuở cả hai còn là những cô cậu học sinh cắp sách đến trường. Mỗi lần tiếng trống rộn vang báo hiệu giờ tan học, hình bóng cô gái với chiếc áo dài tung bay trong gió, ôm nghiêng tập vở thật đẹp như giấc mơ. Khung cảnh càng trở nên thơ mộng hơn khi có những hạt mưa lất phất rơi, những con chim nép mình vào tán lá. Một khung cảnh chẳng khác gì chốn thiên thai, tưởng chừng như có một sự lay động nhẹ, khung cảnh ấy sẽ nhanh chóng tan biến. Cô gái không biết có nhận ra rằng phía sau lưng mình có một cái "đuôi" đang theo cô lặng lẽ suốt đường quê không, mà sao cô vẫn có thể bình yên, dịu dàng dạo bước như thế?

     

    Anh trao vội vàng / Chùm hoa mới nở / ...Môi em mỉm cười / Man man sầu đời tình ơi...

     

    Chàng trai vẫn cứ lẳng lặng bên cô. Thời gian cứ trôi, vậy mà chàng vẫn chưa dám ngỏ lời thương nhớ, chỉ thầm theo từng bước chân cô, vẫn mãi là chiếc bóng bên cô suốt con đường dài. Và rồi chàng trai nhanh chóng gửi tặng cho cô gái những chùm hoa nhỏ. Có lẽ chàng sợ rằng nếu giây phút này mình không làm thế, thì cả cuộc đời mình cũng chỉ mãi là chiếc bóng bên cô. Cô gái nhẹ nhàng đón nhận cành hoa, và một cách rất thùy mị, dịu dàng cô đã ép cành hoa vào trang vở. Nhưng dường như lòng cô có gì đó rất bất an, cô nhận cành hoa, mà môi cô chỉ nở một nụ cười buồn. Cô đã linh cảm được điều gì chăng?

     

    ...Rồi ngày qua đi qua / Như phai nhạt mờ / ...Áo em ngày nọ / Phai nhạt mây màu...

     

    Mùa hạ đã sang, mang theo những nỗi buồn của giây phút biệt ly sắp đến. Những ký ức, những khung cảnh trữ tình đã nhanh chóng "phai nhạt mờ"... Con đường kỷ niệm kia cũng đã nhạt nhòa những dấu vết.

     

    Khung cảnh xưa dường như vắng lặng hơn nhiều. Vẫn là những bụi cây ven đường, và những áng mây lững lờ trên bầu trời xanh thẳm, nhưng sao chúng không thể nào hòa ca để ngân thành những khúc nhạc xa xưa. Chúng chỉ biết lặng yên, như không hề có sự lay động. Một khung cảnh xác xơ lạ thường. Khoảnh khắc thơ mộng đã tàn phai, như chiếc áo trắng tinh khôi của cô gái đã không còn giữ được màu trinh bạch, đã "nhạt mây màu"...

     

    Hôm nay đường này / ...Đi quanh tìm hoài / ...Ai mang bụi đỏ đi rồi...

     

    Lang thang trên đường để tìm những ký ức rớt rơi, nhưng quanh chàng chỉ còn lại là những dư âm nghẹn ngào, và tiếng lòng ngẩn ngơ, tiếc nuối: "Ai mang bụi đỏ đi rồi...".

     

    Ca khúc đã ngân lên những nốt nhạc cuối. Nhưng những âm vang của nó vẫn còn vọng lại từ đáy tim tôi. Đã từ rất lâu, tôi mới lại nghe được một ca khúc có ca từ, âm điệu đẹp như thế! Ngày xưa Hoàng Thị chẳng khác gì những thước phim quay ngược, làm lòng tôi bỗng trở nên nhẹ nhàng như mảnh lụa hồng phất phơ giữa hai miền quên - nhớ...

     

    PHAN LÊ TRUNG TÍN


  8. Lắm khi con gái đánh giá tên con trai thân cận từ cái nhìn bên ngoài với đủ tính xấu. Nhưng suy cho cùng thì vẫn có nhiều ý kiến không chính xác và thiếu thực tế. Và hỡi một - nửa - thế - giới kia ơi, hãy nghe con trai cất tiếng nè:

     

    * Tình huống 1: Trưa nay trời nắng phát điên lên được. Trống đánh rồi, con gái mới nhớ là hôm nay không mang mũ.

     

    Con gái: Cho tui mượn mũ của ông nha! Nhà ông gần trường mà.

     

    Con trai: Làm gì có chuyện đó. Đồ dùng cá nhân con trai con gái xài riêng chứ!

     

    Con gái “phán”: Con trai đâu mà ki bo - không galăng - đáng chê.

     

    Con trai nghĩ: Tui cũng đâu muốn bà bị cảm nắng! Nhưng mấy hôm nay tui chưa giặt mũ, bà mà đội mũ tui thì bà sẽ ra sao đây?!

     

    * Tình huống 2: Hôm nay đi học, con gái quên mang vé xe tháng. Túi thì “trống vắng”.

     

    Con gái: Ông cho tui 500đ được không nè?

     

    Con trai: Dạo này kẹt lắm. Sang nhờ nhỏ Lan ấy.

     

    Con gái “phán”: Mới ban nãy phi xuống căng tin thấy “ổng” tiền rủng rỉnh đầy ví. Bây giờ nói kẹt.

     

    Con trai nghĩ: 500đ thì ai tiếc gì? Mấy lần trước bà vẫn mượn của tui đó thôi. Nhưng bà có biết rằng hồi nãy tui với bà xơi bò bía, xôi gà, xá xị... đã làm rỗng túi của tui rồi không?

     

    * Tình huống 3: Hôm nay có việc bận phải đến lớp học thêm trễ 5 phút. Nhờ “nó” giành chỗ ngồi giùm.

     

    Con gái: Sao ông lại nhường chỗ của tui cho tên con trai kia?

     

    Con trai: Đi muộn thì ráng chịu. Ai đi tranh chỗ ngồi bao giờ chứ.

     

    Con gái “phán”: Nhờ chút việc làm hổng xong - vô tích sự.

     

    Con trai nghĩ: Tui cũng muốn bà ngồi cạnh tui lắm. Nhưng bà có để ý không? Xung quanh toàn boy, nếu bà lọt vô đây thì tui có yên tâm học nổi không nè?!

     

    * Tình huống 4: Xe thủng lốp mà chưa kịp đi “chắp vá”.

     

    Con gái: Nè, chiều cho tui đi ké đến lớp học thêm với hen!

     

    Con trai: Không được rồi. Có đi cùng thì chiều gặp ở trạm xe buýt nha. Xe tui hỏng rồi.

     

    Con gái “phán”: Xạo vừa thôi, xe mới mua làm gì hỏng nhanh thế. Giữ của ghê quá!

     

    Con trai nghĩ: Nè, mắt bà có so le không. Xe đạp tui là xe đạp kiểu con trai. Đèo thêm bà thì bà ngồi ở đâu? Bà định cho thiên hạ xem màn Ưng Hoàng Phúc - Thu Thủy hả? Xóm nhà lá mà thấy thì to chuyện!

     

    * Tình huống 5: Theo lịch thể dục sáng sớm nay, hai đứa cùng chạy bộ.

     

    Con gái: Nè, sáng nay tui mệt mỏi quá. Chuyển lịch sang đạp xe nha.

     

    Con trai: Nguyên tắc là nguyên tắc. Chạy bộ thôi.

     

    Con gái “phán”: Người đâu mà bảo thủ thế là cùng.

     

    Con trai nghĩ: Sáng nào chạy bộ bà cũng đòi chuyển lịch. Làm tui đèo bà phát ốm đi được. Còn bà tăng cân vù vù chứ có giảm được gam nào đâu. He he, tui sẽ giúp bà giảm kg nha!

     

    Còn rất nhiều tình huống mà “chị em phụ nữ” thường hiểu lầm suy nghĩ của “đấng mày râu”. Để cải thiện “hòa bình thế giới”, rất mong phe “liễu yếu đào tơ” hãy mở - rộng - tầm - mắt - quan - sát - thật - kĩ nha !!! 037.gif

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...